You are on page 1of 17

Sốc

nhiệt do gắng sức


Nguồn tài liệu: Exertional Heat Stroke in Adolescents and Adults, Uptodate 2017
Nhóm biên tập: Đinh Linh, Nguyễn Kiến Quốc, Trần Băng Huyền, Ucbu, Linh Lê, Trần
Thanh Mai

Lời giới thiệu


Sốc nhiệt do gắng sức là mức độ nặng nề nhất của tổn thương do nhiệt liên quan đến tập
luyện quá tải trong môi trường nóng ẩm. Ban quản trị “Hội những người thích chạy đường
dài” (LDR) tổ chức biên dịch và tổng hợp tài liệu về sốc nhiệt do gắng sức nhằm giúp các
vận động viên chạy bộ, các ban tổ chức giải chạy, đội ngũ tình nguyện viên, cổ động
viên,... nhận thức được mức độ trầm trọng của tình trạng này cũng như nắm được biện pháp
phòng ngừa và xử trí phù hợp.
Nguồn tài liệu duy nhất được sử dụng là Uptodate (website www.uptodate.com). Uptodate
là trang thông tin tổng hợp và cập nhật nhất về toàn bộ các lĩnh vực y khoa (một dạng
“Kinh thánh” cho các thầy thuốc lâm sàng trên thế giới). Bài viết về sốc nhiệt do gắng sức
trên Uptodate được cập nhật tháng 11 năm 2015. Các số liệu của Uptodate chủ yếu lấy từ
cơ sở dữ liệu y khoa của Hoa Kỳ.
Uptodate là trang thông tin chuyên sâu, tính hàn lâm cao. Tài liệu gốc trên Uptodate có rất
nhiều biểu đồ, đường link, tài liệu tham khảo. Nhóm biên tập đã tiến hành rút gọn, chỉ chọn
lọc một số nội dung y học thường thức phù hợp với cộng đồng, đồng thời chú giải thêm và
liên hệ với môn thể thao cụ thể là chạy bộ đường dài.
Văn bản gốc được gửi kèm theo để mọi người tham khảo và tìm hiểu thêm.
Tài liệu được chia thành các phần:
1. Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức và các yếu tố thuận lợi
2. Nhận biết sốc nhiệt do gắng sức
3. Xử trí sốc nhiệt do gắng sức
4. Phòng ngừa sốc nhiệt do gắng sức
Do tài liệu này khá dài, LDR chia thành 4 bài viết để anh chị em tiện theo dõi. Bản đầy đủ
sẽ được chuyển sang dạng pdf và gửi kèm theo.
Chạy bộ nói chung là một môn thể thao an toàn. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn một số nguy cơ.
LDR khuyến cáo mọi người chạy bộ, các ban tổ chức giải chạy, các tình nguyện viên, cổ

1
động viên,... đọc kỹ tài liệu này, để tránh những sự cố không hay có thể xảy ra. Tài liệu có
thể được chia sẻ miễn phí trong cộng đồng mà không cần xin phép LDR, tuy nhiên cần đề
rõ nguồn lấy từ LDR.
Do thời gian dịch thuật và biên tập gấp rút, không tránh khỏi sai sót. Nhóm biên tập rất cám
ơn mọi sự góp ý và sửa sai.

Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức


Định nghĩa sốc nhiệt
Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng
sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.
Chẩn đoán sốc nhiệt khi nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng quá 40 độ C, đi kèm các rối loạn về
tri giác và ý thức.

Phân loại sốc nhiệt


Sốc nhiệt chia thành hai loại:
- Sốc nhiệt không do gắng sức (sốc nhiệt kinh điển): thường xảy ra sau tiếp xúc với
thời tiết nóng và ẩm, đặc biệt là trong thời gian dài, ví dụ hai hoặc ba ngày. Thường
gặp nhất ở người cao tuổi, trẻ em, và những người có bệnh lý mạn tính.
- Sốc nhiệt do gắng sức (Exertional Heat Stroke, viết tắt EHS): gây ra bởi tăng nhiệt
độ cơ thể liên quan tới hoạt động thể lực với cường độ cao trong thời tiết nóng. Bất
cứ ai luyện tập hoặc làm việc trong thời tiết nóng đều có thể bị sốc nhiệt do gắng
sức, nhưng thường gặp nhất là vận động viên trẻ, quân nhân, công nhân lao động
trong nhiệt độ cao.

Dịch tễ học
Tình trạng sốc nhiệt do gắng sức đang có xu hướng gia tăng mạnh, mặc dù vận động viên,
huấn luyện viên và nhân viên y tế đã và đang được đào tạo bài bản và chuyên sâu về vấn đề
này. Nguy hiểm hơn cả, EHS có thể dẫn đển tử vong và số ca tử vong từ năm 2005 đến
2009 cao hơn bất cứ khoảng thời gian 5 năm nào trong vòng 35 năm đổ lại đây. Theo cơ
quan kiểm soát và phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm ở các trường cấp 3 có trung
bình 9237 trường hợp sốc nhiệt do thể thao. Báo cáo của Hiệp hội bóng bầu dục Hoa Kỳ
năm 2008 cho thấy: có 31 vận động viên tử vong do EHS từ năm 1995. Hầu hết các trường
hợp xảy ra trong mùa hè với nhiệt độ và độ ẩm cao, cũng như tình trạng sức khoẻ của vận

2
động viên không ở mức tốt nhất. Tỷ lệ gặp EHS khi chơi bóng bầu dục chuyên nghiệp là
4,5/100 000.
Một nghiên cứu chuyên sâu về những trường hợp tử vong do EHS trong quân đội đã hé lộ
những nhân tố quan trọng nhất như sau: tất cả trường hợp tử vong đều do thiếu kiến thức
cũng như thiết bị cho sơ cứu, cũng như cơ thể của bệnh nhân đã hoạt động quá mức, ngoài
ra tập luyện trong điều kiện khắc nghiệt cũng là nguyên nhân phổ biến. Nhiều tài liệu khác
cũng chỉ rõ sự liên hệ giữa sốc nhiệt và yếu tố môi trường nóng ẩm, đặc biệt đối với những
môn thể thao sức bền, như chạy marathon.

