You are on page 1of 6

Triết học là thành tựu nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo con người và

loài người nói chung. Quá trình hình thành và phát triển của triết học diễn ra
quanh co, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình đó, toán học đã đóng góp một
phần rất quan trọng. Trong phạm vi bài này, chúng tôi làm sáng tỏ vai trò
của toán học trong việc hình thành và phát triển thế giới quan duy vật thông
qua lịch sử toán học.

Nhìn vào quá trình phát triển của toán học có thể chia lịch sử của nó làm ba
thời kỳ lớn: Thời kỳ cổ đại hay toán học sơ cấp, toán học về các đại lượng
bất biến (từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đến thế kỷ XVII). Thời kỳ cổ
điển hay toán học về các đại lượng biến đổi (từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ
XIX). Thời kỳ hiện đại hay toán học về các vấn đề cấu trúc (từ cuối thế kỷ
XIX đến nay). Sự kế tiếp của mỗi thời kỳ tuân theo một logic nhất định phản
ánh tiến trình phát triển nội tại của toán học và của những nhân tố bên ngoài,
trong đó có các quan điểm thế giới quan khác nhau, tác động vào nó. Cũng
như các tri thức khác, sự phát triển của tri thức toán học mang tính biện
chứng sâu sắc. Nó là quá trình vừa kế thừa vừa đổi mới về chất giữa các thời
kỳ. Vì vậy các tri thức toán học ở thời kỳ sau chung hơn, sâu sắc hơn, đa
dạng hơn thời kỳ trước và bao quát nó như trường hợp riêng. Vậy trong từng
thời kỳ, toán học đã góp phần hình thành luận chứng cho các thế giới quan
duy vật nói chung và triết học biện chứng nói riêng như thế nào?

Thời kỳ đầu, thời kỳ của toán học về các đại lượng bất biến, tức là các đại
lượng lấy những giá trị cố định. Trước hết, toán học đã đóng góp vào sự hình
thành cơ sở của lôgic hình thức, nhờ vậy tư duy có lập luận chính xác, chặt
chẽ. Điều đó góp phần hình thành nên các nguyên tắc của tư duy khoa học.
Thí dụ từ quan hệ a=b, b=c suy ra a=c. Tuy nhiên, khái niệm bằng nhau ở
đây là bất biến, bất động, cố định.

Đối với các lĩnh vực tri tứhc khác, ở thời kỳ này mới chỉ có cơ học và thiên
văn học là tương đối phát triển. Toán học đã thông qua hai khoa học này góp
phần vào cuộc cách mạng của Copecních thay hệ địa tâm bằng hệ nhật tâm.
Sự phát triển của một thế giới quan mới gắn liền với cuộc cách mạng mà
Copecních thực hiện đòi hỏi phải có một nền toán học mang những tư tưởng
mới về chất ra đời (đó là toán học về các đại lượng biến đổi ở thời kỳ cổ
điển). Tuy nhiên, ở thời kỳ này, các quan niệm của cơ học Niutơn chi phối
hầu hết cách xem xét các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Do cơ
học Niutơn lấy số lượng bất biến, cố định của toán học làm chuẩn mực để
tính toán khối lượng của nó, nên quan điểm này tạo cơ sở cho hình thành
chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc. Thế giới quan của chủ nghĩa duy vật
siêu hình máy móc đã ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của toán học và
các lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Mặt khác, những thành tựu trong
sự phát triển của số học, hình học cũng đã tạo ra mối liên hệ đầu tiên với
những quan niệm của phép biện chứng ngây thơ cổ đại. Chẳng hạn, vấn đề
quan hệ giữa số thực và số ảo, giữa vô hạn và hữu hạn... Như vậy ở thời kỳ
này, mặc dù toán học có đóng góp vào sự hình thành và phát triển một số
yếu tố biện chứng, song nhìn chung nó chỉ dừng lại ở việc góp phần hình
thành và củng cố thế giới quan chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc. Do sự
phát triển của thực tiễn và nhận thức, tất yếu dẫn tới sự ra đời của toán học
về các đại lượng biến đổi.

