You are on page 1of 5

1/ Đinh nghĩa nguyên nhân tăng huyết áp

Định nghĩa: Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.Thông
thường phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được tăng huyết áp bởi gắn một chẩn đoán tăng huyết
áp cho một người đồng nghĩa gắn một trách nhiệm sức khoẻ suốt đời cho người đó.
Nguyên nhân: Phân loại ra làm 2 nguyên nhân gây tăng huyết áp
+ Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp chỉ là triệu chứng của những bệnh gây ra tăng huyết áp:
Bệnh thận:
– Viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận, thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin …
Nguyên nhân nội tiết:
– Hội chứng Conn.
– Hội chứng Cushing.
– Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh.
– U tủy thượng thận: gây ra cơn tăng huyết áp sau đó huyết áp tự trở lại bình thường.
– Tăng calci máu.
– Cường tuyến giáp, bệnh to đầu chi.
Bệnh tim mạch:
– Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp lại thấp hơn.
– Hở van động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm.
Một số nguyên nhân khác:
– Nhiễm độc thai nghén.
– Bệnh tăng hồng cầu.
– Nguyên nhân thần kinh(nhiễm toan hô hấp).
– Do thuốc: sử dụng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai, cam thảo …. cũng khiến huyết áp tăng cao.
+ Tăng huyết áp nguyên phát(tăng huyết áp chưa rõ nguyên nhân)
Do hút thuốc lá.
Rối loạn chuyển hóa lipid.
Đái tháo đường.
Người cao tuổi trên 60 tuổi dễ bị tăng huyết áp.
Nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh.
Nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thể hoạt động thể chất …

Câu 2: Triệu chứng suy tim toàn bộ và phân độ suy tim:


Suy tim toàn bộ có thể gây ra các triệu chứng tim mạch cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị suy tim cấp, các triệu chứng
tim mạch xuất hiện đột ngột nhưng sẽ giảm đi một cách nhanh chóng và tình trạng này thường xảy ra ở những
người bệnh sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp suy tim mạn tính, các triệu chứng xuất hiện liên
tục trong thời gian dài và tiến triển một cách chậm rãi. Đa số các trường hợp suy tim toàn bộ đều là tình trạng mạn
tính.
Các triệu chứng của suy tim toàn bộ bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi cùng cực, dù người bệnh dành phần lớn thời gian trong ngày để nghỉ ngơi.
- Tăng cân đột ngột không kiểm soát do ứ dịch trong cơ thể
- Rối loạn nhịp tim do thay đổi cấu trúc tim, ảnh hướng tới tính dẫn truyền điện trong tim.
- Ho dai dẳng, ho khan hoặc có đờm bọt hồng thường xuyên và kéo dài đặc biệt là khi gắng sức và lúc nằm nghỉ.
- Khó thở khi nằm nghỉ dẫn đến người bệnh bị mất ngủ, suy tim giai đoạn cuối người bệnh còn phải ngủ với tư thế
nửa nằm nửa ngồi.
- Các bộ phận như bụng, mắt cá chân bị sưng và phù nề.
Phân độ suy tim:

Độ I: Người bệnh vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có hiện tượng khó thở, mệt mỏi, hồi hộp.
Có thể coi là suy tim tiềm tàng.
Độ II: Đã có hạn chế nhất định về các hoạt động thể lực, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhẹ. Khi nghỉ ngơi thì
không có triệu chứng gì nhưng hoạt động gắng sức nhiều đã thấy khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực. Có thể gọi là
suy tim nhẹ.

Độ III: Hạn chế nhiều các hoạt động thể lực, sinh hoạt bị ảnh hưởng mức độ trung bình. Khi nghỉ ngơi vẫn không
có triệu chứng gì, nhưng khi hoạt động gắng sức rất ít đã thấy khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực. Ðây là suy tim
trung bình.

Độ IV: Không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào mà không thấy khó chịu, sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều,
cả khi nghỉ ngơi cũng thấy khó thở, chỉ làm được những việc nhẹ. Suy tim ở đây được coi là nặng.

Câu 3: Nguyên nhân, triệu chứng hen phế quản

Nguyên nhân:

Hen phế quản có nhiều nguyên nhân gây ra, tiêu biểu như:
Yếu tố gia đình:
Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có cha mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh hen suyễn rất thấp
hơn khoảng 10% những đứa trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn. Nguy cơ mắc hen suyễn sẽ tăng lên 25%
nếu một trong hai người cha hoặc mẹ bị hen suyễn,tăng lên 50% nếu cả cha lẫn mẹ bị hen suyễn.
Liên quan đến cơ địa dị ứng
Những người bị chàm, nổi mề đay hay mắc các bệnh dị ứng … có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn người bình
thường.
Khi gặp những tác nhân sau bệnh nhân hen suyễn dễ tái bệnh:
- Không khí ô nhiễm.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.
- Tác nhân kích thích đường hô hấp khác như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.
- Những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.
- Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, bệnh viêm xoang hoặc viêm phế quản.
- Chất gây dị ứng ví dụ như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật.
- Vận động quá nhiều.
- Thời tiết lạnh, khô.
- Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.
- Trào ngược dịch dạ dày thực quản
 Triệu chứng: Thở nhanh (Thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.
 Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở ra
 Ho: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp
xúc với không khí lạnh và khô.
 Nặng ngực: Có thể xuất hiện đi kèm hoặc không đi kèm với các triệu chứng trên.
 Ho dai dẳng
 Không có khả năng nói thành câu hoàn chỉnh
 Không thể đi bộ mà không bị thở nhanh.
 Ngực cảm thấy bị bóp chặt
 Môi có thể xanh tái
 Cảm thấy hồi hộp, không có khả năng tập trung.
 Bạn có thể khom vai, ngồi hoặc đứng để có thể thở dễ dàng hơn.
 Các cơ vùng bụng và cổ co kéo. Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy hô hấp

Câu 4: Triệu chứng cao huyết áp

– Khi huyết áp của bệnh trên mức 180 / 110mmHg, và có kèm theo nhức đầu thì rất có thể bạn đang bị tăng huyết
áp. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý một điều rằng, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện ở trong trường hợp
huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên ác tính, thì lúc đó mới thấy xuất hiện những
cơn đau đầu.

– Chảy máu mũi: Đây cũng là cũng là một trong những dấu hiệu của căn bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Khi
huyết áp của bạn tăng cao và đột ngột bị chảy máu mũi nhiều, máu khó ngừng chảy, thì bạn nên đi khám ngay để
được kiểm tra huyết áp, và điều trị bệnh kịp thời.

– Thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt, hoặc bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang
bị bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường.

– Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do
huyết áp tăng gây ra. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không được kiểm soát được, thì cần chú ý, vì đây có thể
là lý do dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh ở trong cơ thể bạn.

– Một dấu hiệu khác của căn bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này, còn liên quan
đến một số những bệnh lý khác. Do đó, bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như:
nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.

– Thấy chóng mặt đi kèm với hai triệu chứng là: choáng và chóng mặt, thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh
huyết áp cao và bạn không nên bỏ qua triệu chứng này nhất là khi nó xảy ra đột ngột.

– Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như: béo phì, lười hoạt động thể chất,
hút thuốc lá, uống rượu…

– Nếu tình trạng này không sớm được điều trị thì nó có thể dẫn đến rất nhiều những vấn đề khác nghiêm trọng như
suy thận, bệnh tim, và đột quỵ.

Câu 5: chăm sóc bệnh nhân suy tim

Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp suy tim nặng.
Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
Chế độ ăn nhạt dưới 0,5g muối/ngày trong trường hợp suy tim nặng.
Các trường hợp khác dùng rất hạn chế muối 1-2 g/ngày.
Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali: chuối tiêu, cam.
Hạn chế uống nước: dựa vào lượng nước tiểu trong 24 giờ để uống bù nước.
Khuyên bệnh nhân nên xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu ngoại vi về
tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.
Thực hiện y lệnh của thầy thuốc:
Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim phải dùng kèm kali clorua.
Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch, nếu mạch chậm phải báo cho bác sĩ biết.
Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim siêu âm, X quang phổi, áp lực tĩnh mạch trung
tâm.
Theo dõi:
Mạch, nhịp tim, ECG.
Nhiệt độ, huyết áp theo mức độ suy tim.
Lượng nước tiểu trong 24 giờ.
Tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở.
Tình trạng tinh thần, màu sắc của da.
Giáo dục sức khoẻ:
Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: ăn nhạt, tránh làm việc nặng, gắng sức và các biến chứng nguy
hiểm của suy tim nếu không được điều trị, chăm sóc tốt.
Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động.
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chế độ khám định kỳ.
Đánh giá quá trình chăm sóc
Một bệnh nhân suy tim được đánh giá chăm sóc tốt nếu:
Bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, phù giảm, gan nhỏ lại, mạch giảm, số lượng nước tiểu dần dần trở về bình
thường.
Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần.
Không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.
Các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm được theo dõi và ghi chép đầy đủ.
Bệnh nhân được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa bóp, đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị
và chăm sóc của thầy thuốc.

Câu 6: triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, biến chứng của hội chứng thận hư

Lâm sàng

- Phù toàn thân. Phù là triệu chứng thường gặp nhất và là biểu hiện đầu tiên khiến bệnh nhân lưu ý. Phù thường bắt
đầu ở mặt, nhiều vào buổi sáng lúc ngủ dậy, phù ở chân, mắt cá, vùng thắt lưng khi nằm lâu, phù bìu, phù âm hộ.
Phù có đặc điểm phù mềm, trắng, ấn lõm, không đau, đối xứng hai bên. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể
phù toàn thân gây tràn dịch đa màng (tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng) làm bệnh nhân khó thở. Phù có
thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc dần dần. Cần đánh giá mức độ phù bằng cách theo dõi cân nặng hàng ngày.

