You are on page 1of 31

I.

CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA

Sơ đồ Phát triển:

Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính:

1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai
đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh
tới số nhánh tối đa)

1
2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông
và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá
đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.

3. Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông
lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.

2
Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng:

Giai đoạn trương hạt.


Giai đoạn hạt nảy mầm.


Giai đoạn đẻ nhánh.


Gian đoạn phát triển lóng thân.


Giai đoạn phân hoá hoa.


Giai đoạn trỗ bông.


Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh.


Giai đoạn hạt chín sữa.


Giai đoạn hạt chín sáp.


Giai đoạn hạt chín hoàn toàn.

3
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ
khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn,
thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
- Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng
mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.
- Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian
gieo hạt đến lúc thu hoạch.
Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời
gian sinh trưởng 90 - 120 ngày, giống lúa trung
ngày là 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ,
do thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp
nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200
ngày.
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa
phương có thời gian sinh trưởng 200 -240 ngày
ở vụ mùa , cá biệt những giống lúa nổi có thời
gian sinh trưởng đến 270 ngày..
Giai đoạn nảy mầm
Đời sống cây lúa bắt đầu bằng quá trình nẩy
mầm. Hạt nảy mầm được cần phải hút no nước,
do vậy, để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba
ngày đêm (72 giờ) hạt mới hút đủ nước. Cứ mỗi ngày đêm (24 giờ)
thay nước một lần.
Hạt đã hút no nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ 24-30 giờ.
Trong suốt quá trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt
hoá tinh bột, protein và các chất béo để biến đổi thành những chất
đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi phân chia
lớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi trương to, đẩy mầm và rễ
mầm ra khỏi vỏ trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm.
Điều kiện ảnh hưởng đến sự nẩy mầm
- Sức nẩy mầm của hạt: Thu hoạch lúa đảm bảo độ chín, bảo quả
tốt sức nảy mầm của hạt tốt hơn. Hạt giống có vỏ trấu mỏng
thường hút nước nhanh hơn giống vỏ dày, do đó thời gian nảy
mầm thường ngắn hơn.
- Độ ẩm: Hạt giống nảy mầm khi hàm lượng nước của hạt đạt 25-
35% (không nẩy mầm nếu hàm lượng nước của hạt dưới 13%). Tốc độ hút nước của hạt
phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. Trong điều kiện thời tiết lạnh vụ đông
xuân, nên ngâm hạt giống với nhiệt độ nước 25 - 300c để rút ngắn thời gian ngâm. Tuy
nhiên thời gian ngâm quá dài, hạt hút nhiều nước, tinh bột trong hạt gạo phân giải thành
đường rồi hoà tan trong nước làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt. Đồng thời, hạt dễ bị chua,
thối hoặc mầm yếu.
- Nhiệt độ: nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 -120C , nhiệt độ thích hợp là 30 -35oC, nhiệt
độ lớn hơn 400C có hại cho sự nảy mầm .

4
Khi hạt nảy mầm cũng cần phảI có đủ lượng không khí, chủ yếu là oxy cho mầm và rễ
mầm phát triển.
Do vậy, trong kỹ thuật ngâm ủ, người ta điều tiết quan hệ nước, oxy để khống chế sự phát
triển của mầm và rễ. Kinh nghiệm ”ngày ngâm đêm ủ” cũng là một biện pháp điều tiết sự
phát triển của mầm và rễ cho phù hợp.

Giai đoạn mạ
Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc
phương pháp gieo trồng. Gieo mạ ruộng (mạ dược) đối với
các giống lúa cũ dàI ngày, thời kỳ mạ khoảng 40 - 45 ngày ở
vụ mùa, 50 -60 ngày ở vụ đông xuân, các giống lúa ngắn
ngày khoảng 25 -30 ngày. Gieo mạ nền, mạ sân tuổi mạ 15
-18 ngày ở trà xuân muộn, gieo mạ khay (mạ Nhật bản) thời
gian tuổi mạ chỉ 7-10 ngày tương ứng với 2,5 -3 lá ở vụ mùa.
Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá
đầu tương đối nhanh, rễ phôi cũng phát triển và hình thành
vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưa nhiều.để cho cây
mạ sinh trưởng thuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng
mạ, tránh bị ngập hoặc hạn.
Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự
trữ trong hạt nên chưa cần bón thúc. Cây mạ còn nhỏ, yếu,
khả năng chống chịu kém. Vì vậy cần tạo điều kiện để cây
mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh. ..
Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5 - 6 lá đối với giống
trung ngày và 6 - 7 lá đối với giống dài ngày là có thể nhổ
cấy.

Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ môi trường để


sống, cần chú chăm sóc, bón thúc cho mạ phát triển. Chiều
cao cây, kích thước cây mạ tăng mạnh, có thể ra được 4 - 5
lứa rễ, khả năng chống chịu cũng tăng lên.

Ở phía Bắc, những năm rét nhiều, mạ sinh trưởng chậm, tốc độ ra lá chậm nên thời kỳ mạ
thường kéo dài. Ngược lại, năm ấm tốc độ ra lá nhanh, sớm đạt tuổi mạ cấy, cần có biện
pháp hãm mạ để tránh mạ già, mạ ống.

Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho mạ tốt, mạ khoẻ giúp cho cây lúa khi cấy
chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều
kiện cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau
này.
Giai đoạn đẻ nhánh
Điều kiện bình thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có
thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh. Trời âm u,

5
thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài 15 -20 ngày, thậm chí 25 -
30 ngày ở vụ chiêm xuân phía Bắc.
Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá . Thời kỳ này quyết định
đến sự phát triển diện tích lá và số bông.
Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và
biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời gian đẻ nhánh có
thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 -
50 ngày ở vụ mùa, 20 - 25 ngày ở vụ hè thu.
Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ
nhánh dài hơn các trà cấy muộn. Thúc đạm sớm,
quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn,
thời gian đẻ nhánh kéo dài. Mật độ gieo cấy thưa
thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày. Tuổi mạ
non thời gian đẻ nhánh dài hơn so với mạ già.

Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí


mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng
thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở
thành nhánh hữu hiệu ( nhánh thành bông).

Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông, tránh
bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh vô
hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng

Giai đoạn phát triển đốt thân


Trên đồng ruộng sau khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển
sang thời kỳ làm đốt
* Thời gian làm đốt
- Thời gian làm đốt dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ đến
thời kỳ trỗ bông, cũng như liên quan đến số lóng kéo dài trên
thân nhiều hay ít.
- Giống lúa ngắn ngày có thời gian làm đốt khoảng 25 -30
ngày, giống lúa trung ngày 30 - 40 ngày và dài ngày khoảng
50 -60 ngày. Thời gian làm đốt cũng có những quy luật nhất
định. ở vụ mùa, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng 8, trước
khi làm đòng 7 đến 20 ngày tuỳ giống. ở vụ chiêm xuân, cây
lúa làm đốt vào trung tuần tháng 3, trước khi làm đòng 5 - 7
ngày.
- Thời gian làm đốt, làm đòng của các giống ngắn ngày được
bắt đầu cùng một lúc. Do đó thời gian làm đốt làm đòng bằng
nhau. Đôi khi cũng có giống lúa phân hoá đòng rồi mới làm
đốt, trong trường hợp này thời gian làm đốt ngắn hơn làm
đòng.
* Quá trình làm đốt:

6
- Thân lúa được phát triển từ trục phôi. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thân lúa là
thân giả do các bẹ lá tạo thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa chính thức mới hình
thành.
- Quá trình làm đốt được tính khi lóng thứ nhất ở gốc thân có
chiều dài lớn hơn 0,5 cm . Các lóng ở dưới gốc thường ngắn,
tốc độ phát triển chậm. Các lóng trên dài hơn và tốc độ phát
triển nhanh hơn.
- Số lóng và kích thước lóng: Số lóng trên thân phụ thuộc vào
giống. Giống lúa trung ngày có 6 -7 lóng, giống lúa ngắn
ngày có 4-5 lóng.
Giai đoạn làm đòng
Giai đoạn làm đòng ( từ phân hoá đòng đến đòng già), là quá
trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này, cây
lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý,
khả năng chống chịu ngoại cảnh.
Quá trình này diễn ra ở dỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh
cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bắng mát thường khi đòng
đã dài 1mm, nông dân gọi là cứt gián.
Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vưon dài kết hợp với sự hình hình thành
bông, gié và hoa hoàn chỉnh. Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 6-12cm, bằng 1/2
chiều dài của bông sau này. Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài.
Giai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông. Từ giai đoạn bông
nguyên thuỷ cây lúa còn hình thành được ba lá nữa, không kể lá đòng.

Giai đoạn trổ bông


Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ. Toàn bộ bông
lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là quá trình trỗ xong với thời gian
4-6 ngày. Thời gian trỗ càng ngắn càng có khả năng tránh
được các điều kiện thời tiết bất thuận. Cùng với quá trình trỗ
bông, có giống vừa nở hoa vừa thụ phấn ngay, nhưng cũng
có giống phải chờ trỗ xong mới tiến hành nở hoa thụ phấn.
Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh
- Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước,
các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có
liên quan đến trình tự vào chắc. Những hoa gốc bông nở cuối
cùng, nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận
thường dễ bị lép và khối lượng hạt thấp.
- Thời gian hoa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi điều kiện
thời tiêt thuận lợi.
Khi nở hoa phơi màu, vỏ trấu mở ra. Bao phấn vỡ, hạt phấn
rơi vào đầu nhụy, ống phấn vươn dài tới phôi nang, vỡ ra,
giải phóng 2 hạch đực. 1 hạch kết hợp với trứng và phát triển
thành phôi. Hạch đực còn lại kết hợp với hạch thứ cấp và
phát triển thành phôi nhũ.

7
Sau 8-10 ngày có thể phân biệt rõ các bộ phận của phôi như trục phôi, mầm và rễ phôi. Sau
2 tuần phôi đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt.
Phải mất khoảng một tuần các hoa trên cùng một bông lúa mới nở hết. sau khi trỗ 10 ngày
thì tất cả các hoa trên bông lúa ều được thụ tinh xong, bắt đầu phát triển thành hạt. Những
hoa lúa không đợưc thụ tinh, hạt sẽ bị lép.

Giai đoạn làm hạt


Giai đoạn chín một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹ lá được vận
chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi màu, già và chín. Lá
lúa cũng hoá già bắt đầu từ những lá thấp lên trên theo
giai đoạn phát triển của cây lúa cùng với quá trình chín
của hạt.

Giai đoạn chín sữa


Sau phơi màu 5 - 7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở dạng
lỏng, trắng như sữa. Hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng
hạt có màu xanh. Khối lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ
này, có thể đạt 75 - 80 % khối lượng cuối cùng.
Giai đoạn chín sáp
Giai đoạn này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt
cứng. Màu xanh ở lưng hạt dần dần chuyển sang màu
vàng. Khối lượng hạt tiếp tục tăng lên.
Trong pha khởi đầu của sự chắc hạt, hàm lượng nước
của hạt khoảng 58% và giảm xuống còn khoảng 20 %.
Khi nhiệt độ tăng, hàm lượng nước giảm nhanh hơn.
Giai đoạn chín hoàn toàn
Giai đoạn này hạt chắc cứng. Vỏ trấu màu vàng - vàng
nhạt. Khối lượng hạt đạt tối đa.

8
II. QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỐNG LÚA CẤY :

Thời vụ và nhóm giống lúa theo vùng sinh thái

Chuẩn bị hạt giống

Ngâm ủ hạt giống

Các phương thức làm mạ

Làm đất gieo mạ

Chăm sóc, quản lý ruộng mạ

Kỹ thuật làm đất cấy

Kỹ thuật cấy

Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy


Thu hoạch và bảo quản

9
III. QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỐNG LÚA SẠ :

Thời vụ và nhóm giống lúa theo vùng sinh thái

Chuẩn bị giống và làm đất

Kỹ thuật sạ

Chăm sóc lúa sạ

Thu hoạch và bảo quản

10
TChuẩn bị hạt giống
Vụ đông xuân: Gieo đầu tháng 11 đến 25/11. Sử
dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21,
TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404,
VND95- 19, M

Vụ hè thu: Gieo đầu tháng 4 đến 25/4. Sử dụng


các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100,
ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95-
19, MTL250,