Các yếu tố thuận lợi


Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện của EHS có thể chia thành 3 nhóm.
a. Các yếu tố liên quan đến vận động viên:
• Nền tảng thể lực chưa tốt
• Không có sự tập luyện thích nghi với môi trường nhiệt độ cao
• Hiệu quả tập luyện thấp
• Tỷ lệ diện tích da trên khối lượng cơ thể thấp (ví dụ như khối lượng cơ lớn, người
quá cân): sẽ dẫn đến nhiệt lượng sinh ra lớn hơn nhưng lại khó bị thải trừ.
b. Các yếu tố bên ngoài:
• Sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu) trước khi tập luyện
• Sử dụng thuốc hoặc các dược phẩm hỗ trợ (ví dụ như chất kích thích)
• Mất nước
• Nhiễm vi rút, vi khuẩn: có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế kích hoạt các
cytokine, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì nhiệt của cơ thể
• Có tiền sử sốc nhiệt
• Suy giảm chức năng tuyến mồ hôi
• Có diện tích da lớn bị sẹo
• Phơi nhiễm bức xạ X-quang
c. Yếu tố bẩm sinh:
• Loạn sản ngoại bì: gây giảm tiết mồ hôi, qua đó làm giảm khả năng duy trì nhiệt cơ
thể
• Giảm tiết mồ hôi tự phát mãn tính
• Giới tính nam
• Người gốc Châu Á Thái Bình Dương

3
Thuốc hay chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến sốc nhiệt qua nhiều cơ chế khác nhau, như giảm
khả năng thoát mồ hôi, rối loạn hệ thống tuần hoàn máu, tăng nhiệt năng cơ thể, rối loạn
cân bằng nước và khoáng, giảm khả năng nhận thức cơ thể, do đó vận động viên không biết
cần dừng lại lúc nào. Một số danh mục thuốc và thức ăn được khuyến cáo có liên hệ đến
EHS bao gồm:

• Thuốc chống động kinh


• Thuốc kháng histamine (ví dụ các thuốc giảm đau như Decolgen, thuốc chống dị
ứng)
• Thuốc chống trầm cảm
• Thuốc lợi tiểu
• Thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc tim mạch)
Trong danh sách thuốc bổ cho vận động viên, hầu như không có mối liên hệ trực tiếp đến
việc tăng khả năng bị sốc nhiệt, tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì có 10 nghiên cứu đã
kết luận bổ sung creatine (thường có trong tinh chất protein, ví dụ bột Whey) góp phần làm
rối loạn chức năng duy trì nhiệt và cân bằng nước của cơ thể.
Cần nhớ rằng, vẫn có nhiều ca sốc nhiệt xảy ra trong quá trình tập luyện mà không liên
quan gì đến 3 nhóm nhân tố trên.

Đặc điểm lâm sàng của sốc nhiệt do gắng sức


Đặc điểm lâm sàng
Hai tiêu chuẩn chính để chẩn đoán EHS là nhiệt độ trung tâm cao trên 40 độ C, đo ngay khi
vận động viên (VĐV) ngất trong khi tập luyện cường độ cao, và rối loạn chức năng hệ thần
kinh trung ương.

Nhiệt độ trung tâm


Lưu ý rằng không có thiết bị đo nhiệt ngoài cơ thể nào hiện nay được chứng minh có thể đo
chính xác nhiệt độ trung tâm của vận động viên vận động trong trời nóng và đang bị tăng
thân nhiệt. Các thiết bị đo nhiệt ngoài cơ thể, bao gồm đo qua đường miệng, màng nhĩ, thái
dương, miếng dán trên trán, nách, không thể dùng để chẩn đoán EHS. Loại nhiệt kế chính
xác nhất trong trường hợp này là loại nhiệt kế đo qua đường hậu môn để đo nhiệt độ trực
tràng.

4
Rối loạn chức năng thần kinh trung ương
Rối loạn chức năng thần kinh trung ương có thể biểu hiện ở nhiều mức độ, bao gồm: mất
định hướng, đau đầu, hành vi không thích hợp, kích thích, cảm xúc không ổn định, lẫn lộn,
thay đổi nhận thức, hôn mê hoặc co giật.
Một quan niệm sai lầm là VĐV bệnh nhân bị sốc nhiệt vẫn tỉnh táo thì nghĩa là mọi việc
vẫn ổn. Rất nhiều VĐV sắp rơi vào tình trạng EHS ban đầu vẫn có vẻ tỉnh táo, nhưng thực
ra lại sắp tiến triển thành bệnh trạng nặng hơn. Quá trình bệnh khởi phát mà thần kinh vẫn
đang tỉnh táo này có thể làm cho các nhân viên y tế đánh giá sai tình hình và làm cho chẩn
đoán trở nên không rõ ràng hoặc bị chậm trễ. Giai đoạn minh mẫn này (gọi là khoảng tỉnh)
thường trùng khớp với một tình trạng rối loạn chức năng nhỏ trong hệ thần kinh trung ương
rất khó nhận ra.

Các tổn thương khác


Các biểu hiện lâm sàng khác rất đa dạng. Đa số VĐV có nhịp tim nhanh và tụt huyết áp.
Ngoài ra có thể có nhịp thở nhanh, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, yếu chân tay, vã
mồ hôi như tắm, mất nước, khô miệng, khát, chuột rút, mất chức năng của cơ, lảo đảo mất
thăng bằng. Một số tài liệu mô tả các vận động viên sẽ ngừng ra mồ hôi khi họ bắt đầu bị
sốc EHS. Điều này là không chính xác. Vì EHS xảy ra trong khi đang tập cường độ cao
trong trời nóng, các vận động viên hầu hết đều tiếp tục ra mồ hôi ồ ạt khi quỵ ngã. Quan
niệm phổ biến nhưng hoàn toàn sai lầm này về EHS có thể làm chậm việc chẩn đoán phát
hiện ra bệnh và làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh.
Sốc nhiệt là một tổn thương đa cơ quan, không chỉ rối loạn chức năng hệ thần kinh trung
ương (bệnh não) mà còn tổn thương các mô và cơ quan khác (ví dụ, tổn thương thận cấp,
tổn thương gan, tiêu cơ vân) đi kèm với thân nhiệt cao. Thương tật và tử vong do EHS là
hậu quả trực tiếp của thiếu máu và phản ứng oxy hoá – nitro hoá. Tiên lượng sẽ xấu hơn
khi chậm làm mát và thân nhiệt bị duy trì ở mức nguy hiểm từ 40.5 đến 41 độ C.

