You are on page 1of 2

Đổ Duy Đoàn

103102040
Mạng Máy Tính 03
1. ĐO BĂNG THÔNG MẠNG
a. Có khá nhiều phần mềm chuyên dùng để đo tốc độ đường truyền ADSL, nhưng đơn
giản nhất và dễ dùng nhất có lẽ là công cụ mang tên DU Meter. Có thể vào đây để tải về bản
dùng thử trong 30 ngày của bản DU Meter đời mới nhất với dung lượng khoảng 1 MB.
Sau khi cài đặt và kích hoạt thành công là bạn đã có thể kiểm tra được tốc độ đường
truyền ADSL của mình bằng DU Meter. Chỉ số DL chỉ ra tốc độ download (tải về) thực của
đường truyền và chỉ số UL chỉ ra tốc độ upload (gửi đi) thực của đường truyền. 2 chỉ số này
đều tính bằng kB/giây (kBps - kilobyte/giây). 2 chỉ số tốc độ này luôn luôn “nhảy tự do”,
nhưng nếu nó luôn nằm dưới chỉ số 100 kB/giây thì đường truyền của bạn có lẽ là hơi chậm.
Đường truyền được xem là “tốt” hiện nay phải luôn đảm bảo chỉ số DU trên 200 kB/giây.
Công ty Hagel Technology đang bán ra bản DU Meter mới nhất với giá là 19,95 USD.
b. MRTG là công cụ miễn phí dùng để giám sát lưu lượng trên mạng, là chương trình
dùng để đo băng thông, dung lượng sử dụng băng thông của các phòng ban sử dụng. Có thể
biết từ thời gian nào đến thời gian nào bộ phận đó download bao nhiêu kb.... MRTG có thể
chạy trên UNIX cũng như Windows.
c. Một công cụ khác mang tên “DSL Speed” có khả năng đo tốc độ ADSL cũng rất tốt
nhưng cách sử dụng lại phức tạp hơn DU Meter khá nhiều. Sau khi cài đặt xong, bạn phải
khai báo địa chỉ IP của máy và khởi động lại máy tính thì mới sử dụng được. Khi kích hoạt
xong ứng dụng, bạn nhấn vào nút “PROCESS” để “DSL Speed” bắt đầu quá trình đo tốc độ
đường truyền. Các chỉ số đo tốc độ do “DSL Speed” đưa ra cũng chính xác tương tự như DU
Meter. Công ty DSL-SPEED.ORG đang bán ra bản DSL Speed 3.7 với giá là 24,95 USD.
Điểm đột phá nhất của “DSL Speed” là nó tích hợp luôn vào bản thân mình cơ cấu đo tốc
độ ADSL thông qua các website có cùng tính năng. Khi bạn nhấn vào nút “Testing Your
DSL Connection Speed Online” thì “DSL Speed” sẽ dẫn bạn đến website của nhà cung cấp
là http://www.dsl-speed.org/test.htm, nơi đây cung cấp sẵn cho bạn địa chỉ của khoảng vài
chục website có tích hợp luôn tính năng đo tốc độ ADSL. Mỗi một website trong danh sách
này đều có cách sử dụng hơi khác nhau một chút. Một số website khi “nhảy” vào máy là đưa
ngay ra kết quả đo tốc độ đường truyền, một số website khác sẽ trang bị một nút nhấn dạng
như “Start” mà khi nhấn vào đó quá trình đo tốc độ mới được bắt đầu.
Phương pháp đo tốc độ đường truyền ADSL bằng website có lẽ không chính xác và “công
bằng” so với kiểu đo tốc độ bằng phần mềm chuyên nghiệp cỡ như DU Meter hoặc DSL
Speed. Một số website đo tốc độ kiểu này thường đo bằng cách “chộp lấy” tổng dung lượng
tải về bất kỳ trong khoảng 1 giây để từ đó “suy ra” tốc độ tải về (DL) của đường truyền. Một
số khác có khả năng đo chính xác hơn nhưng lại đòi hỏi người dùng phải nhập vào địa chỉ IP
của máy đang dùng để đo, điều mà không phải ai cũng biết làm.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các công cụ download chuyên nghiệp cỡ như Download
Accelerator Plus, Internet Download Manager, Mass Downloader v.v để theo dõi tốc độ tải
về luôn hiển thị trên giao diện của chúng. Độ chính xác khi đo tốc độ tải về của các công cụ
này cũng chính xác gần như DU Meter hoặc DSL Speed, với điều kiện là các website cung
cấp file tải về không bị “nghẽn mạch” và theo dõi khi đang tải về 1 file duy nhất.

