You are on page 1of 6

Ms. Huệ 0963.218.669; http://mayhutsuahaiphong.

com

Làm thế nào để có nhiều sữa


Sữa mẹ được tạo ra bởi tuyến hình túi trong vú của người mẹ gọi là tuyến tạo sữa alveoli. Khi trẻ bú,
sức mút của con tạo ra một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin và oxytocin. Prolactin
kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa, trong khi oxytocin kích thích các tuyến sữa này bóp sữa và đẩy
sữa theo các mạch dẫn sữa ra đầu núm vú. Ngực của người mẹ có khoảng từ 4 đến 16 mạch dẫn sữa.
Nhiều bà mẹ trẻ đã cho trẻ ăn thêm sữa bột khi cảm thấy không có đủ sữa cho con. Việc làm này chính
là tự mình làm giảm khả năng tiết sữa của cơ thể.
Đó là vì khi cho con ăn sữa bột, nhu cầu bú mẹ của trẻ giảm đi, dẫn đến vú mẹ không nhận được sự
kích thích cần thiết. Đồng thời trong cơ thể người mẹ có cơ chế tự điều tiết lượng sữa tiết ra, nếu trẻ bú
ít hoặc ngực căng sữa mà không hút sữa ra thì lượng protein FIL chịu trách nhiệm điều tiết lượng sữa
sẽ tăng lên. Khi lượng FIL tăng lên sẽ ức chế khả năng sản xuất sữa của cơ thể để chuẩn bị cho giai
đoạn cai sữa.
Một cách đơn giản, nếu để còn sữa trong ngực thì lượng FIL tăng lên kết quả là sữa mẹ ít đi, nếu sữa
mẹ được lấy hết ra, ngực không bị căng sữa thì lượng FIL giảm đi kết quả là vú mẹ sản xuất sữa hiệu
quả.
Kết luận: muốn có nhiều sữa thì mẹ phải cho con bú nhiều. Nếu trẻ không bú hoặc bú không hết sữa
thì phải vắt sữa ra để sự sản xuất sữa vẫn được tiếp tục một cách đầy đủ.
Không để dành sữa trong ngực, sẽ gây căng tức ngực, tắc ống dẫn sữa, áp xe vú, gây xệ ngực.
Ưu tiên cho trẻ bú ngay sau sinh, nghiên cứu đã cho thấy nếu không cho con bú trong vòng 2-4 giờ sau
sinh , tuyến sữa sẽ giảm 60%hiệu quả sản xuất sữa. Nếu trẻ k hợp tác cần dùng máy hút sữa ra để kích
thích tuyến sữa tạo sữa sớm và chống tắc tia sữa (cương sữa sau sinh).
Nếu mẹ chưa có sữa hoặc ít sữa trẻ không chịu bú: hút sữa 2 giờ/ 1 lần, dù có sữa hay không vẫn cần
phải hút 20 phút cả hai bên ngực để kích thích hoocmon sản xuất sữa, lần sau lượng sữa sẽ tăng dần.
Nếu mẹ có nhiều sữa vẫn cần hút sữa thừa ra để phòng tránh tắc tia.
Hút sữa cho con bú là một kỹ năng cần phải làm quen, do đó bạn không nên thất vọng khi hút được rất
ít sữa hoặc không có sữa trong những lần đầu.Cùng với thời gian bạn sẽ học được cách để điều khiển
phản xạ tiết sữa của cơ thể mình.

