You are on page 1of 22

Mục Lục

BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 6

I. Bối cảnh chung về Phát triển Bền vững và Báo cáo Bền vững 11

II. Thực tiễn áp dụng Báo cáo bền vững 20


1. Tầm quan trọng của báo cáo bền vững 20
2. Xu hướng sử dụng báo cáo bền vững trên toàn cầu (Theo Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu) 21
3. Qui định về báo cáo bền vững 22

III. Một số sáng kiến về Báo cáo Bền vững 25


1. Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC) 25
2. Hội đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế (IIRC) 25
3. Bộ Tiêu chuẩn về Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp ( ISO 26000:2010) 26
4. Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) 26
5. Các sáng kiến khác 27

IV. Khảo sát của VBCSD về thực trạng và nhu cầu xây dựng
Báo cáo Bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam 33

V. Khuyến nghị 44

PHỤ LỤC I 21

Các tài liệu tham khảo 22


2

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) là tổ chức định hướng doanh nghiệp, với nhiệm vụ
phát huy vai trò tích cực và sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt, tăng cường phối hợp chặt chẽ và
đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ và các đối tác trong xã hội để đẩy mạnh phát triển bền vững.

http://vbcsd.vn

VBCSD trân trọng cảm ơn Công ty TNHH Nước giải khát Suntory
PepsiCo Việt Nam đã tích cực hỗ trợ chúng tôi trong việc phổ biến
những thông lệ tốt về phát triển bền vững.
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 3

BÁO CÁO KHẢO SÁT


Hiện trạng và xu hướng sử dụng báo cáo bền vững
tại Việt Nam và trên thế giới

I. Bối cảnh chung về Phát triển Bền vững và


Báo cáo Bền vững
Phát triển Bền vững (PTBV) là xu thế tất yếu của thời đại. Năm
1987, Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua định nghĩa về PTBV
trong báo cáo Brundtland1. Năm 1992 Hội nghị Liên Hợp Quốc
về Phát triển và Môi trường tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil đã
đưa ra 27 nguyên tắc về phát triển bền vững. Sau đó một loạt hội
nghị quốc tế quan trọng về phát triển bền vững đã được tổ chức,
như Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 5 ở New York (1997), Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững ở Johannesburg-
Nam Phi (WSSD) (2002). Năm 2012 Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ)
về PTBV RIO+20 đã quyết định thành lập 1 Diễn đàn chính trị cấp
cao liên chính phủ toàn cầu về phát triển bền vững. PTBV hiện
đang được lồng ghép vào các hoạt động và nhiệm vụ quản lý của
nhiều các tổ chức quốc tế nổi bật như Ngân hàng Thế giới, Quỹ
Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Toàn cầu…

PTBV cũng đã trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp
trên phạm vi toàn cầu với việc thành lập các tổ chức và sáng kiến
tự nguyện như Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững
Thế giới (WBCSD), 10 nguyên tắc của Mạng lưới Hiệp ước Toàn
cầu của Liên hợp quốc, Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu, Ngành công
nghiệp khai khoáng và Sáng kiến Minh bạch, Báo cáo Hạnh phúc
Thế giới của Hội đồng Liên hợp quốc, Chỉ số Phát triển Con người
của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Hướng dẫn
của OECD cho các Doanh nghiệp Đa quốc gia.

Tại Việt Nam, PTBV đã trở thành một nguyên tắc chỉ đạo của
Đảng và Chính phủ. Hàng loạt các chính sách về PTBV đã được
ban hành, như Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ
Chính trị về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Định hướng Chiến

1. “Phát triển có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến
khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai” Báo cáo Bền vững năm 2012 của Công ty AES
4

lược Phát triển Bền vững (Chương trình Nghị sự 21); Chiến lược
Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Việt Nam
đã ký các công ước quốc tế có liên quan tới PTBV như Nghị định
thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô-zôn; Công ước Vienna
về Bảo vệ tầng ô-zôn; Công ước LHQ về Luật Biển; Công ước
khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu; Công ước Đa dạng Sinh học
(1994); Cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Năm 2009, Chính phủ thành lập Hội đồng Phát triển bền vững
quốc gia (từ tháng 5/2012 là Hội đồng Quốc gia về Phát triển
bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh).

