You are on page 1of 90

Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

LỜI NÓI ĐẦU


***

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Viễn thông, bên cạnh
các dịch vụ viễn thông đa dạng, là hàng loạt các thiết bị đầu cuối viễn thông mới,
tiên tiến liên tục ra đời phục vụ công việc, cuộc sống của mỗi một con người ngày
càng thuận tiện. Thiết bị đầu cuối viễn thông đã trở thành phương tiện không thể
thiếu của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan… trong thời đại hiện nay. Để nắm được vai
trò của các thiết bị đầu cuối Viễn thông, tìm hiểu và tự mình làm cho các thiết bị đầu
cuối viễn thông hữu ích hơn nữa là vấn đề cần quan tâm của sinh viên hiện nay.

“Thiết bị đầu cuối Viễn thông” là môn học giới thiệu một số thiết bị đầu cuối
ứng dụng rộng rãi trong ngành Viễn thông. Mục đích môn học nhằm giúp sinh viên
nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như các thông số kỹ thuật của các thiết
bị đầu cuối khác nhau.
Giáo trình “Thiết bị đầu cuối Viễn thông” này gồm 6 chương:
Chương 1: Máy thu thanh
Chương 2: Máy thu-phát hình
Chương 3: Máy điện thoại bàn
Chương 4: Máy điện thoại di động
Chương 5: Máy fax và camera
Chương 6: CD Player và DVD Player

Trang 1
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Chương 1: MÁY THU THANH

TÓM TẮT CHƯƠNG


Lịch sử phát triển của thông tin trải qua rất nhiều sự kiện quan trọng như phát
minh ra máy điện báo, máy điện thoại, phát minh ra diode đường hầm…đã đánh dấu
sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực điện tử, thông tin vào những năm cuối thế kỷ 19.
Sự ra đời của thiết bị máy thu thanh trong những năm đầu thế kỷ 20 có ý nghĩa rất
quan trọng, nó giúp cho việc trao đổi thông tin được nhanh chóng và tiện lợi. Máy
thu thanh là một thiết bị điện tử hoàn chỉnh dùng để thu nhận sóng radio mang
thông tin, phục hồi lại tín hiệu thông tin ban đầu, khuếch đại đến giá trị yêu cầu và
đưa ra loa để truyền đến tai người nghe.
Mục tiêu của chương này yêu cầu sinh viên nắm được những điểm chính về
máy thu thanh gồm:
- Máy thu thanh là gì?, các thông số kỹ thuật của máy thu thanh
- Sơ đồ khối máy thu AM và FM Stereo
- Nguyên lý làm việc của máy thu thanh
- Cấu tạo và chức năng các mạch trong máy thu thanh
1.1 Khái niệm
Máy thu thanh là một thiết bị điện tử dùng để thu nhận sóng radio mang
thông tin, phục hồi lại tín hiệu thông tin ban đầu, khuếch đại đến giá trị yêu cầu và
đưa ra loa.
1.2 Các thông số kỹ thuật của máy thu thanh
- Độ nhạy: là sức điện động nhỏ nhất trên Anten EA để máy thu làm việc
bình thường. Những máy thu có chất lượng cao thường có độ nhạy EA nằm
trong khoảng 0,5 µ V → 10 µ V. Ngoài ra máy thu còn phải có khả năng chọn lọc và
nén tạp âm, tức là đảm bảo tỷ số S/N ở mức cho phép. Thông thường thì để thu
tốt thì biên độ tín hiệu phải lớn hơn tạp âm ít nhất 10 lần ( tức 20 dB).
Muốn nâng cao độ nhạy của máy thu thì hệ số khuếch đại của nó phải lớn và
mức tạp âm nội bộ của nó phải thấp (giảm tạp âm của tầng đầu).
Ở siêu cao tần (f>30MHz) độ nhạy của máy thu thường được xác định bằng
công suất chứ không phải bằng sức điện động cảm ứng trên anten.
- Độ chọn lọc: là khả năng chèn ép các dạng nhiễu không phải là tín hiệu cần
thu. Nghĩa là độ chọn lọc là khả năng lựa chọn tín hiệu ra khỏi các loại nhiễu tồn tại ở
đầu vào máy thu. Độ chọn lọc thường được thực hiện bằng những mạch cộng
hưởng, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng cũng như độ chính xác khi hiệu chỉnh.

Trang 2
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

A0
Độ chọn lọc được ký hiệu: Se  1
Af
+ Ao: là hệ số khuếch đại tại tần số f0
+ Af: là hệ số khuếch đại tại tần số f
Độ chọn lọc thường được tính bằng đơn vị dB SedB  20 log Se
Đặc tuyến chọn lọc lý tưởng của máy thu có dạng chữ nhật, nghĩa là trong dải
thông B biên độ tín hiệu không đổi.
- Dải tần của máy thu: là khoảng tần số mà máy thu có thể điều chỉnh để
thu được các sóng phát thanh với các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu. Máy thu thanh
thường có các dải sóng sau:
+ Sóng dài: LW 150KHz → 408KHz
+ Sóng trung: MW: 525KHz → 1605KHz
+ Sóng ngắn: SW: 4MHz → 24MHz
Băng sóng ngắn thường được chia làm 3 loại sóng
▪ SW1: 3,95MHz → 7,95MHz
▪ SW2: 8MHz → 16MHz
▪ SW3: 16MHz → 24MHz
+ Sóng cực ngắn: FM: 65,8 → 73Mhz và 87,5 → 104 Mhz
Méo tần số: là khả năng khuếch đại ở những tần số khác nhau sẽ khác nhau
do trong sơ đồ máy thu có các phần tử L, C. Méo tần số có thể đánh giá bằng đặc
tuyến tần số. Ở các máy thu điều biên AM, thì dải tần âm thanh chỉ vào khoảng
40Hz → 6KHz; còn với máy thu điều tần FM thì dải tần âm thanh có thể từ
30Hz → 15KHz.
Ngoài ra người ta còn quan tâm đến các thông số khác như méo phi tuyến
và công suất ra của máy thu thanh.
1.3 Phân loại máy thu thanh

Căn cứ vào cấu trúc sơ đồ mà người ta chia máy thu thanh thành 2 loại:

1.3.1 Máy thu khuếch đại thẳng : tín hiệu cao tần từ Anten được khuếch đại
thẳng và đưa đến mạch tách sóng, mạch khuếch đại âm tần mà không qua mạch
đổi tần. Đối với dạng này, cấu trúc sơ đồ của máy đơn giản nhưng chất lượng thu
sóng không cao, độ chọn lọc kém, không ổn định và khả năng thu không đồng
đều trên cả băng sóng. Vì vậy, hiện nay loại máy thu này gần như không còn được
sử dụng.

Trang 3
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông


Mạch Mạch Tách Âm
vào KĐCT sóng tần

Hình 1.1 Sơ đồ khối của máy thu khuếch đại thẳng


Việc nâng cao độ nhạy và độ chọn lọc của máy thu này bị hạn chế bởi những lý
dao sau đây:
+ Số tầng khuếch đại không thể tăng lên một cách tuỳ ý vì khi số tầng càng tăng
thì tính ổn định của bộ khuếch đại cao tần càng giảm ( tụ ký sinh Cbc có thể gây ra
dao động tự kích). Ngoài ra, khi số tầng càng tăng thì số mạch cộng hưởng cũng tăng
làm hệ thống điều chỉnh cộng hưởng phức tạp, cồng kềnh và đắt tiền.
+ Tần số cao khó đạt được hệ số khuếch đại lớn.
+ Tần số càng cao thì dải thông càng rộng(B=fo/Q), làm giảm độ chọn lọc của
máy thu. Muốn dải thông hẹp phải dùng mạch cộng hưởng có hệ số phẩm chất cao,
có khi vượt quá khả năng chế tạo.
+ Do không dùng được các hệ thống cộng hưởng phức tạp nên không có khả
năng đạt đặt tuyến tần số có dạng chữ nhật lý tưởng.
Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta chế tạo ra các máy thu đổi tần
có sơ đồ khối như bên dưới.
1.3.2 Máy thu đổi tần: tín hiệu cao tần được điều chế do Anten thu được
được khuếch đại lên và biến đổi về một tần số trung gian không đổi gọi là trung
tần. Trung tần thường được chọn thấp hơn cao tần. Tín hiệu trung tần sau khi đi
qua vài bộ khuếch đại trung tần sẽ được đưa đến mạch tách sóng, mạch khuếch
đại âm tần và đưa ra loa.

KĐ KĐ
Mạch Mạch Tách
Mixer trung âm
vào KĐCT
tần sóng tần

Dao
động
nội

Hình 1.2 Sơ đồ khối của máy thu đổi tần


 Một số ưu điểm của máy thu đổi tần như sau:

Trang 4
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

+ Có khả năng lựa chọn kênh thu tuỳ ý bằng các thay đổi tần số dao động nội.
+ Tần số tín hiệu được hạ thấp thành tần số trung tần nên có thể dùng nhiều
mạch khuếch đại trung tần để đạt hệ số khuếch đại toàn máy cao, mà vẫn bảo đảm
tính ổn định cho máy thu. Số tầng trung gian không bị hạn chế (8-10).
+ Do trung tần không đổi nên mạch cộng hưởng có kết cấu đơn giản, gọn, giá
thành rẽ và không bị hạn chế trong máy thu. Nó thường là những mạch cộng hưởng
đôi để tăng hệ số phẩm chất và tăng dải thông.
+ Do tần số trung tần không đổi nên có thể sử dụng những hệ thống cộng
hưởng phức tạp (như bộ lọc tập trung) để đạt được đặc tuyến tần số lý tưởng
 Nhiệm vụ của các tần
- Mạch vào làm nhiệm vụ chọn lọc các tín hiệu cần thu và loại trừ các tín
hiệu không cần thu cũng như các nhiễu khác nhờ có mạch cộng hưởng, tần số
cộng hưởng được điều chỉnh đúng bằng tín hiệu cần thu f0.
- Khuếch đại cao tần : nhằm mục đích khuếch đại bước đầu cho tín hiệu cao
tần thu được từ Anten.
- Bộ đổi tần: gồm mạch dao động nội và mạch trộn tần. Khi trộn 2 tần số
dao động nội fn và tín hiệu cần thu f0 ta được tần số trung gian hay còn gọi là
trung tần, giữa tần số dao động nội và tần số tín hiệu cần thu: ftt = fn-f0 = const
Khi tần số tín hiệu từ đài phát thay đổi từ f0min → f0max thì tần số dao động
nội cũng phải thay đổi từ fnmin → fnmax để đảm bảo hiệu số giữa chúng luôn là hằng
số.
Đối với máy thu điều biên ( AM ): f tt = 465KHZ hay 455KHz
Đối với máy thu điều tần (FM ): f tt = 10,7MHz
Bộ khuếch đại trung tần: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần đến một
giá trị đủ lớn để đưa vào mạch tách sóng. Đây là một tần khuếch đại chọn lọc, tải là
mạch cộng hưởng có tần số cộng hưởng đúng bằng trung tần.
- Tần tách sóng: có nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu sóng mang
cao tần, sau đó đưa tín hiệu vào mạch khuếch đại âm tần.
1.4 Sơ đồ khối máy thu thanh
Hầu hết các máy thu thanh hiện nay đều có 2 chức năng: thu sóng điều
biên
AM và thu sóng cực ngắn FM Stereo. Sơ đồ khối của máy thu có dạng như sau:

Trang 5
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Kênh AM
Mạch Giải
vào Mạch Mạch Tách

KĐCT đổi tần sóng
FM Stereo
FM KĐ
KĐ âm tần
trung
tần
Mạch
vào Mạch Mạch Tách
KĐCT đổi tần sóng
AM

Kênh FM
Hình 1.3 Sơ đồ khối máy thu AM, FM Stereo
Trong máy thu thanh hai băng sóng AM & FM có 2 đổi tần riêng biệt, 2 khối khuếch đại
trung tần và âm tần được dùng chung. Dải tần của bộ khuếch đại trung tần FM rộng hơn vì
tần số trung tần FM là 10,7M.
Đối với mạch tách sóng tần số: thường sử dụng sơ đồ tách sóng tỉ lệ vì có
độ
nhạy cao.
Khối giải mã Stereo FM: có nhiệm vụ giải mã tín hiệu tổng R+L và hiệu R-L từ
ngõ ra của mạch tách sóng để phục hồi lại tín hiệu hai kênh riêng biệt R & L.
1.5 Phân tích mạch cơ bản trong máy thu thanh
1.5.1 Mạch vào:
Là mạch mắc giữa Anten và tầng đầu tiên của máy thu, có nhiệm vụ chủ
yếu là nhận tín hiệu từ Anten, chọn lọc các tín hiệu cần thu, do vậy mạch vào
thường là mạch cộng hưởng. Các yêu cầu đối với mạch vào:
o Hệ số truyền đạt lớn và ổn định trên toàn băng sóng :
UV
KV =
EA
UV: điện áp đưa đến máy thu.
EA: suất điện động cảm ứng trên Anten.
o Đảm bảo được độ chọn lọc: chọn lọc tần số lân cận, tần số ảnh f a = f 0 + 2 ftt , và
chọn lọc tần số lọc thẳng.
o Đảm bảo độ méo tần số cho phép trong dải tần số làm việc từ fomin → fomax
 Mạch vào bao gồm 3 thành phần:
+ Hệ thống cộng hưởng (đơn hoặc kép) có thể điều chỉnh đến tần số cần thu.
+ Mạch ghép với nguồn tín hiệu từ anten
+ Mạch ghép với tải của mạch vào (tầng khuếch đại cao tần đầu tiên)

Trang 6
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Để điều chỉnh cộng hưởng mạch vào, người ta thường sử dụng các tụ điện có
điện dung biến đổi vì chúng dễ chế tạo chính xác hơn là cuộn dây có điện cảm biến
đổi (đặc biệt trong trường hợp cần đồng chỉnh nhiều mạch cộng hưởng). Mặt khác,
phạm vi biến đổi của tụ điện lớn, bền chặt, ổn định (C ít biến đổi theo điều kiện bên
ngoài).
 Các loại mạch vào:
1/ Mạch vào ghép điện dung
Sơ đồ mạch vào ghép điện dung được mô tả như hình vẽ:

Hình 1.4 Sơ đồ mạch vào ghép điện dung


- Anten được nối với mạch cộng hưởng thông qua điện dung ghép Cgh
- Mạch cộng huởng là một khung cộng hưởng LC, gồm một tụ xoay Cx, một tụ
tinh chỉnh CT và một cuộn dây L1.
- Tần số cộng hưởng được điều chỉnh bằng đúng bằng tần số tín hiệu cần thu fo
- Nhược điểm : Hệ số truyền đạt không đồng đều trên cả băng sóng
2/ Mạch vào ghép điện cảm
Sơ đồ mạch vào ghép điện cảm được mô tả như hình vẽ:

Hình 1.5 Sơ đồ mạch vào ghép điện cảm


- Tín hiệu từ Anten qua cuộn ghép Lgh cảm ứng qua mạch cộng hưởng

Trang 7
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

gồm tụ Cx, CT và cuộn dây L1.


- Mạch cộng hưởng được điều chỉnh để chọn lọc lấy tín hiệu cần thu và cảm
ứng sang cuộn L2 để đưa đến cực Base của mạch khuếch đại cao tần.
Hệ số truyền đạt của mạch vào dạng này tỉ lệ với hệ số phẩm chất của
khung cộng hưởng LC. Muốn tăng độ nhạy của mạch phải tăng L1 và giảm
Lgh, nhưng L1 cũng không thể tăng quá lớn mà phải chọn dung hòa hai giá trị
này để tránh ảnh hưởng đến tần số cộng hưởng của mạch
Nhược điểm của mạch ghép điện cảm là hệ số truyền dẫn cũng không đồng
đều trên toàn băng sóng. Tuy nhiên so với mạch ghép điện dung thì mạch này có
độ chọn lọc cao hơn và hệ số truyền dẫn cũng đồng đều hơn nên được sử dụng
rộng rãi trong thực tế.
3/ Mạch ghép hổn hợp điện cảm – điện dung
Sơ đồ mạch ghép hỗn hợp được mô tả như hình vẽ

Hình 1.6 Sơ đồ mạch ghép hỗn hợp


Mạch vào sử dụng đồng thời cả tụ Cgh, và điện cảm Lgh do đó tận dụng
được các ưu điểm và bù trừ được hệ số truyền đạt trên toàn băng sóng cho nên
hệ số truyền đạt của toàn mạch sẽ phẳng hơn đối với các máy thu có nhiều băng
sóng, khi chuyển băng sóng phải thay đổi cả cuộn cộng hưởng L1C và cuộn cảm
ứng L2 tương ứng. Một số máy thu chất lượng cao ở mạch vào còn có thêm bộ lọc
khử nhiễu lọt thẳng, tức là nhiễu có tần số đúng bằng trung tần.
1.5.2 Mạch KĐCT
Bộ khuếch đại cao tần có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điều chế cao tần
đến một giá trị nhất định để đưa vào bộ đổi tần.
Tầng khuếch đại cao tần cũng có thể là tầng khuếch đại không cộng hưởng
với tải là điện trở, điện cảm hoặc R-L hay biến áp nhưng phổ biến hơn cả vẫn là
Trang 8
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

tải cộng hưởng tại một tần số nào đó.

1/ Mạch khuếch đại cao tần với tải là điện trở:

Hình 1.7 Sơ đồ mạch KĐCT với tải là điện trở


Đây là bộ khuếch đại dải rộng, có hệ số khuếch đại tương đối đồng đều
trong một dải rộng từ vài chục đến vài MHz, tuy nhiên mạch không có khả năng
chọn lọc tần số. Điện trở tải R1 thường được sử dụng trong khoảng vài k Ω
2/ Mạch khuếch đại cao tần với tải là cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở R

Hình 1.8 Sơ đồ mạch KĐCT với tải là cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở R
Mạch khuếch đại cao tần với tải cộng hưởng là dạng mạch được sử dụng rộng
rãi trong thực tế, mạch này đảm nhận cả nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu và chọn lọc
tần số.
Tải của mạch khuếch đại cao tần có thể là mạch cộng hưởng đơn hoặc
mạch cộng hưởng kép với tần số cộng hưởng cố định hoặc có thể điều chỉnh được.

Trang 9
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

3/ Mạch khuếch đại cao tần với tải cộng hưởng đơn

Hình 1.9 Mạch khuếch đại cao tần với tải là mạch cộng hưởng đơn
Tải của mạch là khung cộng hưởng L1C, cực C của transistor được mắc vào
một phần của cuộn L1. Tại tần số cộng hưởng fo, hệ số khuếch đại của mạch là
lớn nhất, khi lệch ra khỏi tần số cộng hưởng hệ số khuếch đại của mạch giảm
nhanh chóng, vì vậy mạch có tính chọn lọc với tần số tín hiệu cần thu và loại bỏ
các tín hiệu tần số khác và nhiễu.
. Bộ khuếch đại cao tần làm việc ở một dải tần rộng nên khó đảm bảo được hệ
số khuếch đại đồng đều, cho nên trong các máy thu chất lượng cao thường dùng
mạch khuếch đại cao tần có mạch cộng hưởng điều chỉnh liên tục, tần số cộng
hưởng được điều chỉnh đồng bộ với tín hiệu tần số cần thu ở mạch nhờ tụ xoay đồng
trục
1.5.3 Mạch đổi tần
Mạch đổi tần là mạch biến đổi tín hiệu cao tần điều chế thành các tín hiệu
có tần số thấp hơn và không đổi gọi là trung tần. Dạng của tín hiệu điều chế sau
khi đổi tần không thay đổi mà chỉ thay đổi tần số sóng mang.
Mạch đổi tần gồm 2 phần: Mạch tạo dao động nội và mạch đổi tần (trộn tần).
Tín hiệu trước và sau khi trộn tần được mô tả như hình vẽ

Trang 10
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

f0
Mixer ftt
+
- fn

Người ta đã chứng minh rằng nếu trộn 2 tín hiệu có tần số khác nhau là f1 và f2
trên một phần tử phi tuyến thì sẽ nhận được ở đầu ra ngoài thành phần f1, f2 còn
xuất hiện các thành phần tổng f1+f2 và hiệu f1-f2. Nếu dùng mạch lọc cộng hưởng ta
dễ dàng nhận được tín hiệu có tần số hiệu f1-f2, và tần số hiệu này cũng chính là
trung tần.
Có 2 dạng mạch đổi tần thông dụng:
1/ Mạch đổi tần dùng 1 transistor vừa làm nhiệm vụ dao động vừa làm nhiệm vụ
trộn tần.

Hình 1.10 Mạch trộn tần

T1 vừa làm nhiệm vụ dao động vừa làm nhiệm vụ trộn tần. Điện áp tín hiệu
được đưa vào cực B, điện áp dao động nội được đưa vào cực E.
Khi tạo dao động thì C1 được xem như nối mass cho cực B, mạch trở
thành ghép BC và thành phần quyết định dao động là khung L4C, tín hiệu dao
động nội được đưa đến cực E bằng tụ C2, đây chính là thành phần hồi tiếp dương
để trộn với tín hiệu cần thu.
Khi làm nhiệm vụ trộn tần thì C2 và L4 xem như nối mass cho E và T1 là
mạch ghép EC. Tín hiệu trộn tần được đưa vào cực B và lấy ra từ cuộn cảm ứng

Trang 11
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

trên khung cộng hưởng từ cực C.


Nhược điểm: độ ổn định kém do transistor đảm nhận cùng lúc 2 nhiệm vụ
dao động và trộn tần.
2/ Mạch đổi tần dùng 2 transistor
Trong sơ đồ mạch bên dưới T1 đóng vai trò mạch trộn tần, T2 đóng vai trò
mạch dao động nội, tần số dao động nội được quyết định bởi L4, C7 và C8
Hoạt động của mạch như sau: tín hiệu cao tần từ khung CL1 cảm ứng qua
L2 kết hợp với tín hiệu từ mạch dao động nội cảm ứng trên cuộn L3, được đặt vào
cực B của T1. T1 thực hiện việc trộn lẫn 2 tín hiệu và khuếch đại chọn lọc để lọc
lấy tín hiệu trung tần nhờ khung cộng hưởng CL6 mắc ở cực C của T1. Tín hiệu
trung tần này được cảm ứng qua L7 để đi đến các tầng tiếp theo.
Việc phân cực ( chọn giá trị cho R1, R2 ) là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến khả năng trộn tần và khuếch đại của mạch.
Trong các máy thu hiện đại, thường người ta dùng 1 IC để thực hiện các
chức năng: khuếch đại cao tần, tạo dao động nội, trộn và đổi tần

Hình 1.11 Mạch đổi tần dùng 2 transistor


1.5.4 Mạch khuếch đại trung tần
Khối khuếch đại trung tần là một mạch khuếch đại cộng hưởng có nhiệm
vụ khuếch đại tín hiệu trung tần đến một giá trị đủ lớn để đưa vào mạch tách
sóng, bộ khuếch đại trung tần quyết định phần lớn độ chọn lọc và độ nhạy của máy
thu.