Kích sữa là một quá trình miệt mài và bền bỉ


Các mẹ sữa có biết kích sữa là 1 quá trình miệt mài và bền bỉ?
Hãy thử nghĩ về 1 vận động viên điền kinh, bắt đầu bước vào đường chạy là bắt đầu bước vào cuộc
chiến nhiều ý nghĩa ( thứ 1 là chiến thắng được bản thân, thứ 2 là giành thắng lợi ) các mẹ ở đây là
bước vào cuộc chạy đua tìm sữa cho bé, mẹ vượt qua những mệt mỏi vất vả đau đớn sau khi sinh nở và
tìm đến vinh quang là sữa mẹ cho con.
Cuộc chạy này thật dài có khi là 6 tháng 1 năm 2 năm và nhiều hơn tuỳ thuộc vào quĩ thời gian của mẹ
và tình yêu của bé dành cho sữa mẹ. Chặng đường này coi vậy mà chẳng dễ chút nào, có khi thật là
gập ghềnh và phải tập luyện thường xuyên, và đúng lịch tập, tập không đúng lịch, hôm bữa nào mình
mệt mình nghỉ hôm sau là giảm sữa liền (kiểu như ngày nào cũng tập thể dục, hôm nay mình lười ngủ
nướng tự nhiên thấy uể oải vậy )
Mà đi chạy thì phải chuẩn bị 1 đôi giày thật tốt nữa chứ ta, 1 cái máy hút sữa tốt cũng giúp mẹ êm ái
hơn, tiết kiệm được thời gian so với cái máy hút sữa khác. Máy hút sữa chỉ là công cụ thôi lý thuyết và

Tư vấn 24/7 https://www.facebook.com/nguyenkimhuehp


https://www.facebook.com/banvachothue.may.hut.sua.haiphong 1
Ms. Huệ 0963.218.669; http://mayhutsuahaiphong.com

thực hành mới quan trọng. Trước khi chạy mình phải nhớ lời huấn luyện viên của mình nữa (chuẩn bị
đủ kiến thức) à nhớ coi là phải khởi động đầy đủ nè ( massage 3 phút nè ). Rồi sao ta, chạy mệt thì phải
uống nước để bổ sung nước nữa chứ. Phải uống nước đủ 3 lít 1 ngày nè. Không có ăn no nha, ăn no
bụng ọc ạch sao mà đủ sức chạy, ăn vừa phải rồi chạy.
Còn nữa 1 khi đã đi thi thì phải trung thực với bản thân không có chơi kiểu dùng dopping nha. Dùng
dopping thì có thể tăng được sức bật của khả năng lên thành tích cao hơn, nhưng mà đôi khi lại gậy
ông đập lưng ông, thuốc lợi sữa uống vô ai biết nó thần kì ra sao, đôi khi thấy vậy mà hổng phải vậy,
nó có tác dụng phụ, giờ nó hông thấy mà sau này thấy, tảng băng nó có 3 phần nổi 7 phần chìm mà ta,
ai biết phần chìm nó có gì, thôi thì mình cứ tự lượng sức mình mình cố gắng, rồi làm theo huấn luyện
viên vậy là chắc ăn nhất, thành tích lâu bền, hông sợ bị sụt giảm phong độ.
Nói đi cũng phải nói lại, chi mà đường chạy có mỗi mình với huấn luyện viên thì buồn quá, phải có cổ
động viên nữa nha, cổ động viên của mình ở đây là ai ta, là chồng mình đó mà, là ông bà cha mẹ, nói
chứ tinh thần quan trọng lắm. Kiểu như 1 bộ phim mà tới khúc lãng mạn nhạc cũng tình tứ, tới khúc
cao trào nhạc nó cũng sôi nổi, âm nhạc làm con người ta bay bổng hơn mà. Chồng phải động viên vợ
nè, giúp vợ làm những việc mà khả năng chồng có thể làm nè (nói chứ chồng có thể làm hết chỉ mỗi
chuyện cho con bú là hổng thể làm thôi, mà vợ kích sữa con bú bình thì chồng làm đc hết mà phải
không)
Có đôi khi chồng cũng giúp được nhiều hơn đó là giúp vợ tăng sữa bằng cách tiếp da (skin to skin ) để
tạo ra oxytocin hoccmon tạo sữa, đây còn gọi là hocmon tình yêu được tao rạ do sự va chạm da thịt tạo
cảm giác bay bổng thoải mái, tình yêu thương gắn kết tạo ra mầm sống, cũng tạo ra sữa cho con, vậy
còn gì tuyệt vời hơn vị ngọt của thánh hoá là đây chứ đâu.
Cố gắng lên các mẹ sữa, con đường hoa hồng tuyệt đẹp nhưng vẫn có gai, cảm giác nhìn thấy nắng
sau những ngày mưa thật tuyệt vời, ở cuối đích đến vòng nguyệt quế vinh quang của con sẽ dành cho
sự nỗ lực miệt mài của mẹ.
*************

