You are on page 1of 16

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Tháng 4/2018

• Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền


1 Nam, thống nhất đất nước

• Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Lao động 1-5


2

• Kỷ niệm ngày mất cố Tổng Bí thư Nguyễn


3 Văn Linh: 27-4-1998

• Quần thể di tích anh hùng-liệt sĩ-bác sĩ


4 Đặng Thùy Trâm

• Công tác quản lý đoàn viên


5
Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước

Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã khẳng định với toàn thể dân tộc Việt Nam
với lương tri thế giới: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”,
“Đồng bào Nam Bộ là dân tộc nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân
lý đó không bao giờ thay đổi!”.
Với Người, đất nước, núi sông Việt Nam là một khối thống nhất, Bắc – Trung –
Nam “Không thể phân chia, kết đoàn ba miền như con một cha, nhà một nóc, no đói, rách
lành sẽ chia, đùm bọc, không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”…
Khi cuộc trường chinh chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc, một nửa đất nước
sạch bóng ngoại xâm, song cả dân tộc vẫn chịu nỗi đau chia cắt do âm mưu và hành động
xâm lược của đế quốc Mỹ.
Hòa bình lập lại trên miền Bắc nhưng trái tim Hồ Chí Minh chưa phút nào yên, vì
miền Nam còn bị quân thù giày xéo. Người luôn trăn trở khôn nguôi về miền Nam, về sự
nghiệp giải phóng đất nước vẫn còn chưa hoàn tất. Giải phóng miền Nam thống nhất non
sông giờ đây trở thành mục tiêu hàng đầu của mọi người Việt Nam yêu nước thương nòi
và đó cũng chính là quyết tâm không lay chuyển của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bài thơ chúc Tết năm 1969 của Hồ Chí Minh:
…Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào,
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào,
Bắc, Nam sum họp, xuân nào, vui hơn!
Cho đến những ngày sắp đi xa, Người vẫn giữ một niềm tin sắt đá: “Cuộc chống
Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song
nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Niềm tin ấy, khát vọng ấy thể
hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt và trở thành sự thôi thúc trong tâm khảm
mỗi người dân hai miền đất nước cùng phấn đấu cho ngày mai thống nhất nước nhà. Đó
cũng là động lực mạnh mẽ cho toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khó khăn,
lâu dài, gian khổ, song nhất định thắng lợi.
11 giờ 30 phút trưa 30/4/1975, lá cờ cách mạng phấp phới tung bay trên nóc phủ
Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ kính yêu
toàn thắng, sự nghiệp giải phóng miền Nam toàn thắng. Một lần nữa, “sức mạnh Việt Nam
– sức mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” lại ngời sáng.
Miền Nam đã được hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, đất nước thu về một mối.
Từ đây, Nam, Bắc sum họp một nhà, chung vui niềm vui thống nhất. Khát vọng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam về một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sau những năm dài trường kỳ
kháng chiến đã trở thành hiện thực.
Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng
Cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30
năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến
đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc
Nam sum họp”…
Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hóa
dân tộc, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đồng thời
là sự ủng hộ giúp đỡ chí tính của bạn bè quốc tế, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em,
của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Ngày 30/4 là ngày hòa hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái
nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con
đường…Hòa hợp dân tộc đã hóa giải xung đột, xóa bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng
nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên
Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn./.

Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Lao động


01 - 5

Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao
động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng
sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ
được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số
nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan
sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8
giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển
phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn
định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp
tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông
qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là
8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các
nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới
chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ,
giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ
thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40
nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu
ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ
làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người
tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra
5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York,
Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những
công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố khác, thuê bọn khiêu khích và cảnh
sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng
trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên
đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi
dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản
lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ
nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương
lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân,
ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động
toàn thế giới.
Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép
người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được
nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công
nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh
chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế -
xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động
1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do
thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao
động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người
đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in,
nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong
thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của
nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về
nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai
cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa
bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.

