You are on page 1of 2

TÌNH HUỐNG

Nhóm có 5 người, trong đó Hiền (nam) xin phép không diễn mà sẽ lo xây dựng tình
huống, quay và Edit Video. Còn lại 4 người thì hiện tại mình sẽ không chỉ định vai nào của ai
luôn, mình sẽ gọi là A, B, C, D và nhóm sẽ chỉ định nhau sau hoặc khi nào quay chỉ định nhân
vật đảm nhiệm cũng được.

Về phần tình huống, nhóm mình sẽ làm tình huống cho 4 phần:
- Trước khi phê bình – gọi tắt là phần 1
- Nguyên tắc khi phê bình – gọi tắt là phần 2
- Sau phê bình – gọi tắt là phần 3
- Ứng xử với phê bình – gọi tắt là phần 4

Vì tình huống của nhóm mình xây dựng để phục vụ minh hoạ cho Slide và để có phần
khác biệt các nhóm khác nên mình chỉ xây dựng đơn giản:

Giới thiệu:
- A: sếp lớn, ôn hoà, thấu hiểu nhân viên
- B: sếp nhỏ, thực hiện mọi thứ theo khuôn khổ, nghiêm khắc và có chút hách dịch (B
dưới cấp của A)
- C, D: 2 nhân viên nhiệt huyết, cần cù, chăm chỉ
1. Phần 1
C và D là 2 nhân viên chơi thân với nhau và luôn đi làm cùng nhau. Vì là 2 nhân viên
nhiệt huyết, cần cù, chăm chỉ nên gần như không có điều gì phải làm cho các sếp phải phàn
nàn. Thế nhưng vì một số chuyện cá nhân nên 2 người rất hay đi muộn. Một hôm, 2 người đi
làm muộn và bị sếp B bắt gặp, đang lén lút (vì sợ sếp B biết) vào công ty thì bị sếp B phát hiện
liền bị sếp B mắng mỏ quát thảo ngay tại chỗ một lúc lâu (đoạn này sẽ xây dựng B quát tháo 1
cách quá thể, sẽ dùng hiệu ứng tuy nhanh). Phía C và D chỉ biết cúi đầu chịu trận (ở đâu, mặt
D tỏ vẻ nghe nhưng mặt cực kỳ buồn vì gia đình có chuyện buồn). Tới đây, sếp A đi ngang
qua, thấy B quát mắng nhân viên và để ý thấy bộ dạng cực kỳ buồn bã của D và sự lo lắng của
C thì tới cắt ngang và tạm thời cho C và D về chỗ làm việc. Sau đó là lời thoại của A nói với
B:
- E phê bình, nhắc nhở nhân viên như vậy là tốt cho công ty nhưng e không nên quát tháo
họ ở cửa công ty như vậy (đoạn này suy ra cân nhắc phê bình đúng lúc đúng chỗ) hơn
nữa C và D là 2 nhân viên gương mẫu, chăm chỉ của công ty chúng ta vậy mà hôm nay
2 người họ đi muộn thì hẳn phải có lý do ( suy ra tìm hiểu thấu đáo về tình huống). Hơn
nữa, a có để ý thấy D có chuyện gì đó mà C rất lo lắng cho D, ắt hẳn là có chuyện gì
đó, vậy nên e hãy cân nhắc nhé, nãy giờ a thấy e có chút quá lời đó (suy ra phải xác
định rõ bối cảnh của đối tượng tiếp nhận phê bình)
2. Phần 2
Phần 2 sẽ bắt đầu bằng cảnh sếp A trở về bàn làm việc của mình, mở laptop ra và mail
tập thể cho toàn bộ nhân viên của công ty với nội dung “Hiện tại đang là mùa mưa và tình hình
đường xá đi lại rất khó khắn vậy nên tôi muốn nhắc nhở mọi người trong công ty thu xếp thời
gian cho hơph lý để tới công ty làm việc đúng giờ’ (đoạn này suy ra phê bình một cách gián
tiếp).
Tiếp theo là sếp A và B gọi nhân viên C và D vào phòng họp nói chuyện riêng tư. Trong
phần này sếp B đóng vai trò đứng cạnh sếp A (thỉnh thoảng sẽ có câu nhấn mạnh và tình huống
hài hước, về phần này khi đóng sẽ thêm vào sau) chủ yếu sẽ là thoại của sếp A từ giờ cho tới
