You are on page 1of 2

CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP

Môn: Hóa lý nâng cao

Câu 1 Nguyên lý I nhiệt động lực học: biểu thức, vận dụng vào các quá trình hóa học.

Câu 2 Nhiệt dung là gì? Quan hệ giữa nhiệt dung với các đại lượng nhiệt động.

Câu 3 Các phương pháp xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng.

Câu 4 Nhiệt phản ứng hóa học (Q) là thông số quá trình hay thông số trạng thái? Giải
thích.

Câu 5 Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ.

Câu 6 Nguyên lý II nhiệt động lực học: biểu thức, vận dụng vào các quá trình hóa học.

Câu 7 Thế nào là entropy?

Câu 8 Các hàm đặc trưng cơ bản trong nhiệt động lực học. Biểu thức.

Câu 9 Điều kiện xảy ra của một phản ứng hóa học về mặt nhiệt động. Giải thích.

Câu 10 Hóa thế: khái niệm, ý nghĩa.

Câu 11 Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng Kp (HSCB theo áp suất riêng phần).

Câu 12 Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng Kx (HSCB theo nồng độ phần mol), KC
(HSCB theo nồng độ mol) theo Kp (HSCB theo áp suất riêng phần).

Câu 13 Thiết lập phương trình đẳng áp (quan hệ Kp và T).

Câu 14 Hãy giải thích ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng hoá
học. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 15 Hãy giải thích ảnh hưởng của yếu tố áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học.
Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 16 Hãy giải thích ảnh hưởng của yếu tố nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng hoá
học. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 17 Các hằng số cân bằng Kp (HSCB theo áp suất riêng phần), Kx (HSCB theo nồng
độ phần mol), KC (HSCB theo nồng độ mol) phụ thuộc vào các yếu tố nào? Tại
sao?

Câu 18 Hằng số cân bằng của phản ứng hóa học (ví dụ Kp) có đơn vị không? Giải thích.
Câu 19 Điều kiện xảy ra của một phản ứng hóa học là gì? Cho ví dụ.

Câu 20 Phân biệt giữa bậc phản ứng và phân tử số. Cho ví dụ.

Câu 21 Sự gần đúng của trạng thái ổn định trong phản ứng hóa học. Ứng dụng.

Câu 22 Cho phản ứng nối tiếp: R  I  P (giả thiết mỗi giai đoạn là phản ứng đơn giản
bậc 1). Trình bày dạng đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nồng độ của R, I, P theo
thời gian.

Câu 23 Xác định bậc phản ứng bằng phương pháp thế.

Câu 24 Xác định bậc phản ứng bằng phương pháp vi phân đồ thị.

Câu 25 Xác định bậc phản ứng bằng phương pháp tích phân đồ thị.

Câu 26 Xác định bậc phản ứng bằng phương pháp dựa vào t1/2.

Câu 27 Xác định bậc phản ứng bằng phương pháp lượng dư (pha loãng Ostwald).

Câu 28 Xác định bậc phản ứng bằng phương pháp tốc độ đầu.

Câu 29 Nêu khái lược về Thuyết va chạm.

Câu 30 Nêu khái lược về Thuyết trạng thái chuyển tiếp.

Câu 31 Đường phản ứng (theo thuyết trạng thái chuyển tiếp) là gì? Từ đâu ra?

Câu 32 Bề mặt thế năng. Điểm yên ngựa.

Câu 33 Dạng phương trình động học của phản ứng xúc tác đồng thể. Ví dụ về một thiết
lập.

Câu 34 Thế nào là hiệu ứng muối bậc 1, bậc 2 trong xúc tác đồng thể? Giải thích, cho ví
dụ.

Câu 35 Dạng phương trình động học của phản ứng xúc tác dị thể. Ví dụ về một thiết lập.

Câu 36 Trong một phản ứng xúc tác dị thể chất phản ứng khí (hơi) – chất xúc tác rắn: Thế
nào là miền động học, miền khuếch tán? Ở vùng nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp,
phản ứng ưu tiên xảy ra ở miền nào? Vì sao?

Câu 37 Trong thực nghiệm nghiên cứu hoạt tính của chất xúc tác dị thể, người ta thường
khảo sát ở miền động học hay miền khuếch tán? Vì sao?

You might also like