You are on page 1of 9

1. Mở đầu.

Đặt vấn đề.

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, an ninh
lương thực bước đầu đảm bảo cho dời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, đạt
được nhữnh thành tự trên đây là nhờ một phần đóng góp đáng kể của khoa học công
nghệ trong đó có KHCN bảo vệ thực vật (BVTV).

Tuy nhiên việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống
mới (đặc biệt là lúa, rau, cây ăn quả…) có tiềm năng năng xuất cao vào sản xuất nông
nghiệp làm cho tình hình dịch hại cây trồng nông nghiệp ngày càng trở nên đa dạng,
phức tạp

Cải bắp là loài rau chủ lực trong họ hoa thập tự, có vai trò quan trọng đối với
đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Họ này có thành phần khá phong phú như: rau
cải xanh, cải bắp, su hào,... giữ vai trò quan trọng trong vụ đông xuân. So với năng
suất rau của nhiều nước trên thế giới thì năng suất rau ở nước ta còn thấp, một trong
những nguyên nhân chủ yếu là do sâu bệnh hại. Theo thống kª chưa đầy đủ, hàng
năm sâu hại làm giảm năng suất rau 15 – 20%. Việc sử dụng ngày càng nhiều các
loại phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học đã gây nhiều tác hại với sức
khoẻ con người và môi trường sinh thái cũng như hiện tượng kháng thuốc của nhiều
loại sâu bệnh

Để giảm thiểu lượng hoá chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp, một trong
những hướng đi của ngành BVTV Việt Nam là nghiên cứu sản xuất và sử dung các
chế phẩm sinh học BVTV. những chế phẩm này khá an toàn với người, môi trường
đồng thời với mục đích để tận dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên VSV phong phú,
đa dạng trong nước, góp phần đẩy mạnh hướng nghiên cứu về sinh học, sinh lý
sinh hoá, di truyền và mối quan hệ giữa các loài VSV ký sinh với côn trùng, nó
góp phần vào chiến lựơc quản lí tổng hợp (IPM) trong nền sản xuất nông nghiệp an
toàn, nâng cao ý thức mọi người, đặc biệt người nông dân về nền nông nghiệp
sinh thái, hạn chế sử dụng thuốc hoá học BVTV, cải tạo sinh cảnh và môi

trường... Để đáp ứng nhu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu quy trình sản xuất chế phẩm nấm và ứng dụng phòng trừ sâu hại Cải bắp
vụ đông xuân năm 2009 tại trương Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
1.2. Yêu cầu của nghiên cứu:
- Sản xuất ra được chế phẩm nấm sử dụng trong BVTV với những chủng có độ
độc cao.
- Thử nghiệm chế phẩm với sâu hại bắp cải vụ đông xuân năm 2009 tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để xác định độ độc của chế phẩm tạo ra.
- Đưa ra lời khuyên cho nông dân về phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất nông
nghiệp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm nấm và xây dựng mô
hình ứng dụng chế phẩm nấm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm
giảm thiếu việc sử dụng thuốc hoá học.
1.4. Ý nghĩa của đề tài

• Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

Bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực BVTV và sử dụng chế phẩm sinh học
để phòng trừ sâu hại.
Bổ sung thêm kiến thức về các chủng nấm có độ độc cao được dùng làm
chế phẩm: đặc điếm sinh vật, đặc điểm sinh lí, khả năng tạo độc tố và độ độc…
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm, thử nghiểm hiệu quả, khuyến cáo
người nông dân…
• Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Hoàn thiện quy trình và nhanh chóng đưa vào sản xuất để phát huy hiệu
quả phòng trừ sâu bệnh.
2. Nội dung
2.1. Tổng quan tài liệu.
2.1.1. Cơ sở khoa học

 Tổng quan về cây cải bắp và tình hình sâu hại


- Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu hoá học và tác hại của nó
với con người và môi trường.
- Yêu cầu về việc tạo chế phẩm sinh học.
 Đặc điểm của nấm sử dụng sản xuất chế phẩm
- Đặc điểm sinh vật học
- Cơ chế gây bệnh của nấm.
- Tác dụng gây bẹnh của nấm.
- Sản xuất chế phẩm nấm…
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
và ngoài nước.

 Tình hình nghiên cứu trong nước.

 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.


3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Nấm chế phẩm, quy trình sản xuất ra chế phẩm,

Cây trồng(bắp cải), sâu hại bắp cải.

 Phạm vi nghiên cứu: quy trình sản xuất ra chế phẩm và thử nghiệm hiệu
quả trừ sâu hại bắp cải.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
 Địa điểm:
- Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm tại Viện Công nghệ sinh học.

- Thử nghiệm ứng dụng trừ sâu hại bắp cải tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên: Tại phòng thí nghiệm Sinh thái – Viện Khoa họ sự sống và phòng thí
nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật – Khoa Nông học – Trường ĐH Nông Lâm Thái
Nguyên.Vườn thí nghiệm của Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
 Thời gian tiến hành: từ 15/11/2009 – 15/6/2010
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm (chiếm 70% nội dung đề tài).
- Ứng dụng vào trừ sâu hại bắp cải từ đó đưa ra kết luận và khuyên người nông
dân (chiếm 30% nôi dung đề tài)

 Các chỉ tiêu theo dõi:

- Đánh giá hiện trạng sản xuất rau bắp cải tại Thái Nguyên.

- Điều tra diễn biến của sâu hại bắp cải: mật độ sâu , tỷ lệ hại… và phổ ký chủ
của nó trên các loài rau họ hoa thập tự tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu hiệu lực diệt trừ sâu hại bắp cải của chế phẩm: : xác định số lượng,
thành phần sâu trước và sau khi thử chế phẩm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm đến năng suất, chất lượng bắp cải.
3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi:


 Đánh giá hiện trạng sản xuất rau bắp cải tại Thái Nguyên năm 2009.

