You are on page 1of 12

Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

http://dut.udn.vn/danhba/k_ckgt.htm thông tin giáo viên

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PĐT


*Hướng dẫn trả lời nhanh câu hỏi phong đào tạo
-B1:coppy câu hỏi trong trang tinchi.dut.udn.vn
-b2:Bấm ctrl+F (bật chức năng tìm kiếm cụm từ trong trang)
-B3:Dán câu hỏi(Ctrl + V) vào ô tìm kiếm cụm từ và Enter sẽ hiện ra câu trả lời
P/s: ĐÁP ÁN ĐẠT ĐỘ CHÍNH XÁC TUYỆT ĐỐI 100% VÀ GẦN NHƯ ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC CÂU
HỎI CỦA PĐT NÊN CÁC BẠN CỨ YÊN TÂM
1. Thông tin “truyền miệng” (nghe bạn nói, …) có thể tin tưởng tuyệt đối hay không? A. Không.
Sử dụng thông tin “truyền miệng” hàm chứa rủi ro vì có thể thông tin đó không chính xác

2. Sinh viên có kết quả học tập khá có chắc chắn có học bổng khuyến khích học tập theo quy
định của Nhà nước không, vì sao? D. Không chắc chắn, vì có thể chưa đủ tất cả các điều kiện
được xét HB loại này hoặc có nhiều SV học tốt hơn trong khi quỹ HB có hạn

3. Nếu hoãn thi và sau đó thi bổ sung và có điểm cao nên thuộc diện được xét học bổng ở kỳ
trước thì cần phải làm gì? B. Không thể làm gì được.

4. Vì sao có sinh viên đăng ký đúng lịch “đăng ký theo nhóm” nhưng không thể đăng ký đủ các
học phần thiết kế cho học kỳ đó? D. Do sinh viên thao tác sai, không đăng ký hoặc sinh viên
chưa đủ điều kiện học học phần đó vì thiếu học phần ràng buộc của nó.

5. Trường cảnh báo kết quả học tập đối với sinh viên có kết quả học tập như thế nào? D. Cả
hai ý A và B.

6. Có bao nhiêu mức độ ràng buộc giữa học phần khác (A) với học phần (B)? C 4 mức độ.

7. Mật khẩu ban đầu để mỗi sinh viên truy cập website đăng ký học là gì? A Ngày tháng năm
sinh của sinh viên.

8. Nếu bị ốm nên không thể học GDQP-AN ở học kỳ 1 đầu khóa học thì làm sao có thể học? D
Sinh viên phải tự liên hệ với Trung tâm Giáo dục QP-AN của trường Quân sự QK5 hoặc các cơ
sở khác hợp pháp để học ở các học kỳ hè.

9. Khối lượng học tập đăng ký là gì? A Là số tín chỉ củacác học phần mà sinh viên đăng ký học
trong mỗi học kỳ, gồm cả học phần học lần đầu và học từ lần thứ 2 trở đi;

10. Website đăng ký học yêu cầu sinh viên đổi mật khẩu để ngày đặt mật khẩu không trước quá
bao nhiêu ngày? C 90 ngày.

11. “Đăng ký theo nhóm” là gì? C “Đăng ký theo nhóm” là những sinh viên chưa học hết thời
gian thiết kế của chương trình đào tạo đăng ký các lớp học phần mở cho ngành & khóa của
mình.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

12. Trường hợp nào sinh viên được chuyển ngành học so với ngành đăng ký tuyển sinh?
D Sinh viên có điểm trúng tuyển vào Trường từ 27 điểm trở lên.

13. Lớp học phần kỳ hè mở cho sinh viên diện nào? A Lớp học phần kỳ hè mở chung cho sinh
viên tất cả các khóa cần học lại, cải thiện, học chậm, học vượt.

14. Những trường hợp nào được đăng ký muộn? B. SV nào cũng có thể tự đăng ký muộn
(thông qua mạng Internet) vào các lớp học phần được cho phép đăng ký thêm, trong thời gian
“rút học phần”. Ngoài ra, SV thuộc diên: kỳ đầu tiên học ở chương trình thứ hai, tạm ngừng học
do ốm hoặc được điều động vào lực lượng vũ trang mới quay lại học tập, bị ốm đau hoặc gia
đình có biến cố trong thời gian đăng ký học nếu có đơn & minh chứng, thì sẽ được PĐT đăng
ký muộn đối với học kỳ chính (nhưng không quá 2 tuần kể từ đầu kỳ).

15. “Ủy quyền đăng ký” không có tác dụng với những trường hợp nào? C Cả 2 ý A và B

16. Khi bị ốm/tai nạn nên không thể đi học nhưng thời gian nghỉ không quá 20% thời gian học
của lớp, sinh viên (hoặc người thân) phải làm gì? A Cần phải xin phép các giảng viên phụ trách
các lớp học phần. Khi bình thường, sinh viên phải báo cho thân nhân của mình biết để thực
hiện trong trường hợp mình bị ốm hoặc tai nạn.

17. Xếp hạng năm đào tạo là gì? A Là sự đánh giá tiến độ học tập của SV, căn cứ vào số tín
chỉ tích lũy được so với số tín chỉ trung bình cần tích lũy trong mỗi năm tương ứng với chương
trình đào tạo của ngành SV học.

18. Học cùng lúc 2 chương trình là gì? C Học cùng lúc 2 chương trình là học thêm chương trình
đào tạo của ngành thứ 2, khi đang còn học chương trình đào tạo ngành thứ nhất để có được
thêm bằng tốt nghiệp của ngành thứ hai.

