You are on page 1of 41

Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Chương 6
HỆ THỐNG THÔNG TIN VIBA VÀ VỆ TINH
6.1. Truyền sóng viba
6.1.1. Băng tần viba
Phổ viba thường được xác định là năng lượng điện từ có tần số khoảng từ 1 GHz
đến 1000 GHz, nhưng trước đây cũng bao gồm cả những tần số thấp hơn. Những ứng
dụng viba phổ biến nhất ở khoảng 1 đến 40 GHz. Khoảng băng tần viba được xác định
theo bảng sau

Băng tần viba


Ký hiệu Dải tần
Băng L 1 đến 2 GHz
Băng S 2 đến 4 GHz
Băng C 4 đến 8 GHz
Băng X 8 đến 12.4 GHz
Băng Ku 12.4 đến 18 GHz
Băng K 18 đến 26.5 GHz
Băng Ka 26.5 đến 40 GHz
Băng Q 30 đến 50 GHz
Băng U 40 đến 60 GHz
Băng V 50 đến 75 GHz
Băng E 60 đến 90 GHz
Băng W 75 đến 110 GHz
Băng F 90 đến 140 GHz
Băng D 110 đến 170 GHz

125
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Bảng trên theo cách dùng của Hội vô tuyến điện Anh (Radio Society of Great
Britain, RSGB). Đôi lúc người ta ký hiệu dải tần số cực cao (UHF) thấp hơn băng L là
băng P.
6.1.2. Cự ly truyền sóng
Sóng truyền thẳng có cự ly bị hạn chế bởi độ cong trái đất . Do bán kính trái đất r =
6,37.106 m . Gọi h1 [m] và h2 [m] là 2 độ cao an ten thì cự ly thông tin tối đa cho tuyến
vi ba là d [Km]
d = 3, 57( h1 + h2 )[Km ]
Sự khúc xạ không khí và bán kính giả tưởng của trái đất
Trong khí quyển chiết suất khúc xạ đối với sóng cao tần giảm dần theo độ cao, nên
nó có tác dụng uốn cong tia sóng về phía mặt đất, làm tăng cự ly truyền.
Để dễ dàng tính cự ly truyền, ta coi như sóng cao tần truyền thẳng , bán kính của trái
đất tăng lên là R’ = 4.R/3 = 8500 Km, thì

d = 4, 12( h1 + h2 )[Km ]
6.1.3. Tán xạ trên chướng ngại vật -
Vùng Fresnel

Hình 6.1. Vùng Fresnel

Giả sử tia sóng 1 truyền thẳng từ A đến B , có AB

126
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Giả sử tia sóng 2 truyền từ A đến B , theo đường gấp khúc AXB với X là chướng
ngại vật phản xạ sóng
Nếu AXB – AB = (2n-1).λ/2 , thì 2 sóng đến B nghịch pha nhau , làm biên độ suy
giảm đáng kể
Tập hợp tất cả các điểm X nói trên tạo thành các mặt elip tròn xoay
Khi AB >> λ , bán kính Fresnel ρ của mặt elip tròn xoay đầu tiên (n=1) sẽ là

1
r = A B .l
2
Ta gọi
• E: độ cao hiệu chỉnh do độ cong mặt đất
• O: độ cao chướng ngại vật
• F: bán kính fresnel
An ten cần có độ cao H=F + E+O

Hình 6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ cao anten

127
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

6.1.4. Hiện tượng Fading

Hình 6.3. Sóng phát ra từ 1 nguồn nhưng theo nhiều đường khác nhau
Fading là hiện tượng tại nơi thu nhận được đồng thời 2 hay nhiều sóng cùng đến 1
lúc, các sóng này xuất phát cùng 1 nguồn nhưng đi theo nhiều đường khác nhau
Tuỳ thuộc vào hiệu các đường đi mà hiệu pha của chúng cũng khác nhau
• Nếu hiệu pha = 2n.π thì cường độ chúng tăng cường nhau
• Nếu hiệu pha = (2n+1).π thì cường độ chúng triệt tiêu nhau
Hiện tượng Fading gây ra sự thu chập chờn, gây gián đoạn thông tin trong một thời
gian ngắn, trong kỹ thuật truyền hình , tạo ra hiện tượng bóng ma
Để khắc phục Fading , người ta sử dụng phân tập tần số hay phân tập không gian

Hình 6.4. Phân tập tần số

128
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.5. Phân tập không gian


6.1.4. Anten
Sóng mang vô tuyến có tính định hướng hướng rất cao nhờ các an ten định hướng.
Sóng viba mặt đất thường sử dụng an ten parabol phản xạ . Bề mặt anten là dạng
parabol tròn xoay, tiêu cự chính là nguồn phát sóng , thường là anten loa . Lúc nầy sóng
cầu tại anten loa sẽ biến thành sóng phẳng
Độ lợi G của an ten được tính
4p
G = h. .A
l2
• η là hiệu suất bức xạ, xấp xỉ 0,5
• λ là bước sóng
• A là bề mặt bức xạ của an ten, thẳng góc với hướng phát
Việc lựa chọn kiểu an ten phụ thuộc vào
• Độ lợi cần thiết để bù vào suy hao , sao cho độ lợi chung ở mức chấp nhận
được
• Hướng tính của anten
• Tần số sóng mang đang sử dụng
• Giá thành và không gian dự tính

129
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.6. Anten và bề mặt bức xạ của anten


6.2. Khái niệm về hệ thống viba

Hình 6.7. Mô hình 1 tuyến viba (Microwave link)


Kết nối viba (Microwave link) là hệ thống thông tin giữa 2 điểm cố định bằng sóng
vô tuyến có hướng tính cao nhờ các an ten định hướng
Có 2 dạng viba : viba tương tự và viba số
Nếu đường truyền xa hoặc gặp chướng ngại vật , người ta sử dụng các trạm chuyển
tiếp (Repeater ) chỉ thu nhận tín hiệu , khuếch đại , rồi tái phát lại
• Trong thực tế , người ta sử dụng chỉ vài dải tần viba mà thôi
• Vùng tần số thấp có băng thông hẹp sử dụng cho các hệ thống nhỏ

