You are on page 1of 22

BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

KỸ THUẬT GIẤU TIN

HIGH CAPACITY IMAGE STEGANOGRAPHY TECHNIQUE BASED LSB


SUBSTITUTTON METHOD

Ngành: Công nghệ thông tin


Khoa : An toàn thông tin
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dương
Trương Văn Đức
Nguyễn Khắc Lợi
Phạm Văn Thanh
Dương Đức Thịnh

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thu Phương


Lớp: L03
Hà Nội, 2018

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT GIẤU TIN ....................................................................... 3
1. 1. Tổng quan về kỹ thuật giấu tin ...................................................................................................... 3
1.1.1. Sơ lược về lịch sử giấu tin ........................................................................................................... 3
1.1.2.Khái niệm giấu tin ........................................................................................................................ 3
1.1.3. Đặc trưng và tính chất của kỹ thuật giấu tin trong ảnh .............................................................. 4
1. 1.4. Mô hình kỹ thuật giấu tin trong ảnh cơ bản............................................................................... 5
1.1.5. Các yêu cầu đối với giấu tin trong ảnh ....................................................................................... 7
1.2. Đánh giá chất lượng ảnh sau khi giấu tin PSNR ........................................................................... 7
CHƯƠNG 2:KỸ THUẬT GIẤU TIN LSB ............................................................................................... 8
2.1. Bit ít quan trọng LSB (Least Signification Bit) ............................................................................. 8
2.2. Mô tả phương pháp giấu tin trên k-LSBs đơn giản (cổ điển) ...................................................... 9
2.2.1. Giấu tin ..................................................................................................................................... 10
2.2.2. Giải mã...................................................................................................................................... 11
2.3. Kỹ thuật tối ưu LSBs ..................................................................................................................... 11
2.4. Phương pháp giấu tin .................................................................................................................... 12
2.4.1. Giấu tin: .................................................................................................................................... 13
2.4.2.Giải mã....................................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................................ 15
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 22

2
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT GIẤU TIN
1. 1. Tổng quan về kỹ thuật giấu tin
1.1.1. Sơ lược về lịch sử giấu tin
Ý tưởng về che giấu thông tin đã có từ hàng nghìn năm về trước nhưng kĩ
thuật này được dùng chủ yếu trong quân đội và trong các cơ quan tình báo. Mãi
cho tới vài thập niên gần đây, giấu thông tin mới nhận được sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu và các viện công nghệ thông tin với rất nhiều công trình nghiên
cứu. Cuộc cách mạng số hóa thông tin và sự phát triển nhanh chóng của mạng
truyền thông là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này. Những phiên bản sao
chép hoàn hảo, các kĩ thuật thay thế, sửa đổi tinh vi cộng với sự lưu thông trên
mạng của các dữ liệu đa phương tiện đã sinh ra rất nhiều những vấn đề nhức nhối
về nạn ăn cắp bản quyền, phân phối bất hợp pháp, xuyên tạc trái phép... đây là lúc
công nghệ giấu tin được chú ý và phát triển.
1.1.2.Khái niệm giấu tin
“Giấu tin” là một kỹ thuật nhúng (giấu) một lượng thông tin số nào đó vào
trong một đối tượng dữ liệu số khác. Kỹ thuật giấu tin nhằm hai mục đích: một là
bảo mật cho dữ liệu được đem giấu, hai là bảo vệ cho chính đối tượng mang tin
giấu. Hai mục đích khác nhau này dẫn đến hai kỹ thuật chủ yếu của giấu tin. Đó là
giấu tin mật (Steganography) và thủy vân số (Watermarking).
Kỹ thuật giấu tin mật (Steganography): Với mục đích đảm bảo an toàn và
bảo mật thông tin được giấu. Các kỹ thuật giấu tin mật tập trung vào việc sao cho
thông tin giấu được nhiều và người khác khó phát hiện ra thông tin có được giấu
trong hay không.
Kỹ thuật thủy vân số (Watermarking): Với mục đích bảo mật cho chính các
đối tượng giấu tin. Đảm bảo một số các yêu cầu như: tính bền vững, khẳng định
bản quyền sở hữu hay phát hiện xuyên tạc thông tin.