Kỷ niệm ngày mất cố Tổng Bí thư


Nguyễn Văn Linh: 27-4-1998

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 01/7/1915
trong một gia đình công chức tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
Năm 1929, tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo.
Ngày 01/5/1930, bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, do thắng lơi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí được trả tự do, được
kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở
Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1939, Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban
Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Cuối năm 1939, ông được phân công tham gia lập lại Xứ
uỷ Trung kỳ. Đầu năm 1941, bị địch bắt ở Vinh, rồi bị đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và
đày ra Côn Đảo lần thứ hai.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về Nam Bộ
hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với
các chức vụ Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định.
Năm 1947, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1949, đồng chí tham gia
Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ. Từ 1957 đến 1960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.
Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó
Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó
Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Năm 1976, đồng chí là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tháng 12/1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu lại vào Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung
ương Đảng, được phân công giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của
Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt
Nam đến năm 1980. Sau đó, được phân công theo dõi thực hiện Nghị quyết của Đảng và
Chính phủ ở các tỉnh miền Nam.
Tháng 12/1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng
3/1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Tháng 6/1985, tại Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ
Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 6/1986, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, và được phân công
Thường trực Ban Bí thư.
Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban
Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ Đổi mới .
Năm 1987, đồng chí kiêm chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương. Tháng 6/1987,
đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VIII. Tháng 6/1991, tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII, đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng
6/1996, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, được cử lại làm Cố vấn Ban Chấp hành
Trung ương Đảng.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trải qua biết
bao gian khổ về vật chất và tinh thần, bình tĩnh trước mọi hiểm nguy và biến cố, có niềm
tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tầm nhìn chiếc lược và tình thương
yêu đồng bào, đồng chí sâu sắc. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là nhà lãnh đạo uy tín của
dân tộc, có đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt tiêu biểu cho ý chí và
nguyện vọng trong công cuộc đổi mới của toàn Đảng và toàn dân ta. Cuộc đời và sự
nghiệp của đồng chí mãi là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo.
Với những đóng góp to lớn cho đất nước, Đồng chí đã được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Sao vàng và nhiều Huân, Huy chương và các phần thưởng cao quý khác.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh mất ngày 27/4/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 83 tuổi.

Quần thể di tích anh hùng-liệt sĩ-


bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Khu di tích Đặng Thùy Trâm nằm


trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi, nơi đã lưu lại những dấu tích anh
hùng của Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy
Trâm, đại diện cho lòng yêu nước, sức
sống mãnh liệt của người dân Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy
Trâm sinh ngày 26/11/1942, trong một
gia đình trí thức. Tốt nghiệp trường đại
Toàn thể khu di tích
học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường miền
Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về
phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y chủ yếu điều trị cho các thương
bệnh binh. Ngày 22/6/1970 trong 1 chuyến đi công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị đã bị
địch phục kích và hy sinh lúc chưa đầy 28 tuổi.
Ngày 20/2/2006 Liệt sĩ – Bác sĩ
Đặng Thùy Trâm đã được Nhà nước
truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân. Quần thể di tích theo
dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm cách
TP.Quảng Ngãi 45 km về hướng nam
thuộc xã Phổ Hòa, Phổ Cường, huyện
Đức Phổ và xã Ba Trang, huyện Ba Tơ.
Khu di tích Đặng Thùy Trâm bao
gồm các hạng mục chính: Bệnh xá Đặng
Thuỳ Trâm ở xã Phổ Cường, huyện Đức
Phổ; Trạm phẫu thuật tiền phương ở núi
Bộng Dầu, thôn Quy Thiện, xã Phổ Một góc thờ anh hùng liệt sỹ Đặng Thùy Trâm
Khánh; Khu vực hồ Liệt Sơn, xã Phổ
Hòa; Bệnh xá Đức Phổ tại đồi Gò Chày
thôn Đồng Răm 1, xã Ba Khâm…
Nằm ngay bên quốc lộ 1A, cách
thành phố Quảng Ngãi khoảng 50km về
hướng Nam, Bệnh xá Đặng Thuỳ
Trâm được xây dựng theo ước muốn
của bác sĩ Đặng Thùy Trâm lúc sinh
thời. Đây là nơi khám, chữa bệnh có mô
hình đặc biệt bởi lần đầu tiên trong hệ
thống khám, chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng trên toàn quốc, ngoài
việc thực hiện công tác khám, chữa
bệnh cho nhân dân trong vùng, bệnh xá
còn là địa chỉ thu hút hàng chục nghìn Bức tượng anh hùng liệt sỹ Đặng Thùy Trâm
lượt du khách đến tham quan mỗi năm. trong khuôn viên
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được xây dựng trên diện tích 3.900 mét vuông, gồm các
khoa chức năng: nội, nhi, sản, răng – hàm – mặt, y tế cộng đồng, y tế dự phòng, sơ cấp
cứu ban đầu… với quy mô 10 giường bệnh và đầy đủ trang thiết bị y tế đảm bảo việc
khám, điều trị cho hơn 40.000 dân trong khu vực. Hiện tỉ lệ sử dụng giường của bệnh xá
luôn hết công suất, điều này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực quá tải cho y tế tuyến
trên mà còn giảm đáng kể chi phí cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo.
Quần thể di tích Anh Hùng-Liệt Sỹ-Bác Sỹ Đặng Thùy Trâm là một khoảng nước
mênh mông, xung quanh là những con đường mòn nhỏ hẹp chạy uốn khúc, đó là hồ Liệt
Sơn thuộc xã Phổ Hòa. Bao quanh hồ là núi rừng trùng điệp, khá hiểm trở. Không gian
như ngừng lại, hình ảnh bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm xông pha trong gian khổ, không quản
ngại khó khăn để chăm sóc cho thương, bệnh binh và đồng bào vùng kháng chiến với một
tâm hồn lạc quan, yêu đời đã hiện ra trước mặt chúng tôi…Những hình ảnh ấy thực sự là
bất tử với tuổi trẻ Việt Nam, luôn khát khao cống hiến.
ác bạn hãy cùng du lịch Cầu Vồng chúng tôi đi tham quan quần thể di tích Anh Hùng-
Liệt Sỹ-Bác Sỹ Đặng Thùy Trâm, một bác sĩ đã cống hiến cho đất nước cả tuổi xuân của
mình.