130
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Vùng tần số cao > 12 GHz suy hao tăng do mưa


Việc thiết lập hệ thống viba cần xét các điều kiện sau
• Ghép ký sinh của an tentrên cùng 1 giá đỡ
• Tương tác giữa các chùm viba gần nhau can nhiễu lẫn nhau
• Độ chọn lọc máy thu
• Khả năng xoay phân cực của sóng ở các kênh lân cận nhau
• Khả năng sử dụng tối ưu dải tần của sóng mang
6.2.1. Viba số

Hình 6.8. Mô hình mạng viba


Hệ thống viba có thể được sử dụng làm:
• Các đường trung kế số nối giữa các tổng đài số
• Các đường truyền dẫn nối giữa tổng đài chính đến các tổng đài vệ tinh
• Các đường truyền dẫn nối các thuê bao với các tổng đài chính
Một trạm viba số bao gồm 2 khối chính:
• Khối thu phát vô tuyến (Transceiver)
• Khối tách ghép kênh (Multiplex và Demultiplex)
Khối thu phát vô tuyến (Transceiver) bao gồm các phần xử lý băng tần gốc (
chuyển mã (line-code ) điều chế và giải điều chế , chuyển đổi tần số …

131
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.9. Sơ đồ khối thu phát vô tuyến

Hình 6.10.Ích lợi của FEC

Nếu đầu vào Multiplex PDH bao gồm thoại 2Wire , 4Wire , dữ liệu, thì đầu ra là
luồng số cấp thấp E1 ( Nếu theo chuẩn châu Âu).
Nếu đầu vào Multiplex bao gồm các luồng số cấp thấp , thì đầu ra là luồng số cấp
cao .
Thoại trong Multiplex có thể mã hoá dạng
• Xung mã (PCM)

132
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Xung mã vi sai(DPCM)
• Xung mã vi sai tự thích nghi(ADM).

6.2.2. Phân loại VIBA số


Phụ thuộc vào tốc độ bít của tín hiệu PCM cần truyền , các thiết bị vô tuyến phải
được thiết kế phù hợp để có khả năng truyền dẫn tín hiệu đó, có thể phân loại như sau:
+ Viba số băng hẹp ( tốc độ thấp): được dùng truyền các luồng số có tốc độ
2Mbit/s,và 8 Mbit/s tương ứng dung lượng kênh thoại là 30 và 120 kênh. Tần số sóng vô
tuyến thông thường (0,4 – 1,5)GHz
+ Viba số băng trung bình ( tốc độ trung bình): được dùng để truyền các tín hiệu có
tốc độ( 8 – 34)Mbit/s tương ứng dung lượng kênh thoại là 120 đến 480 kênh. Tần số sóng
vô tuyến thông thường (2–6)GHz.
+ Viba số băng rộng ( tốc độ cao): được dùng để truyền các tình hiệu có tốc độ( 34
– 140)Mbit/s tương ứng dung lượng kênh thoại là 480 đến 1920 kênh. Tần số sóng vô
tuyến thông thường 4,6,8,12GHz.
6.2.3. So sánh VIBA số với VIBA tương tự
™ Viba tương tự
Viba tương tự có băng tần gốc Base Band ở dạng tương tự
Đầu vào và đầu ra Multiplex là các tín hiệu ở dạng tương tự
™ Một số ưu điểm hệ thống viba số
Viba số có băng tần gốc Base Band ở dạng số
√ Nhờ sử dụng các bộ lặp tái tạo lại luồng số liệu (repeater ) trên đường truyền nên
tránh được nhiễu tích luỹ trong hệ thống số. việc tái sinh này có thể được tiến hành
ở tốc độ bit cao nhất của băng tần gốc mà không cần đưa xuống tốc độ bít ban đầu,
√ Nhờ tính chống nhiễu tốt , các hệ thống viba số có thể hoạt động tốt với tỷ số C/N
(sóng mang /nhiễu ) vừa phải ( C/N > 30dB, theo khuyến nghị của CCIR). Điều
này cho phép sử dụng lại tần số đó bằng phương pháp phân cực trực giao, tăng phổ
hiệu dụng và dung lượng kênh.
√ Cùng một lượng truyền dẫn , công suất phát cần thiết nhỏ hơn so với hệ thống
tương tự , giảm chi phí thiết bị, tăng độ tin cậy, tiết kiệm nguồn . ngoài ra công
suất phát nhỏ ít gây nhiễu cho các hệ thống khác.
™ Một số khuyết điểm hệ thống viba số
√ Khi áp dụng hệ thống truyền dẫn số, phổ tần tín hiệu thoại rộng hơn so với hệ
thống tương tự.

133
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

√ Khi các thông số đường truyền dẫn như trị số BER , S/N thay đổi không đạt giá trị
cho phép thì thông tin sẽ gián đoạn, khác với hệ thống tương tự thông tin vẫn tồn
tại nhưng rất kém
√ 3, Hệ thống này dễ bị ảnh hưởng bởi méo phi tuyến do các đặc tính bão hoà, do
linh kiện bán dẫn gây nên, đặc tính này không xảy ra cho hệ thống tương tự FM
√ Các vấn đề trên đã được khắc phục nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
như điều chế số nhiều mức dùng thiết bị dự phòng và sử dụng các mạch bảo vệ.