2. TÌM HIỂU NETWORK ANALYZING


Network Analyzing.
Phân tích mạng là tên chung được đặt cho một kĩ thuật đặc biệt nào đó mà chúng ta có thể
dùng cho việc lập kế hoạch, quản lí và điều khiển các dự án.
Bộ phân tích mạng là thiết bị theo dõi, thử nghiệm và giải quyết các sự cố. Người điều
hành mạng nối bộ phân tích mạng vào mạng và thu thập các số liệu về lưu lượng giao thông
trên mạng. Các khung nhận được sẽ hiển thị theo dạng thô hoặc dạng lọc để các nhà kỹ
thuật đánh giá. Bộ phân tích mạng là các thiết bị di chuyển được, có thể mang đi dùng cho
các mạng khác.
Bộ phân tích mạng vận hành trong chế độ pha tạp (promiscuous mode). Nó lắng nghe tất
cả các luồng giao thông trên mạng, không chỉ các luồng giao thông có địa chỉ đến nó. Kỹ
thuật viên có thể chọn để lấy những khung dữ liệu từ một máy cụ thể trên mạng, hoặc các
khung mang thông tin về một ứng dụng hoặc dịch vụ nào đó. Thông tin lấy về được theo dõi
để đánh giá hiệu suất của mạng, định vị các nơi tắt nghẽn (cổ chai) và những nơi mà an toàn
bị phá vỡ.
Bất kỳ một người nào có đủ công cụ và kỹ năng lập trình thích hợp đều có thể xây dựng
bộ phân tích mạng. Tất cả các thứ cần thiết gồm một máy tính xách tay với card mạng vận
hành trong chế độ pha tạp, và một phần mềm có thể lấy về các khung dữ liệu và hiển thị nội
dung ra màn hình. Nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp có các tùy chọn để chọn luồng giao
thông và lọc các luồng không mong muốn.
Có các bộ phân tích cho đầu cuối thấp và đầu cuối cao (low-end và high-end). Bộ phân
tích đầu cuối thấp thường được thiết kế cho mạng LAN như Ethernet 10Mbit/s hoặc token
ring. Chúng có thể được cài đặt chỉ dưới dạng phần mềm và chạy trên máy xách tay nối
mạng. Bộ phân tích đầu cuối cao có khả năng xử lý nhiều loại mạng khác nhau, kể cả mạng
cao tốc như Fast Ethernet hay ATM. Bộ phân tích giao thức WAN được thiết kế để xử lý các
cấu hình liên kết và các giao thức tầng 2 (tầng liên kết dữ liệu).
Một số bộ phân tích đầu cuối cao có giá lên tới vài chục ngàn USD. Đối nghịch với loại
nầy là bộ phân tích dưới dạng phần mềm miễn phí. Thật vậy, nhiều bộ phân tích mạng được
phân phối trên Internet bởi những hacker để lấy những thông tin quan trọng trên mạng,
chẳng hạn như mật khẩu.
Dưới đây là các công việc mà bộ phân tích mạng thực hiện:
Xác định sự xung đột do quá tải giữa các gói dữ liệu và báo trước sự cố lưu thông trên
mạng.
Theo dõi và phân tích mức sử dụng băng thông để tối ưu hóa mạng hoặc các liên kết
WAN.
Tích lũy thông tin thống kê, như số các gói đi qua trong một giây, hoặc số các gói truyền
đi từ một hệ thống. Các bộ phân tích tinh vi hơn có thể lập báo cáo và biểu đồ cho thông tin
nầy.
Fluke Networks OptiView Series II là thiết bị di động cao cấp cho phép giám sát, phân tích
mạng, chẩn đoán và phát hiện sự cố, phù hợp với những quản trị mạng đang phụ trách các tòa
cao ốc, ngân hàng, tập đoàn đa quốc gia, công ty dịch vụ mạng,... Đơn giản bởi khả năng hỗ trợ
của OptiView Series II bao trùm cả môi trường mạng cáp đồng/quang LAN, WAN 100/1000
Mbps và mạng không dây; đồng thời tích hợp nhiều công cụ kiểm tra cáp như đo cross-over, báo
đứt, bấm sai cáp,...
Chỉ cần nối thiết bị trực tiếp vào mạng và chờ trong vài phút, bạn sẽ nhận được ngay một bản
báo cáo phân tích mạng, thống kê chi tiết (có phân loại) thiết bị, biểu đồ thông lượng dữ liệu,
phân bố giao thức thời gian thực... Thiết bị chỉ ra ngay những sự cố thường gặp như trùng IP, sai
subnet mask, đặt IP trùng với subnet, đặt IP trùng với địa chỉ subnet broadcast, thiết bị không
phản hồi, DHCP server gán IP đã dùng, mất DHCP... Thiết bị có thể đưa ra cảnh báo cho trường
hợp router không hồi đáp, IP/IPX subnet chỉ một máy con... Các báo cáo lỗi, cảnh báo được sắp
xếp theo host, server hoặc thuộc tính lại càng giúp bạn xác định nhanh chóng nguyên nhân sự cố
mà nếu không có thiết bị sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
OptiView Series II có 3 phiên bản: Standard (29.409 USD) hỗ trợ Ethernet 10/100, mạng
không dây; OptiView Series II Pro (30.230 USD) thêm module RMON, RMON2 chuẩn cáp
quang 100BASE-FX; và OptiView Series II Pro Gigabit (33.269 USD, tất cả bảo hành 1 năm)
thêm module chuẩn GBIC chuẩn cáp quang 1000GASE-SX.

You might also like