You are on page 1of 9

CHUYÊN ĐỀ : TIÊU CHUẨN- QUI CHUẨN SẢN PHẨM.

A/ Khái niệm về tiêu chuẩn và qui chuẩn:


1/ Thuật ngữ:

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua và có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2007 là nền tảng pháp lý cho sự phát triển, đổi mới hệ thống tiêu chuẩn
Việt Nam. Đồng thời hình thành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác.

Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có sự khác nhau về cơ
bản như sau:

– Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

– Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm
an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường;
bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu
cầu thiết yếu khác.

* Hai định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa thuật ngữ Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật.

2/ Hệ thống và ký hiệu:

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;

2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

3/ Nguyên tắc và phương thức áp dụng:


Quy chuẩn kỹ thuật

1. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt
động kinh tế – xã hội khác.

2. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn

1.Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.

2.Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong
văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

4/ Mục đích:

Quy chuẩn kỹ thuật

Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con
người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường: bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người
tiêu dùng…

Tiêu chuẩn

Dùng để làm chuẩn để phân loại,đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.

5/ Đối với thương mại quốc tế :

–Với quy chuẩn kỹ thuật: Nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của một quy
chuẩn kỹ thuật, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.

–Trong trường hợp tiêu chuẩn: sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được phép
lưu thông trên thị trường, nhưng thị phần của sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng, nhưng nếu sản
phẩm mà được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được các tiêu chuẩn địa phương thì vẫn có
thể làm tăng số lượng hàng hóa bán ra và tăng thị phần.

6/ Cơ quan Ban hành:

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang
tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật là trách nhiệm của Chính phủ. Chúng quy định về đặc tính của
sản phẩm và quy trình quản lý

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây
dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công
bố tiêu chuẩn quốc gia.

c) Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:

 Tổ chức kinh tế;


 Cơ quan nhà nước;
 Đơn vị sự nghiệp;
 Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là
nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chúng chỉ quy định các đặc tính sản phẩm
hoặc yêu cầu kỹ thuật.

7/ Loại tiêu chuẩn kỹ thuật và qui chuẩn kỹ thuật:

Quy chuẩn kỹ thuật gồm những loại sau:

 Quy chuẩn kỹ thuật chung


 Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
 Quy chuẩn kỹ thuật quá trình
 Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ

Tiêu chuẩn gồm những loại sau:

 Tiêu chuẩn thuật ngữ


 Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
 Tiêu chuẩn phương pháp thử
 Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản …

8/ Căn cứ xây dựng:

Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia;

2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

3. Kinh nghiệm thực tiễn;

4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

B/ Tóm tắt so sánh giữa Tiêu chuẩn- Qui chuẩn, Hợp chuẩn – Hợp qui: (
Tham khảo TT28/ 2012/TT-BKHCN )

CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN CHỨNG NHẬN HỢP QUY


Chứng nhận sản phẩm phù hợp với TIÊU CHUẨN Chứng nhận sản phẩm phù hợp với QUY CHUẨN

TIÊU CHUẨN LÀ GÌ? QUY CHUẨN LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn: quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của
quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá các đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà các đối
đối tượng trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng. tuân thủ để bảo đảm an toàn.

TIÊU CHUẨN DO AI BAN HÀNH? QUY CHUẨN DO AI BAN HÀNH?

Tiêu chuẩn do 1 tổ chức công bố dưới dạng văn bản Quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
để tự nguyện áp dụng. hành, bắt buộc áp dụng.

DẤU HỢP CHUẨN DẤU HỢP QUY


ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN HỢP ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY?
CHUẨN?
Sản phẩm nhóm 2 (Sản phẩm có khả năng gây mất
Sản phẩm nhóm 1 (Sản phẩm không có khả năng gây an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử
mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng)
dụng)

TRÌNH TỰ CÔNG BỐ HỢP QUY?