19. Nếu đã học Giáo dục quốc phòng an ninh, có được phép miễn học không? B Nếu đã học
Giáo dục quốc phòng - an ninh theo chương trình đại học tại các cơ sở giáo dục hợp pháp và
được cấp chứng chỉ, sinh viên được miễn học.

20. Nếu không thể về Trường để nhận bằng tốt nghiệp trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp, SV
cần phải làm gì để nhận được bằng? C. a/Về Trường hoàn thành thủ tục thanh toán ra trường
và trực tiếp gặp chuyên viên phụ trách của PĐT & trình CMND để nhận bằng và ký vào sổ nhận
bằng hoặc b/Đảm bảo chắc chắn mình đã hoàn thành thủ tục thanh toán ra trường ủy quyền
cho người khác đến nhận thay theo quy định ủy quyền đã được PĐT thông báo.

21. Quy ước mã lớp học phần như thế nào? B Gồm: 7 ký tự số chỉ mã học phần, tiếp đến là 4
ký tự số chỉ mã học kỳ, tiếp đến là 2 ký tự thể hiện rằng lớp này được mở theo kế hoạch cho
khóa nào, tiếp đến là 2 ký tự số thể hiện lớp này mở cho sinh viên ngành nào, tiếp đến có thể là
1 ký tự chữ thể hiện lớp học phần nhóm con.

22. Ai là người tư vấn cho sinh viên liên quan đến việc làm thẻ? A Khi mới nhập học, Trường
và ngân hàng Đông Á phối hợp hướng dẫn, tư vấn sinh viên trong việc kê khai hồ sơ làm thẻ,
được miễn phí khi làm thẻ lần đầu. Sinh viên mới nhập học được tổ chức làm thẻ tập trung theo
đơn vị lớp sinh hoạt.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

23. Mỗi năm học có mấy học kỳ & có bắt buộc phải học tất cả các học kỳ hay không? A Một
năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ (kỳ hè). Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải
học. Học kỳ hè không bắt buộc phải học.

24. Sinh viên thuộc diện nào có thời gian nghỉ học không tính vào thời gian học chính thức? A
Sinh viên ngừng học do bị ốm, do được điều động vào lực lượng vũ trang.

25. Đơn vị nào của Trường chủ trì xét các loại học bổng khác, ngoài học bổng khuyến khích
học tập theo quy định của Nhà nước? D. Phòng Công tác sinh viên chủ trì và các khoa phối
hợp với phòng Công tác sinh viên để xét học bổng. Có một số loại học bổng chỉ xét cho SV
thuộc ngành nào thì do khoa đó xét.

26. Khối lượng học tập tối đa trong một học kỳ chính là bao nhiêu? B Khối lượng học tập tối đa
trong mỗi học kỳ chính là 25 tín chỉ .

27. Sinh viên nộp đơn xin mở lớp hoặc đơn đăng ký học không được Phòng Đào tạo chấp
thuận vì? D Cả ý B và C.

28. Xếp hạng học lực là gì? A Sinh viên được xếp hạng học lực, sau mỗi học kỳ: “bình thường”
- nếu điểm trung bình chung tích luỹ đạt từ 2,00 trở lên; “yếu” - nếu điểm trung bình chung tích
luỹ đạt dưới 2,00 nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

29. Đăng ký học là gì? A Đăng ký học là thông qua mạng Internet sinh viên chọn đăng ký vào
các lớp học phần mà nhà trường dự kiến mở trong mỗi học kỳ.

30. Học phần là gì? C Là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích
lũy trong quá trình học tập. Kiến thức trong mỗi học phần được thiết kế kiểu mô đun theo từng
môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học thành một môn học mới

31. Xin hủy học phần là gì? A Sinh viên xin hủy kết quả học của: Học phần đã đăng ký và đang
học nếu bị ốm, tai nạn; học phần tự chọn đã học ở học kỳ trước thời điểm xin hủy cách ít nhất
một học kỳ, nếu học thừa số tín chỉ tự chọn so với yêu cầu; học phần học cải thiện ở học kỳ
làm Đồ án tốt nghiệp hoặc sau khi làm Đồ án tốt nghiệp; học phần học ở kỳ hè.

32. Những trường hợp nào thì sinh viên bị buộc thôi học, khi xét kết quả học tập cuối mỗi học
kỳ? C Tất cả các trường hợp nêu ở A và B.

33. Khi quên mật khẩu email do Trường cấp, sinh viên cần phải: D Trực tiếp đến gặp chuyên
viên phụ trách của Phòng Đào tạo và trình thẻ sinh viên cùng với đề nghị để xin cấp lại mật
khẩu.

34. Nếu không tìm hiểu về chương trình đào tạo và bỏ lỡ không đăng ký học, SV có nguy cơ trễ
tiến độ học tập như thế nào? D. Ít nhất 2 học kỳ.

35. Tín chỉ là gì? A Là đơn vị dùng đo lường khối lượng học tập của SV, được quy định bằng
15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 60 giờ thực tập tại cơ
sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp. Để tiếp thu được 1 tín chỉ SV
phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

36. Nếu thẻ sinh viên bị hỏng, hoặc mất, hoặc không có, sinh viên có thể dùng các giấy tờ khác
để thay thế để dự thi hay không? D Ngoại trừ giấy xác nhận do Phòng Đào tạo cấp, sinh viên
không được dùng giấy tờ khác để thay thế.

37. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học là bao lâu? A Thời gian tối đa hoàn thành
chương trình gồm thời gian thiết kế cho chương trình và thời gian gia hạn cho phép. Đa số các
ngành của Trường có thời gian thiết kế là 5 năm và thời gian gia hạn là 6 học kỳ chính.

38. Sinh viên đang ngừng học tạm thời, nếu muốn trở lại học tập thì phải làm gì? D. Phải lập
đơn từ website và nộp đơn xin trở lại học tập cho Phòng Đào tạo trước ít nhất một tuần trước
khi bắt đầu học kỳ mới.

39. Phòng Đào tạo có xác định được chính xác nhu cầu học của sinh viên hay không? C. Hoàn
toàn biết chính xác nhu cầu học tối đa và ước lượng được nhu cầu học thực tế.

40. Mức học phí bình quân trong các năm học tới là bao nhiêu? C. Căn cứ vào quy định của
Chính phủ, ở năm học 2013-2014 học phí bình quân của lớp mở cho khóa 2011 về trước là
152.500 đ/tín chỉ và lớp mở cho khóa 2012 về sau là 183.000 đ/tín chỉ; năm học tiếp theo sẽ
tăng cao hơn.

41. Điểm trung bình chung tích lũy là gì? A Điểm TBCTL là điểm trung bình có trọng số của các
học phần mà SV đã tích luỹ được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét. Trọng
số là số tín chỉ các học phần tương ứng.

42. Nếu muốn chuyển trường thì cần phải có điều kiện gì? D. Gia đình chuyển nơi cư trú,
chuyển nơi công tác hoặc SV có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần
nơi cư trú của gia đình để có điều kiện học tập; xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc
thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà SV đang học; được sự đồng ý của Hiệu trưởng
trường ĐH Bách Khoa và trường xin chuyển đến.

43. Bằng cách nào Trường thông tin cho sinh viên biết về chương trình đào tạo? D Đầu khóa
học, Trường cung cấp cho SV niên giám đào tạo trông đó có thông tin về các chương trình đào
tạo. Nếu có hiệu chỉnh, cập nhật thì Trường sẽ công bố ở website đăng ký học.

44. Trường cấp email cho sinh viên và quy định phải dùng email đó để giao tiếp với Trường, để
làm gì? B Để tăng hiệu quả và sự chính xác trong mọi hoạt động của Trường và có lợi cho sinh
viên.

45. Có thể có sự trùng tên học phần hay không? A Có thể có sự trùng tên học phần giữa các
ngành đào tạo, hoặc cùng ngành nhưng khác khóa. Trong số các học phần cùng tên, 1 học
phần có thể thay thế cho 1 hoặc các học phần khác hoặc không thể thay thế. Thông tin này
được cung cấp ở website đăng ký học.

46. Sắp xếp các mức độ ràng buộc giữa các học phần theo mức độ giảm dần C Tiên quyết –
Học trước – Song hành – Không ràng buộc.

47. Sinh viên nào có thể được phép đăng ký vượt số tín chỉ tối đa mỗi học kỳ theo quy định
chung của Trường? C. SV học giỏi trở lên.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

48. Khối lượng kiến thức tích lũy là gì? B Là tổng số tín chỉ của các học phần đã tích lũy được
(có điểm chữ là A, B, C hoặc D) tính từ đầu khóa học.

49. Sinh viên đi liên hệ học giáo dục quốc phòng riêng lẻ (ghép với trường khác) sẽ được
Trường hỗ trợ thủ tục như thế nào? D Sinh viên đi liên hệ học giáo dục quốc phòng riêng lẻ
(ghép với trường khác) cần phải lập đơn và trình nộp Phòng Đào tạo để xin Giấy giới thiệu đến
học tại Trường Quân sự Quân khu 5.

50. Nếu không chịu đăng ký đủ số tín chỉ quy định trong học kỳ chính, sinh viên sẽ: C Bị cảnh
báo và sẽ buộc ngừng học tạm thời nếu quá thời gian quy định vẫn không chịu đăng ký đủ.

51. Quy định mới của Trường về đào tạo hệ tín chỉ trình độ đại học được áp dụng từ khi nào? A
Quy định mới của Trường về đào tạo đối với hệ tín chỉ được ban hành ngày 17/5/2013 và có
hiệu lực kể từ ngày ban hành. Sự thay đổi về tính điểm kết thúc học phần và điều kiện nhận Đồ
án tốt nghiệp có hiệu lực kể từ học kỳ 1 năm học 2013-2014.

52. Khối lượng học tập tối thiểu trong học kỳ hè là: D Không quy định.

53. Lớp học phần trong mỗi học kỳ chính được mở theo nguyên tắc nào? A Trường mở lớp
theo quan điểm: mở đủ lớp để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên theo kế hoạch đào tạo được
thiết kế của tất cả các ngành/ khóa; và mở thêm lớp để giải quyết nhu cầu học cho sinh viên
cần học những học phần mà bản thân học chậm, phải học lại hoặc học cải thiện, sinh viên cần
học vượt. Khi vẫn còn sinh viên có nhu cầu học nhưng không thể học do xung đột kế hoạch/
thời khóa biểu thì Trường sẽ mở lớp bổ sung nếu Trường vẫn còn nguồn lực.