- Số liệu về hiện trạng sản xuất rau bắp cải được thu thập tại Cục thống kê và Phòng
nông nghiệp thành phố Thái Nguyên.
- Số liệu sơ cấp thu thập theo phương pháp điều tra sử dụng bộ câu hỏi có tiêu chí
thiết kế trước và câu hỏi mở và thảo luận nhóm là công cụ chính của điều tra.

 Điều tra diễn biến sâu tơ hại bắp cải tại Thái Nguyên

Phương pháp điều tra được tiến hành theo phương pháp chung của viện Bảo vệ
thực vật.

- Định kỳ điều tra 5 ngày một lần trên cây rau bắp cải tại Thái Nguyên.

- Xác định thành phần sâu hại theo phương pháp:

Điều tra ruộng cố định.


Điều tra ruộng bổ sung
+ Điều tra ruộng cố định: Chọn 5 điểm điều tra ở mỗi vùng, mỗi điểm có
diện tích 300m2, tại mỗi điểm, điều tra 5 điểm nhỏ theo đường chéo góc không lặp
lại, điều tra 5 ngày 1 lần, các ruộng lựa chọn điều tra mang tính chất đại diện cho
yếu tố địa hình, chân đất và thời vụ.

Phương pháp: Điều tra diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải được điều tra
theo 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 1 m2, mỗi lần điều tra không lặp lại số
cây lần trước đã điều tra. Xác định mật độ sâu hại trên đồng ruộng theo công thức:

Tổng số sâu điều tra (con)

Mật độ sâu (con/m2) =

Diện tích điều tra (m2)

+ Điều tra bổ sung: Trên một số địa điểm khác trồng bắp cải, phương pháp
tiến hành giống như điều tra cố định.

 Điều tra phổ ký chủ của sâu tơ hại rau họ hoa thập tự:
Phương pháp điều tra như trên, nhưng điều tra sâu trên các đối tượng cây
trồng khác nữa như: su hào, cải canh, cải đông dư, súp lơ, xà lách, cải làn, ...

 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm đến hiệu quả diệt trừ sâu tơ hại bắp cải
* Thí nghiệm trong phòng

- Phương pháp nuôi sâu được tiến hành theo phương pháp chuẩn của Viện Bảo
vệ thực vật và của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nuôi sâu để làm thí
nghiệm trong phòng: Thu thập nhộng và sâu trưởng thành từ ngoài ruộng về. Cho đến
khi nhộng chuẩn bị vũ hóa, cho nhộng vào đĩa Petri (khoảng 50-100 nhộng) rồi đặt
đĩa Petri có nhộng vào trong lồng nuôi sâu có trồng cải sạch sâu trong đó, đến khi
nhộng vũ hóa thành trưởng thành, bướm sẽ đẻ trứng lên cây cải. Lấy bông tẩm nước
đường cho vào lồng nuôi sâu để làm thức ăn cho bướm. Theo dõi đến khi bướm nở rộ
thì bắt đầu thu trứng. Thu toàn bộ trứng đẻ tập trung trong 3 ngày liên tục, cho vào
các bô can nhỏ và theo dõi trứng nở ra sâu non đồng đều. Hàng ngày thay thức ăn cho
sâu. Khi sâu sang tuổi 2 thì lấy ra làm thí nghiệm.

Thí nghiệm gồm 6 công thức (1 công thức đối chứng) và 5 công thức chế phẩm
nấm sản xuất ra với những nồng độ khác nhau. Mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần
nhắc lại 20 sâu tuổi 2.

Công thức 1 (đối chứng): Phun nước lã

Công thức 2: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 3: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 4: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 5: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 6: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định


Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày: Số sâu sống, chết ở mỗi công thức và hiệu quả
diệt trừ sâu tơ được tính theo công thức Abbott (1925)
Ca – Ta
M(%) = x 100
Ca

Trong đó:
M: Tỷ lệ sâu chết (%)
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm
Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
* Thí nghiệm ngoài ruộng
Mỗi thí nghiệm 6 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, được bố trí theo
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích mỗi lần nhắc lại của một ô thí nghiệm là
20m2. Như vậy tổng diện tích một thí nghiệm ít nhất là 360 m2. Thí nghiệm được bố
trí theo sơ đồ sau:

5 1 3 4 2 6

4 5 2 3 6 1

1 3 5 6 4 2

Công thức 1 (đối chứng): Phun nước lã

Công thức 2: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 3: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 4: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 5: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Công thức 6: Phun chế phảm vơi 1nồng độ nhất định

Phương pháp xác định hiệu lực trừ sâu tơ của dịch chiết được tính theo công
thức Henderson–Tilton (1955):

Ta x Cb

Hiệu lực (%) = (1 - ) x 100


Tb x Ca

Trong đó: Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau phun

Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun

Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun

Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun

 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nấm trừ sâu đến năng suất
bắp cải

- Năng suất ô (kg): cân trực tiếp sau thu hoạch khối lượng bắp trên mỗi ô thí
nghiệm.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Khối lượng trung bình bắp x % số cây được thu
hoạch x mật độ cây/ha

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân trực tiếp khối lượng bắp sau thu hoạch của
mỗi công thức thí nghiệm ở 3 lần nhắc lại, sau đó quy đổi ra 1 ha.

3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu: số liệu được xử lý bằng chương trình SPSS.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

5. Kết luận và đề nghị.

6.Tài liệu tham khảo

You might also like