You are on page 1of 6

CHỮA GHẺ NƯỚC BẰNG ĐÔNG Y VỚI 8 BÀI THUỐC

QUÝ MÀ ĐƠN GIẢN

Không cần đến những loại thuốc tây, chữa ghẻ nước bằng đông y cũng có thể
giúp cho nhiều người thoát khỏi căn bệnh này. Theo y học cổ truyền, những vị
thuốc dưới đây đều đã được công nhận có tác dụng trị bệnh ghẻ. Hãy cũng tìm
hiểu tác dụng, cách thực hiện trị ghẻ với 8 bài thuốc Đông y này!

1. Cỏ nến (bồ hoàng)


Theo đông y, cây cỏ nến hay còn có tên thuốc là bồ hoàng có vị ngọt, tính bình có tác
dụng chữa ghẻ nước rất tốt. Vị thuốc thông dụng là lấy phấn hoa từ hoa đực bằng
cách khi hoa nỏ bắt đầu nứt thì cắt đem phơi khô, lăn nhẹ cho hạt phấn rơi ra, sấy khô
làm thuốc.

Cách thực hiện trị ghẻ ngứa: Lấy 25g bồ hoàng đem rắc vào chỗ ghẻ từ 1-2 lần/ngày
cho đến khi hết ngứa, lở loét.
2. Bạch hạc
Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc ( cây kiến cò) cũng có công dụng sát khuẩn, khử
trùng, chống ngứa do đó thường được dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
để trị ghẻ.
Để điều trị ghẻ lấy khoảng 20g rễ, cành và lá cây bạch hạc, 20g rễ cây muồng trâu và
100ml rượu trắng 45 độ. Bạch hạc và muống trâu đem cắt ngắn, giã dập, ngâm trong
rượu khoảng 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm dung dịch này bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.

3. Cây đại bi
Cây đại bi hay còn gọi là bi xanh, đải ngải, bơ nạt...được dùng chữa nhiều bệnh trong
đó có chữa mụt nhọt, ghẻ ngứa.
Để chữa ghẻ nước, lấy lá đại bi tươi cùng lá hồng bì dại mỗi thứ một nắm, đem rửa
sạch, giã nát vắt lấy nước cốt để bôi trực tiếp lên vết ghẻ.

4. Lá đào

Lá đào là vị thuốc được dùng trong dân gian để tắm trị ghẻ lở, mẩn ngứa nhờ tính sát
khuẩn. Ngoài ra, còn có thể dùng lá tươi xát ngay vùng ghẻ ngứa hoặc phối hợp với lá
dâu tằm giã nát đắp tại chỗ sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

5. Rau mơ (lá mơ lông)


Theo Đông y, rau mơ có vị đắng, tính mát ngoài tác dụng giúp tiêu hóa tốt còn có tác
dụng sát trùng, do đó, đây cũng là vị thuốc trị ghẻ rất tốt.
Để chữa ghẻ, phỏng và mụn nước chỉ cần lấy lá mơ lông tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt
lấy nước chấm lên vùng bị ghẻ đều đặn hàng ngày sẽ thấy kết quả.

6. Lá sa kê
Sa kê là một dược liệu quý đặc biệt là bộ phận lá, rổ, vỏ và nhựa cây giúp làm dịu, sát
khuẩn dùng nhiều cho các bệnh về da, trong đó có trị ghẻ.

Dùng để trị ghẻ có thể lấy nhựa cây sa kê bôi lên vùng ghẻ hoặc lấy lá sa kê và lá đu
đủ non tươi giã nát với vôi để đắp.

7. Lá đơn tướng quân


Đơn tướng quân hay còn gọi đơn lá đỏ, lá khôi, khôi tía...có tác dụng tiêu độc, chống
dị ứng nhưng cũng có tính kháng khuẩn mạnh nếu dùng ngoài da.
Để trị ghẻ cần dùng lá đơn tướng quân tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đung cùng 5 lít nước.
Sau đó để ấm và tắm. Trong lúc tắm có thể lấy bã lá đã nấu xát mạnh vào các nốt ghẻ
lở để bệnh nhanh khỏi. Tắm mỗi ngày một lần trong 3-4 ngày liền hoặc lâu hơn cho
đến khi khỏi bệnh.

8. Cây ba chạc
Cây ba chạc có tác dụng chống ngứa, giảm đau đặc biệt là phần lá và cành tươi nấy
nước giúp rửa vết thương, vết loét, ghẻ lở rất tốt.
Bài thuốc dùng cây ba chạch chữa mẩn ngứa ghẻ gồm là: Lấy khoảng 50-100g lá ba
chạc và cành non tươi đem rửa sạch, đun sôi với 4-5 lít nước. Đun trong khoảng 30
phút đến 1 giờ, để ấm có thể mang tắm. Để trị ngứa nhanh hơn nên lấy bã lá ba chạc
đã nấu chà lên các nốt ngứa. Tắm liên tục ngày một lần cho đến khi khỏi hẳn.

You might also like