TRÌNH TỰ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN?
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau
bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
tắt là đánh giá hợp chuẩn).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng
a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá
đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương
Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn
phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản kỹ thuật tương ứng.
1 Điều 6 của Thông tư này;
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp
b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ
khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được
bố hợp chuẩn. thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
2. Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá
trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất nhân công bố hợp quy.
đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh
(sau đây viết tắt là Chi cục). 2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan
chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy
ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ
định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY

Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ
hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp
nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ
Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại
nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau: tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định
như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả
chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã 1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả
đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm: chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được
chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ gồm:
quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân
công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc
Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân
đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc
hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh
quy định của pháp luật); doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết
định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn pháp luật);
cứ để công bố;
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng
do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy
dấu hợp chuẩn. của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ
chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem
xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem
sao có chứng thực. xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản
sao có công chứng;
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả
tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
quy định tại Phụ lục III Thông tư này); (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ
thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc
Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc
đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân
hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc
quy định của pháp luật); Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của
cứ để công bố; pháp luật);

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
(ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công
bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình
xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng
xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy
tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám
thống quản lý; sát hệ thống quản lý;

đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO
9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp
của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ
quản lý còn hiệu lực; thống quản lý còn hiệu lực;

e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm
quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ
sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng
vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố ký;
hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu
xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
sao có chứng thực.

C/Tổng hợp các yêu cầu và tiêu chuẩn, qui chuẩn sản phẩm DRC được
chứng nhận phù hợp:
1/ Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn:

a/ Tiêu chuẩn cơ sở ( phù hợp TCVN, JIS) : Săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, lốp ô tô tải nặng ,
tải nhẹ, đặc chủng, nông nghiệp, săm , yếm ô tô và một số sản phẩm cao su kỹ thuật. b/ Tiêu
chuẩn JIS: săm lốp XM ( JIS K 6366- 1998, K6367- 1995 ) săm lốp ô tô Bias ( JIS: JIS D
4230;1998, JIS D4231-1995 )
2/ Các sản phẩm đạt qui chuẩn:

Trong nước: QCVN:34 ( Lốp ô tô bias, lốp ô tô Radial); QCVX: 36 ( lốp xe máy)

Nước ngoài: DOT, EMARK, INMETRO, SNI ( lốp ô tô bias, radial ), BIS ( Lốp ô tô, lốp Xe
máy)

Tiêu chuẩn Các yêu cầu kiểm tra Nhận diện sản phẩm

Kích thước
DOT-USA Đâm thủng Dãy số DOT trên sản phẩm
Lý trình
Kích thước
ECE-R54 Dãy số ECE-R54 trên sản phẩm
Lý trình
Tiếng ồn
Dãy số ECE-R117 trên sản
EECE-R117 Trượt đường ướt
phẩm, nhãn sản phẩm
Trở kháng lăn
Kích thước
Lốp Ô TÔ Đâm thủng
BIS-INDIA Logo IS
Tính năng tải trọng/tốc độ
Lý trình
Kích thước
INMETRO-BRASIL Dãy số INMETRO-LOGO
Lý trình
Kích thước
JIS-JAPAN Đâm thủng LOGO
Lý trình
Kích thước
QCVN34
Lý trình
Kích thước
Đâm thủng
QCVN36 Tính năng tải trọng/tốc độ
Lý trình
Biến hình ly tâm
Lốp XE MÁY
Kích thước
Đâm thủng
BIS-INDIA Tính năng tải trọng/tốc độ
Lý trình
Biến hình ly tâm

D/Các tài liệu tham khảo thêm:


- Các văn bản tiêu chuẩn , qui chuẩn ( TCVN, JIS, QCVN, DOT, EMARK, SIN,
BIS, INMETRO…. )
- Các qui định và hướng dẫn kiểm tra RD.10 - Quy định tần suất lấy mẫu cơ lý
SP.docx, RD.07 - Tiêu chuẩn cơ lý SP.xls, RD.18 Tieu chuan co ly lop Radial.xlsx

You might also like