You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


------

BÁO CÁO MẠNG THÔNG TIN HÀNG KHÔNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MẠNG VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG ATN

Giáo viên hướng dẫn : PGS TS. Đỗ Trọng Tuấn

Sinh viên thực hiện : Phạm Thái Quân 20122287


Hoàng Vũ Hiếu 20121679
Hoàng Thế Sơn 20122339

Hà Nội, 12/2017

0
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 3

I. Tổng quan về mạng ATN................................................................................................4

I.1. Khái niệm ATN..........................................................................................................4

I.2. Đặc điểm ATN...........................................................................................................4

I.3. Chức năng ATN.........................................................................................................5

I.4. Ưu điểm và lợi ích của mạng ATN...........................................................................5

II. Các ứng dụng trên mạng ATN......................................................................................5

II.1. Ứng dụng đất-đất G/G............................................................................................5

II.1.1 Ứng dụng AMHS (ATS message handling system ).........................................6

II.1.2 Ứng dụng AIDC (ATS Interfacility Data Communication)............................6

II.2. Ứng dụng không-địa A/G........................................................................................6

II.2.1 Ứng dụng CM (Context management )............................................................6

II.2.2 Ứng dụng CPDLC (Controller Pilot Data Link Comminication)...................7

II.2.3 Ứng dụng ADS (Automatic dependent Surveillance ).....................................7

II.2.4 Ứng dụng FIS (Flight Information Service).....................................................7

III. Các thành phần chủ yếu của ATN...............................................................................8

III.1. ATN routers............................................................................................................8

III.1.1 Phân loại ATN router.......................................................................................8

III.1.2 So sánh OSI Router và ATN Router................................................................9

III.1.3 Cấu trúc ATN router theo OSI và các giao thức...........................................10

III.2 Hệ thống cuối ATN................................................................................................10

III.3 Các mạng con ATN...............................................................................................12

1
V. Phương pháp đánh địa chỉ mạng và quản lý địa chỉ ATN.........................................13

V.1. Các tính chất của địa chỉ mạng ATN....................................................................13

V.2. Quản lý địa chỉ mạng ATN....................................................................................13

V.3. Các miền và việc quản lý địa chỉ ATN NSAP.......................................................14

V.4. Biểu diễn địa chỉ ATN NSAP.................................................................................14

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 15

2
MỞ ĐẦU

Khi nhắc tới CNS/ATM thì mạng viễn thông hàng không (Aeronautical
Telecommunication Network - ATN) là khái niệm không thể tách rời. ATN là mạng
chuyên dụng trong ngành hàng không, kết nối tất cả các bộ phận liên quan tới quản
lý không lưu dưới mặt đất và tàu bay hoạt động trên trời. Đây là mạng viễn thông
toàn cầu, là phần cốt lõi, phần xương sống cấu thành nên hệ thống CNS/ATM. ATN
liên kết các hệ thống, thiết bị riêng lẻ như : hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dẫn
đường, hệ thống giám sát thành một hệ thống thống nhất về phương thức truyền
nhằm phục vụ cho công tác điều hành và quản lý không lưu được an toàn và hiệu
quả hơn.

Rõ ràng, việc nghiên cứu ứng dụng triển khai các công nghệ mới áp dụng trong
nghành quản lý bay Việt Nam nói chung và mạng ATN nói riêng là một nhiệm vụ
quan trọng. Do đó chúng em đã chọn đề tài “Tìm hiểu mạng viễn thông hàng
không ATN”.

3
I. Tổng quan về mạng ATN

I.1. Khái niệm ATN

ATN là một mạng viễn thông toàn cầu dành cho ngành hàng không, có khả
năng liên kết các hệ thống cuối (End system - ES), các hệ thống trung gian
(Intermediate Systems) đang sử dụng trong các mạng con khác nhau, nhằm
cung cấp dịch vụ truyền số liệu đáng tin cậy, mạnh mẽ và có tính thống nhất
giữa các hệ thống máy tính với nhau (các hệ thống cuối), mà các hệ thống máy
tính này có thể đặt cố định tại mặt đất hoặc di động trên không.