PTBV được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hưởng ứng
ngày càng rộng rãi. Tháng 12/2010, được sự phê duyệt của
Chính phủ, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững
Việt Nam (VBCSD) đã được thành lập và ngày càng lớn mạnh.
VBCSD là một tổ chức định hướng doanh nghiệp, hiện có 54
hội viên là các tập đoàn, tổng công ty, các công ty trong nước
và các công ty đa quốc gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, như xi măng, sắt thép, than, hoá chất, năng lượng, dược
phẩm, công nghệ thông tin, điện tử, du lịch, tài chính, ngân
hàng, thương mại, may mặc, v.v. cam kết chung tay vì sự nghiệp
PTBV ở Việt Nam. Bên cạnh đó, VBCSD cũng là thành viên Mạng
lưới Toàn cầu của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền
vững Thế giới (WBCSD). Mạng lưới này bao gồm các Hội đồng
Doanh nghiệp vì sự PTBV tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới.

Có thể thấy PTBV đã trở thành một xu hướng phát triển tất
yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, và các doanh nghiệp
ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong PTBV.
Tuy nhiên do PTBV bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan, việc đo
lường các nỗ lực của doanh nghiệp luôn là một vấn đề đối với
tất cả các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp cũng như
các nhà quản lý, các nhà đầu tư và công chúng nói chung. Từ
thực tế đó, Báo cáo Bền vững (BCBV) đã được các doanh nghiệp
xây dựng và áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như
một công cụ để ghi nhận các mục tiêu, thực hiện đo lường, và
quản lý các thay đổi nhằm làm cho hoạt động của tổ chức được
bền vững hơn.

BCBV cho biết những tác động tiêu cực hoặc tích cực của tổ chức
đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế, thông qua đó làm
cho các vấn đề trừu tượng trở lên hữu hình và cụ thể, giúp tổ
chức hiểu và quản lý tác động của phát triển bền vững trong
hoạt động và chiến lược của mình. Do đó, BCBV vừa là công cụ
công bố thông tin minh bạch, vừa là công cụ quản lý của doanh
nghiệp, vừa là công cụ giám sát của các cơ quan nhà nước.
Báo cáo Bền vững năm 2013 của Công ty Dow Chemical
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 5

II. Thực tiễn áp dụng Báo cáo bền vững


1. Tầm quan trọng của Báo cáo bền vững
BCBV là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm của doanh
nghiệp trước các bên liên quan về các hoạt động của mình nhằm
hướng tới phát triển bền vững. Các doanh nghiệp xây dựng và
công bố BCBV đánh giá và công bố những thông tin về hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh môi trường và xã
hội bên cạnh những thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính
và quản trị vốn là những thông tin vẫn được công bố theo thông
lệ. BCBV là cách thức mới để xây dựng và định lượng giá trị của
doanh nghiệp.

Hiện nay, các nhà đầu tư trên toàn cầu ngày càng quan tâm tới
việc chiến lược quản lý hoạt động bền vững có thể tăng cường
tính cạnh tranh và sáng tạo của doanh nghiệp như thế nào. Các
chính phủ cũng đang nỗ lực tạo cơ hội và khuyến khích đối với
doanh nghiệp có định hướng PTBV. Trong vòng 10 năm trở lại
đây, đã có hàng ngàn BCBV được công bố bởi các doanh nghiệp
và tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và lĩnh vực, ở mọi nơi trên
toàn cầu. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quyết định công bố
BCBV một cách độc lập hoặc công bố trong báo cáo tài chính
thường niên và trên trang web của mình.

Trích báo cáo Bền vững năm 2013 của Tập đoàn Bảo Việt
6

BCBV giúp doanh nghiệp và tổ chức công bố thông tin về tính


bền vững theo cách tương tự như báo cáo tài chính. Thông qua
việc báo cáo một cách minh bạch, có tính giải trình và trách
nhiệm, các doanh nghiệp củng cố lòng tin của các bên liên
quan vào doanh nghiệp và nền kinh tế. Quá trình báo cáo đồng
thời thúc đẩy cải tiến nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ở mức độ cơ sở, BCBV là công cụ có thể cải thiện khả
năng nhận biết của doanh nghiệp về các rủi ro và cơ hội kinh
doanh mới. Từ góc độ này, BCBV giúp doanh nghiệp chuẩn bị
cho xu hướng phát triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải thiện
hệ thống quản lý để dần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quá trình BCBV đòi hỏi doanh nghiệp cân nhắc lợi ích các bên
liên quan, bao gồm các cá nhân hoặc nhóm người có thể bị ảnh
hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp, quan tâm tới hoạt động
của doanh nghiệp và/hoặc có thể chịu ảnh hưởng theo cách nào
đó. Các bên liên quan có thể là nhân viên, khách hàng, bạn hàng,
nhà cung cấp, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư,
chính phủ và giới truyền thông. BCBV làm tăng thêm đáng kể giá
trị về uy tín và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua
việc xây dựng lòng tin với các bên liên quan khác nhau. Báo cáo
có thể khởi động quá trình đối thoại với các bên liên quan qua
mỗi chu kỳ báo cáo.