54. Điểm nào trong số sau đây không thuộc nguyên tắc “ủy quyền đăng ký học”? C Sinh viên
không cần phải kiểm tra dữ liệu đăng ký học của mình trong khoảng thời gian theo lịch đăng ký.
SV có thể thay đổi sang nhóm lớp học phần khác, nếu muốn;

55. Thời gian nghỉ học vì nhu cầu cá nhân có tính vào thời gian học chính thức của khóa học
hay không? A Phải tính vào thời gian học chính thức của khóa học.

56. Nếu bị buộc thôi học, sinh viên được quyền: B Làm đơn xin chuyển sang học hệ vừa làm
vừa học cùng ngành do trường ĐHBK đào tạo hoặc chuyển xuống học ở bậc cao đẳng tại các
trường có đào tạo ngành sinh viên học.

57. Khi muốn nghỉ học học kỳ chính vì nhu cầu cá nhân, sinh viên cần thực hiện: A Nộp đơn xin
nghỉ học tạm thời cho Phòng Đào tạo không chậm quá 4 tuần đầu của học kỳ chính và chờ có
quyết định cho phép mói chính thức ngừng học

58. Sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành
chương trình, nghĩa là gì? D Sinh viên học cho đến khi nào hoàn thành chương trình đào tạo và
được cấp bằng, trừ các trường hợp quá yếu kém thì vẫn bị buộc thôi học.

59. Đăng ký học cho học kỳ hè được tổ chức như thế nào? B. Đăng ký học cho kỳ hè được
chia thành: đợt đầu tiên là ưu tiên cho sinh viên đăng ký học lại, 2 đợt sau là đợt “đăng ký toàn
trường”. Xen giữa 2 đợt đăng ký này là thời gian đóng học phí lần thứ nhất và sinh viên nào
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

không đóng học phí trong đợt này thì bị xóa đăng ký. Sau đợt “đăng ký toàn trường” thứ 2
những sinh viên không đóng học phí cũng sẽ bị hủy đăng ký.

60. Khi cần giải quyết công việc liên quan đến các bộ phận chức năng của Trường mà cần phải
có đơn, để lập đơn thì sinh viên cần phải thực hiện: C Đăng nhập website đăng ký học để lập
và in loại đơn cần thiết, trừ các trường hợp đơn xin nghỉ học/ tạm ngừng học tập do bị ốm/ tai
nạn.

61. Có bao nhiêu mức độ ràng buộc giữa học phần A với học phần B? C 4 mức độ.

62. Học phần thay thế là gì? C Học phần thay thế được sử dụng thay thế cho một học phần có
trong chương trình đào tạo khoá trước nhưng khoá sau không còn tổ chức giảng dạy nữa, hoặc
là một học phần tự chọn thay cho một học phần tự chọn khác mà sinh viên học nhưng không
đạt (điểm F).

63. Trong giai đoạn “đăng ký toàn trường” những sinh viên nào có thể đăng ký vào 1 lớp nào
đó? B Sinh viên nào có học phần đó trong chương trình đào tạo và lớp còn chỗ, không xung
đột thời khóa biểu với các lớp khác.

64. Khối lượng học tập tối đa trong một học kỳ hè là bao nhiêu? D 12 tín chỉ, trong đó không
quá 8 tín chỉ học phần học lần đầu.

65. Sinh viên đã học hết thời gian thiết kế của khóa học thì sinh hoạt với sinh viên lớp nào? A
Sinh hoạt với sinh viên ở lớp sinh hoạt cùng ngành ở khóa sau.

66. Nếu không làm thẻ tập trung theo lớp, bị mất hoặc hỏng thẻ thì cần phải làm gì? A Sinh viên
phải nhanh chóng tự liên hệ ngân hàng Đông Á để làm thẻ nếu không làm thẻ theo đợt chung
với lớp khi mới nhập học, nếu thẻ bị mất hoặc hỏng và phải chịu lệ phí.

67. Khi quên mật khẩu website đăng ký học, sinh viên cần phải: D Trực tiếp đến gặp chuyên
viên phụ trách của Phòng Đào tạo và trình thẻ sinh viên cùng với đề nghị để xin cấp lại mật
khẩu.

68. Cảnh báo kết quả học tập là gì và sinh viên nào bị cảnh báo? B Cuối mỗi học kỳ, những
sinh viên học kém bị cảnh báo kết quả học tập.

69. Nếu chưa học hết thời gian thiết kế của chương trình đào tạo mà sinh viên không đăng ký
trong thời gian đăng ký theo nhóm thì sẽ gặp nguy cơ gì? D Đợt “ĐK theo nhóm” dành sự ưu
tiên cao nhất cho SV đúng ngành/ khóa theo lịch đăng ký: đảm bảo tuyệt đối SV đúng
ngành/khóa “có chỗ” trong các lớp được mở. Khi không đăng ký trong khoảng thời gian đăng ký
theo nhóm thì có thể có nguy cơ không đăng ký đủ các học phần cần học.

70. Sinh viên không đăng ký học đúng lịch đăng ký do Phòng Đào tạo quy định, thì: B Có thể
không đăng ký đủ số tín chỉ quy định, hoặc không thể đăng ký được và sẽ có nguy cơ phải xin
ngừng học tạm thời, chậm tiến độ học tập. Nếu không đăng ký được và không xin ngừng học
tạm thời thì sẽ bị buộc thôi học.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

71. “Hiệu chỉnh đăng ký học” là gì? D Thực chất là đợt kéo dài của “Đăng ký toàn trường”. Qua
mạng Internet, sinh viên có thể thực hiện: thay đổi lớp, đăng ký thêm, bỏ bớt học phần đã đăng
ký để phù hợp với năng lực và thời gian học của mình.

