You are on page 1of 42

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO GIAO DIỆN MẠNG STM-N (N = 1, 4, 16, 64)
THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH

Mã số: 124-09-KHKT-TC

Chủ trì: ThS.Phạm Hồng Nhung


Cộng tác viên: ThS.Vũ Hoàng Sơn
ThS.Trần Thủy Bình

HÀ NỘI 2009
LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ SDH đã được ứng dụng mạnh mẽ trên mạng viễn thông thế giới và hiện nay
hầu hết cơ sở hạ tầng truyền dẫn đều được dựa trên cơ sở SDH/SONET.
Để giúp cho việc triển khai công nghệ SDH ngày càng hiệu quả, các tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế như ITU và ETSI đã từng bước cập nhật các tiêu chuẩn về SDH, và đặc biệt từ
năm 1988 đến nay đã có 7 phiên bản cho khuyến nghị ITU G.707 “Network node
interface for the synchronous digital hierarchy”. Các hãng cung cấp thiết bị
SDH/NGSDH cũng đều công bố tuân thủ theo tiêu chuẩn G.707. Hơn nữa, các nhà quản
lý trên thế giới cũng lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn này như ESTI, EU, IDA
singapore, ….cho việc áp dụng và kết nối giữa các hệ thống và dịch vụ.
Ở Việt Nam, các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel đã triển khai rộng khắp công nghệ
SDH, cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng và với nhau theo các chuẩn viễn
thông quốc tế.
Hiện nay, Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành và đang xây dựng một số tiêu chuẩn về
SDH/NG-SDH như: qui chuẩn về giao diện vật lý về quang và điện SDH (theo G.957 và
G.703) qui định về mức của tín hiệu là chủ yếu, qui chuẩn chất lượng kênh thuê riêng,
qui chuẩn về lỗi bit của các đường truyền dẫn số; và dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam về các
giao thức NG-SDH. Ở Việt Nam hiện đã có tiêu chuẩn ngành về “Tiêu chuẩn hệ thống
SDH", nhưng do tiêu chuẩn ngành biên soạn từ lâu, bố cục chưa hợp lý, và nội dung chưa
được cập nhật, một số phần trùng với nội dung một số tiêu chuẩn khác nên nghiên cứu rà
soát đề nghị huỷ bỏ và đề nghị xây dựng mới tiêu chuẩn khác thay thế.
Để đảm bảo các thiết bị và SDH/NGSDH của nhà khai thác kết nối được với nhau và tiến
tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng, cần có tiêu chuẩn
về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH/ NGSDH bao gồm:
+ Tiêu chuẩn qui định về cấu trúc khung và logic của tín hiệu tại giao diện, bao gồm
các yêu cầu: (dựa theo G.707) cấu trúc khung STM-N, cấu trúc ghép kênh và sắp xếp tín
hiệu nhánh vào VC-n, con trỏ và các byte mào đầu, liên kết các contenơ ảo VC-n.
+ Tiêu chuẩn qui định về định thời của tín hiệu tại giao diện, bao gồm jitter và
wander (dựa theo G.823 cho giao diện PDH và G.825 cho giao diện SDH)
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn cho giao diện mạng STM-
N về cấu trúc khung và logic của tín hiệu tại giao diện, làm sở cứ cho việc đánh giá, đảm
bảo kết nối giữa các thiết bị và giữa các mạng SDH/NG-SDH cũng như giữa thiết bị
khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng SDH.
Với phạm vi của đề tài theo nội dung đã đăng ký thì chỉ dừng ở giao diện tốc độ STM-N
(N=1, 4, 16, 64), tuy nhiên để phục vụ cho sự phát triển mạng lưới trong tương lai nên
nhóm đề tài đã đưa thêm nội dung với tốc độ STM-256.
Nội dung của đề tài được chia thành các phần như sau:
Phần I: Thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn:
 TÌM HIỂU GIAO DIỆN STM-N CỦA THIẾT BỊ VÀ MẠNG QUANG
SDH/NG-SDH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM

i
 NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
Phần II: Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “Tiêu chuẩn giao diện mạng STM-N theo phân
cấp số đồng bộ (SDH)” được xây dựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn khuyến nghị
ITU-T G.707 (có chỉnh sửa theo qui định Tiêu chuẩn Quốc gia).

ii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦUi


CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................................v
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG SDH Ở VIỆT NAM.........1
1 Giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH điển hình ở Việt nam. .1
1.1 Thiết bị SDH/NG-SDH điển hình triển khai ở Việt nam..............................................1
1.2 Giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH ở Việt Nam...............8
2 Tình hình cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng SDH trên mạng viễn thông Việt Nam....9
3 Kết luận..............................................................................................................................12
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN
SDH/NG-SDH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM..................................13
1 Các tiêu chuẩn quốc tế.....................................................................................................16
1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện..................................................................16
1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện...............................................................16
1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ........................................................................19
1.4 Các tiêu chuẩn về jitter/wander..................................................................................21
1.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi................................................22
1.6 Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng....................................................................................28
1.7 Các tiêu chuẩn khác....................................................................................................28
2 Các qui chuẩn, tiêu chuẩn ngành....................................................................................28
2.1 Tiêu chuẩn TCN 68-177: Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thông tin quang và viba
SDH tốc độ 155 Mbit/s, 622 Mbit/s và 2.5 Gbit/s...................................................29
2.2 Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống
truyền dẫn SDH.......................................................................................................30
2.3 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 và TCN 68-175:199: tiêu chuẩn về giao diện
điện kết nối mạng....................................................................................................31
2.4 TCN 68-171:1998: Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật................31
2.5 TCN 68-164:1997: Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ
thuật và Quy trình đo kiểm,.....................................................................................31
2.6 Dự thảo Qui chuẩn Kênh thuê riêng cấu trúc phân cấp số đồng bộ (SDH): Chất
lượng kết nối............................................................................................................31
2.7 Dự thảo Tiêu chuẩn Giao thức và cơ chế (GFP, VCAT, LCAS) cho phân cấp số đồng
bộ thế hệ sau (NG-SDH).........................................................................................31
3 Kết luận:............................................................................................................................31
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ GIAO DIỆN MẠNG STM-N THEO
PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH...................................................................31
1 Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn.........................................................................31
1.1 Lý do:..........................................................................................................................31
1.2 Mục đích:....................................................................................................................31
2 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn...............................................................................................31
2.1 ITU-T G.707/Y.1322...................................................................................................31

iii
2.2 ITU-T G.780/Y.1351...................................................................................................31
3 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn.................................................................................31
3.1 Cấu trúc tiêu chuẩn.....................................................................................................31
3.2 Tiêu chuẩn viện dẫn....................................................................................................31
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG.......................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................31

iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền cận đồng bộ
AU Administrative Unit Khối quản lý
GFP Generic Framing Procedure Thủ tục định dạng khung
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ITU-T International Telecommunication Liên minh Viễn thông quốc tế
Union
MPLS Multi-Protocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức
MSSP Multiservice Provisioning Platforms Thiết bị đầu cuối NG-SDH
NGN Next Generation Network Mạng thế hệ sau
NG-SDH Next Generetion SDH SDH thế hệ sau
NNI Network – to – Network Interface Giao diện kết nối Mạng – Mạng
OTN Optical Transport Network Mạng truyền tải quang
PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Phân cấp số cận đồng bộ
PRC Primary Reference Clock Đồng hồ chủ
SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ
SEC SDH Equipment Clock Đồng hồ thiết bị SDH
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
SSU Synchronization Sypply Clock Khối phân phối tín hiệu đồng bộ
STM Synchronous Transfer Modul Khối truyền tải đồng bộ
TU Tributary Unit Khối ghép nhánh
VCAT Virtual Concatenation Liên kết/Kết nối ảo
VCG Virtual Concatenation Group Nhóm liên kết ảo
VC-n Virtual Container -n Container ảo -n
VC-n-Xc X contiguously Concatenated VC-ns X khung VC-n liên kết liên tục
VC-n-Xv X Virtually Concatenated VC-ns X khung VC-n liên kết ảo
VLAN Virtual LAN Mạng cục bộ ảo
VPN Virtual Personal Network Mạng riêng ảo
WDM Wavelength Division Multiplexing Ghép kênh theo bước sóng quang

v
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG SDH Ở VIỆT NAM
Hiện nay đã có 11 nhà khai thác được cấp phép xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền tải đó
là: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel),
Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty thông tin viễn thông điện lực
(EVN Telecom), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom), Công ty thông tin điện tử
hàng hải Việt Nam (VISHIPEL), Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), Công ty cổ phần
viễn thông FPT, Tổng công ty viễn thông toàn cầu (GTEL), Công ty cổ phần viễn thông Đông
Dương Telecom và Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC (CMC TI). Tuy nhiên, hiện chỉ có 3
nhà cung cấp đã triển khai hạ tầng truyền dẫn đó là VNPT, Viettel và ETC. Trong đó, mới có VNPT
và Viettel đã có mạng truyền dẫn đường trục dựa trên công nghệ SDH và WDM. Các nhà khai thác
còn lại chủ yếu hướng đến triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ di động và truy nhập Internet tốc độ
cao.
1 Giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH điển hình ở Việt nam
1.1 Thiết bị SDH/NG-SDH điển hình triển khai ở Việt nam
Hiện nay, thiết bị SDH/NG-SDH đã được sử dụng rộng rãi trên mạng viễn thông của Việt nam, đặc
biệt là các thiết bị NG-SDH để cung cấp dịch vụ Ethernet qua cơ sở hạ tầng mạng SDH (hoặc
SONET) sẵn có. Phần dưới đây sẽ giới thiệu tóm tắt về một số chủng loại thiết bị SDH/NG-SDH
hiện đang được sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam.
 Thiết bị SDH
Các chủng loại thiết bị SDH chủ yếu được triển khai tại Việt Nam là FLX của Fujitsu, SMA của
Siement, Optix của Huewei, ONS của Cisco, … Các thiết bị này đáp ứng các dung lượng mềm dẻo
phù hợp với các nhu cầu khác nhau STM-1/4/16/64/256 với các khả năng đấu chéo (cross-connect),
xen rẽ (add/drop), khả năng tích hợp hỗ trợ truyền tải đa dịch vụ: thoại, dữ liệu và hình ảnh nhằm đáp
ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, hỗ trợ đa dạng các cấu hình: vòng ring, hub, hình sao,
hình cây, điểm-điểm.
Sau đây sẽ giới thiệu về thiết bị truyền dẫn quang SDH FLX2500A của Fujitsu:
Các chế độ điều khiển:
 Điều khiển STM-16 Optical Hub-Muldex (VC-4 Grooming)
 Điều khiển STM-16 Add-Drop/Terminal Muldex (ADM/TRM)
 Điều khiển STM-16 Regenerator (REG)
Bảo vệ đường truyền :
 Bảo vệ các đơn vị đa hợp (M5P)
 Chuông bảo vệ chia sẻ các đơn vị đa hợp (MS-Spring)
 Bảo vệ các kết nối trong mạng con (SNC)
Các mức liên kết chéo:
 VC-4
 48xSTM-1Dung lượng tương đương
Các cổng giao tiếp:
 Aggregate 2xSTM-16 (L 161, L-16.2, Optical AMP)
 Tributary. 16x139.264 MbiVs, 16xSTM-1 (electrical, S-1, 1, L-11) hoặc 4xSTM-4(S-41, L-
41)
 48xSTM-1 Dung lượng tương đương
Giao tiếp đồng bộ:
 2,048 kbit/s/2,048 kHz to ITU- T G 703