Các bên liên quan ngày càng muốn biết các dự án mới, các cải
tiến hệ thống, các sản phẩm và dịch vụ xét trên các khía cạnh
môi trường và xã hội có thể đem lại lợi ích thế nào cho hoạt động
kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Thông qua việc công bố
các mục tiêu và kết quả đo lường cụ thể, minh bạch và có thể so
sánh đối chứng, BCBV chứng minh doanh nghiệp quản lý rủi ro
hiệu quả như thế nào mà vẫn thu được hiệu quả đầu tư tích cực
từ các hoạt động bền vững.

2. Xu hướng sử dụng BCBV trên toàn cầu (theo Sáng


kiến Báo cáo Toàn cầu)
Hiện nay đã có trên 600 doanh nghiệp từ 65 quốc gia tham gia
thực hiện BCBV , trong đó 6 quốc gia có số lượng doanh nghiệp
tham gia nhiều nhất là Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ.
BCBV được các doanh nghiệp thực hiện ở các châu lục theo tỷ lệ
như sau: nhiều nhất ở Châu Âu (chiếm 45%), sau đó là Châu Á:
18%, Bắc Mỹ: 14%, Mỹ Latinh: 14%, Châu Phi: 5%.

Đã có trên 30 quốc gia đưa ra 142 qui định pháp lý cho BCBV,
trong đó 65% các qui định đó mang tính chất bắt buộc, ví dụ
như Nam Phi có qui định “KING CODE III”, Trung quốc có “Hướng
Báo cáo Bền vững năm 2013 của Công ty Holcim dẫn các Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội”,
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 7

Ấn Độ quy định Điều 47 trong Luật Công ty Trách nhiệm hữu hạn
bắt buộc các công ty kinh doanh tài nguyên thiên nhiên phải
ban hành các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Bồ
Đào Nha áp dụng Chỉ số Bền vững Doanh nghiệp. Trong những
năm gần đây BCBV đã trở thành chủ đề quan trọng trong các
Chương trình nghị sự về PTBV của khu vực và thế giới.

Theo Báo cáo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu năm
2013 của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC)
cho biết: 96% giám đốc điều hành (CEO) tin rằng những vấn đề
bền vững phải được lồng ghép đầy đủ vào trong chiến lược và
các hoạt động của công ty ; 93% CEO tin rằng những vấn đề bền
vững sẽ là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp
trong tương lai; 88% CEO tin rằng nên lồng ghép vấn đề bền
vững vào chuỗi cung ứng của họ. Khảo sát của Hội đồng Doanh
nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD) về hoạt động
lập BCBV của các thành viên WBCSD cho thấy: Phần lớn (80%)
các thành viên lập BCBV theo một báo cáo riêng biệt, tức là toàn
bộ nguồn thông tin về các vấn đề bền vững được trình bày riêng
biệt, không chung với bất cứ một báo cáo nào cả; một phần nhỏ
đưa BCBV vào trong Báo cáo lồng ghép hoặc Báo cáo tích hợp;
gần 75% BCBV được lập theo hướng dẫn của tổ chức Sáng kiến
Báo cáo Toàn cầu.

3. Qui định về Báo cáo Bền vững


Từ năm 2006, BCBV đã được nhiều quốc gia và thị trường chứng
khoán yêu cầu hoặc hướng dẫn tự nguyện cho các doanh nghiệp
khi niêm yết trên Sàn chứng khoán.

Năm 2006, Trung Quốc ban hành yêu cầu báo cáo bền vững đối
với doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2007, tại Malaysia, Bursa Malaysia yêu cầu các công ty niêm
yết công khai các hoạt động về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
của công ty (CSR) nếu không thì phải cung cấp một tuyên bố về
vấn đề này.

Năm 2008, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến
công bố yêu cầu báo cáo các hoạt động CSR đối với các doanh
nghiệp niêm yết.

Năm 2010, Nam Phi yêu cầu mọi doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Johanesburg công bố“báo cáo tích hợp”
thường niên về hoạt động tài chính và PTBV.

Năm 2011, Ủy ban chứng khoán Ấn Độ SEBI qui định các tổ chức
đã niêm yết trên thị trường chứng khoán phải đệ trình báo cáo Báo cáo Bền vững năm 2013 của Công ty Schneider Electric
8

trách nhiệm kinh doanh, như là một phần của báo cáo hàng
năm. Thị trường chứng khoán Hồng Kông công bố Tài liệu Tham
vấn về báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG).Thị trường
chứng khoán Singapore công bố Hướng dẫn BCBV.

Năm 2011,Thái Lan bắt đầu sử dụng ISO 26000 bên cạnh các
hướng dẫn quốc tế khác như UNGC & GRI.