Biến chứng của sốc nhiệt do gắng sức


EHS có thể dẫn tới một số biến chứng trong quá trình hồi sức và nằm viện sau đó. Các biến
chứng này có thể là kết quả trực tiếp của các tổn thương liên quan đến nhiệt hoặc bệnh kèm
theo, ví dụ rối loạn nước và điện giải và đáp ứng viêm toàn thân kéo dài.
Các biến chứng quan trọng cần cảnh giác ở bệnh nhân EHS bao gồm các tình trạng dưới
đây:

• Rối loạn điện giải và chuyển hoá (ví dụ, tăng hoặc giảm kali máu, tăng hoặc giảm
natri máu, hạ đường máu, hạ phospho máu, hạ magie máu và hạ canxi máu)

5
• Co giật (có thể thứ phát sau rối loạn điện giải và cần phải điều chỉnh, hạ đường
huyết, tổn thương não, áp lực tưới máu não không thích hợp, hoặc nguyên nhân
khác). Vì vậy, trong khi đang tìm nguyên nhân, cần bắt đầu điều trị ngay bằng thuốc
an thần.
• Mê sảng kích thích (thường thoáng qua và là hậu quả của tăng thân nhiệt, nhưng có
thể thứ phát do hạ đường máu, áp lực tưới máu não không thích hợp, tổn thương
não, hoặc nguyên nhân khác). Có thể điều trị bằng thuốc an thần tác dụng ngắn.
• Suy hô hấp; hội chứng suy hô hấp cấp.
• Tiêu cơ vân
• Tổn thương thận cấp (thường đi kèm với tiêu cơ vân). Cần xem xét lọc thận càng
sớm càng tốt nếu thấy nguy cơ
• Tổn thương gan
• Đông máu nội mạch rải rác (DIC)
• Xuất huyết tiêu hoá và tổn thương ruột do thiếu máu
• Tổn thương cơ tim, rối loạn nhịp tim (nhìn chung hồi phục nếu nhanh chóng làm
mát, bù dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải)
Nguy cơ suy đa phủ tạng và tử vong do EHS phụ thuộc và mức độ khẩn trương của việc
chẩn đoán và làm mát. Nếu điều trị sớm, tổn thương tim mạch do EHS thường phục hồi
trong vòng vài giờ. Các chỉ số sinh học của tổn thương gan (ví dụ, tăng men gan) có thể
tăng cao trong 24 đến 48 giờ trước khi giảm về bình thường, và có thể cần đến vài tuần
hoặc tháng tuỳ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tổn thương thận có thể mất đến vài
tuần để hồi phục. Các chỉ số tổn thương cơ đi kèm với tiêu cơ vân (creatine kinase,
myoglobin) có thể tăng trong vòng 24 đến 96 giờ trước khi bắt đầu giảm, và có thể mất vài
tuần để trở về nồng độ bình thường, phụ thuộc vào độ nặng của tổn thương.

Chẩn đoán phân biệt các trường hợp ngất trong lúc tập luyện
Ở vận động viên có tổn thương nhiệt do gắng sức, bao gồm cả chấn thương nhiệt và sốc
nhiệt, ngất là triệu chứng thường gặp nhất. Tuy nhiên, có thể rất khó để đánh giá chính xác
căn nguyên một VĐV ngất, dù ở hiện trường hay ở phòng khám, do các chẩn đoán phân
biệt rất rộng và nhiều trường hợp không thể hỏi được bệnh sử rõ ràng. Cách tiếp cận thấu
đáo đối với một VĐV bị ngất không nằm trong bài này, nhưng cần nghĩ đến EHS nếu VĐV
có nhiều yếu tố thuận lợi của EHS, và đặc điểm lâm sàng gợi ý EHS. Việc xử trí EHS
không quá phức tạp (xem bài sau), nói chung không gây hại gì cho nạn nhân, và vẫn có thể
tiến hành trong lúc đang tiến hành chẩn đoán các nguyên nhân khác gây ngất. Các chẩn

6
đoán đó bao gồm hạ natri máu do gắng sức, tăng thân nhiệt ác tính, và ngừng tim, tất cả đều
cần chẩn đoán và điều trị sớm để tránh hậu quả nặng nề.

Hạ natri máu
Hạ natri máu do gắng sức thường xuất hiện ở VĐV tập sức bền, có thể có thân nhiệt bình
thường, và có biểu hiện thay đổi nhận thức, có thể cả co giật. Các VĐV này thường bị quá
tải dịch, gây ra hạ natri máu do pha loãng. Nhanh chóng tìm ra nồng độ natri máu thấp và
bù muối ưu trương (3%) có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng.

Tăng thân nhiệt ác tính


Những người tăng thân nhiệt ác tính có hệ receptor cơ xương và các kênh canxi khác bình
thường, dẫn đến tăng đáng kể nhiệt độ. Hiện tượng này thường gặp nhất trong phòng mổ,
sau khi dùng thuốc gây mê. Những người tăng thân nhiệt ác tính điển hình thì không mềm
oặt, mà thường co cứng, điểm này giúp phân biệt với các nạn nhân sốc nhiệt.

Ngừng tim
Ngừng tim là nguyên nhân gây ngất ít gặp ở các VĐV khoẻ mạnh. Ở nhóm các VĐV trẻ
hơn, bệnh cơ tim phì đại là căn nguyên hàng đầu, còn ở các VĐV cao tuổi là hẹp tắc động
mạch vành cấp máu nuôi cơ tim.

