You are on page 1of 25

Mục lục

Mục lục......................................................................................................................................1
Phần 1: Giới thiệu mạng LAN
(Local Area Network).................................................................................................................3
1.1 Lý thuyết:.........................................................................................................................3
Tổng quan về mạng LAN (Local Area Network):............................................................3
Khái niệm:.....................................................................................................................3
Các mô hình mạng LAN cơ bản:...................................................................................3
1.1.1.1.1 Mạng hình sao:............................................................................................3
1.1.1.1.2 Mạng BUS: .................................................................................................4
1.1.1.1.3 Mạng RING.................................................................................................4
1.1.1.1.4 Mạng FDDI (Fiber Distributed Data Interface):.........................................5
1.1.1.2 Thiết bị LAN:.....................................................................................................6
1.1.1.2.1 Bộ thu phát (Transceiver):...........................................................................6
1.1.1.2.2 Bộ lặp (Repeater):.......................................................................................6
1.1.1.2.3 Bộ tập trung dây (Hub):..............................................................................7
1.1.1.2.4 NIC:.............................................................................................................7
1.1.1.2.5 Cầu nối (Bridge):.........................................................................................8
1.1.1.2.6 Bộ chuyển mạch (Switch):..........................................................................8
1.1.1.2.7 Bộ định tuyến (Router):...............................................................................9
1.1.1.3 Thiết bị truyền dẫn:.........................................................................................10
1.1.1.3.1 Cáp đồng trục:...........................................................................................10
1.1.1.3.2 Cáp quang:.................................................................................................10
1.2 Các bước thiết kế một mạng LAN:................................................................................11
Phần 2: Thiết kế một mạng LAN cho công ty cổ phần thương mại ABC................................12
2.1 Yêu cầu khách hàng:......................................................................................................12
2.2 Phân tích yêu cầu:..........................................................................................................12
2.3 Báo giá:..........................................................................................................................14
2.4 Sơ đồ thiết kế chi tiết:.....................................................................................................15
2.4.1 Bản vẽ kiến trúc các tầng của công trình:...............................................................15
2.4.1.1 Quang cảnh (Sơ đồ địa lý):...............................................................................15
2.4.1.2 Sơ đồ đi dây:.....................................................................................................15
2.4.1.2.1 Tòa nhà 1:..................................................................................................15
2.4.1.2.2 Tòa nhà 2...................................................................................................18
2.4.2 Mô hình mạng.........................................................................................................20
2.4.2.1 Lưu đồ logic:....................................................................................................21
2.4.2.2 Bảng ghi các đầu dây cáp chính ......................................................................22
2.4.3 Phân giải địa chỉ:.....................................................................................................22
2.5 Nghiệm thu:....................................................................................................................25
Lời kết:................................................................................................................................25

Các hình vẽ
Hình 1.1: Mạng hình sao............................................................................................................3
Hình 1.2: Mạng BUS..................................................................................................................4
Hình 1.3: Mạng dạng vòng (Ring topology)..............................................................................5

Trang 1
Hình 1.4: Mạng FDDI...............................................................................................................5
Hình 1.5: Transceiver.................................................................................................................6
Hình 1.6: Repeater......................................................................................................................6
Hình 1.7: Hub.............................................................................................................................7
Hình 1.8: Mạng LAN sử dụng Hub...........................................................................................7
Hình 1.9: NIC.............................................................................................................................8
Hình 1.10: Bridge.......................................................................................................................8
Hình 1.11: Switch.......................................................................................................................9
Hình 1.12: Router.......................................................................................................................9
Hình 1.13: Cáp đồng trục.........................................................................................................10
Hình 1.14: Cáp quang...............................................................................................................10

Trang 2
Phần 1:Giới thiệu mạng LAN
(Local Area Network)

1.1 Lý thuyết:
Tổng quan về mạng LAN (Local Area Network):
Khái niệm:
Mạng cục bộ (LAN) là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy
tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ
như ở một tầng của toà nhà, hoặc trong một toà nhà.... Một số mạng LAN có thể kết nối lại
với nhau trong một khu làm việc. Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những
người sử dụng dùng chung những tài nguyên quan trọng như máy in mầu, ổ đĩa CD-ROM,
các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ
LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau
khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tǎng lên gấp bội.