Năm 2014, Nghị viện Châu Âu đã thông qua Chỉ thị về Công bố
thông tin phi tài chính hằng năm đối với các công ty có số nhân
viên từ 500 người trở lên. Để chỉ thị này trở thành luật, cần phải
được đồng thời Nghị viện châu Âu và đa số các nước thành viên
EU thông qua. Dự kiến các nước thành viên EU sẽ bắt đầu thực
hiện từ năm 2016.

III. Một số sáng kiến về Báo cáo Bền vững


1. Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc
(UNGC) là sáng kiến lớn nhất trên thế giới về phát triển doanh
nghiệp bền vững đã được lãnh đạo các cộng đồng doanh nghiệp
thông qua năm 2000 nhằm thúc đẩy vai trò của khối doanh nghiệp
tư nhân trong quá trình phát triển. UNGC hiện có hơn 7000 thành
viên, bao gồm hơn 5200 doanh nghiệp từ 130 quốc gia trên thế
giới. Ở nước ta, Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam (GCNV)
được thành lập năm 2007, hiện có 100 thành viên là các doanh
nghiệp, tổ chức phi chính phủ, học viện, các cơ quan Liên Hợp
Quốc và các cơ quan chính phủ tại Việt Nam.

UNGC mong muốn cộng đồng các doanh nghiệp lồng ghép
trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình 10 nguyên
tắc đã được thừa nhận về các lĩnh vực nhân quyền, lao động,
môi trường, chống tham nhũng. Các doanh nghiệp và tổ chức
thành viên được yêu cầu hàng năm lập một Báo cáo Tiến bộ
(Communication of Progress – COP) mô tả việc thực hiện 10
nguyên tắc nói trên.

2. Hội đồng Báo cáo Tích hợp quốc tế (IIRC)


Hội đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế (IIRC) là nỗ lực quốc tế nhằm
xây dựng khuôn khổ toàn cầu đối với Báo cáo Tích hợp. IIRC đã
công bố dự thảo Khuôn khổ Nguyên mẫu đối với Báo cáo Tích
hợp vào tháng 9 năm 2012, chủ yếu đưa ra các nguyên tắc thay
vì tập trung vào quy định cách thức đo lường hoặc công bố chỉ
số thực hiện công việc (Key Performance Indicator - KPI). Mẫu
báo cáo mới này thiết kế để hỗ trợ cho việc cải thiện môi trường
kinh doanh và giúp các nhà đầu tư tài chính đưa ra quyết định
tốt hơn. Báo cáo Tích hợp cung cấp thông tin tổng hợp định kỳ
Báo cáo Bền vững năm 2013 của Công ty FrieslandCampina
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 9

về khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị ngắn,
trung và dài hạn.

Đây là một sáng kiến có tác động sâu sắc và mạng lợi ích cho
các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, thị trường vốn và nền kinh
tế, nó là một công cụ hiệu quả cho việc quản lý doanh nghiệp
theo định hướng hiệu quả hoạt động.

3. Bộ Tiêu chuẩn về Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp


(ISO 26000:2010)
ISO 26000:2010 là bộ Tiêu chuẩn Trách nhiệm Xã hội Doanh
nghiệp, chủ yếu cung cấp thông tin hướng dẫn về việc doanh
nghiệp/tổ chức cần hoạt động như thế nào để được coi là thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội.

ISO 26000 giúp làm rõ các khía cạnh của trách nhiệm xã hội,
đồng thời giúp doanh nghiệp/tổ chức chuyển hóa các nguyên
tắc thành hoạt động hiệu quả và chia sẻ những thực tiễn tốt
nhất liên quan tới vấn đề này. Bộ tiêu chuẩn này hướng tới
mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, hoạt động hoặc vị trí
địa lý.

4. Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI)


GRI đưa ra bộ nguyên tắc báo cáo và các chỉ số báo cáo được
xây dựng trong vòng hơn 12 năm đối thoại toàn cầu của nhiều
bên liên quan. Nguyên tắc của GRI là nền tảng để đạt được sự
minh bạch trong báo cáo phát triển bền vững và bởi vậy có
thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức khi chuẩn bị báo cáo
bền vững.

Nguyên tắc báo cáo được chia thành hai nhóm: Nguyên tắc
xác định nội dung báo cáo và nguyên tắc xác định chất lượng
báo cáo.

• Nguyên tắc xác định nội dung báo cáo mô tả tiến trình áp
dụng để xác định những nội dung báo cáo bao gồm xem
xét các hoạt động của tổ chức, những ảnh hưởng, mong
đợi và lợi ích của các bên liên quan.
Nguyên tắc xác định nội dung báo cáo bao gồm: Nguyên
tắc về Tính toàn diện các đối tác, Nguyên tắc về Bối cảnh
bền vững, Nguyên tắc về Tính cụ thể, Nguyên tắc về Tính
hoàn thiện.