TẮC TIA SỮA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP fb Trịnh Thảo Nguyên
Đây là một "bệnh" gây ra nhiều đau đớn mà hầu như ai sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ cũng trải qua
ít nhất một lần và cần được xử lý càng nhanh càng tốt.
Đầu bài, mình xin được khẳng định mình KHÔNG PHẢI LÀ BÁC SỸ, lời khuyên từ bài viết này hoàn
toàn dựa trên các trải nghiệm thực tế của bản thân mình cũng như từ một số mẹ sữa đã chia sẻ và được
đúc kết từ nhiều nguồn tin nước ngoài tin cậy khác nhau mình tìm hiểu đc trên Internet.
Mình may mắn vì sữa cực kỳ "đặc", theo quan niệm của các mẹ là cực tốt cho con nhưng mẹ rất khổ vì
dễ gây nên tình trạng tắc liên miên. Sinh con được 2 tháng rưỡi mà số lần tắc của mình từ giai đoạn
mới sinh cho tới gần 2 tháng là không đếm xuể. Tắc nhẹ có, tắc phát sốt có, uống kháng sinh có, bị doạ
chích có, chiếu đèn sóng ngắn, hồng ngoại trị liệu đã 4 liệu trình, thuốc nam thuốc bắc thuốc dân gian,
chữa mẹo đủ cả. Và bài viết này sẽ đưa ra những giải pháp để làm dịu đi cơn đau của các mẹ, cũng như
ngăn ngừa tái phát.
1. TẮC SỮA LÀ GÌ?
Cơ thể mẹ sản sinh ra lượng sữa nhiều hơn lượng sữa được "lấy" ra (con bú/ máy hút), sau một thời
gian sẽ dẫn tới lượng sữa bị ứ trong tuyến sữa. Khi điều này xảy ra, các mô xung quanh tuyến sữa bị
sưng/ viêm và tạo áp lực tới các ống dẫn sữa, gây tắc nghẽn.
2. NGUYÊN NHÂN
Do không "lấy" sữa ra và làm trống ngực thường xuyên. Một số nguyên nhân phổ biến là:
- Em bé gặp một số khó khăn khi ăn như khớp ngậm không đúng, không chịu ăn và mẹ không hút sữa
thường xuyên.
- Máy hút sữa không đủ mạnh/ không đảm bảo được sữa được hút ra hết
Tư vấn 24/7 https://www.facebook.com/nguyenkimhuehp
https://www.facebook.com/banvachothue.may.hut.sua.haiphong 2
Ms. Huệ 0963.218.669; http://mayhutsuahaiphong.com