Công tác quản lý đoàn viên

1. Về chuyển sinh hoạt Đoàn:


1.1. Nguyên tắc:
- Đoàn viên khi thay đổi nơi cư trú, đơn vị học tập, lao động, công tác phải chuyển
sinh hoạt Đoàn. Thời gian chuyển sinh hoạt Đoàn (chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi mới)
không quá 01 tháng kể từ ngày thay đổi nơi cư trú, đơn vị học tập, lao động, công tác.
- Chi đoàn, Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở có trách nhiệm chuyển sinh hoạt Đoàn cho
đoàn viên.
1.2. Quy trình, thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên:
- Đoàn viên khi chuyển sinh hoạt Đoàn thì đề nghị Ban Chấp hành Chi đoàn (hoặc
Chi đoàn cơ sở) nơi đang sinh hoạt để được chuyển sinh hoạt.
- Trách nhiệm của Ban Chấp hành Chi đoàn:
+ Nhận xét đoàn viên vào Sổ đoàn viên và thu đoàn phí đến thời điểm chuyển sinh
hoạt đoàn (trường hợp đoàn viên sinh hoạt tại Chi đoàn cơ sở thì Ban Chấp hành Chi đoàn
cơ sở nhận xét, thu đoàn phí và trực tiếp tiến hành thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn
viên).
+ Giới thiệu đoàn viên đến Đoàn cơ sở để làm tiếp thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.
+ Tiếp nhận đoàn viên do Đoàn cấp trên trực tiếp giới thiệu đến sinh hoạt.
- Trách nhiệm của Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở:
+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt trong cùng một Đoàn cơ sở thì Ban
Chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại Chi đoàn mới.
+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt sang cơ sở Đoàn khác thì Ban Chấp
hành Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở giới thiệu đến Ban Chấp hành Đoàn cơ sở mới.
+ Khi tiếp nhận đoàn viên từ nơi khác giới thiệu đến, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở
giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại Chi đoàn trực thuộc.
1.3. Một số trường hợp khác:
- Đoàn viên là học sinh, sinh viên, trước thời điểm kết thúc khóa học (năm học
cuối cấp) 01 tháng, Ban Thường vụ Đoàn trường có trách nhiệm xem xét, chuẩn bị và thực
hiện các thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên, cụ thể: hướng dẫn Ban Chấp hành
Chi đoàn thu đoàn phí và tiến hành nhận xét vào sổ đoàn viên, xác nhận ý kiến nhận xét
của Ban Chấp hành Chi đoàn, ký và đóng dấu giới thiệu chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn
viên sau đó chuyển hồ sơ cho đoàn viên để nộp về cơ sở mới (nếu chưa xác định được cơ
sở Đoàn mới thì để trống tên cơ sở mới).
- Đoàn viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp
các trường đang trong thời gian chờ để chuyển lĩnh vực công tác, học tập, lao động mới
nếu thời gian chờ từ 03 tháng trở lên thì phải chuyển sinh hoạt về cơ sở Đoàn nơi đoàn
viên cư trú. Khi đã có quyết định về nơi học tập, lao động, công tác sau thời gian chờ thì
chuyển sinh hoạt Đoàn từ nơi cư trú về nơi học tập, lao động, công tác mới theo quy định
tại mục 1.1. Nếu sau 03 tháng khi đã chuyển về nơi mới, đoàn viên không thực hiện việc
chuyển sinh hoạt Đoàn theo quy định thì tổ chức cơ sở Đoàn nơi mới có thể đề nghị tổ
chức cơ sở Đoàn trực tiếp quản lý đoàn viên xem xét tư cách của đoàn viên đó.
- Chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời:
+ Đoàn viên đi học tập, lao động, công tác, đoàn viên là học sinh, sinh viên trong
thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế với thời gian không quá 03 tháng thì chuyển sinh
hoạt Đoàn tạm thời đến cơ sở đoàn nơi học tập, lao động, công tác hoặc nơi cư trú mới.