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 1
Quản lý mạng:
 Tải phần mềm từ các máy nội bộ hoặc NM5
 Giao tiếp nội bộ V24
 Giao tiếp NM5 X.25/LCN
 Thiết bị lưu
Mô tả cơ khí:
 TR Shelt 275(H)x500(W)x280(D) mm
 HS Shelt 375(H)x500(W)x280(D) mm
 FLX-OPX Sheit 375(H)x500(W)x280(D) mm
 Rack 2200(H)x600(W)x300(D) mm, ETSI Rack Practice
 Truy cập từ bên ngoài của các kết nội quang học, điện tử và giao tiếp.
Nguồn điện:
 48 or -60 V dc nominal
Điều kiện môi trường:
 Nhiệt độ 0ºC tới 45ºC
 Độ ẩm. lên tới 95% tại 25ºC
 Thiết bị NG-SDH
NG-SDH là một công nghệ truyền dẫn mới và thiết bị NG-SDH hiện đang được sử dụng trên mạng
lưới của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá lớn so với các thiết bị SDH thế hệ cũ. Công nghệ NG-SDH cho
phép các nhà khai thác có khả năng cung cấp nhiều hơn nữa các dịch vụ chuyển tải và đồng thời tăng
hiệu suất của hạ tầng mạng SDH đã có bằng cách thêm vào các nút MSSP (Multiservice Provisioning
Platforms). Điều này có nghĩa rằng không cần thiết phải lắp đặt một mạng truyền dẫn mới hay thay
đổi tất cả các thiết bị nút mạng hoặc các tuyến cáp quang, nhờ vậy sẽ giảm được chi phí và thu hút
được các khách hàng mới trong khi vẫn duy trì được các dịch vụ đã có.
NG-SDH tạo ra phương thức chuyển tải các dịch vụ khách hàng có tốc độ cố định (như PDH) và các
dịch vụ có tốc độ biến đổi như Ethernet, VPN, DVB, SAN... qua các thiết bị và mạng SDH hiện có.
Để đạt được điều đó, chỉ cần bổ sung một số thiết bị phần cứng và các thủ tục cũng như giao thức
mới. Các thủ tục và giao thức này được phân thành các lớp là: GFP, VCAT, LCAS.
Có thể tìm hiểu chi tiết về các vấn đề liên quan đến công nghệ truyền dẫn quang NG-SDH cũng như
tình hình sử dụng thiết bị NG-SDH trên mạng viễn thông Việt Nam trong quyển thuyết minh của đề
tài “Xây dựng tiêu chuẩn và bài đo cho giao diện và dịch vụ luồng số NG-SDH 1/4/16”, mã số 95-
08-KHKT-TC. Phần dưới đây sẽ đề cập đến một số chủng loại thiết bị hiện đang sử dụng trên mạng
lưới.
Các thiết bị NG-SDH được triển khai chủ yếu ở Việt nam thuộc loại MSXP (nền thiết bị cung cấp đa
dịch vụ) của các hãng như Alcatel, Huawei, ZTE, Nortel,….. MSXP cho phép khách hàng cấu hình
thiết bị để cung cấp nhiều loại dịch vụ, giao diện và giao thức khác nhau theo nhu cầu như: PDH,
SDH, Ethernet, ATM, MPLS, WDM … Nói chung các thiết bị NG-SDH hiện nay đều có cấu trúc
chung trên cơ sở phát triển mở rộng thiết bị SDH truyền thống, tích hợp thêm các tính năng ở lớp 2
như Ethernet, MPLS… và được ghép vào SDH thông qua các giao thức NGSDH. Một số chủng loại
thiết bị điển hình:
- Huawei với dòng thiết bị OSN 7500/3500/2500/1500
- Alcatel với một số chủng loại là 1662SM-C và 1660SM
- Cisco với họ OSN gồm: ONS 15310-MA SONET Multiservice Platform, ONS 15310-CL SONET
Multiservice Platform…
Sau đây sẽ giới thiệu về thiết bị điển hình OMSN (Optinex Multi Service Node) của Alcatel.
Đề tài: 124-09-KHKT-TC 2
Họ thiết bị OMSN (Optinex Multi Service Node) của hãng Alcatel sản xuất với một số chủng loại là
1662SM-C và 1660SM.

Hình HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG SDH Ở VIỆT NAM -1: Thiết bị NG-SDH
OMSN của Alcatel
Thiết bị 1660SM:

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 3
card tốc độ thấp
card tốc độ cao
Card ISA và CWDM
Card chung vùng truy nhập
Khuyếch đại (access area)

vùng cơ bản
(Basic area)

Hình HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG SDH Ở VIỆT NAM -2: Sơ đồ card của thiết bị
1660SM
Nhìn từ mặt trước, thiết bị được chia làm hai vùng: vùng truy nhập và vùng cơ bản. Các card được
cắm vào các khe được đánh số từ 1 đến 41 tuỳ theo cấu hình và chức năng:
- Vùng cơ bản chứa các card Port, card Chung dùng cho điều khiển, đồng bộ và chức năng đấu
nối.
- Vùng truy nhập chứa các card truy nhập, một số card chung dùng cho cấp nguồn và các chức
năng dịch vụ khác.
Bảng HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG SDH Ở VIỆT NAM -1: Các loại card của
thiết bị 1660SM
LS Card (Low speed) 2Mb/s
Traffic card (card lưu HS card (hight speed) 34, 45, 155...
lượng) ISA (Intergrated service adapter)
CWDM (Coarse WDM)
Common card (card chung) Thực hiện các chức năng điều khiển, đồng bộ...
Port card (card cổng) Thực hiện xử lí tín hiệu có thể có giao diện vật lý.
Access card (truy nhập) có các giao diện vật lý.
Card P63E1
- P63E1 thực hiện xử lí 63 tín hiệu 2M và đưa tới các card A21E1.
- Là khối có giao diện hai hướng cho 63 tín hiệu E1 và tín hiệu STM-4-BPF (back panel
format).
Card A21E1
- Card A21E1 có nhiệm vụ để lấy ra luồng E1 từ card P63E1 tương ứng. Như vậy 03 card
A21E1 tương đương với 01 P63E1.
- Các tín hiệu 2M là tín hiệu PDH có đặc tính như tốc độ bít 2048kb/s, mã HDB3 và trở kháng
120Ohm.
Đề tài: 124-09-KHKT-TC 4
- Có chức năng phòng vệ N+1 (EPS protection).
Card quang STM-16(CO-16)-{Port card}: Trong hệ thống card CO-16 có thể cắm vào các vị trí:
25+26, 28+29, 34+35 và 37+38.
- Card quang CO-16 thực hiện xử lí một tín hiệu STM-16.
- Trên thiết bị Card này chiếm hai khe và sẽ lấy số thứ tự theo số của khe bên trái card.
- Card có nhiều loại:
SS-16.1: card cho cự ly trung bình (khoảng hơn 30km)
SL-16.1: card cho cự ly dài (gần 60km).
Card Bus Termination (common card)
- Chức năng của card này là tạo các kết cuối điện tới bus đã định trên back-panael.
- Luôn bố trí bên cạnh Card ma trận.
Card EQUICO (commond card)
- Thực hiện chức năng phát hiện các trạng thái cảnh báo
- EQUICO thực hiện các chức năng điều khiển thiết bị:
+ Giao diện với CT1320 thông qua giao diện F.
+ Kết nối với hệ điều hành(OS: Operation System) thông qua giao diện Q3 trên card CONGI.
+ Kết nối với CT1320 ở xa thông qua kênh DCC.
(CT 1320 là một máy tính cài chương trình quản lý, điều khiển và vận hành thiết bị)
Card MATRIXN
Card MATRIXN thực hiện các chức năng:
- Kết nối các cổng(port).
- Đồng bộ thiết bị.
- Điều khiển Shelf.
- Giám sát hiệu suất.
Card Service
Card Service có chức năng:
- Quản lý các kênh AUX.
- Giao diện vào/ra tín hiệu đồng bộ.
- Quản lý EWO(thoại nghiệp vụ).
- Chỉ thị trạng thái vùng.
Card CONGI
Trong hai card CONGI, một card sẽ có chức năng CONtrol và một là giao diện chung và được gọi là
CONGI-A và CONGI-B. Khi hoạt động như CONGI-A các cổng sẽ được hoạt động còn CONGI-B
chỉ có cổng nguồn và cảnh báo toà nhà được kích hoạt.
Card ISA (intergrated service adaptor)
Card ISA có chức năng cung cấp các cổng FE cho một số loại đầu cuối như mạng LAN hay IP-
DSLAM. Các kết nối FE đó được cấu hình theo nhiều dạng khác nhau có thể là Port to Port hoặc
theo kiểu VLAN(Virtual LAN).
Để vận chuyển các tín hiệu Ethernet trên mạng SDH, nhà sản xuất sử dụng các thủ tục như
GFP(Generic Framing Procedure) và LAPS (Link acces procedure SDH) để xắp xếp các luồng
Ethernet vào các container ảo (VC) được vận chuyển trên mạng SDH.
1.2 Giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH ở Việt Nam
 Các giao diện dịch vụ hay truyền tải của thiết bị SDH/NG-SDH với hệ thống mạng SDH hay
WDM hiện nay chủ yếu ở mức STM-1/4/16/64 với các đặc điểm:

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 5
- Giao diện điện STM-1 (G.703): tuân theo tiêu chuẩn ngành TCN 68-175:1998 và dự thảo Qui
chuẩn về giao diện điện phân cấp số sắp ban hành 2008
- Giao diện quang (G.957,G.691): STM-1/4/16/64 tuân theo tiêu chuẩn ngành TCN 68-
173:1998 và dự thảo Qui chuẩn về giao diện thiết bị kết nối theo SDH-năm 2008.
 Các nhà khai thác mạng đều yêu cầu các đầu cuối kết nối vào mạng phải được hợp chuẩn, và
có đặc trưng sau:
o Các dịch vụ kênh thuê riêng chủ yếu là điểm- điểm, chất lượng cao thường được bảo
vệ bởi hệ thống truyền dẫn 1+1, hay Ring
o Cung cÊp c¸c giao diÖn PDH vµ SDH theo cÊu tróc ETSI: E1, E3,DS3,
E4 vµ STM-1/4/16/64.
o CÊu tróc tÝn hiÖu theo cÊu tróc ghÐp kªnh cña ETSI
o ChÕ ®é b¶o vÖ cã kh¶ n¨ng håi phôc m¹ng nhanh (<50ms) khi cã
mét sù cè ngoµi nót kÕt nèi tho¶ m·n yªu cÇu vÒ tÝnh s½n sµng
møc nhµ khai th¸c;
o VÒ giao diÖn: c¸c s¶n phÈm nµy ®Òu cã giao diÖn ®iÖn tu©n theo
khuyÕn nghÞ G.703, giao diÖn quang tu©n theo khuyÕn nghÞ ITU-T
G.957, giao diÖn ®ång bé tu©n theo ITU-T G.703.
o Về chất lượng tuân theo Tiêu chuẩn, sắp tới là Kênh thuê riêng cấu trúc phân cấp
số đồng bộ (SDH): Chất lượng kết nối
2 Tình hình cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng SDH trên mạng viễn thông Việt Nam
Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền
thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai
địa điểm cố định khác nhau.
Dịch vụ kênh thuê riêng đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm
giữa hai đầu cuối của khách hàng.
Lợi ích của việc sử dụng kênh thuê riêng:
- Chi phí thuê sử dụng dịch vụ cố định hàng tháng.
- Toàn quyền sử dụng kênh liên lạc liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
- Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế
- Dễ dàng quản lý và giám sát
- Tính bảo mật, và tính sẵn sàng cao (do không phải chia sẻ đường truyền)
- Đáp ứng mọi dịch vụ đa dạng: thoại (IP hoặc PSTN), fax, hình ảnh, truyền số liệu, hội nghị
truyền hình...
- Được hưởng lợi ích của dịch vụ trọn gói từ nhà cung cấp ( khảo sát, tư vấn, thiết kế, hỗ trợ
cung cấp thiết bị, bảo dưỡng, bảo trì)
Đặc tính kỹ thuật:
– Truyền dẫn theo thời gian thực, không bị trễ
– Tốc độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
– Cung cấp các kết nối theo tiêu chuẩn điểm- điểm, điểm - đa điểm
– Cung cấp giải pháp kết nối giữa các mạng LAN-WAN
Việc cung cấp kênh thuê riêng hiện nay được thực hiện theo hai kiểu:
- Cung cấp kết nối cố định: cung cấp các kênh kết nối vào mạng trong toàn bộ thời gian hợp
đồng.

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 6
- Cung cấp kết nối mềm: cung cấp/giải phóng các kết nối ngay khi có yêu cầu (thực hiện bằng
tay).
Các mạng truyền tải SDH/NG-SDH của các nhà cung cấp như VNPT, Viettel hiện đáp ứng được
nhiều loại hình kênh thuê riêng tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, tốc độ có thể đáp ứng
nx64Kb/s, E1, DS3, 155Mb/s, nxSTM1 thông qua các giao diện chuẩn với giao diện điện theo G.703
và giao diện quang theo G.957, bao gồm:
- Kênh thuê riêng nội hạt
- Kênh thuê riêng nội tỉnh
- Kênh thuê riêng liên tỉnh
- Kênh thuê riêng quốc tế
Với nhiều mô hình kết nối linh hoạt tùy theo yêu cầu của khách hàng, phụ thuộc vào ứng dụng
và kích cỡ mạng:
- M« h×nh §iÓm - §iÓm:
* TriÓn khai nhanh, ®¬n gi¶n
* Qu¶n lý dÔ dµng
* N©ng cÊp dung lîng thuËn tiÖn
* Chi phÝ tèn kÐm vµ kh«ng hiÖu qu¶ trong viÖc qu¶n lý khi më réng
* ¸p dông ®èi víi c¸c doanh nghiÖp nhá, Ýt chi nh¸nh

- M« h×nh §iÓm - §a ®iÓm


SERVICE PROVIDER
NTU
* HiÖu NTU
qu¶ trong viÖc qu¶n lý
* Gi¶m chi phÝ khi më réng m¹ng
* TriÓn khai phøc t¹p
* N©ng cÊp dung lîng phøc t¹p
*¸p dông ®èi víi c¸c doanh nghiÖp lín nhiÒu chi nh¸nh

NTU

SERVICE PROVIDER
NTU
Hiện, dịch vụ thuê kênh riêng trong nước và quốc tế của VNPT và Viettel đã và đang NTUđược nhiều rất
MUX/DEMUX
khách hàng sử dụng. Có thể kể đến các khách hàng lớn đang sử dụng dịch vụ thuê kênh viễn thông
trong nước và quốc tế hiện
NTU nay như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng Ngoại thương, Công ty cổ phần SaigonPostel, Hanoi Telecom, rất nhiều Bộ,
Ngành, Công ty nước ngoài như Intel, CISCO, NORTEL... Với sự phát triển của các dịch vụ mạng
riêng ảo và các dịch vụ ngân hàng (dịch vụ ATM), số lượng các kênh thuê riêng sẽ ngày càng tăng.
Điều đó sẽ dẫn đến nhu cầu chuẩn hóa đối với thiết bị đầu cuối nối vào mạng viễn thông công cộng
sử dụng kênh thuê riêng.
3 Kết luận
Đề tài: 124-09-KHKT-TC 7
Ở Việt nam các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel… đã triển khai rộng khắp công nghệ SDH/NG-
SDH, cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng, và với nhau theo các chuẩn viễn thông quốc tế.
Giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH hiện nay được triển khai chủ yếu ở
mức STM-1/4/16/64 và theo các tiêu chuẩn, qui chuẩn Quốc tế và Việt nam như sau:
+ Giao diện điện theo G.703: Qui chuẩn về đặc tính điện/ vật lý của các giao diện điện phân cấp; Và
qui chuẩn về giao diện kênh thuê riêng 2048kbit/s
+ Giao diện quang theo G.957, G.691: Qui chuẩn về giao diện quang cho thiết bị kết nối mạng SDH
(TCN 68-173:1998)
+ Chất lượng luồng số được qui định trong dự thảo qui chuẩn về lỗi bit của các đường truyền số và
cụ thể hoá trong các dự thảo qui chuẩn “Kênh thuê riêng cấu trúc phân cấp số đồng bộ (SDH): Chất
lượng kết nối”
Hiện nay ở Việt nam, các nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng SDH chủ yếu là VNPT và VietTel.
Các dịch vụ kênh thuê riêng SDH hiện nay được cung cấp đa dạng với nhiều tốc độ tùy theo nhu cầu
khách hàng từ 64kbit/s đến NSTM-1. Nhu cầu phát triển dịch vụ băng rộng ngày càng tăng thì việc
nâng cấp tốc độ và loại hình dịch vụ kênh thuê riêng ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách. Điều
đó cũng làm nảy sinh nhu cầu chuẩn hóa đối với thiết bị đầu cuối nối vào mạng viễn thông công
cộng sử dụng kênh thuê riêng.