Ở thời kỳ này, các nhà kinh điển chú ý đến toán học, trước hết vì những tư
tưởng về vận động, về các mối liên hệ, được phát triển trong toán học sớm
hơn ở các khoa học tự nhiên thực nghiệm khác. F. Enghen đã đánh giá: “Đại
lượng biến đổi của Đềcác đã đánh dấu một bước ngoặt trong toán học. Nhờ
đó mà vận động và biện chứng đã đi vào toán học và phép tính vi phân và
tích phân lập tức trở thành cần thiết.” (1). Thật vậy, trong lập luận của giải
tínc toán và phép tính vi phân, người ta đã dùng các khái niệm như hàm số,
giới hạn, liên tục, gián đoạn vô hạn, hữu hạn... Rõ ràng, toán học đã nghiên
cứu về sự vận động, về các mối liên hệ ở những khía cạnh rất quan trọng. Có
thể nói rằng, tư tưởng vận động, về liên hệ của toán học đã góp phần thay
đổi về chất tư duy khoa học. Ở thời kỳ trước cổ điển, lôgic hình thức và cơ
học Niuton chịu sự chi phối của các khái niệm, phạm trù bất biến cố định
của toán học sơ cấp. Với tư tưởng vận động, liên hệ của toán học, người ta
có một quan niệm mềm dẻo hơn đối với các hình thức của tư duy nói chung
và của các phạm trù bất biến trong logic hình thức nói riêng. Ví dụ, để đo
được độ dài của đường cong, ta phải xem đường cong là giới hạn của những
đường thẳng.... Vì vậy, tư tưởng vận động, liên hệ của toán học là một trong
các nguồn gốc đẻ ra tư duy biện chứng. Nó góp phần hình thành bước đầu
cơ sở khoa học của logic biện chứng. Còn đối với khoa học tự nhiên thì sao?

Vào thời kỳ trước đó, do những điều kiện lịch sử nhất định, thế giới quan
siêu hình máy móc đang thống trị trong khoa học tự nhiên, sự ra đời và phát
triển tư tưởng vận động, liên hệ của toán học đã giáng một đòn mạnh mẽ vào
thế giới quan siêu hình “mà điểm trung tâm là quan niệm về tính bất di bất
dịch tuyệt đối của tự nhiên” (2). Thật vậy, sự ra đời của phép tính vi phân,
giải tích toán học đã tạo cho các nhà khoa học một phương tiện mới trong
nhận thức về các hiện tượng, sự vật, quá trình trong tự nhiên. Nhờ đó, người
ta mới phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn ở thế kỷ XVII, quy luật truyền
sóng và truyền nhiệt ở thế kỷ XVIII. Sự ra đời thuyết tương đối của
Anhxtanh ở thế kỷ XIX chính là nhờ sự phát triển từ trước của hình học phi
Ơclít. Như vậy, toán học đã thông qua vật lý học, đóng góp vào cuộc cách
mạng thế giới quan, thay chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc dựa trên cơ
học Niutơn (với đặc điểm là khối lượng bất biến, không gian và thời gian
tách biệt nhau) bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà sự ra đời của thuyết
tương đối Anhxtanh và những lý thuyết khoa học hiện đại khác là ví dụ (với
đặc điểm là khối lượng, không gian và thời gian không tách rời nhau).

Một thành tựu quan trọng khác của toán học thời kỳ này là sự ra đời của
tưởng thống kê – xác suất. Tư tưởng thống kê – xác suất khẳng định sự tồn
tại khách quan của cái ngẫu nhiên. Thế giới không chỉ có những cái tất nhiên
mà có cả những cái ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên và tất nhiên liên hệ chặt chẽ và
bổ sung cho nhau. Tư tưởng thống kê- xác suất cho ta một quan niệm mới
mềm dẻo và chính xác hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau, giữa các sự vật, hiện
tượng, quá trình. Nó vượt hơn hẳn quan điểm quyết định luận chặt chẽ coi sự
phụ thuộc liên hệ giữa các sự vật chỉ là đơn tại chặt chẽ và tính tất nhiên
thống trị tuyệt đối trong giới tự nhiên. Sự tồn tại cái ngẫu nhiên bổ sung vào
bức tranh khoa học chung về thế giới.