- Đột ngột cai sữa. - Áo lót chật


- Mẹ ốm mệt và không cho con ăn/ hút sữa thường xuyên
- Mẹ bị stress
- Mẹ đã từng giải phẫu ngực
- Mẹ không massage ngực
- Mẹ có không vệ sinh đầu vú thường xuyên sau khi cho con bú/ hút sữa nên đầu vú có cặn sữa bám
vào, làm cản trở việc tiết sữa. Lâu dàì tình trạng này có thể làm tổn thương đầu vú.
- "Mụn sữa" (bleb/milk blister/ nipple blister là khi một chút da mọc chờm lên lỗ dẫn sữa sau khi đầu
ngực bị tổn thương và gây nên sữa tắc dần sau nó - cái này mình bị ngay ngày thứ 2 sau sinh vì con
ngậm sai khớp trầm trọng). "Mụn sữa" này có thể có màu trắng, đỏ, hay nâu và làm mẹ rất đau đớn.
Bệnh này NHIỀU bác sỹ (PSTW, VP) nhìn còn không hiểu mình bị làm sao nên cứ chịu đau cho đến
khi tự tìm hiểu. Cách chữa có nhiều cách là ngâm nước muối, chườm nóng, nhưng cách mình đã áp
dụng là nhờ Bác sỹ vật lý trị liệu dùng kim đã tiệt trùng và làm vỡ những "mụn" này ra, không hề đau
và rất nhanh lành.
- Cuối cùng là sữa mẹ chứa quá nhiều chất béo, hình thành nên những hạt mỡ li ti trong quá trình tạo
sữa, nhưng đủ lớn để làm tắc ống dẫn sữa vốn đã rất nhỏ của cơ thể (có thể do chế độ ăn uống chứa
nhiều mỡ động vật như chân giò vv.. trong trường hợp của mình là do cơ thể vì có ăn đạm bạc đến mấy
cũng vẫn tắc)
4. CHẨN ĐOÁN
Mình chia tắc sữa làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Tắc sữa (thông thường kéo dài 2-7 ngày)
Mẹ sẽ thấy ngực có một cục cứng hình tròn hoặc hình quạt trên ngực, vùng này đau, nóng, sưng, có thể
thấy đỏ. Có trường hợp tự nhiên thấy đau nhói / nhạy cảm cục bộ ở khu vực không hề thấy xuất hiện
cục, khu vực này có thể bị tắc sâu/ hoặc mới tắc ít nên chưa sưng lan ra ngoài.
Có thể sốt nhẹ dưới 38.5 độ C
- Giai đoạn 2: Viêm vú ( thông thường từ 7 ngày trở lên)
Là khi mẹ để tình trạng tắc sữa nặng hơn, có thể đã nhiễm trùng. Triệu chứng giống với giai đoạn 1
nhưng đau/ sưng/ nóng gia tăng và có thể nhìn rõ những vệt đỏ trên và xung quanh vùng tắc.
Có thể sốt cao trên 38.5 độ C, đau mỏi người tương tự như bị cảm cúm, lạnh run.
5. GIẢI PHÁP
- Có thể thử các cách dân gian như uống nước đắp lá bồ công anh, uống nước đinh lăng, chè vằng,
thông thảo, cắt thuốc nam/ bắc, châm cứu, dùng lược chải (cơ bản cx như massage thôi) hay mẹo của
cha ông ta là dùng quần lót của chồng / móng hổ xoa ngực =))
(Tất cả đối với mình đều không ăn thua)
- Nếu quá đau có thể uống Efferagan 1 viên mỗi 4 tiếng (ngay sau khi cho con bú/ hút sữa để giảm tối
đa lượng thuốc tiết ra sữa, áp dụng cho tất cả các loại thuốc)
- Gọi dịch vụ thông tắc tia hoặc nhờ người nhà thông cho nhưng QUAN TRỌNG LÀ DÙNG LỰC
MẠNH VỪA PHẢI, không được phép day bóp quá mạnh gây dập ống dẫn sữa, làm tổn thương vú
cũng như gây đau đớn lâu cho mẹ. Cách xoa bóp là massage nhẹ nhàng xung quanh ngực, lực mạnh
hơn chút đối với vùng tắc nhằm làm mềm bớt ngực, sau đó dùng ngón tay vừa nắn trượt chậm về phía
nhũ hoa vừa day tròn cho phụt tia/ nhỏ giọt sữa ra là thông, chịu khó đau, nhưng LƯU Ý LÀ DÙNG
SỨC VỪA PHẢI, không được nghiến răng nghiến lợi ấn, cứ bình tĩnh và từ từ. Có thể massage thông
từ phía nhũ hoa lên phía trên vì nhiều khi cục ứ tắc nằm ở phần đó => phải thông ở phần đó trước mới
dẫn thông lên trên được.
- Uống thật nhiều nước, nước ấm càng tốt
- Chiếu đèn hồng ngoại/ Tắm nước thật nóng xối vào ngực sau đó cho con bú/ hút ngay
- Con không bú hết phải hút hết sữa ra, có thể kết hợp vắt sữa bằng tay cho kiệt hoàn toàn.
- Sử dụng thuốc chống tắc tia sữa có tác dụng làm tan mỡ trong nước. Có thể dùng để tác động trực
tiếp lên phần ngực đang bị tắc và uống lâu dài để ngăn ngừa tắc tái phát (Mình đang trong giai đoạn
uống duy trì và rất mừng khi gần 1 tháng rồi *trộm vía* không hề bị lại dù bỏ hẳn cữ hút đêm) Thuốc
có tác dụng như vậy nên còn giúp điều chỉnh/ giảm kg nặng và giảm lượng Cholesterol trong máu, mỡ
trong gan vv..

