You are on page 1of 5

Hãy sinh hoa quả để tỏ lòng sám hối

(Mt 3,8)

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39).

www.conggiaovietnam.net conggiaovietnam@gmail.com

GIÁO HỘI CẦN ĐƯỢC MỞ TRƯỜNG HỌC


Đọc bài viết này: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=48

Giáo Hội được Chúa Giêsu Kytô giao trọng trách giáo dục con người ở mọi nơi
và mọi thời: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”. Việc giáo dục trước hết mang tính
nhân bản, khơi dậy sự thiện hảo, hướng dẫn việc khám phá và thưởng thức vẻ đẹp, trợ
giúp việc tìm kiếm chân lý phổ quát nơi mỗi con người. Và giáo dục như thế sẽ dẫn đến
ý nghĩa quan trọng hơn và là ý nghĩa sâu xa nhất, là hướng con người về với Đấng Tạo
Hoá, là nguồn Chân, Thiện, Mỹ. Giáo Hội, với tư cách là người được giao sứ mạng gìn
giữ và loan truyền kho tàng chân lý, đương nhiên phải nỗ lực tìm mọi cách thế để thực
thi sứ mạng giáo dục. Thánh Công Đồng chung Vaticanô II trong Sắc Lệnh Về Giáo
Dục Kytô giáo (Gravissimum Educationis) đã xác quyết: “Giáo Hội có trách nhiệm
giáo dục, không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả
năng giáo dục, nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết
con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo
lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy”. Do đó mà Giáo Hội ở mọi nơi
và mọi thời, đặc biệt là các dòng tu, luôn phát triển trường học kiến thức đời bên cạnh
trường dạy các mầu nhiệm Đức Kytô là các thánh đường.
Tuy nhiên, trong các nước cộng sản Đông Âu trước kia, khi xã hội chủ nghĩa còn
tồn tại, và ở vài nước cộng sản còn lại ngày nay, trong đó có Việt nam, việc giao cho
Giáo Hội đứng ra mở trường lớp là điều còn cấm kỵ, cho dù nhà cầm quyền các nước
này thấy mình không đủ khả năng điều hành trường lớp và hô hào “xã hội hoá giáo
dục”. Vì sao?

I. TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO KHÔNG ĐƯỢC MỞ TRƯỜNG HỌC?

Ở các nước cộng sản, Giáo Hội không những không được mở trường học, mà các
trường học do Giáo Hội xây dựng và điều hành trước đây cũng bị trưng thu để làm
trường nhà nước. Hãy khoan xét đến các khía cạnh sở hữu vô số tài sản và những món
lợi khổng lồ từ trường học, ở đây chúng ta chỉ xét thuần khía cạnh giáo dục. Chắc chắn
1
khi chủ trương cho tư nhân mở trường học, nhà cầm quyền Việt nam có nghĩ đến Giáo
Hội Công Giáo, và họ có thể có các ý tưởng gần giống những điểm chính yếu sau đây:

1. Giáo Hội sẽ dạy gì?


Nội dung giáo dục trong các nước cộng sản, cho dù là môn học gì đi nữa, vẫn là
dạy cho con người biết sống theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, sống và làm việc theo
các lãnh tụ, là cố gắng chứng minh cho lối sống vô thần. Như vậy rõ ràng là việc giáo
dục này ngược với giáo dục Công giáo như đã minh định ở trên. Do đó, khi nghĩ đến
việc giao trường lớp cho Giáo Hội Công Giáo, nhà cầm quyền sẽ phải e dè nhiều mặt.
Đàng khác, các lớp học của các trường do Giáo Hội điều khiển thường có treo Thánh
Giá hay ảnh tượng Công giáo thay vì ảnh ông này bà nọ ở trần gian, và thường có phút
cầu nguyện đầu giờ học. Điều này hiển nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với việc học môn
chính trị hay lịch sử đảng cộng sản, kể cả môn sinh vật, những môn mà nhà cầm quyền
muốn đưa nội dung vô thần vào. Còn giả sử trường học dù do Giáo Hội điều khiển, phải
theo thói thường ở Việt nam, treo cờ đỏ, hình Hồ chí Minh và những câu khẩu hiệu này
khác, thì điều ấy có mâu thuẫn với hình ảnh giáo sư mặc áo dòng, hoặc không mặc áo
dòng nhưng ai cũng biết là linh mục, tu sĩ, và có mâu thuẫn với những lời các vị ấy, và
các giáo sư Công giáo khác, truyền giảng trong lớp học. Trường học của Giáo Hội
không thể giảng dạy những điều mà mình biết chắc chắn là không có căn cứ. Ở trường
Đại Học Sư Phạm có một tiến sĩ sử học khá quen thân với chúng tôi. Ban ngày anh dạy
khoa sử, chúng tôi dạy khoa Anh văn. Buổi tối chúng tôi dạy ở trung tâm ngoại ngữ,
còn anh làm giám thị. Một lần nọ, đang giờ học buổi tối, anh đi ngang qua phòng học
của chúng tôi, gọi ra và nói nhỏ: “Vinh này, tôi buồn quá. Chiều nay có một đồng
nghiệp dạy khoa khác, gặp tôi nói thẳng rằng tôi nói dối suốt ngày, vậy sao tôi chịu
được? Nhưng tôi hỏi Vinh, nếu tôi không nói dối thì làm sao tôi kiếm được chén cơm?”
Mới đây trong kỷ yếu của cựu chủng sinh Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng, có
anh đang dạy một môn nọ ở Sài gòn, cũng tỏ ra mặc cảm và bảo: gặp tôi ai cũng hỏi tôi
còn dạy môn ấy không”. Có những môn học mà người dạy luôn tỏ ra mặc cảm như thế,
liệu trường của Giáo Hội sẽ dạy như thế nào cho phù hợp với định hướng chung?

2. Việc cạnh tranh trường lớp.


Giáo dục thì làm gì có cạnh tranh? Vâng, nếu hiểu giáo dục như định nghĩa ở đầu
bài viết này thì không có gì phải cạnh tranh. Nhưng nếu xét việc mở trường dưới khía
cạnh kinh doanh thì sẽ khác. Vì trường lớp có thể mang tính kinh doanh, nên việc quảng
cáo, tiếp thị bây giờ nhiều khi mang tính cách thiếu chân thực. Ai cũng biết nhiều
trường học ở Việt nam bây giờ, từ nhà trẻ cho đến đại học, nhất là các trường luyện thi,
luôn quảng cáo bằng các ngoa ngữ hoàn toàn giả dối, và người học và phụ huynh thì
hoàn toàn không biết sự thật. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và thiếu lành mạnh
như thế, trường của Giáo Hội sẽ là mối đe doạ cho các cơ sở làm giáo dục thiếu lương
thiện. Xét ở nhiều khía cạnh, các trường do Giáo Hội điều hành và giảng dạy sẽ có uy
tín hơn. Và liệu các trường khác có lo lắng cho việc chiêu sinh của họ không. Chúng tôi
xin đan cử một ví dụ. Khi các dòng nữ mở nhà trẻ, thì nhiều phụ huynh chen chúc gửi
con cho họ, kể cả các cán bộ nhà nước, ít ra vì họ tin tưởng rằng các chị nữ tu chăm sóc
trẻ con với lương tâm và tình yêu thật sự. Và dĩ nhiên, các nhà trẻ khác sẽ mất một số
lượng học trò!

3. Phải trả lại trường cho Giáo Hội.


2
Nếu nhà cầm quyền đồng ý cho Giáo Hội mở trường, thì chắc sẽ dẫn đến một
động thái khác: trả lại trường của Giáo Hội cho chủ nhân thật của chúng. Thật khó
thống kê có bao nhiêu trường của Giáo Hội đã bị trưng thu, nhưng thật dễ nhận ra điều
này: đa số các trường nhà nước hiện nay là của Giáo Hội. Bên cạnh mỗi nhà thờ ở miền
Nam trước biến cố 1975 thường có ít là một ngôi trường, do các cha xứ phụ trách. Rồi
còn bao nhiêu trường khác do các dòng tu đảm nhận. Sau 1975, những trường ấy bị
quốc hữu hoá và bây giờ vẫn do nhà nước sử dụng. Giả sử nhà cầm quyền yêu cầu Giáo
Hội phải mua đất, xây trường khác, thì câu hỏi “vậy những ngôi trường cũ của Giáo Hội
bao giờ sẽ châu về Hợp Phố?” chắc chắn không thể biến mất nơi cả Giáo Hội và nhà
cầm quyền.