Hình 1. Tổng quan về mạng ATN


I.2. Đặc điểm ATN
• ATN chỉ cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc dữ liệu cho ngành hàng
không.
• ATN cung cấp dịch vụ liên lạc thông suốt giữa các hệ thống tại mặt đất
và trên máy bay cũng như giữa các hệ thống tại mặt đất với nhau.
• ATN đáp ứng được các yêu cầu về an ninh, an toàn cho các ứng dụng
• Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ và tin nhắn có yêu cầu mức độ ưu tiên
khác nhau.
I.3. Chức năng ATN
• Công tác thông tin cho dịch vụ không lưu (ATSC).
• Công tác điều hành khai thác Hàng không (AOC).

4
• Công tác thông tin phục vụ cho các hãng Hàng không (AAC).
• Công tác thông tin cho hàng khách (APC).
I.4. Ưu điểm và lợi ích của mạng ATN

So sánh với hệ thống liên lạc thoại thông thường, ATN và các ứng đụng
ATM của nó đem lại những lợi ích sau:
- Thông tin liên lạc rõ ràng hơn dẫn đến giảm bớt những lỗi trong giao tiếp
- Việc sử dụng các kênh thông tin hiệu quả hơn đưa đến các kênh liên lạc
giữa mặt đất và máy bay và các đường truyền trên mặt đất được giảm đi.
Có khả năng kết nối bất kỳ hai đầu cuối người sử dụng nào ở trên máy bay
hoặc ở mặt đất trong mạng ATN.
- Giảm bớt khối lượng công việc cho phi công và kiểm soát viên không lưu
hay các bộ phận liên quan đến hoạt động ATM.
- Giảm bớt yêu cầu cho đa số những hệ thống liên lạc đo các ứng dụng
ATSC, AOC,AAC, APC của nó.
- ATN còn đem lại các lợi ích khác : Giảm nhiên liệu bay, thời gian bay.

II. Các ứng dụng trên mạng ATN

II.1. Ứng dụng đất-đất G/G

II.1.1 Ứng dụng AMHS (ATS message handling system )


• Ứng dụng AMHS là dịch vụ chuyển điện văn ATS cho phép các điện

văn ATS được trao đổi giữa những người sử dụng dịch vụ này.

• Điện văn ATS là gồm nhiều loại điện văn phục vụ công tác ATS
 Dịch vụ kiểm soát không lưu (ATC)
 Dịch vụ thông tin bay (FIS)
 Dịch vụ cảnh báo

II.1.2 Ứng dụng AIDC (ATS Interfacility Data Communication)


• Ứng dụng AIDC trao đổi thông tin giữa các trung tâm ATS nhằm hổ
trợ cho các chức năng ATC quan trọng :

5
 Thông báo các chuyến bay trong vùng gần biên giới FIR (Flight
Information Region)
 Các hiệp đồng tại vùng biên giới và chuyển giao quyền điều khiển và
liên lạc với chuyến bay AIDC thực chất là một ứng dụng ATC nhằm
trao đổi thông tin điều khiển giữa các đơn vị ATS

II.2. Ứng dụng không-địa A/G

II.2.1 Ứng dụng CM (Context management )

• Ứng dụng CM cung cấp khả năng cho phép một máy bay đăng nhập

(logon) vào một hệ thống ATS dưới đất

• Kết nối được thiết lập, CM cho phép trao đổi thông tin với mỗi ứng

dụng mà mạng ATN hỗ trợ.

• CM cũng cung cấp khả năng cập nhật thông tin đăng nhập và khả năng

một hệ thống ATS dưới đất chuyển tiếp thông tin đăng nhập của máy

bay đến một hệ thống ATS khác.

II.2.2 Ứng dụng CPDLC (Controller Pilot Data Link Comminication)

CPDLC là ứng dụng cho phép kiểm soát viên không lưu và phi công trao

đổi các thông tin hoạt động bay bằng điện văn thông qua đường truyền dữ

liệu.

