You are on page 1of 4

Công ty A hõ trợ bán sản phẩm nội thất.

Mỗi sản phẩm sẽ được bán qua một


nhà cung cấp độc quyền có tên trong catalogues giới thiệu các sản phẩm
cung cấp cho khách hàng. Công ty A không lưu kho hàng hoá trước khi
nhận được đơn đặt hàng của khách. Công ty là chủ các sản phẩm do khách
hàng đặt cho đến khi nhà cung cấp gửi hàng đi. Quyền sở hữu được chuyển
giao cho khách hàng vào thời điểm giao hàng. Khách hàng thanh toán toàn
bộ số tiền qua thẻ tín dụng trước khi hàng gửi đi và công ty A là thương
nhân thành viên. Công ty A có trách nhiệm thu những khoản tiền khách
hàng đã trả qua thẻ tín dụng rồi chuyển lại cho các nhà cung cấp có quyền
thu hưởng. Nhà cung cấp lập giá bán các sản phẩm. Công ty A giữ lại một
tỷ lệ phần trăm cố định trên giá bán hàng rồi chuyển phần còn lại cho nhà
cung cấp.Thông tin ghi lại được cung cấp cho khách hàng trong giao dịch
căn cứ vào các điều kiện hợp đồng bán hàng cụ thể như sau :

«Công ty A quản lý quá trình đặt hàng, gửi hàng và lập hoá đơn để giúp các
bạn trong quá trình mua sản phẩm nội thất gia đình. Công ty A không mua,
không bán, không sản xuất cũng như không nhận các sản phẩm. Khi các
bạn làm ăn với công ty A, các bạn mua sản phẩm từ nhà cung cấp. Công ty
A không kiểm soát về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm đưa
ra. Đơn đặt hàng không ràng buộc Công ty A hoặc nhà cung cấp với tư cách
là nhà cung cấp có liên quan đã không chấp nhận những đơn đặt hàng đó.
Công ty A chuyển yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ, trả lại hàng hay yêu cầu bồi
hoàn của bạn cho nhà cung cấp có liên quan. Mọi sửa đổi hoặc huỷ bỏ đơn
đặt hàng và mọi trường hợp trả lại hàng hoá hay bồi hoàn đều đựợc xử lý
trên cơ sở chính sách của nhà cung cấp. Bạn chấp nhận thanh toán tiền gửi
hàng bổ sung hoặc chi phí tái lưu kho do nhà cung cấp yêu cầu. Bạn chấp
nhận xem xét trực tiếp với nhà cung cấp về các vấn đề liên quan đến bảo
hành. Công ty A không chịu trách nhiệm về các mất mát, hỏng hóc hay xử
phạt do giao hàng chậm hoặc do việc không giao hàng gây ra bởi vì họ
không có trách nhiệm tham gia quá trình này.»

Ví dụ 2:

Một người bán lẻ thiết bị văn phòng nhận được một đơn đặt hàng bàn làm
việc với số lượng lớn và kích cỡ đặc biệt. Nguời bán và khách hàng lựa chọn
chọn quy cách, đặc điểm bàn làm việc và thoả thuận về giá cả. Người bán
hàng chịu trách nhiệm lựa chọn nhà cung cấp. Người này ký hợp đồng với
một nhà cung cấp và thông báo về những đặc điểm của bàn làm việc và
yêu cầu nhà cung cấp giao hàng hoá trực tiếp cho khách hàng. Quyền sở
hữu bàn làm việc sẽ được chuyển giao trực tiếp từ nhà cung cấp sang cho
khách hàng. (người bán không hề liên quan đến quyền sở hữu hàng hoá ở
đây.) Người bán chịu trách nhiệm thu tiền của khách hàng và chuyển lại cho
nhà cung cấp khi hàng hoá đã được giao. Người bán chịu trách nhiệm có
thu đựoc tiền từ khách hàng hay không. Sau khi xem xét hiện trạng tài
chính của khách hàng, người này đưa ra thời hạn thanh toán cho khách
hàng là 30 ngày. Lợi nhuận của người bán là mức chênh lệch giữa giá bán
cho khách hàng và giá thành nhà sản xuất yêu cầu. Theo hợp đồng đặt
hàng giữa người bán và người mua thì người mua phải liên lạc với nhà cung
cấp về các vấn đề liên quan đến bảo hành trong trường hợp hàng hoá sai
hỏng. Người bán có trách nhiệm đối với các vấn đề sai sót do bàn làm việc
không đảm bảo các quy cách, đặc điểm như đã thoả thuận.