II. GIÁO HỘI MỞ TRƯỜNG LÀ ĐIỀU CẤP BÁCH.

1. Giáo dục đang có quá nhiều vấn đề.


Những người ở ngoài ngành giáo dục luôn nghĩ rằng giáo dục Việt nam đang có
vấn đề. Những người ở trong ngành thì thực tế hơn, thấy rõ ràng vấn đề đã quá nghiêm
trọng. Ở đây chúng ta không xét vấn đề nảy sinh là do đâu, do sự yếu kém trong quản
lý, do luân lý và đạo đức trong xã hội sa sút nghiêm trọng hay do sự cố tình gây ra vấn
đề để lèo lái dư luận, hay do cả ba… Nhưng rõ ràng nền giáo dục đã quá sa sút với bao
nhiêu điều làm nhức đầu cả xã hội: bằng cấp giả, học vẹt, học quá nhiều mà kiến thức
thì hầu như không có, tệ nạn học đường nhan nhản khắp nơi, thi cử gian lận, đề thi lúc
nào cũng có sai lầm, chạy điểm mua thành tích bằng tiền và bằng tình, thầy cô không đủ
trình độ, “dạy phất phơ ở trường để bắt học sinh học thêm” (“dạy phất phơ” là kiểu nói
của TS Vũ Quang Việt trong dự án nghiên cứu phát triển giáo dục VN) v.v… Đã có
nhiều lời tuyên bố, đã giương lên bao khẩu hiệu và đã tung ra bao nhiêu lời hô hào, và
rồi thi vẫn thua cử, bằng vẫn không được cấp mà là bán mua, nạn vẫn ngày càng tệ. Vấn
đề nhiều quá, cấp bách quá, vậy Giáo Hội với sứ vụ và chuyên môn của mình cần phải
ra tay. Sự ra tay này không chỉ là cứu vớt mà sẽ còn là sự thúc đẩy mạnh mẽ nền giáo
dục và đem lại niềm tin cho xã hội. Dù người ta yêu hay ghét Giáo Hội, người ta cũng
phải thừa nhận Giáo Hội thành công rất nhiều trong công cuộc giáo dục qua nhiều thời
đại. Cách đây hơn mười năm, nhà cầm quyền địa phương ở một quận trong thành phố
Sài gòn này đã đặt vấn đề với Cha Phêrô Nguyễn văn Hiền, lúc bấy giờ là cha phó xứ
Tân Định: “Chúng tôi làm giáo dục đã có nhiều vấn đề quá, trong khi trước năm 1975 ở
miền Nam, Giáo Hội Công Giáo rất thành công trong việc giáo dục. Linh mục có thể lý
giải vì sao?”. Vấn đề được đặt ra tự nó cũng đã là câu trả lời, và câu trả lời ấy cần phải
được thực hiện ngay ở đây và lúc này.