3
Nói chung giấu tin trong đa phương tiện là tận dụng “độ dư thừa” của
phương tiện giấu để thực hiện việc giấu tin mà người ngoài cuộc “khó” cảm nhận
được có thông tin giấu trong đó.
1.1.3. Đặc trưng và tính chất của kỹ thuật giấu tin trong ảnh
Khi giấu thông tin trong ảnh, thông tin sẽ được giấu cùng với dữ liệu ảnh
nhưng chất lượng ảnh ít thay đổi và gần như khi nhìn bình thường vào ảnh đó
chúng ta không thể phát hiện ra rằng đằng sau ảnh là khối thông tin được ẩn trong
đó. Và một đặc điểm của giấu thông tin trong ảnh đó là thông tin được giấu một
cách vô hình, nó là một cách truyền thông tin mật cho nhau mà người khác không
thể biết được bởi sau khi giấu thông tin thì chất lượng ảnh gần như không thay đổi.
Kỹ thuật giấu tin trong ảnh thường chú ý những đặc trưng và các tính chất
cơ bản sau đây:
Phương tiện có chứa dữ liệu tri giác tĩnh: Dữ liệu gốc ở đây là dữ liệu tĩnh,
dù đã giấu thông tin vào trong ảnh hay chưa thì khi ta xem ảnh bằng thị giác, dữ
liệu ảnh không thay đổi theo thời gian, điều này khác với dữ liệu âm thanh và dữ
liệu băng hình vì khi ta nghe hay xem thì dữ liệu gốc sẽ thay đổi liên tục với tri
giác của con người theo các đoạn, các bài hay các cảnh...
Kỹ thuật giấu phụ thuộc ảnh: Kỹ thuật giấu tin khác nhau tùy theo các loại
ảnh khác nhau (ảnh đen trắng, ảnh xám, ảnh màu).
Kỹ thuật giấu tin lợi dụng tính chất hệ thống thị giác của con người: Dữ liệu
ảnh được quan sát bằng hệ thống thị giác của con người nên các kỹ thuật giấu tin
phải đảm bảo một yêu cầu cơ bản là những thay đổi trên ảnh phải rất nhỏ sao cho
bằng mắt thường khó nhận thấy được sự thay đổi đó vì có như thế thì mới đảm bảo
cho được độ an toàn cho thông tin giấu.
Giấu tin trong ảnh tác động lên dữ liệu ảnh nhưng không thay đổi kích thước
ảnh: Các thuật toán thực hiện việc giấu thông tin sẽ được thực hiện trên dữ liệu của

4
ảnh. Dữ liệu ảnh bao gồm phần header, bảng màu (có thể có) và dữ liệu ảnh. Do
vậy mà kích thước ảnh trước hay sau khi giấu thông tin là như nhau.
Đảm bảo chất lượng sau khi giấu tin: Đây là một yêu cầu quan trọng đối với
giấu tin trong ảnh. Sau khi giấu tin bên trong, ảnh phải đảm bảo được yêu cầu
không bị biến đổi để có thể bị phát hiện dễ dàng so với ảnh gốc.
Thông tin trong ảnh sẽ bị biến đổi nếu có bất cứ biến đổi nào trên ảnh: Vì
phương pháp giấu thông tin trong ảnh dựa trên việc điều chỉnh các giá trị của các
bit theo một quy tắc nào đó và khi giải mã theo các giá trị đó để tìm được thông tin
giấu. Theo đó, nếu một phép biến đổi nào đó trên ảnh làm thay đổi giá trị của các
bit thì sẽ làm cho thông tin giấu bị sai lệch. Nhờ đặc điểm này mà giấu thông tin
trong ảnh có tác dụng nhận biết và phát hiện xuyên tạc thông tin.
Vai trò của ảnh gốc khi giải tin: Các kỹ thuật giấu tin phải xác định rõ ràng
quá trình lọc ảnh để lấy thông tin giấu cần đến ảnh gốc hay không cần.
1. 1.4. Mô hình kỹ thuật giấu tin trong ảnh cơ bản
Kỹ thuật giấu tin trong ảnh bao gồm hai quá trình đó là:
Quá trình 1 : Giấu tin vào ảnh

Hình 3 Mô hình cơ bản giấu tin

5
Đầu vào:
Thông tin giấu: Tùy theo mục đích của người sử dụng mà giấu thông tin ở đây có
thể là thông điệp, hình ảnh, video, âm thanh...
Ảnh gốc: là ảnh được chọn làm môi trường để giấu tin.
Đầu ra:
Ảnh đã giấu được tin.
Quá trình 2: Tách tin từ ảnh giấu tin

Hình 5.Mô hình cơ bản tách tin


Đầu vào: Ảnh giấu tin.
Khóa che giấu.
Đầu ra: Thông tin được che giấu.
Ảnh đã tách tin.
Quá trình giải mã được thực hiện thông qua thuật toán/kỹ thuật tách tin tương ứng
với thuật toán/kỹ thuật giấu tin cùng với khóa che giấu của quá trình nhúng. Kết
quả thu được gồm ảnh đã tách tin và thông tin đã giấu. Thông tin đã giấu được
kiểm tra so sánh với thông tin ban đầu.