• Các nguyên tắc xác định chất lượng báo cáo hướng dẫn
sự lựa chọn để đảm bảo chất lượng thông tin trong các Báo cáo Bền vững năm 2013 của Ngân hàng Standard Chartered
10

BCBV, trong đó có những trình bày thích hợp. Chất lượng


của thông tin là rất quan trọng, cho phép các bên liên
quan đánh giá đúng đắn và hợp lý về hiệu suất của doanh
nghiệp để từ đó có những hành động thích hợp.
Các nguyên tắc xác định chất lượng báo cáo bao gồm:
Nguyên tắc về Tính cân bằng, Nguyên tắc về Tính so sánh,
Nguyên tắc về Tính chính xác, Nguyên tắc về Tính kịp thời,
nguyên tắc về Tính rõ ràng, Nguyên tắc về Tính tin cậy.

5. Các sáng kiến khác


Các sáng kiến dưới đây đề cập một số lĩnh vực nhất định liên
quan tới phát triển bền vững:
- Dự án Công bố Các-bon,
- Khung Phát triển Bền vững của IFC,
- Hệ thống xếp hạng tác động đầu tư toàn cầu(GIIRS),
- Liên minh Báo cáo Bền vững của Doanh nghiệp,
- Tuyên bố Vốn Thiên nhiên và Hợp tác WAVES,
- Kê khai Tài nguyên và Định giá Dịch vụ Hệ sinh thái,
- Nguyên tắc Đầu tư Trách nhiệm (PRI)…

III. Khảo sát của VBCSD về thực trạng và


nhu cầu sử dụng Báo cáo Bền vững
của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong những năm qua, PTBV đã được các doanh nghiệp lồng
ghép phần nào vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
việc thực hiện BCBV vẫn còn là một khái niệm tương đối mới
đối với các doanh nghiệp Việt Nam và mới chỉ được những
công ty đa quốc gia hay một số doanh nghiệp có qui mô hoạt
động sản xuất, kinh doanh lớn như Bảo Việt, Vinamilk áp dụng
và công bố.

Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu sử dụng (BCBV) của Doanh
nghiệp Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền
vững (VBCSD) –VCCI đã tiến hành khảo sát hơn 150 doanh
nghiệp tiêu biểu, đại diện cho các ngành như năng lượng,
ngành chuyên sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam về chủ đề
“Phát triển bền vững”.
Báo cáo Bền vững năm 2012 của Công ty Monsanto
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 11

Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát sử dụng Bộ câu hỏi tại Phụ lục I cho thấy:

• Câu hỏi đánh giá hiểu biết về PTBV: kết quả khảo sát chỉ ra rằng hơn một nửa số người
có kiến thức cơ bản về khái niệm PTBV, với 60.56% trả lời đúng về 03 lĩnh vực của PTBV là
kinh tế, xã hội và môi trường (Hình 1).

Hình 1: Hiểu biết về phát triển bền vững

• Câu hỏi đánh giá hiểu biết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: 47.2% người được hỏi
lựa chọn đúng lĩnh vực “kinh tế” là lĩnh vực còn thiếu trong câu hỏi, 12.67% chọn đáp án
“con người”; 19.72% để trống và 20.41% người được hỏi lựa chọn các đáp án khác như
cộng đồng, phát triển bền vững, kinh doanh, doanh nghiệp, phát triển… (Hình 2).

Hình 2: Hiểu biết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp


12

• Câu hỏi đánh giá mức độ hiểu biết về xu hướng doanh nghiệp tham gia PTBV trên thế
giới “WBCSD là tên viết tắt của tổ chức nào?”, tỷ lệ trả lời sai và để trống (chiếm khoảng
hơn 60%). Điều đó có nghĩa là đa số người được hỏi chưa biết về Hội đồng Doanh nghiệp
thế giới vì sự Phát triển Bền vững (WBCSD) (Hình 3)

Hình 3: Hiểu biết về xu hướng doanh nghiệp tham gia


sự phát triển bền vững

• Câu hỏi đánh giá hiểu biết của doanh nghiệp về BCBV “Anh/Chị đã nghe nói về BCBV
chưa?”: 44% Doanh nghiệp trả lời đã biết đến BCBV, còn lại hơn 50% chưa biến đến hoặc
không biết. (Hình 4).