2. Cần giáo dục con người toàn diện.


Một nền giáo dục chân chính và trọn vẹn chắc chắn không chỉ là truyền thụ các
tri thức khoa học và xã hội, cho dù là kiến thức ấy được trình bày khách quan đến mức
nào đi nữa. Bất cứ một nhà giáo dục nào cũng hiểu được rằng nền giáo dục thành công
là phải đào tạo được con người cả về đức dục, trí dục và thể dục. Giáo dục sẽ tan hoang
khi đạo đức suy đồi. Mà nói theo Nhà Cách Mạng vĩ đại Phan Châu Trinh (chúng tôi
viết hoa từ Nhà Cách Mạng bởi vì Cụ Phan Tây Hồ và Cụ Sào Nam Phan Bội Châu là
hai Nhà Cách Mạng đúng nghĩa với tài đức vẹn toàn cùng với cái tâm trong sáng, cái
nhìn xa rộng về tương lai đất nước), cụ Phan Chu Trinh trong bài diễn thuyết về Đạo
Đức và Luân Lý Đông Tây (năm 1925) có nói: “Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân lý,
3
dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân lý, bị người khinh bỉ dày xéo cũng vì mất đạo đức
luân lý, thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp đạo đức của ta.” Mà đạo đức là gì?
Đạo đức, cụ Phan Tây Hồ nói theo định nghĩa phổ quát, là thực thi một nền luân lý.
Không thừa nhận tôn giáo thì làm gì có luân lý. Đã không có luân lý thì làm gì có đạo
đức? Cách đây ít lâu, trong Thánh Lễ dành cho các thầy cô giáo ở Nhà Hiệp Nhất
DCCT Sài gòn, Cha Vũ Khởi Phụng có đặt vấn đề: “Tôn sư trọng đạo, làm sao được,
bởi vì ta có đề cao đạo nào, vậy làm sao trọng đạo mà đòi tôn sư!”. Mới đây, trong bài
viết về giáo dục và y tế, cha Lê Quang Uy cũng lên tiếng: “tôn mãi chẳng thấy sư nào
đáng mặt sư, trọng mãi chẳng thấy đạo nào cho ra đạo”. Ở trường PTTH Bùi Thị Xuân
Sài gòn có giương lên câu “Lương sư hưng quốc”, một giáo viên nói vui: “Sư lương
chừng ấy nên quốc hưng cũng bằng đó thôi”. Quả thật, một nền giáo dục hợp lý và canh
tân đã đến lúc phải được thực hiện, dù xã hội phải trả giá đắt cho nó. Trong website
yahoo.com.vn, để trả lời cho câu hỏi “Tại sao giáo dục ngày càng xuống cấp trầm
trọng”, câu trả lời được chọn là hay nhất là câu này: “Đó là vì các bạn chỉ được học theo
tư tưởng và đường lối của đảng thôi mà quên rằng chính kiến thức về khoa học thực
tiễn, về đạo đức làm người, về môi trường xã hội mới tạo nên được một con người tài
giỏi và chân chính.”
(http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071129081017AA38uw2)

3. Sự cạnh tranh giúp trường học hoàn thiện.


Chúng tôi đề cập đến việc cạnh tranh trong giáo dục với hai nghĩa: cạnh tranh về
chính giá trị và nội dung của giáo dục, và cạnh tranh về phí tổn mà học sinh phải gánh
chịu. Khi trường lớp của Giáo Hội Công Giáo được điều hành và giảng dạy với lương
tâm chức nghiệp, thì đó là động lực thúc đẩy nền giáo dục cả nước vươn lên. Người ta
chỉ rề rà khi chung quanh ai cũng lê la. Có một cua rơ vượt lên, chắc chắn cả đoàn đua
phải tăng tốc. Một nền giáo dục không có động lực chân chính thúc đẩy thì chẳng bao
giờ nên trọn hảo. Chúng tôi xin lấy một ví dụ nhỏ về tấm gương phản chiếu. Năm ấy
chúng tôi được mời đến dạy cho một lớp 12 chuyên Anh ở trường PTTH NTB (Sài
gòn). Chúng tôi tình cờ thấy các em học sinh làm bài môn Văn mà cứ viết theo kiểu vô
học khi đề cập đến các nhân vật lịch sử, chẳng hạn “tên vua Khải Định”, chúng tôi thấy
bất bình với cách ăn nói này, nên góp ý với các em. Các em bảo: ai cũng viết vậy thôi,
vì cô giáo dạy Văn, cô H., giảng bài như vậy. Sau khi góp ý với ban giám hiệu không
được, chúng tôi viết bài phê bình trên báo Thanh Niên với nội dung “Tiên học lễ” mà
vậy sao? Sau đó người ta triệu tập cuộc họp, bắt tôi làm “kiểm điểm”, hỏi tôi có “ý đồ”
gì mà viết về chuyện này v.v…. Người ta bất bình, giận dữ. Nhưng điều quan trọng nhất
mà tôi muốn nhấn mạnh và tôi đã đạt được: cô giáo ấy thận trọng hơn khi giảng bài hay
trích dẫn từ sách nọ sách kia! Trong giáo dục, không có gương phản chiếu thì không ai
nhận ra mình đi đúng hướng hay không.
Về học phí cũng vậy. Các trường đang thi nhau tăng học phí, kể cả, và nhất là,
các trường công. Trường thì sửa đâu hư đó, thiết bị dạy học thì nghèo nàn… vậy mà học
phí thì luôn gấp mấy lần thu nhập của người bình dân. Người ta hỏi nhau “vì sao ngày
càng có nhiều học sinh bỏ học”. Hỏi thì hỏi vậy, nhưng chẳng ai dám đưa ra câu trả lời.
Chỉ có Giáo Hội, với sứ mạnh và tâm nguyện của mình, mới có thể giúp các em nghèo
đến với trường lớp. Và cũng chỉ có Giáo Hội với cái tâm trong sáng của mình mới có
thể vô vị lợi đến với thế hệ tương lai. Nhưng ở đây chúng tôi cũng đau lòng xin mở cái
ngoặc: những người tự xưng là thành phần của Giáo Hội, kể cả hàng giáo sĩ, khi đã vì tư
lợi hay vì hèn kém mà đầu quân vào những chỗ không xứng đáng, vì làm mọi quỉ dữ,
4
thì đừng a dua chạy vào làm giáo dục, kẻo Giáo Hội lại mang tiến là luôn muốn quyền
danh!