Ngất do giảm lượng máu về tim


Hiện tượng ngất xuất hiện ở vận động viên đang tập luyện được gọi là “ngất liên quan tới
tập luyện” (Exercise associated collapse, viết tắt EAC). EAC là khi vận động viên ko thể
đứng hoặc đi bộ - hậu quả của choáng hoặc ngất. EAC thường xuất hiện ngay sau khi hoàn
thành một cuộc đua hoặc bài tập và thường thấy ở các sự kiện về sức bền (ví dụ chạy
marathon). Cơ chế gây ngất là sự giảm đột ngột của lượng máu tĩnh mạch trở về tim khi
VĐV đã hoàn thành bài tập. Với mức độ giãn mạch điển hình thường thấy ở bài tập dài,
việc mất đi đột ngột phần áp lực tạo ra bởi hệ cơ xương lên hệ mạch dẫn đến sự sụt giảm
rất nhanh lượng máu tĩnh mạch trở về, cộng thêm trương lực tư thế, kết quả là VĐV bị
ngất.
Nhiệt độ cao là yếu tố dẫn đến EAC một cách gián tiếp, vì cơ thể phải cùng lúc cung cấp
máu cho các cơ đang hoạt động và phần ngoại vi, để hỗ trợ điều hoà thân nhiệt. Vì vậy đôi
khi tình trạng này còn được gọi là “ngất do nhiệt” (heat syncope). Trong EAC điển hình,
thân nhiệt trung tâm của VĐV bình thường hoặc chỉ tăng rất ít quanh giới hạn và bất cứ sự
thay đổi ý thức nào cũng nhanh chóng hồi phục (trong vòng 15 đến 20 phút) nếu có điều trị
hợp lý. Những đặc điểm này giúp phân biệt EAC và sốc nhiệt.

7
Trong mỗi kịch bản, mức độ nghiêm trọng của bệnh tỉ lệ thuận với độ tăng thân nhiệt và
mức độ mất nước.

Kết luận về nhận biết và chẩn đoán phân biết sốc nhiệt
Tất cả các loại ngất liên quan đến nhiệt cần phải được phân biệt với các nguyên nhân không
do vận động, bao gồm rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở các VĐV lớn tuổi và những người có
bệnh tim trước đó.
Tuy nhiên, ngừng tim do rối loạn nhịp tim, gặp trong trường hợp bệnh cơ tim phì đại hay
bệnh lý động mạch vành, lại là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ở các VĐV khi
gắng sức. Với bất kỳ trường hợp mất ý thức nào, khi lay gọi không đáp ứng, cần nhanh
chóng bắt mạch (động mạch quay, động mạch bẹn). Nếu không thấy mạch đập cần gọi cứu
hộ khẩn cấp và tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay tại chỗ. Xử trí ngừng tuần hoàn
vượt ra ngoài phạm vi của bài này.
Nhớ rằng, có khá nhiều nhân tố có thể gây ra EHS đã được ghi chép lại. Các yếu tố này
gồm có: điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc/và độ ẩm cao), bài tập với cường độ cao, ít tập
luyện thích ứng nhiệt, tình trạng thể chất yếu, dụng cụ tập ngăn cản việc giảm nhiệt, tỷ lệ
trọng lượng cơ thể trên diện tích da cao (ví dụ như béo phì), mất ngủ, mất nước, và bị sốt.
Cần nghĩ đến EHS nếu VĐV có nhiều yếu tố thuận lợi của EHS, và đặc điểm lâm sàng gợi
ý EHS. Việc xử trí sớm EHS có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy cần tiến hành ngay lập tức
khi nghi ngờ đối tượng có EHS.

Các tổn thương nhiệt khác do gắng sức


Bảng phân loại bệnh tật quốc tế (ICD) xuất bản bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hệ
thống hoá các dạng khác nhau của tổn thương nhiệt do gắng sức. Bốn trong số đó (chuột rút
do nhiệt, ngất do nhiệt, kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt) là những hiện tượng thường gặp nhất
ở các vận động viên (VĐV) và những người làm việc nặng trong thời tiết nóng (ví dụ, binh
lính, người lao động tay chân).

Chuột rút do nhiệt (Heat cramps, co rút cơ liên quan tới tập luyện)
“Chuột rút do nhiệt” thật ra là thuật ngữ không chính xác, bởi vì nhiệt không trực tiếp gây
co cơ. Tuy vậy, gần như tất cả các trường hợp chuột rút ở vận động viên đều gắn với sự tập
luyện ở cường độ cao hoặc tới mức kiệt sức. Chuột rút thường xuất hiện hơn khi VĐV tập
luyện nặng trong thời tiết nóng, nhưng cũng có thể xảy ra cả ở môi trường mát (ví dụ, ice
hockey, bơi). Chuột rút cũng thường thấy khi VĐV bắt đầu chế độ tập luyện hoàn toàn mới
hoặc hiếm dùng trước đó.

8
Nhiều yếu tố được cho là góp phần dẫn đến sự xuất hiện chuột rút ở VĐV. Mất nước, mất
natri và/hoặc kali, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sự mệt mỏi của hệ thần kinh đều có thể
có vai trò
Tiêu chuẩn lâm sàng để khẳng định chẩn đoán chuột rút thường bao gồm đau cơ dữ dội và
co cứng cơ, có sự co liên tục của nhóm cơ chính trong bài luyện tập kéo dài trước đó.
Không có các dấu hiệu nặng hơn, như hạ natri máu do gắng sức hoặc sốc nhiệt do gắng sức.

