You are on page 1of 76

MINISTRY OF LABOUR - INVALIDS AND

SOCIAL AFFAIRS (MOLISA)


THE SOCIALIST REPUBLIC OF Viet Nam

Đột phá chất lượng Đào tạo nghề

ột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo ngh
hất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột ph
ượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chấ
ào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượn
ghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạ
ột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo ngh

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ


ĐÀO TẠO NGHỀ Ở Việt Nam
Xuất bản

Đơn vị phát hành:


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội/Tổng cục Dạy nghề (TCDN)

Tác giả: Tổng cục Dạy nghề

Báo cáo Tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam được biên soạn dựa trên thông tin đầu vào của
các nhóm chuẩn bị nội dung các chủ đề:
• Tiêu chuẩn nghề (Cao Quang Đại, Ths. Nguyễn Quang Việt)
• Hợp tác với doanh nghiệp (PGS. TS. Mạc Văn Tiến, Nguyễn Thị Lê Hương)
• Tài chính cho Đào tạo nghề (Ths. Nguyễn Chiến Thắng)
• Giáo viên dạy nghề (Ths. Lê Vinh, Ths. Trần Văn Nịch)

Biên tập: Nhóm biên tập của Tổng cục Dạy nghề gồm:
Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Vụ Kỹ năng nghề
Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý Dạy nghề
Vụ Kế hoạch và Tài chính
Văn phòng Tổng cục Dạy nghề

Thiết kế: WARENFORM, Béc-lin

Ảnh: Nguyễn Công Tráng, Hà Nội


Ralf Bäcker, Béc-lin

Nơi xuất bản: Hà Nội, Việt Nam


Ngày xuất bản: Tháng 10/2012
Hội nghị khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam
Ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2012

Đột phá chất lượng Đào tạo nghề


Báo cáo tổng quan về Đào tạo nghề
ở Việt Nam
Mục lục

I. Tổng quan tình hình dạy nghề.............................................................. 8


II. Thực trạng và định hướng một số lĩnh vực dạy nghề............................16
1. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia................................................. 16
1.1. Bối cảnh xây dựng TCKNNQG ở Việt Nam.............................................................................. 16
1.2. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia . ....................................................... 18
1.3. Giải pháp............................................................................................................................... 21
2. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề............................ 26
2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................................................ 26
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề................................................................................... 26
2.3. Mục tiêu và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến 2020..................................34
3. Hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề............................................... 40
3.1. Bối cảnh và khung chính sách về quan hệ hợp tác doanh nghiệp - dạy nghề..........................40
3.2. Thực trạng quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề........................................ 42
3.3. Hợp tác với Cộng hòa Liên bang Đức thí điểm triển khai “gói” đào tạo nghề cho doanh nghiệp......53
3.4. Một số định hướng, giải pháp hợp tác, gắn kết giữa nhà trường
và doanh nghiệp trong dạy nghề............................................................................................57
4. Thực trạng tài chính đối với đào tạo nghề và một số đề xuất đổi mới
cơ chế tài chính cho dạy nghề đến 2020........................................................ 64
4.1. Thực trạng tài chính đối với đào tạo nghề . ............................................................................64
4.2. Một số đề xuất đổi mới cơ chế tài chính cho dạy nghề đến 2020........................................... 70
Báo cáo tổng quan về Đào tạo nghề
ở Việt Nam

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DẠY NGHỀ


I. Tổng quan tình hình dạy nghề
Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó
có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển
bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba
khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011
- 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là
đòi hỏi của đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian qua,
đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được Nhà nước và xã hội
quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác, nên đã có bước phát
triển tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho
các ngành kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế
mũi nhọn. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:

•• Nhà nước Việt Nam đã thiết lập hệ thống pháp luật tương đối đồng
bộ và thống nhất về dạy nghề (gồm Luật Dạy nghề và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan); hình thành hệ thống dạy nghề theo
hướng thực hành với 3 cấp trình độ chính quy là sơ cấp nghề, trung cấp
nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề thường xuyên.

•• Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các
ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. Năm 2011 cả nước có 136
trường cao đẳng nghề, 308 trường trung cấp nghề; 849 trung tâm dạy
nghề (trong đó có 296 trung tâm ngoài công lập) và hơn 1000 cơ sở khác
(các cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp,…) tham gia dạy nghề. Số cơ
sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 35,4%.

•• Số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 ngàn người (ngoài công lập
170 ngàn) năm 2001 lên 1,860 triệu người (ngoài công lập 700 ngàn)
năm 2011, tăng 2,01 lần, trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng
nghề tăng 3,3 lần.

•• Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, quy mô đào tạo tăng đã góp phần
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2011 đạt 32%.

•• Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh
nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất
phát từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

8 Phản ánh về các chủ đề của hội nghị


Phản ánh về các chủ đề của hội nghị 9
•• Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được chú trọng đầu tư
phát triển như giáo viên dạy nghề (năm 2010 có khoảng 35.000 giáo
viên dạy nghề tăng hơn 4 lần so với 2001); phát triển chương trình dạy
nghề, cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề…. Từ năm 2008 đã
triển khai kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề
cho người lao động. Ban hành hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và qui trình
kiểm định chất lượng.

•• Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên chất lượng và
hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn
với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các CSDN
đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80% - 85% số
lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30%
có kỹ năng nghề từ khá trở lên1. Ở một số nghề (nghề hàn, nghề dịch
vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy thủ tầu biển, thuyền trưởng, và một số nghề
thuộc lĩnh vực viễn thông…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã
đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào nghề tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí công
việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện;
khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau
khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt
trên 90%.

•• Dạy nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu được chú trọng. Năm
2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo đó, bình quân mỗi năm có
khoảng 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề để chuyển sang
làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp hiện đại.

•• Đã có một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi người có
nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề một cách dễ dàng; đồng
thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên
dạy nghề cho những nhóm người yếu thế như: người dân tộc thiểu số,
người nghèo, người tàn tật, và chính sách ưu tiên dạy nghề cho bộ đôi
xuất ngũ, cho lao động thuộc vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và
dạy nghề cho lao động nông thôn. Dạy nghề không chỉ góp phần tích
cực vào giải quyết việc làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho XKLĐ.

•• Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%). Ngân sách nhà nước chi
cho dạy nghề tăng dần qua các năm (năm 2001 chiếm 4,9% trong tổng

1 Điều tra Thị trường lao động của Tổng cục Dạy nghề năm 2006 và 2010.

10 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, năm 2010 khoảng
9%)2 .

•• Phát triển dạy nghề ở khu vực ngoài công lập đạt được kết quả bước
đầu. Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh phát triển dạy nghề ngoài
công lập, đã huy động được khoảng 40% từ nguồn ngoài ngân sách
nhà nước cho dạy nghề. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong
và ngoài nước đã đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề. Năm 2001, số cơ sở
dạy nghề ngoài công lập chiếm 22,88% đến năm 2011 tăng lên 35,4%,
thu hút khoảng 30% học sinh vào học nghề trong các cơ sở dạy nghề
ngoài công lập.

•• Hợp tác quốc tế về dạy nghề đã được tăng cường cả ở tầm quốc gia và
ở các cơ sở dạy nghề. Việt Nam đã lựa chọn một số nước thành công
về dạy nghề trên thế giới và khu vực làm đối tác chiến lược, như Đức,
Hàn quốc, Nhật bản, Malaysia…Thay mặt cho Bộ Hợp tác Kinh tế và
Phát triển Liên bang Đức, Hợp tác Phát triển Việt-Đức trong lĩnh vực
ưu tiên “Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo nghề” tập trung hỗ trợ
những nỗ lực phát triển hướng tới hệ thống Đào tạo nghề định hướng
cầu. Để đạt được mục tiêu này, “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề
Việt Nam” hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đào tạo nghề và cũng
đồng thời hợp tác với các đối tác Việt Nam để phát triển các cơ sở đào
tạo nghề được lựa chọn. GIZ (Hợp tác Kỹ thuật) và Ngân hàng Tái thiết
Đức KfW (Hợp tác Tài chính) cùng làm việc để tiếp tục phát triển các
cơ sở đào tạo nghề được lựa chọn này. Từ năm 2006 đến nay, chương
trình “Hỗ trợ kỹ thuật Dạy nghề” (hỗ trợ 11 cơ sở đào tạo nghề) đã
được thực hiện xong, và “Chương trình Đào tạo nghề 2008” (hỗ trợ 5
cơ sở đào tạo nghề được lựa chọn dựa trên tiêu chí) cũng như hợp phần
“Tư vấn Hệ thống Đào tạo nghề Việt Nam” đã và đang được triển khai.
Tổng kinh phí của Hợp tác Việt-Đức về Đào tạo nghề từ năm 2006 là
47,6 triệu EURO và tập trung vào phát triển năng lực (bao gồm đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề, tổ chức, phát triển mạng lưới
và khung chính sách) hướng đến việc cải thiện định hướng cầu của hệ
thống đào tạo nghề Việt Nam và nâng cao các điều kiện đảm bảo chất
lượng của các cơ sở đào tạo nghề. Thông qua tư vấn chính sách, các
chuyên gia của Đức và Việt Nam hợp tác trong việc hoàn thiện, giới
thiệu và lập kế hoạch thực hiện các tài liệu chiến lược, các điều lệ và quy
định pháp lý cho Đào tạo nghề (chẳng hạn như Chiến lược Phát triển
Dạy nghề Việt Nam 2011-2020). Các hợp phần chương trình tiếp theo
đang trong giai đoạn chuẩn bị, ví dụ “Trung tâm chất lượng cao về Đào
tạo nghề LILAMA 2”, hợp phần này sẽ hỗ trợ Trường Cao đẳng nghề

2 Ngân sách nhà nước chiếm 60%, doanh nghiệp chiếm 10%, người học chiếm khoảng 20%, các
nguồn khác chiếm 10%.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 11


LILAMA 2 để cung cấp đào tạo nghề chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế
với các nghề về cơ khí công nghiệp, cắt gọt kim loại (CNC), cơ điện tử
và điện/điện tử công nghiệp.

Tuy nhiên, Dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đó là:

•• Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng
mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ
năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng
cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

•• Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn
bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa
đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và
thị trường lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm.

•• Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy
nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng .

•• Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chưa đồng bộ.

•• Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang
đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm.

•• Chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ
sở dạy nghề. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn
thụ động, chưa có văn bản xác định doanh nghiệp là một trong những
chủ thể của hoạt động dạy nghề.

•• Về mặt nguyên tắc, Luật Dạy nghề công nhận tầm quan trọng của
“năng lực thực hành” (Điều 12), hợp tác với doanh nghiệp, và thực hiện
sản suất ở cơ sở đào tạo nghề cũng như lợi thế của việc đào tạo tư nhân
và đào tạo dựa trên doanh nghiệp và học tập phi chính quy (Điều 55)
và sự linh hoạt của việc cung cấp đào tạo nghề (các cơ sở đào tạo công,
tư, dựa trên doanh nghiệp ở các bậc gồm trung học, cao đẳng, đại học
và các bậc học khác…)

•• Tuy nhiên, mối liên hệ chặt chẽ và được thể chế hóa giữa các doanh
nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề chưa được thiết lập. Sự tham gia của
các doanh nghiệp vào đào tạo nghề là rất bị động, có sự thiếu hụt về các
văn bản pháp lý quan trọng và những quy định về cộng động doanh
nghiệp và vai trò của họ như một bên liên quan của đào tạo nghề.

12 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


14 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM
Báo cáo tổng quan về Đào tạo nghề

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG


MỘT SỐ LĨNH VỰC DẠY NGHỀ
II. Thực trạng và định hướng một số
lĩnh vực dạy nghề
Hoạt động dạy nghề có nhiều lĩnh vực khác nhau, trong báo cáo này tập trung
vào 4 lĩnh vực chính, đó là: (i) Tiêu chuẩn kỹ năng nghề; (ii) Đào tạo, phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; (iii) Hợp tác với doanh nghiệp và (iv) Tài
chính đối với dạy nghề.

1. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

1.1. Bối cảnh xây dựng TCKNNQG ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng lao động có kỹ
năng nghề di chuyển trong khu vực ASEAN nói riêng mang lại lợi ích cho cả
hai quốc gia – nước có lao động di cư và nước tiếp nhận lao động di cư. Việc
các nước ASEAN có chủ trương hài hòa các tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn
năng lực nghề giữa các nước tiến tới công nhận lẫn nhau trình độ và văn bằng
cho người lao động ở một số nghề phổ biến là hết sức cần thiết. Nội dung này
đã được nhắc đến tại các diễn đàn, hội nghị của khối nhiều lần kể từ những
năm 90 của thế kỷ trước. Gần đây nhất, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
lần thứ 17 năm 2010 tại Hà Nội, theo sáng kiến của Việt Nam, các nhà lãnh
đạo ASEAN đã phê duyệt “Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo ASEAN về
phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho phục hội kinh tế và phát triển” nêu
rõ: “Chia sẻ những bài học tốt trong phát triển kỹ năng và nâng cao kỹ năng
thông qua hợp tác khu vực nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của khung kỹ năng
nghề như là một bước đi quan trọng hướng tới một bộ khung công nhận tay
nghề lẫn nhau trong ASEAN”.

Trong điều kiện chưa có khung trình độ quốc gia bao gồm khung trình độ
nghề quốc gia nên Việt Nam xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
với mục đích làm công cụ giúp cho: i) Người lao động định hướng phấn đấu
nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học
tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp. ii) Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn
lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động. iii) Các cơ
sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề tiếp cận chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia. vi) Cơ quan có thẩm quyền căn cứ để tổ chức thực hiện
việc đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

16 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


Trong quá trình xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam đã
tham khảo khung trình độ và các bộ tiêu chuẩn kỹ năng, tiêu chuẩn năng lực
của các nước phát triển như Úc, Niu-Zi-Lân, Hàn Quốc, hay của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) và một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan.
Ngoài ra, Tổ chức INWENT (nay là GIZ) cũng đã hợp tác hỗ trợ trong việc
đào tạo một số chuyên gia phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và
hỗ trợ xây dựng ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề Gia công trên máy CNC.
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam có cấu trúc 05 bậc và
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia bao gồm các quy định về mức độ thực hiện
và yêu cầu kiến thức, kỹ năng thái độ cần có để thực hiện các công việc của
một nghề.

1.2. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Việc xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do các Bộ, ngành chủ trì,
phối hợp với cơ quan, hội nghề nghiệp có liên quan tổ chức xây dựng. Các
nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ giao cho các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực
tương ứng xây dựng. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo các Bộ ngành trong việc xây
dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và chịu trách nhiệm quản lý các tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi ban hành.

Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam được xây dựng theo
phương pháp phân tích nghề nhằm xác định được các nhiệm vụ và công việc
cần trong nghề với sự tham gia của các chuyên gia: giáo viên, nhà nghiên cứu
và những chuyên gia trong nghề. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây
dựng theo bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề. Bậc trình độ kỹ năng
nghề được xác định dựa trên 3 nhóm tiêu chí chủ yếu: i) Phạm vi, độ khó và độ
phức tạp của công việc; ii) Mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công
việc; ii) Mức độ phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc.

Trong tất cả quy trình xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đều có sự
tham gia của các thành viên đến từ doanh nghiệp (đại diện cho người sử dụng
lao động, người lao động, các hội nghề nghiệp). Cơ cấu thành viên từ doanh
nghiệp trong Ban chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề chiếm tỷ lệ
khoảng 50%. Trong tất cả các khâu từ Phân tích nghề, Phân tích công việc,
Xây dựng danh mục các công việc đến Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia đều lấy ý kiến của ít nhất 30 chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn của
nghề. Việc thẩm định các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trước khi cho
ban hành trong hội đồng thẩm định có ít nhất 30% thành viên đang trực tiếp
làm việc tại doanh nghiệp có nghề được xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia.

18 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 19
Cấu trúc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm 3 cấu phần cơ
bản:

1. Mô tả nghề: Mô tả phạm vi, vị trí làm việc, các nhiệm vụ chính


cần phải thực hiện, điều kiện và môi trường làm việc, bối cảnh
thực hiện các công việc, công cụ, máy, thiết bị, dụng cụ chủ yếu
cần thiết để thực hiện các công việc của nghề.
2. Danh mục công việc: Liệt kê đầy đủ các công việc cần phải thực
hiện và sắp xếp các công việc đó theo các bậc trình độ kỹ năng
nghề.
3. Tiêu chuẩn thực hiện công việc: a) Mô tả công việc; b) Các tiêu
chí thực hiện; c) Các kỹ năng và kiến thức thiết yếu; d) Các điều
kiện thực hiện; e)Tiêu chí và cách thức đánh giá.

Kinh nghiệm đánh giá thử nghiệm và công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ
năng kỹ thuật giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)

Năm 2010, trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật tư vấn và chính sách vùng
với tên gọi “Thực hiện Khung chiến lược và Kế hoạch hành động phát triển
nguồn nhân lực trong khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng” do ADB tài trợ
với nhánh kết quả thứ 2 là Khung thỏa thuận công nhận lẫn nhau về trình
độ và kỹ năng kỹ thuật giữa các nước trong Tiểu vùng cho 3 nghề. Nghề Trực
buồng và tòa nhà (Lào, Thái Lan thực hiện), Công nghệ ô tô (Việt Nam, Lào,
Thái lan thực hiện) và Hàn (Lào, Việt Nam thực hiện). Kết quả là, một số học
sinh học nghề ở 3 nước tham gia dự án trên đã được thử nghiệm đánh giá kỹ
năng nghề theo bộ tiêu chuẩn năng lực tương ứng do ILO xây dựng. Trong đó
7/8 sinh viên của Việt Nam đã được công nhận và cấp chứng chỉ cho các đơn
vị năng lực đánh giá. Đây là một trong những thử nghiệm quan trọng để đúc
kết kinh nghiệm, xây dựng mô hình làm cơ sở tiến hành các bước tiếp theo,
đặc biệt là xây dựng khung tiêu chuẩn năng lực chung cho một số nghề phổ
biến trong khu vực. Theo đó, các quốc gia trong khu vực sẽ tiến tới công nhận
lẫn nhau về trình độ và văn bằng chứng chỉ nghề giúp cho việc di chuyển lao
động hiệu quả hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.

Hạn chế và nguyên nhân


Xây dựng TCKNNQG có thể nói đã bước đầu huy động sự tham gia của các
thành viên đến từ doanh nghiệp. Đây là điều kiện cần để bảo đảm chất lượng
các bộ TCKNNQG. Tuy nhiên, sự tham gia chủ động và chủ yếu hiện nay
vẫn là các cơ sở đào tạo trong khi vai trò của doanh nghiệp còn mờ nhạt và
bị động. Điều này dẫn đến chất lượng các bộ TCKNNQG còn nhiều hạn chế.

20 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


Trên thực tế cũng chưa có những văn bản pháp lý nào quy định về nhiệm vụ
và trách nhiệm của các doanh nghiệp về nội dung liên quan đến tiêu chuẩn kỹ
năng nghề. Đồng thời hệ thống TCKNNQG cũng chưa được đưa vào để xử lý
các quan hệ lao động và việc làm.

1.3. Giải pháp

Xây dựng khung trình độ quốc gia (NQF) và khung trình độ nghề quốc gia
(NVQF)

Một trong các mục tiêu của Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020
là xây dựng khung trình độ nghề quốc gia. Chiến lược cũng xác định việc
xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương thích với khung trình độ giáo
dục quốc gia là giải pháp trọng tâm để phát triển dạy nghề. Tiếp sau đó, cần
thể chế hóa những chính sách, chiến lược để hình thành cơ chế đưa khung
trình độ nghề quốc gia vào thực tiễn, để áp dụng cho hệ thống giáo dục và dạy
nghề cũng như xử lý các quan hệ lao động. Hơn nữa, Việt Nam cần có khung
trình độ quốc gia tham chiếu khung trình độ khu vực để tiến tới công nhận
lẫn nhau về trình độ và KNN giữa các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
2015. Mỗi trình độ và mỗi nghề cần làm rõ những kỹ năng, năng lực cơ bản,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp. Đánh giá chuẩn đầu ra và bảo đảm
chất lượng sẽ là điều kiện thực hiện việc công nhận văn bằng/trình độ kỹ năng
lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng cơ chế chính sách để doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào xây
dựng tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực nghề

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 21


•• Trước hết, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận
thức về mục đích, quy trình và lợi ích của tiêu chuẩn kỹ năng nghề và
đánh giá kỹ năng nghề đối với doanh nghiệp.

•• Xây dựng cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động đánh giá kỹ năng
nghề bao gồm cơ chế hỗ trợ và đóng góp tài chính cho việc tham dự
đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cũng như chính sách đối với người có
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như: tiền lương, bảo đảm việc làm,
liên thông trình độ, ...). Việc ban hành các văn bản quy định trên cần
phải nhanh chóng thực hiện trong giai đoạn tới để có công cụ thực hiện
đồng thời khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động
trong việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

•• Quy định người hành nghề phải có chứng chỉ kỹ năng nghề hoặc chứng
chỉ đã qua đào tạo, đặc biệt đối với những nghề độc hại, nguy hiểm
hoặc dễ gây ảnh hưởng đến môi trường,… Việc tuyển dụng, trả lương
sẽ theo trình độ kỹ năng, năng lực hành nghề hoặc văn bằng, chứng chỉ
đã được kiểm định.

Thí điểm thành lập các Hội đồng kỹ năng nghề

Trong bối cảnh và điều kiện hiện nay của Việt Nam việc xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia do nhà nước (các Bộ, ngành) chủ trì và tổ chức thực
hiện. Về lâu dài, hoạt động này phải do chính các doanh nghiệp và giới chủ
sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính thông qua các Hội đồng kỹ năng
nghề. Việt Nam sẽ lựa chọn một số nghề phổ biến thuộc các ngành kinh tế
mũi nhọn để thí điểm thành lập các Hội đồng kỹ năng nghề có tham khảo
kinh nghiệm của một số nước như Úc, Anh Quốc. Những Hội đồng này sẽ
chịu trách nhiệm về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá và
cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, chứng chỉ hành nghề cho người lao động thuộc
lĩnh vực hoạt động kinh tế của mình.

22 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 23
Báo cáo tổng quan về Đào tạo nghề

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN


ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
2. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo
viên dạy nghề

2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Bối cảnh trong nước


Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020
nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát
triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, đã lựa chọn giải pháp “Phát
triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là một trong
hai giải pháp đột phá để đổi mới và phát triển dạy nghề. Đây vừa là cơ hội, vừa
là thách thức đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Bối cảnh quốc tế


Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hoá sản xuất, ứng
dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng,
chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh
tranh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời cạnh tranh về
nhân lực chất lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trên bình diện thế giới,
khu vực và quốc gia.

Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước, đòi
hỏi mỗi quốc gia càng phải chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
mình, hướng tới xuất khẩu lao động qua đào tạo ở những lĩnh vực công nghệ
cao, đặc biệt là trao đổi các chuyên gia, giáo viên dạy nghề. Tăng cường hợp
tác và đối thoại quốc tế về xây dựng bộ chuẩn nghề nghiệp GVDN để tiến tới
công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là một
xu thế tất yếu.