72. Nếu A là học phần tiên quyết của học phần B thì: D Tích lũy được học phần A ở kỳ này thì
sẽ đăng ký được học phần B và các học phần song hành với học phần B ở kỳ sau.

73. Để đăng ký học không bị trục trặc, sinh viên cần phải biết những thông tin chủ yếu gì? A
Chương trình đào tạo của ngành mình học, kế hoạch đào tạo của nhà trường trong mỗi học kỳ,
thời khóa biểu các lớp dự kiến mở, lịch đăng ký học, bản thân mình thuộc đối tượng nào, xác
định khối lượng học tập phù hợp với năng lực học tập và tài chính của bản thân.

74. Quy định mới của Trường về đào tạo hệ tín chỉ trình độ đại học liên thông từ cao đẳng
được áp dụng từ khi nào? B Quy định mới của Trường về đào tạo đối với hệ tín chỉ được ban
hành ngày 17/5/2013 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Sự thay đổi về tính điểm kết thúc học
phần và điều kiện nhận Đồ án tốt nghiệp có hiệu lực kể từ học kỳ 1 năm học 2013-2014.

75. Trường căn cứ vào quy định gì của cơ quan cấp trên để xây dựng quy định về đào tạo tín
chỉ? B Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ”, Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 “sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy chế” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1834/ĐHĐN-ĐT
ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng về việc bổ sung và thống nhất một
số quy định tại Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT;

76. Học phần tự chọn tự do là gì; D Học phần tự chọn tự do là học phần thuộc chương trình
đào tạo của ngành nhưng sinh viên có thể tự do đăng ký học hay không tùy theo nguyện vọng.

77. Thẻ sinh viên là gì? A Thẻ sinh viên của Trường được tích hợp với thẻ đa năng của ngân
hàng Đông Á và gọi là thẻ sinh viên liên kết, dùng để chứng minh nhân thân khi sinh viên giao
tiếp trong Trường, để thực hiện các giao dịch tài chính với ngân hàng Đông Á thông qua máy
ATM, cũng như các ngân hàng khác.

78. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá như thế nào? D Kết quả học tập của sinh viên
được đánh giá sau từng học kỳ và cuối khoá qua các tiêu chí sau: Khối lượng học tập đăng ký,
Khối lượng kiến thức tích lũy, Điểm trung bình chung học kỳ, Điểm trung bình chung tích lũy.

79. Điểm trung bình chung học kỳ là gì? B Điểm TBC học kỳ là điểm trung bình có trọng số của
các học phần mà SV đăng ký học trong học kỳ đó, gồm cả học phần học lần đầu và học từ lần
thứ 2 trở đi. Nếu có học phần học nhiều lần thì lấy điểm cao nhất trong các lần học để tính.
Trọng số của các học phần là số tín chỉ tương ứng của các học phần đó.

80. Học phần tự chọn bắt buộc là gì? C Là học phần chứa đựng những mảng nội dung chính
yếu của ngành hay nhóm ngành đào tạo, mà SV bắt buộc phải chọn một số lượng xác định
trong số nhiều học phần tương đương được quy định cho ngành đó.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

81. Khi quên mật khẩu email do Trường cấp, sinh viên cần phải làm gì? D Trực tiếp đến gặp
chuyên viên phụ trách của Phòng Đào tạo và trình thẻ SV cùng với đề nghị để xin cấp lại mật
khẩu.

82. Khi đăng ký theo nhóm, sinh viên có được chọn 1 trong số các nhóm hay không? A Nếu có
nhiều sinh viên chưa học hết thời gian thiết kế của chương trình đào tạo đăng ký các lớp học
phần mở cho ngành & khóa của mình, hơn số lượng tối đa của phòng học thì sẽ có hơn 1
nhóm cơ bản và sinh viên có quyền chọn 1 trong số các nhóm cơ bản.

83. Học lại một học phần là gì? A Học lại một học phần là học học phần đó lần thứ 2 trở đi, để
có điểm tích lũy hoặc đạt điểm tích lũy cao hơn. Nếu học phần nào có sự thay đổi số tín chỉ ở
các phiên bản thì khi sinh viên đã học phiên bản trước rồi lại đăng ký phiên bản sau thì cũng
được xem là học lại.

84. Lớp học phần trong mỗi học kỳ hè được mở theo nguyên tắc nào? D Trường mở lớp theo
quan điểm: khi điều kiện cho phép thì mở lớp để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên cần học
những học phần mà bản thân học chậm, phải học lại hoặc học cải thiện, sinh viên cần học
vượt.

85. Học phần bắt buộc là gì? D Là học phần chứa đựng những nội dung chính yếu của mỗi
chương trình và bắt buộc mỗi SV phải tích luỹ;

86. Chương trình đào tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc các khối kiến thức gì? B Từ các
học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

87. Làm sao để biết kế hoạch đào tạo ở mỗi học kỳ? C Kế hoạch đào tạo từng học kỳ thể hiện
trong khung chương trình đào tạo của ngành và được công bố ở website đăng ký học, website
của Trường. Nếu có sự thay đổi về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo thì sẽ được cập
nhật ở các website này.