Như vậy, các tư tưởng vận động, liên hệ và thống kê – xác suất đã góp phần
hình thành tư duy biện chứng và là cơ sở khoa học để luận chứng cho thế
giới quan duy vật biện chứng. Tuy nhiên, toán học thời kỳ này cũng mang
những hạn chế nhất định. Nó chưa đáp ứng được những nhu cầu của nền sản
xuất từ cơ khí hoá chuyển sang nền sản xuất tự động hoá, của sự phát triển
khoa học từ giai đoạn phân tích, thực nghiệm sang khoa học liên ngành tổng
hợp ở trình độ lý thuyết. Những đòi hỏi ấy tất yếu dẫn toán học tới một thời
kỳ phát triển mới – toán học nghiên cứu các cấu trúc và thuật toán.

Trong giai đoạn hiện đại, thành tựu nổi bật của toán học thời kỳ này là tư
tưởng cấu trúc. Thực chất của tư tưởng này là cho phép ta tiếp cận một cách
trừu tượng và khái quát các đối tượng có bản chất rất khác nhau để vạcg ra
quy luật chung của chúng. Nói theo ngôn ngữ toán học, tức là có sự tương tự
về cấu trúc hay sự đẳng cấu giữa các lĩnh vực có bản chất khác nhau. Có thể
nói rằng tư tưởng cấu trúc là một trong những cơ sở lý luận cho sự ra đời của
các khoa học tổng hợp như logic toán, điều khiển học, tin học, toán lý, toán
sinh, toán kinh tế... Về phương diện thực tiễn, trên cơ sở sự tương tự về cấu
trúc giữa các quá trình diễn ra trong giới tự nhiên vô sinh, sự sống và xã hội
(tư duy) người ta đã chế tạo ra hệ thống máy tự động, hoạt động theo cơ chế
tương tự bộ não và các giác quan con người.
Như vậy cả về phương diện lý luận và thực tiễn, toán học hiện đại đóng vai
trò nền tảng trong quá trình nhất thể hoá các khoa học. Hơn nữa, tư tưởng
cấu trúc của toánd học còn phản ánh sâu sắc sự thống nhất vật chất của thế
giới. Sự thống nhất của toán học với thế giới quan triết học biểu hiện ở chỗ
chúng xác nhận những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật: tư tưởng về
sự thống nhất vật chất của thế giới và tính có thể nhận thức được của thế giới
đó. Các khoa học khác như vật lý học, sinh học đã có những đóng góp quan
trọng vào việc luận chứng cho sự thống nhất này. Có thể nói rằng cùng với
sự phát triển của khoa học và thực tiễn các lý thuyết toán học ngày càng có
khả năng đi sâu vào việc luận chứng cho tư tưởng về sự thống nhất vật chất
của thế giới. Chẳng hạn, cùng một phương trình có thể diễn tả sự phân huỷ
chất phóng xạ, sự sinh sản của vi khuẩn, sự tăng trưởng của nền kinh tế...
Như vậy, tư tưởng cấu trúc của toán học hiện đại góp phần quan trọng vào
sự nhận thức những cơ sở nền tảng của sự tổng hợp tri thức vốn chứa đựng
nội dung thế giới quan, phương pháp luận sâu sắc. Đồng thời nó là một trong
những cơ sở khoa học để luận chứng cho thế giới quan duy vật biện chứng
về sự thống nhất vật chất của thế giới.

Những kết quả trên đây được củng cố vững chắc hơn khi xem xét ảnh hưởng
của toán học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại, đặc biệt
đối với những ngành tiếp cận thế giới vi mô. Dựa vào sự tương tự về cấu
trúc, người ta phát hiện ra mối liên hệ, quan hệ và sự thống nhất giữa các lý
thuyết vật lý khác nhau. Đặc biệt, trên cơ sở những lý thuyết hình thức (trừu
tượng) của toán học, người ta đã phát hiện ra những hạt mới trước khi chúng
được phát hiện nhờ thực nghiệm. Điển hình là việc phát hiện ra pozitron
trong cơ học lượng tử nhờ biểu diễn nó bằng một phương trình z căn bậc hai.
Phương trình này lúc đầu cho ta căn cứ để dự đoán ngoài electron còn tồn tại
một hạt khác có một số tính chất vừa giống điện tử nhưng lại vừa khác điện
tử về dấu của điện tích. Đó là pozitron. Dự đoán này đã trở thành hiện thực.
Về sau các phản hạt của phần lớn các hạt cũng được tìm ra bằng cách tương
tự như pozitron. Khả năng vượt trước của toán học đã luận chứng, hoàn
thiện, cụ thể hoá quan điểm của chủ nghĩa duy vật về điện tử là vô cùng vô
tận. Các cuộc cách mạng trong hoá học (hoá học lượng tử), trong sinh học
(lý thuyết di truyền), sinh học phân tử... đều dựa vào những thành tựu của
toán học hiện đại. Đối với khoa học nhân văn, khả năng hình thành toán kinh
tế, toán tâm lý, toán xã hội... sẽ góp phần củng cố thế giới quan duy vật biện
chứng trong nhận thức nhân văn và xã hội.