6.3. Các đặc tính kỹ thuật


6.3.1 Các mã đường truyền ( line-code )
Các tín hiệu nhị phân từ thiết bị ghép kênh được biến đổi thành các mã truyền dẫn
để giảm lỗi tín hiệu trong quá trình truyền.
Để đạt được điều đó các mã truyền dẫn phải thoả mãn yêu cầu sau:
ƒ Phải phối hợp đặc tính phổ của tín hiệu với đặc tính của kênh truyền.
ƒ Dễ dàng tách xung đồng bộ và tái sinh tín hiệu
ƒ Giảm thành phần một chiều của tín hiệu xuống mức 0
ƒ Giảm các thành phần tần số thấp để giảm xuyên âm và kích thước các bộ phận
và các linh kiện trong mạch. Tín hiệu nhị phân đơn cực có thành phần một
chiều, có chứa năng lượng lớn trong phổ tần thấp vì vậy không thích hợp cho
việc truyền dẫn .
Trong thực tế người ta sử dụng các mã lưỡng cực chẳng hạn như mã truyền dẫn
HDB3( mã nhị phân mật độ cao có cực đại ba số 0 liên tiếp), CMI….
™ Mã HDBn ( high density binary with maximum of 3 consecutive zero)
Mã HDBn là mã lưỡng cực có mật độ cao có cực đại n số 0 , đây là loại mã cải
tiến của mã AMI thực hiện việc thay thế N+1 số 0 liên tiếp bằng N+1 xung nhịp chứa 1
xung phạm luật V và xung phạm luật này sẽ ở lại bít thứ N+1 của các mã số 0 liên tục.
Với loại mã HDBn này thì dạng HDB3 thường sử dụng trong hệ thống truyền
thông tin viba số.
™ Mã HDB3:
Mã HDB3 là mã lưỡng cực mật độ cao có cực đại 3 số 0 liên tiếp.
Qui tắc mã hoá
o Mức logic 1 dược mã hoá dạng lưỡng cực
o Mức logic 1 dược mã hoá dạng 0

134
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

o Nếu có 4 số 0 liên tiếp thì mã hoá 000V hay B00V , sao cho số bit B nằm
giữa 2 bit V là lẻ

Hình 6.11. Dạng sóng HDB3 dùng cho luồng số E1, E2 , E3

™ Mã CMI ( code mark inversion)


Mã CMI là mã đảo dấu mã, đây chính là loại NRZ 2 mức.
Quy tắc mã hoá:
o Mức logic 0 được mã hoá thành các sóng vuông dương – âm – dương nhưng
mỗi mức chỉ chiếm 1 khoảng thời gian T/2
o Mức logic 1 được mã hoá thành các sóng vuông dương – dương hoặc âm – âm
nhưng mỗi mức chỉ chiếm 1 khoảng thời gian T theo luật luân phiên.
Mã CMI được ITU-T khuyến nghị sử dụng ở tốc độ bít 140Mbps theo tiêu chuẩn
châu Âu. (Khuyến nghị G-703)
Theo khuyến nghị G703 về các giao tiếp của CCITT cho chi tiết trở kháng , loại đôi
dây dẫn mức tín hiệu dạng khung, tải khung phân bố cũng như mã truyền dẫn ở những
tốc độ bít khác nhau dung cho hệ châu Âu.

135
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

6.3.2. Điều chế viba số


• Xác suất bit thu bị lỗi phụ thuộc vào nhiễu và phương pháp điều chế
• Người ta sử dụng băng thông BW vừa đủ để truyền số liệu .
• Nếu BW quá nhỏ sẽ gây méo tín hiệu sau khi giải điều chế
• Nếu BW quá lớn sẽ lãng phí và gây can nhiễu giữa các kênh viba
Người ta thông thường sử dụng điều chế PSK vì:
• BW thấp hơn FSK
• Xác suất nhận tin sai là thấp hơn ( Với cùng tỉ số S/N)
• Dễ dàng nâng lên mPSK (m = 2,4,8, các kênh tốc độ < 140 Mbps)
• Các kênh tốc độ >= 140 Mbps sử dụng QAM ( m=16)

Hình 6.12. Thông số BER của các dạng điều chế pha (QPSK)

136
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.13. QAM ( m=16)

6.3.3. Các mô hình dự phòng thường gặp

Hình 6.14. Dự phòng khối vô tuyến

137
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.15. Dự phòng sóng vô tuyến bằng phân tập tần số

2 máy phát, phát ở 2 tần số khác nhau . 2 máy thu , thu ở 2 tần số khác nhau

Hình 6.16. Dự phòng sóng vô tuyến bằng phân tập không gian

2 máy phát, phát ở 1 tần số giống nhau . 2 máy thu , thu ở 1 tần số giống nhau

138
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

6.4. Hệ thống thông tin vệ tinh

6.4.1. Các loại quỹ đạo

Hình 6.21. Các loại quỹ đạo


Đa số các vệ tinh thường được phân nhóm dựa theo quỹ đạo của chúng. Các vệ
tinh thường được xếp loại dựa theo độ cao của chúng.
• Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO-Low Earth Orbit: 200 đến 1200 km bên trên
bề mặt Trái Đất) sử dụng cho chụp ảnh khí tượng, thông tin di động …
• Quỹ đạo Trái Đất tầm trung (ICO hay MEO-Medium Earth Orbit: 1200 đến 35
286 km) , sử dụng cho GPS …
• Quỹ đạo địa tĩnh (GSO / GEO-Geostationary Earth Orbit 35 786 km trên bề
mặt Trái Đất)
• Quỹ đạo Trái Đất tầm cao ( HEO-Highly Elliptical Orbit: trên 35 786 km)

139
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

6.4.2 Các đặc điểm của thông tin vệ tinh.


• Các ưu điểm chính của thông tin vệ tinh so với các phương tiện thông tin khác là :
• Có khả năng đa truy nhập.
• Vùng phủ sóng rộng.
• Ổn định, chất lượng và khả năng cao về thông tin băng rộng.
• Có thể ứng dụng cho thông tin di động.
• Hiệu quả kinh tế cao trong thông tin cự ly lớn, đặc biệt trong thông tin liên lục
địa.
• Sóng vô tuyến điện phát đi từ một vệ tinh ở quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh có thể bao
phủ 1/3 toàn bộ bề mặt trái đất.
Nhược điểm. Tổng số chiều dài của đường lên và xuống ở thông tin vệ tinh là trên
70.000 Km, sóng phải đi mất khoảng 1/4 giây gây ra một thời gian trễ đáng kể.

6.4.3 Đa truy nhập của thông tin vệ tinh.


