You are on page 1of 21

PHẦN II : CÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ

I . HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ VỚI BƠM CAO ÁP


1. LOẠI BƠM PE ( BƠM DÃY ) ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ BẰNG CƠ CẤU
ĐIỀU GA ĐIỆN TỪ.
Về cơ bản các chi tiết của bơm PE điện tử có cấu tạo và hoạt động giống
như bơm PE thông thường, chỉ khác ở chỗ là:
- Đối với bơm PE thông thường cơ cấu điều chỉnh lượng phun nhiên liệu
là : Bộ điều tốc
- Còn với bơm PE điện tử, để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu thì ECU sẽ
tiếp nhận các tín hiệu từ các cảm biến sau đó sẽ gửi tín hiệu điều khiển
cho cơ cấu điều ga điện từ để thay đổi vị trí thanh răng ( hay tốc độ động
cơ).

1.1. Cấu tạo của cơ cấu điều ga điện từ.

Hình 04 : Cơ cấu điều ga của bơm PE điện tử


1. Trục cam 4. ECU
2. Cơ cấu điều ga điện từ 5. Cảm biến tốc độ
3. Lò xo hồi vị
Cấu tạo của cơ cấu điều ga gồm 1 cuộn dây được ECU điều khiển cấp điện từ
theo mức độ bàn đạp chân ga ( hoặc theo tín hiệu của cảm biến chân ga)

1.2. Công dụng.


Khi ôtô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn thay đổi. Nếu thanh răng
của bơm cao áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số
vòng quay của động cơ sẽ giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay
tăng lên. Điều đó dẫn đến trước tiên làm thay đổi tốc độ tiến của ôtô máy kéo, thứ
hai là động cơ buộc phải làm việc ở những chế độ không có lợi.
Để giữ cho số vòng quay trục khuỷu động cơ không thay đổi khi chế độ tải
trọng khác nhau thì đồng thời với sự tăng tải cần phải tăng lượng nhiên liệu cấp
vào xilanh, còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu cấp vào xilanh.
Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều điều
chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xilanh. Công việc ấy được thực hiện tự động nhờ
một thiết bị đặc biệt trên bơm cao áp gọi là cơ cấu điều ga điện từ .

Nhiệm vụ :
Điều hoà tốc độ động cơ dù có tải hay không tải (giữ vững một tốc độ hay
trong phạm vi cho phép tuỳ theo loại) có nghĩa là lúc có tải hay không tải đều phải
giữ một tốc độ động cơ trong lúc cần ga đứng yên.
Đáp ứng được mọi vận tốc theo yêu cầu của động cơ.
Phải giới hạn được mức tải để tránh gây hư hỏng máy.
Phải tự động cúp dầu để tắt máy khi số vòng quay vượt quá mức ấn định.

1.3. Hoạt động


Khi muốn thay đổi công suất và tốc độ của động cơ thì người lái xe tác động
lên bàn đạp ga và thông qua cảm biến chân ga gửi tín hiệu ( hay ý nguyện của
người lái ) gửi về ECU và ECU nhận thêm một số tín hiệu khác như: Ne, THW,
VG… Để xuất ra những chuỗi xung có tỷ lệ thường trực thay đổi cấp cho cuộn
điều khiển của cơ cấu điều ga tạo nên từ trường lớn hay nhỏ tác động vào thanh
răng làm cho thang răng tiến về chiều giảm hay tăng kéo theo tốc độ động cơ thay
đổi.
2. LOẠI BƠM VE ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ BẰNG CƠ CẤU ĐIỀU GA ĐIỆN
TỪ

2.1. Bơm cao áp.


Bơm phun nhiên liệu đẩy nhiên liệu đến từng vòi phun. Bơm phun có chức
năng kiểm soát lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu.