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 8
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-
SDH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Trước khi đi vào xây dựng tiêu chuẩn cụ thể ở phần sau, trong phần này sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn
liên quan đến công nghệ SDH/NGSDH.
Các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ SDH được phân loại như trong Bảng NGHIÊN CỨU CÁC
TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM -2.
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -2: Các tiêu chuẩn liên quan tới công nghệ SDH
Khuyến nghị của Tiêu chuẩn ngành
Chủ đề Tiêu chuẩn ETSI
ITU-T TCN
Giao diện vật lý G.703 (10/98) TCN 68-172:1998
ETS 300 166
G.957 (06/99), Amd1(12/03) TCN 68-173:1998
ETS 300 232, ETS 300
G.692 (10/98) TCN 68-175:1998
232(A1)
K.41 (05/98)
ETS 300 166 (09/99)
G.691 (04/00)
G.805 (11/95), (03/00)
Kiến trúc mạng G.803 (06/97), (03/00) ETR 114
I.322 (02/99)
G.704 (10/98) TCN 68-177: 1998
G.707 (12/03) Dự thảo Giao thức
G.7041 (12/01), và cơ chế (GFP,
ETS 300 167 (08/93),
Amd1(06/02), Amd2(03/03), VCAT, LCAS) cho
Cấu trúc và sắp (09/99)
Corr1(03/03), Err1(07/03) phân cấp số đồng
xếp ETS 300 147 Ed.3
G.7042 (11/01), bộ thế hệ sau (NG-
ETS 300 337 Ed.2
Amd1(06/02), Corr1(03/03) SDH)
G.708 (10/98)
G.832 (10/98)
G.664 (06/99) EN 300 417-x-y (x=1-
G.781 (06/99) 7,9 y=1-2)
G.783 (10/00), Corr1(03/01), ETS 300 635
Đặc tính chức
Amd1(06/02), Corr2(03/03) ETS 300 785
năng thiết bị
G.958 (01/94) RE/TM-1042-x-1 (x=1-
G.705 (04/00) 5)
G.806 (04/0) MI/TM-4048 (9712)
An Toàn quang G.664 (06/99) -
Bảo vệ mạng G.841 (10/98), Corr1 (08/02) ETS 300 746
G.842 (04/97) ETS 300 417-1-1
G.808.1 (2003) ETS 300 417-3-1
M.2102 (03/00) ETS 300 417-4-1
TS 101 009

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 9
TS 101 010
RE/TM-1042
TR/TM-03070
Bảo vệ thiết bị M.3100 Amendment -
Khôi phục - DTR/TM-3076
EN 301 167
Quản lý thiết bị G.784 (06/99) EN 300 417-7-1
DE/TM-2210-3
Giao diện truyền
thông quản lý
G.773 (03/93)
G.774 (09/92), Corr.1(11/96),
(04/00)
G.774.01 (11/94),
Corr1(11/96), (04/00)
G.774.02 (11/94),
Corr1(11/96), (04/00) ETS 300 304 Ed.2
G.774.03 (11/94), ETS 300 484
Mô hình thông Corr1(11/96), (04/00) ETS 300 413
tin G.774.04 (07/95), ETS 300 411
Corr1(11/96), (04/00) ETS 300 493 prEN 301
G.774.05 (07/95), 155
Corr1(11/96), (04/00)
G.774.06 (04/00)
G.774.07 (11/96), (04/00)
G.774.08 (04/00)
G.774.09 (04/00)
G.774.10 (04/00)
G.831 (08/96), (03/97)
Quản lý mạng T.50 (09/92) ETS 300 810
G.85x.y (11/96)
Chất lượng G.826 (02/99) EN 301 167 TCN 68-177: 1998 ,
mạng, đặc tính G.827 (02/00) TCN 68-164:1997
lỗi G.827.1 (11/00)
G.828 (02/00)
G.829 (02/00)
M.2101 (02/00)
M.2101.1 (04/97)
M.2102 (02/00)
M.2110 (04/97)
M.2120 (04/97), (02/00)
M.2130 (02/00)
Đề tài: 124-09-KHKT-TC 10
M.2140 (02/00)
Đặc tính lỗi thiết G.783 (02/04) EN 300 417-x-1
bị G.784 (06/99) RE/TM-1042
G.813 (08/96) TCN 68-177: 1998 ,
G.822 (1988) TCN 68-164:1997
G.823 (03/93), (03/00)
EN 300 462-5-1 EN 302
Đặc tính Jitter & G.824 (03/93), (03/00)
084 (01/99)
Wander G.825 (03/93), (02/99)
DEN/TM-1079 (05/98)
G.783 (10/00), corr.
O.171 (04/97)
O.172 (03/99), (06/98)
EN 301 164 Dự thảo
Kênh thuê riêng M.13sdh (02/00)
EN 301 165
EN 300 462-1 TCN 68-177: 1998 ,
EN 300 462-2 TCN 68-171:1998
G.803 (06/97), (02/99)
EN 300 462-3 TCN 68-164:1997
G.810 (08/96)
EN 300 462-4
Đồng bộ G.811 (09/97)
EN 300 462-5
G.812 (06/98)
EN 300 462-6
G.813 (03/03)
EN 300 417-6-1
DEG/TM-01080 (03/99)
O.150
Tín hiệu thử -
O.181
ETS 300 814
Digital Video -
TR 101 200
Vì mạng viễn thông của Việt nam chủ yếu tuân theo các tiêu chuẩn của ITU-T và ETSI nên trong
phần dưới đây sẽ thực hiện tóm tắt các tiêu chuẩn điển hình của ITU-T liên quan đến SDH
4 Các tiêu chuẩn quốc tế
4.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện
ITU-T G.703 - Đặc tính điện/vật lý của các giao diện phân cấp số
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về đặc tính điện và vật lý của các giao diện tại phân cấp số như
qui định trong khuyến nghị G.702 (PDH) và G.707 (SDH), với mục đích nhằm kết nối các thành
phần của mạng truyền dẫn số.
Các giao diện phân cấp số được qui định trong khuyến nghị này bao gồm: giao diện tại tốc độ 64
kbit/s, 1544 kbit/s, 2048 kbit/s, 6312 kbit/s, 32064 kbit/s, 44736 kbit/s, 8448 kbit/s, 34368 kbit/s,
139264 kbit/s, giao diện đồng bộ 2048 kHz, giao diện 97728 kbit/s, 155520 kbit/s (STM-1e), 51840
kbit/s (STM-0).
4.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện
ITU-T G.957 - Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên quan đến phân cấp số đồng bộ
- Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH
được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 và làm việc trên sợi quang đơn mode G.652, G.653
và G.655
Đề tài: 124-09-KHKT-TC 11
- Mục đích của khuyến nghị này là đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH
được định nghĩa trong khuyến nghị G.783 để đạt được khả năng tương hợp ngang trên một
tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng
một tuyến truyền dẫn)
- Các chỉ tiêu trong khuyến nghị này được áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng
truyền dẫn sử dụng một sợi quang.
- Các chỉ tiêu về giao diện quang được qui định cho các loại hệ thống có trong bảng dưới đây:
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -3: Phân loại các giao diện quang theo ứng dụng và qui định
về mã ứng dụng của hệ thống (G.975)
Liên đài
Ứng dụng Nội đài
Tuyến ngắn Tuyến dài
Bước sóng nguồn 1310 1310 1550 1310 1550
phát danh định (nm)
Loại sợi quang Rec. Rec. Rec. Rec. Rec. Rec.
G.652 G.652 G.652 G.652 G.652 G.653
Rec.
G.655
Khoảng cách (km)a) 2  15  40  80
STM-1 I-1 S-1.1 S-1.2 L-1.1 L-1.2 L-1.3
Mức
STM-4 I-4 S-4.1 S-4.2 L-4.1 L-4.2 L-4.3
STM
STM-16 I-16 S-16.1 S-16.2 L-16.1 L-16.2 L-16.3
a)
Khoảng cách này được dùng để phân loại chứ không phải là chỉ tiêu kỹ thuật

Các tham số được qui định bao gồm:


- Chỉ tiêu đối với phần phát tại điểm S:
o Loại nguồn phát
o Đặc tính phổ nguồn phát
o Công suất phát trung bình
o Hệ số phân biệt
o Mặt nạ hình mắt
- Đường truyền giữa điểm S và R
o Dải suy hao
o Tán sắc
o Giá trị ORL tại S
o Phản xạ cực đại giữa S và R
- Phần thu ở điểm R
o Độ nhạy thu
o Mức quá tải
o Độ thiệt thòi luồng quang
o Phản xạ cực đại của bộ thu tại điểm R
TU-T G.691 - Giao diện quang cho các hệ thống đơn kênh quang STM-64, STM-256 và các hệ
thống SDH có sử dụng khuếch đại quang

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 12
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang nhằm đảm bảo tính tương hợp ngang của các
hệ thống:
- Hệ thống liên đài đơn kênh quang STM-4, STM-16 và STM-64 sử dụng tiền khuếch đại và
khuếch đại công suất quang.
- Hệ thống đơn kênh quang STM-64 nội đài và tuyến ngắn (SH) không sử dụng khuếch đại
quang
- Đối với hệ thống STM-256, các chỉ tiêu vẫn còn đang tiếp tục dược nghiên cứu
Việc sử dụng LA không nằm trong phạm vi của khuyến nghị này
Khuyến nghị này áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang
4.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ
ITU-T G.812 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ được sử dụng làm các đồng hồ
nút trong mạng đồng bộ
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng như đồng hồ nút trong
các mạng đồng bộ. Chức năng của đồng hồ nút là lựa chọn một trong các đường đồng bộ ngoài để
đưa vào trạm viễn thông như tín hiệu chuẩn đồng bộ, thực hiện giảm jitter và wander và sau đó được
phân phối đến các thiết bị khác trong trạm.
Khi hoạt động bình thường đồng hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp.
Với mục đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào. Khi tất cả các đường
vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút sẽ có khả năng duy trì hoạt động trong các
giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt động lưu giữ)
Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt (SASE) hoặc có thể là một phần của thiết bị khác như
tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH.
Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong khuyến nghị này cho 3 kiểu
đồng hồ:
- Đồng hồ kiểu I: chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân cấp 2048 kbit/s
- Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s
Ngoài ra, trong phụ lục A còn đề cập đến 3 kiểu đồng hồ khác là:
- Đồng hồ kiểu IV: được triển khai chủ yếu trong các mạng đã có hỗ trợ cho phân cấp 1544
kbit/s
- Đồng hồ kiểu V: được triển khai chủ yếu trong các nút chuyển tiếp có cả phân cấp 1544 và
2048 kbit/s
- Đồng hồ kiểu VI: được triển khai điển hình trong các nút mạng nội hạt đã có trên phân cấp
2048 kbit/s
Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm:
- Dung sai nhiễu:
Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được mà vẫn đảm bảo:
- Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định
- Không gây nên bất cứ cảnh báo nào
- Không làm cho đồng hồ chuyển đổi tham chiếu
- Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ
Trong mục này còn đề cập đến dung sai jitter và wander cho 3 kiểu đồng hồ loại I, II và III.
- Truyền tải nhiễu:
Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào. Chỉ
tiêu về mặt nạ trôi pha được qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 13
ITU-T G.813 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ trong thiết bị SDH (SEC)
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho đồng hồ sử dụng trong thiết bị SDH (SEC). Trong
trường hợp bình thường, đồng hồ này hoạt động bám theo PRC. Tuy nhiên thì đồng hồ này có thể sử
dụng nhiều đầu vào chuẩn, và trong trường hợp tất cả các nguồn chuẩn bị mất thì đồng hồ này sẽ
hoạt động ở chế độ lưu giữ.
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu cho 2 loại đồng hồ SEC:
- Loại 1: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 2048 kbit/s
- Loại 2: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 1544 kbit/s
Các chỉ tiêu đưa ra đối với SEC cũng tương tự như đối với SSU
4.4 Các tiêu chuẩn về jitter/wander
Các tiêu chuẩn liên quan đến jitter bao gồm: ITU-T G.823, G.825 và ITU-T G.783
ITU-T G.823 - Yêu cầu về jitter và wander trong các mạng số dựa trên phân cấp số 2048 kbit/s
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về jitter và wander xuất hiện tại các giao diện nút mạng (NNI)
của phân cấp số cận đồng bộ (PDH) và các mạng đồng bộ dựa trên tốc độ bit phân cấp mức 1: 2048
kbit/s
Đối với giao diện lưu lượng, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:
- Giới hạn mạng đối với giá trị jitter và wander đầu ra tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s
- Dung sai jitter và wander đầu vào tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s
Đối với giao diện đồng bộ, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:
- Giới hạn mạng đối với giá trị jitter và wander đầu ra tại các giao diện đồng bộ. Cụ thể là:
- Giới hạn mạng đối với giá trị jitter đầu ra tại các giao diện 2048 kHz và 2048 kbit/s cho các
đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH. Các giá trị giới hạn này được cho trong
bảng 5 của G.823 với thời gian đo là 60 s
- Giới hạn mạng đối với giá trị wander đầu ra tại các giao diện của các đồng hồ PRC, SSU,
SEC và giao diện đồng bộ PDH biểu thị thông qua 2 tham số MTIE và TDEV. Các giá trị này
được cho trong các bảng từ 6 đến 13 của ITU-T G.823
- Dung sai jitter và wander tại đầu vào của các giao diện đồng bô. Các giá trị này được tham chiếu
đến dung sai jitter và wander đầu vào cho các cổng đầu vào đồng hồ kiểu I của ITU-T G.812 cho
các thiết bị có chức năng SSU, và chọn lựa 1 của ITU-T G.813 cho các thiết bị có chức năng SEC
ITU-T G.825 - Yêu cầu về jitter và wander trong các mạng số dựa trên phân cấp số đồng bộ SDH
Khuyến nghị này đưa các tham số và các giá trị liên quan nhằm kiểm soát tốt lượng jitter và wander
tại các giao diện mạng - mạng SDH (NNI), bao gồm:
- Giới hạn mạng cực đại đối với giá trị jitter và wander
- Dung sai jitter và wander tối thiểu của thiết bị đối với các giao diện lưu lượng và giao diện
đồng bộ dựa trên phân cấp số đồng bộ (SDH)
Cụ thể như sau:
- Giới hạn mạng cho jitter: đề cập đên jitter cho phép lớn nhất tại các giao diện STM-1, STM-
4, STM-16, STM-64
- Giới hạn mạng cho wander: các giao diện STM-N được coi là các giao diện đồng bộ. Giới
hạn mạng cho wander tại các giao diện đồng bộ này được tham chiếu đến khuyến khuyến
nghị G.823
- Dung sai wander tại các cổng vào STM-N: với các giao diện STM-N được sử dụng như là
giao diện đồng bộ được tham chiếu đến khuyến nghị G.812, G.813 (tức là phải đáp ứng các
chỉ tiêu dung sai wander qui định trong khuyến nghị G.812, G.813)