Trang 12
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Các dạng mạch khuếch đại trung tần:


1/ Mạch khuếch đại trung tần cộng hưởng đơn:

Hình 1.12 Mạch KĐTT cộng hưởng đơn


▪ C4L2: khung cộng hưởng tại tần số trung tần
• R1R2: phân cực cho mạch khuếch đại trung tần
• R3: điện trở ổn định nhiệt và đóng vai trò mạch hồi tiếp dòng nối tiếp
• C2: tụ thoát cao tần ( loại bỏ hồi tiếp áp nối tiếp )
• Tụ C3: hồi tiếp áp song song để ổn định tín hiệu ra
Ưu điểm: hệ số khuếch đại khá lớn, độ chọn lọc cao
Nhược điểm:
• Dải thông hẹp, độ trung thực kém
• Muốn tăng độ nhạy của máy thu thường người ta chọn phương pháp tăng
độ khuếch đại của mạch khuếch đại trung tần, tuy nhiên trong mạch trên, khi
tăng hệ số khuếch đại → hiện tượng tự kích. Vì vậy người ta thường mắc thêm
tụ C3 để tạo mạch hồi tiếp âm áp song song cho mạch.

Trang 13
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

2/ Mạch khuếch đại trung tần cộng hưởng kép:

Hình 1.13 Mạch KĐTT cộng hưởng kép


Nguyên tắc hoạt động tương tự như mạch cộng hưởng đơn, nhưng trong
mạch này sử dụng bộ ghép hai khung cộng hưởng tại các tần số lân cận trái và
phải của tần số trung tần. Kết quả ta c ải thiện được khuyết điểm băng tần hẹp
của mạch cộng hưởng đơn.
3/ Mạch khuếch đại trung tần sử dụng mạch cộng hưởng có tham số tập trung
(hay bộ lọc tập trung )

Hình 1.14 Mạch KĐTT sử dụng bộ lọc tập trung


Hiện nay trong một số sơ đồ máy hiện đại người ta còn dùng bộ lọc gồm
áp điện, có kích thước nhỏ, hệ số phẩm chất cao. Bộ lọc dạng này hoạt động
dựa trên nguyên lý áp điện.

Trang 14
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 1.15 Bộ lọc theo nguyên lý áp điện

Khi đặt vào ngõ vào In 1 điện áp có tần số đúng bằng tần số dao động riêng
của tinh thể thạch anh sẽ tạo ra được 1 dao động cơ học trên tinh thể này với
tần số dao động đúng bằng tần số dao động của nó. Tại đầu cuối của tinh thể này
người ta áp một điện cực vào để tạo ra tín hiệu điện có biên độ đủ lớn và tần số lựa
chọn.
1.5.5 Mạch tách sóng: gồm 2 loại mạch
1/ Mạch tách sóng biên độ
Mạch tách sóng biên độ thường sử dụng là mạch tách sóng diode. Nếu
diode mắc nối tiếp với điện trở tải gọi là tách sóng diode, nếu diode mắc song
song với điện trở tải gọi là tách sóng song song. Mạch tách sóng song song được
dùng trong trường hợp cần ngăn thành phần một chiều với trung tần. Tuy nhiên,
trong thực tế người ta hay dùng mạch tách sóng nối tiếp

Hình 1.16 Mạch tách sóng nối tiếp


Nguyên lý hoạt động của mạch: diode D1 và tụ C trong mạch đóng vai trò
mạch chỉnh lưu cao tần có tác dụng chỉnh lưu và lọc thành phần tín hiệu trung tần
và giữ lại thành phần tín hiệu âm tần.
Trong một số máy thu người ta còn sử dụng mạch tách sóng dùng
transistor. Thông thường trong các mạch này, transistor được phân cực ở chế độ
khuếch đại yếu.

Trang 15
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 1.17 Mạch tách sóng dùng transistor


Tín hiệu trung tần cảm ứng trên cuộn L2 được đưa đến cực B của T1 để
khuếch đại. Tín hiệu sau khi khuếch đại được lọc bởi tụ C3, chỉ giữ lại thành phần
tín hiệu âm tần lấy ra nhờ biến trở tải để đưa đến mạch khuếch đại âm tần.
2. Mạch tách sóng tín hiệu điều tần
Tách sóng tín hiệu điều tần là quá trình biến đổi độ lệch tần số tức thời của tín
hiệu đã điều tần so với tần số trung bình biến thiên điện áp ở đầu ra
Mạch sử dụng phổ biến là mạch tách sóng tỉ lệ ( FM radio detector ).

Hình 1.18 Mạch tách sóng điều tần tỉ lệ


Tín hiệu điều tần cảm biến trên cuộn L2 tạo ra hai điện áp bằng nhau nhưng
ngược pha nhau 1800. Hai diode D1, D2 mắc ngược chiều để nạp cho tụ C6 một điện
áp không đổi.
Tụ điện C4 = C5 ; điện trở R1 = R2. Điện áp tại điểm giữa cuộn dây L2 đúng
bằng điện áp tín hiệu trung tần Utt nhờ tụ ghép C2, do vậy điện áp đặt trên hai
đầu D1 và D2 có giá trị lần lượt là :
U tt + U1 và U tt −U1
Hai thành phần điện áp này được tách sóng biên độ nhờ diode D1, C4, R1 và

Trang 16
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

D2, C5, R2.


Khi tần số thay đổi điện áp trên C4 và C5 thay đổi làm điện áp ra thay đổi theo,
nhờ đó tín hiệu âm tần được phục hồi
1.5.6 Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại
Do nhiều nguyên nhân mà tín hiệu do máy thu thu được có thể không đồng
đều nhau, lúc mạnh, lúc yếu điều đó dẫn đến âm lượng thay đổi lúc to, lúc nhỏ. Để
hạn chế điều này và giữ cho âm lượng máy thu ổn định khi tín hiệu vào thay
đổi trong một phạm vi rộng, thông thường trong các máy thu thanh được thiết kế
thêm mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại cho các tầng khuếch đại cao tần
và trung tần.

Hình 1.17 Mạch tự động điều chỉnh hệ số KĐ trung tần

Hình 1.19 Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại


Trong hình trên, R1, R2 là mạch phân cực ban đầu cho tầng khuếch đại T1.
Khi tín hiệu thu lớn, điện áp ngõ ra mạch tách sóng D1 âm mạnh, thành phần
điện áp này được hồi tiếp một phần về phân cực lại cho T1 nhờ điện trở hồi
tiếp Rf, điều này làm T1 dẫn yếu do đó giảm độ khuếch đại của mạch.
Khi tín hiệu thu nhỏ, điện áp sau mạch tách sóng D1 ít âm hơn, điều này
làm tăng điện áp phân cực T1 và làm tăng hệ số khuếch đại của mạch.
Cấu trúc của dạng mạch trên đơn giản nhưng có nhược điểm lớn là làm
thay đổi điểm làm việc tĩnh của T1 cho nên dễ dẫn đến hiện tượng méo dạng
tín hiệu.
Để cải thiện nhược điểm này, trong thực tế người ta sử dụng mạch phân
dòng bằng diode

Trang 17
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 1.20 Mạch phân dòng dùng diode


Transistor Q1 là tầng khuếch đại trung tần đầu tiên sau bộ đổi tần. Diode
D được mắc giữa điểm A và B để làm nhiệm vụ phân dòng. Khi chưa có tín hiệu,
mạch được điều chỉnh sao cho điện thế tại điểm B dương hơn điểm A, diode
phân cực ngược, xem như hở mạch. Mạch cộng hưởng L1, C1 hoạt động bình
thường.
Khi tín hiệu vào lớn, điện áp tại C từ tầng tách sóng hồi tiếp về làm
transistor Q1 dẫn yếu, dòng điện IC giảm, kéo theo điện áp tại B giảm, lúc này
điện áp tại A lại lớn do đó diode phân cực thuận, điểm A xem như nối tắt với
điểm B làm tín hiệu vào giảm nhanh chóng. Điều này làm giảm đáng kể tín hiệu ra
của mạch.
1.5.7 Máy thu FM-Stereo
Sơ đồ khối máy phát FM Stereo như hình vẽ:
Nguyên tắc điều chế tín hiệu FM hai kênh L, R như sau: Trước tiên, tín
hiệu L và R được đưa vào khối mạch ma trận để tạo thành tín hiệu tổng L+R và
tín hiệu L-R. Tín hiệu L+R được đưa đến bộ trộn ngang qua một dây trễ. Tín hiệu
L-R được đưa đến mạch điều biên cân bằng sử dụng tần số sóng mang phụ
38Khz. Rồi đưa đến bộ trộn tín hiệu để trộn lẫn với tín hiệu L+R đã được làm trễ.
Vì mạch điều chế cân bằng đã triệt tiêu tần số sóng mang phụ 38KHz nên
ta phải mở rộng thêm tín hiệu sóng mang chính ( tín hiệu lái) 19KHz vào bộ trộn
và đưa ra tầng khuếch đại phát FM

Trang 18
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 1.21 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo


Do cấu trúc của máy phát FM Stereo có dạng như trên, nên sơ đồ khối của
máy thu FM Stereo có dạng như sau:

Hình 1.22 Sơ đồ khối máy thu FM Stereo


Sau mạch tách sóng FM ta nhận được 3 tín hiệu: tín hiệu L+R được tách ra
nhờ LPF; tín hiệu R-L được điều biên tại tần số 38KHz và tín hiệu lái 19KHz. Để
phục hồi tín hiệu L – R người ta sử dụng bộ dao động VCO được điều khiển bởi
sóng mang 19KHz dao động tạo ra bởi VCO ( 76KHz) được chia đôi để đưa đến
mạch tách sóng biên độ hồi phục tín hiệu L – R. Tín hiệu L + R và L – R được đưa
vào khối ma trận để tạo tín hiệu 2L, 2R.
1.6 Kết luận
Máy thu thanh là thiết bị điện tử ra thu nhận thông tin đơn giản, xuất hiện rất
sớm. Vì vậy việc nắm vững nguyên lý làm việc của máy thu thanh, hiểu được và phân
tích các mạch khuếch đại, các mạch vào ra trong máy thu thanh sẽ là cơ sở quan