Hình 05 : Bơm cao áp với cơ cấu điều ga điện từ


1. Van điện từ điều ga 4. Xi lanh bơm
2. Van điện từ cắt nhiên liệu 5. Piston
3. Bộ điều khiển phun sớm( van TCV) 6. Cơ cấu điều ga

2.2. Hoạt động .


Hút nhiên liệu : Bơm cấp nhiên liệu hút nhiên liệu từ bình và nén trong thân
bơm.
Bơm nhiên liệu cao áp : Sử dụng một piston để đưa nhiên liệu áp suất cao tới
mỗi vòi phun bằng chuyển động tịnh tiến và quay.
Điều khiển lượng phun : Cơ cấu điều ga điều khiển lượng phun và công suất
động cơ. Cơ cấu điều ga điện từ có chức năng kiểm soát tốc độ tối đa của động cơ
để ngăn động cơ chạy quá tốc độ và giữ ổn định tốc độ chạy không tải.
Điều khiển thời điểm phun :
Bộ định thời điểm phun theo tỷ lệ thuận với tốc độ động cơ. Van TCV sẽ thực
hiện chức năng này.
Hoạt động :
Khi bật khóa điện ON, van điện từ cắt nhiên liệu được kéo vào trong, đường
thông giữa thân bơm và piston mở. Khi bơm cấp nhiên liệu quay, hút nhiên liệu từ
bình nhiên liệu, qua bộ lắng đọng nước và bộ lọc nhiên liệu, đi vào thân bơm theo
áp suất được điều chỉnh bởi van điều chỉnh. Piston hút nhiên liệu từ thân bơm vào
buồng áp suất trong hành trình hút ( dịch chuyển sang trái ) và nén nhiên liệu ở
mức cao để dẫn đến từng van phân phối trong hành trình nén ( di chuyển sang phải
).
Sau khi qua van phân phối, nhiên liệu được đưa vào các vòi phun qua các ống
dẫn cao áp, từ đó nhiên liệu được phun vào các xylanh. Cùng lúc, các bộ phận bên
trong bơm được nhiên liệu làm mát và bôi trơn. Một phần nhiên liệu quay trở về
bình nhiên liệu từ vít tràn để kiểm soát mức độ tăng nhiệt độ của nhiên liệu trong
bơm.
2.3. Bơm cấp và van điều chỉnh.

Hình 06 : Bơm cấp và van điều chỉnh


2.3.1. Bơm cấp nhiên liệu
Bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt bao gồm 4 cánh gạt và một roto. Trục dẫn
động quay roto và nhờ có lực ly tâm mà các cánh gạt ép nhiên liệu lên thành trong
của buồng áp suất. Do trọng tâm của roto lệch so với tâm của buồng nén nên nhiên
liệu giữa các cánh gạt bị nén và đẩy ra ngoài.
2.3.2. Van điều chỉnh
Van điều chỉnh điều chỉnh áp suất xả của bơm cấp nhiên liệu phù hợp với tốc
độ bơm.
Bộ định thời kiểm soát thời điểm phun nhiên liệu theo áp suất trong bơm.

2.4. Phân phối và phun nhiên liệu của bơm cao áp


Bơm cấp nhiên liệu, đĩa cam và piston được điều khiển bằng trục dẫn động và
quay theo tỷ lệ bằng một nửa tốc độ của động cơ.
Hai lò xo piston đẩy piston và đĩa cam lên các con lăn.
Đĩa cam có số mặt cam bằng số xylanh ( động cơ 4 xylanh thì có 4 đĩa cam ).
Đĩa cam quay trên con lăn cố định nó đẩy piston ra và vào. Do đó, piston theo sự
dịch chuyển của mặt cam và chuyển động tịnh tiến ăn khớp với cam và quay. Ứng
với một vòng quay của đĩa cam, piston sẽ quay một vòng và tịnh tiến 4 lần.
Việc cung cấp nhiên liệu cho mỗi xylanh được thực hiện bằng ¼ vòng quay
đĩa cam và một lần chuyển động tịnh tiến của piston ( động cơ 4 xylanh ).
Piston có 4 rãnh hút, một cửa phân phối, một cửa tràn và một rãnh cân bằng áp
suất. Cửa tràn và cửa phân phối đặt thẳng hàng với lỗ vào ở tâm piston.
Nhiên liệu được hút từ rãnh của piston. Sau đó nhiên liệu nén mạnh qua van
phân phối từ cửa phân phối và bơm vào vòi phun.
Hút nhiên liệu:

Hình 07 : Piston bơm

Khi piston đi xuống ( chuyển sang trái ), một trong 4 rãnh hút trong piston
bơm sẽ thẳng hàng với cửa hút trong đầu phân phối.
Do vậy, nhiên liệu được hút vào buồng áp suất và đi vào trong piston.
Cung cấp nhiên liệu :
Khi đĩa cam và piston quay, cửa hút của đầu phân phối đóng, cửa phân phối
của piston sẽ thẳng hàng với đường phân phối.
Khi đĩa cam chạy trên con lăn, piston đi lên ( chuyển sang phải ) và nén nhiên
liệu.
Khi áp suất nhiên liệu đạt giá trị ấn định trước, nhiên liệu sẽ được phun ra qua
vòi phun.
Kết thúc :
Khi đĩa cam quay tiếp và piston đi lên ( dịch chuyển sang phải ), hai cửa tràn
của piston bị đẩy ra ngoài vành tràn. Kết quả là áp suất nhiên liệu giảm đột ngột và
kết thúc nạp nhiên liệu.
Hành trình hữu ích :
Hành trình hữu ích là khoảng cách piston dịch chuyển từ khi bắt đầu nén nhiên
liệu tới khi kết thúc.
Vì các hành trình bơm là không đổi, nên sự thay đổi vị trí đặt vành tràn làm
thay đổi hành trình hữu ích để tăng hoặc giảm lượng phun nhiên liệu.
Khi hành trình hữu ích kéo dài hơn thì hành trình nén sẽ lâu kết thúc hơn và lượng
nhiên liệu nạp tăng. Ngược lại, nén kết thúc sớm hơn và lượng nhiên liệu nạp giảm
khi hành trình hữu ích ngắn hơn.

2.5. Cơ cấu điều ga điện từ


2.4.1. Cấu tạo
Cơ cấu điều ga điện từ gồm 1 cuộn điều khiển được cấp điện từ ECU động cơ
theo mức đạp chân ga ( thông qua cảm biến chân ga).
Hình 08 : Cơ cấu điều ga điện từ

2.4.2. Nguyên lý hoạt động


Lực từ trường do cuộn dây sinh ra sẽ tác động lên một trống lớn và để cân
bằng với lực từ trường thì lò xo hồi vị được lắp đối diện ở phía kia của trống lớn.
Trống lớn có một trục được lắp lệch tâm và trục này được lắp với một trống nhỏ,
trên trống nhỏ lại có một chốt lệch tâm được cắm vào lỗ trên quả ga.
Khi người lái xe muốn thay đổi công suất và tốc độ của động cơ thì người lái
xe tác động lên bàn đạp ga và thông qua cảm biến chân ga gửi tín hiệu ( hay ý
nguyện của người lái ) gửi về ECU và ECU nhận thêm một số tín hiệu khác như:
Ne, THW, VG… Để xuất ra những chuỗi xung có tỷ lệ thường trực thay đổi cấp
cho cuộn điều khiển của cơ cấu điều ga tạo nên từ trường tác động vào trống lớn
làm cho trống lớn xoay một góc, kéo theo trống nhỏ cũng bị xoay đi một góc. Khi
đó chốt lệch tâm trên trống nhỏ sẽ gạt quả ga tiến lên hay lùi lại để điều chỉnh
lượng nhiên liệu phun.
ECU sẽ tiếp nhận các tín hiệu từ các cảm biến từ đó tính toán để đưa ra lượng
phun phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ và tạo thời điểm phun sớm
thích hợp nhất.

3. LOẠI BƠM VE ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ BẰNG VAN XẢ ÁP.

3.1. Đặc điểm và phân loại.


a b
Hình 09 : a, Loại máy bơm piston hướng trục
b, máy bơm piston hướng kính

Loại bơm VE này phải có:


+ Bơm sơ cấp, khớp chữ thập dẫn động cam, vành cam lăn, cơ cấu điều khiển
phun sớm.
+ Tuy nhiên không có quả ga và piston không có lỗ ngang.
+ Có thêm van xả áp và van điều khiển phun sớm, cảm biến tốc độ, các điện
trở hiệu chỉnh…

3.2. Bơm VE điện tử một piston hướng trục


3.2.1. Đặc điểm và cấu trúc
Bơm VE điện tử kiểu mới một piston hướng trục do không có quả ga nên để
điều khiển lượng nhiên liệu phun ( tức là muốn thay đổi tốc độ động cơ, công suất
của động cơ) thì bơm sử dụng một khoang xả áp thông với khoang xylanh.