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 14
ITU-T G.783 - Đặc tính các khối chức năng của thiết bị SDH
Trong khuyến nghị này có đề cập các chỉ tiêu về jitter sinh ra do quá trình sắp xếp các tín hiệu nhánh
G.703 (PDH) vào trong các container của khung SDH G.707 và các chỉ tiêu đối với jitter kết hợp.
Jitter kết hợp ở đây được hiểu là bao gồm jitter sắp xếp và jitter do quá trình dịch chuyển con trỏ gây
nên.
Khuyến nghị này cũng đưa ra qui định đối với chuỗi thử con trỏ được sử dụng để đo jitter kết hợp
4.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi
ITU-G.826 Tham số và chỉ tiêu chất lượng lỗi cho các luồng và kết nối số quốc tế tốc độ bit không
đổi
Phiên bản đầu tiên của G.826 ra đời vào tháng 7/1983. Phiên bản này có tên là “Tham số và chỉ tiêu
chất lượng cho luồng số quốc tế có tốc độ bit không đổi lớn hơn hoặc bằng tốc độ cơ sở (1544 hoặc
2048 kbit/s)”
Đến tháng 12/2002 một phiên bản mới của G.826 đã ra đời với tên là “Tham số và chỉ tiêu chất
lượng cho các luồng và kết nối số quốc tế tốc độ bit không đổi”. Với phiên bản mới này, G.826 đã
mở rộng phạm vi áp dụng của mình cho cả các luồng/kết nối có tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ sở (vì vậy
khuyến nghị G.821 chỉ được áp dụng cho các kết nối giữa các thiết bị được sản xuất trước 2002)
Các chỉ tiêu được đưa ra trong khuyến nghị này không phụ thuộc vào mạng vật lý cung cấp luồng và
kết nối. Các chỉ tiêu này phải được đảm bảo cho cả 2 hướng truyền dẫn của luồng / kết nối.
Với các luồng số làm việc tại tốc độ bit lớn hơn hoặc bằng tốc độ bit cơ sở, các chỉ tiêu đưa ra trong
khuyến nghị này được dựa trên khái niệm đo lỗi khối sử dụng các mã phát hiện lỗi có sẵn trong
luồng cần kiểm tra. Nhờ đó có thể thực hiện đo trong quá trình khai thác dịch vụ. Còn đối với các kết
nối số có tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ sở của phân cấp số, các chỉ tiêu đưa ra dựa trên khái niệm đo lỗi
bit và vì vậy không hỗ trợ việc đo trong quá trình khai thác dịch vụ.
Các tham số chất lượng được đưa ra bao gồm: ESR, SESR, BBER. Thời gian đo các tham số này
được khuyến nghị là 1 tháng. Trên bảng dưới đây là các chỉ tiêu chất lượng được qui định cho
luồng số quốc tế giả định chuẩn 27500 km.
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -4: Chỉ tiêu chất lượng cho các luồng/kết nối số quốc tế giả
định chuẩn 27500 km
Kết nối Luồng
Tốc độ 64 kbit/s đến 1.5 to 5  5 to 15  15 to 55  55 to 160  160 to 3500
(Mbit/s) tốc độ bit cơ
sở
Bits/block - 800-5000 2000-8000 4000-20 000 6000-20 000 15 000-30 000
(Note 2)
ESR 0.04 0.04 0.05 0.075 0.16 (Note 3)
SESR 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002
BBER - 2  10–4 2  10–4 2  10–4 2  10–4 10–4

ITU-T G.828 Tham số và chỉ tiêu chất lượng cho các luồng SDH quốc tế tốc độ bit không đổi
Khuyến nghị này ra đời tháng 3/2000 nhằm giải quyết các hạn chế của G.826 khi áp dụng cho việc
đánh giá chất lượng lỗi của các luồng SDH. Khác biệt của G.828 so với G.826 được thể hiện ở các
điểm sau:

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 15
- Các chỉ tiêu đưa ra trong khuyến nghị này được xác định cụ thể cho từng luồng SDH (trong
G.826, các chỉ tiêu được qui định cho 1 dải tốc độ).
- Bên cạnh các tham số chất lượng như của G.826 (ESR, SESR, BBER), G.828 còn đưa thêm tham
số SEPI (với sự kiện lỗi SEP được định nghĩa là chu kỳ mà trong đó có tối thiểu 3 (nhưng ít hơn
9) SES xuất hiện liên tiếp). Tuy nhiên các giá trị của tham số này vẫn được ITU tiếp tục nghiên
cứu.
ITU-T G.829 Các sự kiện chất lượng lỗi cho đoạn lặp và đoạn ghép kênh
Khuyến nghị G.829 ra đời vào tháng 12/2002. Khuyến nghị này định nghĩa các sự kiện và cấu trúc
khối liên quan đến đặc tính lỗi của đoạn lặp và đoạn ghép kênh SDH. Đối với các sự kiện định nghĩa
trong khuyến nghị này chỉ áp dụng cho các hệ thống vô tuyến và hệ thống vệ tinh.
- Các sự kiện chất lượng lỗi được định nghĩa cho đoạn ghép kênh bao gồm EB, ES, SES. Với
các sự kiện EB, ES, định nghĩa các sự kiện này giống như trong khuyến nghị G.826. Riêng
đối với SES thì mức ngưỡng được qui định là X%, với giá trị của X là tuỳ thuộc vào tốc độ
của hệ thống như sau (trong G.826 và G.828 giá trị này là 30% EB):
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -5 Giá trị ngưỡng SES đối với đoạn ghép kênh và đoạn lặp
SDH
Tốc độ bit STM-0 STM-1 STM-4 STM-16 STM-64
Giá trị X đối với đoạn 15%EBs 15%EBs 25%EBs 30%EBs 30%EBs
ghép kênh
Giá trị X đối với đoạn 10%EBs 30%EBs 30%EBs 30%EBs
trạm lặp
ITU-T M.2110 Hoà mạng hệ thống truyền dẫn, đoạn và luồng
Khuyến nghị này đưa ra qui trình hoà mạng các thực thể truyền dẫn trong môi trường có nhiều nhà
khai thác. Các thực thể truyền dẫn ở đây bao gôm luồng, đoạn và hệ thống truyền dẫn. Qui trình hoà
mạng ở đây được phân biệt cho 2 trường hợp: đối với hệ thống có/không có khả năng giám sát trong
quá trình khai thác dịch vụ (ISM).
Theo khuyến nghị này để hoà mạng các thực thể truyền dẫn cần phải thực hiện một số các phép đo.
Các phép đo này ghi lại số các sự kiện chất lượng xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và
so sánh kết quả này với các giá trị giới hạn. Các giá trị giới hạn này là khác nhau đối với các sự kiện
chất lượng và với các phép đo khác nhau. Các phép đo khác nhau ở đây là phép đo kiểm tra tính liên
tục của tuyến (thời gian đo tối đa là 15 phút), đo 15 phút, đo 2 h và đo 24 h phải được áp dụng cho
từng hướng truyền dẫn. Bất cứ khi nào có thể, nên sử dụng cấu hình đo cho cho từng hướng truyền
dẫn riêng biệt (tức là không thực hiện đấu vòng tại đầu xa trong quá trình đo).
ITU-T M.2101 - Giới hạn chất lượng cho hoà mạng và bảo dưỡng luồng và đoạn ghép kênh
SDH
Trong rất nhiều trường hợp, việc đo trong thời gian 1 tháng là không thể thực hiện được. Vì vậy
khuyến nghị M.2101 đã đưa ra các giới hạn về chất lượng cho các khoảng thời gian đo ngắn hơn.
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -6 dưới đây tóm tắt phạm vi áp dụng của các khuyến nghị liên quan
đến đánh giá chất lượng lỗi

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 16
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -6 Phạm vi
áp dụng của các khuyến nghị liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi
Stt Khuyến Ứng dụng Đối tượng Tốc độ bit Tốc độ bit max Thời gian Cơ chế phát Các tham số
nghị min đánh giá hiện lỗi chất lượng
1 G.821 Đánh giá chất Kết nối 64 kbit/s 31(24) x 64 30 ngày Lỗi bit ESR, SESR
lượng lỗi trong N x 64 kbit/s kbit/s
thời gian dài
(OOS)
2 G.826 Đánh giá chất Luồng 64 kbit/s 3500 Mbit/s 30 ngày Lỗi khối đối ESR, SESR,
lượng lỗi trong PDH/SDH/cel (VC-4-4c) với luồng, lỗi BBER
thời gian dài l-based, kết bit đối với
(OOS/ISM) nối n.64 kbit/s kết nối
3 G.828 Đánh giá chất Luồng SDH VC-11 VC-4-64c 30 ngày Lỗi khối ESR, SESR,
lượng lỗi trong BBER, SEPI
thời gian dài
(OOS/ISM)
4 G.829 Định nghĩa các Đoạn SDH Sub-STM-0 STM-64 Lỗi khối
sự kiện lỗi
5 M.2101 Giới hạn BIS Luồng, đoạn VC-11, STM- VC-4-64c 15 phút, Lỗi khối ESR, SESR,
ISM/OOS SDH 0 STM-64 2h, 24h, 7 BBER, SEPI
(SDH) ngày

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 17
Ghi chú:
1. Các chỉ tiêu đưa ra trong các khuyến nghị này yêu cầu phải được đảm bảo đối với cả 2
hướng truyền dẫn
4.6 Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng
EU đã đưa ra các qui định, mang tính chất qui phạm bắt buộc áp dụng cho các nước thành
viên về kênh thuê riêng sử dụng trong viễn thông: từ kênh analog, 64kbit/s, 2048kbit/s và
SDH. Về kênh thuê riêng SDH, EU áp dụng theo 2 tiêu chuẩn:
- ETSI EN 301 164: "Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital
Hierarchy (SDH); SDH leased lines; Connection characteristics".
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và các phép đo cụ thể về chất lượng kênh
thuê riêng cấu trúc vc-12, vc-2, vc-3, vc-4
- EN 301 165: "Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital Hierarchy
(SDH): SDH leased lines; Network and terminal interface presentation".
Tiêu chuẩn này đưa ra danh sách các yêu cầu mang tính chất tham chiếu đến các tiêu chuẩn
khác như về giao diện điên/ quang ( G.703, G.957), cấu trúc ghép kênh (G.707)…
4.7 Các tiêu chuẩn khác
- ITU-T G.781 Cấu trúc các khuyến nghị về thiết bị đối với phân cấp số đồng bộ (SDH)
- ITU-T G.782 Kiểu và đặc tính chung của các thiết bị SDH
- ITU-T G.783 Đặc tính của các khối chức năng trong thiết bị SDH
- ITU-T G.784 Quản lý SDH
- ITU-T G.832 Truyền tải của các phần tử SDH trong mạng PDH - cấu trúc khung và
cấu trúc ghép kênh
- ITU-T G.841 Kiểu và đặc tính của các kiến trúc bảo vệ mạng SDH
- ITU-T O.171 Thiết bị đo jitter và wander cho các hệ thống số dựa trên phân cấp số
đồng bộ
- ITU-T O.181 Thiết bị đánh giá chất lượng lỗi trên giao diện STM-N
5 Các qui chuẩn, tiêu chuẩn ngành
Bảng NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN SDH/NG-SDH
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM -7 : Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến SDH và phục vụ
kết nối mạng
TT Tên qui, tiêu chuẩn kỹ thuật Mã số
Về hệ thống, công nghệ SDH/NG-SDH
1 Hệ thống thông tin quang và vi ba SDH - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-177:1998
Dự thảo Giao thức và cơ chế (GFP, VCAT, LCAS) cho phân
2
cấp số đồng bộ thế hệ sau (NG-SDH
Về giao diện
Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH TCN 68-173:1998
3
- Yêu cầu kỹ thuật
4 Giao diện kết nối mạng - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-172:1998
5 Các giao diện điện phân cấp số - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-175:1998
Về đồng bộ và chất lượng
6 Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-171:1998
7 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu TCN 68-164:1997