Hình 4: Hiểu biết về BCBV


BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 13

• Câu hỏi đánh giá nhận thức về lợi ích của việc thực hiện BCBV “Lợi ích mà BCBV mang
lại là gì?”: Phần lớn doanh nghiệp (chiếm 76.05%) cho rằng rằng thực hiện BCBV sẽ nâng
cao uy tín của doanh nghiệp, chứng tỏ cam kết trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
43% số người được hỏi nhận thấy lợi ích nâng cao lợi thế cạnh tranh. Một tỉ lệ tương tự
cho rằng lợi ích lớn nhất là cải thiện hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2.1% ý
kiến cho rằng lợi ích mà BCBV mang lại là sự minh bạch và giúp doanh nghiệp hoạch định
chiến lược phù hợp (Hình 5). Như vậy, phần đông doanh nghiệp được hỏi chưa nhận thức
đầy đủ về những lợi ích mà BCBV mang lại. (Hình 5)

Hình 5: Nhận thức về lợi ích của BCBV

• Câu hỏi về hiện trạng sử dụng BCBV “Doanh nghiệp của anh/chị có thực hiện BCBV
không?”: 38.73% số người được hỏi cho rằng doanh nghiệp của họ đã thực hiện BCBV
(Hình 6). Tuy nhiên, đối chiếu với câu trả lời khác thì tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng thực
sự đã thực hiện BCBV thấp hơn rất nhiều, với xác suất tin cậy nhỏ hơn 10.0%. Điều đó cho
thấy chỉ có khoảng 3.90% số doanh nghiệp được hỏi là thực sự đang sử dụng BCBV.

Hình 6: Hiện trạng sử dụng BCBV tại các doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam
14

• Câu hỏi đánh giá nhu cầu thực hiện BCBV: hơn 65% số người được hỏi cho biết doanh
nghiệp của họ có kế hoạch thực hiện BCBV trong thời gian tới. Điều này cho thấy phần
lớn các doanh nghiệp có mong muốn thực hiện BCBV và cho rằng việc đó có thể thực hiện
được (Hình 7).

Hình 7: Nhu cầu thực hiện BCBV

• Câu hỏi đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện BCBV: Có một tỷ lệ đáng kể ý kiến (chiếm
43.66%) cho rằng bộ phận lãnh đạo của công ty là bộ phận chịu trách nhiệm chính về
BCBV và tỷ lệ này cho thấy nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp chưa thực sự hiểu biết về
quy trình lập báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ các câu trả lời khác cho thấy trên một nửa số doanh
nghiệp được hỏi có thể sử dụng bộ máy và nhân lực sẵn có để thực hiện BCBV. (Hình 8)

Hình 8: Mức độ sẵn sàng thực hiện BCBV


BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 15

• Câu hỏi đánh giá xu hướng sử dụng dịch vụ: Đại đa số doanh nghiệp cho biết họ cần có
sự hỗ trợ từ bên ngoài để thực hiện BCBV. Chỉ có khoảng 1/4 số người được hỏi cho rằng
doanh nghiệp của họ có thể tự thực hiện. Ý kiến cho rằng doanh nghiệp thực hiện BCBV
với sự đào tạo và hỗ trợ của VCCI chiếm tỷ lệ cao nhất (40.84%). Tỷ lệ cho rằng thuê chuyên
gia từ các công ty tư vấn trong nước để thực hiện BCBV chiếm thấp nhất (9.86%). Điều này
thể hiện sự tin tưởng và mức độ phù hợp về tài chính của các hoạt động hỗ trợ do VCCI
cung cấp cho các doanh nghiệp. (Hình 9)

Hình 9: Nhu cầu và xu hướng sử dụng dịch vụ hỗ trợ thực hiện BCBV

• Các câu hỏi thu thập ý kiến về hình thức đào tạo mong muốn của doanh nghiệp và mức
độ sẵn sang tham gia: Kết quả khảo sát cho thấy người được hỏi thích hình thức đào tạo
tập trung (39.44%) hơn là hình thức đào tạo tại công ty (29.58%). Một số rất nhỏ ý kiến
(2.82%) cho rằng thông qua các buổi hội thảo và hội nghị về BCBV, họ có thể hiểu rõ về
BCBV, không cần các khóa đào tạo chuyên sâu (Hình 10). Về mức phí hợp lý cho một khóa
đào tạo cả ngày về BCBV, phần lớn người được hỏi không đưa ra được câu trả lời. Một số
ít ý kiến cho rằng nên tổ chức những buổi tập huấn này dưới dạng miễn phí để hỗ trợ các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện BCBV (Hình 11). Điều này chứng tỏ mặc dù
phần lớn các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, họ cũng sẵn sàng chi trả một phần
chi phí cho việc hướng dẫn thực hiện BCBV.