Kiệt sức do nhiệt (Heat exhaustion)


Tình trạng này được đặc trưng bởi sự mất khả năng duy trì lưu lượng tim thích hợp, do hoạt
động thể chất cường độ cao và stress do môi trường nóng. Đa số trường hợp có mất nước
cấp, nhưng đây không phải là điều kiện nhất thiết phải có.
Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán kiệt sức do nhiệt thường bao gồm:

• VĐV rõ ràng rất khó có thể tiếp tục bài tập


• Thân nhiệt trung tâm 38.3 đến 40 độ C tại thời điểm mệt xỉu
• Không có rối loạn đáng kể chức năng của hệ thần kinh trung ương (ví dụ, co giật,
thay đổi ý thức, mê man kéo dài)
Nếu bất kỳ rối loạn thần kinh trung ương nào có xuất hiện (ví dụ, lú lẫn nhẹ), thì rối loạn đó
ở mức độ nhẹ và phục hồi nhanh chóng khi được làm mát và nghỉ ngơi.
Bệnh nhân kiệt sức do nhiệt cũng có thể có biểu hiện:

• Nhịp tim nhanh và tụt huyết áp


• Rất yếu mệt
• Mất nước và điện giải
• Thất điều và các rối loạn phối hợp, ngất, choáng
• Mồ hôi đầm đìa, nhợt, nổi rôm
• Đau đầu
• Đau bụng quặn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy
• Chuột rút kéo dài

Chấn thương do nhiệt (Heat injury)


Chấn thương do nhiệt được định nghĩa là một bệnh nhiệt do gắng sức với cả bằng chứng
của tăng thân nhiệt và tổn thương cơ quan đích, nhưng không có rối loạn chức năng thần
kinh trung ương. Việc không có biểu hiện thần kinh giúp chẩn đoán phân biệt với sốc nhiệt
do gắng sức.

9
Các cơ quan thường bị tổn thương trong chấn thương do nhiệt bao gồm các cơ, thận và gan;
thường thấy biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của toan chuyển hoá, tiêu cơ vân, tổn thương
thận cấp và suy gan.
Chẩn đoán chấn thương do nhiệt chủ yếu dựa vào bệnh sử có ngất trong quá trình tập luyện
cường độ cao, thân nhiệt từ 40 đến 40.5 độ C, và không có triệu chứng thần kinh. Bất cứ sự
thay đổi ý thức nào đều gợi ý chẩn đoán sốc nhiệt gắng sức.

Xử trí sốc nhiệt do gắng sức


Hai nguyên tắc cơ bản của xử trí sốc nhiệt do gắng sức là:

• Mức độ nghiêm trọng của sốc nhiệt có thể không rõ ràng tại thời điểm ban đầu

• Tình trạng bệnh và tỷ lệ tử vong liên quan trực tiếp tới khoảng thời gian nhiệt độ
trung tâm cơ thể tăng cao.
Vì thế, xử trí sốc nhiệt tốt bao gồm cả xử trí tại hiện trường lẫn điều trị trong bệnh viện,
trong đó hạ nhiệt nhanh là tối quan trọng. Nếu không xử trí kịp thời, sốc nhiệt có thể dẫn
tới các biến chứng nặng như tiêu cơ vân, suy thận cấp, suy gan cấp, rối loạn đông máu nội
mạch rải rác. Ngay cả với những VĐV chưa có tổn thương cơ quan đích (hệ thần kinh trung
ương, gan, thận,…), thân nhiệt trung tâm tăng cao > 40ºC cũng là một dấu hiệu cần đặc biệt
lưu ý và cần xử trí kịp thời.

Đánh giá nhanh tại hiện trường


Biện pháp đầu tiên là đánh giá và kiểm soát đường thở, nhịp thở, tuần hoàn (bắt mạch, đo
nhịp tim).

• Đánh giá toàn trạng và ý thức của VĐV.

• Đo các dấu hiệu sinh tồn gồm mạch, huyết áp, và nhiệt độ ở trực tràng. Chỉ có nhiệt
độ trực tràng mới phản ánh trung thành nhiệt độ trung tâm cơ thể.

• Chẩn đoán sốc nhiệt khi nhiệt độ trung tâm cơ thể cao ≥ 40°C trong hoàn cảnh có
rối loạn ý thức, tri giác. Lúc này, người bệnh cần phải được hạ nhiệt gấp.
Nếu nhân viên y tế có mặt tại chỗ, có sẵn các thiết bị cần thiết để hạ nhiệt tích cực (như bể
nước đá, khăn lạnh, xô nước lạnh) và không cần phải điều trị cấp cứu nào khác ngoài việc
hạ thân nhiệt gấp, tốt nhất là nên theo nguyên tắc "hạ nhiệt trước, vận chuyển sau". Khi đã
hạ nhiệt đến nhiệt độ hợp lý (38,9°C), bệnh nhân được chuyển gấp tới cơ sở cấp cứu gần
nhất.

10
Nếu không đủ điều kiện hạ nhiệt tại chỗ, đặc biệt là nếu bệnh nhân có các vấn đề khác (như
co giật) yêu cầu can thiệp y tế, bệnh nhân cần được chuyển ngay lập tức tới cơ sở cấp cứu
gần nhất. Việc hạ nhiệt có thể được thực hiện trong khi vận chuyển với cách hạ nhiệt hiệu
quả nhất có thể.

Biện pháp làm mát


Hạ nhiệt gấp là chiến lược hiệu quả nhất để cải thiện thương tật và tỷ lệ tử vong do sốc
nhiệt. Cần tiến hành hạ nhiệt ngay khi có thể và trong vòng 30 phút từ khi có biểu hiện triệu
chứng.
Các bước chính bao gồm:
1. Kích hoạt hệ thống cấp cứu ngay lập tức. Gọi nhân viên y tế, gọi 115. Nếu nhân
viên y tế có mặt tại chỗ và không có tình trạng cấp cứu y tế nào khác ngoài sốc
nhiệt, hạ nhiệt trước rồi mới vận chuyển bất kỳ khi nào có thể.
2. Tháo bỏ tất cả các thiết bị trên người VĐV, cởi hoặc nới lỏng quần áo (để giúp cơ
thể thải nhiệt nhanh hơn)
3. Đưa VĐV tới chỗ có bóng râm. Có thể đưa vào phòng điều hoà nhiệt độ
4. Ngâm VĐV vào bể nước đá để hạ nhiệt khẩn cấp