6
1.1.5. Các yêu cầu đối với giấu tin trong ảnh
Tính ẩn của giấu tin được chèn vào ảnh: Sự hiện diện của giấu tin trong ảnh
không làm ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh đã chèn tin.
Tính bền của giấu tin: Cho phép các tin có thể tồn tại được qua các phép biến đổi
ảnh, biến dạng hình học hay các hình thức tấn công cố ý khác.
Tính an toàn: Chỉ có bên nhận được cấp một khóa và bằng các kỹ thuật tách
ảnh phù hợp mới có thể lấy được tin trong ảnh.
1.2. Đánh giá chất lượng ảnh sau khi giấu tin PSNR
Để đánh giá chất lượng của bức ảnh (hay khung ảnh video) ở đầu ra của bộ
mã hoá, người ta thường sử dụng hai tham số: Sai số bình phương trung bình -
MSE (mean square error) và phương pháp đề xuất với hệ số tỷ lệ tín hiệu/tín hiệu
tạp PSNR (Peak Signal to Noise Ratio).
MSE giữa ảnh gốc và ảnh khôi phục được tính như sau:
mn

i=l j=l
Ở đây: XỊJ biểu thị giá trị điểm ảnh gốc, và yij biểu thị giá trị điểm ảnh đã được
biến đổi, m và n lần lượt là chiều rộng và chiều cao của ảnh.
PSNR (dB), thường được sử dụng trong nghiên cứu xử lý hình ảnh

Thông thường, nếu PSNR > 37 dB thì hệ thống mắt người gần như không phân
biệt được giữa ảnh gốc và ảnh khôi phục. PSNR càng cao thì chất lượng ảnh khôi
phục càng tốt. Khi hai hình ảnh giống hệt nhau, MSE sẽ bằng 0 và PSNR đi đến vô
hạn.

7
CHƯƠNG 2:KỸ THUẬT GIẤU TIN LSB
2.1. Bit ít quan trọng LSB (Least Signification Bit)
Ý tưởng cơ bản của kỹ thuật này là tiến hành giấu tin vào vị trí các bit ít
quan trọng LSB đối với mỗi phần tử trong bảng màu.
Đây là phương pháp giấu tin đơn giản nhất, thông điệp dưới dạng nhị phân
sẽ được giấu (nhúng) vào các bit LSB - là bit có ảnh hưởng ít nhất tới việc quyết
định tới màu sắc của mỗi điểm ảnh. Vì vậy khi ta thay đổi bit ít quan trọng của một
điểm ảnh thì màu sắc của mỗi điểm ảnh mới sẽ tương đối gần với điểm ảnh cũ. Ví
dụ đối với ảnh 16 bit thì 15 bit là biểu diễn 3 màu RGB của điểm ảnh còn bit cuối
cùng không dùng đến thì ta sẽ tách bit này ra ở mỗi điểm ảnh để giấu tin...
Ví dụ: Tách bit cuối cùng trong 8 bit biểu diễn mỗi điểm ảnh của ảnh 256
màu.

Hình 6. Mỗi điểm ảnh bểu diễn bởi 8 bit bit cuối cùng được coi là bit ít quan trọng
nhất tức là bit bên phải nhất
Trong phép tách này ta coi bit cuối cùng là bit ít quan trọng nhất, thay đổi
giá trị của bit này thì sẽ thay đổi giá trị của điểm ảnh lên hoặc xuống đúng một đơn
vị, với sự thay đổi nhỏ đó ta hi vọng là cấp độ màu của điểm ảnh sẽ không bị thay
đổi nhỉều.