• Kỹ thuật sử dụng một vệ tinh chung cho nhiều trạm mặt đất và việc tăng hiệu quả
sử dụng của nó tới cực đại được gọi là đa truy nhập.
• Đa truy nhập là phương pháp dùng một bộ phát đáp trên vệ tinh chung cho nhiều
trạm mặt đất.
• Đa truy nhập có thể phân chia ra nhiều dạng
™ Phân chia đa truy cập theo FDMA, TDMA, CDMA, SDMA
• Trong FDMA (Đa truy nhập phân chia theo tần số) , các trạm mặt đất riêng phát đi
các sóng mang với tần số khác nhau nhưng các băng tần bảo vệ thích hợp sao cho các tần
số sóng mang này không chồng lẫn lên nhau.
• Ở TDMA ( Đa truy nhập phân chia theo thời gian ) sóng mang phát đi từ mỗi trạm
mặt đất cần phải được điều khiển chính xác sao cho sóng mang của chúng nằm trong khe
thời gian được phân phối trước bằng cách
• Truyền tín hiệu một cách gián đoạn
• Dự phòng một thời gian bảo vệ giữa các sóng mang phát gián đoạn sao cho chúng
không chồng lấn lên nhau.
• Do đó phải có một trạm chuẩn, phát đi một tín hiệu chuẩn.
• CDMA (SSMA) là một phương pháp đa truy nhập trong đó mỗi trạm mặt đất phát
đi một tần số mang như nhau nhưng sóng mang này trước đó đã được điều chế bằng một
mã bít đặc biệt (code) quy định cho mỗi trạm mặt đất trước khi phát tín hiệu đã điều chế.

140
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Ở loại đa truy nhập này, ngay cả khi có nhiều tín hiệu điều chế được đưa vào một
bộ phát đáp, thì trạm mặt đất thu có thể tách tín hiệu cần thu từ các tín hiệu khác bằng
cách sử dụng một mã bit đặc biệt, thực hiện được giải điều chế.
• SDMA (Space Division Multiple Access) là một phương pháp đa truy nhập trong
đó các búp sóng an ten chùm hẹp được chuyển từ hướng nầy sang hướng khác, hay có
nhiều búp sóng theo các hướng khác nhau
• Về cơ bản, các sóng mang được tái sử dụng lại tại các vị trí khác nhau

Hình 6.22. FDMA (Đa truy nhập phân chia theo tần số)

Hình 6.23. TDMA ( Đa truy nhập phân chia theo thời gian )

141
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.24. CDMA ( Đa truy nhập phân chia theo mã )

Hình 6.25. SDMA ( Space Division Multiple Access)

với búp sóng có thể xoay được

142
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

™ Phân chia đa truy cập theo phân phối kênh

• Nếu xét đa truy nhập theo quan điểm phân phối kênh thì có thể được chia ra đa
truy nhập phân phối trước (cố định) và đa truy nhập phân phối theo yêu cầu (linh hoạt )
• Đa truy nhập phân phối trước (FAMA – Fixed Assiggned Multiple Access ) các
kênh vệ tinh được phân bố cố định cho các trạm mặt đất khác nhau, bất chấp có hay
không có các cuộc gọi phát đi.
• Đa truy nhập phân phối theo yêu cầu (DAMA – Demand Assiggned Multiple
Access ): là phương pháp truy nhập trong đó các kênh vệ tinh được sắp xếp lại mỗi khi có
yêu cầu thiết lập kênh đưa ra từ các trạm mặt đất liên quan.
• Đa truy nhập phân phối theo yêu cầu cho phép sử dụng hiệu quả dung lượng kênh
của vệ tinh, đặc biệt khi nhiều trạm mặt đất có dung lượng kênh nhỏ sử dụng chung một
bộ phát đáp.

Hình 6.26. TDMA kiểu phân phối trước (FAMA )

Và TDMA kiểu phân phối theo yêu cầu (DAMA )

143
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

™ Phân chia đa truy cập theo số kênh trên 1 sóng mang


• Nếu xét theo quan điểm ghép kênh thì có thể được chia ra SCPC và MCPC
• SCPC ( Single Channel Per Carrier )
• MCPC ( Multiple Channel Per Carrier ) Các tín hiệu được ghép kênh trước khi
điều chế sóng mang

Hình 6.27. MCPC ( Multiple Channel Per Carrier )

6.4.4 Truyền sóng trong thông tin vệ tinh

™ Tần số làm việc của thông tin vệ tinh

144
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.28. Mô hình thông tin vệ tinh

• Sóng vô tuyến điện sử dụng trong thông tin vệ tinh cần phải xuyên qua tầng điện ly
và khí quyển bao quanh trái đất, nhưng sóng vô tuyến điện với các tần số cao bị hấp thụ
và bị các suy hao khác trong khí quyển, đặc biệt trong mưa.
• Khoảng tần số bị suy hao nhỏ là 1 đến 10 Ghz được gọi là” cửa sổ tần số ”.


Hình 6.29. cửa sổ tần số
• Khoảng tần số sử dụng nhiều hơn hiện nay trong thông tin vệ tinh là băng C có tần
số 4 Ghz đến 6Ghz. ( B = 500 MHz)
• Băng Ku từ 11 Ghz đến 14 Ghz bị hấp thụ lớn trong mưa nhưng cũng được sử
dụng thường xuyên, do thiếu các băng tần.
• Để sử dụng hiệu quả tần số, có thể tiến hành các biện pháp sau đây :
• Giới hạn số vệ tinh phóng.
• Sử dụng lại cùng một tần số bằng cách dùng phân cực vuông góc.
• Chiếu xạ vùng phục vụ bằng nhiều búp sóng điểm từ vệ tinh và sử dụng tối đa
tần số giống nhau với sự phân cách thích hợp các búp sóng này.