• Ngâm VĐV trong bể nước đá là biện pháp hạ nhiệt nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nếu
có sẵn bể nước đá, ngâm vận động viên trong bồn nước đá (càng lạnh càng tốt);
nhiệt độ nước cần từ 2°C đến 15°C.
• Đổ nước và đá lạnh lên đến lưng bồn tắm hoặc bể vầy. Đá lạnh nên đủ nhiều để
luôn luôn phủ kín được toàn bộ bề mặt mặt nước.
• Đặt VĐV vào bồn nước đá. Phủ cơ thể bằng nước đá càng kín càng tốt. Nếu việc
phủ kín toàn thân không thể thực hiện được, thì ưu tiên phủ phần thân người càng
nhiều càng tốt (trừ đầu và chân tay).
• Chú ý giữ phần đầu và cổ vận động viên trên mặt nước. Một hoặc hai người hỗ trợ
có thể thực hiện việc này bằng cách luồn khăn hoặc vải dài dưới nách và quanh
trước ngực người bệnh để giữ.
• Tiến hành khuấy nước mạnh trong quá trình làm mát
• Trong quá trình điều trị bằng nước đá, liên tục theo dõi nhiệt độ bên trong cơ thể
của người bệnh bằng nhiệt kế hậu môn (nhiệt kế thân mềm, nằm thường xuyên tại
vị trí đo trong suốt quá trình làm mát cơ thể).
• Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn khoảng 10 phút một lần, và kiểm tra tình trạng tri
giác liên tục trong quá trình làm mát.

11
• Nên gọi thêm người hỗ trợ sẵn sàng ở gần đó để phòng trường hợp người bệnh
kháng cự hoặc cần được nâng lên hay xoay trở nếu có nôn trớ.
• Tiếp tục làm mát cho tới khi nhiệt độ trung tâm hạ tới 39 độ C. Nếu không thể đo
được nhiệt độ qua hậu môn hoặc phép đo bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của nước lạnh
đang ngâm, thì thực hiện làm mát trong khoảng từ 10 đến 15 phút, sau đó vận
chuyển tới nơi cấp cứu. Làm mát bằng ngâm nước đá thường đạt được hiệu quả
giảm khoảng 1 độ C mỗi năm phút, nếu như nước được khuấy liên tục.
• Nước đá là lý tưởng nhất nhưng nếu không sẵn thì dùng nước thường cũng được,
giữ nhiệt độ nước lạnh hợp lý; khuấy nước mạnh trong quá trình hạ nhiệt.
5. Nếu không có đủ điều kiện để ngâm nước đá, mà tại hiện trường có biện pháp làm
mát khác, thì cố gắng làm mát người bệnh bằng phương pháp tốt nhất có thể. Ví dụ
như các cách sau:
• Cho đá, nước và 12 chiếc khăn vào một thùng giữ nhiệt. Đặt sáu chiếc khăn nhúng
nước đá lạnh trên cơ thể người bệnh, để nguyên như vậy trong khoảng từ hai đến ba
phút rồi lại cho các khăn đó vào thùng nước đá, và thay các khăn đang ngâm trong
thùng lên người bệnh nhân. Thực hiện thay khăn liên tục như vậy cứ mỗi hai đến ba
phút.
• Liên tục giội nước lạnh cho bệnh nhân bằng vòi phun, xô nước,...
• Nếu có đá nhưng không có bồn, thì đặt bệnh nhân vào một miếng vải lớn kiểu khăn
trải giường, phủ lên người bệnh nhân bằng đá lạnh rồi quấn khăn lại. Thay đá mới
ngay khi đá tan bớt.
• Áp khăn ướt, lạnh tiếp xúc với cơ thể nhiều nhất có thể. Khăn lạnh cần được thay
thế ngay khi nó hết lạnh hoặc sau mỗi hai đến ba phút.
• Áp túi đựng nước đá vào cổ, nách, bẹn (các vùng có mạch máu lớn đi qua), đồng
thời phun nước ấm lên người bệnh nhân và sử dụng quạt để thổi gió qua da ẩm (hạ
nhiệt bằng bay hơi). Cần phun nước khi cần và quạt liên tục.
6. Liên tục theo dõi các chỉ số dấu hiệu sinh tồn (nhiệt độ trực tràng, nhịp tim, nhịp hô
hấp, huyết áp) và tình trạng tinh thần. Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong mọi
thời điểm.
7. Ngừng hạ nhiệt khi nhiệt độ trực tràng xuống còn 38.3°C đến 38.9°C.
Lưu ý rằng ban đầu tốc độ hạ nhiệt sẽ chậm, nhưng bệnh nhân được điều trị càng lâu, tốc
độ hạ nhiệt sẽ nhanh dần. Một số người lo ngại ngâm nước lạnh gây nguy cơ đuối nước cho
người bệnh Với các biện pháp đề phòng hợp lý, thì hầu như không có nguy cơ đuối nước.
Các biện pháp đề phòng gồm có: giám sát bệnh nhân toàn thời gian, kêu gọi thêm người
giúp đỡ, và luồn khăn dưới nách người bệnh, vòng qua trước ngực để giữ họ ngồi ngay

12
ngắn, tránh được việc đầu bệnh nhân bị ngập dưới nước.
Mặc dù các tình trạng kém vệ sinh có thể xảy ra, ví dụ do nôn trớ hay tiêu chảy, nhưng một
bồn nước mất vệ sinh vẫn là một biện pháp đánh đổi chấp nhận được khi thực hiện một
biện pháp giữ mạng sống cho người bệnh. Bồn bẩn thì có thể làm sạch lại dễ dàng.
Không có bằng chứng chứng minh hiệu quả của việc truyền nước lạnh qua đường tĩnh
mạch hay làm lạnh dạ dày qua ống thông dạ dày.

Theo dõi nhiệt độ của vận động viên


KHÔNG sử dụng các phương pháp đo nhiệt độ cơ thể khác (như đo nhiệt độ từ miệng, ống
tai, màng nhĩ, nách, thái dương, trán), ngay cả khi không có nhiệt kế trực tràng. Các
phương pháp đo nhiệt khác KHÔNG phản ánh trung thành nhiệt độ trung tâm cơ thể của
VĐV bị sốc nhiệt và có thể gây sai lạc. Nếu không có nhiệt kế trực tràng khi điều trị EHS,
chúng tôi khuyến nghị hai lựa chọn:

• Hạ nhiệt cho đến khi bệnh nhân bắt đầu run


• Xử lý bằng ngâm trong nước đá từ 15 đến 20 phút. Điều này sẽ hạ nhiệt đa số các bệnh
nhân từ 3°C đến 4°C, và đủ điều kiện để đưa bệnh nhân ra khỏi bồn đá trong đa số
trường hợp.