Vụ mùa: Gieo 5/5- 30/5. Sử dụng các giống lúa


VND404, VND95-19, MTL250,MTL392,
MTL449,Khao105, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng
Hương 2...
Nhà nông có câu ”Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt
lúa”. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ
cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt
là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ. có khả năng
chống chịu sâu b ệnh và vượt qua được biến động
bất lợi của điều kiện môi trường từ đó mới có thể
cho năng suất, chất lượng cao.
Để có hạt giống tốt đối với những hộ nông dân tự
làm giống phải tuân thủ quy trình sản xuất và bảo
quản giống do Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn quy định.
Nếu không tự sản xuất được thì phải mua hạt
giống tại những cơ sở cung cấp giống tin cậy.
Hạt giống khỏe phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng
giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những
hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất,
không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.
Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt),
không mang mầm bệnh nguy hiểm.
Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.
Số lượng hạt giống / đơn vị diện tích: Tuỳ theo mùa vụ và trọng lượng 1000 hạt của giống
để tính lượng hạt giống cần cấy ( Trọng lượng 1000 hạt lớn, lượng hạt giống cần nhiều hơn
hạt giống có trọng lượng 1000 hạt thấp). Thông thường l ượng hạt giống cần thiết:
Vụ xuân: 2- 2,5 kg hạt giống/ sào Bắc bộ
Vụ mùa: 1,5- 2 kg hạt giống/ sào Bắc bộ
Lưu ý: Đối với lúa lai chỉ cần 1 kg hạt giống/ sào Bắc bộ
Ngâm ủ hạt giống

11
Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ
nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên
hạt
Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng
nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi
lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động
của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.
Thử tỷ lệ nảy mầm
Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng nhiều cách : Bằng quạt
gió, sàng sảy hoặc trong quá trình ngâm nước cần vớt hết
những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt).
Xử lí hạt giống : Có thể sử dụng một trong các phương pháp
sau:
+ Xử lí bằng nước nóng 540c ( pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm
hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470c
trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút.
Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và
tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh
+ Xử lí bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước,
ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ
thúc mầm.
+ Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt
giống ( 5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi
sạch rồi thúc mầm.
(Xem thêm ở trang phòng trừ bệnh trên hạt)
Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng
phương pháp xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng a xít
nitric 0,2% (lượng dùng 100 ml dung dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt
giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe lân để thay thế.
Ngâm ủ hạt giống
Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời gian ngâm tùy
thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân. Trong quá trình ngâm, hạt hô
hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải thay nước mỗi ngày một lần.
Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá trình ủ, nên
định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều.
Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối mầm và rễ. Vụ
mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài hơn.

A. GIEO SẠ

Lúa cấy:
Các phương thức làm mạ
Tùy điều kiện đất đai và thời tiết, có thể làm mạ bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Mạ dược:
Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên
luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy.

12
Mạ sân (mạ nền):

Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây thiêu mạ, phảI khắc phục bằng
làm mạ sân (Thường là vụ xuân muộn).
Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippin. Làm đất khô trước khi gieo, lót
giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mạ Dapog gieo dày
(2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày.
Có thể cải tiến phương pháp này bằng cách trước khi gieo mầm, rảI một lớp bùn mỏng lên
sân hay lên nền đất cứng ở bờ mương, ven đường. Nếu đất xấu có thể trộn thêm phân
chuồng mục đã ủ với lân. Gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ. Mật độ gieo từ 1,0-1,5 kg/m2 . Tưới
giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy được. Khi lấy mạ bứng cả
mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ nhanh, không thua kém mạ dược.
Mạ khô (mạ đồi, mạ nương):
Làm đất khô, gieo sâu 2-3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . . ở đồng
bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này,
sau cấy bén rễ nhanh, mọc khỏe.
Mạ nổi (mạ bè):
Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè
rộng 1-1,2 m, nổi lên 3-5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo mầm.
Làm đất gieo mạ
a. Mạ dược:
Chuẩn bị ruộng mạ : Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha hoặc thịt nhẹ và
tiện chăm sóc.
Làm đất:
Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón vôi 15-20 kg/
sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào.
Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt
luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước.

Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo
Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn( tùy theo
giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để chống rét,
sau gieo có thể phủ một lớp tro mộc ( 8-10 kg/sào).

13
b. Mạ sân, mạ trên nền đất cứng:
Là giải pháp tình thế trước đây để khắc phục hiện tượng thiếu
mạ trong vụ đông xuân, do thời tiết rét đậm kéo dài, mạ dược
bị chết nhiều. Song hiện nay biện pháp này đã trở thành tiến
bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Làm mạ sân hay mạ trên
nền đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được nền đất cứng
(bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng,
rải một lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng (
Nếu đất xấu nên trộn thêm với phân chuồng hoai mục đã
được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ) , gieo hạt đã
xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều.
Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm.

Chăm sóc và quản lý ruộng mạ


Chăm sóc mạ dược:
Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần
được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá
đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ
để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước
vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể
tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt
rễ.
Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón
từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ
phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn
chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên
bón thúc nhiều.
Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng
thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng
phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét,
điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những
đợt rét.
Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn
cảm với nhiệt độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết
ấm, nhiệt độ bình quân trên 200c kéo dài và tích ôn
đạt 5000c . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày
cũng dẫn tới mạ ống.

Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng


mạ khô, không bón đạm, bố trí thời vụ thích hợp và
tránh tình trạng “mạ chờ ruộng”.

Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ
khi sâu bệnh phát sinh rộ.

14
Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, màu sắc lá xanh vàng, tỉ
lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống, có sức ra rễ mạnh và không có sâu bệnh.

Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi
mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi, còn ở
vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
Chăm sóc mạ sân:
Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới
nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước
đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó,
cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy.
Kỹ thuật làm đất cấy
Đất trồng lúa

Đất trồng lúa có hai dạng cơ bản :


Đất chuyên canh lúa: Thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Loại đất này
thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ rút nước phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa
mùa.
Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao, cấy vụ mùa và làm màu vụ đông xuân. đất này
không phơi ải mà chỉ làm dầm.
Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ,
giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại
trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển
sang làm dầm.

Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi
cấy đồng đều và điều tiết nước.

Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho
các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường
dinh dưỡng cho lúa.

Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy mạ sân càng phải được
làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy xong phát triển thuận
lợi.
Bón lót

Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng, phân xanh, vôi và các
loạ phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu và hợp lí :
Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và phân lân bón vào lúc
cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy.
Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa.