- Tiểu ít. Nước tiểu nhiều bọt do chứa nhiều đạm. Tiểu máu và tăng huyết áp ít gặp. Nếu có thường là hội chứng
thận hư không thuần túy.

- Triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn. Có thể khám thấy biểu hiện của bệnh lý gốc như hồng ban cánh
bướm trong lupus đỏ, ban xuất huyết trong hội chứng Henoch Scholein, bệnh thần kinh do đái tháo đường.

Cận lâm sàng

Sau đây là các xét nghiệm thường qui ban đầu khi chẩn đoán hội chứng thận hư.

- Xétnghiệm nước tiểu:


+ Tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng: tiểu đạm nặng, thường trên 300-500 mg/L.
+ Cặn lắng nước tiểu có thể gặp hạt mỡ, trụ mỡ.
+ Đạm niệu 24 giờ > 3,5 g/1,73 m2 da.

- Xét nghiệm máu:


+ Đạm máu: đạm máu toàn phần giảm dưới 60 g/L. Albumin máu giảm < 30 g/L.
+ Lipid máu: Lipid máu toàn phần tăng > 800 mg/dl.
+ Chức năng thận: bình thường trong giai đoạn đầu, BUN, creatinin máu có thể tăng do suy thận chức năng. Khi
bệnh nhân bớt phù, BUN, creatinin có thể trở về bình thường.
+ Đường huyết tầm soát đái tháo đường.
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt: việc chọn lựa xét nghiệm nào sẽ tùy thuộc vào tuổi, phái, đặc điểm lâm
sàng để tránh tốn kém cho bệnh nhân. Ví dụ: ANA, HbsAg, antiHCV…
BIẾN CHỨNG
- Biến chứng cấp:
+ Suy thận cấp
+ Tắc động mạch hoặc tĩnh mạch
+ Biến chứng nhiễm trùng: viêm phổi, viêm phúc mạc nguyên phát, viêm da…

- Biến chứng mãn:


+ Tim mạch: tăng huyếtáp, xơ vữa mạch và bệnh tim (hậu quả của tăng huyết áp, rối loạn lipid máu).
+ Suy thận mạn
+ Suy dinh dưỡng: xảy ra trong qua trình bị hội chứng thận hư kéo dài.

ĐIỀU TRỊ
- Trong hội chứng thận hư thứ phát, điều trị chủ yếu là điều trị bệnh căn nguyên (kiểm soát tốt đường huyết trong
đái tháo đường, điều trị viêm gan virus B, C trong hội chứng thận hư thứ phát sau viêm gan, cắt bỏ ung thư trong
HCTH thứ phát sau ung thư tạng đặc…).

- Trong hội chứng thận hư nguyên phát, điều trị dựa theo sang thương mô học. Sau đây là điều trị cho sang thương
tối thiểu:
+ Prednisone dùng tấn công, liều 1 mg/kg/ngày, kéo dài 8-16 tuần (tối đa 80 mg/ngày). Do được dùng kéo dài, nên
để hạn chế tác dụng ức chế trục hạ đồi tuyến yên, prednisone được dùng một lần duy nhất vào buổi sáng. Nếu bệnh
nhân đáp ứng hết tiểu đạm sau tấn công 8-16 tuần, chuyển sang duy trì và giảm liều, theo một trong hai cách sau:
(1) prednisone 1mg/kg dùng cách ngày kéo dài trong 4 tuần và giảm liều dần sau đó mỗi tuần trong 4-8 tuần, hoặc
(2) prednisone uống mỗi ngày và giảm liều dần mỗi tuần 5 mg cho đến khi liều dùng chỉ còn 30 mg/ngày, chuyển
sang uống cách ngày. Thời gian giảm liều có thể kéo dài đến 15 tuần ở người lớn.
+ Nếu bệnh nhân không đáp ứng với corticosteroid sau 4 tuần, hoặc đề kháng steroid, hoặc lệ thuộc corticosteroid,
có hai biện pháp là:
· Chuyển sang thuốc độc tế bào nhóm alkyl:
i. Cyclophosphamide liều 1-2 mg/kg/ngày kéo dài 8-12 tuần, phối hợp prednisone giảm liều và dùng liều thấp cách
ngày.
ii. Chlorambucil liều 0,1-0,2 mg/kg/ngày trong 8 tuần.
· Dùng cyclosporine A (CsA) liều 4-5 mg/kg/ngày liên tục trong một năm và giảm liều dần, kèm prednisone liều
thấp.

ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Việc điều trị triệu chứng và biến chứng có thể áp dụng trong cả hội chứng thận hư nguyên phát và thứ phát:

- Điều trị phù và giảm đạm niệu


+ Tiết chế muối
+ Tiết chế đạm
+ Hạn chế vận động nặng
+ Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II
+ Kiểm soát huyết áp đạt hiệu quả tối ưu

- Dùng thuốc lợi tiểu


+ Điều trị giảm albumin máu
+ Điều trị giảm lipid máu
+ Điều trị tăng đông máu

You might also like