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 18
kỹ thuật và Quy trình đo kiểm
Về Kênh thuê riêng
8 Dự thảo Qui chuẩn chất lượng luồng số SDH 95-07-KHKT-TC
5.1 Tiêu chuẩn TCN 68-177: Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thông tin quang và viba SDH
tốc độ 155 Mbit/s, 622 Mbit/s và 2.5 Gbit/s
Đối với phần hệ thống thông tin quang SDH tiêu chuẩn này đề cập đến các nội dung sau:
- Qui định về cấu trúc ghép kênh (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.707)
- Chỉ tiêu giao diện vật lý
- Chỉ tiêu giao diện điện (STM-1e) (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.703)
- Chỉ tiêu giao diện quang cho các hệ thống đơn kênh tốc độ STM-1, STM-4, STM-16
với các ứng dụng I, S, L, V, U trên các sợi G.652, G.653, G.655 (dựa trên các khuyến
nghị của ITU-T G.957, G.691)
- Chỉ tiêu giao diện quang cho các hệ thống đa kênh quang (dựa trên khuyến nghị ITU-
T G.692)
- Chỉ tiêu về chất lượng truyền dẫn:
- Chỉ tiêu về jitter và wander (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.825)
- Chỉ tiêu về đặc tính lỗi hệ thống (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.826)
- Yêu cầu về đồng bộ (dựa trên các khuyến nghị ITU-T G.811, G.812, G.813)
- Yêu cầu về quản lý (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.784)
5.2 Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống
truyền dẫn SDH
Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của ITU-T G.957 và ITU-T G.691.
Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết đối với giao diện quang cho các thiết
bị và hệ thống thông tin quang SDH sử dụng trên mạng viễn thông Việt nam.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống đơn kênh quang và trong đó mỗi hướng truyền
dẫn sử dụng một sợi quang. Đối với các hệ thống có khuếch đại quang, tiêu chuẩn này chỉ áp
dụng cho các hệ thống sử dụng khuếch đại công suất và/hoặc thiết bị tiền khuếch đại.
Các chỉ tiêu đưa ra trong tiêu chuẩn này bao gồm:
- Tiêu chuẩn giao diện quang đối với các hệ thống không sử dụng khuếch đại quang
(STM-1, STM-4, STM-16, STM-64) với các ứng dụng I, S, L trên các sợi G.652, G.653,
G.655
- Tiêu chuẩn giao diện quang đối với các hệ thống có sử dụng khuếch đại quang (STM-
4, STM-16, STM-64) với các ứng dụng V, U trên các sợi G.652, G.653, G.655
Bản dự thảo tiêu chuẩn này đã được rà soát chỉnh sửa bổ sung trên cơ sở kết quả đề tài: RÀ
SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ,Mã số: 95 – 06 – KHKT – TC
5.3 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 và TCN 68-175:199: tiêu chuẩn về giao diện
điện kết nối mạng
TCN 68-172:1998, Giao diện kết nối mạng do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 29 tháng 9
năm 1998.
TCN 68-172:1998 quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các giao diện tín hiệu số tốc độ 2048
kbit/s và giao diện tín hiệu đồng bộ 2048 kHz .

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 19
Khuyến nghị này quy định các yêu cầu về giao diện điện/vật lý của phân cấp số.
Khuyến nghị ITU-T G.703 được bổ sung sửa đổi năm 2001.
TCN 68-175:1998, Các giao diện điện phân cấp số do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 19
tháng 12 năm 1998
Tiêu chuẩn TCN 68-175:1998 trình bày các yêu cầu về đặc tính điện của các đường truyền số
tốc độ 64 kbit/s, 2048 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, 155520 kbit/s và 2048 kHz áp dụng
với mạng viễn thông Việt Nam.
5.4 TCN 68-171:1998: Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ - Yêu cầu kỹ thuật, quy định những yêu cầu tối
thiểu cho đồng hồ chủ để cấp tín hiệu đồng bộ cho mạng số. TC này do Tổng cục Bưu điện
ban hành ngày 29 tháng 9 năm 1998.
Các tài liệu gốc:
- ITU-T G.811, Timing characteristics of primary reference clocks
Khuyến nghị này đưa ra những yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị định thời được sử
dụng như các đồng hồ chủ trong các mạng đồng bộ. Các mạng này bao gồm các Mạng điện
thoại công cộng (PSTN) và các mạng Phân cấp số đồng bộ (SDH).
Khuyến nghị ITU-T G.811 được xem xét bởi nhóm nghiên cứu 13 của ITU-T (1997-
2000) và đã được phê chuẩn vào ngày 19 tháng 9 năm 1997.
- ETSI EN 300 462-6-1 V1.1.1 (1998-05) Transmission and Multiplexing (TM); Generic
requirements for synchronization networks; Part 6-1: Timing characteristics of primary
reference clocks.
Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu cho Đồng hồ tham chiếu sơ cấp (PRC) phù hợp cho
cung cấp đồng bộ tới các mạng số.
5.5 TCN 68-164:1997: Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ
thuật và Quy trình đo kiểm,
TCN 68-164:1997, Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số – Yêu cầu kỹ thuật và
quy trình đo kiểm, được Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1997.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đường truyền dẫn số PDH (2, 8, 34, 140 Mbit/s), SDH (155,
622, 2500 Mbit/s) và các đấu nối chuyển mạch số 64 kbit/s đối với độ dài quy chuẩn.
Các tài liệu được áp dụng:
- ITU-T G.821 (12/2002), Error performance of an international digital connection operating
at a bit rate below the primary rate and forming part of an Integrated Services Digital Network
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu lỗi của các kểt nối số chuyển mạch kênh N x 64 kbit/s
được sử dụng cho lưu lượng thoại hoặc như “Kênh mang” cho các dịch vụ kiểu dữ liệu.
Khuyến nghị ITU-T G.821 được xem xét bởi nhóm nghiên cứu 13 của ITU-T (2001-2004) và
đã được phê chuẩn vào ngày 14 tháng 12 năm 2002.
- ITU-T G.823 (03/2000), The control of jitter and wander within digital networks which are
based on 2048 kbit/s
Khuyến nghị này đưa ra các giới hạn mạng lớn nhất về rung pha và trôi pha không được vượt
quá và dung sai tối thiểu của thiết bị đối với rung pha và trôi pha được cung cấp tại các giao
diện truyền tải hoặc giao diện đồng bộ được dựa trên phân cấp 2048 kbit/s.

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 20
Khuyến nghị ITU-T G.823 được xem xét bởi nhóm nghiên cứu 13 của ITU-T (1997-2000) và
đã được phê chuẩn vào ngày 10 tháng 3 năm 2000.
- ITU-T G.826 (12/2002), End-to-end error performance parameters and objectives for
international, constant bit-rate digital paths and connections
Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu lỗi đầu cuối – đầu cuối cho:
Các đường số hoạt động với tốc độ bít tại hoặc trên tốc độ cơ sở; Các kết nối số chuyển mạch
kênh N x 64 kbit/s.
Khuyến nghị ITU-T G.826 được xem xét bởi nhóm nghiên cứu 13 của ITU-T (2001-2004) và
đã được phê chuẩn vào ngày 14 tháng 12 năm 2002.
5.6 Dự thảo Qui chuẩn Kênh thuê riêng cấu trúc phân cấp số đồng bộ (SDH): Chất lượng
kết nối
Tài liệu cơ sở là tiêu chuẩn ETSI về kênh thuê riêng.
- ETSI EN 301 164: "Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital
Hierarchy (SDH); SDH leased lines; Connection characteristics".
Qui chuẩn này được xây dựng theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn (có chỉnh sửa theo
qui định Qui chuẩn Quốc gia và tham chiếu tới các TCVN đã được xây dựng theo Tiêu chuẩn
quốc tế)
Các yêu cầu chính
Tiêu chuẩn chất lượng kênh thuê riêng SDH của ETSI được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn
và khuyến nghị ITU khác và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho các tham số của kênh cấu trúc vc-
12, vc-2, vc-3, vc-4, bao gồm:
Dung sai định thời của Công ten nơ ảo: bao gồm các yêu cầu cụ thể về định thời của
tín hiệu phù hợp với các tiêu chuẩn về đồng bộ, định thời trong SDH như G.813,
G.825 hay như trong TCN 68-164:1997 và TCN 68-177:1998; và về con trỏ như
G.783
Trễ truyền: các yêu cầu tối thiểu về độ trễ lớn nhất của tín hiệu truyền trên kênh thuê
riêng được xác định trên cơ sở yêu cầu về chất lượng dịch vụ lớp trên
Rung pha: các yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn về rung pha tại các giao diện theo
các chuẩn G.825 hay TCN 68-177:1998 bao gồm các yêu cầu: dung sai Rung pha đầu
vào lớn nhất, Rung pha đầu ra của kênh thuê riêng phải tối thiểu đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn tại giao diện tương ứng
Khả năng truyền tải thông tin: yêu cầu truyền tải thông tin trong suốt đảm bảo theo
cấu trúc chuẩn của SDH và đưa ra các tín hiệu cảnh báo tối thiểu phải có khi kênh thuê
riêng có sự cố.
Đặc tính lỗi: để phù hợp với điều kiện áp dụng trng thực tế, các yêu cầu cụ thể cho
các tham số đặc tính lỗi được xác định trong thời gian đo thử 24 giờ. Các yêu cầu này
được xác định cụ thể trên cơ sở các chỉ tiêu chuẩn đo trong 1 tháng theo G.826 và các
giới hạn đo ngắn hạn theo M.2100 (TCN 68-164:1997 và TCN 68-177:1998)
5.7 Dự thảo Tiêu chuẩn Giao thức và cơ chế (GFP, VCAT, LCAS) cho phân cấp số đồng
bộ thế hệ sau (NG-SDH)

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 21
Dự thảo tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng có sửa đổi của khuyến
nghị ITU G.7041, G.7042, G.707 (phần 10.6, phần 11.2, 11.4) của Liên minh Viễn thông
Quốc tế ITU
Dự thảo bao gồm các nội dung sau:
- Yêu cầu kỹ thuật cho thủ tục định dạng khung chung (GFP)
- Yêu cầu kỹ thuật cho liên kết ảo các VC (VCAT)
- Yêu cầu kỹ thuật cho cơ chế điều chỉnh dung lượng tuyến (LCAS) cho các liên kết
ảo
6 Kết luận:
Sau khi rà soát, nghiên cứu các tiêu chuẩn của ITU-T, ETSI, và của Ngành BC-VT có liên
quan đến công nghệ SDH, đề tài đi đến một số kết luận như sau:
- Các tiêu chuẩn ngành về mạng quang hầu hết dựa trên các khuyến nghị, tiêu chuẩn
ITU-T và ETSI. Các khuyến nghị, tiêu chuẩn của ITU-T và ETSI mà các tiêu chuẩn này áp
dụng và biên soạn đã được cập nhật và bổ xung mới. Và Bộ BC_VT đã và đang tiếp tục cho
rà soát và cập nhật bổ sung mới các tiêu chuẩn ngành tương đương.
- Các tiêu chuẩn Ngành hiện nay liên quan đến SDH bao gồm: tiêu chuẩn về giao diện
quang/ điện, tiêu chuẩn về chất lượng đồng bộ, tiêu chuẩn về hệ thống, dự thảo qui chuẩn về
chất lượng kênh thuê riêng…
- Ở Việt Nam, mặc dù hiện nay đã có tiêu chuẩn về hệ thống SDH (TCN 68-177-1998)
nhưng theo rà soát ở trên ta thấy có một số vấn đề sau:
+ Bố cục tiêu chuẩn không hợp lý
+ Nội dung phần cấu trúc hệ thống và hệ thống thông tin quang SDH trùng
với nội dung của các tiêu chuẩn khác hiện đã ban hành. Cụ thể như sau:
TCN 68-177-1998 Tiêu chuẩn tham chiếu Ghi chú
1. Phạm vi áp dụng
2. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết
tắt
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật
3.1. Yêu cầu cấu trúc hệ thống
3.1.1 Quy định cấu trúc ghép kênh G.707 /Y.1322 (2000)
Amendment 3 (04/03)
3.1.2 Quy định cấu trúc khung G.707/Y.1322 (2000)
Amendment 3 (04/03),
3.1.3 Quy định phân cấp tốc độ G.707/Y.1322 (2000) Đã có trong TCN 68-
Amendment 3 (04/03) 175:1998 “Các giao diện
điện phân cấp số - Yêu cầu
kỹ thuật”
3.1.4 Các quy định về các tín hiệu
STM-N có cấu trúc ghép kênh khác
nhau
3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống thông
tin quang SDH
3.2.1 Chỉ tiêu giao diện vật lý G.703, Đã có trong TCN 68-

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 22
175:1998 “Các giao diện
điện phân cấp số - Yêu cầu
kỹ thuật”
3.2.1.1 Chỉ tiêu giao diện điện Đã có trong TCN 68-
175:1998 “Các giao diện
điện phân cấp số - Yêu cầu
kỹ thuật”
3.2.1.2 Chỉ tiêu giao diện quang G.957 Đã có trong TCN 68-
173:1998 “Giao diện quang
cho các thiết bị và hệ thống
truyền dẫn SDH - Yêu cầu
kỹ thuật”
+ Nội dung của phần tiêu chuẩn cho hệ thống viba SDH cũng trùng với nội dung của các tiêu
chuẩn ngành khác (Tham khảo đề tài “RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH
SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM“, mã số 95 – 06 – KHKT
– TC)
- Hiện nay ngành chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho giao diện mạng theo phân cấp số đồng
bộ SDH.
Do vậy, nhóm thực hiện đề tài khuyến nghị:
- Hủy bỏ tiêu chuẩn TCN 68-177-1998
- Xây dựng tiêu chuẩn mới cho hệ thống SDH
- Tiêu chuẩn xây dựng mới là tiêu chuẩn giao diện mạng cho phân cấp số SDH
nhằm đảm bảo các thiết bị và mạng SDH/NGSDH của nhà khai thác kết nối được với
nhau và tiến tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng. Tiêu
chuẩn này sẽ đưa ra các quy định về cấu trúc khung và logic của tín hiệu tại giao diện.