Tư vấn 24/7 https://www.facebook.com/nguyenkimhuehp


https://www.facebook.com/banvachothue.may.hut.sua.haiphong 3
Ms. Huệ 0963.218.669; http://mayhutsuahaiphong.com

LƯU Ý ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN 2:


Không tự ý day bóp khi tắc đã lâu, nhất là khi đã kèm sốt cao, không chườm nóng, chỉ chườm lạnh.
Đến ngay bệnh viên để yêu cầu thăm khám và NÊN siêu âm ngực để biết chính xác mình đã bị giai
đoạn nào. Tránh trường hợp bác sỹ khám qua loa, chẩn đoán/ doạ chích sai gây hoang mang cho người
bệnh, vô hình chung gây ra tâm lý sợ hãi, chán nản, muốn cắt sữa. Khi đã sốt bác sỹ sẽ kê kháng sinh
5-7 ngày, và vật lý trị liệu chiếu đèn hồng ngoại + sóng ngắn. Trong thời gian này, hoàn toàn vẫn có
thể cho con bú/ hút và sử dụng sữa đã hút bình thường. Nên tích cực áp dụng những phương pháp như
trên (thận trọng với day bóp và không chườm nóng)

6. NGĂN NGỪA
- Cho con bú/ hút sữa thường xuyên, đúng cữ. Nếu con không bú thì PHẢI HÚT
- Nếu muốn giãn cữ CẦN phải giãn từ từ, và không để lâu quá 6 tiếng/ cữ
- CẦN vệ sinh núm vú trước và sau khi cho con bú/ hút sữa (dùng khăn xô thấm nước mát lau sạch
núm vú, loại bỏ cặn sữa bám trên núm vú)
- Massage ngực thường xuyên nếu có thể (mình biết là với các mẹ bận rộn thì khó nhưng nên cố gắng)
- Uống nhiều nước. Mặc áo lót đúng cỡ ngực
- Hạn chế lượng mỡ trong đồ ăn hàng ngày- Sử dụng thuốc chống tắc tia sữa

******

Vệ sinh máy hút sữa


- Sau cữ hút mẹ tráng bình và phễu bằng nước nóng, đem cất hộp lock&lock, cho vào ngăn mát tủ
lạnh, cữ sau lấy ra tráng lại nước nóng rồi dùng, 1 ngày chỉ cần rửa sạch úp khô 1 lần
- Vệ sinh dây dẫn: Dây dẫn sữa hoàn toàn không chảy qua nên không nhất thiết phải vệ sinh sau mỗi
lần hút. Sau khi hút dây thường có hơi nước, mẹ cắm dây để máy chạy không tải chừng 1-3 phút
(tùy thời tiết). Khoảng 10 ngày mẹ hãy xả sạch dưới vòi nước rồi quăng tròn để nước bật ra ngoài,
cắm vào máy bật máy lên cho máy chạy không tải làm khô dây.
Lưu ý: Không để dây ướt, sẽ làm dây mốc đen. Mỗi lần hút sữa hơi từ động cơ đẩy qua đám mốc vào
sữa sẽ gây mất vệ sinh.
- Trong trường hợp khẩn cấp như máy bị sặc sữa vào dây, yêu cầu tắt máy ngay tức khắc, mang bộ phụ
kiện gồm dây, phễu, van đi rửa vệ sinh rồi tráng nước sôi vẩy ráo rồi quay lại hút tiếp. Nếu sữa đã chảy
vào máy thì các bạn nên mang máy đến nơi cho thuê/ bán máy để được vệ sinh máy ngay tức khắc
tránh sữa đọng trong máy gây hỏng động cơ, giảm áp lực, hư màng bơm hút sữa. Cách tốt nhất bạn hãy
gọi điện thoại tới 0963 218 669 để được tư vấn cụ thể.
- Trong trường hợp bạn không có thời gian, ko tự làm vệ sinh và tiệt trùng được, có thể mang qua 55
Đông Đồng – An Dương, bởi chúng tôi có dụng cụ chuyên dụng để làm vệ sinh sạch dây dẫn và dụng
cụ hút sữa (miễn phí)
***
Ưu nhược điểm của việc hút sữa
1. Ưu điểm của việc hút sữa:
– Khi mẹ đi vắng hoặc cai sữa mẹ không phải cai ti mẹ và tập bình, chỉ cần đổi sữa.
– Khi bú bình, bé tập trung bú được nhiều hơn, sữa trong bình xuống nhanh và đều hơn ti mẹ. Khi no
bụng, giấc ngủ của bé cũng dài hơn thường là 3 tiếng mới bú 1 lần nên mẹ có thể nghỉ ngơi. Trong khi
bú mẹ, trẻ được ôm ấm áp và hay ngủ quên khi bụng vẫn chưa thật no do bú ti mẹ bé phải bú nghiêm
chỉnh thì sữa mới xuống nên ngủ 1-2 tiếng lại giật mình thức vì đói.