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề


Số lượng, chất lượng GVDN

•• Tính đến hết năm 2011, tổng số giảng viên, giáo viên (gọi chung là giáo
viên) dạy nghề ở trường CĐN, TCN, TTDN là 35.800 người, trong đó
giáo viên dạy ở các trường nghề là 24.200 người (dạy ở các trường CĐN
là 12.800 người, giáo viên dạy ở các trường TCN là 11.400 người), giáo
viên dạy ở các TTDN là 11.600 người. Chia theo cấp trình độ giảng dạy
có 6.880 giáo viên dạy chuyên môn nghề ở trình độ cao đẳng nghề,
8.630 giáo viên dạy chuyên môn nghề ở trình độ trung cấp nghề, 16.150
giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề và 4.140 giáo viên dạy môn chung.

26 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 27
•• Chất lượng giáo viên từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ
năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Về cơ bản giáo viên trong
các trường nghề đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó giáo viên
dạy trình độ cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên là 18,3%, giáo
viên dạy trình độ trung cấp nghề có trình độ thạc sỹ trở lên là 5,4%;
giáo viên dạy sơ cấp nghề có trình độ thạc sĩ trở lên là 1%; có 80,8%
giảng viên dạy cao đẳng nghề, 71,2% giáo viên dạy trung cấp nghề đạt
chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; hiện có 15,9% giáo viên chỉ dạy lý
thuyết nghề, 25,7% giáo viên chỉ dạy thực hành nghề, khoảng 57,8% số
giáo viên dạy tích hợp lý thuyết và thực hành nghề. Có 82% giáo viên ở
trường CĐN và 65% giáo viên trường TCN đạt trình độ tiếng Anh từ
A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân là 23% và 11%; có 80% giáo
viên đạt trình độ Tin học từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân
chiếm 13%.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

•• Mô hình đào tạo, bồi dưỡng GVDN:

Đào tạo GVDN theo mạch thẳng: học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông vào học tại các trường Đại học SPKT hoặc các Khoa
SPKT của các trường đại học thời gian đào tạo là 4,5 năm. Sau khi
tốt nghiệp trở thành GVDN.

Đào tạo GVDN nối tiếp: người tốt nghiệp đại học, cao đẳng nghề,
trung cấp nghề, người có tay nghề cao, nghệ nhân được đào tạo, bồi
dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để trở thành GVDN.

•• Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVDN: Hiện nay cả nước có 4 trường Đại
học sư phạm kỹ thuật, 01 trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, một số
khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và
25 khoa SPDN ở các trường CĐN phân bố trên cả nước để đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên dạy nghề.

•• Chương trình đào tạo, bồi dưỡng GVDN:

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Đã
xây dựng, ban hành chương trình khung nghiệp vụ sư phạm dạy
nghề cho giáo viên dạy trình độ TCN, CĐN; chương trình sư phạm
dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ SCN; chương trình bồi dưỡng
kỹ năng dạy học cho người dạy nghề và 06 chương trình, tài liệu
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nâng cao tiếp cận trình độ quốc tế
City&Guilds.

28 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề: Đã xây dựng và ban
hành 28 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo
viên dạy trình độ CĐN, TCN; 12 chương trình, tài liệu bồi dưỡng
kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ SCN;

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kỹ năng giảng dạy theo chương
trình khung trình độ CĐN, TCN: Đã xây dựng, ban hành được 138
chương trình, tài liệu.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới: Đã xây dựng, ban
hành 51 chương trình tài liệu.

•• Tính đến năm 2011 số lượng GV&CBQLDN đã được đào tạo, bồi dưỡng
khoảng 50.000 lượt người.

Xây dựng cơ chế, chính sách đối với GVDN

•• Hiện nay, GVDN được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo
trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số chế độ, chính sách riêng
đối với GVDN như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy
thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù
cho GVDN cho người tàn tật, khuyết tật…

•• Đã ban hànhThông tư quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên
dạy nghề làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; chế
độ, chính sách cho GVDN.

Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GVDN

•• Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã tích
cực chủ động hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về
lĩnh vực dạy nghề, trong đó có hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng GVDN
theo chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế, cụ
thể như sau :

•• Trong khuôn khổ hợp tác Việt-Đức về Đào tạo nghề, GIZ phối hợp
với TCDN và các cơ sở nghề đối tác thực hiện các khóa đào tạo nghề
nâng cao về Công nghệ Cơ khí, Điện/Điện tử công nghiệp và Cơ điện
tử cho hơn 300 giáo viên dạy nghề. Cùng với Tổng cục Dạy nghề và
các cơ sở đào tạo nghề, GIZ đã thực hiện các khóa đào tạo về sư phạm
tại Việt Nam cho khoảng 1500 lượt giáo viên dạy nghề. Ngoài ra, hơn
200 giáo viên trẻ đã được đào tạo nâng cao dài hạn tại Đức để tiếp cận
với trình độ quốc tế. Những quan điểm về đào tạo nâng cao một cách

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 29


toàn diện đã được xây dựng và thí điểm thành công nhằm tạo thuận
lợi cho đào tạo nâng cao có hiệu quả đối với các giáo viên dạy nghề ở
các lĩnh vực nêu trên và để có được kinh nghiệm về xây dựng một hệ
thống nhất quán cho đào tạo nâng cao giáo viên dạy nghề. Phản ánh
tầm quan trọng của kỹ năng thực hành cho việc thực hiện đào tạo nghề
định hướng nhu cầu và thực hành, một lĩnh vực trọng tâm đã gồm một
loạt các khóa đào tạo thực hành để xây dựng các năng lực nền tảng (ví
dụ: làm việc với công cụ cầm tay trong lĩnh vực công nghệ cơ khí) cho
giáo viên như một căn bản cần thiết hướng tới việc phát triển các năng
lực nghề càn thiết cho giảng dạy và đào tạo những công nghệ hiện đại
(ví dụ: CNC). Thêm vào đó, kiến thức và kỹ năng sư phạm có liên quan
cũng đã được đề cập đến.

•• - Phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 597 giáo viên theo
chương trình sư phạm City&Guilds của Anh quốc và kiến thức kinh
doanh, khởi sự doanh nghiệp.

•• - Phối hợp với Vương quốc Bỉ (dự án APEFE) tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cho 160 GVDN về phương pháp tiếp cận theo kỹ năng, phát
triển phương tiện dạy học hiện đại và phương pháp sư phạm.

•• - Phối hợp với Hợp chủng quốc Hòa Kỳ (Dự án Intel) tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho 25 GVDN.

•• - Phối hợp với Trường Bách Khoa Singapore tổ chức đào tạo cho 50
GVDN về phát triển chương trình và đánh giá theo năng lực thực hiện.

•• - Thí điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp
vụ sư phạm dạy nghề cho 145 giáo viên dạy một số nghề đầu tư cấp độ
quốc tế và khu vực theo chương trình của Malaysia.

•• - Trong khuôn khổ dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề (nguồn vốn
ADB) đã đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước cho 2.219 lượt
GV&CBQLDN về phát triển chương trình đào tạo, đánh giá kỹ năng,
phát triển học liệu, tổ chức quản lý đào tạo nghề...

Đánh giá chung

Mặt được

•• Đã ban hành được chuẩn nghề nghiệp đối với GVDN (Thông tư
30/2010/TT-BLĐTBXH) làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, xây dựng chế độ, chính sách cho GVDN.

30 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


•• Bước đầu đã hình thành được mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
GVDN trên cả nước.

•• Công tác đào tạo, bồi dưỡng GVDN từng bước được quan tâm, đặc biệt
là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề
cho đội ngũ giáo viên dạy các nghề được đầu tư trọng điểm cấp độ khu
vực và quốc tế. Đã thực hiện thí điểm đào tạo, bồi dưỡng GV dạy một
số nghề theo chương trình tiên tiến của các nước trong khu vực và thế
giới. Như một phần của Hợp tác Việt-Đức, cách tiếp cận được gọi là
“đào tạo ba cấp độ” đã được phát triển và thí điểm cho nghề “Cắt gọt
kim loại/CNC” trong hoạt động hợp tác với EBG để giáo viên có thể
cung cấp đào tạo định hướng cầu ở trình độ quốc tế. Cách tiếp cận này
đòi hỏi đào tạo thực hành có sự tích hợp chặt chẽ với đào tạo lý thuyết,
bao gồm ba cấp độ cần thiết (đào tạo nền tảng rộng, đào tạo thực hành
theo lĩnh vực cụ thể, và đào tạo chuyên môn hóa trong những điều
kiện nơi làm việc) lồng ghép với những yêu cầu của nơi làm việc (trong
tương lai).

•• Việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có nhiều đổi mới: các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề được cấu
trúc theo modul với nội dung và thời gian đào tạo phù hợp; chương
trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề được cập nhật, bổ sung theo sự
thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 31


Hạn chế, tồn tại

•• Về cơ chế chính sách đối với GVDN vẫn còn một số bất cập, chưa
khuyến khích, thu hút những người có chuyên môn kỹ thuật, có tay
nghề giỏi, có kinh nghiệm sản xuất vào đội ngũ GVDN, chưa có chính
sách đãi ngộ nhằm tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp (tiền
lương đối với giáo viên dạy nghề còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu
chuẩn giáo viên dạy nghề, chưa có chức danh nghề nghiệp riêng cho
giáo viên dạy nghề…); chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích
và huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng GVDN…

•• Đội ngũ GVDN còn thiếu về số lượng (tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo
viên mới đạt 26 học sinh, sinh viên/giáo viên), hạn chế về trình độ kỹ
năng nghề.

•• Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVDN phân bố chưa đồng đều,
vùng đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực phía Bắc các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng GVDN rất mỏng, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông
Hồng.

•• Số nghề được đào tạo tại các trường sư phạm kỹ thuật còn ít (khoảng 40
nghề) so với số lượng các nghề hiện có trong danh mục nghề đào tạo,
nên mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu nghề đào tạo của đội ngũ giáo
viên dạy nghề còn hạn chế.

•• Mô hình đào tạo, bồi dưỡng GVDN còn một số hạn chế:

Mô hình đào tạo GVDN theo mạch thẳng: Tuyển đối tượng là học
sinh tốt nghiệp THPT sau khi tốt nghiệp đối tượng này đạt yêu cầu
về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nhưng lại hạn chế
về trình độ kỹ năng nghề.

Mô hình đào tạo GVDN nối tiếp: Mô hình này đáp ứng được yêu
cầu về cơ cấu nghề đào tạo, trong đó đối tượng đã tốt nghiệp cao
đẳng nghề có kỹ năng thực hành nghề nhất định nhưng trình độ
chuyên môn nghề chưa đạt yêu cầu nên chỉ có thể trở thành giáo
viên dạy thực hành nghề khi được đào tạo nghiệp vụ sư phạm; đối
tượng đã tốt nghiệp đại học có trình độ chuyên môn nghề nhưng
lại hạn chế về kỹ năng thực hành nghề nên chỉ có thể trở thành
giáo viên dạy lý thuyết khi họ được đào tạo nghiệp vụ sư phạm
dạy nghề.

32 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 33
Nguyên nhân

•• - Hiện nay, xã hội chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của GVDN trong
việc đào tạo nguồn nhân lực, còn xem nhẹ so với GV ở các cấp học khác
trong hệ thống giáo dục quốc dân.

•• - Các cơ sở đào tạo GVDN chậm cải tiến chương trình đào tạo nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN.

•• - Các CSDN chưa chủ động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho
giáo viên dạy nghề, đặc biệt là bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng
nghề.