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 23
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ GIAO DIỆN MẠNG STM-N
THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH
7 Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn
7.1 Lý do:
- Các tổ chức chuẩn quốc tế như ITU và ETSI liên tục cập nhật các tiêu chuẩn về
SDH/NGSDH. Từ năm 1988 đến nay, đã đưa ra 7 phiên bản cho khuyến nghị ITU G.707
“Network node interface for the synchronous digital hierarchy“.
- Các nhà quản lý trên thế giới cũng lựa chọn và áp dụng tiêu chuẩn như ESTI, EU, IDA
singapore, ….cho việc áp dụng và kết nối giữa các thiết bị và hệ thống.
- Các hãng cung cấp thiết bị SDH/NGSDH cũng đều công bố tuân thủ theo tiêu chuẩn G.707
- Các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel, EVNTelecom… đã triển khai rộng khắp công
nghệ SDH/NGSDH, cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng, và với nhau theo các
chuẩn viễn thông quốc tế.
- Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành và đang xây dựng một số tiêu chuẩn về SDH như:
+ 2 Qui chuẩn về giao diện vật lý về quang và điện SDH (theo G.957 và G.703.) qui định
về mức của tín hiệu là chủ yếu
+ 1 Qui chuẩn chất lượng kênh thuê riêng Qui định chất lượng kết nối
+ Qui chuẩn về lỗi bit của các đường truyền dẫn số
+ Dự thảo TCVN về các giao thức NG-SDH
- Ở Việt Nam đã có TCN về thống SDH, nhưng do tiêu chuẩn này được biên soạn từ lâu, nội
dung chưa được cập nhật và trùng với các tiêu chuẩn ngành khác, nên phần rà soát đã đề nghị
huỷ bỏ và đề nghị xây dựng mới tiêu chuẩn khác thay thế.
Trong các đề tài nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn trước đây đã xác định: Để đảm bảo các
thiết bị và mạng SDH/NGSDH của nhà khai thác kết nối được với nhau và tiến tới sự thống
nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng, cần có tiêu chuẩn về giao diện STM-
N trong các hệ thống SDH/ NG SDH bao gồm:
+ Tiêu chuẩn qui định về cấu trúc khung và logic của tín hiệu tại giao diện, bao gồm các
yêu cầu: (dựa theo G.707)
Cấu trúc khung STM-N
Cấu trúc ghép kênh và sắp xếp tín hiệu nhánh vào VC-n
Con trỏ và các byte mào đầu
Liên kết các contenơ ảo VC-n
+ Tiêu chuẩn qui định về định thời của tín hiệu tại giao diện, bao gồm jitter và wander
(dựa theo G.823 cho giao diện PDH và G.825 cho giao diện SDH)
- Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng: Cần có tiêu chuẩn TCVN về giao diện SDH phục vụ
cho việc đảm bảo sự kết nối thiết bị và mạng của các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ cho
khách hàng.
7.2 Mục đích:
Tiêu chuẩn này làm sở cứ cho việc đánh giá, đảm bảo kết nối giữa các thiết bị và giữa các
mạng SDH/NG-SDH; cũng như giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê
riêng SDH

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 24
8 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn
Nhóm thực hiện đã xây dựng tiêu chuẩn này chủ dựa trên khuyến nghị ITU-T G.707/Y.1322.
Đây là tài liệu được các hãng cung cấp thiết bị tuân thủ. Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài còn
sử dụng thêm khuyến nghị G.780/Y.1351 cho phần 3 (Định nghĩa và thuật ngữ).
8.1 ITU-T G.707/Y.1322
Khuyến nghị ITU-T G.707/Y.1322 đưa ra các yêu cầu cho các tín hiệu STM-N tại giao diện
phân cấp số đồng bộ SDH. Phiên bản mới nhất của khuyến nghị này được đưa ra vào tháng
1/2007.
Khuyến nghị ITU-T G.707/Y.1322 gồm các nội dung chính sau:
- Qui định về các nguyên tắc ghép kênh cơ bản, gồm: cấu trúc ghép kênh, cấu trúc
khung cơ sở, phân cấp tốc độ, kết nối các tín hiệu STM-N, trộn tín hiệu, giao diện
vật lý của NNI
- Qui định về phương pháp ghép kênh, gồm: ghép kênh khối quản lý vào STM-N,
ghép kênh các khối nhánh vào VC-4 và VC-3, đánh số AU-n và TU-n
- Qui định về các con trỏ, gồm: con trỏ AU-n, con trỏ TU-3, con trỏ TU-2, TU-12 và
TU-11
- Qui định về các byte mào đầu, gồm:các loại mào đầu, mô tả SOH, mô tả POH
- Qui định về sắp xếp các tín hiệu nhánh vào VC-n/VC-m, gồm: Sắp xếp các tín hiệu
loại G.702, sắp xếp các tế bào, sắp xếp các tín hiệu định khung HDLC, sắp xếp
DQDB vào VC-4, sắp xếp cận đồng bộ FDDI tốc độ 125 000 kbit/s vào VC-4, sắp
xếp các khung GFP, sắp xếp cận đồng bộ ODUk vào một C-4-X được truyền tải qua
một VC-4-Xv
- Qui định về liên kết VC, gồm: Liên kết liên tục X lần VC-4 (VC-4-Xc, X = 4, 16,
64), Liên kết ảo X lần VC-3/VC-4 (VC-3-Xv/VC-4-Xv, X = 1 ... 64), Liên kết liên
tục X lần VC-2 trong VC-3 bậc cao (VC-2-Xc, X = 1 … 7), Liên kết ảo của X
khung VC-11/12/2.
- 8 phụ lục chính nằm trong nội dung của khuyến nghị, gồm: Phụ lục A - Sửa lỗi trước
đối với STM-64, Phụ lục B - Thuật toán đa thức CRC-7, Phụ lục C - Giao thức giám
sát kết nối nội mạng tốc độ VC-4-Xc/VC-4/VC-3: Lựa chọn 1, Phụ lục D - Giao
thức giám sát kết nối nội mạng tốc độ VC-4-Xc/VC-4/VC-3: Lựa chọn 2, Phụ lục E
- Giao thức giám sát kết nối nội mạng tốc độ VC-2, VC-12 và VC-11, Phụ lục F -
Truyền tải tín hiệu Ethernet 10 Gbit/s trong một VC-4-64c, Phụ lục G - Sắp xếp N ×
TU-12 trong M cặp SHDSL liên kết ảo (dSTM-12NMi), Phụ lục H - Sắp xếp TU-
11, TU-12, TU-2 và TU-3 vào các kết nối G-PON GEM
- 14 phụ lục không thuộc nội dung của khuyến nghị
8.2 ITU-T G.780/Y.1351
Khuyến nghị G.780/Y.1351 quy định các định nghĩa và thuật ngữ cho các mạng phân cấp số
đồng bộ (SDH). Phiên bản mới nhất của khuyến nghị này ra đời vào tháng 3/2008.
9 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
- Hai khuyến nghị ở trên chính là tham chiếu chính làm cơ sở để xây dưng tiêu chuẩn này

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 25
- Trên cơ sở rà soát các tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế liên quan đến SDH, cũng như tham
khảo các phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn/ qui chuẩn về giao diện, nhóm đề tài khuyến
nghị xây dựng tiêu chuẩn này theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn (có chỉnh sửa theo
qui định Tiêu chuẩn Quốc gia)
Tên tiêu chuẩn đề xuất là: TIÊU CHUẨN GIAO DIỆN MẠNG STM-N THEO PHÂN
CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH)
STM-N network node interface for the synchronous digital hierarchy (SDH): Technical
requirements
Giao diện node mạng được định nghĩa là giao diện được sử dụng để kết nối với nút mạng
khác. Trên Hình XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ GIAO DIỆN MẠNG STM-N THEO
PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH-3 minh họa vị trí của các NNI trong mạng.

DXC Thiết bị nối chéo số


EA Thiết bị truy nhập ngoài
SM Bộ ghép kênh đồng bộ
TR Nhánh

Hình XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ GIAO DIỆN MẠNG STM-N THEO PHÂN CẤP SỐ
ĐỒNG BỘ SDH-3– Vị trí của NNI

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 26
9.1 Cấu trúc tiêu chuẩn
Dựa thảo TCVN được cấu trúc theo hướng dẫn mới nhất của Vụ KHCN - Bộ thông tin và
truyền thông bao gồm:
1 PHẠM VI ÁP DỤNG
2 TIÊU CHUẨN VIỆN DẪN
3 THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
4 KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ
5 YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO NGUYÊN LÝ GHÉP KÊNH CƠ BẢN
6 YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO PHƯƠNG PHÁP GHÉP KÊNH
7 YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO CON TRỎ
8 Y ÊU CẦU KỸ THUẬT CHO CÁC BYTE MÀO ĐẦU
9 YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO SẮP XẾP CÁC TÍN HIỆU NHÁNH VÀO VC- n/VC-
m
10 YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO LIÊN KẾT CÁC CON-TEN-NƠ ẢO VC-n
PH Ụ L ỤC A
PH Ụ L ỤC B
PH Ụ L ỤC C
PH Ụ L ỤC D
PH Ụ L ỤC E
PH Ụ L ỤC F
PH Ụ L ỤC G
PH Ụ L ỤC H
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9.2 Tiêu chuẩn viện dẫn


Dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng dựa theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn về nội
dung. Tuy nhiên cấu trúc của tiêu chuẩn sẽ tuân theo cấu trúc được qui định của Tiêu chuẩn
Việt Nam. Và để phù hợp với ứng dụng và mục đích của Tiêu chuẩn Việt nam, phần phạm vi
và định nghĩa được bổ sung thêm một số điểm cho phù hợp.
Bảng XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ GIAO DIỆN MẠNG STM-N THEO PHÂN CẤP SỐ
ĐỒNG BỘ SDH-8: Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn
Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn Sửa đổi, bổ sung
1 Phạm vi áp dụng Tự xây dựng

2 Tiêu chuẩn viện dẫn Chấp thuận nguyên


vẹn

3 Thuật ngữ và định nghĩa ITU-T G.780/Y.1351 Chấp thuận nguyên


Mục 3: Definitions vẹn
ITU-T G.707/Y.1322 Gộp từ các phần

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 27
Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn Sửa đổi, bổ sung
Mục 3: Terms and định nghĩa và thuật
Definitions ngữ của các Khuyến
nghị G.707, G.780
4 Ký hiệu và thuật ngữ ITU-T G.707/Y.1322 Chấp thuận nguyên
Mục 4: Acronyms and vẹn
abbreviations
5 Yêu cầu kỹ thuật cho nguyên ITU-T G.707/Y.1322 Chấp thuận nguyên
lý ghép kênh cơ bản Mục 6: Basic multiplexing vẹn
principles
5.1 Cấu trúc ghép kênh Mục 6.1: Multiplexing Chấp thuận nguyên
structure vẹn
5.2 Cấu trúc khung cơ sở Mục 6.2: Basic frame Chấp thuận nguyên
structure vẹn
5.3 Phân cấp tốc độ Mục 6.3: Hierarchical bit Chấp thuận nguyên
rates vẹn
5.4 Kết nối các tín hiệu STM-N Mục 6.4: Interconnection of Chấp thuận nguyên
STM-Ns vẹn
5.5 Trộn tín hiệu Mục 6.5 Scrambling Chấp thuận nguyên
vẹn
5.6 Giao diện vật lý của NNI Mục 6.6: Physical Chấp thuận nguyên
specification of the NNI vẹn
6 Yêu cầu kỹ thuật cho phương Mục 7: Multiplexing Chấp thuận nguyên
pháp ghép kênh method vẹn