Hình 10: Hình thức đào tạo về BCBV phù hợp với nhu cầu của DN
16

Hình 11: Mức phí hợp lý cho một khóa tập huấn cả ngày về BCBV

Kết luận: Việc phân tích kết quả dữ liệu khảo sát cho thấy:

• Các doanh nghiệp ở Việt Nam đã có nhận thức về phát triển


bền vững, tuy nhiên mức độ hiểu biết còn chưa đầy đủ.

• Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện BCBV và cũng
chưa có hiểu biết về BCBV.

• Mặc dù hiểu biết về BCBV còn hạn chế, song phần lớn doanh
nghiệp nhận thấy lợi ích của BCBV và mong muốn áp dụng
Báo cáo Bền vững (BCBV) trong thời gian tới.

• Số đông các doanh nghiệp cho biết cần được hỗ trợ và hướng
dẫn kỹ thuật để thực hiện BCBV. Tuy nhiên cũng có tới 1/4
số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ có thể tự thực
hiện BCBV.

• Các doanh nghiệp mong muốn được đào tạo và xây dựng
năng lực thực hiện BCBV nhưng không sẵn sàng chi trả chi
phí cao.

• Các doanh nghiệp mong muốn phát triển năng lực thực
hiện BCBV thông qua sự hỗ trợ và đào tạo từ VCCI.

V. Khuyến nghị
Trong bối cảnh nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và
đang đẩy mạnh việc sử dụng BCBV như một công cụ bắt buộc
để công bố và quản lý thông tin doanh nghiệp; các doanh
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 17

nghiệp Việt Nam nhận thức được những lợi ích của BCBV và
mong muốn thực hiện BCBV, Chính phủ, VCCI và cộng đồng
doanh nghiệp cần có quyết tâm và những bước đi thích hợp
để áp dụng BCBV tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy BCBV cần được thể chế hóa
trong các chính sách và pháp luật, đồng thời cần có các cơ chế
phù hợp để khuyến khích và động viên các doanh nghiệp
áp dụng BCBV. VCCI với vai trò định hướng cộng đồng doanh
nghiệp, cần tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
thực hiện BCBV, đồng thời tư vấn cho Chính phủ về các chính
sách liên quan.

Các khuyến nghị cụ thể bao gồm:

1. Chính phủ ban hành quy định về việc thực hiện BCBV tại
các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam.

2. Giao VCCI và các bộ ngành liên quan tăng cường nâng cao
nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của BCBV
thông qua các hoạt động truyền thông.

3. Giao VCCI tổ chức các hoạt động hỗ trợ và hướng dẫn doanh
nghiệp thực hiện BCBV.

4. Giao VCCI tham mưu cho Chính phủ về cơ chế khuyến khích
các doanh nghiệp thực hiện BCBV.

Các biện pháp thực hiện bao gồm:

1. Chính phủ thể chế hóa việc lập BCBV trong hệ thống luật
pháp Việt Nam, đưa vào Luật Doanh nghiệp, như một trách
nhiệm có tính bắt buộc; đưa ra các cơ chế nhằm tạo ra sự
phối hợp và quản lý chặt chẽ giữa cơ quan hoạch định
chính sách, cơ quan giám sát và doanh nghiệp trong việc
thực hiện BCBV.

2. Xây dựng và công bố lộ trình áp dụng BCBV tại các doanh


nghiệp Việt Nam. Dựa theo kinh nghiệm thế giới, cần có
thời gian cho việc đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận
thức về BCBV. Việc áp dụng BCBV tại doanh nghiệp nên
chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tự giác và giai đoạn bắt
buộc. Các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp và tập
đoàn Nhà nước, các công ty đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,
những doanh nghiệp có tác động lớn đến kinh tế – xã hội
– môi trường, cần bắt đầu trước, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tiến hành sau.
18

Tình hình tại Việt Nam cho thấy một số doanh nghiệp lớn
(như Bảo Việt, Vinamilk) đã thực hiện BCBV. Ngoài ra, các khóa
đào tạo do VBCSD phối hợp với GRI thực hiện tại Hà Nội và TP
HCM cũng cho thấy một số doanh nghiệp trên sàn niêm yết
đang thể hiện mối quan tâm rất cao tới vấn đề này. Trên cơ sở
đó, VBCSD đề xuất lộ trình như sau:

Đối với các doanh nghiệp lớn:

• Giai đoạn tự giác: 2014-2016

• Giai đoạn bắt buộc: 2017 trở đi

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

• Giai đoạn tự giác: 2014-2019

• Giai đoạn bắt buộc: 2020 trở đi

3. Giao VCCI phối hợp với HĐQG về Phát triển Bền vững và
Nâng cao Năng lực cạnh tranh, Bộ Công Thương, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã
hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và các tổ chức
quốc tế tổ chức tập huấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện
BCBV.Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký
trở thành hội viên của VBCSD để huy động thêm nguồn
lực từ phía doanh nghiệp cho việc hỗ trợ doanh nghiệp áp
dụng BCBV nói riêng và thực hiện PTBV nói chung.