Trang 19
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

trọng, giúp sinh viên sẽ dễ dàng phân tích các mạch trong máy thu phát hình ở
chương sau.
1.7 Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày sơ đồ khối của máy thu AM và FM
2. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của máy thu AM và FM
3. Trình bày nguyên lý làm việc của máy thu thanh
4. Trình bày cấu tạo của máy thu thanh. Phân tích chức năng các mạch trong
máy thu thanh
5. Mạch dao động để chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn dây có độ
từ cảm L = 1,76mH và một tụ điện có điện dung C = 10pF. Giả sử điện dung và
độ tự cảm của các phần khác trong mạch không đáng kể. Mạch dao động trên bắt
được sóng vô tuyến có tần số bao nhiêu ?
a. 0,8.106Hz b. 1,0.106Hz
c. 1,2.106 Hz d. 1,4.106Hz
6. Mạch dao động của một máy thu thanh gồm 1 cuộn dây có độ tự cảm
và một tụ điện C. Máy thu được sóng có bước sóng 25m. Giá trị của C
là :
a. 17,6.10-10F b. 1,54.10-12F
c. 1,54.10-10F d. 1,76.10-10F
7. Mạch dao động điện từ có . Để thu được sóng điện từ có
bước sóng , người ta ghép thêm vào mạch một tụ . Phải ghép như
thế nào và giá trị của là bao nhiêu :
a. Ghép nối tiếp; Cx=2,42nF b. Ghép song song; Cx=1,25nF
c. Ghép nối tiếp ; Cx=1,25nF d. Ghép song song; Cx=2,42nF
8. Sóng của đài FM phát trên tần số 300KHz. Kênh phát của đài này có bước sóng
là:
a. 1km b. 300m
c. 300km d. 3km

9. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn thuần cảm có
độ tự cảm L = 0,3mH và một tụ điện có điện dung C = 0,48pF. Mạch này thu
được sóng điện từ có bước sóng là:

a. 2.26 m b. 22,6m
c. 226m d. 2260m
10. Phân tích nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại micro sau

Trang 20
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

11.Phân tích mạch khuếch đại âm thanh cơ bản dùng BJT sau:

Trang 21
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Chương 2: MÁY THU – PHÁT HÌNH

TÓM TẮT CHƯƠNG


Máy thu phát hình hay còn gọi là máy truyền hình là thiết bị rất cần thiết trong
cuộc sống ngày nay. Máy truyền hình đã không ngừng phát triển trong những năm
qua, đa dạng về hình thức và cách thức truyền hình như truyền hình số, truyền hình
vệ tinh…Vì vậy việc nắm được những vấn đề cơ bản nhất về máy thu phát hình, phân
tích được những khối cơ bản trong máy truyền hình…là yêu cầu cần thiết đối với
chúng ta.
Mục đích của chương này nhằm giới thiệu về các vấn đề chủ yếu sau:
- Phương pháp quét hình trong tín hiệu truyền hình
- Dải tần của tín hiệu truyền hình
- Phân biệt được tín hiệu truyền hình đen trắng và tín hiệu truyền hình màu
- Sơ đồ khối quá trình thành lập tín hiệu truyền hình
- Phân biệt các hệ thống truyền hình màu
2.1 Phương pháp quét hình trong tín hiệu truyền hình
2.1.1 Phương pháp quét hình
Để thay thế bộ cảm biến gồm 108 sensor của mắt cảm nhận hình ảnh của vật
thể thì người ta sử dụng camera thiết bị gồm một hệ thống thấu kính và các mạch
điện tử để chuyển đổi các điểm của hình ảnh theo từng dòng thành các tín hiệu
điện. Ở máy thu, để tái tạo lại hình ảnh này người ta dùng phương pháp quét, tổng
quát như sau:

Dòng 1 Dòng 1
Dòng 2 Dòng 2
Khung
ảnh

Dòng n Dòng n

Hình 2.1 Nguyên lý quét hình


Một hình ảnh tổng quát sẽ được cắt ra thành n dòng, các điểm ảnh trên
từng dòng lần lượt được chuyển thành các tín hiệu điện có độ mạnh yếu tương
ứng với độ sáng và màu sắc. Khi tái tạo lại ảnh các tín hiệu điện trên từng dòng
trên sẽ được đưa vào điều khiển một súng điện tử để vẽ lại hình ảnh trên màn
hình. Tùy theo độ mạnh yếu của tín hiệu tại các điểm trên một dòng mà độ sáng
của màn hình sẽ khôi phục lại như hình ảnh ban đầu.
2.1.2 Số dòng quét trong một ảnh và số hình trong 1 giây
Trang 22
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

a/ Số dòng quét trong một ảnh


Chất lượng hình phụ thuộc vào độ phân giải. Số dòng quét càng nhiều, chất
lượng hình ảnh càng đẹp. Do đó, việc chọn số dòng quét mỗi hình phải đủ lớn để
đảm bảo sao cho khi mắt người cách màn hình một khoảng bằng 6 chiều cao của
hình thì góc tạo bởi mắt người đến 2 dòng liên tiếp trên màn hình phải nhỏ hơn 1
phút (1/60 độ). Có như vậy, mắt ta mới không phân biệt được ranh giới giữa 2 dòng
và hình nhìn thấy sẽ mịn, không bị sứa ngang.

h
  1/ 60 độ
l= 6h
Hình 1.2 Cách xác định số dòng quét trên mỗi hình

Từ đó xác định được số dòng quét tương ứng với các chuẩn FCC, CCIR và OIRT
lần lượt là 525, 625 và 625.
b. Số hình trong 1s là 25
Người ta chọn số hình trong 1s lớn hơn số hình tương ứng với thời gian lưu
ảnh của mắt thì hình sẽ hiện ra liên tục, không gây cảm giác bị gián đoạn. Số hình
càng lớn thì càng có cảm giác liên tục. Mắt có thời gian lưu ảnh từ 1/25s – 1/8s. Do
đó nếu chọn số hình trong 1s lớn hơn hoặc bằng 25 hình thì đạt yêu cầu. Ngoài ra,
cần phải chọn số hình là ước số của tần số mạng điện xoay chiều để tránh hiện tượng
hình bị rung, lắc hoặc có vết đen trôi trên màn hình khi bộ lọc nguồn không bảo đảm
chất lượng. Tổng hợp các điều kiện trên, các chuẩn truyền hình FCC, CCIR và OIRT
chọn số hình trong 1s lần lượt là 30, 25 và 25.(tương ứng với tần số mạng điện xoay
chiều lần lượt 60Hz, 50Hz và 50Hz.
(Ví dụ: khảo sát tần số chớp tắt f của một bóng đèn, nếu f>25Hz (25lần trong
1s) thì do khả năng lưu ảnh nên mắt người có cảm giác đèn luôn sáng)
Số dòng quét trong một ảnh và số hình trong 1 giây được xác định dựa trên các
tiêu chuẩn truyền hình:
- OIRT (International Radio-Television Organisation) và CCIR(Comité
Consultatif International de Radio et Television): là tiêu chuẩn truyền
hình châu Âu, trong đó qui định số dòng quét là 625 dòng và số ảnh/s ~ 25
ảnh.
- FCC (Federal Communications Commssion ): là tiêu chuẩn truyền hình của

Trang 23
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Mỹ trong đó qui định số dòng quét là 525 dòng và số ảnh quét trong 1 giây
~30 ảnh.
Tuy nhiên, trong thực tế để tăng chất lượng của ảnh người ta sử dụng
phương pháp quét xen dòng:

Dòng 1
4
Dòng 3

n
Dòng n-1

Hình 2.2 Nguyên lý quét xen dòng ở máy thu


Việc quét xen dòng đảm bảo số dòng quét trong một giây không tăng nhưng
số lần lặp lại của các bán ảnh tăng gấp đôi dẫn đến đảm bảo chất lượng ảnh quét.
2.2 Các dải tần của tín hiệu truyền hình
Dải tần của tín hiệu hình gồm 2 băng tần:
- VHF (very high frequency): 49,75Mhz  223,25Mhz
- UHF (ultra high frequency): 470Mhz  958Mhz
Do tần số của tín hiệu hình thay đổi từ 30Hz đến 4,2Mhz nên độ rộng của
mỗi kênh truyền hình cũng rất rộng và cụ thể phụ thuộc vào tiêu chuẩn truyền
hình:
- Chuẩn OIRT: mỗi kênh có độ rộng 8 Mhz
Sóng mang Sóng mang
Video Audio
0,75 Mhz
6,5 Mhz

6 Mhz

1,25 Mhz

8 Mhz

Hình 2.3 Dải thông của tín hiệu truyền hình màu OIRT
- Chuẩn FCC: mỗi kênh có độ rộng 6 Mhz

Trang 24
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Sóng mang Sóng mang


Video Audio
0,75 Mhz
4,5 Mhz

4,2 Mhz
1,25 Mhz

6 Mhz

Hình 2.4 Dải thông của tín hiệu truyền hình màu FCC

Ở Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn OIRT (hệ truyền hình màu PAL D/K)
2.3 Nguyên lý phát của đài truyền hình và thu truyền hình
2.3.1 Nguyên lý phát của đài truyền hình
- Tiếng nói trên tivi mà ta nghe được và hình ảnh ta thấy là 2 tín hiệu riêng biệt
- Tiếng nói con người có dải tần hẹp 20Hz -20kHz, người ta thu nó tại các buổi
ghi hình bằng micro. Để truyền đi cùng với tín hiệu hình có dải tần rất cao 4,5MHz-
6MHz người ta điều chế tín hiệu âm thanh đó với sóng mang cao tần 4,5MHz-6MHz
bằng phương pháp FM ta thu được tín hiệu audio.
- Hình ảnh thu được bằng camera ở các buổi ghi hình có dải tần 0-6MHz qua
thiết bị camera đó người ta chèn thêm các xung đồng bộ mành(Hsyn) và xung đồng
bộ dòng (Vsyn) tạo ra tín hiệu video.
- Các tín hiệu audio và video qua bộ trộn tạo ra tín hiệu truyền hình tổng hợp
gồm video, xung Hsyn, xung Vsyn, và FM
- Đài phát chỉ cần điều chế tín hiệu truyền hình tổng hợp bằng phương pháp
AM ở các dải tần băng VHF hoặc UHF, khuếch đại công suất phát đưa đến anten và
bức xạ ra không gian
2.1.2 Nguyên lý thu truyền hình
- Các sóng truyền hình khác nhau đập vào anten, các dải sóng nào cũng muốn
được thu nhưng chỉ có 1 dải tần được thu, đó chính là kênh mà người sử dụng muốn
xem
- Để chọn kênh người ta thiết kế mạch vào sử dụng một bẫy cộng hường để
chọn tần số trùng với tần số cộng hưởng được phép đi vào, tín hiệu siêu cao tần qua
bộ trộn tần để đưa từ tần số siêu cao tần (VHF, UHF) về trung tần của nó (6MHz)
Sau khi đưa về trộn tần tín hiệu gồm 3 thành phần chính: video, xung đồng bộ,

Trang 25
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

audio
3 phần này được đưa vào 3 phần riêng biệt để xử lý.
+ FM tiếp tục đổi tần về trung tần tiếng 10,7MHz rồi tách lấy tín hiệu tiếng và
khuếch đại rồi đưa ra loa
+Tín hiệu video nhờ xung đồng bộ nó sẽ được phóng lên dèn hình rồi phát
hình
2.4 Tín hiệu truyền hình:
Gồm tín hiệu truyền hình đen trắng và tín hiệu truyền hình màu
Tất cả các màu sắc trong thực tế đều có thể tạo thành từ 3 thành phần màu
cơ bản R (Red), G (Green) và B (Blue). Theo lý thuyết về màu sắc, màu sáng
được dựa trên sự pha trộn R, G và B với phần trăm bằng nhau, tuy nhiên thực tế
nếu pha trộn theo công thức này thì sẽ hình thành màu xanh nhạt do sự cảm
nhận về màu s ắ c là không đồng đều:

UV Xanh da trời Blue Red Hồng ngoại


(Green)
Sự cảm thụ của
mắt người

Bước sóng
nm
400 440 480 520 560 600 640 680

Hình 2.5 : Vùng cảm thụ ánh sáng của mắt người
Tín hiệu hình được tạo ra thông qua hệ thống thấu kính và các cảm biến màu
của các camera.