Hình 10 : Cấu trúc của bơm piston hướng trục


Hình 11: Các chi tiết của bơm piston hướng trục

3.2.2. Hoạt động


Khi động cơ làm việc thì một bơm sơ cấp loại cánh gạt được bố trí ở trong
bơm VE sẽ hút dầu từ thùng dầu qua lọc và nén căng vào trong khoang bơm đến
áp suất 2÷7(kg/cm2 ) và áp suất này gọi là áp suất sơ cấp P 1. Dầu có áp suất P1
được đưa tới chờ sẵn tại cửa nạp và khi phần xẻ rãnh của piston trùng với cửa nạp
thì dầu được nạp vào khoang xylanh. Tiếp đó khi piston quay lên phần không xẻ
rãnh ở đầu piston sẽ che lấp cửa nạp đồng thời lúc này phần lồi của cam đĩa chèo
lên con lăn làm cho piston bị đẩy lên để nén dầu trong khoang xylanh. Dầu trong
khoang xylanh bị nén gần tới áp suất phun thì cửa chia dầu trên piston trùng với
một đường dẫn ra một vòi phun nào đó. Do vậy, khi dầu trong khoang xylanh đạt
áp suất phun thì nó sẽ mở kim phun và phun vào trong buồng cháy động cơ lượng
dầu phun vào động cơ nhiều hay ít phụ thuocj vào thời điểm mở van xả áp, tức là
nếu vòi phun đang phun mà van xả áp được mở ra thì dầu trong khoang xylanh sẽ
thông qua van xả áp về khoang bơm làm mất áp suất phun.

3.3. Bơm VE điện tử nhiều piston hướng kính


3.3.1. Cấu tạo
Loại bơm VE nhiều piston hướng kính trước hết vẫn phải có một bơm sơ cấp
để tạo ra áp suất sơ cấp nạp vào trong khoang bơm. Trục bơm được nối với Roto
chia và ở Roto chia bố trí 4 piston hướng kính, ở giữa là một lỗ khoan dọc tâm lỗ
khoan này thông với cửa nạp dầu và cửa chia dầu. Phía ngoài Roto chia là một
vành có các con lăn và toàn bộ cụ này được đặt trong một vành cam.

Hình 12 : Cấu trúc bơm hướng kính


Hình 13 : Các chi tiết của bơm hướng kính

3.3.2. Hoạt động


Khi động cơ làm việc thì dầu áp suất sơ cấp P 1 sẽ được chờ sẵn ở cửa nạp dầu
và đến khi một lỗ xẻ rãnh ở trên Roto chia trùng với cửa nạp thì dầu sẽ được nạp
vào trong khoang xylanh ( khoang giữa 4 piston và lỗ khoan dầu ), tiếp sau đó thì
lỗ xẻ rãnh trên Roto chia sẽ che lấp cửa nạp dầu đồng thời các con lăn tròe lên
phần lồi của vành cam nên các piston dập vào với nhau để nén dầu trong khoang
xylanh.Và khi áp suất dầu gần đạt tới áp suất phun thì một lỗ xẻ rãnh khác trên
Roto chia lại trùng với cửa chia dầu ra một vòi phun nào đó. Nên khi dầu trong
xylanh đạt áp suất phun thì vòi phun sẽ phun dầu, còn muốn phun nhiều hay ít thì
phụ thuộc vào việc mở van xả áp khi nào.
3.4. Van xả áp ( SPV )

Hình 14 : Van xả áp
Điện trở cuộn dây ở 20 0 C khoảng 1 �2W
Van xả áp để điều khiển lượng phun
Van xả áp gồm hai loại:
- SPV thông thường: Một piston hướng trục.
- SPV trực tiếp: Nhiều piston hướng kính.
3.4.1. SPV loại thông thường
a. Cấu tạo