II.2.3 Ứng dụng ADS (Automatic dependent Surveillance )

• Ứng dụng ADS được thiết kế dùng để báo cáo tự động đến người sử

dụng các thông tin về vị trí máy bay

6
 Cung cấp theo yêu cầu: Máy bay cung cấp thông tin về vị trí cho hệ

thống tại mặt đất ngay lập tức khi có yêu cầu.

 Cung cấp định kỳ: Máy bay cung cấp thông tin về vị trí cho hệ thống

tại mặt đất định kỳ theo khoảng theo khoảng thời gian nhất định

 Cung cấp khẩn cấp: Máy bay cung cấp thông tin về vị trí cho hệ thống

tại mặt đất khi có nguy hiểm xảy ra.

II.2.4 Ứng dụng FIS (Flight Information Service)

• Ứng dụng FIS cho phép phi công yêu cầu và nhận thông tin ATIS từ

các hệ thống FIS ở mặt đất qua đường truyền dữ liệu.

III. Các thành phần chủ yếu của ATN


Thành phần chủ yếu của mạng ATN là các mạng con (Subnetworks), ATN
routers (ISs) và các hệ thống đầu cuối (ESs) được mô tả dưới hình vẽ sau:

Hình 2. Minh họa các thành phần chủ yếu của ATN

7
III.1. ATN routers

ATN routers là các hệ thống trung gian (IS), về mặt cấu trúc ATN router được
phân thành ba lớp tương ứng với ba tầng thấp nhất trong mô hình tham chiếu
OSI thực hiện chức năng truyền dữ liệu, định tuyến và liên kết các mạng con
khác nhau. Việc trao đổi dữ liệu giữa các routers thông qua các giao thức định
tuyến. ATN router thực hiện truyền các gói dữ liệu người sử dụng qua đường
đi thích hợp nhất, bằng cách thu thập các yêu cầu dịch vụ cụ thể
được đóng trên header của các gói dữ liệu.

III.1.1 Phân loại ATN router

* Phân loại theo giao thức được hỗ trợ : gồm có 2 loại Router
- Router nội miền: Là các router chỉ sử dụng trong một miền định tuyến ATN
và là vấn đề nội bộ.
- Router liên miền: Là các routers định tuyến liên miền (Boụndary
Intermediate SystemBIS) được yêu cầu dùng cho mạng ATN để liên kết dịch
vụ thông tin đã được định chuẩn đến các miền định tuyến kế cận và các
routers cùng loại khác trong miền định tuyến của chúng.

* Phân loại theo chức năng liên kết


- Backbone BISs(BBISs): BBISs là router mà định tuyến chủ yếu cho các gói
PDUs (Protocol Data Unit) giữa các miền định tuyến.
- End BIS: Các BISS tận cùng được kết nối đến một hay nhiều BBIS và cung
cấp các dịch vụ định tuyến cho một miền định tuyến duy nhất.
* Phân loại theo lớp chức năng sử dụng liên miền
Theo chức năng sử dụng liên miền, ta còn phân loại ATN router thành ba lớp:
- Ground-Ground Router: Là router được dùng để liên kết các mạng con
được đặt cố định trên mặt đất.

8
- Air-Ground Router (đặt tại mặt đất): Là router được dùng để liên kết các
mạng con được đặt cố định trên mặt đất và các mạng con di động trên không.
- Airbone Router: Là router phù hợp với các thiết bị trên máy bay.

III.1.2 So sánh OSI Router và ATN Router

Sự khác nhau chủ yếu giữa OSI router chuẩn và ATN router liên miền là:
- Ứng dụng các chính sách định tuyến cụ thể trong việc hỗ trợ thông tin liên
lạc di động.
- Sử dụng gắn thẻ an toàn cho việc định tuyến ATN.
- Áp dụng kỹ thuật nén dữ liệu để sử dụng hiệu quả đường truyền A/G.
- Cung cấp lộ trình khởi đầu và kết thúc.

III.1.3 Cấu trúc ATN router theo OSI và các giao thức

Trong hình 1.4 bên dưới, IS là ATN router thể hiện theo mô hình tham chiếu
OSI. ATN router chỉ gồm ba lớp thấp của mô hình OSI là: lớp vật lý
(Physical), lớp liên kết dữ liệu (Data link) và lớp mạng (Network).