Các mô hình mạng LAN cơ bản:

1.1.1.1.1 Mạng hình sao:


Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là
các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối
mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là:
- Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau.
- Cho phép theo dõi và xử ý sai trong quá trình trao đổi thông tin.
- Thông báo các trạng thái của mạng...

Hình 1.1: Mạng hình sao

Trang 3
* Ưu điểm:
- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông
tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
- Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp.
* Nhược điểm:
- Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm.
- Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến

1.1.1.1.2 Mạng BUS:


Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác - các nút, đều
được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút
đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị
gọi là terminator. Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi
đến.

Hình 1.2: Mạng BUS

* Ưu điểm:
Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, giá thành rẻ.
* Nhược điểm:
- Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn.
- Khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây
để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
Cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng.

1.1.1.1.3 Mạng RING

Trang 4
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một
vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau
mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể
của mỗi trạm tiếp nhận.

Hình 1.3: Mạng dạng vòng (Ring topology)


* Ưu điểm:
- Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai
kiểu trên.
- Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập.
* Nhược điểm:
Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.

1.1.1.1.4 Mạng FDDI (Fiber Distributed Data Interface):

Hình 1.4: Mạng FDDI

- Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology): Cấu hình mạng dạng này có bộ phận
tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn
hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology. Lợi điểm của cấu hình này là mạng có

Trang 5
thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus
Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương
thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào.
- Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology). Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring
Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái HUB
trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các
trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết.

1.1.1.2 Thiết bị LAN:

1.1.1.2.1 Bộ thu phát (Transceiver):

Hình 1.5: Transceiver

Thiết bị lớp 1, chức năng dùng để kết nối các phương tiện khác nhau.

1.1.1.2.2 Bộ lặp (Repeater):

Hình 1.6: Repeater

Trang 6
Thiết bị lớp 1, chức năng dùng để khuếch đại tín hiệu bị yếu

1.1.1.2.3 Bộ tập trung dây (Hub):

Hình 1.7: Hub


Hub là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, đây là điểm kết nối dây trung
tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối thông qua HUB. Một hub thông
thường có nhiều cổng nối với người sử dụng để gắn máy tính và các thiết bị ngoại vi. Mỗi
cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi bó tín
hiệu Ethernet được truyền từ một trạm tới hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của
hub. Các hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi
người điều hành mạng từ trung tâm quản lý hub

Hình 1.8: Mạng LAN sử dụng Hub

1.1.1.2.4 NIC:

Trang 7
Hình 1.9: NIC
Là giao diện mạng của máy, làm việc ở lớp 2. Chưc năng cung cấp cổng kết nối mạng,
chọn lựa card mạng.

1.1.1.2.5 Cầu nối (Bridge):

Hình 1.10: Bridge

Là cầu nối hai hoặc nhiều đoạn (segment) của một mạng. Theo mô hình OSI thì bridge
thuộc mức 2. Bridge sẽ lọc những gói dữ liệu để gửi đi (hay không gửi) cho đoạn nối, hoặc
gửi trả lại nơi xuất phát. Các bridge cũng thường được dùng để phân chia một mạng lớn
thành hai mạng nhỏ nhằm làm tǎng tốc độ. Mặc dầu ít chức nǎng hơn router, nhưng bridge
cũng được dùng phổ biến.

1.1.1.2.6 Bộ chuyển mạch (Switch):

Trang 8
Hình 1.11: Switch

Là thiết bị lớp 2, chức nǎng chính của switch là cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa
các thiết bị mạng bằng cách dựa vào một loại đường truyền xương sống (backbone) nội tại
tốc độ cao. Switch có nhiều cổng, mỗi cổng có thể hỗ trợ toàn bộ Ethernet LAN hoặc Token
Ring.

1.1.1.2.7 Bộ định tuyến (Router):

Hình 1.12: Router

Là thiết bị lớp 3, chức nǎng cơ bản của router là gửi đi các gói dữ liệu dựa trên địa chỉ
phân lớp của mạng và cung cấp các dịch vụ như bảo mật, quản lý lưu thông... Giống như
bridge, router là một thiết bị thông minh đối với các mạng thực sự lớn. Router biết địa chỉ của
tất cả các máy tính ở từng phía và có thể chuyển các thông điệp cho phù hợp. Chúng còn
phân đường-định truyền để gửi từng thông điệp có hiệu quả.