Ví dụ 3 :

Công ty G là một công ty lớn chuyên kinh doanh lương thực có kho bãi rải
khắp các vùng sản xuất. Hoạt động cơ bản của công ty G là mua lương thực
của các nhà sản xuất địa phương rồi bán lại cho khách hàng, ví dụ như chủ
cối xay, làm bánh và các đối tượng khác. Tuy nhiên, một phần hoạt động
của công ty G là làm trung gian mua bán lương thực giữa các nhà sản xuất
và các khách hàng không thuộc hiệp hội để hưởng hoa hồng do các nhà
sản xuất trả trên cơ sở phần trăm giá bán (cộng thêm phần hoàn trả chi phí
gửi hàng) Công ty G thương lượng giá cả với nhà sản xuất. Công ty G nhận
hàng hoá của các nhà sản xuất đồng thời với việc vận chuyển hàng hoá mà
công ty mua cho chính mình. Hàng hoá được công ty G xếp riêng rẽ trong
kho đợi cho đến thời điểm chuyển hàng đã định. Trong khi hàng hoá đang ở
trong kho, quyền sở hữu lương thực vẫn thuộc về nhà sản xuất ; tuy nhiên
công ty G phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất vật chất đối với hàng hoá.
Nếu khách hàng huỷ bỏ đơn đặt hàng khi lương thực đã được tập kết trong
kho thì nhà sản xuất sẽ phải chịu chi phí vận chuyển và lưu kho cho đến khi
công ty G tìm được khách hàng mới. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm thu tiền
của khách hàng và bồi hoàn cho khách hàng nếu có khiếu kiện. Quyền sở

2
hữu lương thực không bao giờ chuyển sang cho công ty G.

Ví dụ 4 :

Một chuỗi của hàng bán giày thể thao nhập 60% hàng hoá của mình từ nhà
cung cấp nước ngoài. Thời hạn giao hàng là 4 tháng và thời gian bán hàng
là 3 tháng. Chuỗi cửa hàng này trở thành chủ sở hữu hàng hoá từ khi hàng
được giao và phải thanh toán cho nhà cung cấp trên cơ sở các điều kiện
thanh toán đặc thù của ngành này. Chuỗi cửa hàng có đặc quyền quyết
định giá hàng hoá. Đã từ lâu, chuỗi cửa hàng luôn dành 20% ngân sách cho
việc quảng cáo nhãn mác của nhà cung cấp và xác định giá giầy dưới mức
20% so với giá trung bình guốc gia và trong thời hạn 60 ngày trước khi kết
thúc thời vụ, chuỗi cửa hàng có quyền trả lại hàng hoá không bán được
hoặc hàng hoá bị khách hàng trả lại mà vẫn được bồi hoàn 100%. Hàng
bán cho khách được thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ tín
dụng.

Hoạt động cung cấp dịch vụ

Ví dụ 5 :

Nhà cung cấp cung cấp dịch vụ đăng ký học qua mạng cho sinh viên muốn
nhập học. Nhà cung cấp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với trường học về
việc đua lên trang web của nhà cung cấp mẫu đang ký nhập học. Sinh viên
có thể truy cập trực tiếp vào trang web của nhà cung cấp hoặc vào trang
web của trường để điền mẫu đăng ký. Sinh viên cũng có thể nộp đơn đăng
ký qua mạng điện tử của nhà cung cấp và trả tiền qua mạng từ thẻ tín
dụng của mình và nhà cung cấp. Trước khi chấp nhận yêu cầu, nhà cung
cấp phải chắc chắn là thẻ tín dụng của sinh viên có đủ số dư và ghi nợ vào
tài khoản của thẻ đó. Sau đó, nhà cung cấp gửi ngay cho trường học đơn
đăng ký của học viên. Nhà cung cấp là thương nhân thành viên trong giao
dịch với sinh viên và thu khoản tiền giao dịch từ phía côgn ty phát hành thẻ
tín dụng của sinh viên.

Hợp đồng ký kết có đề cập đến một khoản thanh toán cho nhà cung cấp
dưới dạng thù lao cố định tính bằng đô la hoặc bằng phần trăm học phí của
sinh viên và nhà cung cấp sẽ trích lại từ khoản học phí của sinh viên mà họ
thu được. Trường học xác lập khoản học phí cần thu. Nhà cung cấp và
trường học đàm phán trước tỷ lệ nhà cung cấp được hưởng trên khoản học

3
phí thu được. Ngày 15 hàng tháng, nhà cung cấp chuyển lại cho trường học
toàn bộ số tiền thu được của tháng trước trừ đi phần mình được hưởng. Nếu
sinh viên từ chối thanh toán khoản tiền ghi trên thẻ tín dụng thì nhà cung
cấp chỉ chịu rủi ro mất khoản phần tăm tương ứng mà mình được hưởng
nhưng nhà cung cấp vẫn buộc phải báo lại cho trường học trường hợp từ
chối đóng học phí của sinh viên này.

You might also like