Hình 2.6 Nguyên lý tạo R, G, B

Trang 26
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Tùy theo màu sắc của điểm ảnh mà tín hiệu ra của các cảm biến R, G, B sẽ có
độ lớn nhỏ khác nhau. Trong truyền hình đen trắng, tín hiệu truyền hình là tín
hiệu chói Y , là thành phần tổng hợp từ R, G, B theo nguyên lý pha màu và theo sự
cảm thụ màu sắc của mắt người có giá trị xác định theo công thức sau:
Y = 0, 59G + 0, 3R + 0,11B
Tín hiệu truyền hình màu sẽ gồm tín hiệu Y và hai thành phần R-Y và B-Y.
Ngày nay, tất cả các đài phát đều sử dụng tín hiệu Y, R-Y, B-Y để truyền đi thông tin
tin hình ảnh. Tại máy thu, nếu là máy thu trắng đen sẽ thu nhận 3 thành phần tín
hiệu hình sau đó lọc lấy 1 thành phần Y; nếu máy thu hình màu sẽ tái tạo lại 3 tín
hiệu R, G, B dựa trên 3 thành phần tín hiệu thu được.
Dạng sóng của tín hiệu hình tổng hợp truyền hình đen trắng:

Hình 2.7 Dạng tín hiệu truyền hình đen trắng


Tín hiệu hình truyền đi theo từng dòng quét, tại cuối mỗi dòng một xung
đồng bộ được truyền kèm theo để cho phép máy thu đồng bộ xung quét của dòng
kế tiếp với đài phát, thời gian xuất hiện xung đồng bộ cũng là thời gian mà súng
phóng tia điện tử tại máy thu di chuyển từ cuối dòng hiện tại trở về đầu dòng kế
tiếp.
Khi truyền xong dòng cuối cùng của mỗi bán ảnh, một chuỗi xung đồng bộ
được truyền kèm theo để cho phép máy thu đồng bộ ảnh kế tiếp với đài phát. Thời
gian xuất hiện của xung đồng bộ này cũng chính là lúc súng điện tử tại máy thu di
chuyển từ cuối màn hình đến đầu màn hình để chuẩn bị quét bán ảnh kế tiếp.

Hình 2.8 Dạng sóng của tín hiệu hình tổng hợp truyền hình màu:

Trang 27
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.9 Tín hiệu hình màu

Dạng tín hiệu đồng bộ mành (ảnh):

Hình 2.10: Tín hiệu đồng bộ mành


Tín hiệu truyền hình trắng đen và màu được biến điệu AM trước khi truyền đi
2.4. Tín hiệu âm thanh trong truyền hình:
Trong kỹ thuật truyền hình, âm thanh stereo được truyền đi cùng lúc với
hình ảnh và được biến điệu FM tại tần số sóng mang lớn hơn tần số sóng
mang hình 6,5Mhz (OIRT) hoặc 4,5Mhz (FCC)

Trang 28
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

2.5 Sơ đồ khối quá trình thành lập tín hiệu truyền hình:

Hình 2.11 Sơ đồ thành lập tín hiệu truyền hình màu

Trang 29
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

2.6. Các hệ thống truyền hình màu


2.6.1 Hệ thống truyền hình màu NTSC( National Televison System Committee )
Là hệ thống truyền hình màu đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại Mỹ vào
những năm 50 ( theo tiêu chuẩn truyền hình FCC ). Ở hệ thống NTSC, người ta
truyền đi 3 tín hiệu màu sau:
Y = 0, 59G + 0, 3R + 0,11B
I = 0, 74 ( R − Y ) − 0, 27 ( B − Y )
Q = 0, 48 ( R − Y ) + 0, 41(B − Y )
Tín hiệu I được truyền với dải thông khoảng 1,3MHz, tín hiệu Q truyền với
dải thông 0,5 MHz và tín hiệu Y với dải thông 4,2MHz.
Tín hiệu I và Q sẽ được biến điệu AM cân bằng với tần số sóng mang phụ fsc
= 3,58Mhz trước khi được trộn với tín hiệu Y

Hình 2.12 Sơ đồ khối phát NTSC


Giải điều chế điều biên cân bằng được thực hiện bằng cách nhân tín hiệu
điều biên cân bằng với một thành phần tín hiệu có cùng tần số và pha với sóng
mang gốc và lọc hạ thông (LPF) để thu được tín hiệu gốc, chính vì lý do này mà
máy phát hình phải truyền kèm theo các mẫu sóng mang màu (burst màu) để
giúp máy thu có cơ sở tái tạo sóng mang phụ.
Băng tần của hệ truyền hình màu NTSC theo tiêu chuẩn FCC:

Trang 30
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.13: Băng tần của hệ truyền hình màu NTSC


Trong đó dải tần tín hiệu chói Y từ 0 ÷4,2MHz, của tín hiệu màu Q từ 3 ÷ 4,2
MHz, tín hiệu màu I từ 2,3 ÷ 4,2 MHz. Cả hai dải tần của tín hiệu Q đều được truyền
sang phía thu còn tín hiệu I bị nén một phần biên tần trên.
Ưu điểm: hệ thống NTSC đơn giản, thiết bị mã hóa và giải mã không phức tạp
và do đó giá thành thiết bị thấp.
Khuyết điểm: dễ sai màu do dải tần của I và Q khác nhau và do sự bất đối
xứng của biên tần tín hiệu I.
2.6.2 Hệ thống truyền hình màu PAL (Phase Alternative Line)
Một vài năm sau khi hệ NTSC đưa vào sử dụng, hệ truyền hình màu của
Châu Âu bắt đầu phát triển và kế thừa thành quả của NTSC để đưa ra một hệ
thống truyền hình cho riêng mình là hệ PAL. Trong hệ này sử dụng 3 tín hiệu màu
sau:
Y = 0, 59G + 0, 3R + 0,11B
U = 0, 493 ( B − Y )
V = ±0, 877 ( R − Y )
Hai tín hiệu màu U và V có độ rộng dải tần bằng nhau và bằng 1,5MHz
Sự khác nhau quan trọng nhất của hệ PAL so với hệ NTSC là tín hiệu V đảo
pha theo từng dòng quét của ảnh ( thể hiện bằng dấu ± ở biểu thức ). Mục đích
của sự đảo pha này là sửa méo pha ở các dòng quét, và điều này có thể dẫn đến
sự méo sắc độ của màu.
Trong truyền hình PAL, tín hiệu U và V được điều biên nén tại tần số 4.43Mhz

Trang 31
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.14 Sơ đồ khối máy phát PAL


Dải tần của một kênh truyền hình OIRT sử dụng hệ thống màu PAL:

Hình 2.15 Dải tần của kênh truyền hình OIRT


* Đặc điểm:
- Hệ tryền hình màu PAL có những đặc điểm sau:
Ưu điểm:
- Hệ PAL có méo pha nhỏ hơn hệ NTSC
- Hệ PAL không có hiện tượng xen lẫn màu
- Hệ PAL thuận tiện trong việc ghi băng hình hơn NTSC

Trang 32
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Nhược điểm:
- Máy thu hình hệ PAL phức tạp hơn vì cần có dây trễ 64µs và yêu cầu dây trễ
này có chất lượng cao
- Tính kết hợp với hệ truyền hình đen trắng kém hơn hệ NTSC
2. 6.3 Hệ thống truyền hình màu SECAM
SECAM : Sequentiel Couluer A Memoire, hệ thống truyền hình lần lượt, có
nhớ, ra đời tại Pháp, được sử dụng phổ biến tại Pháp và các nước thuộc Liên xô
cũ. Hệ truyền hình này sử dụng 3 tín hiệu màu:
Y = 0, 59G + 0, 3R + 0,11B
DR = −1, 9 ( R - Y )
DB = 1, 5 ( B − Y )
Hai tín hiệu DR và DB được điều tần bởi 2 tần số sóng mang màu khác nhau
và được lần lượt truyền đi theo từng dòng, dòng thứ nhất gồm Y và DR thì dòng
tiếp theo sẽ là Y và DB .Hai tín hiệu này có dải tần bằng nhau và bằng 1,5 MHz

Hình 2.16 Sơ đồ khối phát SECAM

Dải tần của kênh truyền hình OIRT hệ SECAM

Trang 33
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.17 Dải tần của kênh truyền hình OIRT


 Các thông số kỹ thuật cơ bản của 3 hệ thống truyền hình màu:

Thông NTSC PAL SECAM


Số dòng quétsố 525 625 625
Tỉ lệ quét cách dòng 2:1 2:1 2:1
Tần số quét mành fV 59,94 50 50
f H (Hz ) 15.734,266 15625 15625

Dải thông tín hiệu Y ( MHz ) 4,2 6,5 6,5

Tần số sóng mang màu 3.5795Hz 4,433619 DB=4,25

Dải thông tín hiệu màu I=1,3 U=1,5 DD


RR=4,40625
=DB=1,5
Q=0,5
V=1,5
2.7. Nguyên lý thu hình:
2.7.1 Sơ đồ khối máy thu hình như hình vẽ

Hình 2.18 Sơ đồ khối máy thu hình

Trang 34
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

2.7.2. Phân tích sơ đồ khối máy thu hình


1. Khối nguồn nuôi (Switching Power Supply)
Nhiệm vụ của khối cấp nguồn là cung cấp nguồn 1chiều 12V ổn định cho máy
hoạt động, điện áp vào là nguồn xoay chiều 220V AC không ổn định.

Biến áp Chỉnh lưu Ổn áp tuyến


nguồn cầu và lọc tính

Hình 2.19 Sơ đồ khối nguồn nuôi


• Biến áp có nhiệm vụ đổi điện 220V AC xuống điện áp 18V AC
• Mạch chỉnh lưu cầu và lọc chỉnh lưu điện áp xoay chiều AC thành điện áp một
chiều DC
• Mạch ổn áp tuyến tính : có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra cố định và bằng phẳng
cung cấp cho tải tiêu thụ.
a/ Mạch giảm áp, chỉnh lưu và mạch lọc.