Kỹ thuật cấy

15
Mật độ và khoảng cách cấy

Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình


thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa

Thời vụ cấy: vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có
nhiệt độ cao.
Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh
/khóm
Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh /
khóm
Khoảng cách:
Vụ xuân: 20 cm X 11cm hoặc 18 cm X 11 cm
Vụ mùa: 20 cm X 11 cm.
Giống: loại hình nhiều bông cấy dày hơn loại hình to
bông.
Giống nhiều bông cấy 200 -250 dảnh cơ bản /m2
Giống to bông: cấy 180 -200 dảnh cơ bản /m2
Đất và dinh dưỡng: Đất xấu, ít phân cấy dầy hơn nơi
đất tốt và nhiều phân.
Tuổi mạ, chất lượng mạ: Mạ già chất lượng kém cấy
dày hơn mạ non, mạ tốt.
Trình độ thâm canh: Nơi có trình độ thâm canh thấp
cần cấy dầy hơn nơi có trình độ thâm canh cao.
Kỹ thuật cấy

Cấy thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm( cấy sâu 5-6cm lúa
sẽ phát sinh 2 tầng rễ), ở vụ chiêm xuân cấy sâu hơn
vụ mùa.
Để cấy nông, cần làm đất kỹ, giữ nước nông, cấy
ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm tra, bảo đảm mật
độ và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau
này.

B. Lúa sạ :

Chuẩn bị giống và làm đất


Chuẩn bị hạt giống

Chuẩn bị hạt giống khoẻ, đủ tiêu chuẩn chất


lượng, xử lí hạt giống thực hiện tương tự như
như đối với lúa cấy, chỉ khác ngâm ủ và lượng
hạt giống gieo để phù hợp với gieo sạ
Sạ khô: Hạt giống đã được ngâm và no nước.
Lượng hạt giống cho 1 ha: 110- 120 kg.

16
Sạ ướt: Hạt giống được ngâm ủ nảy mầm. Lượng hạt giống từ 80- 100kg/ ha.

Sạ ngầm: Hạt giống đã được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm.
Lượng hạt giống từ 150- 200 kg/ha do có nhược điểm là tỷ lệ nảy mầm thấp, thiếu oxy và
cây mọc yếu.

Lượng giống biến động theo giống, thời vụ và đất đai. Lượng giống gieo khô lớn hơn so
với gieo nước, hoặc vụ xuân lớn hơn so với vụ mùa, hạt giống có trọng lượng ngàn hạt lớn
thì phải cao hơn hạt giống có trọng lượng ngàn hạt thấp. Thường thì lượng hạt giống từ 100
-120 kg/ha. Ở các tỉnh phía Bắc nếu tính theo sào Bắc bộ vụ xuân từ 3,5 - 4 kg/sào, vụ mùa
từ 3,0 - 3,5 kg/ sào
Kỹ thuật làm đất
Làm đất gieo khô: Làm đất kỹ, mặt ruộng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động và sạch cỏ
dại.
Làm đất gieo ướt (nước): Làm đất kỹ hơn, mặt ruộng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ
động, sạch cỏ dại, rút nước để gieo.

Kỹ thuật sạ
a) Sạ khô: Áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng
chủ yếu nhờ nước trời.
Tuỳ điều kiệncó thể thực hiện theo những phương pháp sau:
Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1- 3cm. Gieo hạt theo
rãnh sau đó lấp đất kín, hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa.
Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt theo hốc sau đó lấp hạt.
b) Sạ ướt: Là phương thức sạ phổ biến nhất.
Cách sạ: Làm luống để dễ chăm sóc và quản lí nước, kích
thước luống từ 2,5- 4m tuỳ theo diện tích ruộng gieo đều trên
toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt ruộng khá bằng
phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay,
chìm hạt và đều trên mặt ruộng.
c) Sạ ngầm (Gieo chìm hạt ):
Được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi ruộng bị ngập
nước trong mùa lũ và sau đó rút nhanh chóng, do đó lượng hạt
giống gieo cao hơn so với các phương pháp sạ khác. Khi mực
nước từ 10- 20cm, cần tiến hành lồng đất. Hạt giống đã được
ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Sau
khi gieo 2- 4 ngày, nước ruộng phải được rút hết. Trong thời gian
này, hạt tiếp tục hút nước, nảy mầm và mọc thành cây.
d) Sạ bằng máy theo hàng:

Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.

Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X 2-3cm.

Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm, ruộng

17
lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt
ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.

CHĂM SÓC LÚA

Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy


Làm cỏ
Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết
hợp với sục bùn và bón thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa
ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2
lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ
làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi
phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già
và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy
tay.
( Cũng có thể dùng thuốc trừ cỏ)

Trừ rong rêu: Những ruông lúa có nhiều rong rêu thì
nên trừ bằng cách tháo cạn nước 5-6 ngày kết hợp
bón vôi bột (5-10 kg/ha), hoặc phun CuSO4 5-10% vào ngày nắng từ 1-2 lần, mỗi lần cách
nhau 2-3 ngày, hoặc dùng MCPA dung dịch 0,4% phun 500 lít/ ha.
Bón thúc
Bón thúc đẻ nhánh: Khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp với làm
cỏ đợt I, bón 50 -60 % lượng đạm
Bón đón đòng: Trước trỗ 30 -35 ngày. Bón đón đòng có tác
dụng xúc tiến phân hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt /
bông cao.
Bón nuôi đòng: Tiến hành vào thời gian trước trỗ 12-15
ngày. bón nuôi đòng có tác dụng tăng tỉ lệ hạt chắc và khối
lượng hạt.
Để tăng hiệu quả của phân bón thúc nên bón sâu theo
cách kết hợp với làm cỏ sục bùn, giữ nước vừa phải,
không bón khi thời tiết xấu . . .có thể dùng phân viên tổng hợp bón tập trung vào gốc sẽ
năng cao hiệu quả của phân.
Tưới nước
Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như sau: duy trì mức nước <
5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, > 20cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh
để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì nên rút nước phơi ruộng,
hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5-10 cm nước
vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào

18
chắc, thuận lợi cho khâu thu hoạch.
Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua , mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5-6 cm để hạn
chế phèn, mặn.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Chăm sóc lúa sạ
Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định
năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là lúa mọc đều, bảo
đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ
dại và sâu bệnh.

Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây
bắt đầu mọc, cho nước vào ruộng ở mức 1- 3 cm và
điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.
Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5
lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ đợt 1 nhằm tạo
điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.

Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp


đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá
nhanh, đẻ sớm và kết thúc sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ
thuộc vào điều kiện đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS.
Nguyễn Văn Hoan. Tường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh có các
thời kỳ cơ bản sau:
Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg
kali clorua cho 1ha.
Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg
Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2
kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê +
55kg kali clorua cho 1ha.
Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm
Urê + 4 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg
Urê + 110kg kali clorua cho 1ha.
Trừ cỏ dại: Bằng biện pháp canh tác như cày ngả
sớm, ngâm kỹ diệt cỏ dại, không để ruộng mất
nước. Dùng các loại thuốc trừ cỏ, loại thuốc trừ cỏ
cho lúa nước thường dùng như Sofit, lượng dùng
35ml + 10lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ, hay 1 lít
nước pha với 300 lít nước phun đều cho 1ha. Phun
thuốc trừ cỏ phảI phun đều, không được bỏ sót và
phảI phun cả phần rãnh luống.