8
Bảng 1. Ví dụ giấu chữ A (mã ASCII là 65 hay 01000001) vào trong 8
byte của file gốc
8 byte ban đầu Byte cần giấu (A) 8 byte sau khi giấu
01001001 0 01001000
11010111 1 11010111
11001100 0 11001100
10100101 0 10110100
00100100 0 00100100
00100101 0 00100100
00100000 0 00100000
00001010 1 00001011

2.2. Mô tả phương pháp giấu tin trên k-LSBs đơn giản (cổ điển)
Với C là ảnh nguyên bản 8-bit màu xám, kích thước Mcx Nc điểm ảnh, có
dạng:
C = {Xij| 0 < i < Mc, 0 <j < Nc , Xij={0, 1, 2, ..., 255 }} và M là thông điệp dài n
bit biểu diễn dưới dạng:
M = {mi | 0 < i <n, mi e{0,1}}
Giả sử rằng n-bit thông điệp bí mật M được nhúng vào k bit LSB ngoài cùng
bên phải của ảnh gốc C. Trước tiên, thông điệp bí mật M được sắp xếp lại để tạo
thành một hình ảnh ảo k-bit, biểu diễn M dưới dạng:
M’ = {mi'|0 <i < n', mi’€{0, 1, ... , 2k-1 }}
Với n' = Mc x Nc. Việc ánh xạ giữa các n-bit thông điệp bí mật M = {m;} và thông
điệp nhúng M’ = {m;'} có thể được định nghĩa như sau:

9
Thứ hai, tập hợp con n’ điểm ảnh {x1, x2, . , xn } được chọn từ ảnh gốc C
trong 1 chuỗi hành động liên tiếp nhau. Tiến trình nhúng hoàn tất bằng việc thay
thế k-LSBs của xi bởi mi'. Theo toán học, một giá trị xi của điểm ảnh được lựa
chọn để lưu trữ k-bit thông điệp mi’ được thay đổi khớp với điểm ảnh đã giấu tin
x'i như sau:

Trong tiến trình tách, với ảnh đã giấu tin S, thông điệp nhúng có thể được
tách ra mà không đề cập đến ảnh gốc. Sử dụng cùng một trình tự như trong quá
trình nhúng, tập hợp các điểm ảnh {x'1, x'2, ... , x'n, } lưu trữ các bit thông điệp bí
mật được lựa chọn từ ảnh đã giấu tin. K-LSBs của các điểm ảnh được tách ra và
nối lại để tái tạo lại thông điệp bí mật. Trong toán học, việc nhúng thông điệp bit
m¡ có thể được khôi phục bằng:

2.2.1. Giấu tin


Các bước thực hiện:
Bước 1 : Biểu diễn ma trận điểm ảnh về dạng số thập phân với m x n phần
tử, rồi chuyển ma trận ảnh về mảng 1 chiều I với i phần tử, chuyển các điểm ảnh về
dạng nhị phân.
Bước 2: Biểu diễn thông điệp dưới dạng số nhị phân.
Bước 3: Cứ 8 bit ảnh tách bỏ số bit LSB ngoài cùng bên phải và ghép phần
còn lại với 2 bit nhị phân đầu của thông điệp, kết quả thu được đưa về dạng thập
phân rồi gán ngược lại vào I(i).
Bước 4: Thực hiện lại bước 3 cho đến khi lấy hết các bit của chuỗi nhị phân
thông điệp ghép với các bit ảnh. Chuyển đổi ảnh I từ mảng một chiều về mảng 2
chiều m x n phần tử. Được ảnh mới đã giấu tin.