2.3. Mục tiêu và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy
nghề đến 2020

Mục tiêu
Đào tạo GVDN đảm bảo đáp ứng số lượng, nâng cao chất lượng, đồng bộ cơ
cấu ngành nghề đào tạo, cụ thể là: về số lượng đến năm 2015 có 51.000 giáo
viên dạy nghề, trong đó dạy cao đẳng nghề 13.000 người, trung cấp nghề
24.000 người; đến năm 2020 có 77.000 giáo viên dạy nghề, trong đó dạy cao
đẳng nghề 28.000 người, trung cấp nghề 31.000 người. Về chất lượng, đến
năm 2014, 100% đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia
được chuẩn hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề; 100% đội ngũ
giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế được chuẩn hóa
về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực
ASEAN và các nước phát triển trên thế giới; đến năm 2015, 100% đội ngũ giáo
viên dạy các nghề không được đầu tư trọng điểm và giáo viên dạy sơ cấp nghề
được chuẩn hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và sư phạm nghề cấp độ
quốc gia.

Giải pháp
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các
giải pháp cơ bản sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo
viên dạy nghề: Xây dựng và ban hành Chức danh nghề nghiệp, Tiêu chuẩn
nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp, chuyển xếp lương cho giáo viên dạy nghề;
quy định phụ cấp đối với giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành (dạy tích

34 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


hợp); định kỳ 2 đến 5 năm giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới, phương pháp
giảng dạy…và đi thực tế sản xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hai là, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo GVDN

Thành lập Học viện dạy nghề; thành lập thêm các khoa sư phạm dạy nghề tại
một số trường cao đẳng nghề; xây dựng 3 Trung tâm để đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề cho GVDN.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 35


Ba là, đổi mới hoạt động của các trường sư phạm kỹ thuật

Mở thêm các ngành nghề đào tạo mới; đa dạng hóa các mô hình đào tạo giáo
viên dạy nghề để đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề.
Ngoài các mô hình đào tạo truyền thống, các mô hình liên thông lên đại học
SPKT cho sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề và mô hình bồi
dưỡng kỹ năng nghề cho GV đã tốt nghiệp đại học SPKT và đại học chuyên
ngành cũng sẽ được triển khai thí điểm với sự hợp tác giữa Việt Nam - Đức và
một số nước trong khu vực.

Bốn là, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN

•• Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GVDN, chú trọng phương
pháp thực hành, hoạt động nhóm; đổi mới nội dung và hình thức tổ
chức thực tập sư phạm; phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, định
kỳ hàng năm đưa GVDN đi thực tế, rèn luyện kỹ năng nghề, chia sẻ kỹ
thuật, công nghệ mới... tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

•• Đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế và khu vực
ASEAN: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (trong nước và ngoài nước) cho
giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực theo chương
trình tiên tiến của nước ngoài theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng và
đảm bảo về chất lượng; đến năm 2015, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng
5.000 giáo viên.

•• Đối với giáo viên dạy các nghề được đầu tư trọng điểm cấp độ quốc gia
và các nghề không được đầu tư trọng điểm: Xây dựng chương trình, tài
liệu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề theo chuẩn quốc gia. Đến năm
2015 tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm
cho 23.000 giáo viên đạt chuẩn quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng
nghề và sư phạm nghề.

•• Đối với giáo viên dạy trình độ Sơ cấp nghề: được đào tạo, bồi dưỡng đạt
chuẩn quốc gia về kỹ năng nghề và sư phạm dạy nghề.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo bồi dưỡng GVDN

•• Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ GVDN tiến
tới trao đổi chuyên gia, giáo viên dạy nghề giữa các nước trong khu vực
và trên thế giới. Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước có lĩnh vực
dạy nghề phát triển trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia,
Hàn Quốc, Nhật Bản …), EU (như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương
quốc Anh,…) và Bắc Mỹ thông qua việc đưa GVDN đi đào tạo ở nước
ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo tại Việt Nam.

36 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


•• Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về đổi
mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học và công
nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN.

•• Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề trong nước chủ động
mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở dạy nghề chất lượng cao, hợp tác
đào tạo nghề tại Việt Nam.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 37


Báo cáo tổng quan về Đào tạo nghề

HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP


TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
3. Hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề

3.1. Bối cảnh và khung chính sách về quan hệ hợp tác


doanh nghiệp - dạy nghề

Bối cảnh kinh tế-xã hội và thị trường lao động tác động đến doanh nghiệp
và dạy nghề ở VN

Nhà nước Việt Nam đã khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược,…
Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính
sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo”.

Chính phủ Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó
có Đề án tái cấu trúc DNNN và tập trung phát triển TTLĐ. Điều này sẽ có tác
động lớn đến doanh nghiệp và người lao động.

Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2011, LLLĐ cả nước là 51,34
triệu người (chiếm 58,4% dân số), trong đó có 50,3 triệu lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Tính đến 1/1/2012, cả nước có 541.000
doanh nghiệp, trong đó có 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế với
khoảng 10 triệu lao động đang làm việc3.

Các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động đã bước đầu phát triển. Các
quan hệ lao động đã được thiết lập theo cơ chế thị trường; giá cả sức lao động
đã phản ánh giá trị lao động trong TTLĐ. NSLĐ của lao động Việt Nam đã có
sự cải thiện. Năm 2010, NSLĐ của lao động (tính theo giá trị) đạt 40,4 triệu
đồng/người, gấp 2,06 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, NSLĐ của Việt Nam
vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực4.

Chính sách hợp tác doanh nghiệp - dạy nghề (quá khứ, hiện tại)

Về việc làm, dạy nghề và kết nối cung với cầu lao động

•• Bộ luật lao động có một chương về “Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ kỹ năng nghề”, trong đó quy định trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ

3 GSO, Hà nội, 2012


4 Năm 2010, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Nhật Bản 38,8 lần, Hàn Quốc 16,2 lần,
Malaysia 6,6 lần, Thái Lan 2,3 lần, Trung Quốc 1,9 lần và Indonesia 1,4 lần - Xem trong Chiến lược
phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Hà nội, 2011

40 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 41
năng nghề cho người lao động... Các hình thức kết nối cung cầu cho thị
trường lao động được tích cực thúc đẩy và hoạt động hiệu quả: đã hình
thành mạng lưới dịch vụ việc làm với gần 140 Trung tâm giới thiệu việc
làm ở tất cả các địa phương trên cả nước.

•• Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm tăng cường khả năng
tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động, cụ thể:

(i). Khuyến khích người lao động tham gia các khoá đào tạo nghề
thông qua việc tạo điều kịên để người lao động vay vốn để đi học
với lãi suất ưu đãi;

(ii). Khuyến khích DN tự đào tạo lao động thông qua việc cho phép
doanh nghiệp tính chi phí đào tạo nhân lực vào chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm;

(iii). Đào tạo nghề miễn phí thông qua một số dự án dạy nghề cho một
số đối tượng lao động thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.

Về giá cả sức lao động

Đã và đang hoàn thiện các quy định luật pháp, chính sách về đổi mới cơ chế
tiền lương theo hướng giao quyền tự chủ cho DN trong xác định chi phí tiền
lương và trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở NSLĐ, hiệu SXKD.

3.2. Thực trạng quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ


sở dạy nghề
Cung ứng lao động qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp được thực hiện
thông qua các CSDN ngoài doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề của doanh
nghiệp và đào tạo tại chỗ làm việc trong doanh nghiệp. Báo cáo này chỉ
tập trung vào dạy nghề tại doanh nghiệp và hợp tác giữa CSDN và doanh
nghiệp.

a) Dạy nghề tại các CSDN của doanh nghiệp và tại nơi làm việc trong DN:

•• Số lượng và cơ cấu cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp:

Đến nay, cả nước có gần 200 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp,
trong đó có 119 trường TCN và CĐN (chiếm 27% trong tổng số trường
CĐN, TCN), gồm 34 trường CĐN (chiếm 25% trong tổng số các trường
CĐN) và 85 trường TCN (chiếm 28% trong tổng số các trường TCN).

42 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


Hầu hết các TCT, các TĐKT mạnh đều có trường dạy nghề, đáp ứng
một phần nhân lực cho tập đoàn, góp phần cung cấp cho xã hội. Các
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn ĐTNN, DNTN có quy mô
lớn đã chủ động tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng KNN cho
người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong tổng số CSDN thuộc doanh nghiệp, số CSDN thuộc khối DNTN
chiếm 67%.

•• Tuyển sinh và tuyển dụng sau đào tạo:

Trong thời gian gần đây chỉ tính riêng các trường của Tổng công ty
đã tham gia đào tạo nghề với số lượng ngày càng tăng lên: năm 1998
đào tạo dài hạn được 15.300 người, năm 2006: 60.102 người, năm 2010
khoảng 100.000 người.

Nhiều trường thuộc các TĐKT lớn có quy mô đào tạo khá lớn như các
trường của tập đoàn VINASHIN (hàng năm cung ứng khoảng 6.000-
7.000 CNKT và một vài năm tới sẽ đạt 12.000-13.000 người); trường

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 43


của tập đoàn LILAMA (hàng năm cung ứng từ 3.000 đến 4.500 người
có trình độ CĐN và TCN). Qua gần 40 năm hoạt động, trường CĐN
dầu khí đã đào tạo, bồi dưỡng cho các DN dầu khí hơn 70.000 lượt
người; đào tạo được hơn 15.000 CNKT với 27 nghề khác nhau...

Tính đến tháng 12/2011 cả nước có trên 283 KCN, KCX và KKT (gọi
chung là KCN), đã thu hút gần 2 triệu lao động đang làm việc (cả trực
tiếp và xung quanh các KCN). Ngoài việc nhận lao động từ các trường
nghề, một số doanh nghiệp trong các KCN đã thực hiện ĐTN cho người
lao động mới tuyển; đồng thời tổ chức đào tạo lại, hoặc bồi dưỡng tay
nghề cho người lao động. Một số KCN đã hình thành trường dạy nghề
hoặc TTDN bước đầu hoạt động hiệu quả như KCN Hà Nội, KCN Vĩnh
Phúc, KCN Bắc Ninh, KCN Dung Quất, KCN Bình Dương,...

Việc doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho lao động dưới các hình thức
khác nhau đang ngày càng trở nên phổ biến và có tác dụng tích cực
nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng lao động. Các doanh nghiệp tổ
chức dạy nghề cho lao động theo 3 hình thức chủ yếu: kèm cặp tại chỗ
làm việc, đào tạo tập trung tại doanh nghiệp và đào tạo tập trung ngoài
doanh nghiệp, trong đó dạy nghề kèm cặp là phổ biến (chiếm 63,6%
tổng số lao động được đào tạo).

•• Kinh phí và nguồn lực đầu tư cho đào tạo

Trong tổng nguồn tài chính cho dạy nghề, nguồn từ doanh nghiệp
chiếm khoảng 10%. Nguồn này chủ yếu hỗ trợ (gián tiếp hoặc trực
tiếp) cho các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp; một phần để đào tạo
nghề cho lao động của doanh nghiệp ở các cơ sở dạy nghề ngoài doanh
nghiệp.

44 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


Hình 1:Cơ
Cơcấu
cấunguồn
nguồnlực
lựctài
tàichính
chínhcho
chodạy
dạynghề
nghềnăm 2009

Cơ cấu nguồn lực tài chính cho dạy nghề năm 2009

3% 3%
10%

21%
63%

State Budget NgườiLearners


NSNN học EnterprisesCác CSĐTInstitutions
Doanh nghiệp Đầu tư NN
Nguồn : Tổng cục Dạy nghề

Qua điều tra nhanh của Tổng cục Dạy nghề, trong tổng kinh phí đào tạo nghề
tại các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, kinh phí hỗ trợ từ các tập đoàn,
tổng công ty mẹ (bao gồm cả các công ty con trực thuộc) chiếm khoảng 60%-
70%.

b) Tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề và hoạt động gắn kết giữa cơ
sở dạy nghề và doanh nghiệp

•• Tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề

Doanh nghiệp đã tham gia vào các hoạt động dạy nghề từ việc xác định
danh mục nghề đào tạo, xây dựng nội dung chương trình đào tạo trên
cơ sở phân tích nghề tới biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy. Việc
tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề ở cả hai cấp độ: cấp độ chính
sách và cấp độ hoạt động đào tạo.