Hình 15 : SPV loại thông thường


SPV loại thông thường bao gồm 2 van: Van chính và van điều khiển. Ngoài ra
còn có thêm một cuộn dây, lò xa chính và lò xo điều khiển.
SPV áp dụng cho cả hai loại bơm khác nhau có cấu tạo và hoạt động khác
nhau. Loại van xả áp thông thường áp dụng cho bơm một piston hướng trục có cấu
tạo thành hai phần: Van chính và van điều khiển. Cuộn dây của van điều khiển
được cấp dương và điều khiển mát. Nó điều khiển bằng điện áp nguồn cơ bản của
xe. Ở van chính có một tiết lưu nhỏ để thông áp suất từ khoang xylanh lên mặt trên
của khoang chính tạo ra sự cân bằng lực tác động vào van chính. Như vậy van điều
khiển chỉ đóng vai trò xả phần áp suất phía trên của van chính, tạo điều điện cho
áp suất ở khoang xylanh đảy van chính lên mở đường xả áp suất về khoang bơm
và kết thức phun.
b. Hoạt động:
Khi khóa điện bật ON thì cuộn dây của van điều khiển cũng được cấp điện. Để
nút (bịt) đường dầu hồi phía trên van chính và như vậy quá trình phun dầu xảy ra
bình thường. Đến khi cần kết thúc phun thì ECU sẽ cắt điện ở cuộn dây van điều
khiển, lò xo điều khiển sẽ đẩy lõi thép của van điều khiển và mở thông khoang
trên của van chính với khoang xylanh.

Hình 16 : Hoạt động của SPV loại thông thường


3.4.2. SPV loại điều khiển trực tiếp
a. Cấu tạo:

Hình 17 : SPV loại điều khiển trực tiếp

SPV loại trược tiếp gồm có: Một cuộn dây, một van điện từ và một lò xo
Trái ngược với SPV loại thông thường, lọa SPV hoạt động trực tiếp thích hợp
dùng cho máy bơm có áp suất cao, với các đực điểm là mức độ thích ứng và lưu
lượng phun cao.
Hơn nữa, các tín hiệu từ ECU được khuyếch đại bằng EDU để vận hành van ở
mức điện áp cao khoảng 160 ÷ 190 (V) khi van đóng. Sau đó, van vẫn ở trạng thái
đóng khi điện áp giảm thấp xuống.
b. Hoạt động:
Khi khóa điện được bật ON thì EDU sẽ cấp cho cuộn dây của van điện một
điện áp khoảng 160 ÷190 (V) và ngay sau đó nó duy trì điện áp trên cuộn dây
khoảng 60 ÷ 80(V). Khi đó, lõi thép của van sẽ bị từ trường của cuộn dây hút
mạnh và làm cho van đóng chặt cửa hồi dầu. Đảm bảo quá trình phun nhiên liệu
xảy ra bình thường. Khi muốn kết thúc phun thì tín hiệu từ ECU thông qua EDU
điều khiển cắt điện ở cuộn dây van xả áp, lò xo sẽ đẩy lõi thép đi lên, đồng thời áp
lực dầu ở khoang xylanh đẩy phần van để mở đường dầu xả về khoang bơm làm
mất áp suất phun.

Hình18 : Hoạt động của SPV loại trực tiếp

3.4.3. Máy bơm piston hướng trục và van xả áp SPV

Hình 19 : Van SPV ở máy bơm piston hướng trục


Hoạt động:
- Hành trình nạp: SPV đóng lại, piston chuyển động sang trái. Khí đó nhiên
liệu được hút vào buồng bơm.
- Phun : SPV đóng lại. Piston chuyển động sang phải, áp suất nhiên liệu tăng
lên và nhiên liệu được bơm đi.
- Kết thúc phun: SPV mở ra, do nhiên liệu giảm nên áp suất cũng giảm
xuống. Quá trình phun kết thúc. Khi các điều kiện ngắt nhiên liệu được thực hiên,
áp suất không tăng lên do SPV vẫn đang trong trạng thái mở.
3.4.4. Máy bơm piston hướng kính và van xả áp SPV:

Hình 20 : Van SPV ở máy bơm piston hướng kính

Hoạt động:
- Hành trình nạp: SPV mở ra, các con lăn và piston mở rộng, hút nhiên liệu
vào trong buồng bơm.
- Áp suất tăng: SPV đóng lại. các con lăn và piston thu lại làm cho áp suất
tăng.
- Phun : SPV đóng lại, Roto quay và nối với cổng bơm và cổng phân phối cảu
Roto để bơm nhiên liệu đi.
- Kết thúc phun: SPV mở ra, do lượng nhiên liệu giảm nên áp suất cũng giảm
xuống. Quá trình phun kết thúc. Khi các điều kiện thỏa mãn để cắt nhiên liệu, áp
suất không tăng lê do SPV vẫn đang trong trạng thái mở.

3.5. Van điều khiển thời điểm phun TCV


3.5.1. Cấu tạo
Cấu tạo chính của TCV gồm : Lõi Stator, lò xo hồi vị và lõi chuyển động.
Điện trở cuộn dây ở 20 0 là 10 �14W
Hình 21 : Van TCV

Hình22 : Cấu trúc bộ định thời điểm phun

3.5.2. Sự vận hành của bộ định thời của máy bơm Piston hướng trục
Van TCV được điều khiển bằng tỷ lệ hiệu dụng ( tỷ lệ theo chu kỳ làm việc )
thời gian tắt/ bật của dòng điện chạy qua cuộn dây. Khi điện bật, độ dài thời gian
mở van sẽ điều khiển áp suất nhiên liệu trong piston của bộ định thời.
Hình 23 : Nguyên lý hoạt động TCV
Khi ECU cấp điện cho cuộn dây, dưới tác dụng của lực từ lõi bị hút về bên
phải mở đường dầu thông giữa hai buồng áp lực của bộ định thời . Khi ECU
ngừng cung cấp điện, dưới tác dụng của lực lò xo lõi dịch chuyển về bên trái đóng
đường dầu thông giữa hai buồng áp lực.
a. Làm sớm thời điểm phun :
Khi độ dài thời gian mở van rút ngắn lại ( tỷ lệ của dòng điện đang sử dụng
thấp ), thì lượng nhiên liệu đi tắt giảm xuống. Do đó, Piston của bộ định thời
chuyển động sang trái làm xoay vòng con lăn theo chiều làm làm sớm thời điểm
phun.

Hình 24 : Làm sớm thời điểm phun


b. Làm muộn thời điểm phun :
Khi độ dài thời gian mở van dài ( tỷ lệ của dòng điện đang được sử dụng cao),
thì lượng nhiên liệu đi tắt tăng lên. Do đó, piston của bộ định thời chuyển sang
phải do lực của lò xo để làm quay vành con lăn theo hướng làm muộn thời điểm
phun.

Hình 25 : Làm muộn thời điểm phun


3.5.3. Sự vận hành của bộ định thời máy bơm piston hướng kính

Hình 26 : Bộ định thời của máy bơm piston hướng kính

Van TCV được điều khiển bằng tỷ lệ hiệu dụng ( tỷ lệ theo chu kỳ làm việc )
thời gian tắt/ bật của dòng điện chạy qua cuộn dây. Khi điện bật , độ dài thời gian
mở van sẽ điều khiển áp suất nhiên liệu trong piston của bộ định thời.
a. Làm sớm thời điểm phun
Khi độ dài thời gian mở van rút ngắn lại ( tỷ lệ của dòng điện đang được sủ
dụng thấp ), thì lượng nhiên liệu đi tắt giảm xuống. Do đó, piston của bộ định thời
chuyển động sang trái làm quay vành con lăn theo chiêu làm sớm thời điểm phun.
b. Làm muộn thời điểm phun
Khi độ dài thời gian mở van dài ( tỷ lệ của dòng điện đang được sủ dụng cao ),
thì lượng nhiên liệu đi tắt tăng lên. Do đó, piston của bộ định thời chuyển sang
phải do lực của lò xo làm quay vành con lăn theo chiều làm muộn thời điểm phun.

You might also like