Ở trên là ảnh hưởng của toán học dẫn đến hình thành và củng cố thế giới
quan triết học. Ngược lại, triết học khoa học của toán học đã tác động tích
cực đến sự phát triển của toán học, trước hết dẫn đến một số khuynh hướng
nghiên cứu toán học. Ví dụ, khuynh hướng tìm kiếm các cấu trúc toán tương
ứng với quan hệ không tuyển (vừa là... vừa là, chẳng hạn vừa là sóng, vừa là
hạt) là một trong những đặc điểm nổi bật của các hệ thống phức tạp trong
giới tự nhiên sống và xã hội. Quan điểm “tập hợp mờ” tức là tập hợp toán
trong ranh giới giữa các phân tử không rõ ràng của lade, cho đến cái gọi là
“toán học của sự phát triển” (khuynh hướng toán học về sự tiến hoá của sự
sống). Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng chủ nghĩa duy tâm cũng đã lợi
dụng những thành tựu của toán học hiện đại vì những mưu đồ đen tối của
nó. Bên cạnh đó cũng có những sự giải thích lệch lạc của chủ nghĩa duy vật
không biện chứng trong khi lĩnh hội, kiến giải và sử dụng các thành tựu toán
học. Những sự giải thích như vậy chỉ nhằm mưu đồ phủ nhận triết học khoa
học, xoá nhoà mối liên hệ, quan hệ giữa triết học khoa học với toán học hiện
đại.

Từ toàn bộ sự phân tích trên chúng tôi đã rút ra một số kết luận:

Toán học các đại lượng bất biến là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật
máy móc, siêu hình: Nó có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của khoa
học ở giai đoạn đầu tiên. Nó cũng góp phần khẳng định thế giới quan duy
vật, chống lại thế giới quan tôn giáo – kinh viện.
Toán học các đại lượng biến đổi, trước hết là tư tưởng vận động, là một
trong các nguồn gốc đẻ ta tư duy biện chứng và là cơ sở khoa học để hình
thành và luận chứng cho thế giới quan duy vật biện chứng trong giới tự
nhiên vô sinh.
Toán học hiện đại hoàn thiện một cách sâu sắc thế giới quan duy vật biện
chứng trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó góp phần củng cố
hoàn thiện và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng.
Đồng thời cũng phải thấy rằng, mặc dù toán học mang tính độc lập tương
đối của tư duy trừu tượng và hình thức, triết học duy vật biện chứng luôn
luôn là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển
của toán học.

Như vậy, lịch sử phát triển toán học chứng minh rằng sự phát triển của toán
học góp phần vào sự hình thành, luận chứng, củng cố, hoàn thiện thế giới
quan khoa học mà nền tảng của nó là triết học duy vật nói chung, triết học
duy vật biện chứng nói riêng. Mối quan hệ giữa toán học và triết học duy vật
biện chứng là mối quan hệ khách quan, hợp quy luật trong tiến trình phát
triển nhận thức của con người.
Bài học thực tiễn mà chúng tôi muốn rút ra ở đây trong quá trình cải cách
giáo dục ở phổ thông, đại học và các trường dạy nghề là hình thành thế giới
quan duy vật biện chứng trong giảng dạy toán học. Điều đó giúp cho thế hệ
trẻ có một cách nhìn, cách xem xét hiện thực, thực tiễn hơn về lĩnh vực
chuyên môn của mình. Từ đó tạo ra hiệu quả cao nhât trong học tập và công
tác.

You might also like