145
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Tăng số bit truyền trong một Hz bằng cách sử dụng điều chế số nhiều mức,
nhiều pha.
™ Phân cực sóng.
• Hướng phân cực là hướng dao động của điện trường.
• Có hai loại phân cực sóng vô tuyến điện được sử dụng trong thông tin vệ tinh:
sóng phân cực thẳng và sóng phân cực tròn.
• Sóng phân cực thẳng có thể được tạo ra bằng cách dẫn các tín hiệu từ một ống dẫn
sóng chữ nhật đến một anten loa.
• Người ta chia ra 2 loại phân cực thẳng là phân cực đứng và phân cực ngang


Hình 6.30. anten loa
• Sóng phân cực tròn là sóng trong khi truyền lan, phân cực của nó quay tròn. Có thể
tạo ra loại sóng này bằng cách kết hợp hai sóng phân cực thẳng có phân cực vuông góc
với nhau và góc lệch pha là 90°
• Sóng phân cực tròn là phân cực phải hay trái phụ thuộc vào sự khác pha giữa sóng
phân cực thẳng là sớm pha hay chậm pha
• Yêu cầu hoạt động đối với anten thông tin vệ tinh.
• a. Hệ số tăng ích cao và hiệu suất cao.
• b. Hướng tính cao và búp sóng phụ nhỏ: để chúng không can nhiễu vào hệ thống
thông tin khác (vệ tinh và mặt đất).
• c. Đặc tính phân cực tốt: để sử dụng tần số một cách hiệu quả bằng cách ghép các
sóng phân cực ngang và đứng .
• d. Tạp âm thấp. Cần giảm tạp âm để bảo đảm được các tỷ số G/T yêu cầu.

146
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

™ Phân loại Anten


• a. Anten parabol, có sơ cấp đặt tại tiêu điểm.
• Đây là loại anten có cấu trúc đơn giản nhất và giá thành thấp nhất. Nó được dùng
chủ yếu ở các trạm chỉ thu ( không phát) và các trạm nhỏ dung lượng thấp.
• b. Anten cassegrain.
• Là loại anten có thêm một gương phản xạ phụ vào gương phản xạ chính, hệ số tăng
ích của anten được nâng cao và đặc tính búp phụ cũng được cải thiện chút ít. Anten được
sử dụng cho các trạm bình thường, có quy mô trung bình.
• c. Anten lệch ( bù).
• Anten có bộ phận fiđơ, gương phản xạ phụ được đặt ở vị trí lệch một ít so với
hướng trục của gương phản xạ để các bộ phận fiđơ và gương phản xạ nhỏ không chặn
đường đi của sóng. Do đó búp sóng phụ được cải thiện rất lớn so với anten cassegrain,
dẫn đến hệ số tăng ích lớn hơn.

Hình 6.31. Anten và búp sóng

147
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

™ Độ lợi của anten Gmax


Gmax = (4π/λ2)Aeff = η.4π (f/c)2 .A = η.(πD.f/c)2 = η.(πD/λ)2
• ( Do A = π D2/4, Aeff = η.A )
• Gmax : Độ lợi cực đại ở hướng bức xạ của anten
• λ [m] : Bước sóng = c/f (c: vận tốc ánh sáng, f: tần số)
• Aeff [ m2] : Diện tích độ mở hiệu dụng
• η : Hiệu suất của Antenn (55 đến 75%)
• D [m] : Đường kính độ mở của anten (mặt phản xạ)(m)

• Độ rộng búp sóng 3dB (nửa công suất) được tính theo θ3dB
• θ3dB là góc giữa 2 hướng mà độ lợi giảm còn một nửa so với hướng cực đại.
• θ3dB = η -0,5 .λ / D [rad]
• = 57.3 η -0,5 .λ / D [degrees]
• Khi ta sử dụng anten càng lớn, tần số càng cao thì độ lợi của anten càng lớn và độ
rộng búp sóng càng hẹp.
• Với một anten cho trước ( D không đổi ), tính định hướng của nó sẽ càng lớn khi ta
sử dụng tần số càng cao.
• Khi tần số sử dụng f không đổi, tính định hướng của anten sẽ càng cao khi ta sử
dụng anten càng lớn.

6.4.5 Tính toán đường truyền vệ tinh

™ Mô hình thông tin vệ tinh


• T : Transmitter (Trạm phát)
• S : Satellite (Vệ tinh)
• R : Receiver (Trạm thu)
• U : Uplink (Tuyến lên)
• D : Downlink (Tuyến xuống)

148
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.32. MCPC ( Multiple Channel


™ Các khái niệm về công suất phát và thu tín hiệu
• Với d là khoảng cách giữa anten phát và anten thu
• EIRP (Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương) đặc trưng cho khả năng phát
tại anten
• EIRP = PA = PT .GT = [(Công suất phát) * (Độ lợi của anten)] [W]
• Người ta xác định EIRP của vệ tinh tại 1 vị trí cụ thể trên mặt đất thông qua sơ đồ
vùng phủ sóng vệ tinh footprint

Hình 6.33. Vùng phủ sóng vệ tinh footprint

149
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Công suất tín hiệu thu được PR bởi anten có độ lợi GR là


• PR = ( PA / Lfs ) GR = ( PT .GT / Lfs ) GR
• Ở đây Lfs suy hao không gian tự do ( Free Space Loss)
• Lfs = (4π d / λ)2
• G/T [dB/ 0K] đặc trưng cho độ nhạy của hệ thống thu tại vị trí anten
• T trị số nhiệt tạp âm tại đầu vào máy thu qui đổi từ công suất tạp âm
Ví dụ cho T = 100 0K , G = 60 dB thì G/T = 60-20 = 40 [dB/ 0K]
( Do T = 100 0K Æ 20 dB = 10 lg T )
Khi thiết kế năng lượng đường truyền ta cũng cần chú ý đến các suy hao và các
nguồn tạp âm, nhiễu khác tuyến, nhiễu cùng tuyến
™ Suy hao
• Suy hao trong khí quyển (mưa, mây, tuyết, băng...) : LA
• Suy hao do feeder của thiết bị phát và thu : LfTX ; LfRX
• Suy hao do đặt anten phát và thu bị lệch : LT ; LR
• Suy hao do mất phối hợp phân cực.
™ Các nguồn tạp âm nơi thu
Các nguồn tạp âm bên ngoài hệ thống gây ra nhiệt tạp âm của anten TA gồm
• Tạp âm vũ trụ
• Tạp âm khí quyển như oxy, nitơ, hơi nước, mưa , sương mù...
• Tạp âm trái đất
• Tạp âm giao thoa. Nó sinh ra do sự giao thoa sóng điện từ của trạm mặt đất
thông tin vệ tinh với các trạm vi ba trên mặt đất.
• Tạp âm mặt trời

Hình 6.34. Noise-sun xảy ra khi trạm mặt đất, vệ tinh, mặt trời thẳng hàng

Các nguồn tạp âm bên trong hệ thống

150
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Nguồn tạp âm do suy hao trên dây feeder