Hình 2.20: Biến áp, mạch chỉnh lưu và lọc


b/ Mạch ổn áp tuyến tính

Trang 35
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Đèn công
suất

Hình 2.21: Sơ đồ tổng quát mạch ổn áp tuyến tính


• Ðiện áp vào là nguồn DC không ổn định và còn gợn xoay chiều.
• Ðiện áp ra là nguồn DC ổn định và bằng phẳng
• Mạch lấy mẫu là lấy ra một phần điện áp đầu ra, điện áp lấy mẫu tăng giảm tỉ
lệ với
điện áp đầu ra .
• Mạch tạo áp chuẩn : là tạo ra một điện áp cố định
• Mạch dò sai : so sánh điện áp lấy mẫu với điện áp chuẩn để phát hiện sự biến
đổi điện áp ở đầu ra và khuếch đại thành điện áp điều khiển quay lại điều chỉnh độ
mở của đèn công suất, nếu điện áp giảm thì áp điều khiển , điều khiển cho đèn công
suất dẫn mạnh, và ngược lại.
• Ðèn công suất : khuếch đại về dòng điện và giữ cho điện áp ra cố định .
2. Khối Tuner:
Có nhiệm vụ cộng hưởng với dải tần rộng bằng với kênh sóng của đài cần
thu (6Mhz, 8Mhz), tín hiệu thu được khuếch đại và trộn tần để đổi về tần số trung
tần hình là 45,75Mhz. Tất cả các khối trong tuner được tích một trong một board
mạch và được đặt trong một vỏ bọc kim loại với các tín hiệu giao tiếp bên ngoài có
dạng:

Trang 36
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.20: Sơ đồ khối tuner


- Nguồn: thường sử dụng 12VDC
- VT: điện áp điều khiển tần số dao động thay đổi từ 0 đến khoảng 30V
- UHF: chân cung cấp điện áp cho khối dao động chọn kênh UHF
- VH: chân cung cấp điện áp cho khối dao động chọn kênh VH
- VL: chân cung cấp điện áp cho khối dao động chọn kênh VL
- AFC: automatic frequency control
- IF (intermediate frequency): tín hiệu ra trung tần

3. Intermediate Frequency:
Thường là một mạch khếch đại ghép EC làm việc ở dải tần cao, có nhiệm vụ
khuếch đại tín hiệu trung tần để đưa đến mạch SawFilter và sau đó đưa đến IC giải
mã màu.

Trang 37
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

4. Video decoder:
Thực hiện các chức năng: tách sóng AM tín hiệu hình, tách sóng AM biên sót
tín hiệu màu; giải mã màu tạo tín hiệu RGB; tách tín hiệu đồng bộ dòng và
mành để đưa đến mạch điều khiển dao động ngang và dao động dọc; đổi tần tín
hiệu âm thanh về trung tần thứ 2 (NTSC: 4,5Mhz; PAL: 5,5Mhz/ 6.5Mhz; SECAM:
6,5Mhz) và tách sóng tín hiệu âm thanh.
5. Khuếch đại Video
Nhiệm vụ của mạch khuếch đại Video :
• Khuếch đại tín hiệu Video sau tách sóng lên biên độ đủ lớn => cung cấp cho
dèn hình
tái tạo lại hình ảnh.
• Tiếp nhận xung dòng và xung mành đưa về để xoá tia quét ngược
• Thực hiện các chức năng điều chỉnh độ tương phản, độ sáng.

Trang 38
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Nhiệm vụ các linh kiện trong mạch :


• C1 : Là tụ nối tầng
• CF1 : Là thạch anh, lọc tín hiệu tiếng không cho tiếng ảnh hưởng sang đường
hình
• Ðèn Q khuếch đại tín hiệu Video, R2 là điện trở định thiên, R3 là trở ghánh, R4
là trở
ổn định nhiệt , R5 là điện trở phân áp.
• Triết áp Contras điều chỉnh biên độ tín hiệu ra => Là triết áp chỉnh độ tương
phản trên màn hình
• Xung dòng H.P (Horizontal Pulse ) đi qua R6 và D1, xung mành V.B (Vertical
Blanking) đi qua R7 và D2 : hai xung cùng đi qua tụ C3 vào cực E đèn KÐ Video làm
nhiệm vụ xoá tia quét nguợc.
• Tụ C4 đưa tín hiệu Video vào Katôt đèn hình và ngăn điện áp một chiều
• Triết áp Bright làm thay đổi điện áp một chiều trên Katôt => Là triết áp
chỉnh độ sáng màn hình
6. YOKE (mạch làm lệch tia điện tử quét)

Trang 39
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.21 Mạch YOKE


Mạch tạo HV: Cao áp đèn hình HV có điện áp khoảng 40KV dùng để đưa vào
Anode của đèn hình, mạch tạo cao áp có dạng sau:

Hình 2.22 Mạch tạo áp

Trang 40
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

2.7.3 Cấu tạo của đèn hình

Hình 2.23 Cấu tạo của đèn hình


Anode: Được cung cấp điện áp HV (Heigh vol=40KV) để tạo ra sức hút các tia
điện tử bay về màn hình
Cathod: Là cực phát xạ ra dòng điện tử bay về phía màn hình. Để tia điện tử bật
ra khỏi cathod cần phải có cuộn gia nhiệt nung nóng sợi đốt. Tín hiệu video được
đưa vào cathod để điều khiển dòng tia điện tử phát xạ, tái tạo lại hình ảnh trên màn
hình.
L1: lưới điều khiển, điều khiển số lượng tia điện tử phát ra từ Cathod di
chuyển
đến màn hình
L2: lưới gia tốc, tăng tốc các điện tử khi chúng di chuyển, được cung cấp điện
áp 110V
L3: lưới hội tụ, hội tụ chùm tia điện tử để đập tập trung vào một điểm ảnh
(R, G, B)
R, G, B: là 3 cathod của đèn hình được điều khiển bởi các tín hiệu R, G và B
nhận được từ đài phát. Tín hiệu R, G, B nhận được càng lớn thì điện áp tại R, G, B
càng âm.
Màn hình: được phủ một lớp photpho đồng nhất, khi có tia điện tử bắn vào, lớp
photpho phát sáng, cường độ sáng tỉ lệ với cường độ dòng tia điện tử
Yoke : cuộn lệch dọc, ngang, được điều khiển bởi 2 dòng điện hình răng cưa
có nhiệm vụ tạo ra từ trường theo phương thẳng đứng (cuộn lệch dọc) và theo
phương ngang.
Dạng tín hiệu như sau:

Trang 41
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

FCC: TH = 63,5 µs (fH = 15750Hz); TV= 16668,75 µs (fV = 60Hz)


OIRT: TH= 64 µs (fH = 15625Hz); TV = 20000 µs (fV = 50Hz)

Do cường độ tia điện tử suy giảm theo khoảng cách truyền nên có sự khác
nhau trong việc điều khiển cường độ tia quét trong màn hình cong và màn hình
phẳng.
Hoạt động của đèn hình:
Để đèn hình hoạt động được trước hết cần phải phân cực cho đèn sáng lên, sau
đó đưa tín hiệu video vào cathod để điều khiển dòng tia điện tử phát xạ, tái tạo lại
hình ảnh.
Để đèn sáng cần phải thỏa mãn điều kiện:

Trang 42
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

- Có điện áp HV=40KV cung cấp cho Anot


- Có điện áp 110V cung cấp cho lưới gia tốc L2
- Có điện áp 12V cung cấp cho sợi đốt
- Cathod được thoát mass
2.8 Tivi LCD (Liquid Crystal Display)
2.8.1 Cấu tạo màn hình LCD
Màn hình tinh thể lỏng (liquid crystal display, LCD) là loại thiết bị hiển thị cấu
tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân
cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với
các kính lọc phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và
tiết kiệm năng lượng.

Hình 2.24 Cấu tạo của LCD


Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế nguồn sáng.
- Trong kiểu thứ nhất, ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số phương
phân cực như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc
phân cực thứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng.
Ánh sáng phân cực phẳng này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp
điện cực trong suốt để đến lớp tinh thể lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc
phân cực thứ hai; có phương phân cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt
người quan sát. Kiểu màn hình này thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính
hay TV. Để tạo ra màu sắc, lớp ngoài cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người,
có kính lọc màu.
- Ở loại màn hình tinh thể lỏng thứ hai, chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi
vào từ mặt trên và có gương phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho người xem.

Trang 43
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Đây là cấu tạo thường gặp ở các loại màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các
thiết bị bỏ túi. Do không cần nguồn sáng nên chúng tiết kiệm năng lượng.
2.8.2 Sơ đồ khối tổng quát của màn hình LCD

 Chức năng các khối:


 POWER (Khối nguồn):
Khối nguồn của màn hình Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện áp DC
ổn định cho cácc bộ phận của máy, bao gồm:
- Điện áp 12V cung cấp cho khối cao áp
- Điện áp 5V cung cấp cho Vi xử lý và các IC nhớ
- Điện áp 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video
Khối nguồn có thể được tích hợp trong máy cũng có thể được thiết kế ở dạng
Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy điện áp 12V hoặc 19V DC
 MCU (Micro Control Unit - Khối vi xử lý):
Khối vi xử lý có chức năng điều khiển các hoạt động chung của máy, bao gồm
các điều khiển:
- Điều khiển tắt mở nguồn
- Điều khiển tắt mở khối cao áp
- Điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản
- Xử lý các lệnh từ phím bấm

Trang 44
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

- Xử lý tín hiệu hiển thị OSD


- Tích hợp mạch xử lý xung đồng bộ
 INVERTER (Bộ đổi điện - Khối cao áp):
- Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn huỳnh quang Katot lạnh để
chiếu sáng màn hình
- Thực hiện tắt mở ánh sáng trên màn hình
- Thực hiện thay đổi độ sáng trên màn hình

 ADC (Mạch Analog Digital Converter):


Mạch này có chức năng đổi các tín hiệu hình ảnh R, G , B từ dạng tương tự sang
tín hiệu số rồi cung cấp cho mạch Scaling

 SCALING (Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình):


Đây là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch này sẽ phân tích tín hiệu
video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn hình,
đồng thời nó cũng tạo ra tín hiệu Pixel Clock - đây là tín hiệu quét qua các điểm ảnh.
 LVDS (Low Voltage Differential Signal):
Đây là mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín hiệu ảnh
số thành điện áp đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên mànhình, tạo tín hiệu quét
ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này thường gắn liền với đèn hình.
 LCD PANEL (Màn hình tinh thể lỏng):
- Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo ánh sáng nền của đèn hình
- Phần hiển thị LCD sẽ tái tạo lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp
xếp chúng lại theo chật tự ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.
- Phần tạo ánh sáng nền sẽ tạo ra ánh sáng để chiếu sáng lớp hiển thị

2.8.3 Sơ đồ của TV LCD điển hình


Sơ đồ TV LCD LG được biểu diễn trên hình vẽ. Hãy phân tích chức năng các khối
trong sơ đồ và đường đi của tín hiệu trong sơ đồ.