6.1 Ghép kênh khối quản lý vào trong Mục 7.1: Multiplexing of Chấp thuận nguyên
STM-N administrative units into vẹn
STM-N
6.2 Ghép kênh các khối nhánh vào Mục 7.2: Multiplexing of Chấp thuận nguyên
trong VC-4 và VC-3 tributary units into VC-4 vẹn
and VC-3
6.3 Đánh số AU-n/TU-n Mục 7.3: AU-n/TU-n Chấp thuận nguyên
numbering scheme vẹn
7 Yêu cầu kỹ thuật cho con trỏ Mục 8 : Pointers Chấp thuận nguyên
vẹn
7.1 Con trỏ AU-n Mục 8.1: AU-n pointer Chấp thuận nguyên
vẹn
7.2 Con trỏ TU-3 Mục 8.2: TU-3 pointer Chấp thuận nguyên
vẹn
7.3 Con trỏ TU-2, TU-12 và TU-11 Mục 8.3 : TU-2, TU-12 and Chấp thuận nguyên
TU-11 pointers vẹn
8 Yêu cầu kỹ thuật cho Các byte Mục 9: Overhead Chấp thuận nguyên
mào đầu bytes description vẹn
8.1 Các loại mào đầu Mục 9.1: Types of overhead Chấp thuận nguyên
vẹn

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 28
Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn Sửa đổi, bổ sung
8.2 Mô tả SOH Mục 9.2: SOH description Chấp thuận nguyên
vẹn
8.3 Mô tả POH Mục 9.3: POH descriptions Chấp thuận nguyên
vẹn
9 Yêu cầu kỹ thuật cho Sắp xếp Mục 10: Mapping of Chấp thuận nguyên
các tín hiệu nhánh vào VC-n/VC-m tributaries into VC-n vẹn
9.1 Sắp xếp các tín hiệu loại G.702 Mục 10.1: Mapping of Chấp thuận nguyên
G.702 type signals vẹn
9.2 Sắp xếp các tế bào ATM Mục 10.2 Mapping of ATM Chấp thuận nguyên
cells vẹn
9.3 Sắp xếp các tín hiệu định khung Mục 10.3: Mapping of Chấp thuận nguyên
HDLC HDLC framed signals vẹn
9.4 Sắp xếp DQDB vào VC-4 Mục 10.4: Mapping of Chấp thuận nguyên
DQDB into VC-4 vẹn
9.5 Sắp xếp cận đồng bộ FDDI tốc độ Mục 10.5 Asynchronous Chấp thuận nguyên
125 000 kbit/s vào VC-4 mapping for FDDI at 125 vẹn
000 kbit/s into VC-4
9.6 Sắp xếp các khung GFP Mục 10.6: Mapping of GFP Chấp thuận nguyên
frames vẹn
9.7 Sắp xếp cận đồng bộ ODUk vào Mục 10.7: Asynchronous Chấp thuận nguyên
một C-4-X được truyền tải qua một VC- mapping of ODUk into a C- vẹn
4-Xv 4-X transported via a VC-4-
Xv
10 Yêu cầu kỹ thuật cho Liên kết Mục 11: VC Chấp thuận nguyên
các contenơ ảo VC-n concatenation vẹn
10.1 Liên kết liên tục X lần VC-4 Mục 11.1: Contiguous Chấp thuận nguyên
(VC-4-Xc, X = 4, 16, 64) concatenation of X VC-4s vẹn
(VC-4-Xc, X = 4, 16, 64,
256)
10.2 Liên kết ảo X lần VC-3/VC-4 Mục 11.2: Virtual Chấp thuận nguyên
(VC-3-Xv/VC-4-Xv, X = 1 ... 64) concatenation of X VC- vẹn
3s/VC-4s (VC-3-Xv/VC-4-
Xv, X = 1 ...256
10.3 Liên kết liên tục X lần VC-2 Mục 11.3: Contiguous Chấp thuận nguyên
trong VC-3 bậc cao (VC-2-Xc, X = 1 … concatenation of X VC-2s vẹn
7) in a higher order VC-3
(VC-2-Xc, X = 1 … 7)
10.4 Liên kết ảo của X khung VC- Mục 11.4: Virtual Chấp thuận nguyên
11/12/2 concatenation of X VC- vẹn
11/VC-12/VC-2
Phụ lục A - Sửa lỗi trước đối với Annex A: Forward error Chấp thuận nguyên
STM-64 và STM-256 correction for STM-64, vẹn
and STM-256

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 29
Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn Sửa đổi, bổ sung
Phụ lục B - Thuật toán đa thức CRC- Annex B – CRC-7 Chấp thuận nguyên
7 polynomial algorithm vẹn
Phụ lục C - Giao thức giám sát kết nối Annex C – VC-4-Xc/VC- Chấp thuận nguyên
nội mạng tốc độ VC-4-Xc/VC-4/VC-3: 4/VC-3 tandem vẹn
Lựa chọn 1 connection monitoring
protocol: Option 1
Phụ lục D - Giao thức giám sát kết nối Annex D – VC-4-Xc/VC- Chấp thuận nguyên
nội mạng tốc độ VC-4-Xc/VC-4/VC-3: 4/VC-3 tandem vẹn
Lựa chọn 2 connection monitoring
protocol: Option 2
Phụ lục E - Giao thức giám sát kết nối Annex E – VC-2, VC-12 Chấp thuận nguyên
nội mạng tốc độ VC-2, VC-12 và VC- and VC-11 tandem vẹn
11 connection monitoring
protocol
Phụ lục F - Truyền tải tín hiệu Annex F – Transport of 10 Chấp thuận nguyên
Ethernet 10 Gbit/s trong một VC-4- Gbit/s Ethernet in a VC- vẹn
64c 4-64c
Phụ lục G - Sắp xếp N × TU-12 trong Annex G – Mapping of N Chấp thuận nguyên
M cặp SHDSL liên kết ảo (dSTM- × TU-12 in M virtual vẹn
12NMi) concatenated SHDSL
pairs (dSTM-12NMi
Phụ lục H - Sắp xếp TU-11, TU-12, Annex H – Mapping of Chấp thuận nguyên
TU-2 và TU-3 vào các kết nối G-PON TU-11, TU-12, TU-2 and vẹn
GEM TU-3 in G-PON GEM
connections
Appendix I, II, III, IV, V, Bỏ vì đây là các phụ
VI, VII, VIII, IX, X, XI, lục có nội dung tham
XII, XIII, XIV khảo, giải thích.
Trong khuyến nghị
gốc cũng ghi: Phụ
lục này không phải
là một phần không
thể tách rời của
khuyến nghị (This
Appendix does not
form an integral part
of this
Recommendation).

Đề tài: 124-09-KHKT-TC 30
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG
1. Kết luận
Công nghệ và thiết bị SDH/NG-SDH đã được hoàn thiện và triển khai rộng rãi trên mạng
viễn thông thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện nay đã có VNPT, EVN Telecom và
Viettel cung cấp các dịch vụ truyền tải, đặc biệt là dịch vụ thuê kênh, trên cơ sở hạ tầng
dựa trên SDH/NG-SDH.
Thị trường dịch vụ kênh thuê riêng đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu dịch
vụ viễn thông khác, nhất là trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Sắp tới nhu
cầu dịch vụ băng rộng càng tăng thì yêu cầu dịch vụ kênh thuê riêng tốc độ cao càng trở
nên cấp bách hơn.
Các giao diện của thiết bị và mạng SDH/NG-SDH ở Việt Nam hiện chủ yếu ở mức STM-
1/4/16/64. Trong tương lai nhu cầu kết nối liên mạng SDH giữa các nhà khai thác cũng
được đặt ra. Vì vậy để đảm bảo các thiết bị và mạng SDH/NGSDH của nhà khai thác kết
nối được với nhau, cũng như đảm bảo kết nối giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp
dịch vụ kênh thuê riêng SDH và tiến tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng
dịch vụ và mạng, cần có tiêu chuẩn về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH.
Ở Việt Nam đã có TCN về hệ thống SDH, nhưng do tiêu chuẩn này được biên soạn từ
lâu, nay chưa được cập nhật và bố cục chưa hợp lý, nội dung trùng lặp với nội dung của
các tiêu chuẩn khác hiện đã ban hành nên chúng tôi đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn cũ và xây
dựng mới tiêu chuẩn khác thay thế.
Hơn nữa, hiện cũng chưa có một tiêu chuẩn về giao diện mạng SDH cụ thể nên việc xây
dựng tiêu chuẩn về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH là cần thiết trong điều kiện
hiện nay.
Để đạt được mục tiêu và nội dung của đề cương, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện:
+ Tìm hiểu hiện trạng triển khai các hệ thống SDH trên mạng viễn thông quốc gia,
trong đó có tìm hiểu các giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH
điển hình ở Việt nam cũng như tình hình cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng SDH.
+ Rà soát các tiêu chuẩn, qui chuẩn liên quan đến SDH trên thế giới và ở Việt nam:
làm rõ được tình hình chuẩn hoá trên thế giới và ở Việt nam. Cụ thể, các tiêu chuẩn
Việt nam được biên soạn chủ yếu dựa theo khuyến nghị ITU và tiêu chuẩn ETSI;
+ Xây dựng tiêu chuẩn về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH dựa trên chấp
thuận nguyên vẹn khuyến nghị ITU-T G.707/Y.1322. Đây là tài liệu được các hãng
cung cấp thiết bị tuân thủ. Ngoài ra, còn sử dụng thêm khuyến nghị G.780/Y.1351 cho
phần thuật ngữ, định nghĩa. Tiêu chuẩn này gồm các yêu cầu kỹ thuật về:
 Cấu trúc khung STM-N
 Cấu trúc ghép kênh và sắp xếp tín hiệu nhánh vào VC-n
 Con trỏ và các byte mào đầu
 Liên kết các contenơ ảo VC-n
Cùng với các qui/tiêu chuẩn về giao diện điện và quang SDH, nhóm thực hiện đề tài
khuyến nghị áp dụng dự thảo Giao diện STM-N trong các hệ thống SDH để đáp ứng yêu
cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu phát triển dịch vụ hiện tại cũng như trong tương lai ở
Việt nam.

31
2. Một số khuyến nghị liên quan đến sử dụng tiêu chuẩn:
2.1 Cấu trúc khung cơ bản:
Tốc độ bit và cấu trúc khung cơ bản của tín hiệu STM-N: Tuân theo phần 5 của tiêu chuẩn.
Trong đó, cấu trúc khung cơ bản của STM-N tuân theo phần 5.2, với lựa chọn ghép kênh
theo AU-4 là hướng phù hợp. Khi đó, tải tin STM-N sẽ chứa một VC-4 được chuyển tải
bởi các phương tiện liên kết của con trỏ AU để tạo nên một AU-4 như trong phần 7.1.1.
2.2. Mào đầu đoạn (SOH)
Các byte RSOH:
- A1, A2- Đồng bộ khung: như mô tả trong 8.2.2.1
- J0 - Theo dõi đoạn lặp: như mô tả trong 8.2.2.2. Chú ý: Khi kết nối thiết bị có chức năng
theo dõi đoạn lặp với thiết bị cũ có triển khai chức năng nhận dạng STM thì thiết bị cũ phải
phát được chuỗi "0000 0001" trong J0
- B1 - BIP-8: như mô tả trong 8.2.2.4. Byte B1 được sử dụng cho việc giám sát lỗi
của đoạn lặp. Việc sử dụng thông tin chứa trong byte này sẽ tuân theo thỏa thuận
giữa hai phía nhà khai thác và theo các nguyên tắc quản lý của G.784.
- E1 - Kênh nghiệp vụ: như mô tả trong 8.2.2.5. Việc sử dụng byte này theo thỏa thuận
giữa các nhà khai thác.
- F1 - Kênh người sử dụng: như mô tả trong 8.2.2.6. Việc sử dụng byte này theo thỏa thuận
giữa các nhà khai thác.
- D1-D3 - Kênh thông tin số liệu RS (DCCR): như mô tả trong 8.2.2.7. Chức năng
DCC nên được hủy bỏ và các byte này sẽ được thiết bị thu nhận bỏ qua nhằm duy trì sự an
toàn và toàn vẹn của cả hai mạng.
- Các byte chưa sử dụng: đây là các byte dự phòng cho "mục đích quốc gia" và dành cho
"chuẩn hóa quốc tế trong tương lai" . Các byte dành cho "mục đích quốc gia" và nằm ở
hàng đầu tiên của RSOH nên được đặt là '10101010' (như đã định nghĩa trong phần
2.2.1/G.783). Tất cả các byte còn lại trong RSOH dành cho "mục đích quốc gia" nên được
thiết bị thu nhận bỏ qua.
Các byte dành cho "chuẩn hóa quốc tế trong tương lai" cũng nên được thiết bị thu nhận bỏ
qua.
Các byte MSOH:
- B2 (BIP-N*24): như mô tả trong 8..2.2.8. Byte này dành cho giám sát chất lượng và các
chỉ thị cảnh báo. Việc sử dụng thông tin chứa trong các byte này được thỏa thuận giữa 2
phía nhà khai thác và nên tuân theo các khuyến nghị G.783 và G.784.
- E2 - kênh nghiệp vụ: như mô tả trong 8.2.2.5. Việc sử dụng byte này phải được thỏa
thuận song phương giữa 2 nhà khai thác.
- K1 và K2 (b1-b5) - Kênh chuyển mạch bảo vệ tự động (APS): các byte này được dành
cho báo hiệu APS với mục đích bảo vệ đoạn ghép kênh. Việc sử dụng K1 và các bit từ 1
đến 5 của K2 cho APS theo G.841 nên tuân theo sự thỏa thuận song phương giữa 2 nhà
khai thác. Nếu chức năng này không được sử dụng thì các byte này nên được thiết bị thu
nhận bỏ qua.
- K2 (b6-b8) - Chỉ thị sự cố đầu xa của đoạn ghép kênh (MS-RDI): MS-RDI được sử dụng
để báo lại cho đầu phát biết rằng đầu thu đã phát hiện thấy một sự cố đoạn hoặc nhận được