Tư vấn 24/7 https://www.facebook.com/nguyenkimhuehp


https://www.facebook.com/banvachothue.may.hut.sua.haiphong 4
Ms. Huệ 0963.218.669; http://mayhutsuahaiphong.com

– Hút sữa mẹ đều sẽ cho lượng sữa nhiều hơn bé hút trực tiếp. Vì khi hút sạch sữa thì cơ thể người mẹ
tự hiểu là bé cần lượng sữa nhiều hơn nên lần sau lại tiết sữa nhiều hơn. Nguyên tắc là càng hút sữa
đều (hoặc cho bé bú đều) và liên tục thì càng nhiều sữa. Tạo hoá sinh ra không có bà mẹ nào là không
có sữa cho con cả …
2. Nhược điểm của việc hút sữa:
– Mẹ phải siêng năng hút sữa đều đặn cả đêm và ngày. Tham khảo hút theo lịch sau 3-6-9-12-15-18-
24h, cách 3 tiếng hút 1 lần. Oải nhất là ban đêm nhiều lúc vừa nhắm mắt vừa hút sữa mà chỉ ước là
được nằm xuống ngủ. Nhưng không hút cũng không được khi cơ thể quen, tới giờ cũng tự động căng
sữa. Nếu căng sữa mà không hút thì rất khó chịu, dễ bị tắc sữa, đồng thời cơ thể tự hiểu là bé không có
nhu cầu bú và sẽ tiết sữa ra ít hơn dẫn đến giảm lượng sữa.
– Phải trữ sữa đúng cách và hâm sữa mỗi khi cho bé bú.
– Phải rửa bình hút sữa
– Tốn tiền mua máy hút sữa
^^ Các mẹ cân nhắc thực tế!
*****
Cách trữ và bảo quản sữa mẹ
Sữa mẹ khác với sữa bột ở chỗ có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không mất đi giá trị dinh dưỡng.
Sữa mẹ đông lạnh và đông đá vẫn đầy đủ chất và các đặc tính vi sinh và vẫn tốt cho bé hơn là sữa công
thức nếu được thực hiện đúng cách.
Sữa mẹ đã hút ra nhưng chưa dùng ngay có thể được bảo quản lạnh, hoặc đông đá như sau:
Thời gian và nhiệt độ bảo quản sữa:
– Nhiệt độ phòng trên 29 độ C: tối đa 1 giờ
– Nhiệt độphòng máy lạnh19 – 26 độ C: Tối đa 6 giờ, lý tưởng 3 giờ
- Túi đá khô vận chuyển: tối đa 24 giờ
– Ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 giờ
– Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh 1 cửa): tối đa 2 tuần
– Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 3 tháng
– Tủ đông lạnh chuyên dụng (-18 – -20 độ C): tối đa 12 tháng

Cách trữ sữa:


– Sữa hút nhiều lần trong ngày các bạn có thể cho vào cùng 1 bịch hoặc bình trữ.
BẢO QUẢN SỮA HÚT RA DÙNG TRONG NGÀY: Sau khi hút, cho sữa vào bình sữa rồi cho vào
ngăn mát tủ lạnh (để được 48 tiếng). Tuỳ theo con bạn uống 1 lần bao nhiều ml thì bạn để lượng vừa
đủ. Phần sữa cho ra ngoài bé bú không hết đã dính nước bọt của bé nên cho bé bú trong vòng 1-2
tiếng, nếu vẫn thừa thì bỏ đi chứ không trữ đông nữa.
CÁCH LÀM ẤM SỮA: Sữa để trong ngăn mát cứ đến giờ bú cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm,
nhiệt độ 40 độ C cho bé bú (tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc dùng lò vi sóng). Sữa để tủ
lạnh lấy ra bạn sẽ thấy có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm xong bạn
nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.

Tư vấn 24/7 https://www.facebook.com/nguyenkimhuehp


https://www.facebook.com/banvachothue.may.hut.sua.haiphong 5
Ms. Huệ 0963.218.669; http://mayhutsuahaiphong.com

BẢO QUẢN SỮA DƯ BẰNG TỦ ĐÔNG: Phần sữa trong ngày hút thừa ra dồn vào bình to hoặc túi
trữ sữa, ghi ngày tháng năm lên đó và cho vào tủ đông lạnh, cất tới khi gần hết hạn sử dụng lại lôi ra
xài cuốn chiếu.
Để trữ sữa me tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, các bạn ép hết không khí ra khỏi túi sữa, kéo kín miệng túi.
CÁCH RÃ ĐÔNG: Chuyển bình sữa hoặc túi trữ sữa đông đá từ ngăn đá xuống ngăn mát để tan dần.
Khi sữa tan, các bạn cho phần sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú. Phần sữa này
sử dụng trong vòng 24h.
CHÚ Ý:
* Sữa đã rã đông k bú hết thì phải bỏ đi, k được dùng lại hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa
mới vắt. K lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ
đột ngột sữa mẹ, sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể). Các
khángthể Lactoferrin, lysozyne… chỉ phát huy được chức năng bảo vệ kỳ diệu, khi ở đúng cấu trúc
phân tử ban đầu của nó như: chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột… Một vài cấu
trúc có thể vẫn được giữ nguyên khi bị tác động, một số khác có thể bị gãy thành các amino acids dinh
dưỡng – vẫn có lợi ích dinh dưỡng, nhưng mất lợi ích bảo vệ.
Bán phụ kiện máy hút sữa
1. Bình chứa sữa Medela 150ml DHL: 110k. Bình 250 ml 170k, 100k
2. Kem Purelan, Lanshinoh, Medela
3. Phễu Medela các size S, M, L tương ứng 21mm, 24mm, 27mm: giá 165k/ cái.
4. Van Medela Freestyle, Swing maxi: 650k/ cặp
5. Túi tiệt trùng lò vi sóng: 40k/ túi.
6. Bộ phễu liền 250k/chiếc
7. Bộ cổ phễu pump 300k/đôi
8. Van vàng: 60k/ cái.
9. Gioăng (van) trắng: 40k/ miếng.
10. Dây hút máy swing 200k/chiếc
11..Dây hút máy pump 350k/đôi
12. Túi giữ nhiệt đá khô Medela 450k/bộ
13. Trà lợi sữa Mother's Milk 150k/hộp 16 gói trà túi lọc
14. Máy hâm sữa 3 chức năng Fatz 250k
15. Máy hâm sữa 4 chức năng Fatz 270k
16. Áo vắt sữa rảnh tay Simple Wishes: 750k/ áo.
17. Áo vắt sữa rảnh tay VN: 150k/ áo
18. Túi trữ sữa Sunmum giá 125k/hộp 50 túi
19. Túi trữ sữa Nuk, Lanshinoh, Honey suckel giá 6,5k/túi

Tư vấn 24/7 https://www.facebook.com/nguyenkimhuehp


https://www.facebook.com/banvachothue.may.hut.sua.haiphong 6

You might also like