19
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
THU HOẠCH
Thu hoạch bào quản
Thu hoạch lúa
Thu hoạch thủ công: Liềm các loại là công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ biến tại các hộ
gia đình, trang trại nhỏ.
Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến
loại vừa và nhỏ để thu hoạch lúa.
Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằn tay, trục lúa bằng trục
đá có trâu bò kéo, tuốt lúa bằng máy đạp chân,
bằng máy tuốt thủ công nhỏ hoặc bằng máy tuốt
lúa.

Nơi đập tuốt lúa phải được lót bạt, hoặc tực tiếp ở
sân phơi, nhưng phải sạch rác, sạn và không được
lẫn với giống khác.
Phơi sấy, cất trữ bảo quản

Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng


nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm bệnh
phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương
pháp phơi sấy chủ yếu sau:
Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có
thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7
cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh.
Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể làm khô băng hệ
thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ
hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý.
Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơI khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo
quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn sạch trước khi cất
trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơI khô ráo,
thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần
phảI xử lí ngay.
Các biện pháp bổ sung qui trình công nghệ
QUY TRÌNH THỰC HIỆN 3 GIẢM 3 TĂNG
Ba Giảm ba Tăng (3G3T) trước đây còn được gọi là Quản lý dinh dưỡng & dịch hại tổng
hợp được gọi tắt là ICM (Integrated Crop Management) là chương trình quản lý dịch hại
dựa trên mối quan hệ của dinh dưỡng cây trồng và sự gây hại của dịch hại. Dựa vào những
mối tương quan biết được, các nhà khoa học IRRI, và Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã
triển khai ứng dụng trong quản lý dịch hại cho cây lúa.
1- Quan hệ của dinh dưỡng & dịch hại
Vai trò của phân đạm (N)
- Làm tăng
+ Cỏ dại, khô vằn, rầy, cào cào, muỗi hành, sâu đục thân
+ Tỷ lệ sống, chống chịu stress

20
+ Quyến rủ côn trùng ăn thực vật
+ Gây cho vài giống phóng thích Oryzanone quyến rủ sâu đục thân
+ Tăng số chồi - Bù thiệt hại do sâu
- Làm giảm mật số bù lạch
Vai trò của phân lân (P2O5)
Phát triển rễ - Đền bù thiệt hại rễ
Vai trò của phân kali (K2O)
Kiềm chế dịch hại (giảm đường, Amino acid, vách tế bào dầy, gia tăng hấp thu Silic).
Vai trò của Kẽm (Zn)
Làm giảm thiệt hại do sâu đục thân.
Vai trò của NPK
Làm giảm mật số ốc bươu vàng
Do đó điều cần nhất là phải bón phân cân đối, nên chia phân ra nhiều lần bón để giảm sự
mất mát và áp lực dịch hại.

2- Mục đích & phương pháp thực hiện mô hình 3G3T


Mục đích
Giúp nông dân tự nhận thấy canh tác theo tập quán cũ (gieo sạ dầy, bón phân không cân
đối, sử dụng nhiều thuốc BVTV,..) là không cần thiết. Giảm ô nhiễm môi trường sống.
Giúp nông dân tự đánh giá việc bón phân không hợp lý có liên quan đến dịch hại.
Tạo sự tin tưởng cho nông dân về hiệu quả của các lần phun thuốc trừ sâu trước và sau khi
tham gia thí nghiệm.
Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Góp phần nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu,...
Phương pháp
Sử dụng phương pháp nông dân tham gia thí nghiệm "FPR" để giúp nông dân tự đánh giá
về 1 số biện pháp kỹ thuật mới trong quản lý dinh dưỡng và dịch hại.
Ruộng đựơc chia thành 2 lô, 1 bên làm theo tập quán nông dân, 1 bên làm theo chương
trình.

3- Một số bước thực hành cơ bản trong mô hình quản lý dinh dưỡng & dịch hại tổng hợp
- Làm đất kỹ, chọn giống tốt, trồng cây sạch bệnh: Giống phải được chọn lọc kỹ, tách bỏ
hạt lép lững, tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn là giống xác nhận (giống phải được khử lẫn, sạch
mầm bệnh,...)
- Gieo sạ thưa : Gieo theo hàng hoặc sạ thưa với mật độ 80-120 kg/ha
- Phòng trừ dịch hại theo IPM : Áp dụng nhiều biện pháp nhằm quản lý dịch hại ở mức
thấp nhất, chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết.
- Bón phân cân đối : Sử dụng phân bón 1 cách hợp lý & cân đối. Nếu có điều kiện sử dụng
phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Chú trọng việc bón lót trước khi gieo sạ (nhất là khu
vực có nhiều ốc bươu vàng) nhằm giảm thất thoát do bón phân không hợp lý.
Bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa (LCC) theo chỉ số màu sau: Bảng có 6 chỉ số màu
từ nhạt đến xanh đậm

21
- Với lúa có màu lá nhạt như lúa mùa, 1 số giống lúa thơm chỉ số màu cực trọng là 3 dưới
chỉ số nầy cần phải bón thêm đạm (N)
- Với lúa có màu lá xanh đậm (đa số giống lúa trồng đại trà hiện nay) chỉ số màu cực trọng
là 4 dưới chỉ số nầy cần phải bón thêm đạm (N).
- Với 1 số giống lúa lai chỉ số màu cực trọng là 5 dưới chỉ số nầy cần phải bón thêm đạm
(N)
Ngoài ra cần chú ý đến mùa vụ gieo trồng. Thí dụ mùa Đông Xuân, chỉ số màu cực trọng
là 4, mùa mưa (Hè Thu) chỉ số màu cực trọng là 3.
(Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng chỉ số màu 4 cho vụ Hè Thu)
Thực hiện so màu bắt đầu từ 14 ngày sau khi cấy hoặc 21 ngày sau khi sạ. Sau đó cứ 7-10
thực hiện 1 lần cho đến khi lúa trổ và so màu phải cùng 1 thời điểm trong ngày. (Chú ý 2
thời điểm quan trọng là 20-25 và 40-45 ngày sau nếu thừa hay thiếu N sẽ ảnh hưởng đến
chồi và số hạt chắc/bông)
- Thu hoạch đúng độ chín (90-95%  25-28 ngày sau trổ), phơi sấy đúng kỹ thuật.
Thu hoạch khi 1 số hạt trên gié lúa trong cùng (gần bẹ lá đòng) vẫn còn xanh nhằm giảm
thất thoát do rơi rụng lúc thu hoạch.
- Phơi sấy đúng kỹ thuật, không phơi mớ ngoài đồng, không sấy át lửa sẽ làm gia tăng tỷ lệ
hạt gẫy.