88. Có sinh viên không chịu xem hướng dẫn sử dụng website, không tự đăng ký học mà nhờ/
thuê người khác làm thay cho mình? D Có sinh viên hoàn toàn không tự thực hiện mà nhờ /
thuê người khác thực hiện.

89. Sinh viên nào được đồng ý cho ngừng học ở học kỳ chính vì nhu cầu cá nhân? B Sinh viên
học ít nhất 1 học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học, đạt điểm TBCTL
không dưới 2,00 và có đơn xin ngừng học nộp Phòng Đào tạo đúng thời hạn quy định.

90. Nếu A là học phần học trước của học phần B thì: C Đăng ký học học phần A thì đến kỳ sau
sẽ đăng ký được học phần B và các học phần song hành với học phần B.

91. Khi nào và những lớp học phần nào bị hủy? B Lớp học phần bắt buộc được mở theo đúng
kế hoạch thiết kế thì không bị hủy, trừ trường hợp giảng viên bị ốm hoặc tai nạn. Các lớp học
phần tự chọn thì có thể bị hủy nếu số lượng sinh viên đăng ký quá ít.

92.Ủy quyền đăng ký học là gì? A “Ủy quyền đăng ký học” là sinh viên ủy quyền cho Phòng
Đào tạo sử dụng máy tính để đăng ký tự động các lớp học phần cho sinh viên, theo một số
nguyên tắc quy ước.
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

93. Đăng ký học cho sinh viên của Trường thường tổ chức sớm, bình thường hay muộn? A
Trường tổ chức cho đại đa số sinh viên đăng ký sớm, tức là đăng ký trước khi học kỳ mới diễn
ra. Đăng ký bình thường là giai đoạn hiệu chỉnh đăng ký. Đăng ký muộn chỉ chấp nhận đối với
một số đối tượng sinh viên và một số lớp học phần.

94. Lớp học phần mở bổ sung là gì? C Cả 2 ý A và B.

95. Khi quên mật khẩu website đăng ký học, sinh viên cần phải làm gì? D Trực tiếp đến gặp
chuyên viên phụ trách của Phòng Đào tạo và trình thẻ sinh viên cùng với đề nghị để xin cấp lại
mật khẩu.

96. Khối lượng học tập tối thiểu sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ chính là bao nhiêu? B
Như ý A nhưng trừ một số trường hợp đặc biệt.

97. Đánh giá kết quả học tập và xét học vụ đối với sinh viên học cùng lúc 2 chương trình như
thế nào? B. Những học phần nào có ở cả 2CT thì chỉ lấy để tính điểm TBC học kỳ, điểm TBC
học bổng cho CT1, không xét học bổng CT2 cho sinh viên học cùng lúc 2CT, sinh viên học yếu
ở CT1 hoặc CT2 thì bị dừng học CT2 ở học kỳ kế tiếp.

98. Có được phép học nếu trùng kế hoạch học/ thời khóa biểu hay không? B. Hiện tại Trường
chỉ cho phép trùng TKB giữa học phần đồ án môn học với học phần khác. Trong tương lai, sẽ
không cho phép SV đăng ký học nếu trùng kế hoạch học/ TKB, kể cả đồ án môn học.

99. Vai trò của các đơn vị của Trường trong việc xét và chi học bổng khuyến khích học tập theo
quy định của Nhà nước? B. Phòng Công tác sinh viên chủ trì. Tài vụ và các khoa phối hợp với
phòng Công tác sinh viên để xét/ chi trả học bổng.

100. Nếu hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo & đủ điểm tích lũy nhưng
còn thiếu chứng chỉ quy định thì SV có được công nhận tốt nghiệp không? Trường cấp loại giấy
tờ gì cho sinh viên diện này? B. Không. Nếu đã hoàn thành tất cả các học phần của CTĐT & đủ
điểm tích lũy nhưng chỉ còn thiếu chứng chỉ đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ thì SV được
Trường xác nhận nêu rõ chỉ còn thiếu yêu cầu về ngoại ngữ để được công nhận TN.

101. Điểm trung bình chung học bổng là gì? B. Là điểm TBC có trọng số, tính theo thang điểm
10, của tất cả các học phần học lần thứ nhất trong học kỳ đó. Trọng số các học phần là số tín
chỉ của học phần

102. Hình thức kỷ luật xử lý buộc thôi học ở trường hợp nào là sai? C. SV thi hộ hoặc nhờ
người khác thi hộ sẽ bị kỷ luật đình chỉ học tập 1 năm nếu vi phạm lần thứ 1 và bị buộc thôi học
nếu tái phạm lần 3.

103. Học phí được tính trên cơ sở nào? B. Mức học phí các lớp bình thường được Trường tính
trên cơ sở quy định tại Nghị định 49 của Chính phủ. Mức học phí các lớp thuộc Chương trình
tinh hoa, lớp mở bổ sung, lớp ngoại khóa, ... được tính trên cơ sở tình hình thực tế của Trường
và là sự “thỏa thuận” giữa SV và Trường.

104. Sinh viên diện nào thì bị hạ bậc xếp hạng tốt nghiệp? D. SV có số tín chỉ học từ lần thứ 2
trở đi vượt quá 5% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật cảnh cáo thì sẽ bị
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

hạ bậc XHTN thành loại Giỏi hoặc Khá mặc dù điểm TBCTL tương ứng thuộc loại Xuất sắc
hoặc Giỏi.

105. Nếu bị buộc thôi học, sinh viên có được phép xin chuyển sang học hệ vừa làm vừa học tại
Trường nhưng khác ngành không? A. Không.