• Nguồn tạp âm do bên trong máy thu
• Công suất các nguồn tạp âm nầy có thể qui đổi ra một trị số nhiệt tạp âm tại đầu vào
máy thu như sau
• Công suất tạp âm N tỉ lệ thuận với nhiệt độ T
• Công suất tạp âm N = k.T.B [W]
• k : Hằng số Boltzmans = 1.38*10 -23 [J/ 0K]
• T : Nhiệt tạp âm được tính bằng 0K
• B : Độ rộng băng tần 3 dB của thiết bị [Hz]
Ví dụ cho T = 300 0K , B = 40 MHz thì N = 1,66*10-13 W
• Nhiệt tạp âm tương đương của hệ thống M1 và M2
• Te = Te1 + Te2 / G1


Hình 6.35. Nhiệt tạp âm tương đương của hệ thống M1 và M2

• Tổng quát nhiệt tạp âm tương đương của hệ thống gồm n thành phần
• Te = Te1 + Te2 / G1 + . . . + Ten / (G1 G2 . . . Gn-1)
• Ta nhận thấy : vì tín hiệu trở nên lớn hơn khi đi qua mỗi tầng khuếch đại, nên tác
động của tạp âm tại mỗi tầng lại nhỏ đi.
• Nếu như hệ số khuếch đại của tầng đầu là đủ lớn, thì tạp âm xảy ra tại tầng thứ hai
và các tầng khuếch đại tiếp theo có thể bỏ qua. Vì vậy khi cần phải giảm tạp âm trong
máy thu xuống nhỏ hơn. Trong hệ thống thông tin vệ tinh, ta phải sử dụng tầng khuếch
đại đầu tiên có hệ số khuếch đại cao và có tạp âm thấp ( LNA ).

151
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh


Hình 6.36. Nhiệt tạp âm tương đương của hệ thống anten thu
• Đối với anten của trạm mặt đất (tuyến xuống) TA = Tsky + Tground
• Nhiệt tạp âm của máy thu : TR
• TR = TLNA + TMX / GLNA + TIF / GLNA GMX


Hình 6.37. Nhiệt tạp âm tương đương của máy thu
™ Nhiễu khác tuyến
• Có bốn cách , trong đó các tuyến thông tin có thể nhiễu với nhau :
• Vệ tinh thông tinh khác Æ trạm mặt đất
• Trạm mặt đất khác Æ vệ tinh thông tin
• Tuyến vi ba mặt đất Æ vệ tinh thông tin

152
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Tuyến vi ba mặt đất Æ trạm mặt đất


• Nhiễu lớn nhất xảy ra giữa tuyến vi ba mặt đất và trạm mặt đất.
• Nhiễu từ tuyến vi ba mặt đất đến hệ thống vệ tinh là không đáng kể.


Hình 6.38. Nhiễu khác tuyến
™ Nhiễu cùng tuyến
• Nhiễu cùng tuyến do thực hiện kỹ thuật dùng lại tần số để sử dụng hiệu quả phổ tần
• Hai phương pháp thường được thực hiện để sử dụng lại tần số là phân cách búp sóng
và phân cực kép.
• Tạp âm nhiễu kênh lân cận . khi thành phần kênh lân cận có cùng phân cực với tuyến
vệ tinh

Hình 6.39. Nhiễu cùng tuyến

153
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

6.4.6. Sơ đồ khối trạm mặt đất


Bao gồm phần giao tiếp, mã hoá, Modem, chuyển đổi tần số , khuếch đại công suất
HPA ở phần phát hoặc khuếch đại tạp âm thấp LNA ở phần thu

Hình 6.40. Codec và Modem

Hình 6.41. Codec và Modem - Chi tiết

Bộ UP/DOWN CONVERTER ( Băng C ) được đặt giữa MODEM và LNA hoặc


HPA, có nhiệm vụ đổi tần từ trung tần IF (70 MHz) thành tần số RF ( 6GHz) đối với
tuyến lên hay đổi tần từ tần số RF ( 4GHz) thành tần số trung tần IF (70 MHz) đối với
tuyến xuống ( đổi tần 2 lần )

154
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.42. Bộ chuyển đổi tần số

Hình 6.43. Bộ khuếch đại công suất HPA


• Tạp âm điều biến tương hỗ (xuyên điều chế) trên HPA trong vệ tinh , sinh ra khi bộ
phát đáp của nó khuếch đại đồng thời nhiều sóng mang. Các đặc tính phi tuyến vào ra của
bộ phát đáp là nguyên nhân sinh ra tạp âm điều biến tương hổ.
• Khi mức vào vượt quá một giá trị nào đó, thì mức ra của bộ khuếch đại HPA không
tăng nữa. Hiện tượng này gọi là bão hòa.
• Để méo do điều biến tương hổ nhỏ hơn giá trị cho phép, bộ khuếch đại phải làm
việc ở mức thấp hơn điểm bão hòa.

155
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• Mức công suất chênh lệch được gọi là độ lùi đầu vào (back-off).


Hình 6.44. Đặc tính bộ khuếch đại công suất HPA
6.4.6. Sơ đồ khối của trạm lặp vệ tinh

Hình 6.45. Vệ tinh Thaicom 3

156
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Tín Bộ Bộ Bộ
hiệu từ lọc khuếch Bộ chuyển lọc
tuyến thông đại tạp đổi xuống thông
lên thấp âm thấp thấp Tuyến
xuống
BPF LNA BPF TWTA

Anten
Anten LO Bộ khuếch phát
thu đại công 4GHz
6GHz suất đèn
Bộ dao sóng chạy
động nội

Hình 6.46. Sơ đồ khối chức năng của một bộ phát đáp (trên vệ tinh)