Quy luật "2 xanh - 2 vàng" của ruộng lúa năng suất cao

Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần
nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch
chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón
phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ (lúc lúa làm
đòng trở đi) lúa sẽ giữ màu xanh liên tục sẽ dẫn đến mất cân đối
(chỉ phát triển thân lá, bông hạt kém, nhiều sâu bệnh). Do vậy, một ruộng lúa muốn đạt
năng suất cao thì bà con nông dân phải hiểu rõ quy luật 2 xanh, 2 vàng để điều khiển đúng
quy luật.
Xin giải thích như sau:

XANH 1: Lúc bắt đầu gieo: Rất cần chuẩn bị mặt bằng đồng ruộng tốt, chất lượng giống
tốt, ngâm ủ nảy mầm trên 90% khi gieo xuống cây lúa sẵn sàng mọc trong điều kiện thuận
lợi nhất để có màu xanh ngay khi ra lá đầu tiên gọi là XANH 1. Nếu vì lý do gì sau khi gieo
xong, cây lúa không mọc nổi, thiếu nước, thiếu phân, bị sâu bệnh tấn công lá bị vàng, cây
không mọc nổi là trái với quy luật.
Cần giữ màu xanh của lúa trong giai đoạn XANH 1 cho đến cuối thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu
(từ lúc gieo cho đến khoảng 30 ngày sau khi gieo). Lưu ý trong giai đoạn này nếu có sử
dụng thuốc trừ cỏ 2,4D chỉ nên áp dụng vào 2 thời kỳ: 15-18 ngày sau khi sạ (NSS) (trước
lúc bón phân đợt 2) và 30-38NSS (sau khi lúa đã đẻ kín hàng) sẽ không làm tác hại lớn đến
quy luật XANH 1 này (không làm sựng cây lúa). Phòng trừ sâu bệnh tốt (lưu ý bọ trĩ, sâu
phao và cháy lá).

22
VÀNG 1: Cần áp dụng mọi biện pháp cho cây lúa chuyển
sang màu vàng tranh lúc chuẩn bị đón đòng là rất cần thiết.
Nếu ruộng lúa nào không chuyển sang màu vàng tranh
trước lúc đón đòng là sai quy luật VÀNG 1, cây sẽ phát
triển thân lá, về sau nhiều sâu bệnh, bông hạt kém, lốp đổ.

Biện pháp tích cực để tác động cho cây lúa chuyển sang
VÀNG 1 là:
Bón phân cân đối theo bảng
so màu lá lúa
- Bón phân đợt 2 sớm (18-20NSS), không đợi cấy dặm
xong mới bón. Tác dụng của việc bón phân đợt 2 chủ yếu
để nuôi những nhánh đã đẻ trước đó (chủ yếu là 2 ngạnh
trê) đủ dinh dưỡng, khỏe, mập, mạnh để sẵn sàng trở thành những chồi cho bông về sau.
Các nhánh đẻ muộn về sau, do bón phân đợt 2 sớm nên ruộng lúa sẽ hết phân lúc các nhánh
phụ này có dưới 3 lá sẽ tự chết. Điều này tạo thành ruộng lúa ít có lá ủ (lá chưn), thông
thoáng, các nhánh chính thì khỏe, mập, mạnh về sau sẽ cho bông dài, nhiều hạt (bông cái
có trên 100 hạt và 2 ngạnh trê có từ 40-60 hạt).
- Nên cắt nước lúc ruộng lúa đã đẻ kín hàng (từ 30-40 NSS) với mục đích là hạn chế các
nhánh đẻ vô hiệu, làm cho đất thông thoáng, rễ lúa đủ oxy hô hấp, giảm bớt các độc chất
trong môi trường ngập nước, cây lúa cứng lại, ít sâu bệnh, chuyển sang làm đòng hết sức
thuận lợi.
- Màu sắc của lá lúa sẽ từ màu xanh đậm (30NSS) sẽ lợt dần cho đến khi chuyển sang màu
vàng tranh (khoảng 40-45 ngày sau sạ).

XANH 2: Quan sát ruộng lúa khi có trên 2/3 đã chuyển sang màu vàng tranh (khoảng từ
40-45 ngày đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày) thì nên đưa nước
vào và bón phân đón đòng theo kỹ thuật "Không ngày, Không số": Chỗ lúa vàng tranh bón
50kg Urê + 50 kg Kali/ha; Chỗ lúa còn xanh (lúa tốt) bón 100kg Kali/ha (không bón Urê);
Chỗ ½ vàng, ½ xanh lúa còn hơi tốt, bón 25 kg Urê + 75 kg Kali. Nếu bón phân đúng kỹ
thuật khi cây lúa trổ, phải có màu xanh (đặc biệt là 3 lá trên cùng phải xanh bền, xanh lâu
mới tạo được năng suất cao) gọi là XANH 2. Nếu vì lý do gì, từ khi lúa đã trổ - chín sữa bị
vàng là trái với quy luật.
Các biện pháp chính để giữ cho 3 lá trên cùng xanh là:
- Không sạ quá dày, lá sẽ che khuất lẫn nhau.
- Bón phân cân đối, tránh thừa đạm, thừa lân vào cuối vụ.
- Nước đầy đủ (từ làm đòng - chín sáp), phòng trừ sâu bệnh tốt, kịp thời. Nếu lá vàng, có
thể xịt phân bón lá để giữ lá xanh lâu.

VÀNG 2: Cần tháo nước trước lúc thu hoạch để thúc đẩy quá trình chín của ruộng lúa: tạo
điều kiện cho lúa chuyển sang VÀNG 2 Tùy theo địa hình, nếu ruộng lúa có địa hình cao,
dễ mất nước chỉ cần tháo nước trước 5-7 ngày; ruộng có địa hình trũng, lầy, cần tháo nước
trước 10-15 ngày.