Phòng ngừa sốc nhiệt do gắng sức


Các biện pháp nhằm giảm nguy cơ sốc nhiệt bao gồm:

Biện pháp dài hạn nói chung


• Phổ biến kiến thúc cho VĐV và mọi người về mức độ nghiêm trọng của sốc
nhiệt, cũng như tầm quan trọng của việc nhận biết và xử trí phù hợp
• Xây dựng chiến lược phòng tránh dài hạn, gồm cả việc thiết lập một đội cấp
cứu.
• Đảm bảo có đầy đủ các công cụ dụng cụ y khoa, bao gồm cả bồn ngâm nước
lạnh hoặc các dụng cụ hữu ích khác cho việc làm mát tại điểm tập luyện hoặc
thi đấu.
• Kiểm tra lại và cập nhật kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tình trạng EHI hàng năm
với người điều hành, huấn luyện viên, vận động viên và nhân viên y tế.
• Đào tạo đội ngũ y tế, cấp cứu, vận động viên, huấn luyện viên, người thân trong
gia đình về EHS, việc tập luyện thích ứng nhiệt cần thiết và các chiến thuật tiếp
nước.

13
• Thêm các câu hỏi về EHS vào bảng hỏi trước khi tham gia giải cũng như quá
trình kiểm tra sức khoẻ để xác định các cá nhân “có nguy cơ cao”.

Biện pháp dài hạn đối với VĐV


- Duy trì cường độ tập luyện cao để nâng cao nền tảng thể lực
- Nắm được các yếu tố thuận lợi, đặc điểm lâm sàng, mức độ nguy hiểm của sốc
nhiệt, cũng như các biện pháp xử trí và phòng tránh.
- Thiết lập và tuân thủ các quy định rõ ràng để đảm bảo tiếp nước đầy đủ: áp
dụng tỷ lệ nghỉ ngơi/tập luyện hợp lý, cân trọng lượng trước và sau khi tập
luyện, và khuyến khích việc uống cả nước và các loại đồ uống điện giải trong
khi luyện tập.
- Lập ra và tuân thủ theo hướng dẫn thích ứng nhiệt nếu phải thi đấu trong điều
kiện thời tiết nóng ẩm.
- Tuân thủ theo hướng dẫn về vận động trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm kết
hợp với việc đo nhiệt độ cầu ướt (WBGT*), thời gian tập luyện trong ngày,
cường độ cũng như thời gian vận động, thời gian nghỉ và dừng để uống nước.

Các biện pháp huấn luyện trong tập luyện, hoạt động, thi đấu
- Nghỉ ngơi thường xuyên giữa bài tập để uống nước và làm mát.
- Tránh các hoạt động trong thời gian nhiệt độ quá cao và/hoặc ẩm (đo bằng WBGT);
luyện tập khi WBGT thấp (tức là ban đêm, hoặc sáng sớm) hoặc môi trường trong
nhà mát mẻ là một sự phương án hợp lí.
- Đặc biệt chú ý đến các vận động viên có tỉ lệ khối cơ / diện tích da cơ thể cao (ví dụ
các vận động viên béo phì) trong suốt bài tập ở điều kiện nóng ẩm.
- Theo dõi cẩn thận các vận động viên có tiền sử sốc nhiệt.
- Giảm thiểu các thiết bị, phụ kiện, quần áo cản trở sự tỏa nhiệt trong thời tiết nóng
ẩm
- Uống nước trước khi hoạt động và luôn bổ sung nước trong quá trình tập. Trước khi
tập luyện và thi đấu trong thời tiết nóng, vận động viên nên bổ sung 6 mL nước /kg
cơ thể mỗi 2-3 giờ để bắt đầu tập luyện trong tình trạng cơ thể đủ nước. Trừ khi vận
động viên thiếu muối và các chất điện giải khác, lượng muối nạp vào trước và trong
quá trình tập không có tác dụng ngăn ngừa sốc nhiệt.
- Tránh tập luyện trong điều kiện môi trường nóng và/hoặc ẩm khi ốm.
- Dừng tập luyện và thông báo cho nhân viên y tế ngay nếu bạn hoặc đồng đội bị kiệt
sức nghiêm trọng, buồn nôn, hoặc các triệu chứng liên quan đến sốc nhiệt khác.

14
- “Làm lạnh” (tức là thực hiện các biện pháp làm mát trước và đặc biệt trong lúc chơi
thể thao) có thể mang lại hiệu quả cho vận động viên chơi các môn thể thao sức bền
(chạy đường dài, đạp xe, tennis, các môn thể thao đồng đội) trong môi trường nóng.
Các phương pháp “làm lạnh” bao gồm cả biện pháp bên trong (như là uống nước
đá) và bên ngoài (như là áo choàng lạnh). Ngoài việc làm lạnh sơ bộ, vận động viên
có thể áp dụng các biện pháp làm lạnh khi tập luyện. Ngoài việc uống nước đá, còn
có thể mặc áo choàng đá, đắp khăn lạnh quanh cổ, đầu, trán hoặc nhúng cánh tay,
bàn tay vào chậu đá. Các phương pháp làm mát sơ bộ có ảnh hưởng khác nhau lên
các vận động viên, vì vậy điều quan trọng là cần thực hiện và theo dõi các biện pháp
làm mát này trong tập luyện trước khi ứng dụng trong thi đấu.
- Mặc trang phục thể thao thông thoáng, hỗ trợ thoát nhiệt nhanh trong quá trình tập
luyện khi trời nóng. Nên thay quần áo khi thấy sũng mồ hôi và muối làm hạn chế
khả năng làm mát.

Hướng dẫn tập luyện thích ứng nhiệt độ


Quá trình thích ứng với khí hậu nóng thường đòi hỏi 7 – 14 ngày. Lý tưởng nhất, VĐV nên
tập luyện 2 tuần liên tiếp dưới điều kiện tương đương với mức nhiệt tại cuộc đua. Tăng đần
cường độ và thời gian vận động. Hầu hết sự thích nghi diễn ra ngay trong tuần đầu tiên.
Các buổi tập luyện cho việc thích ứng với nhiệt độ nên kéo dài ít nhất 60 phút/ngày, và kích
thích sự tăng nhiệt độ cơ thể, da cũng như kích thích đổ mồ hôi.