10
2.2.2. Giải mã
Các bước thực hiện:
Bước 1: Biểu diễn ma trận điểm ảnh về dạng số thập phân với m x n phần tử.
Chuyển đổi ma trận ảnh m x n phần tử về mảng 1 chiều I với i phần tử.
Bước 2: Chuyển các bit ảnh về dạng nhị phân, cứ 8 bit ảnh tách lấy 2 bit
ngoài cùng bên phải. Đem ghép các kết quả này lại với nhau.
Bước 3: Kết quả thu được sử dụng hàm chuyển đổi từ chuỗi số nhị phân về
chuỗi kí tự. Sau khi lặp lại quá trình trên số lần bằng số lần duyệt, ta thu được nội
dung thông điệp.
2.3. Kỹ thuật tối ưu LSBs
Phương pháp đơn giản của LSBs đã được phát triển và hoàn thiện bởi nhiều
tác giả. Một trong những phương pháp đó được gọi là phương pháp tối ưu LSBs.
Nó tăng chất lượng hình ảnh của ảnh stego do áp dụng quy trình điều chỉnh điểm
ảnh tối ưu. Có 3 ứng viên được lựa chọn từ điểm ảnh và phải trùng khớp với giá trị
điểm ảnh gốc và dữ liệu bí mật [12]. Điểm ảnh tối ưu là ứng viên tốt nhất và được
dùng để giấu đi dữ liệu bí mật. Bước sau mô tả thuật toán nhúng:
Giả sử Pi là giá trị điểm ảnh tương ứng của i-th điểm ảnh trong ảnh cover C,
và k bit(s) của thông điệp mã hóa.
Sử dụng phương thức LSBs để nhúng k bit(s) vào Pi. Sau đó ảnh stero P’i có
thể được tạo.
Bằng cách điều chỉnh (k+1)th bit của 2 giá trị điểm ảnh P’i là P’+ và P’-, ta
có:

Bit k cuối cùng của P’+ và P’- là giống nhau, nên có thể giấu dữ liệu trong
P’+ và P’-vào trong P’i.

11
Công thức tính giá trị điểm ảnh P’’:

Thuật toán nhúng đến điểm dừng của nó và thay thế P’’i bằng giá trị điểm
ảnh P’’i. Để giải thích sai lệch trong kỹ thuật đơn giản LSBs có thể dùng phương
pháp LSBs tối ưu. Ví dự: giả sử Pi= 9, k=3, và có 3 bit cần giấu là 110. Sau đó sử
dụng phương thức 3-LSBs, thu được ảnh stego có P’i= 14. Sau khi điều chỉnh bit
thứ 4 của P’i, thu được 2 giá trị P’+=22 và P’-=6 . Giá trị điểm ảnh cuối cùng là
P’i= 14, P’+=22 và P’-=6. Tuy nhiên kết quả đúng nhất là P’-=6 là vì nó là giá trị
gần nhất đến điểm ảnh gốc Pi =9. Ví dụ này cho thấy chất lượng ảnh stego có thể
được cải thiện đáng kể bằng phương pháp tối ưu LSBs.
2.4. Phương pháp giấu tin
Trong phần này, phương pháp trình bày sẽ được giới thiệu chi tiết. Những
phương pháp này như đã đề cập trước đây dựa trên thay thế LSB với inverting giá
trị của một số bit có các bit bí mật. Hình ảnh được chia thành hai phần, một để
nhúng thông điệp bí mật và áp dụng thay đổi với giá trị của một số bit có bit bí mật
thu được bằng cách đơn giản của kỹ thuật thay thế LSB. Các phần khác được sử
dụng để chỉ ra sự thay đổi được áp dụng cho mỗi điểm ảnh tồn tại trong phần đầu
tiên. Những ưu điểm của trình bày phương pháp đang gia tăng số lượng bí mật tin
nhắn trong mỗi pixel trong hình ảnh bìa và cải tiến chất lượng của hình ảnh stego.
No bao gồm hai giai đoa ̣n,các nhúng một và giai đoạn trích xuất.
I = p1, p2, pN là bản gốc màu 8-bit ban đầu, bao gồm hình ảnh bao gồm bộ pixel:
| pi |= 8bit s, pi = (b1, b2, · · · , b8), b j ∈ 0, 1 (3)
Kích thước của hình ảnh được tính như sau:
N=H×W (4)
12
Trong đó H, W là chiều cao và chiều rộng của hình ảnh. Giả sử M là các bit dữ liệu
bí mật, có độ dài n,
M = m1, m2, ···, mn ở đó mi ∈ 0, 1 (5)
Khả năng ẩn tối đa h trong hình ảnh I về bit là:
1  h  (N × 8) (6)