23
Một số vấn đề cần quan tâm trong sử dụng phân bón
cho cây lúa

Cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, cần sử dụng
16 nguyên tố, C, H, O chiếm cao và có trong tự nhiên.
Còn lại 13 nguyên tố cần phải bổ sung, chia ra:
- Nguyên tố đa lượng: cây cần số lượng lớn, là N,
P2Ọ và K2O.
- Nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S
- Nguyên tố vi lượng: Fe, Co, Zn, Mn ...
1. Đạm (N): giúp cây phát triển thân lá, tăng chiều
cao, đẻ nhánh, tăng năng suất, chất lượng và cần suốt
thời gian sinh trưởng.
2. Lân (P2O5): Giúp phát triển bộ rễ, tăng đẻ nhánh,
kích thích phân hoá hoa, trổ sớm. Cần nhiều ở giai
đoạn đầu.
3. Kali (K2O): Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh,
hạn, rét. Tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và chất
lựơng.
4. Lưu huỳnh (S): Tăng năng suất, tăng hàm lượng Protein.
5. Magiê (Mg): Tăng hấp thu và vận chuyển lân, tăng khả năng quang hợp.
6. Canxi (Ca): Tăng độ cứng cây, tăng khả năng chống chịu.
Tùy mùa vụ, vùng đất, loại giống, sẽ có công thức phân khác nhau. Thông thường tại An
Giang, có thể áp dụng công thức phân như sau:
- Vụ Đông Xuân: 90 – 100 N – 40 – 60 P2O5 - 40 – 60 K2O
- Vụ Hè Thu: 80 – 100 N – 40 – 60 P2O5 - 40 – 60 K2O
Riêng vụ Hè Thu, để tiết kiệm phân bón, nên cày ải, phơi đất ít nhất 15 ngày sẽ giúp đất tơi
xốp, rễ phát triển tốt, cắt nguồn lây lan dịch bệnh.
Trước tình hình giá phân bón hiện nay, nhất là giá DAP tăng cao, nếu có điều kiện sử dụng
phân đơn sẽ giúp giảm chi phí phân bón.
Phân lân đơn hiện nay trên thị trường có nhiều loại, nhưng phổ biến là Super Lân Long
Thành (khoảng 18-20% P2O5), Lân Văn Điển (khoảng 15% P2O5 và 35% CaO), Lân Ninh
Bình (khoảng 15% P2O5).
Lân Văn Điển và lân Ninh Bình là phân nung chảy, khi sử dụng cần bón lót là tốt nhất. Lân
Super Long Thành có thể bón giai đoạn đầu.
Để đáp ứng 40-60 P2O5 , lượng lân cần bón cho 1 ha là:
Lân Văn Điển – Lân Ninh Bình : 300 – 400 kg/ha.
Lân Super Long Thành : 200 – 300 kg/ha.
Đạm Urê để đáp ứng 80 – 90 kg N/ha cần 170 – 200 kg/ha, chia 3 lần bón:
+ Lần 1 : 7 – 10 ngày sau sạ : 5 – 7 kg/công.
+ Lần 2 : 18 – 22 ngày sau sạ : 7 – 10 kg/công.
+ Lần 3 : Bón đón đòng - cần quan sát tình hình đòng để bón – quan sát tình hình cây lúa –
nên bón đạm theo bảng so màu lá, khoảng 5 – 7 kg/công.
Phân Kali (KCl) chủ yếu bón ở giai đoạn đón đòng – 70 – 100 kg Clorua Kali.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều loại phân chuyên dùng cho lúa – tùy giá cả thị trường,
tùy vùng đất, bà con nông dân có thể tham khảo để quyết định chọn loại phù hợp với giá rẻ

24
nhất, đáp ứng được công thức phân bón, loại phân cho từng thời kỳ sinh trưởng, nhằm đạt
năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THU HOẠCH LÚA VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ KHÂU
THU HOẠCH LÚA.
ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUÂT CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO

biện pháp đó là sạ đồng loạt trong một thời gian ngắn, né tránh rầy nâu phá hoại khi trưởng
thành. Chính vì thế đây sẽ là vấn đề khó khăn cho vụ thu hoạch lúa: công lao động sẽ thiếu
hụt nghiêm trọng- vì vậy giải quyết bằng cách nào - chỉ có đưa máy móc vào thay thế lao
động thủ công.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU HOẠCH LÚA Ở ĐBSCL
Thời điểm thu hoạch lúa

Đa số nông dân chưa quan tâm đến vấn đề này - Thời điểm thu hoạch lúa của Bà con
nông dân thường phụ thuộc thời tiết, lao động
Thời điểm thu hoạch sớm quá hay trễ quá cũng đều không tốt
Anh hưởng của độ chín khi thu hoạch đến tỷ lệ gạo nguyên trắng ở ĐBSCL
Anh hưởng khi thu hoạch sớm hoặc trễ
Thời điểm thu hoạch sớm, hạt chưa chín tới hoặc chưa đầy hạt, năng suất giảm, tỷ lệ gạo
nguyên thấp, tỷ lệ gạo gãy cao
Lúa đã chín hoàn toàn, nếu để sau 10 ngày thu hoạch thì tỷ lệ rụng hạt là 4,5%, sau 20 ngày
tỷ lệ rụng hạt sẽ tăng lên 20%.
Khi thu hoạch trễ thì tỷ lệ gạo bị gãy nứt cao, tỷ lệ gạo nguyên thấp (gần như phơi mớ trên
đồng

THỜI ĐIỂM THU HOẠCH TỐT NHẤT

Thời điểm thu hoạch: cánh đồng lúa phải chín hoàn toàn, có màu vàng cả lá, thân và hạt
(biểu hiện thảm thực vật đã chín).
Thời điểm thu hoạch tốt nhất: 28-32 ngày sau khi lúa trỗ hoặc khi lúa trên đồng chín vàng
đạt tỷ lệ khoảng 85 - 90%

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƠI MỚ (thu hoạch trễ) ĐẾN CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO

- Một số vùng bà con có tập quán phơi mớ ngoài đồng, nhất là vụ Đông Xuân, với mục
đích hạ độ ẩm, dễ đập (nhai) lúa
- Nhưng có tai hại rất lớn là tỷ lệ gạo gãy tăng rất cao. Vì khi hạt lúa chín tiếp xúc với nhiệt
độ cao ban ngày (34 -350C) và nhiệt độ thấp (22-230C), cộng với sương đêm, tạo ra vết
nứt tế vi do ứng suất nhiệt gây nên

ĐÁNH GÍA CHUNG VỀ CƠ GIỚI HOÁ KHÂU THU HOẠCH LÚA Ở ĐBSCL

25
•Ưu điểm: Những máy phục vụ cho khâu thu hoạch lúa đã được ứng dụng rộng rãi trong
sản xuất chỉ có máy đập (nhai) dọc trục, vì có nhiều ưu điểm sau đây: •- Chất lượng đập tốt,
tỷ lệ hao hụt, thất thoát và nứt vỡ hạt thấp, tỷ lệ sạch cao….. .
•- Máy rẻ, đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ của
bà con nông dân, trình độ công nghệ, thiết bị chế tạo của các cơ sở chế tạo trong vùng.
•- Giá thành cho một đơn vị sản phẩm cũng thấp, phù hợp với giá lúa hay năng suất
lúa hiện nay.
•- Phù hợp với điều kiện canh tác, giống lúa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong
vùng...