Đoàn cơ sở (Chi đoàn cơ sở) có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận đoàn viên
chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời.
+ Việc chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời có thể thực hiện bằng Thẻ Đoàn viên hoặc
giấy chuyển sinh hoạt Đoàn và do Đoàn cấp cơ sở triển khai thực hiện.
+ Trong thời gian sinh hoạt tạm thời, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Điều 2, Điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử,
đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đoàn nơi đang sinh hoạt tạm thời.
- Đoàn viên chuyển đến những nơi chưa có tổ chức Đoàn vẫn phải làm thủ tục
chuyển sinh hoạt Đoàn như đã quy định. Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với
tổ chức Đảng, khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết
điểm và giới thiệu về Ban Chấp hành Đoàn cơ sở nơi tiếp nhận đoàn viên. Trường hợp nơi
đoàn viên lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đoàn thì đoàn viên đó phải
sinh hoạt ở nơi cư trú.
- Trường hợp do thất lạc hồ sơ đoàn viên thì thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn phải có
bản tường trình và xác nhận của cơ sở Đoàn nơi chuyển đi (thời gian xác nhận không quá
03 tháng tính đến thời điểm chuyển sinh hoạt Đoàn), được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến
(theo quy định tại mục 9).
- Chuyển sinh hoạt Đoàn ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước thực hiện theo
hướng dẫn liên tịch giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với Đảng ủy ngoài nước.
2. Về quản lý đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định:
- Đoàn viên lao động ở xa, thời gian không ổn định là những đoàn viên rời khỏi địa
phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa phương khác để lao động với thời gian
không ổn định, không có điều kiện sinh hoạt Đoàn thường xuyên nơi cư trú.
- Trách nhiệm của đoàn viên:
+ Trước mỗi đợt đi lao động ở xa phải báo cáo với Ban Chấp hành Chi đoàn về địa
chỉ nơi đến để Chi đoàn, Đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời và
giúp đỡ.
+ Khi đến nơi lao động, đoàn viên liên hệ với Chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi đến để
đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn; được dùng Thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt
Đoàn để sinh hoạt tạm thời.
- Trách nhiệm của cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đi: Chi đoàn lập sổ theo dõi danh sách
đoàn viên kèm theo địa chỉ nơi đến của số đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn
định và báo cáo cho Đoàn cơ sở để theo dõi. Đoàn cơ sở chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời
cho đoàn viên bằng giấy chuyển sinh hoạt hoặc hướng dẫn đoàn viên dùng Thẻ đoàn viên
để đăng ký sinh hoạt tạm thời.
- Trách nhiệm của cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đến:
+ Đoàn cơ sở tiếp nhận thủ tục sinh hoạt tạm thời và giới thiệu đoàn viên về các
chi Đoàn.
+ Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do và đã có đăng ký tạm
trú thì Đoàn cơ sở ở nơi đó có thể thành lập các Chi đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt
động.
3. Quản lý hệ thống sổ sách của chi Đoàn và hồ sơ đoàn viên:
3.1. Quy định chung: Mỗi đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đều có Sổ đoàn
viên, Huy hiệu đoàn và Thẻ đoàn viên.
3.2. Hồ sơ đoàn viên: Hồ sơ đoàn viên, gồm: Sổ đoàn viên, Thẻ đoàn viên và các