2.4.1. Giấu tin:


Giả định rằng các điểm ảnh trong hình bìa bao gồm 256 giá trị màu xám.
Hình ảnh bìa được chia thành hai phần theo kích thước của dữ liệu được nhúng
như trong bảng 2. Phần thứ nhất được sử dụng để nhúng thông điệp bí mật và thực
hiện các thay đổi trên nó. Phần thứ hai được sử dụng để chỉ sự thay đổi đã xảy ra.
- Lúc bắt đầu, số bit của thông điệp bí mật sẽ được nhúng vào mỗi pixel Pi với giá
trị xi yi trong ảnh bìa I được cố định cho tất cả các điểm ảnh.
- Chia thông điệp bí mật thành các khối kích thước k.
- Trong phần đầu tiên, thay thế trực tiếp mỗi khối vào k LSB của yi, và điều này
tạo ra y'i
- Trong bước này, một trong hai thay đổi sẽ được áp dụng cho giá trị của một số bit
của y'i
- Đảo ngược giá trị của (k - 1) - t h bit của k LSB của y'i.
- Đảo ngược các giá trị của (k - 1, k) - t bit của k LSB của y'i.
- Áp dụng phương pháp tối ưu LSBs cho mỗi y "i thu được ở bước 3.
- Bây giờ, chúng ta có hai giá trị pixel.
- Chọn giá trị gần nhất với giá trị ban đầu yi và thay thế chúng với nhau. Sau đó trở
lại 0 hoặc 1 làm chỉ thị để hiển thị thay đổi nào được chọn.
- Trong phần thứ hai, chúng ta bắt đầu từ cuối. Lưu ý rằng, mỗi

13
bit của LSB của mỗi pixel trong phần này đại diện cho thay đổi áp dụng cho một
pixel ở phần đầu tiên. Nhúng chỉ thị vào ô LSB của pixel. Sau đó
áp dụng phương pháp LSB tối ưu cho mỗi pixel.
- Lặp lại các bước trước đó cho đến khi nhúng toàn bộ thông điệp bí mật.
- Sau khi nhúng tất cả, hình ảnh stego tôi 'được sản xuất, sau đó trích xuất các dữ
liệu bí mật và gửi nó sang phía bên kia.

2.4.2.Giải mã
Để phục hồi dữ liệu ban đầu bí mật, hình ảnh ban đầu I phải được xác định
để xác định những thay đổi được áp dụng. Các chuỗi chính phải được theo sau ở
đầu thu:
-Bắt đầu từ khi kết thúc hình ảnh stego I, so sánh o LSB của mỗi pixel của nó với o
LSB của các pixel tương ứng trong hình ảnh gốc I.
-Nếu có sự tương tự giữa các bit, thì (k-1) -th bit là đảo ngược. Nếu không, thì các
bit (k-1, k) được đảo ngược.
-Sau khi xác định sự thay đổi nào xảy ra, đảo ngược giá trị của các bit này trong
phần đầu tiên để có được những bí mật bit.
- Nhận thông điệp bí mật k-bit từ LSB k-bit các stego-hình ảnh.
- Sau đó, thuật toán lấy ra đang kết thúc và dữ liệu bí mật được lấy ra hoàn toàn.

14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Để đánh giá kế hoạch đề xuất của chúng tôi, 6 thử nghiệm được thực hiện. Các
hình ảnh màu xám chuẩn của Lena, Baboon, "Pepper", "Barbara", "Elaine" và
"Người quay phim" với kích thước 512 x 512 và 128 x 128 được sử dụng trong các
thí nghiệm như hình ảnh bìa như thể hiện trong nhân vật.
Hình 3. Các dòng bit bí mật như là một chuỗi các giảsố nhị phân ngẫu nhiên được
nhúng vào bìa hình ảnh.
Hình 3. 6 ảnh bìa có kích thước 512 x 512: (a) Lena (b) Baboon (c) peppers (d)
Barbara (e) Elaine (f) Cameraman.
Hiệu suất được đo bằng hai điểm, kích thước dữ liệu và chất lượng hình ảnh của
hình ảnh stego. Việc đánh giá chất lượng hình ảnh stego được đánh giá bằng cách
sử dụng tỷ số tín hiệu-tiếng ồn (PSNR) các phép đo phổ biến nhất của
steganography hiệu suất. PSNR được biểu diễn dưới dạng một lôgarít
Decibel quy mô. Giá trị PSNR được định nghĩa như sau:

15
Hình 3: 6 ảnh bìa có kích thước 512 x 512
MSE là sai số bình phương trung bình giữa bìa và hình ảnh stego. Đối với hình ảnh
bìa có chiều cao H và chiều rộng W, MSE được định nghĩa là:WH

Với: i=1, j=1


Trong đó Ii j và Ii j 'là các giá trị điểm ảnh của trang bìa và ảnh stego, tương ứng.
Lưu ý rằng, hình ảnh stego tương tự như hình ảnh ban đầu, khi giá trị PSNR lớn và
ngược lại. Nếu giá trị PSNR lớn hơn 30 dB, thì sẽ rất khó để phát hiện sự biến