4. Sự đóng góp về nhân sự của Giáo Hội.


Có ba vấn đề vế nhân sự trong giáo dục Việt nam: thiếu giáo viên, giáo viên
không có đủ trình độ, bao gồm giáo viên có bằng giả, và giáo viên dạy thiếu lương tâm
nghề nghiệp. Ở đây chúng tôi không phân tích ba vấn đề này vì nó đã quá phổ biến ở
Việt nam. Vì thực tế ấy quá tràn lan, nên không ai có thể tìm ra giải pháp thích hợp.
Giáo Hội Công giáo, với nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân có trình độ, có bằng cấp, có
lòng yêu nghề và sự thao thức cho một nền giáo dục phát triển, chắc chắn sẽ là sự đóng
góp lớn lao đáng kể cho đại cuộc. Xin kể một câu chuyện vui minh hoạ: Trong một lớp
học nọ có một sinh viên học cũng bình thường mà cứ bị thầy la mắng hoài. Một lần ông
thầy nóng giận và bảo: “Em học dở quá. Ngày trước khi bằng tuổi em, tôi học giỏi và
đàng hoàng lắm, được thầy tôi khen hoài chứ đâu như em bây giờ.” Cậu sinh viên bình
tĩnh thưa: “Dạ em biết thầy ạ. Nhưng em cũng biết lý do. Ấy là vì thầy của thầy giỏi
hơn thầy của em”!!! Vâng, thầy giáo chính là tác nhân của giáo dục. Giáo Hội chắc
chắn sẽ có đủ nguồn nhân lực cho việc giáo dục của mình.

LỜI KẾT
Như đã trình bày, nhà nước có những lý do để trì hoãn việc chấp thuận cho Giáo
Hội Công Giáo mở trường dạy học. Nhưng vì tương lai con người Việt nam, vì sự phát
triển xã hội, việc Giáo hội tham gia vào công cuộc giáo dục cần phải được khích lệ và
thực hiện nhanh chóng. Trong tham luận về xã hội hoá giáo dục, y tế, từ thiện trình bày
trong Hội nghị về xã hội hoá giáo dục y tế tổ chức tại Sài gòn ngày 24 tháng 7 năm
2008, Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT Việt nam đã viết: “Không thể
tiếp tục gạt các tôn giáo ra bên lề xã hội và biến các tôn giáo thành “người ngoại quốc”,
và thậm chí còn bị đối xử không bằng một người ngoại quốc, trên quê hương Việt Nam
như thế ! Nếu chính quyền thực sự thương dân thương nước này, nếu chính quyền thực
sự tôn trọng tự do tôn giáo, nếu chính quyền thực sự tôn trọng pháp luật, chính quyền
phải để cho các tổ chức tôn giáo tham gia vào tiến trình xã hội hoá giáo dục-y tế, cụ
thể là được mở trường và lập bệnh viện như những cá nhân và tổ chức khác”..

GIOAN LÊ QUANG VINH


(giảng viên Đại Học Sư Phạm Sài-gòn)

You might also like