106. Cách xử lý nào đúng, khi trùng lịch thi? B. Nếu trùng lịch thi của các lớp trong cùng một
nhóm cơ bản thì SV cần phản ánh với Phòng Đào tạo. Nếu trùng lịch thi với lớp mở cho khóa
trước (lớp học vượt) hoặc khóa sau (lớp học lại) thì SV cần phải làm đơn xin chuyển nhóm thi &
nộp cho PĐT trước ngày thi ít nhất 1 tuần.

107. Xét công nhận tốt nghiệp chương trình 2 như thế nào? B. Sau khi SV hoàn thành CT1,
được công nhận tốt nghiệp CT1, tích lũy đủ các học phần thuộc CT2, có đủ chứng chỉ yêu cầu
thì được xét công nhận tốt nghiệp CT2 và được cấp bằng của ngành thứ hai.

108. Phương án thu học phí từ học kỳ 1 năm học 2013-2014 về sau B. Để giảm bớt khó khăn
cho những SV có khó khăn về tài chính. Tuy vậy, SV không quá khó khăn về tài chính thì nên
đóng 100% học phí ngay từ đợt đầu để mất ít thời gian theo dõi đóng học phí, tránh sự trục trặc
do quên, do hết tiền vì chi tiêu quá mức.

109. Vì sao Trường giới hạn số tín chỉ tối đa được phép đăng ký học trong mỗi học kỳ? A. Vì
tương ứng với mỗi giờ tín chỉ tại lớp, yêu cầu SV phải có ít nhất 2 giờ tín chỉ tự học. Ngoài ra,
còn để tránh tình trạng SV không lượng sức mà đăng ký quá nhiều rồi không học nổi và sẽ có
điểm TBC học kỳ thấp, dẫn đến khả năng bị thôi học.

110. Thời gian đăng ký học trên mạng bắt đầu, kết thúc lúc mấy giờ? C. Luôn bắt đầu lúc 5h
của ngày bắt đầu và kết thúc lúc 24h của ngày kết thúc, ngoại trừ trường hợp có chỉ định cụ
thể.

111. Khi cần thực hiện những công việc yêu cầu phải có đơn thì lấy mẫu đơn ở đâu? B. Trừ
trường hợp đơn xin ngưng học tạm thời do ốm/ tai nạn thì được phép viết vào mẫu đơn có sẵn,
còn lại tất cả các loại đơn theo những công việc tương ứng thì phải lập trực tiếp từ website.

112. Học bằng 2 tại trường ĐHBK là gì? C Là sau khi đã tốt nghiệp ngành thứ nhất tại trường
ĐHBK, sinh viên đăng ký học ngành khác cùng khối A tại Trường.

113. Trường hợp nào thì thẻ sinh viên không hợp lệ? A. Số thẻ hoặc ảnh bị mờ đến mức không
nhận dạng được hoặc thẻ bị nứt, gãy hoặc bị tẩy xóa.

114. Trường cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp cho ai? GCNTN dùng để làm gì và có giá trị bao
lâu? A. Trường cấp GCNTN cho SV đủ điều kiện được công nhận TN và đã được công nhận
TN để SV sử dụng tạm thời làm hồ sơ xin việc, trong khi chờ đợi Trường hoàn thành thủ tục và
phát hành bằng tốt nghiệp. GCNTN có thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký

115. Mỗi năm học có mấy đợt xét công nhận tốt nghiệp, mấy lần tổ chức lễ trao bằng cho sinh
viên? D. Có 3 đợt xét công nhận tốt nghiệp: tháng 7 (sau học kỳ 2), tháng 9 (sau học kỳ hè),
tháng 2 (sau học kỳ 1) và có từ 1 đến 2 lần tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp: cuối tháng 8 (đầu
học kỳ 1) và có thể cuối tháng 2 (đầu học kỳ 2).
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

116. Nguyên tắc chung SV cần thực hiện để giải quyết một công việc tại Trường là gì? B. Tìm
hiểu; nắm rõ về công việc cần giải quyết, thông qua các tài liệu do Trường ban hành và công bố
tại website; Chuẩn bị đúng và đủ hồ sơ; Đến liên hệ đúng nơi nhận hồ sơ và đúng thời gian quy
định nhận hồ sơ để giải quyết công việc; Có tác phong nghiêm túc, trình thẻ SV và hồ sơ cho
chuyên viên phụ trách, nhận lại giấy hẹn trả hồ sơ, đóng lệ phí (nếu có). Thông tin cần phải
nắm rõ tối thiểu gồm: các bước tiến hành, loại đơn từ/ biểu mẫu cần sử dụng, nơi nhận/trả hồ
sơ, thời gian dự kiến trả hồ sơ

117. Điều kiện để học cùng lúc 2 chương trình tại Trường là gì? B. Ngành đào tạo chính ở CT2
phải khác ngành đào tạo chính ở CT1, chỉ được đăng ký CT2 sau khi đã kết thúc học kỳ thứ
nhất năm học đầu tiên của CT1 và sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu.

118. Khi học một học phần từ lần thứ 2 trở đi thì ảnh hưởng đến đánh giá kết quả học tập như
thế nào? D. Tất cả các ý A và B và C.

119. Rút học phần là gì? A. Rút học phần đã đăng ký là: trong thời gian quy định, thông qua
mạng Internet sinh viên thực hiện bỏ 1 hoặc nhiều lớp học phần đã đăng ký, do bản thân bị quá
sức học hoặc không đủ năng lực tài chính.