6.4.7. Giới thiệu các hệ thống vệ tinh toàn cầu


• Các dịch vụ vệ tinh :
• DBS (Direct Broadcast Satellite) Dịch vụ phát thanh trực tiếp qua vệ tinh ở Mỹ, sử
dụng vệ tinh địa tĩnh
• VSAT ( Very Small Aperture Terminal) với đường kính an ten < 2,4 m , sử dụng
trong hàng không , ngân hàng
• MSAT (Mobile Satellite Service) Dịch vụ vệ tinh di động , sử dụng trong liên lạc
xe cộ, tàu thuyền , máy bay…
• Radarsat Vệ tinh thám hiểm từ xa các nguồn tài nguyên của trái đất , sử dụng trong
vẽ bản đồ , theo dõi ô nhiễm dầu , quản lý rừng …
• GPS
• Microsat sử dụng trong thông tin liên lạc cá nhân do Motorola phát triển

157
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

6.5. Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS


6.5.1. Giới thiệu hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS
Một số thông tin về các vệ tinh GPS (còn gọi là NAVSTAR, tên gọi chính thức của
Bộ Quốc phòng Mỹ cho GPS):
• Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978.
• Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994.
• Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 10 năm.
• Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500 kg và dài khoảng 17 bộ (5 m) với các
tấm năng lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7 m²).
• Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts.
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác định
vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh
Hệ thống GPS (Global positioning system) gồm có 24 vệ tinh phân phối thành 6
nhóm bay theo 6 quỹ đạo hình tròn quanh trái đất và ở độ cao 12 nghìn dặm cách mặt đất.
( Khoảng 20 200 km. ) Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời
gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc 7 nghìn dặm một giờ.
Trong cùng một thời điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng
cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được toạ độ của vị trí đó.
GPS được thiết kế và quản lý bởi Bộ quốc phòng Mỹ, nhưng chính phủ Mỹ cho
phép mọi người sử dụng nó miễn phí, bất kể quốc tịch.
Các nước trong Liên minh châu Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có
tính năng giống như GPS của Hoa Kỳ, dự tính sẽ bắt đầu hoạt động năm 2010

Hình 6.47. sơ đồ 24 vệ tinh GPS

Hệ thống dẫn đường truyền thống dựa trên các trạm phát tín hiệu
• hệ thống LORAN – (LOng RAnge Navigation) dùng cho hàng hải

158
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

• TACAN – (TACtical Air Navigation) – dùng cho quân đội Mỹ


• VOR/DME – VHF (Omnidirectional Range/Distance Measuring
Equipment) – dùng cho hàng không dân dụng.
GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính phủ
Mỹ cho phép sử dụng dân sự. Chúng không đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên tục và độ chính
xác. Chúng không thoả mãn được những yêu cầu an toàn cho dẫn đường dân sự
Hệ thống dẫn đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã
đặt mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân sự.

Hình 6.48. Định vị máy bay qua 4 vệ tinh GPS

6.5.2. Sự hoạt động của GPS

Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ
đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận
thông tin này và tính được vị trí của người dùng.
Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời
gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa.
Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của
người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai
chiều (kinh độ, vĩ độ ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh
trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin
khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách
tới điểm đến, và nhiều thứ khác nữa

159
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hình 6.49. máy thu GPS

6.5.4. Tín hiệu GPS


Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu dải tần số L1 và L2. (dải tần L trải rộng từ 0,39
tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng tần số L1 575,42 MHz.
Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên
văn và dữ liệu lịch.
Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được vệ tinh nào là
phát thông tin nào. Có thể nhìn số hiệu của các quả vệ tinh trên trang vệ tinh của máy thu
Garmin để biết nó nhận được tín hiệu của vệ tinh nào.
Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm
trong ngày. Mỗi vệ tinh phát dữ liệu thiên văn chỉ ra thông tin quỹ đạo cho vệ tinh đó và
mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng
thái của vệ tinh, ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát hiện ra vị trí.

6.5.5. Độ chính xác của GPS


Tình trạng nhất định của khí quyển và các nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng
tới độ chính xác của máy thu GPS.
Các máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS (Hệ Tăng Vùng Rộng, Wide Area
Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3 mét.

160
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

GPS vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để có độ chính xác
trong khoảng 3 đến 5 mét.
Các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác GPS
• Tín hiệu vệ tinh bị chậm đi khi xuyên qua tầng khí quyển.
• Tín hiệu đi nhiều đường – do tín hiệu phản xạ trước khi tới máy thu.
• Lỗi máy thu – Đồng hồ có trong máy thu không chính xác như đồng hồ nguyên tử
trên các vệ tinh GPS.
• Lỗi quĩ đạo –do vệ tinh thông báo vị trí không chính xác.
• Số lượng vệ tinh nhìn thấy – Càng nhiều vệ tinh được máy thu GPS nhìn thấy thì
càng chính xác.
• Nhà cao tầng, địa hình, nhiễu loạn điện tử, gây lỗi định vị
• Phân bố vệ tinh lý tưởng là khi các vệ tinh ở vị trí góc rộng với nhau. Phân bố xấu
xảy ra khi các vệ tinh cụm thành nhóm.
• Sự giảm có chủ tâm tín hiệu vệ tinh – Là sự làm giảm tín hiệu cố ý do sự áp đặt
của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm chống lại việc đối thủ quân sự dùng tín hiệu GPS
chính xác cao. Chính phủ Mỹ đã ngừng việc này từ tháng 5 năm 2000, làm tăng
đáng kể độ chính xác của máy thu GPS dân sự.
• Tuy nhiên biện pháp này hoàn toàn có thể được sử dụng lại trong những điều kiện
cụ thể. Chính điều này là tiềm ẩn hạn chế an toàn cho dẫn đường và định vị dân sự.