32
MS-AIS. MS-RDI được tạo bằng cách chèn một mã “110” vào các vị trí 6, 7 và 8 của byte
K2 trươc khi trộn. Việc sử dụng chức năng này cũng do thỏa thuận giữa 2 nhà khai thác.
- D4-D12 - MSOH Data Communication Channel: như mô tả trong phần 8.2.2.7. Chức
năng DCC nên được hủy bỏ và các byte này nên được bộ thu bỏ qua.
- S1 - Trạng thái đồng bộ
+ Các bit b5-b8: Việc chuyển giao thông tin đồng bộ nên được thỏa thuận giữa các nhà
khai thác và các bit này được đặt theo Bảng 7.
+ M1- Chỉ thị lỗi đầu xa của đoạn ghép kênh (MS-REI): Việc sử dụng chức năng này nên
được thỏa thuận giữa các nhà khai thác và nếu được hỗ trợ thì nên thực hiện theo phần
8.2.2.12 với chú ý sau: Việc kết nối giữa thiết bị có hỗ trợ MS-REI và thiết bị không hỗ trợ
MS-REI không thể thực hiện được tự động. Vấn đề này nên được quan tâm khi kết nối
thiết bị SDH được sản xuất theo nhiều phiên bản khác nhau của các khuyến nghị ITU-T.
Khi 2 nhà khai thác cùng hỗ trợ MS-REI thì việc sử dụng sẽ tuân theo thỏa thuận. Nếu một
trong 2 nhà khai thác không hỗ trợ chức năng này thì phía kia sẽ phải hủy bỏ chức năng
này. Lý do là MS-REI gần đây không còn được sử dụng nữa và thiết bị không hỗ trợ chức
năng này thường được đặt về danh định là ‘000’. Tuy nhiên, con số này có thể bị coi là lối
với các thiết bị không hủy bỏ chức năng MS-REI.
+ Các byte phụ thuộc môi trường: như mô tả trong 8.2.2.13
- P1, Q1 - Sửa lỗi trước: như mô tả trong 8.2.4. Việc sử dụng các byte dành cho sửa lỗi
trước sẽ tuân theo thỏa thuận giữa các nhà cung cấp.
- Các byte chưa sử dụng: Trong MSOH, các byte dành cho "mục đích quốc gia" và "chuẩn
hóa quốc tế trong tương lai" nên được bỏ qua bởi thiết bị thu nhận.
2.3. Các cấu trúc VC và mào đầu luồng (POH)
- Thích ứng VC-4 vào STM-N: Mối quan hệ logic giữa một VC-4 và STM-N được thể hiện
bằng đồng chỉnh pha của VC-4 với tín hiệu AU-4. Quá trình đồng chỉnh sẽ tuân theo phần
6.1.
- Kết cuối mào đầu luồng VC-4:
+ J1 - Theo dõi luồng: Phương pháp mã hóa của byte J1 đã được mô tả trong phần 8.3.1.1
sử dụng định dạng E.164 16 byte. Tại các biên giới giữa các mạng của các nhà khai thác,
nội dung của byte này nên được thỏa thuận giữa các nhà khai thác.
+ B3 - BIP-8 của luồng: mã hóa của byte B3 đã được mô tả trong phần 8.3.1.1. Byte này
được dành cho giám sát chất lượng. Việc sử dụng thông tin chứa trong byte này nên được
các nhà khai thác thỏa thuận theo các nguyên tắc trong các khuyến nghị G.783 và G.784.
+ C2 - Nhãn tín hiệu : Mã hóa byte C2 tuân theo phần 8.3.1.3.
+ G1 - Trạng thái luồng: Mã hóa byte G1 tuân theo phần 8.3.1.4. Các bit 6, 7 và 8 của byte
này nên được thiết bị thu nhận bỏ qua. Việc sử dụng byte này sẽ theo thỏa thuận giữa các
nhà khai thác.
+ F2 - Kênh khách hàng: Byte này, như mô tả trong 8.3.1.5, được dành cho các mục đích
trao đổi thông tin người sử dụng giữa các phần tử của luồng. Sử dụng theo thỏa thuận giữa
các nhà khai thác.
+ H4: Byte H4 là byte sử dụng cho 2 ứng dụng sau:

33
Chỉ thị đa khung TU-2/TU-1: Byte chỉ thị đa khung (H4) cho TU-2/TU-1 liên quan đến
mức thấp nhất của cấu trúc ghép kênh và cung cấp các khung chỉ thị đa khung 500μs (4-
khung) chứa các con trỏ TU-2/TU-1.
Chỉ thị vị trí dãy của VC-4/VC3: Byte này cung cấp chỉ thị dãy và đa khung cho liên kết ảo
VC-3/4 (phần 10.2) và and chỉ thị vị trí đối với các tải tin.Với trường hợp sau thì nội dung
của byte sẽ tùy theo tải tin (ví dụ, H4 có thể được sử dụng như một chỉ thị đa khung đối với
tải VC-2/1 như mô tả trong 7.3.8).
+ K3 (b1-b4) - Kênh chuyển mạch bảo vệ tự động(APS): Sử dụng các bit này theo sự thỏa
thuận giữa các nhà khai thác.
+ Z3 và Z4 - Dự phòng: Các byte này nên được thiết bị thu nhận bỏ qua.
+ N1 - Byte của nhà khai thác : Sử dụng byte này theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.
+ K3 (b7-b8)- Tuyến dữ liệu: Các bit 7 và 8 của K3 dành cho tuyến dữ liệu luồng bậc cao.
ứng dụng và các giao thức hiện đang tiếp tục được nghiên cứu.
+ K3 (b5-b6) - Dự phòng: Các bit này, mô tả trong 8.3.1.10, được dành cho tương lai. Hiện
chúng chưa có giá trị xác định và nội dung nên được bộ thu bỏ qua.
- Thích ứng VC-3 vào VC-4
Mối quan hệ logic giữa VC-3 và VC-4 được mô tả trong phần 6.2.1.
- Kết cuối mào đầu luồng của VC-3: Mào đầu luồng của VC-3 giống mào đầu luồng cảu
VC-4 mô tả ở trên.
- Thích ứng VC-12 vào VC-4: Mối quan hệ logic giữa VC-12 và VC-4 được mô tả trong
6.2.
- Kết cuối mào đầu luồng của VC-12: POH VC-12 được mô tả trong 8.3.2.
+ V5: mã hóa các bit này được mô tả trong 8.3.2.1. Sử dụng thông tin chức trong các bit 1
và 2 theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác, và nên tuân theo các nguyên tắc đề cập trong
các khuyến nghị G.783 và G.784.
+ J2 - Chỉ thị theo dõi luồng: Phương pháp mã hóa byte J2 theo 8.3.2.2 sử dụng định dạng
E.164 16 byte. Phân bổ mã thực tế nên có sự thỏa thuận giữa các nhà khai thác.
+ N2 - Byte nhà khai thác - N2 được mô tả như trong 8.3.2.3 và sử dụng theo thỏa thuận
giữa các nhà khai thác.
- K4 (b1)- Nhãn tín hiệu mở rộng: sử dụng như mô tả trong 8.3.2.4.
- K4 (b2)- Ghép chuỗi ảo bậc thấp:Sử dụng bit ghép chuỗi ảo bậc thấp như mô tả trong
8.3.2.5.
- K4 (b3-b4) - Kênh chuyển mạch bảo vệ (APS): Các bit này được dành cho báo hiệu APS
cho bảo vệ tại mức luồng bậc thấp.
- K4 (b5-b7)- Dự trự: Đây là các bit tùy chọn, nên được đặt là “000” hoặc “111” ở hướng
nguồn và được bỏ qua ở chiều thu nhận.
- K4 (b8)- Tuyến dữ liệu: Bit 8 của K4 dành cho tuyến dữ liệu luồng bậc thấp. Ứng dụng
và các giao thức hiện đang được ITU nghiên cứu tiếp.
2.5 Sắp xếp các tín hiệu nhánh vào các VC
Như mô tả trong phần 9.
2.4 Liên kết VC
Hiện có 4 loại liên kết VC được hỗ trợ:

34
- Liên kết liên tục X lần VC-4 (VC-4-Xc, X = 4, 16, 64, 256)
- Liên kết ảo X lần VC-3/4 (VC-3/4-Xv, X = 1 ... 256)
- Liên kết liên tục X lần VC-2 trong VC-3 bậc cao (VC-2-Xc, X = 1 ... 7)
- Liên kết ảo X lần VC-2/1
Việc sử dụng liên kết sẽ theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.
3. Một số vấn đề cần lưu ý với các kết nối mạng SDH:
Vấn đề độ thông suốt
Để duy trì thông tin quản lý kênh thì mào đầu con-ten-nơ ảo hoặc luồng (POH) phải được
mang qua điểm kết nối giữa 2 mạng. Tuy nhiên, kết nối tuyến sẽ luôn xảy ra tại mức STM-
N (N=1,4,16,64, 256). Hơn nữa, mào đầu đoạn lặp (RSOH) và/hoặc mào đầu đoạn ghép
kênh (MSOH) sẽ luôn kết cuối tại thành phần mạng liền kề với biên của kết nối, do đó
thông tin quản lý kênh phải được trao đổi giữa các thành phần liền kề của kết nối.
Vấn đề bảo vệ
Phải tồn tại 2 điểm kết nối vật lý riêng nhằm cho phép các dịch vụ được bảo vệ luồng được
mang từ mạng này đến mạng kia. Các nhà khai thác có thể lựa chọn cung cấp bảo vệ tuyến
chỉ khi các luồng kết cuối trên một thành phần mạng, hoặc cung cấp cả bảo vệ tuyến và
node mạng khi các thành phần mạng riêng được sử dụng tại mỗi đầu. Trong trường hợp
này các thành phần mạng đó có thể ở cùng vị trí hoặc ở các vị trí khác nhau. Đối với một
số các kết nối không yêu cầu hỗ trợ các dịch vụ có bảo vệ luồng thì các nhà khai thác có
thể còn có một lựa chọn thứ 3 là bảo vệ card ngay trong NE. Tuy nhiên, phương thức bảo
vệ này lại giới hạn các kết nối phải sử dụng card nhánh trên một bộ ghép kênh xen/rẽ.
Vấn đề quản lý
Trong điều kiện hiện nay, các hệ thống quản lý hiện tại vẫn chưa đủ hoàn thiện để có thể
cung cấp bảo vệ và giám sát lỗi/chất lượng xuyên suốt qua biên giới mạng của các nhà khai
thác khác nhau. Do vậy, mỗi nhà khai thác nên tự "quản lý" phần mạng tới POI của mình.
Do vậy, các kênh thông tin dữ liệu (DCC) trong RSOH và MSOH nên được làm mất tác
dụng tại điểm kết nối bằng các byte trống nhằm duy trì sự an toàn và toàn vẹn của cả hai
mạng. Việc quản lý tuyến kết nối sẽ được thực hiện bởi các phương tiện khác của từng
thành phần gateway riêng đến hệ thống quản lý trong vùng mạng của mỗi nhà khai thác.
Vấn đề chất lượng dịch vụ
Chất lượng điểm-điểm của một dịch vụ phải được xác định rõ bằng thỏa thuận lớp dịch vụ
(SLA) giữa các nhà khai thác sở hữu các mạng cung cấp dịch vụ đó.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề tài mã số: 95-07-KHKT-TC, “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và các bài đo kênh
thuê riêng SDH tốc độ 155Mbit/s và 622Mbit/s”
[2] Đề tài mã số: 95-08-KHKT-TC, “Xây dựng tiêu chuẩn và bài đo cho giao diện và dịch
vụ luồng số (NG-SDH) STM-1/4/16”
[3] Đề tài 078-2004-TCT-RDP-VT-44, “Nghiên cứu xây dựng các bài đo kiểm hoà mạng
thiết bị đầu cuối cáp quang SDH trên mạng Viễn thông của TCT ”.
[4] Đề tài mã số 95 – 06 – KHKT – TC, “Rà soát, chuyển các tiêu chuẩn ngành sang qui
chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam”
[5] ITU-T G.707/Y.1322, Network node interface for the synchronous digital hierarchy
(SDH)
[6] ITU-T G.780/Y.1351, Terms and definitions for synchronous digital hierarchy (SDH)
networks
[7] Harry G. Perros., Connection-oriented Networks SONET/SDH, ATM, MPLS and
Optical Networks. John Willey&Son, Ltd. 2005.
[8] C. Mazzuca., “Next generation SONET/SDH technologies and testing considerations”.,
EXFO Electro-Optical Engineering Inc. May, 2005.
[9] Acterna LLC., “Practical NewGen Measurements with ONT family ONT-50/ONT-
506/ONT-512”., Jan, 2005.
[10] Fujitsu Ltd., “FLAHWAVETM 4060/4160 Compact SDH Multi Servive Provisioning
Platform - Product Description”. Issue 2.0, Jun, 2005.
[11] Fujitsu Ltd., “FLAHWAVETM 4560 2.5G/10G SDH/SONET Multi Service Cross-
Connect - Product Description”. Issue 6a, Mar, 2003.
[12] Photonic Bridge., “A New Generation of MSPPs for Metro Transport Networks”,
2003.

36

You might also like