hết phân 2. Sếp A nói với C và D:
- Chào C và D, e có biết tại sao lại có cuộc gặp giữa 4 người chúng ra không.
C và D vẫn im lặng.
- A rất tuyên dương sự cần cù chăm chỉ của 2 e trong công việc của công ty chúng ta,
đặc biệt là trong dự án vừa rồi. Thế nhưng theo báo cáo của chị B thì 2 e đi muộn suốt
cả tuần nay rồi, chuyện này là sao nhỉ. (đoạn này suy ra, khen ngợi trước khi phê bình)
B cắt lời của A và quát tháo C vs D:
- 2 cô không có mồm à, không định trình bày gì về việc đi muộn cả tuần này à, không
thấy sếp hỏi đấy à…bla bla… Hay định chống đối đây. 2 cô xem kia kia, a nhân viên E
kia kìa, nhà xa, con nhỏ cũng bận bịu với công việc mà có đi muộn buổi nào không, 2
cô xem lại 2 cố xem nào…
A ngăn B lại ( đoạn này suy ra 2 ý là đừng chỉ trích, công kích và tránh so sánh với
người khác).
A nói tiếp:
- Thôi nào chị B, ai trong chúng ra cũng đều mắc lỗi cả. Chúng ra bây giờ không mắc lỗi
vì chúng ta đã đừng phạm lỗi như vậy trong quá khứ rôi. Như bản thân tôi trước đây
cũng rất hay đi muộn, cho đến tận bây giờ, vì những chuyện cá nhân mà cũng khó tránh
khỏi việc đi làm muộn…
B lại ngắt lời:
- Thưa sếp, đi muộn ngày 1 ngày 2 có thể xem xét được nhưng đi muộn liền cả tuần mà
không trình bày lý do thì quả thật không thể chấp nhận được.
Sếp A:
- Dừng lại đi chị B, chị còn lớn tiếng và ngắt lời tôi như vậy nữa là 2 ng họ không có cơ
hội trình bày đâu đó. C và D, 2 e có thể trình bày cho a và chị B nghe lý do khiến cho
cả 2 đi muộn cả tuần nay không. Nếu không tiện thì lát 2 e có thể gửi mail cho a cũng
như chị B sau cũng được. 2 e thấy sao ? (đoạn này suy ra hãy gợi ý thay vì ra lệnh).
Đoạn này C và D trình nhận lỗi và trình bày nguyên nhân khiến cả 2 đi muộn suốt cả
tuần nay (đoạn này có thể có lời thoại, hoặc không cũng không sao, mình sẽ làm video tuy
nhanh nếu không có thoại).
Phần 2 sẽ kết thúc bằng câu thoại này của sếp A:
- Không sau đâu 2 em, ai trong chúng ra cũng có lỗi lầm cả và tất cả chúng ra đều có cơ
hội để sửa chữa lỗi lầm của mình. Thôi nhé, chúng ta kết thúc tại đây nhé. Mọi người
quay trở lại với công việc thôi nào.
3. Phần 3
Phần 3 này sẽ nối tiếp ngay sau phần 2, khi B ra khỏi phòng họp trước, sếp A nán C và
D ở lại trong phút chốc, bắt tay 2 người họ (đoạn này suy ra kết thúc 1 cách thân mật) và nói:
- A tin rằng với 2 nhân viên nhiệt huyết, chăm chỉ mà a từng biết thì những chuyện như
này sẽ không xảy ra thêm lần nữa. A tin ở 2 em (đoạn này suy ra ý “nhấn mạnh rằng
bạn tin tưởng rằng họ sẽ suy ngẫm về lời phê bình”).
Nói rồi sếp A quay đi trước, vừa đi sếp A vừa nói vọng lại:
- À mà, dự án vừa rồi 2 e làm rất tốt đấy nhé (đoạn này suy ra ý “khen ngợi kịp thời sự
tiến bộ”)
DỪNG TẠI ĐÂY.
Mình đinh làm phần 4 nữa nhưng nghĩ có vẻ như vậy thì hơi dài và nữa là mình cũng
không nghĩ ra được nữa và không dựng thêm được cảnh nào trong đầu cho hợp lý rồi. Vậy nên
có lẽ là từ hần 4 này trở di sẽ quay lại thuyết trình.

You might also like