6.6. Hệ thống mobile toàn cầu (MSAT)

Hình 6.50. Liên kết MSAT với hệ thống thông tin di động

161
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

Hệ thống thông tin di động Mobile ở mặt đất thông thường chỉ phục vụ hiệu quả ở
khu vực mật độ cao như thành thị , đất liền.
Hệ thống vệ tinh di động phục vụ hiệu quả ở khu vực mật độ thấp như hàng không
, hàng hải , vùng sâu
MSAT có thể liên kết với hệ thống thông tin di động tế bào ở mặt đất thành hệ
thống thông tin liên lạc toàn thế giới
Trong MSAT , anten có độ lợi nhỏ 3Æ 6 dB ( Đẳng hướng) hay 10Æ 14 dB
(Chỉnh được hướng ) thu cả tín hiệu truyền thẳng và phản xạ . Do đó có thể có hiện tượng
fading
MSAT ở băng L có băng thông hẹp ( 14MHz) sử dụng an ten vệ tinh nhiều búp
sóng . Trong đó cho phép sử dụng lại phổ tần , tại 2 búp sóng cách nhau ít nhất 1 búp
sóng
Hai kỹ thuật đa truy cập trên băng L/Ku phù hợp mạng MSAT là FDMA và
CDMA, vì TDMA cần nhiều công suất nguồn cho đầu cuối.
Phương thức SCPC – DAMA (Single Channel Per Carrier) : Khi có cuộc gọi yêu
cầu vệ tinh sẽ cấp 1 cặp tần số sóng mang để phục vụ cho kênh đó
Các dịch vụ trên MSAT
MRTS ( Mobile Radio Trunking Service) dịch vụ thông tin di động có tầm phủ
rộng hơn rất nhiều so với dịch vụ thông tin di động tế bào
IMRS( Interconnected Mobile Radio Service ) dịch vụ thông tin di động liên kết
với các mạng điện thoại công cộng PSTN để mở rộng tầm phủ
MDS ( Mobile Data Service) cung cấp các đường truyền dữ liệu 2 chiều giữa các
đầu cuối cố định và di động

162
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ACI Adjacent Channel Interence Nhiễu kênh lân cận


ARQ Automatic Repeat Request Yêu cầu lặp lại tự động
BER bit error rate Tỷ lệ lỗi bit
BPF Band Pass Filter Bộ lọc thông thấp
BPSK Binary Phase Shift Keying Khoá dịch pha nhị phân
BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc
BTS Base Transceiver System Hệ thống thu phát gốc
CBC Cipher Block Chaining Chuỗi khối ký số
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
CIMS Customer Information Hệ thống quản lý thông tin
Management System khách hàng
CSC Common Signaling Channel Kênh báo hiệu chung
DAC Digital To Analog Converter Bộ chuyển đổi số - tương tự
DPSK Differential Phase Sift Keying Khoá dịch pha vi phân
EIRP Equivalent Isotropic Radiated Công suất bức xạ đẳng
Power hướng tương đương
ES Earth Station Trạm mặt đất
FAMA Fixed Assigned Multiple Access Đa truy nhập gán cố định
FDM Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia tần số
FDMA Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia
Access theo tần số
FH Frequency Hopping Nhảy tần
FM Frequency Modulation Điều tần
GEO Geostationary Orbit Quỹ đạo địa tĩnh
GMR Geo Mobile Radio Vô tuyến di động địa tĩnh
GOCC Glopal Operational Control Center Trung tâmđiều khiển mặt đất
GPRS General Packet Radio System Hệ thống vô tuyến gói chung
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
GSC Gateway Station Controller Bộđiềukhiểntrạm cổng chính
GSM Global System For Mobile Hệ thống thông tin di động
Communication toàn cầu
GTS Ground Transceiver Subsystem Hệ thốngconthu phát mặt đất
GWS Gateway Subsystem Hệ thống con cổng chính
HDTV High Definition Televition Truyền hình độ phân giải cao
HEO Highly Elliptical Orbit Quỹ đạo elip tầm cao
HPA High Power Amplifier Khuyếch đại công suất cao
IF Inter-Requency Trung tần
IOL Inter Orbit Link Tuyến kết nối giữa các
hệ thống với nhau

163
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

ISDN Intergated Services Digital Mạng số liên kết đa dịch vụ


Network

ISL Inter System Link Tuyến kết nối giữa các


hệ thống với nhau
ITU International Telecommunication Liên minh viễn thông quốc tế
Union
LEO Low Earth Orbit Quỹ đạo mặt đất tầm thấp
LNA Low Noise Amolifier Bộ khuyếch đại tạp âm thấp
LO Local Oscillator Bộ dao động nội
MCT Mobile Communication Terminal Thiết bị đầu cuối truyền tin
di động
MEO Medium Earth Orbit Quỹ đạo mặt đất tầm trung
MSC Mobile Switching Center Trungtâmchuyểnmạchdiđộng
NCC Network Control Center Trung tâm điều khiển mạng
NGEO Non-Geo Vệ tinh không địa tĩnh
PAL Phase Alternation By Line Đảo pha theo dòng
PAM Pulse Amplitude Modulation Điều chế biên độ xung
PC Pseudorandom Code Mã giả ngẫu nhiên
PSCN Personal Satellite Communications Mạngthôngtin vệ tinhcá nhân
Network
PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất
công cộng
PN Pseudo Noise Code Mã giả tạp âm
PSK Phase Shift Keying Khoá dịch pha
PSTN Public Switched Telephone Mạngđiệnthoại chuyển mạch
Network công cộng
QoS Quality Of Service Chất lượng dịch vụ
QPSK Quadrature Phase Shift Keying Khoá dịch pha cầu phương
RF Radio Frequency Tần số vô tuyến
SCC Satellite control center Trung tâm điều khiển vệ tinh
SCPC Single Channel Per Carrier Một kênh truyền đơn trên
một sóng mang
SDMA Space Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia
theo không gian
SL Satellite Vệ tinh
SNMC Service Provider Network Trung tâm quản lý mạng cung
Management Center cấp dịch vụ
SOCC Satellite Operational Control Trung tâm điều khiển
Center hoạt động vệ tinh
SORF Start Of Received Frame Khởi đầu của khung thu
SOTF Start Of Transmit Frame Khởi đầu khung phát

164
Chương 6: Hệ thống thông tin viba và vệ tinh

SSB Single Sideband Đơn biên


SSMA Spread Spectrum Multiple Access Đa truy nhập trải phổ
S-Tch Satellite Traffic Channel Kênh lưu lượng vệ tinh
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
thời gian
TVRO Televition Receiver Only Trạm mặt đất thu
TWTA Travelling Wave Tube Amplifier Khuyếch đại đèn sóng chạy
UHF Ultra-High Frequency Tần số cực cao
UW Unique Word Từ duy nhất
VHF Very High Frequency Tần số rất cao
VSAT Very Small Aperture Terminal Đầu cuối có độ mở rất nhỏ

165

You might also like