16
dạng của hình ảnh stego bằng mắt người [4]. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng
phương pháp được trình bày có thể nhúng một lượng lớn dữ liệu với chất lượng
hình ảnh chấp nhận được.
Một phép đo hiệu suất khác là tải dữ liệu (dung lượng). Dữ liệu tải trọng là số
lượng dữ liệu có thể được ẩn trong phương tiện bao gồm, có thể được thể hiện
bằng số bit, cho thấy kích thước tin nhắn tối đa có thể chèn vào một hình ảnh [13].

Thông thường, MSE sẽ tăng lên, khi tải trọng tăng, và PSNR sẽ bị ảnh hưởng
nghịch. Vì vậy, một trade-off nên được thực hiện giữa các yêu cầu năng lực
và PSNR [13]. Như vậy, phương pháp của chúng tôi trình bày để cải thiện
dung lượng và chất lượng hình ảnh.
Bảng 2 cho thấy kết quả của phương pháp trình bày về công suất nhúng (theo bit)
và giá trị PSNR. Chúng tôi sử dụng hình ảnh có kích thước 512 × 512. Trong bảng
k, o dùng để chỉ số LSB trong các điểm ảnh bìa trong phần đầu và hai phần tương
ứng và C là dung lượng dữ liệu tiết ra, C1 = 349524, C2 = 524286, C3 = 589824,
C4 = 699048, C5 = 786432, C6 = 838860, C7 = 873810, C8 = 983040, C9 =
1048575, C10 = 1092265.

17
Bảng 4 cho thấy sự so sánh giữa X. Liao et al. [1] sử dụng phương pháp LSBs
optima trong thuật toán nhúng của nó và kết quả của chúng tôi về công suất nhúng
và giá trị PSNR. Các số liệu thống kê cho thấy rằng phương pháp steganographic
được trình bày là tốt hơn so với cách tiếp cận X. Liao et al.s.

Hình 4: 6 hình ảnh stego.


Hình 4a đến 4f cho thấy 6 hình ảnh stego (4a) Lena (k = 2, o = 2, nhúng 349524 bit
PSNR = 49.88dB) (4b) Baboon (k = 3, o = 2, nhúng 524286 bit, PSNR = 46.55dB )
(4c) Ớt (k = 3, o = 3, nhúng 589824 bit, PSNR = 44.40dB) (4d) Barbara (k = 4,

18
o= 2, nhúng 699048 bit, PSNR = 41.96dB) (4e) Elaine k = 4, o = 3, nhúng bit
786432, PSNR = 40.78dB) và (4f).
Bảng 3: Khả năng nhúng tương tự với chất lượng hình ảnh tốt hơn.
CIs C(OL) P(OL) C(OM) P(OM)

Lena 349524 48.13 349524 49.88


Baboon 786432 40.72 786432 40.78
Peppers 838860 35.79 838860 38.83
Barbara 873810 35.62 873810 36.4
Elaine 1048575 34.82 1048575 34.86
Cameraman 1092265 29.73 1092265 33.14

Bảng 4: So sánh các kết quả giữa X. Liao và cộng sự [12] và phương pháp đề xuất.
CIs C(XT P(XT) C(OM) P(OM)

Lena 579204 39.12 589824 44.43

Baboon 825172 32.57 838860 38.85


Peppers 568828 39.84 589824 44.40
Barbara 585144 38.51 589824 44.42
Elaine 741468 33.93 786432 40.77

19
Bảng 5: So sánh phương pháp của chúng tôi với Marghny et al. [10] phương pháp.
CIs AC(M) AP(MT) AC(OM) AP(OM
Baboon 1.56 41.74 2 46.54

