You are on page 1of 6

Các dạng hấp phụ trong

đất? Ý nghĩa? Thực tiễn?


Hấp phụ là đặc tính của các hạt đất có thể hút
được chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm tăng
nồng độ các chất đó trên bề mặt. Bemmelen (Hà
Lan) lần đầu tiên chỉ ra rằng keo đất là cơ sở
của tác dụng hấp phụ, tác dụng này phụ thuộc
chất mùn, hydroxyt sắt và oxit silicic trong đất.
Năm 1908, Gedroiz (Liên xô cũ) tìm ra quy luật
hấp phụ, khẳng định khái niệm hấp phụ một
cách chính xác. Gedroiz cho rằng, tính hấp phụ
của đất liên quan đến phức hệ hấp phụ, phức
hệ ấy không tan trong nước, thành phần khoáng
của nó là nhôm silicat, thành phần hữu cơ của
nó chủ yếu là mùn, đó là các loại keo đất.
Gedroiz chia khả năng hấp phụ của đất thành 5
dạng: hấp phụ sinh học, hấp phụ cơ học, hấp
phụ lý học, hấp phụ hoá học và hấp phụ lý hoá
học

Khái niệm chung


Hấp phụ là đặc tính của các hạt đất có thể hút
được chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm tăng
nồng độ các chất đó trên bề mặt. Bemmelen (Hà
Lan) lần đầu tiên chỉ ra rằng keo đất là cơ sở
của tác dụng hấp phụ, tác dụng này phụ thuộc
chất mùn, hydroxyt sắt và oxit silicic trong đất.
Năm 1908, Gedroiz (Liên xô cũ) tìm ra quy luật
hấp phụ, khẳng định khái niệm hấp phụ một
cách chính xác. Gedroiz cho rằng, tính hấp phụ
của đất liên quan đến phức hệ hấp phụ, phức
hệ ấy không tan trong nước, thành phần khoáng
của nó là nhôm silicat, thành phần hữu cơ của
nó chủ yếu là mùn, đó là các loại keo đất.
Gedroiz chia khả năng hấp phụ của đất thành 5
dạng: hấp phụ sinh học, hấp phụ cơ học, hấp
phụ lý học, hấp phụ hoá học và hấp phụ lý hoá
học.
Các dạng hấp phụ của đất
a. Hấp phụ sinh học
Hấp phụ sinh học là khả năng sinh vật (thực vật
và vi sinh vật) hút được cation và anion trong
đất. Những ion dễ di chuyển trong đất được rễ
cây và vi sinh vật hút biến thành những chất
hữu cơ không bị nước cuốn trôi. Rễ cây, thân
cây sau lúc chết đi sẽ tích luỹ xác hữu cơ trong
đất. Vi sinh vật phân giải xác hữu cơ này, do đó
có quá trình hấp phụ sinh học. Vi sinh vật cố
định đạm cũng là một hình thức hấp phụ sinh
vật.
Sự trao đổi cation giữa đất và rễ cây đã được
nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây.
Nhiều thí nghiệm khẳng định rằng, ngoài hiện
tượng cây hút thức ăn dưới dạng ion từ dung
dịch đất, cation và anion có thể đi từ đất vào cây
theo quá trình trao đổi ion. Do rễ cây hô hấp thải
ra CO2. CO2 kết hợp với H2O trong đất tạo
thành H2CO3. Axit này phân li: H2CO3 = H+ +
HCO3-. H+ khuếch tán đến keo đất và tại đó nó
trao đổi với Ca2+, Mg2+, K+ và cation khác hấp
phụ ở keo đất, Còn các anion HCO3- trao đổi
với NO3-, SO42-, và PO43-. H2CO3 còn có tác
dụng hoà tan các muối khoáng khác (phosphat,
sulfat...) có trong đất giúp cho cây có thể hút
được các ion này.
b. Hấp phụ cơ học
Hấp phụ cơ học là đặc tính của đất có thể giữ lại
những vật chất nhỏ ở trong khe hở của đất, ví
dụ: những hạt sét, xác hữu cơ, vi sinh vật... Ðây
là dạng hấp phụ phổ biến trong đất. Hiện tượng
này thấy rõ nhất khi mưa, nước mưa đục do lẫn
cát, sét... nhưng khi thấm sâu xuống các tầng
đất dưới, nước mạch chảy vào giếng, nước trở
nên trong, vì khi thấm qua các tầng đất, các chất
lơ lửng trong nước đã bị hấp phụ cơ học.
Nguyên nhân của hấp phụ cơ học do kích thước
khe hở trong đất bé hơn kích thước các vật chất
hoặc bờ khe hở gồ ghề làm cản trở sự di
chuyển các hạt hoặc các vật chất mang điện trái
dấu với bờ khe hở nên bị hút giữ lại.
Có trường hợp hấp phụ cơ học không lợi cho
quá trình hình thành đất như làm xuất hiện trong
đất những lớp quá nhiều keo sét, đất trở lên
chặt do đó lý tính xấu. Nhưng mặt khác, nhờ
tính hấp phụ này mà các phần tử đất không bị
rửa trôi xuống sâu.
c. Hấp phụ lý học (hấp phụ phân tử)
Hấp phụ lý học là sự thay đổi nồng độ của các
phân tử chất tan trên bề mặt các hạt đất.
Nguyên nhân của hiện tượng hấp phụ lý học do
tác dụng của năng lượng bề mặt phát sinh ở
chỗ tiếp xúc giữa các hạt đất với dung dịch đất
(hoặc không khí). Năng lượng bề mặt phụ thuộc
sức căng bề mặt và diện tích bề mặt. Vật chất
nào làm giảm sức căng mặt ngoài của dung dịch
đất sẽ tập trung trên mặt hạt keo, đây là sự hấp
phụ dương. Ví dụ axit axetic có tác dụng làm
giảm sức căng mặt ngoài của dung dịch đất sẽ
được tập trung trên mặt hạt đất. Vật chất nào
làm tăng sức căng mặt ngoài của dung dịch đất
thì bị đẩy ra khỏi keo đất để đi vào dung dịch, sự
hấp phụ này gọi là hấp phụ âm. Ví dụ phân tử
đường làm tăng sức căng mặt ngoài của dung
dịch đất sẽ bị đẩy ra khỏi keo đất để đi vào dung
dịch đất.
Tóm lại, bất kỳ một sự chênh lệch nào về nồng
độ ở chỗ tiếp xúc giữa hạt keo với môi trường
xung quanh cũng sinh ra tác dụng hấp phụ lý
học.
Ngoài phân tử các chất hoà tan, đất còn hấp
phụ chất khí. Ðất khô hấp phụ không khí rất
chặt. Khả năng hấp phụ các chất khí từ mạnh
đến yếu thứ tự như sau: hơi nước, NH3, CO2,
O2, N2. Ðất càng nhiều mùn càng hấp phụ
nhiều NH3, CO2, và nước. Khả năng hút khí và
hơi nước của đất phụ thuộc thành phần chất rắn
trong đất (bảng 5.3). Vì vậy đất có khả hấp phụ
khí NH3 sinh ra trong quá trình phân giải chất
hữu cơ chứa đạm. Ở đây ta càng thấy rõ lợi ích
của việc trộn đất bột khô với phân chuồng khi ủ
phân. Ðất bột hút NH3 được tạo ra trong quá
trình ủ phân, làm giảm sự mất đạm.
d. Hấp phụ hoá học
Hấp phụ hoá học là sự tạo thành trong đất
những muối không tan từ những muối dễ tan. Ví
dụ:

hoặc
Sự hấp phụ hoá học là nguyên nhân tích luỹ P
và S trong đất, làm cho 2 nguyên tố này bị "giữ
chặt" trong đất.
e. Hấp phụ lý hoá học (hấp phụ trao đổi)
Hấp phụ lý hoá học là đặc tính của đất có thể
trao đổi ion trong phức hệ hấp phụ với ion của
dung dịch đất tiếp xúc. Trong dung dịch đất, các
axit vô cơ và muối của chúng phân ly thành
cation và anion. Khi dung dịch đất tác động với
keo đất, keo đất không những chỉ hấp phụ các
phân tử (hấp phụ lý học) mà còn hấp phụ cả ion
nữa. Nếu lấy một ít đất đỏ (chua) tác động với
dung dịch NH4Cl rồi lọc ta sẽ phát hiện trong
dịch lọc chứa nhiều H+ còn NH4+ thì giảm. Quá
trình trao đổi ion này có thể biểu thị bằng phản
ứng sau:
Từ đó ta thấy thực chất của hấp phụ lý hoá học
là sự trao đổi ion trên keo đất với ion trong dung
dịch quanh keo. Hiện tượng này xảy ra khi thay
đổi độ ẩm, khi bón phân, khi nước ngầm dâng
lên, khi tưới nước cho đất, nghĩa là khi có sự
chênh lệch nồng độ của phản ứng thuận nghịch.
Trong đất có keo âm và keo dương nên đất có
khả năng hấp phụ cả cation và anion nhưng hấp
phụ cation là chủ yếu vì phần lớn keo đất là keo
âm. Hấp phụ trao đổi ion có ảnh hưởng rất lớn
tới độ phì nhiêu đất, các tính chất vật lý, hoá học
đất cũng như dinh dưỡng cây trồng. Vì vậy cần
nghiên cứu sâu hơn dạng hấp phụ này ở phần
tiếp theo.

You might also like