Môi trường Môi trường tương tự như môi trường sẽ gặp trong hoạt động mục tiêu
Nhiệt độ môi trường ấm hoặc nóng (Nhiệt độ tính theo WBGT > 26ºC)
Độ ẩm tương đối tương tự như độ ẩm sẽ gặp trong hoạt động mục tiêu
Nếu không có điều kiện tập luyện trong môi trường tương tự, thì có thể
mặc thêm quần áo hoặc tập luyện trong khoảng thời gian nóng nhất/độ
ẩm cao nhất trong ngày.
Tính chất của Thời gian tập: > 60 phút
bài tập Ngưỡng tập luyện: aerobic
Cường độ: Cường độ trung bình (nên bắt đầu từ mức nhịp tim vào
khoảng 60 và cao nhất là 80% ngưỡng nhịp tim tối đa ước tính dựa theo
độ tuổi).
Tần suất luyện tập: Mỗi ngày tập một lần (có thể nâng lên đến tần suất
một ngày tập hai bài xen kẽ với ngày tập một bài)
Tiếp nước Duy trì tỉ trọng nước tiểu ở mức: < 1, 020 gram/mL
Độ thẩm thấu niệu: <700

15
cho cơ thể Màu nước tiểu: <3 (theo thang 8 màu)

Đảm bảo an Theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế hậu môn hoặc đường tiêu hoá (<40 độ C)
toàn Theo dõi vận động viên để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của các
chứng bệnh do nhiệt gây ra
Theo dõi nhịp tim để phát hiện trường hợp cường độ hoạt động lên cao
quá (vượt qua ngưỡng 80% mức nhịp tim tối đa ước tính theo độ tuổi)
Tránh không tập các bài interval ở tốc độ dự kiến trong giải đua (có thể
tập các bài tốc độ này vào lúc khác, trong điều kiện môi trường mát hơn)
Tính toán tốc độ ra mồ hôi: cân nặng cơ thể (không mặc quần áo) trước
khi tập (kg) – cân nặng cơ thể (không mặc quần áo) sau khi tập (kg) +
lượng nước đã uống vào (lít) trong mỗi giờ tập luyện = tốc độ ra mồ hôi
(lít/giờ)
Đảm bảo vận động viên tiếp đủ nước cho cơ thể trước và trong quá trình
tập luyện (duy trì tình trạng mất nước < 2%)
Cường độ tập luyện nên tương ứng với trình độ và sức khoẻ của vận động
viên
*WBGT: WetBulb Globe Temperature: Nhiệt độ cầu ướt dựa trên cả nhiệt độ không khí,
độ ẩm, tốc độ gió, ánh nắng, bức xạ hồng ngoại.

Tham khảo: Bảng tra nhiệt độ WBGT dựa trên độ ẩm và nhiệt độ không khí

16
(Cách dùng: Gióng hàng ngang – Độ ẩm tương đối và hàng dọc – Nhiệt độ không khí để
tìm ra nhiệt độ WBGT – Ví dụ Độ ẩm tương đối là 80%, nhiệt độ không khí 25 độ C, thì
nhiệt độ WBGT theo bảng này sẽ là 28 độ).

Khi nào có thể chơi thể thao trở lại


Phục hồi từ một cơn sốc và chấn thương do nhiệt liên quan đến thời gian tăng nhiệt độ cơ
thể lên mức nghiêm trọng (khoảng 105 độ F, 40,5 độ C): Thời gian nhiệt độ cơ thể duy trì
mức nhiệt cao càng lâu, nguy cơ bệnh tật và tử vong cao hơn, và mất nhiều thời gian hơn
để hồi phục. Bất cứ hướng dẫn nào được sử dụng để xác định cách tiếp cận và khung thời
gian phục hồi của vận động viên phải được điều chỉnh dựa trên mức độ trầm trọng của
bệnh.
Những hướng dẫn để tập luyện trở lại sau khi hồi phục hoàn toàn từ sốc nhiệt có sự khác
nhau giữa các chuyên gia, tổ chức. Tối thiểu, vận động viên không nên bắt đầu bất cứ hoạt
động thể lực đáng kể nào cho đến khi không còn triệu chứng nào, cũng như các xét nghiệm
máu trở lại bình thường. Ngoài các yêu cầu này, các hướng dẫn bao gồm các khuyến nghị
“thông thường”, bao gồm việc bắt đầu các hoạt động thể chất một cách từ từ, thận trọng để
đảm bảo có đủ sức khỏe khả năng và thích nghi.
Khuyến cáo của American College of Sports Medicine (Trường môn Y học thể thao Hoa
Kì) về việc vận động viên trở lại chơi thể thao và thi đấu sau khi sốc nhiệt như sau:

• Không được phép tập luyện trong ít nhất 7 ngày kể từ khi được xuất viện.
• Theo dõi sức khỏe với bác sĩ trong khoảng 1 tuần sau khi xuất viện để kiểm tra cơ
thể và làm xét nghiệm cần thiết và chẩn đoán hình ảnh các cơ quan bị ảnh hưởng
khi sốc nhiệt.
• Một khi hồi phục và trở lại hoạt động, vận động viên nên bắt đầu tập ở môi trường
mát mẻ và dần tăng thời gian, cường độ và tiếp xúc nhiệt trong khoảng 2 tuần để
chứng minh khả năng chịu nhiệt và thích nghi với thời tiết.
• Những vận động viên không thể tiếp tục hoạt động mạnh trong 4 tuần do các triệu
chứng tái phát (ví dụ mệt mỏi quá mức) nên được kiểm tra lại. Kiếm tra khả năng
chịu nhiệt trong phòng thí nghiệm có thể hữu ích.
• Vận động viên có thể tiếp tục thi đấu khi anh ta/cô ta có khả năng tham gia toàn bộ
buổi tập trong môi trường nóng ẩm trong 4 tuần mà không gặp ảnh hưởng xấu nào.

17

You might also like