Trang 45
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 2.26: Sơ đồ khối của TV LCD điển hình


2.9 Kết luận
Máy thu phát hình là thiết bị viễn thông rất quan trọng và cần thiết hiện nay.
Máy thu phát hình ngày nay được thiết kế với nhiều mẫu mã đa dạng. Các máy thu
phát hình hiện nay không chỉ là các loại tivi đèn hình mà đã xuất hiện các dòng TV
LCD hoặc Plasma bởi kiểu dáng mỏng gọn, màn hình rộng.
Việc hiểu rõ và phân tích được những mạch cơ bản trong máy thu phát hình,
cấu tạo và nguyên lý của máy thu phát hình màu…là điều cần thiết đối với sinh viên
để phân tích được những mạch cơ bản, kỹ thuật cơ bản của truyền hình và dễ dàng
tiếp cận được sự phát triển của kỹ thuật truyền hình đang phát triển mạnh mẽ hiện
nay.
2.10 Câu hỏi ôn tập
1. Phương pháp quét hình trong tín hiệu truyền hình
2. Trình bày các dải tần của tín hiệu truyền hình
3. Trình bày các hệ thống truyền hình màu hiện nay
4. So sánh sự giống nhau và khác nhau của các hệ thống truyền hình màu hiện
nay NTSC, PAL, SECAM
5. Trình bày nguyên lý thu hình
6. Phân tích sơ đồ khối máy thu hình

Trang 46
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

7. Phân tích mạch khuếch đại sau:

6. Những màu nào được coi là màu cơ bản trong máy thu hình màu?
A. Lục, lam, chàm.
B. Lục, lam, tím.
C. Đỏ, lục, vàng.
D. Đỏ, lục, lam.
7. Làm thế nào để có được màu tự nhiên trên màn hình màu?
8. Trình bày cấu tạo của đèn hình trong máy thu phát hình
9. Phân tích sơ đồ khối của máy thu hình trắng đen trên

10. Trong thông tin vô tuyến, hãy chọn phát biểu đúng.
Trang 47
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

a. Sóng dài có năng lượng cao nên dùng để thông tin dưới nước.
b. Nghe đài bằng sóng trung vào ban đêm không tốt.
c. Sóng cực ngắn bị tầng điện li phản xạ hoàn toàn nên có thể truyền đến tại
mọi điểm trên mặt đất.
d. Sóng ngắn bị tầng điện li và mặt đất phản xạ nhiều lần nên có thể truyền đến
mọi nõi trên mặt đất.
11. Phát hiện nguyên nhân và xử lý một số lỗi thông thường trong máy thu hình
1) Không có điện vào máy, không có tiếng, không có màn sáng (hình a).

Hình a Hình b
2) Hình ảnh bị uốn éo, có tiếng ù ở loa (hình b) .
3) Màn ảnh chỉ có nhiễu, không có hình.
4) Màn ảnh có hình nhưng rất nhiễu, tiếng rồ

Hình c) Hình d)

Trang 48
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

5) Màn hình thường có biểu hiện không có nhiễu, không có hình, không có tiếng,
chỉ còn màn ảnh sáng mịn .
6) Trên màn hình chỉ có màn sáng mịn , không hình, có tia quét ngược.
7) Có hình nhưng có tia quét ngược xen vào

Trang 49
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Chương 3: MÁY ĐIỆN THOẠI ĐỂ BÀN

TÓM TẮT CHƯƠNG


Hiện nay có rất nhiều phương tiện liên lạc rất phổ biến như email, fax…Tuy
nhiên điện thoại bàn vẫn đóng vai trò quan trọng. Điện thoại có thể giúp ta liên lạc
tức thời mà không mất thời gian chờ đợi như email, hoặc đơn giản có thể giúp nghe
được giọng nói của người thân qua điện thoại.
Mục đích của chương này nhằm giới thiệu những kiến thức về điện thoại bàn
gồm:
- Chức năng cơ bản của máy điện thoại bàn
- Quá trình thiết lập một cuộc liên lạc điện thoại qua mạng tổng đài
- Các khối cơ bản trong máy điện thoại bàn: khối báo chuông, khối giao tiếp
đường dây, khối giải mã bàn phím, khối mạch đàm thoại
3.1 Khái niệm và chức năng của điện thoại bàn:
Máy điện thoại là thiết bị đầu cuối phục vụ thông tin thoại qua mạng điện
thoại. Đặc điểm kỹ thuật của máy điện thoại phụ thuộc vào kỹ thuật truyền dẫn tín
hiệu thoại của mạng (Ghép kênh theo tần số, ghép kênh theo thời gian, ghép kênh
theo mã)
Chức năng cơ bản của máy điện thoại:
- Phát và tiếp nhận báo hiệu
- Phát mã số thuê bao bị gọi
- Phát và thu tín hiệu thoại để nói chuyện
- Khử trắc âm, chống các loại nhiễu, và điều chỉnh âm lượng để âm thu được
dễ nghe nhất
Điện thoại bàn gồm các khối chức năng chính sau:
- Khối báo chuông
- Khối giao tiếp đường dây
- Khối giải mã bàn phím
- Khối mạch đàm thoại
 Quá trình một cuộc liên lạc điện thoại qua mạng như sau:
- Thuê bao chủ gọi nhấc tổ hợp. Tổng đài chuyển đến thuê bao chủ gọi tín hiệu
mời quay số
- Thuê bao chủ gọi quay số. Tổng đài giải mã số thuê bao bị gọi, thiết lập tuyến
nối với thuê bao bị gọi, gửi tín hiệu chuông đến thuê bao bị gọi, gởi tín hiệu hồi âm
chuông đến thuê bao chủ gọi.
- Thuê bao bị gọi nhấc tổng hợp (nếu thuê bao bị gọi bận thì thuê bao chủ gọi
nhận được tín hiệu báo bận) cuộc nói chuyện được tiến hành.
- Khi một trong hai, rồi cả hai thuê bao đặt tổ hợp xuống, biểu thị người dùng
Trang 50
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

đã nói chuyện xong thì tổng đài thực hiện việc giải phóng tuyến nối nói trên và tính
cước. Kết thúc liên lạc.
3.2 Sơ đồ khối điện thoại bàn

Dây Bảo vệ Bảo vệ Chuyển


thuê bao quá áp Chuông đảo cực mạch Quay số
(2 dây)
nhấc đặt

Diệt tiếng
“keng” “clic”

Điều chỉnh
âm lượng

Ống nói Tai nghe


Sai động
micro hay loa

Mạch cân
Hình 3.1 Sơ đồ khối điện thoại bàn bằng

- Bảo vệ quá áp chống điện áp cao do đường dây điện thoại bị chập vào mạng
điện hay sấm sét ảnh hưởng.
- Bảo vệ đảo cực để điện áp một chiều từ tổng đài đưa đến các khối sau nó có
cực tính cố định (thường dùng mạch cầu diode)
- Chuông phản ứng với tín hiệu chuông do tổng đài gửi đến (20Hz, 88V hay
25Hz, 86V phát 2s, ngắt quãng 4s). Mạch chuông có tính chọn lọc tần số và tính phi
tuyến sao cho nó chỉ làm việc với dòng một chuông mà không liên quan đến dòng
một chiều, dòng đàm thoại, tín hiệu quay số.
- Chuyển mạch nhấc đặt: ở trạng thái nghỉ, tổ hợp đặt trên vị trí quy định làm
cho mạch chuông được nối vào dây thuê bao, còn mạch phía sau nó (quay số,đàm
thoại…), bị ngắt khỏi dây thuê bao. Ở trạng thái làm việc, có người nhấc tổ hợp lên
khỏi máy, mạch chuông bị ngắt, mạch phía sau nó được nối với thuê bao. Chuyển
mạch nhấc đặt có thể là cơ khí, từ, quang … tùy thuộc vào loại máy.
- Quay số bằng đĩa quay số hay bằng bàn phím. Đĩa quay số là một cấu kiện cơ
khí. Khi quay số, tay người làm cuộn lò xo quay số, khi thả tay ra, đĩa quay trở về vị
trí tĩnh nhờ lực dãn của lò xo. Nhờ vai trò của một cơ cấu ổn định tốc độ trong đĩa
quay số mà tốc độ quay về này ổn định, đảm bảo những xung quay số có bề rộng
chuẩn 38ms, cự ly chuẩn 62ms, số xung đúng bằng số được quay (riêng số 0 là 10

Trang 51
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

xung), từng số quay lại cách nhau một khoảng chuẩn đủ lớn để tránh nhầm lẫn số. Có
thể tạo ra số thuê bao gọi bằng cách nhấn phím trên bàn phím, tuy vậy công việc này
vẫn gọi là quay số. Kết quả bấm phím cũng có thể tạo ra xung quay số như trên, nhờ
mạch tạo xung trong IC
- Vấn đề khử trắc âm: Trắc âm là tiếng người cầm máy và tiếng ồn nơi đặt máy
được thu qua micro (ống nói), sau đó từ mạch điện thoại trở lại phát ra ở loa (tai
nghe) do chính người nói phải nghe. Nếu không có mạch khử trắc âm, thì trắc âm
được khuếch đại, làm khó chịu người dùng điện thoại, khiến người đó nói nhỏ đi, kết
quá đối tác điện thoại (bên đầu kia) không nghe rõ
3.3 Khối báo chuông:
Khi thuê bao A quay số đến thuê bao B, nếu B rảnh ⇒ tổng đài sẽ cung cấp
tín hiệu chuông đến thuê bao B có dạng sau:

2S 4S

Hình 3.2 Tín hiệu chuông

Xung chuông có dạng hình sine, tần số 25 HZ và xuất hiện theo chu kỳ 6S: 2
ON, 4 OFF.

Tip ~48V
Tổng đài Tổng
Ring Hook SW đài

Mạch chuông

Hình 3.3 Sơ đồ mạch chuông điện thoại để bàn

Trang 52
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Bình thường, ống nghe được gác trên máy sẽ tác động lên Hook – SW làm
cách ly mạch đàm thoại ra khỏi đ ư ờ n g dây, lúc này chỉ có mạch chuông
đ ư ợc nối với đường TIP, RING.

Chống sét

2K2

2
1 ML 8250
684 1
2 Vcc out
0 10UF 28V 5 8
GND
3
2 3 4 6
7 0 Speaker
0
2M2 180K
0 0 12K
2 2
383 682
0 1 1
0 0
LOW HIGH
W

Hình 3.4 Sơ đồ mạch chuông


Khi chưa có xung chuông, do có tụ cách ly 684 ⇒ mạch chuông không
được cấp nguồn ⇒ không tạo ra âm thanh ở loa.
Khi có xung chuông: dòng AC đ ư ợc chỉnh lưu lọc và ổn áp tạo điện áp
khoảng 28V cấp cho IC chuông ⇒ âm thanh ở loa.
IC chuông ML8205
▪ Chân 2: thay đổi âm lượng
▪ Chân 3,4: tạo dao động tần thấp
▪ Chân 6,7: tạo dao động tần cao

Trang 53
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Tip
o

Ring

4K7 Vcc
c
2 330 330
4K7
684
1 2
To
0 2 5,1V Microcontroller
103
10UF/25V 1
3
0 0
0
0 0

Hình 3.5 Sơ đồ mạch cảm biến chuông


Khi có tín hiệu chuông thì mạch cảm biến chuông sẽ nhận biết và xuất ở ngõ ra
mức 0, khi không có tín hiệu chuông thì ngõ ra sẽ ở mức 1, như vậy ngõ ra của mạch
cảm biến chuông sẽ tạo thành xung CLOCK tác động đến mạch đếm hồi chuông.
Sau khi đếm 5 hồi chuông thì ngõ ra của IC đếm hồi chuông sẽ là mức 1 tác
động đến mạch Control Relay. Mạch điều khiển relay dùng để chuyển từ mạch cảm
biến chuông sang nhấc máy giả.
* Đặc điểm của OPTO trong mạch:
- OPTO 4N35 là bộ ghép quang được cấu tạo bởi photodiode và
phototransistor
- Bộ ghép quang dùng để cách điện giữa những mạch điện có sự khác biệt lớn
về điện thế
3.3 Mạch giao tiếp đường dây
Có nhiệm vụ điều khiển cấp nguồn cho mạch đàm thoại
Ở trạng thái gác máy, SW1 ở vị trí 1, điện áp DC trên đường dây ∼ 48V
Khi nhấc máy, SW1 đóng sang vị trí 2, lúc này Q 1 dẫn ⇒ Q2, Q 3 dẫn bảo
hòa cung cấp điện áp cho mạch thoại, cũng chính lúc này tổng trở đ ư ờng dây
giảm ⇒ tổng đài cung cấp mức áp là ∼ 12V / 30mA
Các loại tín hiệu khi nhấc máy:
 Tín hiệu mời quay số: 350 - 440Hz liên tục
 Tín hiệu báo bận : 480 – 620 Hz: 0,5s ON; 0,5s OFF.