4. VBCSD phối hợp với các bộ ngành liên quan và các tổ chức
quốc tế Xây dựng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững, tiến
hành xếp hạng bền vững doanh nghiệp hàng năm, bước
đầu đối với các doanh nghiệp niêm yết, và có các hình thức
khen thưởng và vinh danh.

5. VBCSD hỗ trợ các doanh nghiệp công bố và quảng bá BCBV


trên các hệ thống quản lý BCBV quốc tế như GRI, IIRC, các
nguyên tắc của UNGC và tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu báo
cáo bền vững của Việt Nam.
BÁO CÁO KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG BÁO CÁO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 19

Phụ Lục I
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Họ và tên:..............................................................................................................................................................................................................
Chức vụ:.................................................................................................................................................................................................................
Cơ quan:................................................................................................................................................................................................................
1. Phát triển bền vững bao gồm những lĩnh vực gì:
.........................................................................................................................................................................................................................
2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các lĩnh vực xã hội, môi trường và .........................................
.................................. (điền vào chỗ trống)
3. WBCSD là tên viết tắt của tổ chức nào?.....................................................................................................................................................
4. Anh/chị đã nghe nói về Báo cáo Bền vững (BCBV) chưa?
5. Trong số những lợi ích mà BCBV mang lại, lợi ích nào là quan trọng nhất đối với Quý doanh nghiệp?
 Cải thiện hiệu quả kinh doanh
 Xác định cơ hội và rủi ro
 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp, chứng tỏ cam kết trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
 Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
 Gắn bó nhân viên với công ty
 Ý kiến khác:...............................................................................................................................................................................................
6. Ngoài GRI, trên thế giới còn có các khuôn khổ BCBV nào đang được sử dụng (bỏ trống nếu không biết):.....................................
7. Doanh nghiệp của anh/chị có thực hiện BCBV không? q Có q Không
8. Doanh nghiệp của anh/chị có kế hoạch thực hiện BCBV không? q Có q Không
9. Trong doanh nghiệp của anh/chị, bộ phận nào đang hoặc sẽ chịu trách nhiệm về BCBV?
 Lãnh đạo của công ty
 Nhóm thực hiện báo cáo
 Nhân viên viết báo cáo
 Ý kiến khác:...............................................................................................................................................................................................
10. Doanh nghiệp của anh/chị đã hoặc sẽ thực hiện BCBV bằng cách:
 Tự thực hiện hoàn toàn
 Thực hiện với sự đào tạo và hỗ trợ từ VCCI
 Thuê chuyên gia từ các công ty tư vấn trong nước
 Thuê chuyên gia từ các công ty tư vấn quốc tế
11. Hình thức đào tạo về BCBV phù hợp với nhu cầu của Quý doanh nghiệp
 Đào tạo tại công ty
 Đào tạo tập trung
 Ý kiến khác:...............................................................................................................................................................................................
12. Theo anh/chị mức phí hợp lý cho một khóa tập huấn cả ngày về BCBV là bao nhiêu?
.........................................................................................................................................................................................................................
13. Quý doanh nghiệp có thể cử người tham gia chia sẻ kinh nghiệm với các DN khác tại các khóa tập huấn hay không?
q Có q Không q Không rõ

Trân trọng cảm ơn.


20

Các tài liệu tham khảo


I Tài liệu tiếng Việt
1 Hướng dẫn Lập Báo cáo Bền vững của Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước và IFC International Finance Corperation
2 Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc
về Phát triển bền vững (RIO+20)
II Tài liệu tiếng Anh
1 Global Coporate Sustainable Report 2013
2 Corporate Sustainability Index Portugal
3 Report on Sustainability ReportingTrends and Developments of Global Reporting Intitiative
4 Sustainable Reporting Guidelines – G4-1, 2
5 ISO 26000
6 A systematic comparison of the German Sustainability Code with the principles of the UN Global Compact and the OECD
Guidelines for Multinational Enterprises
7 A life of dignity for all: accelerating progress towards
the Millennium Development Goals and advancing the
United Nations development agenda beyond 2015- General Assembly United Nation
8 The Global Competitiveness Report 2013–2014
9 World Happiness Report 2013
10 OECD Guidelines
for Multinational Enterprises
11 Integrating Report
12 Report of the United Nations Conference on Sustainable Development
Rio de Janeiro, Brazil 20–22 June 2012

You might also like