Lena 1.47 41.10 2 46.59


Pepper 1.45 41.40 2 46.59
Cameraman 1.54 39.00 2 46.55

Hình ảnh có kích thước 128 × 128 được sử dụng để so sánh phương pháp được đề
xuất với Marghny et al. [10] về khả năng nhúng và giá trị PSNR. Các kết quả được
liệt kê trong Bảng 4.
Trường hợp CIs có nghĩa là Cover Images, OL có nghĩa là LSB tối ưu [12], OM có
nghĩa là Phương pháp của chúng ta, X có nghĩa là Kỹ thuật của X. Liao. [1], MT
có nghĩa là Kỹ thuật của Marghny [?], C có nghĩa là công suất, P có nghĩa là
PSNR, AC có nghĩa là Công suất trung bình và AP có nghĩa là PSNR trung bình
trong các bảng ở trên.
Quay phim (k = 4, o = 4, nhúng 838860 bit, PSNR = 38.87dB).
Hiệu suất của một kỹ thuật steganographic được ưa chuộng hơn nếu nó có thể cung
cấp các giá trị PSNR cao hơn khi che giấu với cùng kích thước của dữ liệu nhúng.
Như vậy, Bảng 2 cho thấy sự so sánh kết quả của chúng tôi với kết quả trong [12],
về PSNR và cùng tải trọng nhúng. Rõ ràng là đề xuất đề án cung cấp chất lượng
hình ảnh tốt hơn và có thể nhúng kích thước lớn của dữ liệu.

20
KẾT LUẬN
Hiện nay giấu thông tin trong ảnh là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất trong
các chương trình ứng dụng hệ thống giấu tin trong đa phương tiện bởi lượng thông
tin được trao đổi bằng ảnh là rất lớn và hơn nữa giấu thông tin trong ảnh cũng đóng
vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin.
Chính vì thế mà vấn đề này nhận được sự quan tâm rất lớn của các cá nhân, tổ
chức, trường đại học và nhiều viện nghiên cứu trên thế giới.

Kỹ thuật giấu tin trên k bit LSB có thể triển khai tương tự cho ảnh màu, ảnh
PNG, ảnh JPG... Việc cài đặt thuật toán không quá phức tạp, lại cho phép triển
khai để giấu lượng thông tin khá lớn. Hơn nữa, kết quả đánh giá chất lượng ảnh
sau khi giấu tin PSNR cho thấy kỹ thuật trên có độ tin cậy cao.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. X. Liao, Q. Wen và J. Zhang, "Một phương pháp steganographic cho
hình ảnh kỹ thuật số với sự khác biệt bốn điểm và sửa đổi LSB
thay thế ", Tạp chí Visual Communication and Image
Đại diện, vol 22, no 1, trang 18, 2011.
2. M. H. Marghny, S. E. El-Gendi, F. Al-Afari và M. El-Melegy, "Steganography
cho truyền thông dữ liệu an toàn", Luận văn ThS, Khoa Khoa học, Đại học Assiut,
trang 120, 2009.
3. E. Lin và E. Delp, "Đánh giá về Ẩn dữ liệu trong Hình ảnh Số", trong Hội nghị
về xử lý ảnh, Chất lượng Hình ảnh và Hệ thống Chụp Ảnh, PICS, trang 274-278,
1999.
4. M. H. Marghny, N. M. AL-Aidroos và M. A. Bamatraf, "Đề án Steganographic
bảo mật đa cấp đổi mới dựa trên sự khác biệt giá trị điểm ảnh", Tạp chí Quốc tế về
Khoa học Máy tính và Công nghệ, vol. 2, không. 6, trang 1-13, 2012.
5. S. Katzenbeisser và F.A.P. Petitcolas, "Kỹ thuật Thu thập Thông tin về
Steganography và Kỹ thuật Chữ ký số", Artech house, Inc, 2000.
6. M. H. Marghny, F. Al-Afari và M. A. Bamatraf, "Ẩn dữ liệu bằng cách thay thế
LSB bằng cách sử dụng sự kết hợp tối ưu hóa di truyền", Tạp chí Ả Rập Quốc tế
về Công nghệ Điện tử, Vol.2, No.1, 2011.
7. M. Al-Husainy, "Một hình ảnh mới Steganography Dựa trên Cơ số Đại số thập
phân, Khoa học Máy tính và Thông tin", vol. 4, không. 6, trang 38-47, 2011.
8. R.-Z. Wang, C.-F. Lin và J.-C. Lin, "Ẩn dữ liệu trong hình ảnh bằng cách thay
thế độ lớn đáng kể vừa phải", IEE Electron. Lett, vol.36, không. 25, trang.
2069070, 2000.
9. R.-Z. Wang, C.-F. Lin và J.-C. Lin, "Hình ẩn bằng cách thay thế LSB tối ưu và
thuật toán di truyền", Pattern Recognition, vol. 34, không. 3, trang 671683, 2001.

22

You might also like