văn bản có liên quan.
4.3. Quy định về quản lý đoàn viên:
- Đối với Chi đoàn: Ban Chấp hành Chi đoàn phải có Sổ Chi đoàn theo mẫu do
Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành.
- Đối với Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành Đoàn cơ sở phải có Sổ danh sách đoàn viên,
Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên và trao Thẻ đoàn viên; Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt
Đoàn.
- Yêu cầu trong quản lý đoàn viên:
+ Đối với Sổ đoàn viên: Sổ đoàn viên do Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở quản lý.
Hằng năm, khi chuẩn bị đến thời điểm nhận xét, đánh giá đoàn viên, Ban Chấp hành Đoàn
cơ sở chuyển Sổ đoàn viên về cho các Chi đoàn. Ban Chấp hành Chi đoàn có trách nhiệm
đánh giá và ghi nhận xét ưu, khuyết điểm, khen thưởng, kỷ luật và kết quả phân loại đoàn
viên vào sổ của từng đoàn viên sau đó chuyển về Đoàn cơ sở xác nhận và quản lý theo quy
định. Khi đoàn viên chuyển sinh hoạt Đoàn, Ban Chấp hành Chi đoàn có trách nhiệm
hướng dẫn đoàn viên và thực hiện các thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn theo mục 1.2.
+ Chi Đoàn, Đoàn cơ sở hằng quý, Đoàn cấp huyện và tương đương 6 tháng, 1
năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác đoàn viên của đơn vị mình cho
Đoàn cấp trên trực tiếp.
+ Ngoài ra, các cơ sở Đoàn có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, phần
mềm quản lý đoàn viên phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
4. Quản lý thẻ đoàn viên:
4.1. Thẻ đoàn viên: Thẻ đoàn viên có giá trị chứng nhận tư cách đoàn viên Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất phát hành.
4.2. Quy định về quản lý Thẻ đoàn viên:
- Đoàn viên được cấp Thẻ trong lễ kết nạp hoặc chậm nhất không quá 01 tháng kể
từ ngày được kết nạp vào Đoàn. Việc cấp Thẻ đoàn viên do Ban Thường vụ Đoàn cấp
huyện quyết định.
- Thẻ Đoàn viên được dùng để đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn tạm thời và xuất
trình khi cần. Đoàn viên không được cho người khác mượn Thẻ; khi trưởng thành Đoàn,
đoàn viên được giữ lại Thẻ đoàn viên.
- Đoàn viên bị kỷ luật khai trừ thì bị thu hồi Thẻ; đoàn viên sử dụng Thẻ sai mục
đích thì tùy mức độ bị xem xét xử lý kỷ luật. Ban Chấp hành Chi đoàn, Ban Thường vụ
Đoàn cơ sở có trách nhiệm thu hồi Thẻ và nộp cho Đoàn cấp huyện quản lý.
- Trung ương Đoàn quản lý số lượng và số hiệu Thẻ đoàn viên trên toàn quốc. Các
cấp bộ Đoàn quản lý số lượng và số hiệu Thẻ đoàn viên của địa phương, đơn vị.
5. Trưởng thành Đoàn:
5.1. Mục đích: Công nhận trưởng thành Đoàn là việc tổ chức Đoàn trân trọng ghi
nhận những đóng góp của đoàn viên cho Đoàn, công nhận quá trình rèn luyện và trưởng
thành của đoàn viên.
5.2. Yêu cầu:
- Đoàn viên quá 30 tuổi, Chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng
tiếp tục sinh hoạt Đoàn, Chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi. Lễ
trưởng thành cho đoàn viên nên được tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26/3, 19/5, 2/9,
và ngày 22/12...hằng năm hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của Đoàn,
của đơn vị.
- Lễ trưởng thành Đoàn có thể được tổ chức ở Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở hoặc
Chi đoàn.
5.3. Quy trình, thủ tục tiến hành trưởng thành Đoàn cho đoàn viên:
- Hằng năm, Ban Chấp hành Chi đoàn lập danh sách những đoàn viên quá 30 tuổi
(đối với những đoàn viên không giữ nhiệm vụ trong cơ quan lãnh đạo hoặc không công tác