NHỮNG CÒN VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

- Do mùa hè thu 2006, lúa bị dịch bệnh Vàng lùn - lùn xoắn lá hoành hành, gây thiệt hại
cho bà con nông dân. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND các tỉnh ĐBSCL cũng
như các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã chỉ đạo triệt để phòng chống bệnh cho vụ lúa Đông
Xuân 2006-2007.
- Một trong những biện pháp đó là sạ đồng loạt trong một thời gian ngắn, né tránh rầy nâu
phá hoại khi trưởng thành. Chính vì thế đây sẽ là vấn đề khó khăn cho vụ thu hoạch lúa:
công lao động sẽ thiếu hụt nghiêm trọng- vì vậy giải quyết bằng cách nào - chỉ có đưa máy
móc vào thay thế lao động thủ công. Vậy có những loại máy nào? Ở đâu ?

MAÙY
GAËT
ÑAÄP LIEÂN HÔÏP 4LZ CUÛA COÂNG TY VIEÄT PHUÙ

26
MAÙY GÑLH NGUYEÃN ÑÖÙC HOAØNG - AN GIANG

Maùy gaët raûi haøng cuûa cô sôû Chín Nghóa GRH-154

27
Maùy GÑLH cuûa cô sôû Phaïm Vaên Nghóa

Maùy GÑLH cuûa Cô sôû Naêm Sanh

28
Một số vấn đề cần thiết cho việc sử dụng máy gặt rải hàng (grh) và máy gặt đập liên hợp
(gđlh) trong khâu thu hoạch lúa:

Sửdụng máy sạhàng đểgieo lúa vừa giảm chi phí, tăng năng suất lại sửdụng máy rất thuận
lợi cho việc sửdụng máy + Cần rút nước sớm, 15 ngày (ít nhất làmột tuần) trước khi cắt,
đểtránh bị phámặt ruộng.
Tu sửa vàbảo dưỡng máy móc trước khi vào vụ, nhưvậy thời gian sử dụng máy trên đồng
sẽ cao.
Điều chỉnh các bộphận cho hợp lýđểđảm bảo chất lượng vềcắt, về đập, làm sạch, tỷlệhao
hụt, tỷlệnứt vỡ .v.v.
Một sốmáy cókết cấu cồng kềnh, trọng lượng lớn không phùhợp với nền đất vàcơ sởhạtầng
ởĐBSCL
Chuẩn bị phụtùng thay thếcho nhữngbộphận hay hưnhưlưỡi cắt, dây đai, .v.v.
Tu sửa đường đi kênh rạch cho máy di chuyển vào đồng Bên cạnh đóvềlâu dài cần cócơ
sởhạtầng tốt mới đáp ứng được yêu cầu:
Cải tạo đồng ruộng cho tốt: không mấp mô, dồn điền đổi thửa hoặc liên kết các hộthành
cánh đồng chung;
Đường xá, cầu cống, kênh mương cải tạo cho phùhợp với máy GĐLH.v.v.

TỔ CHỨC THU HOẠCH

Tổ chức thu hoạch theo các hướng như sau: -Tổ chức thành nhóm (vạn) gồm: Công cắt: 3-
60 người + máy nhai (máy đập lúa): -2 máy + trâu vận chuyển hay máy vận chuyển lúa ra
bờ kênh; -Tổ chức các nhóm gồm: -2 máy gặt rải hàng+ -15 công cắt đầu bờ và gom lúa
(hay 1 máy gom lúa) + máy nhai (máy đập lúa): -2 máy + trâu vận chuyển hay máy vận
chuyển lúa ra bờ kênh; -Tổ chức các nhóm gồm: 1 máy gặt đập liên hợp + 5 công cắt đầu
bờ và gom lúa bao, đóng bao, lái máy + trâu vận chuyển hay máy vận chuyển lúa ra bờ
kênh;

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HOÁ KHÂU THU HOẠCH LÚA ĐẾN NĂM
2010

1. Cắt bằng liềm, gom bằng tay và đập bằng máy. Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn
kiểu này vẫn còn cho đến năm2010. Dựkiến phương pháp còn chiếm khoảng 50- 60% diện
tích lúa (DTL). Phương pháp này, tỷlệthất thoát còn khácao: 3-6%.
2. Gặt vàđập bằng máy: gặt xếp dải, gặt bó. Lúa mớđược thu gom bằng thủcông hay máy
thu gom và vận chuyển đến vị trímáy đập. Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn kiểu này
sẽ ngày càng phát triển.. Dựkiến phương pháp này đến năm 2010 đạt khoảng 30-35%
3. Máy gặt đập liên hợp:Phương pháp thu hoạch một giai đoạn kiểu này sẽ phát triển. vẫn.
Dựkiến phương pháp này đến năm 2010 đạt khoảng5-10%(DTL). Tổng hao hụt trong thu
hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chỉtrong khoảng 1,5-6,0%.
4. Máy tuốt hạt trên bông: Máy tuốt hạt trực tiếp trên bông không cần phải cắi vàđểlại
nguyên thân lúa trên đồng. Phương pháp thu hoạch một giai đoạn kiểu này còn đang thử
nghiệm. Tỷlệhao hụt rất thấp chỉ khoảng 1%..

29
Bước 1:
Xác định
mục tiêu
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÂN BÓN CHO LÚA Ở ĐBSCL

Bước 2:
Xác định
nhu cầu
dinh dưỡng

BÓN THEO NHU


CẦU Bước 3:
Xác định
lượng dinh
dưỡng

Bước 4:
Xác định
lượng phân
cần bón

GIẢM THIỂU
THẤT THOÁT

a. Với phân đạm


CHỌN LỰA LOẠI d. Với phân hỗn 30
PHÂN PHÙ b.
c. Với
hợp, phân kali
phân lân
HỢP chuyên dùng:
31

You might also like