Hình 3. Mô hình liên kết IS ES theo OSI.


Các giao thức dùng cho từng tầng được mô tả trong bảng 1.

9
III.2 Hệ thống cuối ATN

Hệ thống cuối ATN trao đổi dữ liệu với các hệ thống cuối ATN khác trong
mạng nhằm cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc giữa hai đầu cuối (end to
end) cho các ứng dụng của ATN.

10
III.3 Các mạng con ATN

Hình 4. Cấu trúc tổng thể mạng ATN


1. Mạng con mặt đất
Các mạng con mặt đất thông thường là các mạng LANs thường dùng để
liên kết ESs và ESs, WAN thường dùng cho liên kết giữa ISs và ISs.
2. Mạng con không - địa
Mạng con không địa có nhiệm vụ đảm bảo việc kết nối giữa các người sử
dụng mạng con mặt đất với các người sử dụng mạng con trên không.
3. Mạng con trên không

IV. Định tuyến và quản lý địa chỉ trong mạng ATN

ATN bao gồm các thành phần chức năng:


- Các hệ thống cuối ES
- Các hệ thống trung gian IS.
- Các đường truyền thông tin.
Liên kết các thành phần chức năng trên tạo thành mạng ATN intemet.

11
Hình 5. Mô hình ATN intemet.
V. Phương pháp đánh địa chỉ mạng và quản lý địa chỉ ATN

V.1. Các tính chất của địa chỉ mạng ATN

Địa chỉ mạng ATN cần thỏa mãn các tính chất sau:
- Về kỹ thuật
- Về quản lý

V.2. Quản lý địa chỉ mạng ATN

Địa chỉ ATN NSAP bao gồm các trường thông tin khác nhau, mỗi trường
thông tin trong địa chỉ chứa tập giới hạn các giá trị được phép. Các tổ chức
phải được giao trách nhiệm để quản lý tập giới hạn giá trị này. Trách nhiệm
quản lý này bao gồm các thủ tục cho việc qui định giá trị cho các trường thông
tin, việc ấn định giá trị cho các vùng đặc biệt, đồng thời phát hành và công bố
cách cấp phát và ấn định nêu trên. Phương pháp định địa chỉ ATN còn nhằm
hợp nhất các cách định địa chỉ đang tồn tại trong ngành hàng không.
Cú pháp của địa chỉ ATN NSAP (phân chia trường thông tin, kích thước, định

12
dạng) được chỉ định và quản lý bởi ICAO.
Ngữ nghĩa của địa chỉ ATN NSAP (tức nội dung và ý nghĩa của trường thông
tin) được chỉ định và quản lý bởi ICAO.

V.3. Các miền và việc quản lý địa chỉ ATN NSAP

Phương pháp định địa chỉ ISO NSAP dựa trên hai nguyên tắc quan trọng:
- Các nhà quản lý địa chỉ đang cộng tác
- Các miền theo địa chỉ phân cấp.

V.4. Biểu diễn địa chỉ ATN NSAP

Hình 6 cho ta thấy cú pháp địa chỉ mạng NSAP :

Hình 6. Cú pháp địa chỉ NSAP


- Area addresses: Là phần tiền tố của địa chỉ NSAP.
- System identifier: Phần nhận dạng cho hệ thống đầu cuối hay hệ thống
trung gian trong miền định tuyến.
- Selector (SEL): Phần nhận dạng người sử dụng dịch vụ mạng hay thực
thể mạng trong hệ thống cuối hoặc hệ thống trung gian.

13
KẾT LUẬN
Trong ba chương của luận văn đã trình bày khá chi tiết về mạng viễn
thông
Hàng không ATN từ các ứng dụng trên mạng đến cấu trúc mạng, các
phương pháp định truyến, các đánh địa chỉ và quản lý mạng ATN.
Qua bài tìm hiểu chúng em đã có thêm nhiều hiểu biết hơn về
mạng viễn thông hàng không ATN nói riêng và hệ thống hàng
không nói chung.

14

You might also like