trong cơ quan chuyên trách của Đoàn) và thông báo cho đoàn viên đó biết.
- Khi có đoàn viên quá 30 tuổi, Ban Chấp hành Chi đoàn tổ chức gặp mặt để biết
nguyện vọng của đoàn viên. Nếu đoàn viên có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh
hoạt Đoàn thì xem xét để đoàn viên tiếp tục được tham gia sinh hoạt Đoàn nhưng không
quá 35 tuổi. Nếu đoàn viên có nguyện vọng được trưởng thành Đoàn thì Chi đoàn lập danh
sách báo cáo với Ban Chấp hành Đoàn cơ sở đề nghị xét và ra quyết định trưởng thành
Đoàn cho đoàn viên.
- Lễ trưởng thành phải được chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng và tạo được không
khí thân mật. Nếu đoàn viên trưởng thành là đoàn viên ưu tú trong buổi lễ trưởng thành
Đoàn cần tiến hành luôn việc giới thiệu đoàn viên ưu tú đó cho Đảng xem xét bồi dưỡng
kết nạp.
5.4. Chương trình lễ trưởng thành Đoàn:
- Văn nghệ.
- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu tóm tắt quá trình sinh hoạt Đoàn và những thành tích đóng góp của
đoàn viên trưởng thành.
- Trao "Giấy chứng nhận trưởng thành đoàn" và tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) cho
đoàn viên trưởng thành (mẫu Giấy chứng nhận trưởng thành Đoàn do cấp bộ Đoàn quyết
định trưởng thành Đoàn cho đoàn viên ban hành).
- Đoàn viên (hoặc đại diện đoàn viên) trưởng thành phát biểu cảm tưởng.
- Đại diện đoàn viên đang sinh hoạt Đoàn phát biểu.
- Đại diện cấp ủy và các đại biểu khác phát biểu.
- Kết thúc.
6. Về đoàn viên danh dự:
- Đối tượng: Đoàn viên danh dự là những người thực sự tiêu biểu, là tấm gương
sáng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi noi theo, có tâm huyết và có nhiều đóng góp với Đoàn,
có uy tín trong thanh thiếu nhi và xã hội. Đoàn viên danh dự là những người đã trưởng
thành Đoàn và đồng ý làm đoàn viên danh dự.
- Quy trình, thủ tục và thẩm quyền xét kết nạp:
+ Trong quá trình công tác, hoạt động, tổ chức cơ sở Đoàn nhận thấy có những
người đủ tiêu chuẩn và sẵn sàng làm đoàn viên danh dự thì báo cáo Ban Thường vụ Đoàn
cấp huyện và tương đương xem xét quyết định.
+ Đoàn cơ sở tổ chức lễ kết nạp đoàn viên danh dự trang trọng, có tính tôn vinh
người được kết nạp và giáo dục đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Quyền và nghĩa vụ của đoàn viên danh dự:
+ Được cấp Thẻ đoàn viên danh dự, được tham dự một số sinh hoạt và hoạt động
của Đoàn.
+ Được tham gia thảo luận, hoạt động và đề xuất ý kiến về các công việc của Đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi.
+ Tích cực tham gia vào công tác giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi, tuyên
truyền, mở rộng ảnh hưởng của Đoàn trong thanh thiếu nhi và xã hội.
- Các trường hợp thôi là đoàn viên danh dự:
+ Đoàn viên danh dự có đề nghị xin thôi là đoàn viên danh dự thì Ban Thường vụ
Đoàn cấp huyện nơi kết nạp hoặc nơi đoàn viên danh dự sinh sống, học tập, công tác ra
thông báo cho thôi là đoàn viên danh dự.
+ Đoàn viên danh dự vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức có ảnh hưởng đến uy tín
của Đoàn thì Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện nơi kết nạp hoặc nơi người đó sinh sống,
học tập, công tác quyết định xóa tên đoàn viên danh dự.
7. Xóa tên trong danh sách đoàn viên:
- Trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí
ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng thì Chi đoàn xem xét quyết định
xóa tên đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp (việc xóa tên đoàn viên không