Ở cấp độ chính sách doanh nghiệp trực tiếp vào việc xây dựng danh
mục nghề đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá kỹ năng nghề quốc
gia (KNNQG); xây dựng chương trình khung....

•• Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNNQG):

Trong tất cả quy trình xây dựng TCKNNQG từ phân tích nghề, phân
tích công việc, biên soạn tiêu chuẩn thực hiện công việc đến thẩm định
đánh giá chất lượng các bộ TCKNNQG đều có sự tham gia của các
thành viên đến từ doanh nghiệp. Số những thành viên này trong Ban

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 45


chủ nhiệm xây dựng TCKNNQG chiếm khoảng 50%. Trong tất cả các
khâu: Phân tích nghề, Phân tích công việc, Xây dựng danh mục các
công việc, và Biên soạn TCKNNQG đều có sự tham gia của doanh
nghiệp. Việc thẩm định các bộ TCKNNQG có sự tham gia của ít nhất
30% thành viên đang trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp có nghề được
xây dựng TCKNNQG.

Tổ chức biên soạn ngân hàng đề thi đánh giá KNNQG là những chuyên
gia đã tham gia xây dựng TCKNNQG hoặc những người đã được cấp thẻ
đánh giá viên KNN có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, nghiên
cứu hoặc chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề cho người lao động.

•• Xây dựng chương trình khung và đào tạo:

Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất;
trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động, thiết kế
các mô đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia xây dựng chương trình đào tạo
nhằm tăng tính phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Các
chuyên gia tham gia vào các công đoạn từ phân tích nhiệm vụ đến thiết
kế các mô đun đào tạo.

Ở cấp độ hoạt động đào tạo, các chuyên gia, kỹ thuật viên, thợ giỏi của
doanh nghiệp được mời đến cơ sở dạy nghề tham gia giảng dạy thực
hành nghề cho học sinh; tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh
và tham gia vào hội đồng thi tốt nghiệp cuối khóa của học sinh.

•• Đóng góp kinh phí cho các hoạt động đào tạo

Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên bao gồm: một
phần tiền lương cho cán bộ, giáo viên các trường nghề; kinh phí xây
dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo. Một số doanh nghiệp hỗ
trợ các trường nghề trực thuộc một phần kinh phí xây dựng cơ bản,
xưởng thực hành, ký túc xá cho sinh viên hoặc hỗ trợ trang thiết bị đào
tạo phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Kinh phí huy
động chủ yếu từ các tập đoàn, tổng công ty (khoảng 56%), các phần còn
lại từ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn, tổng công
ty, từ bộ chủ quản hay ngân sách nhà nước, từ học phí,... Kinh phí từ
NSNN chủ yếu cho các DNNN (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp)

46 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 47
Hình 2: Cơ cấu kinh phí đào tạo nghề trong các doanh nghiệp

2009 2010 2011

Kinh phí từ nguồn khác

Kinh phí của doanh nghiệp thuộc tập đoàn/tổng công ty

Kinh phí của tập đoàn/tổng công ty

Kinh phí từ các Bộ, ngành, ngân sách nhà nước

•• Các hình thức gắn kết, liên kết

Trong thời gian qua bước đầu có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong dạy nghề. Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp cơ
nhiều ưu điểm: người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu
cầu thực tế của doanh nghiệp; các kiến thức và kỹ năng nghề mà người
học tiếp thu được đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử
dụng lao động. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề tại trường
còn được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại
doanh nghiệp, giúp cho người học có thể vận dụng được những kiến
thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Việc gắn kết đào
tạo trên đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh
nghiệp. Cơ sở đào tạo không phải tăng đầu tư cho việc mua sắm trang
thiết bị thực hành, người học có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Về
phía doanh nghiệp có thể sử dụng được những học sinh học nghề để
tạo ra những sản phẩm mới hoặc có cơ hội lựa chọn được những người
lao động có kỹ thuật tốt cho mình. Qua điều tra của Tổng cục Dạy
nghề, có khoảng 40% số doanh nghiệp có nhu cầu đã thực hiện liên kết
đào tạo với các cơ sở dạy nghề.

•• Có nhiều hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, như:

Tổ chức cho học sinh thực tập tại các doanh nghiệp thành viên, là hình
thức hỗ trợ phổ biến đối với các doanh nghiệp cho các trường nghề trực
thuộc. Ngoài ra doanh nghiệp hoặc tự tổ chức bồi dưỡng hoặc ký các
hợp đồng đào tạo trực tiếp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay
nghề cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Bồi dưỡng

48 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


nẫng cao kỹ năng nghề, cập nhật chuyển giao kỹ thuật cụng nghệ mới
cũng là hình thức phổ biến và phự hợp với nhu cầu và điều kiện thực
hiện tại đa số các doanh nghiệp hiện nay.

Hình 3: Tỷ lệ tương quan giữa số lượt người lao


động được bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và
được đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ

Số lượng lao động làm


việc tại doanh nghiệp đã
được bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng nghề

Số lượng đào tạo nghề


theo 3 cấp trình độ

2009 2010 2011

•• Doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị thực hành cho trường; hỗ trợ kinh
phí hoạt động thường xuyên để chi trả một phần tiền lương cho cán bộ,
giáo viên các trường nghề; kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang
thiết bị đào tạo. Một số doanh nghiệp hỗ trợ các trường nghề trực thuộc
một phần kinh phí xây dựng cơ bản, nhất là xưởng thực hành, ký túc xá
cho sinh viên hoặc hỗ trợ trang thiết bị đào tạo phù hợp với công nghệ
sản xuất của doanh nghiệp.

•• Cử chuyên gia và thợ giỏi trực tiếp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập
tại các trường nghề.

•• Tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp các trường nghề vào làm việc tại
doanh nghiệp. Do trong quá trình đào tạo đã có sự gắn kết giữa đào tạo
với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nên những học sinh tốt
nghiệp các trường dạy nghề thuộc doanh nghiệp hầu hết được nhận vào
làm việc tại các doanh nghiệp có liên quan. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có
việc làm ở các trường nghề thuộc doanh nghiệp đạt từ 90%-95%. Các
trường thuộc doanh nghiệp không chỉ đào tạo nhân lực cho chính doanh
nghiệp mà còn đào tạo cho các doanh nghiệp khác và xã hội. Qua điều tra
nhanh của Tổng cục Dạy nghề, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp làm việc
tại doanh nghiệp chỉ khoảng 46% (đối với trình độ sơ cấp nghề và trung
cấp nghề và khoảng 23% đối với trình độ cao đẳng nghề.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 49


Hình 4: Tỷ lệ tốt nghiệp và làm việc tại DN sau khi tốt nghiệp

Proportion of graduates by qualification level 6,7 31,0 26,3 36,0

2011
Proportion of graduates working in enterprises by 29,6 55,4 43,6 23,1
qualification level

Proportion of graduates by qualification level


2010

13,3 24,9 23,9 37,9


Proportion of graduates working in enterprises by 14,7 42,7 42,8 31,4
qualification level
2009

Proportion of graduates by qualification level 11,8 25,7 24,1 38,4


Proportion of graduates working in enterprises by
24,2 39,8 53,1 42,8
qualification level

Trình độ cao đẳng nghề Trình độ sơ cấp nghề

Trình độ trung cấp nghề” Học nghề dưới 3 tháng

Qua khảo sát có thể thấy các hình thức liên kết chủ yếu giữa nhà trường và
doanh nghiệp là:

•• Doanh nghiệp gửi lao động đến trường để nâng cao kiến thức nghề
(chiếm khoảng 40% số doanh nghiệp);

•• Doanh nghiệp có hợp đồng đào tạo với các trường ( 37,1%);

•• Các doanh nghiệp nhận hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập tại
doanh nghiệp (28,6%);

•• Các thợ có tay nghề cao tham gia giảng dạy tại trường dạy nghề (5,7%);

•• Doanh nghiệp nhận bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên
dạy nghề (gần 6%)....

Ngoài sự hợp tác trong đào tạo, giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có sự
phối hợp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Về phía doanh nghiệp,
đó là tư vấn về những công việc, những yêu cầu mà một người lao động cần
có, để từ đó học sinh có thể lựa chọn nghề học phù hợp với khả năng và sở
thích của mình. Về phía nhà trường, đó là tư vấn, giới thiệu về khả năng thu
hút lao động của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các thông
tin về doanh nghiệp để họ có thể đến làm việc sau khi tốt nghiệp. Nhiều
trường đã hình thành bộ phận làm công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
và đã có sự phối hợp rất chặt chẽ với doanh nghiệp.

50 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 51
52 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM
3.3. Hợp tác với Cộng hòa Liên bang Đức thí điểm triển khai
“gói” đào tạo nghề cho doanh nghiệp

Từ năm 2006, thực hiện cam kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa
Liên bang Đức, “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” đã được
triển khai với các nội dung chính là: (i) Tăng số lượng sinh viên nghề tốt
nghiệp có năng lực để tìm được việc làm trong một số lĩnh vực dạy nghề; (ii)
Góp phần đáp ứng lao động qua đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao
động; (iii) Đổi mới phương thức đào tạo theo định hướng thực hành ở các cơ
sở đào tạo nghề và tại vị trí làm việc.

Cuối năm 2011, VNCKHDN với sự hỗ trợ của GIZ đã phát triển và thực hiện
một nghiên cứu về “các gói đào tạo” cho các doanh nghiệp với mục đích để
đáp ứng nhu cầu về các kỹ năng đặc thù cho mỗi vị trí làm việc thông qua việc
nâng cao trình độ của người lao động trong doanh nghiệp. Hiện nay, một số
khóa học đã được tổ chức cho các giáo viên nguồn được lựa chọn để nâng cao
năng lực có liên quan đến việc phát triển các mô đun đào tạo trong khuôn khổ
một chương trình đào tạo theo mô đun dựa trên việc phân tích nhu cầu đào
tạo trong và cùng với các doanh nghiệp.

Kết quả của một Hợp tác Công-Tư do GIZ phối hợp với Hiệp hội Giáo dục Xã
hội và Nghề nghiệp Châu Âu (EBG), các giáo viên được đào tạo nâng cao về
cắt gọt kim loại truyền thống và CNC có thể thực hiện đào tạo nghề ban đầu
định hướng thực hành ở các cơ sở đào tạo nghề của mình. Các giáo viên cũng
đào tạo nâng cao cho đồng nghiệp trong cơ sở đào tạo nghề của mình và hỗ
trợ việc đào tạo giáo viên trên toàn quốc. Cùng với khóa đào tạo bạn đầu, các
giáo viên có năng lực sẽ thực hiện các khóa đào tạo cho người lao động trong
doanh nghiệp. Theo cách này, các cơ sở đào tạo nghề cũng sẽ mở rộng lĩnh vực
kinh doanh mới để cung cấp đào tạo cho người lao động trong doanh nghiệp
và tạo chất lượng chuyên môn cho thị trường việc làm quốc tế.