Trang 9
1.1.1.3 Thiết bị truyền dẫn:

1.1.1.3.1 Cáp đồng trục:

Hình 1.13: Cáp đồng trục

- Dây cáp đồng trục sợi to (thick coax) thì gọi là 10BASE5 (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ
sở, khoảng cách tối đa 500m).
- Dây cáp đồng trục sợi nhỏ (thin coax) gọi là 10BASE2 (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở,
khoảng cách tối đa 200m).
- Dây cáp đôi xoắn không vỏ bọc (twisted-pair) gọi là 10BASET (Tốc độ 10 Mbps, tần số
cơ sở, sử dụng cáp sợi xoắn).

1.1.1.3.2 Cáp quang:

Hình 1.14: Cáp quang

Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể
truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại
để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Như vậy cáp sợi
quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín hiệu dữ
liệu phải được chuyển đổi thành các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển đổi

Trang 10
trở lại thành tín hiệu điện). Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, Do đường kính lõi
sợi thuỷ tinh có kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc
biệt với kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao. Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và
cho phép khoảng cách đi cáp há xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Ngoài ra, vì cáp
sợi quang không dùng tín hiệu điện từ để truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnh
hưởng của nhiễu điện từ và tín hiệu truyền không thể bị phát hiện và thu trộm bởi các thiết bị
điện tử của người khác. Chỉ trừ nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao , nhìn chung cáp
quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này.

1.2 Các bước thiết kế một mạng LAN:


- Bước1: Thu thập yêu cầu của khách hàng.
- Bước2: Phân tích đánh giá yêu cầu.
- Bước3: Lựa chọn thiết bị, lựa chọn phần mềm.
- Bước4: Đánh giá khả năng của mạng.
- Bước5: Báo giá.
- Bước6: Sơ đồ thiết kế chi tiết.
- Bước7: Thi công,nghiệm thu, bảo trì, bảo dưỡng.

Trang 11
Phần 2:Thiết kế một mạng LAN cho
công ty cổ phần thương mại ABC
2.1 Yêu cầu khách hàng:
Công ty cổ phần thương mại ABC trụ sở tại Hà Nội có hai tòa nhà. Họ có nhu cầu xây
dựng một mạng nội bộ kết nối với internet, thuận tiện cho các công tác nghiệp vụ nhưng phải
đảm bảo tính an toàn của mạng dù bên trong hay bên ngoài bên cạnh đó công ty cũng có ý
định xây thêm một tòa nhà bên cạnh và yêu cầu sau này khi mở rộng mạng không cần phải
xây dựng lại hệ thống mạng.
Yêu cầu bài toán đặt ra:
- Có đầy đủ các Server cần thiết: Email server, File server, webserver.
- Băng thông 100Mbps cho mạng nội bộ và sử dụng được leased line (đường cung cấp
mạng ổn định).
- Có khả năng mở rộng.
- Có khả năng ngăn chặn tấn công cả từ bên trong.
- Cần có firewall bảo vệ cho toàn bộ hệ thống mạng

2.2 Phân tích yêu cầu:


Với yêu cầu bài toán đặt ra thì mạng sẽ phải chia làm ba lớp đó là Core, distribute và
access. Vấn đề an toàn bảo mật trong nội bộ mạng sẽ được lớp distribute đảm nhận. Tốc độ
xử lý ra ngoài mạng sẽ được lớp contribute đảm nhận. Từ đó Topology của mạng bước đầu sẽ
như sau:

Trang 12
Mục đích xây dựng mạng này sẽ phải đảm bảo bốn tiêu chí sau:
- Mạng phải hoạt động, đáp ứng được yêu cầu công việc được đề ra.
- Phải có tính mở rộng cao kéo dài tuổi thọ của hệ thống mạng.
- Có thể nâng cấp phù hợp với các thiết bị mới sau này.
- Dễ dàng dám sat thuận tiện cho việc sử lý.
Mô hình trên có thể dễ dàng hận thấy có khá nhiều đường dây dư thừa, sự dư thừa này
làm cho chi phí của mạng về giá thành dây nối cao hơn.
Tuy nhiên, tính năng dư thừa giúp mạng luôn hoạt động 24/24 vì khi gặp một sự cố đứt
mạng ở thì ngay lập tức đường dây dự phòng sẽ được đưa vào hoạt động mà không cần có sự
can thiệp của nhân viên kỹ thuật.
Rõ ràng khả năng loop của mô hình này là khá cao nhưng với dòng switch từ 2950 của
cisco vấn đề này đã được giải quyết với kỹ thuât spanning tree. Kỹ thuật này khi phát hiện hai
cổng nối đến từ một switch khác lập tức tự động shut down một cổng và cổng bị shut down
chỉ được up khi cổng đang up gặp sự cố. Điều này làm thiết bị của Cisco kháng gần như tuyệt
đối với khả năng bị loop.
Thực tế mô hình mạng trên khi hoạt động nó chỉ là một topology dạng hình cây bình
thường.

Trang 13
Nhưng ưu thế của nó chính là khả năng dự phòng cao. Nếu chỉ là một dạng hình cây thì
khi một đường dây lớp trên bị lỗi ngay lập tức một hệ thống mạng kéo theo bị sụp đổ do đó
ảnh hưởng đến hiệu năng sản xuất của công ty.
Khả năng mở rộng của mô hình trên là cao vì tại lớp distribute ta có thể dùng switch
cisco catalys 2650 đây là một dạng swich configurable tức có thể cắm thêm các cổng tối đa
có thể lên đến 48 cổng từ những cổng này nối đến các switch lớp dưới , mỗi cổng lớp
distribute có thể đưa đến 24 cổng lớp access vì vậy mô hình mạng trên khả năng mở rộng là
rất lớn tùy thuộc vào nhu cầu dùng mạng của công ty. Nếu công ty có ý định xây thêm một
tòa nhà nữa thì chúng ta sẽ phải thêm vào một thành phần của lớp core như vậy sẽ đảm bảo
khả năng hoạt động của mạng khi có thêm nhu cầu sử dụng.
Lớp core vì đây là lớp bảo đảm cho tốc độ ra mạng ngoài internet của công ty nên tốc độ
truyền của lớp này phải tính bằng Gigabite cáp quang phải được sử dụng.
Như vây, topology của mạng mà chúng ta sử dụng là hình cây. Tuy nhiên điểm yếu nhất
của mô hình này là hệ thống dây khá phức tạp do vậy mà khâu đi dây ở mô hình này cũng sẽ
rất là quan trọng.

2.3 Báo giá:


- Router – Generic (Cisco): 3000 USD.
- Cisco-Catalyst 6500: 700 USD.
- Cisco-Access Switch: 180 USD.

Trang 14
- Firewall(Cisco): 450 USD.
- UTP CAT 5: 0,21 USD/m.
- Cáp quang: 0,7 USD/m.
- Access Point (Linksys): 117 USD

2.4 Sơ đồ thiết kế chi tiết:

2.4.1 Bản vẽ kiến trúc các tầng của công trình:


2.4.1.1 Quang cảnh (Sơ đồ địa lý):

2.4.1.2 Sơ đồ đi dây:
2.4.1.2.1 Tòa nhà 1:

Trang 15
Tầng 1:

Trang 16
Tầng 2:

Trang 17
2.4.1.2.2 Tòa nhà 2
Tầng 1:

Trang 18
Tầng 2:

Trang 19
2.4.2 Mô hình mạng

Trang 20
2.4.2.1 Lưu đồ logic:

Trang 21
2.4.2.2 Bảng ghi các đầu dây cáp chính

Đầu nối Mã cáp Cổng nối Loại cáp Tình trạng


MDF đến 201 Phòng kỹ thuật 1 201a-1 VCC 1/ cổng 1 UTP cat 5 Sử dụng
MDF đến 201 Phòng kỹ thuật 1 201a-2 VCC 1/ cổng 2 UTP cat 5 Chưa dùng
MDF đến 202 Phòng kế toán 202a-1 VCC 1/ cổng 3 UTP cat 5 Sử dụng
MDF đến 202 Phòng kế toán 202a-2 VCC 1/ cổng 4 UTP cat 5 Chưa dùng
MDF đến 203 Phòng giám đốc 203a-1 VCC1/ cổng 5 UTF cat 5 Sử dụng
MDF đến 203 Phòng thư ký 203a-2 VCC1/ cổng 6 UTF cat 5 Sử dụng
MDF đến 204 Phòng P.giám đốc 204a-1 VCC1/ cổng 7 UTF cat 5 Sử dụng
MDF đến 204 Phòng P.giám đốc 204a-2 VCC1/ cổng 8 UTF cat 5 Chưa dùng
MDF đến 101 Phòng họp 101a-1 VCC 1/ cổng 9 UTP cat 5 Sử dụng
MDF đến 101 Phòng họp 101a-2 VCC 1/ cổng 10 UTP cat 5 Chưa dùng
MDF đến 102 Phòng marketing 102a-1 VCC 1/ cổng 11 UTP cat 5 Sử dụng
MDF đến 102 Phòng marketing 102a-1 VCC 1/ cổng 12 UTP cat 5 Chưa dùng
MDF đến 103 Phòng giao dịch 103a-1 VCC1/ cổng 13 UTF cat 5 Sử dụng
MDF đến 103 Phòng giao dịch 103a-2 VCC1/ cổng 14 UTF cat 5 Chưa dùng
MDF đến 104 Phòng kinh doanh 104a-1 VCC1/ cổng 15 UTF cat 5 Sử dụng
MDF đến 104 Phòng kinh doanh 104a-2 VCC1/ cổng 16 UTF cat 5 Chưa dùng

MDF đến IDF phòng 401 phòng


401a-1 HCC/cổng 1 Cáp quang Dùng
kỹ thuật 2
MDF đến IDF phòng 401 phòng
401a-2 HCC/cổng 2 Cáp quang Dùng
kỹ thuật 2
MDF đến IDF phòng 401 phòng
401a-3 HCC/cổng 3 Cáp quang Chưa dùng
kỹ thuật 2
MDF đến IDF phòng 401 phòng
401a-4 HCC/cổng 4 Cáp quang Chưa dùng
kỹ thuật 2
IDF đến 401 phòng bảo trì 401b-1 VCC2/cổng 1 UTP cat 5 Dùng
IDF đến 401 phòng bảo trì 401b-2 VCC2/cổng 2 UTP cat 5 Chưa dùng
IDF đến 402 phòng kho 402-1 VCC2/cổng 3 UTP cat 5 Dùng
IDF đến 402 phòng kho 402-2 VCC2/cổng 4 UTP cat 5 Chưa dùng
IDF đến 301 phòng bán hàng 301-1 VCC2/cổng 5 UTP cat 5 Dùng
IDF đến 301 phòng bán hàng 301-2 VCC2/cổng 6 UTP cat 5 Chưa dùng
2.4.3 Phân giải địa chỉ:
Địa chỉ Subnet Sử dụng
VLAN 1 cho phòng kỹ thuật
1, phòng kỹ thuật 2, phòng
192.168.1.0/24 255.255.255.0
giám đốc, phòng thư ký,
phòng phó giám đốc
VLAN 2 cho phòng: Kế toán,
192.168.2.0/24 255.255.255.0 kinh doanh, marketing, bán
hàng, kho
s192.168.3.0/24 255.255.255.0 VLAN 3 cho phòng: họp,

Trang 22
giao dịch, bảo trì

Trang 23
Bảng phân giải địa chỉ trên sơ đồ

Trang 24
2.5 Nghiệm thu:
- 1 router: 3000 USD
- 2 switch lớp 3 (Cisco-Catalyst 6500): 1.400 USD
- 3 switch lớp 2 (Cisco-Access Switch): 540 USD
- 1 Firewall(Cisco): 450 USD
- 2000m cáp CAT5 UTF: 420 USD
- 800m cáp quang: 560 USD
- 1 Access Point (Linksys): 117 USD
Tổng chi phí: 6.487 USD tương đương 07.035.500 VNĐ (1 USD = 16.500 VNĐ)

Lời kết:
Với mô hình thiết kế mạng trên phần nào đã đưa được ra giải pháp thiết kế cho một
mạng LAN cho một tòa nhà. Do là lần đầu làm quen nên nhóm chúng em chắc chắn không
thể tránh được các thiếu xót trong khâu thiết kế, mong thầy giáo chỉnh sửa và góp ý cho bài
nhóm chúng em hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 25

You might also like