được coi là hình thức kỷ luật của Đoàn).
- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không
quá 1 năm, trong thời gian đó đoàn viên có báo cáo với Ban Chấp hành Chi đoàn và sau
mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho
hoạt động của Chi đoàn thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách
đoàn viên.
8. Khôi phục hồ sơ đoàn viên khi thất lạc:
8.1. Trường hợp thất lạc Thẻ đoàn viên nhưng còn Sổ đoàn viên:
Trường hợp thất lạc Thẻ đoàn viên nhưng còn Sổ đoàn viên thì đoàn viên làm đơn
gửi Ban Chấp hành Chi đoàn để đề nghị Đoàn cơ sở tiến hành thủ tục cấp lại Thẻ đoàn
viên. Trên cơ sở đề nghị của chi Đoàn, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở xem xét đề nghị Ban
Thường vụ Đoàn cấp huyện cấp lại Thẻ cho đoàn viên.
8.2. Trường hợp thất lạc Sổ đoàn viên nhưng còn Thẻ đoàn viên:
- Trong trường hợp này, đoàn viên chỉ được cấp lại Sổ đoàn viên mới khi vẫn tham
gia sinh hoạt liên tục trong quá trình thất lạc Sổ đoàn viên và được Ban Chấp hành Chi
đoàn chứng nhận đến thời điểm đề nghị được cấp lại Sổ.
- Quy trình, thủ tục đề nghị cấp lại Sổ đoàn viên: Đoàn viên làm đơn đề nghị được
cấp lại Sổ đoàn viên gửi Ban Chấp hành Chi đoàn để đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cơ sở
xem xét cấp lại Sổ đoàn viên. Trong trường hợp đoàn viên chuyển đến đơn vị lao động,
học tập, công tác nhưng bị thất lạc Sổ đoàn viên mà hiện tại vẫn đang sinh hoạt đoàn đầy
đủ thì khi đề nghị được cấp lại Sổ đoàn viên mới phải có xác nhận tư cách đoàn viên của
Đoàn cơ sở nơi sinh hoạt gần nhất (trong thời gian không quá 03 tháng tính đến ngày đề
nghị được cấp lại Sổ đoàn viên). Sổ đoàn viên cấp lại được Đoàn cơ sở đóng dấu xác nhận
“Cấp lại sổ mới” vào thời điểm cấp lại sổ. Nếu là Chi đoàn cơ sở thì trực tiếp thực hiện
quy trình, thủ tục đối với đoàn viên bị thất lạc Sổ đoàn viên.
8.3. Trường hợp thất lạc cả Sổ đoàn viên và Thẻ đoàn viên (gọi chung là hồ sơ
đoàn viên) nhưng chứng minh được tư cách đoàn viên:
Trong trường hợp này, đoàn viên chỉ được cấp lại hồ sơ đoàn viên khi đảm bảo các
điều kiện:
- Vẫn tham gia sinh hoạt liên tục trong quá trình thất lạc hồ sơ đoàn viên và được
Ban Chấp hành Chi đoàn nơi đang sinh hoạt chứng nhận đến thời điểm đề nghị được cấp
lại hồ sơ đoàn viên.
- Được Đoàn cơ sở nơi sinh hoạt gần nhất xác nhận là đoàn viên. Trong đó, có xác
nhận ngày vào Đoàn và nơi vào Đoàn của đoàn viên (thời gian xác nhận không quá 03
tháng tính đến ngày đề nghị được cấp lại Sổ đoàn viên).
- Có đơn tường trình lí do thất lạc hồ sơ đoàn viên và đề nghị được khôi phục hồ sơ
đoàn viên.
- Quy trình, thủ tục cấp lại hồ sơ đoàn viên: Đoàn viên làm đơn đề nghị được cấp
lại hồ sơ đoàn viên gửi Ban Chấp hành Chi đoàn để đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cơ sở
xem xét tiến hành thủ tục khôi phục hồ sơ đoàn viên. Trên cơ sở đơn đề nghị của đoàn
viên và đề nghị của Chi đoàn, Đoàn cơ sở xem xét, thực hiện việc khôi phục hồ sơ cho
đoàn viên. Đối với Thẻ đoàn viên thì Ban Chấp hành Đoàn cơ sở báo cáo Ban Thường vụ
Đoàn cấp huyện xem xét cấp lại Thẻ cho đoàn viên. Đối với Sổ đoàn viên thì Ban Chấp
hành Đoàn cơ sở căn cứ quy định để cấp lại Sổ đoàn viên mới theo thẩm quyền.
9.4. Trường hợp khác: Đối với các trường hợp bị thất lạc hồ sơ đoàn viên nếu
không đảm bảo điều kiện để khôi phục lại thì bồi dưỡng, xét kết nạp đoàn viên như điều 1,
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

You might also like