Sự hợp tác của hai doanh nghiệp Đức (Bbraun và Messer) với Trường ĐHSPKT
Hưng Yên do GIZ hỗ trợ, một chương trình đào tạo hợp tác ở cấp trình độ cao
đẳng trong nghề Cơ điện tử đã được thí điểm. Đây là một hình thức mới của
hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong triển khai đào
tạo định hướng thực hành theo nhu cầu của doanh nghiệp. Người học sẽ được
đào tạo trong trường và trong doanh nghiệp thông qua một chương trình
thực tập có hệ thống và có cấu trúc đã được thống nhất. Các nội dung đào tạo
phản ánh nhu cầu của các doanh nghiệp thông qua việc cùng nhau xây dựng
chương trình đào tạo. Sau 3 năm đào tạo, người tốt nghiệp sẽ có những cơ hội
tốt để có việc làm trong doanh nghiệp. VNCKHDN sẽ giám sát chương trình
để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình này và cung
cấp thông tin phản hồi cho quá trình phát triển hệ thống đào tạo nghề.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 53


Việc triển khai các mô hình đào tạo nghề hợp tác định hướng cầu nhấn mạnh
vào đào tạo thực hành và áp dụng với các cơ sở đào tạo nghề đối tác trong Hợp
tác Việt-Đức, cùng sử dụng các mô đun đào tạo nghề tiên tiến đã được xây
dựng cũng như các tài liệu đào tạo và học tập để cung cấp đào tạo theo nhu
cầu của nơi làm việc.

Trong khuôn khổ Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt-Đức, những sáng
kiến tiếp theo được triển khai để tăng cường cho sự hợp tác với các cơ sở đào
tạo nghề và các doanh nghiệp ở cấp độ chính sách và thể chế.

Đánh giá chung

Những kết quả đạt được:

Trong thời gian qua, việc dạy nghề cho doanh nghiệp và tại doanh nghiệp đã
đạt được một số kết quả sau:

•• Hệ thống dạy nghề đã chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của thị
trường lao động và của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng danh mục
nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chương trình dạy nghề... đã có sự tham
gia tích cực của doanh nghiệp.

•• Các cơ sở dạy nghề đã có những chuyển biến tích cực, đào tạo theo định
hướng của thị trường lao động và nhu cầu của doanh nghiệp.

•• Các doanh nghiệp đã chủ động dạy nghề để đáp ứng nhu cầu của chính
mình. Dạy nghề tại nơi làm việc là hình thức tốt để bồi dưỡng, nâng cao
tay nghề cho người lao động trong doanh nghiệp.

•• Đã có những hình thức hợp tác, liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nghề.

•• Hoạt động gắn kết giữa CSDN và doanh nghiệp là hình thức hoạt động
có hiệu quả, đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đối với CSDN có
tính chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hoá. Đối với doanh nghiệp có
được lực lượng lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh
doanh, tiết kiệm chi phí đào tạo.

Những hạn chế và nguyên nhân:

Hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng quan hệ hợp tác của
doanh nghiệp với đào tạo nghề còn có những hạn chế, đó là:

54 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


•• Việc xây dựng TCKNNQG hiện nay còn gặp khó khăn vì trong bối
cảnh thực tế hiện nay tại Việt Nam chưa có khung trình độ nghề quốc
gia. Sự tham gia chủ động và chủ yếu hiện nay vẫn là các cơ sở đào tạo.

•• Số lượng các trường nghề trong doanh nghiệp còn ít, quy mô đào tạo
còn nhỏ; nhiều trường chưa đáp ứng được nhu cầu của bản thân doanh
nghiệp, các doanh nghiệp vẫn phải tuyển dụng lao động qua đào tạo
nghề từ ngoài doanh nghiệp.

•• Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành,
nghề của doanh nghiệp; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo
mới theo yêu cầu của doanh nghiệp.

•• Chương trình đào tạo được đổi mới nhưng chưa kịp với sự phát triển
của khoa học công nghệ, học sinh được đào tạo hệ thống kỹ năng cơ
bản theo chuyên ngành nhưng thiếu sự sáng tạo, linh hoạt theo đặc thù
của doanh nghiệp.

•• Việc huy động đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi của DN tham gia đào tạo,
thỉnh giảng, kiểm tra, đánh giá chất lượng chưa được tiến hành thường
xuyên và liên tục.

•• Đối với các trường thuộc DNNN, từ 2006 nhà nước không cấp kinh
phí chi thường xuyên; các trường này có năng lực đào tạo cao nhưng do
quy hoạch chưa tốt nên đào tạo cho các tập đoàn, TCT chưa nhiều hoặc
không phù hợp nhu cầu.

•• Các DNTN và ĐTNN chỉ đào tạo và sử dụng theo nhu cầu từ những
người chưa có nghề, chưa tham gia đào tạo cho xã hội, do chưa có cơ
chế chính sách khuyến khích hoặc ràng buộc trách nhiệm.

•• Người lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng thích
ứng với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế.

•• Huy động đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề được thực
hiện thông qua việc khuyến khích là chủ yếu. Quỹ hỗ trợ học nghề được
quy định từ năm 2006 tại Luật Dạy nghề, tuy nhiên, đến nay Quỹ này
vẫn chưa thực hiện được do chưa có các hướng dẫn thi hành Luật cụ thể
cũng như các cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ.

•• Việc tham gia của DN vào các hoạt động đào tạo cả ở tầm chính sách
và đào tạo trực tiếp chưa có tính ràng buộc rõ ràng do chưa có cơ chế,
chính sách cụ thể.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 55


Nguyên nhân

•• Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dạy nghề chưa hoàn chỉnh và đồng
bộ. Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với trường nghề thuộc doanh
nghiệp mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ.
Một số chính sách đã ban hành (thuế, tín dụng ưu đãi, học phí...) nhưng
chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích trường nghề thuộc
doanh nghiệp ổn định và phát triển.

•• Chưa có cơ chế thống nhất, rõ ràng đối với các loại hình trường nghề
thuộc doanh nghiệp nhà nước, nhất là trường thuộc DNNN đã cổ phần.

•• Các văn bản dưới luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong
hoạt động dạy nghề còn thiếu, không ràng buộc được các doanh nghiệp
có trách nhiệm.

•• Nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với dạy nghề chưa
đầy đủ. Các doanh nghiệp chưa ý thức được sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
mình.

56 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


•• Các Bộ, ngành chủ quản cũng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của
các trường nghề thuộc doanh nghiệp nên chưa có sự quan tâm, đầu tư
đúng mức cho sự phát triển trường nghề thuộc doanh nghiệp.

•• Giữa Nhà trường và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung về thông
tin, dự báo nhu cầu về lao động của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp
chưa quan tâm đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân đang làm việc
và quyền lợi của người lao động sau khi nâng cao trình độ, tay nghề.

3.4. Một số định hướng, giải pháp hợp tác, gắn kết giữa
nhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề

Định hướng

Đào tạo theo hướng cầu đã trở thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả đang
và sẽ được thực hiện ở tất cả các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế
giới. Đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp là
một trong những quan điểm chỉ đạo đã được nêu rõ trong Chiến lược phát
triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020.

•• Gắn phát triển dạy nghề với chiến lược phát triển các khu công nghiệp,
các lĩnh vực công nghiệp và các tập đoàn kinh tế.

•• Ưu tiên đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho doanh nghiệp
thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn.

•• Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, trang thiết bị; nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên.

•• Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong
quá trình đào tạo và sử dụng lao động. Doanh nghiệp chủ động nguồn
nhân lực của mình trên cơ sở chiến lược và kế hoạch phát triển doanh
nghiệp. Đối với lao động kỹ thuật chất lượng cao thông qua hợp đồng,
liên kết với cơ sở dạy nghề để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Tuỳ
điều kiện khả năng của doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề để bồi dưỡng
nâng cao tay nghề cho người lao động.

•• Đảm bảo sự tương thích giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng của doanh
nghiệp cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo; tăng
nhanh tỷ lệ người học được đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và
tại nơi làm việc.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 57


Giải pháp:

a) Về cơ chế chính sách:

Xây dựng cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề,

gồm:

•• Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề

•• Chính sách quy định trách nhiệm của doanh nghiệp khi tiếp nhận lao
động qua đào tạo nghề; (tiền lương tối thiểu đối với những người qua
ĐTN tương ứng với từng trình độ và đặc thù nghề nghiệp)

•• Chính sách đối với chuyên gia, nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao của
doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề…

•• Các doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo được tính
trong giá thành.

•• Chính sách sử dụng người lao động qua đào tạo nghề (tại cơ sở dạy
nghề tại doanh nghiệp) và tự nâng cao tay nghề trong quá trình làm
việc.

•• Tăng cường sự tham của các Hội nghề nghiệp. Cần có cơ chế phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan nhà nư­ớc về lao động với đại diện giới chủ, đại
diện giới thợ, đại diện của các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong
việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về lao động và xây dựng danh
mục, tiêu chuẩn nghề.

•• Hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,
trong đó có các doanh nghiệp Đức phối hợp với các cơ sở dạy nghề Việt
Nam xây dựng các chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầu sử dụng
lao động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam.

b) Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh
nghiệp

Đối với cơ sở dạy nghề

•• Chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở
năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng
chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới

58 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 59
phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung
tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo.

•• Có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo: trong Hội
đồng nhà trường; trong việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo
trình; trong quá trình giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

•• Tham gia bồi dưỡng, nâng cao cao kiến thức nghề cho người lao động
đã có KNN được đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tích lũy được trong quá
trình lao động.

•• Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở dạy nghề
để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp
trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh
nghiệp.

•• Tổ chức thu thập thông tin về học nghề sau khi tốt nghiệp.

•• Thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho người học.

Đối với doanh nghiệp:

•• Doanh nghiệp phải có chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp
với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.

•• Phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp; đẩy mạnh dạy nghề tại chỗ
và bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.

•• Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho doanh
nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh
nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo).

•• Có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp
tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề như: xây dựng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo,
đánh giá kết quả học tập của người học nghề, tham gia đánh giá KNN
cho người lao động qua đào tạo...

•• Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm
(số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể
lực, năng lực khác…) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi
trường và điều kiện làm việc, phúc lợi…) cho các cơ sở dạy nghề; đồng
thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài
lòng đối với “sản phẩm” đào tạo của cơ sở dạy nghề.

60 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


•• Tạo điều kiện cho học sinh các trường nghề thực tập tại doanh nghiệp;
giáo viên dạy nghề được đi thực tế tại doanh nghiệp.

•• Cung cấp sản phẩm mới của doanh nghiệp cho CSDN làm thiết bị đào
tạo.

•• Tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau
cho những lao động tuyển mới chưa qua đào tạo nghề và nâng cao kỹ
năng nghề; cấp chứng chỉ nghề cho người lao động.

•• Tạo điều kiện cho người lao động được học tập nâng cao trình độ.

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 61


Báo cáo tổng quan về Đào tạo nghề

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI


ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CƠ
CHẾ TÀI CHÍNH CHO DẠY NGHỀ ĐẾN 2020
4. Thực trạng tài chính đối với
đào tạo nghề và một số đề xuất đổi mới cơ chế
tài chính cho dạy nghề đến 2020
4.1. Thực trạng tài chính đối với đào tạo nghề

Nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo nghề

Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực,
cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và các cơ sở dạy nghề, sự
thay đổi về nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, các nguồn lực
đầu tư cho dạy nghề đã có bước chuyển tích cực:

•• Ngân sách Nhà nước chi cho đào tạo nghề tăng liên tục từ 4,9% năm
2001 lên 9% năm 2010 trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục
- đào tạo. Trong đó: chi thường xuyên tăng 3 lần, chi xây dựng cơ bản
tăng 5 lần, chi CTMTQG cho dạy nghề tăng 6 lần.

•• Nguồn lực chi cho dạy nghề đã bước đầu phát triển theo xu hướng xã
hội hoá. Cơ cấu bình quân nguồn đầu tư cho dạy nghề giai đoạn 2001-
2010 là: NSNN khoảng 60%, đóng góp của người học nghề 20%, đóng
góp của doanh nghiệp 5%, các nguồn khác khoảng 15%.

•• Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề tăng đã góp phần quan trọng đưa dạy
nghề nước ta phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước
được đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng
nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SXKD, dịch vụ phục vụ phát
triển kinh tế- xã hội. Việc mở rộng mạng lưới CSDN và việc Nhà nước
ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu
số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn v.v.
đã tạo cơ hội cho nhiều người được học nghề và góp phần thực hiện
công bằng xã hội.

Những tồn tại và nguyên nhân

Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mạnh sang nền kinh tế theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên cơ chế tài chính cho giáo dục
- đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng chuyển rất chậm, về cơ bản vẫn
là cơ chế tài chính mang nặng tính bao cấp, thể hiện trên các mặt huy động,
phân bổ, sử dụng nguồn lực đầu tư..., cụ thể là:

Về cơ chế huy động nguồn đầu tư cho đào tạo nghề

64 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


•• Nguồn lực đầu tư từ NSNN cho đào tạo nghề :

Bình quân trong 5 năm qua, tổng chi NSNN cho đào tạo nghề đạt
0,4% GDP là còn quá thấp so với yêu cầu thực tế đào tạo nghề.
Trong khi đó các nước trong liên minh Châu Âu chi cho dạy nghề
(năm 2003) trên 1% GDP (như Phần Lan là: 1,1% GDP; Cộng hoà
Czech, Hungary, Hà Lan, Slovakia là 1% GDP, Thuỵ Sỹ là 1,08%
GDP). Vì vậy, chưa tạo động lực phát triển mạnh dạy nghề đáp ứng
nhu cầu nguồn lao động có tay nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH.
Mặt khác, các nguồn lực huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ,
thu xổ số kiến thiết... chỉ dành đầu tư cho các bậc giáo dục - đào tạo
khác, đào tạo nghề chưa được quan tâm.

Tốc độ tuyển sinh học nghề trong các năm qua tăng gấp 3 lần so với
tốc độ tăng nguồn lực đầu tư từ NSNN cho đào tạo nghề. Ngân sách
Nhà nước chỉ đảm bảo cho đào tạo nghề theo tốc độ tăng NSNN
bình quân hàng năm. Trong khi các nguồn lực tài chính khác đầu
tư cho đào tạo nghề không tăng; giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu
thực hành tăng nhanh, lạm phát năm sau cao hơn năm trước... Như
vậy, dẫn đến kinh phí đầu tư cho một suất học nghề liên tục bị giảm
xuống trong thời gian qua.

Do thiếu nguồn đầu tư cho đào tạo nghề, nên Ngân sách Nhà
nước bố trí dàn trải, nhiều khoản chỉ được chi “cầm chừng”,
không được bố trí ngân sách tới ngưỡng cần thiết. Do đó, thời
gian đầu tư bị kéo dài nên việc sử dụng nguồn ngân sách kém hiệu
quả.

Nguồn lực tài chính chưa đáp ứng được việc tập trung đầu tư
hoàn chỉnh theo từng nghề, từng nhóm nghề, từng trường trọng
điểm tiếp cận trình độ khu vực, quốc tế, vùng kinh tế trọng điểm,
các vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 65


•• Nguồn đóng góp của người học :

Chính sách học phí học nghề tuy đã được sửa đổi, nhưng cũng chỉ
đáp ứng được khoảng 20% trong tổng chi cho đào tạo nghề. Vì
đối với đào tạo nghề việc chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu thực tập rất tốn kém.

Mức đóng học phí của người học nghề hiện nay chưa cao, nhưng
so với người học nghề là những người có thu nhập thấp, thì mức
đóng học phí hiện hành là rất khó khăn. Vì vậy, nếu tăng mức đóng
học phí của người học nghề trên 20% trong tổng chi cho đào tạo
nghề, để đạt mục tiêu: tính đúng, tính đủ chi phí, đồng thời đảm
bảo chất lượng đào tạo nghề và có tích lũy cho các cơ sở dạy nghề
là không thực hiện được. Mặt khác, nếu tăng học phí lên nữa thì
người học nghề sẽ không có khả năng đóng góp, không học nghề
nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến qui mô tuyển sinh. Nhưng, nếu giữ
mức đóng học phí như hiện hành hoặc giảm mức học phí, thì sẽ
không đảm bảo được chất lượng dạy và học nghề.

Chính sách học phí còn một số điểm bất cập, trong khi đầu tư từ
ngân sách tăng không đáng kể (thậm chí bị cắt giảm như trường
hợp của các cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp nhà nước) đã gây
khó khăn cho người học nghề ở một số nghề đòi hỏi phải chi phí
đào tạo lớn, cơ hội việc làm và thu nhập cao.

Việc quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề và cơ chế
thu học phí còn nhiều thủ tục gây khó khăn cho người học. Những
đối tượng học nghề ở mức cận nghèo sẽ không có cơ hội tiếp cận học
nghề chất lượng cao ở một số cơ sở dạy nghề có thương hiệu, vì phải
nộp học phí cao theo chương trình đào tạo nghề chất lượng cao.

•• Nguồn đóng góp của doanh nghiệp :

Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở Việt Nam chưa
thực hiện đóng góp kinh phí cho đào tạo nghề với trách nhiệm là “người sử
dụng lao động đã qua đào tạo nghề”; mức đóng góp 5% trong tổng chi cho
học nghề như hiện nay là quá thấp. Do chưa có cơ chế chính sách để khuyến
khích doanh nghiệp tham gia một cách tích cực, chủ động vào hoạt động dạy
nghề (kể cả dạy nghề tại doanh nghiệp và hoạt động phối kết hợp với cơ sở
dạy nghề) nên chưa huy động được tối đa nguồn lực từ phía doanh nghiệp.

•• Nguồn thu sự nghiệp, thu sản xuất kinh doanh của các cơ sở dạy nghề

Thực tế, nguồn thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ... tại

66 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam hiện nay là không lớn. Một phần do
cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề còn nhiều hạn chế nên việc
tận dụng để tăng cường nguồn thu là không đáng kể. Hơn nữa các
cơ sở dạy nghề vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, e ngại khi thay đổi
cơ chế quản lý; chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong
hoạt động nhằm khai thác tối đa nguồn thu trong đào tạo nghề.

Chưa triển khai thực hiện việc đánh giá phân loại, xếp hạng các cơ
sở dạy nghề để tạo ra thương hiệu cạnh tranh giữa các cơ sở dạy
nghề; Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối
với các cơ sở dạy nghề còn chậm. Nên các cơ sở dạy nghề không
phát huy được tiềm lực thế mạnh của mình để chủ động hoạt động
sản xuất, cung ứng dịch vụ tạo ra nguồn thu cho đơn vị.

•• Nguồn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Nguồn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiện nay
chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng chi cho đào tạo nghề. Nhưng các cơ chế
chính sách tài chính đối với nguồn kinh phí này biểu hiện nhiều bất cập như:

Nguồn vốn vay trong và ngoài nước cho đào tạo nghề còn hạn
chế về số lượng và chất lượng; thủ tục giải ngân còn nhiều phức
tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều cơ quan. Vì vậy, vốn giải ngân
thường là chậm, kéo dài thời gian dự án và thường không giải
ngân hết được số vốn vay theo Hiệp định đã ký, dẫn đến vốn
đối ứng cũng không được bố trí đủ, không đạt được hiệu quả từ
nguồn vốn này;

Thực chất hiện nay chúng ta chưa có cơ chế huy động, sử dụng
nguồn đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước cho dạy nghề, nên khi có cơ hội được tài trợ, cho, tặng thì
một số cơ sở dạy nghề không dám tiếp nhận. Mặt khác, người tự
nguyện muốn đóng góp cho dạy nghề thì chưa có được thông tin
đầy đủ; trình tự, thủ tục chưa rõ, chưa thực sự thuận lợi.

Về cơ chế phân bổ Ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề

•• Hiện tại cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề không nắm được tổng
nguồn ngân sách toàn ngành dạy nghề. Theo chức năng quản lý nhà
nước thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải được phối hợp cùng
với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư tham gia phân bổ ngân sách cho
toàn ngành dạy nghề. Nhưng thực tế Bộ LĐTBXH mới chỉ được tham
gia phân bổ ngân sách CTMTQG, còn ngân sách chi thường xuyên và
chi XDCB thì chưa tham gia;

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 67


•• Tính gắn kết giữa mục tiêu đào tạo nghề và phân bổ ngân sách hàng
năm chưa thực sự thúc đẩy phát triển dạy nghề. Do quản lý ngân sách
theo kiểu truyền thống, không gắn kết việc cấp phát ngân sách với việc
thực hiện các mục tiêu đào tạo nghề, nên dẫn đến hiệu quả thấp; các
nhà quản lý ngân sách chỉ công bố được những số lớn về chi ngân sách
cho dạy nghề mà không quan tâm đến cơ cấu và qui mô đào tạo theo
cấp trình độ dạy nghề..., nên việc phân bổ và sử dụng các nguồn ngân
sách chưa mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn;

•• Tầm nhìn ngắn hạn, thiếu chủ động về nguồn ngân sách cho dạy nghề.
Do việc phân bổ dự toán và quản lý ngân sách như hiện nay chỉ quan
tâm đến lợi ích trước mắt, từng năm một, chưa có tầm nhìn trung hạn,
dài hạn. Bởi vì, việc phân bổ ngân sách hiện nay bị chi phối bởi quá
nhiều nguyên tắc quản lý ngân sách. Như: cứ hết năm ngân sách thì số
dự toán hết hiệu lực; việc quyết toán chỉ chú trọng đến việc thực hiện
chi ngân sách có hết dự toán hay không? chứ chưa quan tâm nhiều đến
mục tiêu đào tạo nghề, hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách;

•• Việc phân bổ ngân sách cho dạy nghề hiện nay dựa trên cơ sở nguồn
thu ngân sách, qui mô tuyển sinh ‘‘đầu vào’’, không chưa dựa trên chất
lượng, hiệu quả đào tạo ‘‘đầu ra’’; Phân bổ nguồn lực tài chính dàn trải,
thiếu trọng tâm, trọng điểm; không ưu tiên phân bổ tập trung hoàn
thiện theo nghề trọng điểm, ngành trọng điểm, theo cấp trình độ của
cơ sở đào tạo quốc tế, khu vực hoặc trọng điểm...

Về cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề

•• Còn có khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu thực tế sử dụng đủ kinh phí
cho đào tạo nghề với số dự toán thực cấp cho dạy nghề hiện nay. Bởi vì,
các nguồn lực tài chính cho dạy nghề hiện tại đầu tư theo số tuyệt đối
là rất thấp (khoảng 04%/GDP), nhưng qui mô tuyển sinh đào tạo nghề
năm sau tăng khoảng 16% so với năm trước. Cùng với việc giá cả tăng,
lạm phát, giao ngân sách hàng năm chậm không kịp giải ngân, phải trả
lại kho bạc nhà nước... dẫn đến suất đầu tư cho dạy nghề càng giảm,
bỏ xa khoảng cách so với nhu cầu thực tế kính phí phải chi cho đào tạo
nghề đảm bảo chất lượng;

•• Việc ban hành các cơ chế chính sách sử dụng nguồn lực tài chính cho
dạy nghề còn nặng về tính lý thuyết, chủ trương, chưa thực tế với chi
tiêu cho dạy nghề. Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn NSNN trong
đào tạo nghề; Cơ chế quản lý chi NSNN cũng không tạo ra sự tự chủ.
Nhiều chính sách, chế độ chi NSNN cho dạy nghề còn có tính chất cản
trở việc thực hiện đầu tư.