120. Thời gian tối đa được phép học ở chương trình thứ hai là bao lâu? A. Là thời hạn tối đa
được phép học ở chương trình thứ nhất.

121. Điều kiện để làm Đồ án tốt nghiệp là gì? C. SV được làm ĐATN khi có đủ các điều kiện:
Đã học tất cả các học phần (trừ ĐATN) của chương trình đào tạo, còn thiếu không quá 4 tín chỉ
và đạt học phần tiên quyết của ĐATN. Điểm TBCTL không dưới 1,9 theo thang điểm 4.

122. Khi học chương trình 2, SV cần phải học thêm những gì? A. SV không nhất thiết phải học
lại các học phần có ở cả 2 chương trình và đã tích lũy được ở chương trình 1.

123. Thực tập tốt nghiệp là gì và cần chú ý gì liên quan đến thực tập TN? D. Cả 2 ý A và C.

124. Những trường hợp nào không được phép chuyển trường? D. Tất cả các trường hợp trên

125. SV vi phạm quy chế trong khi thi học phần thì bị xử lý như thế nào? D. Nếu vi phạm quy
chế khi dự kiểm tra/ thi học phần thì SV bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm, trừ các
hành vi nặng tới mức kỷ luật từ đình chỉ học tập trở lên.

126. Nếu cung cấp thông tin sai cho Trường dẫn đến thông tin ghi trên bằng tốt nghiệp bị sai thì
có được đổi/ sửa bằng hay không, có hệ quả gì không? D. Trường không thể phát hành bằng
khác cho SV mà chỉ có thể ban hành quyết định điều chỉnh thông tin trên bằng, theo quy định
của Nhà nước. Khi bị sai thông tin ghi trên bằng sẽ dẫn đến tình trạng SV phải công chứng
nhiều loại giấy tờ liên quan, so với trường hợp thông tin đúng thì chỉ cần công chứng 1 trang
BTN.

127. Thủ tục chuyển từ trường ĐH Bách Khoa đến học ở trường khác như thế nào? D. Xin PĐT
trường ĐHBK cấp bảng điểm (loại bảng điểm có điểm cao nhất); Lập đơn xin chuyển trường;
Trình nộp đơn & bảng điểm cho trường muốn xin chuyển đến; Sau khi có ý kiến đồng ý của
Hiệu trưởng trường muốn chuyển đến, trình nộp đơn tại PĐT trường ĐHBK; Sau khi có ý kiến
Facebook: Đăng ký ti ́n chi ̉ trườ ng đh Bách khoa Đà Nẵng

đồng ý của Hiệu trưởng trường ĐHBK và quyết định cho phép chuyển trường của Đại học Đà
Nẵng, SV làm thủ tục thanh toán nợ và rút hồ sơ; SV trình nộp hồ sơ cho trường mới để học tại
trường mới.

128. Nếu đủ điều kiện làm Đồ án tốt nghiệp, sinh viên có cần phải đăng ký ĐATN không? C.
Cả 2 ý A và B.

129. Nếu có sự thay đổi thông tin cá nhân so với giấy khai sinh thì SV phải làm gì? A. SV cần
phải nộp cho Trường bản sao công chứng các giấy tờ điều chỉnh thông tin của cơ quan tư pháp
đã thực hiện điều chỉnh đó.

130. Sinh viên chính quy của Trường có thể nhận được những loại học bổng nào? C. Cả 2 loại
A và B

131. Trên bảng điểm cấp cho mỗi sinh viên tốt nghiệp gồm có những thông tin gì? A. Họ tên
SV, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, lớp, khóa tuyển sinh, bậc đào tạo, hệ đào tạo, ngành,
chuyên ngành, kết quả học tập và rèn luyện đạo đức, các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối
với SV trong quá trình học tại Trường, điểm TBC toàn khóa, điểm trung bình chung rèn luyện
toàn khóa, điểm các học phần thuộc CTĐT. Điểm của mỗi học phần được ghi theo thang điểm
10, thang điểm 4 và điểm chữ.

132. Điều kiện để được xét nhận học bổng loại khác, ngoài học bổng khuyến khích học tập theo
quy định của Nhà nước, là gì? B. Mỗi loại HB đó có tiêu chí xét riêng, do người tài trợ quy định.
Thông tin về việc xét các loại HB này được công bố tại website của Phòng Công tác sinh viên
(http://www.dut.udn.vn/ctsv/)

133. Điều kiện để được xét nhận học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Nhà nước
là gì? D. SV phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả rèn luyện đạo đức ở học kỳ đó từ loại
Khá trở lên; có điểm TBC học bổng trong học kỳ đó từ 7,0 trở lên; Không có học phần nào có
điểm dưới 5 theo thang điểm 10; Số tín chỉ học trong học kỳ đủ ngưỡng quy định, trừ một số
trường hợp.

134. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp nào là đúng? D. Đến thời điểm xét TN không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
Tích lũy đủ số học phần & khối lượng yêu cầu của chương trình đào tạo; Điểm TBCTL đạt từ
2,00 trở lên; Có chứng chỉ GDQP-AN và GDTC; Đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra theo quy định của
Trường. Nếu là SV học vượt & có đủ điều kiện tốt nghiệp sớm so với thời gian thiết kế của
khoá học thì phải làm đơn xin công nhận TN.

The end

You might also like