68 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 69
4.2. Một số đề xuất đổi mới cơ chế tài chính cho dạy nghề
đến 2020

Về quan điểm và nguyên tắc đổi mới cơ chế tài chính cho dạy
nghề
•• Đầu tư cho dạy nghề là đầu tư phát triển;

•• Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho dạy nghề phải trên cơ sở tính đủ
chi phí đào tạo nghề theo từng cấp trình độ đào tạo, từng nhóm nghề,
từ đó có giải pháp huy động các nguồn lực tài chính đầu tư nhằm đảm
bảo yêu cầu về qui mô đào tạo, về chất lượng dạy nghề và yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội;

•• NSNN giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho dạy nghề, đồng thời phải
đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp
dạy nghề;

•• Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho dạy nghề theo hướng nâng
cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đầu tư, gắn đào
tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động; tập trung nguồn lực để
tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào
tạo nghề.

Về xác định nhu cầu tài chính cho dạy nghề đến năm 2020

Trên cơ sở ‘‘Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020’’, Bộ LĐTBXH
dự kiến nhu cầu đầu tư cho dạy nghề đến năm 2020 là khoảng 250.000 tỷ
đồng, trong đó:

•• Chi thường xuyên: 105.000 tỷ đồng;


•• Chi đầu tư phát triển: 95.000 tỷ đồng;
•• Chi CTMTQG: 50.000 tỷ đồng.

Dự kiến phương án huy động nguồn đầu tư cho dạy nghề đến 2020:

•• NSNN là 150.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng chi NSNN cho dạy nghề
và tăng từ 8% năm 2010 lên khoảng 15% vào năm 2020 trong tổng chi
ngân sách Nhà nước cho giáo dục, đào tạo, tương đương khoảng 0,8-
1,1% GDP;

•• Nguồn huy động xã hội hoá (học phí, viện trợ không hoàn lại, đóng
góp của doanh nghiệp, thu sự nghiệp, thu SXKD; nguồn thu sổ số kiến

70 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


thiết, trái phiếu Chính phủ...) là: 100.000 tỷ đồng, chiếm 40% (trong đó:
học phí 50.000 tỷ đồng, chiếm 50% nguồn huy động xã hội hoá và bằng
khoảng 47,6% tổng chi thường xuyên cho dạy nghề).

Giải pháp đổi mới cơ chế tài chính cho dạy nghề đến năm 2020

a. Đổi mới cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho
dạy nghề

•• Nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo: Do, đào tạo nghề với đặc thù là đầu
tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém về nguyên nhiên vật liệu
thực hành; đối tượng học nghề chủ yếu là người nghèo. Như vậy, NSNN
vẫn phải đóng vai trò chủ đạo, tăng về số tuyệt đối chi cho dạy nghề, để
thực hiện chủ trương đào tạo nghề theo các cấp trình độ đạt chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH; phổ cập nghề cho người
lao động...; NSNN cần phải tiếp tục ưu tiên chi 60% trong tổng chi cho
dạy nghề, để đạt tỷ lệ 12% trong tổng chi NSNN cho giáo dục, đào tạo
vào năm 2013 và ở mức 15% trong giai đoạn 2015-2020. Trong đó:

Nhu cầu chi thường xuyên cho dạy nghề được xác định trên cơ sở
nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ lao động qua đào tạo nghề và
mức chi phí thường xuyên tối thiểu dự kiến cho từng cấp trình độ
dạy nghề đối với đào tạo nghề đại trà. Đối với, mức chi phí đào tạo
nghề chất lượng cao ở cấp độ quốc tế, khu vực, trọng điểm quốc gia,
dự kiến như sau:

Trình độ cao đẳng nghề: Năm 2013 dự kiến chi là 10trđ/hs/năm và


tăng dần lên mức 18trđ/hs/năm vào năm 2020.

Trình độ trung cấp nghề: Năm 2013 dự kiến là 8trđ/hs/năm và tăng


dần lên mức 15trđ/hs/năm vào năm 2020.

Trình độ sơ cấp nghề: Năm 2013 dự kiến là 5trđ/hs/khoá và tăng


dần lên mức 8trđ/học sinh/khoá vào năm 2020.

Lương giáo viên dạy nghề: Trên cơ sở lộ trình cải cách tiền lương
của Chính phủ, nhu cầu tiền lương cho giáo viên và CBQL dạy
nghề giai đoạn 2011-2020 là 52.500 tỷ đồng, chiếm 50% chi
thường xuyên.

Vốn đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, được xác định trên
cơ sở nhu cầu vốn đầu tư hoàn chỉnh cho từng nghề, từng ngành,
từng cơ sở đào tạo. Cụ thể: sẽ ưu tiên tập trung đầu tư hoàn chỉnh
toàn diện cho 26 nghề đạt trình độ quốc tế; 49 nghề đạt trình độ

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 71


khu vực và 107 nghề đạt cấp độ trọng điểm quốc gia, với mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam có 40 trường đào tạo nghề chất lượng
cao.

•• Học phí dạy nghề được tính toán, xây dựng theo nguyên tắc

Mức học phí phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính đủ chi phí
đào tạo theo từng cấp trình độ, ngành nghề đào tạo. Đối với cơ sở
dạy nghề ngoài công lập, học phí phải đảm bảo đủ trang trải các
chi phí thường xuyên, có tích lũy để đầu tư phát triển; đối với cơ
sở dạy nghề công lập, học phí là khoản bổ sung cùng với NSNN
và các nguồn khác để đảm bảo chi phí đào tạo;

Nhà nước phải đảm bảo ngân sách để thực hiện chế độ miễn,
giảm học phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, học sinh học ở ngành nghề
Nhà nước khuyến khích đào tạo, ngành nghề nặng nhọc, độc hại
khó tuyển trong các cơ sở dạy nghề (không kể đó là cơ sở công lập
hay ngoài công lập);

Tiếp tục hỗ trợ ngân sách để thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh học nghề
được vay vốn tín dụng để trang trải các chi phí cho sinh hoạt, học
tập; Chuyển chế độ miễn học phí đối với học sinh, sinh viên các
trường sư phạm sang chế độ ưu tiên cho vay trong cả quá trình
học tập, khi ra trường nếu làm giáo viên thì sẽ được xoá nợ;

Giảm tỷ trọng đóng học phí hiện nay là 20% xuống khoảng 15%
trong tổng chi cho dạy nghề, bằng cách tăng tỷ trọng đóng góp
của các doanh nghiệp từ 5% hiện nay lên 10% trong giai đoạn
2015-2020. Nhằm tăng qui mô tuyển sinh học nghề và nâng cao
chất lượng đào tạo nghề, đồng thời nâng cao trách nhiệm của
doanh nghiệp là người sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

•• Nguồn đóng góp của doanh nghiệp cho đào tạo nghề

Phải xây dựng cơ chế chính sách để huy động tối đa sự tham gia của doanh
nghiệp (tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế), dưới các hình
thức như tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở dạy nghề; liên
kết với các cơ sở dạy nghề để giáo viên, học sinh được thực tập nghề trong
thực tiễn sản xuất... và phải có nghĩa vụ đóng kinh phí vào Quỹ hỗ trợ phát
triển đào tạo nghề, trên số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh
nghiệp. Tổng số đóng góp của doanh nghiệp phải đảm bảo 10% trong tổng số

72 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


đầu tư cho đào tạo nghề trong giai đoạn từ 2015-2020.

•• Nguồn thu của cơ sở dạy nghề từ hoạt động sản xuất, dịch vụ

Mở rộng sản xuất gắn với việc thực tập của học sinh trong các cơ sở dạy nghề
nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và tạo nguồn thu để bổ sung
kinh phí đào tạo. Đến năm 2015, 100% số trường trung cấp nghề, trường cao
đẳng nghề công lập thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ vào hoạt động dạy nghề, phục vụ xã hội. Đồng thời tạo ra nguồn thu để
đầu tư cho đào tạo nghề đạt từ 3 -5% trong tổng số đầu tư cho đào tạo nghề.

•• Nguồn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Mặc dù nguồn vốn vay nước ngoài cho dạy nghề sẽ giảm dần trong thời gian
tới. Nhưng các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
sẽ tăng dần. Chính phủ phải xây dựng cơ chế chính sách về hợp tác, đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề theo hướng thông thoáng, thuận lợi nhằm
huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Ưu
tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển dạy nghề, đặc biệt là
các Dự án hỗ trợ kỹ thuật; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị; phát triển chương
trình, học liệu; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

b. Đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho dạy
nghề

Cơ chế phân bổ NSNN cho đào tạo nghề

•• Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trách nhiệm nắm được tổng
nguồn lực tài chính đối với toàn ngành dạy nghề, có quyền và tham
gia cùng với Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT trong việc phân bổ, giao dự toán
NSNN hàng năm cho dạy nghề;

•• Phân bổ NSNN có trọng tâm, trọng điểm để đáp ứng yêu cầu mở rộng
quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, đặc biệt là vốn đầu tư để phát
triển các cơ sở dạy nghề tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực, trường
trọng điểm quốc gia; đồng thời đảm bảo kinh phí cho dạy nghề trình
độ cao đẳng, trung cấp theo qui mô đào tạo hàng năm;

•• Ưu tiên phân bổ ngân sách đầu tư cho những cơ sơ dạy nghề khó khăn
trong tuyển sinh và cơ sở vật chất, thiết bị, thuộc các tỉnh Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam Bộ, các cơ sở dạy nghề thuộc các huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cao, vùng căn cứ địa cách mạng; những ngành, nghề cần cho
phát triển kinh tế - xã hội nhưng khó tuyển sinh (chi phí đào tạo cao,
người học không muốn học...);

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 73


•• Đến 2015, phải ban hành được định mức chi phí cho từng cấp trình độ
đào tạo, từng nhóm nghề, từng nghề để làm căn cứ giao dự toán ngân
sách, đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo nghề và tạo sự công bằng
trong đào tạo giữa các ngành, nghề, giữa các vùng miền...

Cơ chế sử dụng NSNN trong đào tạo nghề:

•• Từng bước chuyển cơ chế cấp phát NSNN cho dạy nghề theo “đầu vào”
như hiện nay sang cơ chế chi trả kinh phí đào tạo nghề theo “đầu ra”
cụ thể là:

Nhân rộng đặt hàng dạy nghề cho những nghề đào tạo chất lượng
cao. Mở rộng đối tượng và ưu tiên các đối tượng người học là:
người có công với cách mạng, người nghèo, người dân tộc thiểu
số...; tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề
đối với tất cả các cơ sở dạy nghề được kiểm định chất lượng đủ
điều kiện đào tạo nghề theo nhu cầu của người sử dụng. Nguồn
Ngân sách Nhà nước để thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng dạy
nghề đạt 50% tổng số chi NSNN cho dạy nghề vào năm 2015; 90%
vào năm 2020;

Thực hiện giao dự toán NSNN cho dạy nghề theo thời gian trung
hạn 3 - 5 năm. Nhà nước và cơ sở dạy nghề chủ động xác định
được nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề trong khoảng thời
gian trung hạn; đảm bảo được tính nhất quán của việc phân bổ
và giao dự toán NSNN cho dạy nghề, gắn việc giao dự toán NSNN
với kết quả “đầu ra” của dạy nghề. Với cơ chế chính sách này sẽ
vừa cụ thể hoá chính sách ưu tiên bố trí NSNN cho các nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm của dạy nghề trong từng thời kỳ, vừa đảm
bảo được tính bền vững của chi NSNN và đảm bảo đạt được các
mục tiêu của dạy nghề đã được xác định;

•• Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn
NSNN chi cho dạy nghề để làm căn cứ đánh giá hiệu quả chi NSNN
cho dạy nghề./.

74 BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 75
Đột phá chất lượng Đào tạo nghề

TVET Quality Breakthrough

á Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột
ượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chấ
Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượn
o nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào
Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo ngh
á Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề Đột

You might also like