Trang 54
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

 Tín hiệu hồi chuông: 440 – 480 Hz: 0,1s ON; 0,3s OFF.

Tip
o

2
Ring 0

3
Nhấc 0
1 máy 0
0 Sw1 Keyboard
2 W

Q3
Q2
2
Q1 Pulse out

1
Mạch thoại 0
0
0

Hình 3.6 Mạch giao tiếp đường dây


Mạch giao tiếp đường dây (tải giả)

Hình 3.7 : Mạch giao tiếp đường dây

Tải giả ở đây là biến áp cách ly. Khi mạch đếm hồi chuông tới hồi thứ 5 thì mạch
điều khiển relay cho phép Relay đóng chuyển từ mạch nhận biết chuông sang trạng

Trang 55
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

thái nhấc máy giả, thuê bao gọi nhận được trạng thái nhấc máy của thuê bao bị gọi.
(khi mạch tạo tải giả tác động thì phải phát ra lời nhắn của chủ nhà)
Ở chế độ DC: ZC =∞
 Q2 dẫn bảo hòa
Ở chế độ AC: Zc=<<Q2 dẫn yếu, tổng trở đường dây tải tăng  tránh sụt áp
tín hiệu AC
Mạch cảm biến nhấc máy:

Hình 3.8 Mạch cảm biến nhấc máy


3.4 Bàn phím điện thoại
12 bàn phím điện thoại bàn được biểu diễn như hình vẽ:

770

Hình 3.9 Bàn phím điện thoại

Các con số ghi tương ứng theo hàng và cột là giá trị tần số, đơn vị Hz. Theo Q23
của CCITT, yêu cầu sai số tần số <1,5%, độ dài xung 50ms, khoảng cách ngắt giữa 2
xung 45ms. Vậy xung quay số ở bàn phím rút ngắn thời gian quay số 10 lần (so với
đĩa quay số). Khi bấm phím quay số, hai âm có tần số cột và hàng tương ứng của ma

Trang 56
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

trận ở hình trên được phát đi đồng thời.


Điện thoại IP
1/ VoIP là gì?
VoIP là một tập hợp các công nghệ cho phép các cuộc gọi thoại được thực hiện
qua Internet, một trong những lý do chính để phát triển VoIP là khả năng giảm cước
cho các cuộc gọi điện thoại.
Sự phát triển của VoIP là một thay đổi lớn trong viễn thông. VoIP uses IP VoIP
sử dụng giao thức IP thiết kế ban đầu cho Internet, cuộc gọi sẽ được chia thành các
gói nhỏ và truyền qua mạng Internet.
Để thực hiện cuộc gọi VoIP, người sử dụng của người tiêu dùng yêu cầu phần
mềm VoIP và kết nối băng thông rộng to the Internet. đến Internet. The software will
handle the call routing to make sure the call reaches the Các phần mềm này sẽ xử lý
cuộc gọi định tuyến để đảm bảo cuộc gọi đến đích.
Để thực hiện cuộc gọi, một tài khoản với một nhà cung cấp dịch vụ VoIP cũng
được yêu cầu để thực hiện cuộc gọi từ máy tính đến mạng điện thoại PSTNprotocols,
originally designed for the Internet, to break voice calls up into digital 'packets'.
3.5 Kết luận
Hiện nay có nhiều hình thức liên lạc khác nhau nhưng điện thoại bàn vẫn được
sử dụng dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong các hình thức liên lạc.
3.6 Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các chức năng cơ bản của máy điện thoại bàn
2. Quá trình thiết lập một cuộc liên lạc điện thoại qua mạng tổng đài được tiến
hành qua các bước như thế nào?
3. Các khối cơ bản trong máy điện thoại bàn gồm những khối nào?
4. Phân tích sơ đồ khối và chức năng của các khối trong điện thoại bàn

Trang 57
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Chương 4: ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

TÓM TẮT CHƯƠNG


Điện thoại di động có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Điện
thoại di động có ưu điểm là có thể giúp ta liên lạc với người thân, bạn bè ở mọi lúc,
mọi nơi. Ngoài ra điện thoại di động ngày nay không dừng lại đơn thuần chỉ là thiết
bị để giao tiếp, thông tin liên lạc mà với đa số người sử dụng, nó còn là phương tiện
giải trí, cầu nối công nghệ hiện đại, giải pháp thông tin hàng ngày…Với điện thoại di
động bạn có thể ghi nhớ các thông tin liên lạc, tạo list các công việc, ghi lịch của các
cuộc hẹn và sắp đặt chức năng nhắc nhở, gửi và nhận mail, lấy thông tin từ Internet,
kết nối đến các thiết bị khác như PDAs, máy nghe nhạc MP3, máy thu GPS (Global
Positioning System) v.v…
Vậy thiết bị này có cấu tạo và chức năng như thế nào? Cái gì làm cho nó khác so
với điện thoại bình thường
Chương này nhằm giới thiệu các vấn đề sau:
- Cấu tạo và sơ đồ khối của điện thoại di động
- Chức năng và nguyên lý điều khiển của các khối trong điện thoại di động
- Tín hiệu trong điện thoại di động
- Bộ chuyển đổi A-D và D-A
- Các mạch cơ bản trong điện thoại di động
4.1. Khái niệm điện thoại di động
● Điện thoại di động ngày nay là sự kết hợp của nhiều thiết bị
- Một chiếc Radio
- Một chiếc máy phát sóng cao tần
- Một máy vi tính
- Một Camera kỹ thuật số
=> Tất cả được gói gọn và thu nhỏ trong một thiết bị
Điện thoại di động có 3 khối chính:
● Khối nguồn
● Khối điều khiển
● Khối Thu - Phát tín hiệu
4.2 Sơ đồ khối điện thoại di động

Trang 58
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 4.1 Sơ đồ khối điện thoại di động


4.3. Chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối trong điện thoại
4.3.1 Khối nguồn
Chức năng:
- Điều khiển tắt mở nguồn
- Chia nguồn thành nhiều mức nguồn khác nhau
- Ổn định nguồn cung cấp cho các tải tiêu thụ
Điện áp V.BAT cấp nguồn trực tiếp vào ba IC đó là IC nguồn, IC công suất phát
và IC rung chuông led.
Nguyên lý:
Khi ta bật công tắc nguồn => tác động vào IC nguồn qua chân PWR-ON => Mở
ra các điện áp khởi
động cấp cho khối điều khiển bao gồm :
+ VKĐ1 ( điện áp khởi động 1 ) 2,8V cấp cho CPU
+ VKĐ2 - 1,8V cấp cho CPU, Memory và IC mã âm tần
+ VKĐ3 - 2,8V cấp cho mạch dao động 26MHz
Sau khi được cấp nguồn, khối vi xử lý hoạt động, CPU sẽ trao đổi dữ liệu với
Memory để lấy ra phần mềm điều khiển các hoạt động của máy, trong đó có các lệnh

Trang 59
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

quay lại điều khiển khối nguồn để mở ra các điện áp cấp cho khối thu phát tín hiệu
gọi là các điện áp điều khiển bao gồm :
+ VĐK1 (điện áp điều khiển 1) Cấp cho bộ dao động nội VCO
+ VĐK2 Cấp cho mạch cao tần ở chế độ thu
+ VĐK3 Cấp cho mạch cao tần ở chế độ phát
Điều khiển nạp bổ xung :
Dòng điện từ bộ xạc đi vào IC nạp và được CPU điều khiển thông qua lệnh CHA-
EN để nạp vào Pin, khi Pin đầy thông qua chân báo Pin BSI đưa về CPU mà CPU biết
và ngắt dòng nạp .
Sự hoạt động của khối nguồn được minh hoạ như sau :

Hình 4.2 Minh hoạ sự hoạt động của điện thoại khi mở nguồn
- Bước1 : Lắp Pin vào máy , máy được cấp nguồn V.BAT
- Bước 2 : Bật công tắc ON-OFF , chân PWR-ON chuyển từ mức cao xuống mức thấp .
- Bước 3 : IC nguồn hoạt động và cho ra các điện áp VKĐ cung cấp cho khối điều
khiển bao gồm dao động 13MHz, CPU và Memory
- Bước 4 : Khối điều khiển hoạt động và truy cập vào bộ nhớ Memory để lấy ra
chương trình điều khiển máy .
- Bước 5 : CPU đưa ra các lệnh quay lại IC nguồn để điều khiển mở ra các điện áp
cung cấp cho khối thu phát sóng hoạt động .
4.3.2 Khối điều khiển
Bao gồm CPU ( Center Processor Unit - Đơn vị xử lý trung tâm ).
CPU thực hiện các chức năng:

Trang 60
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

- Điều khiển tắt mở nguồn chính, chuyển nguồn giữa chế độ thu và phát
- Điều khiển đồng bộ sự hoạt động giữa các IC
- Điều khiển khối thu phát sóng .
- Quản lý các chương trình trong bộ nhớ
- Điều khiển truy cập SIM Card
- Điều khiển màn hình LCD
- Xử lý mã quét từ bàn phím
- Điều khiển sự hoạt động của Camera
- Đưa ra tín hiệu dung chuông và chiếu sáng đèn Led .
Memory ( Bộ nhớ ) bao gồm:
- ROM ( Read Olly Memory ) đây là bộ nhớ chỉ đọc lưu các chương trình quản lý
thiết bị, quản lý các IC, quản lý số IMEI, nội dung trong ROM do nhà sản xuất nạp vào
trước khi điện thoại được xuất xưởng .
- SDRAM ( Syncho Dynamic Radom Access Memory ) Ram động - là bộ nhớ lưu
tạm các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của CPU .
- FLASH đây là bộ nhớ có tốc độ truy cập nhanh và có dung lượng khá lớn dùng
để nạp các chương trình phần mềm như hệ điều hành và các chương trình ứng dụng
trên điện thoại, khi hoạt động CPU sẽ truy cập vào FLASH để lấy ra phần mềm điều
khiển máy hoạt động .
Memory Card : Thẻ nhớ dùng cho các điện thoại đời cao để lưu các chương
trình ứng dụng , tập tin, ảnh, video, ca nhạc ...
4.3.3 Khối thu phát tín hiệu :
Khối thu phát tín hiệu bao gồm
- RX là kênh thu
- TX là kênh phát tín hiệu
Kênh thu :
Kênh thu có hai đường song song dùng cho 2 băng song:
- Băng GSM 900MHz có tần số thu từ 935MHz đến 960MHz
- Băng DCS1800MHz có tần số thu từ 1805MHz đến 1880MHz
Ở Việt Nam chỉ sử dụng băng GSM 900MHz vì vậy tìm hiểu và sửa chữa điện
thoại ta chỉ quan tâm đến băng sóng này, băng DCS 1800MHz ở nước ngoài sử dụng .
Khi thu băng GSM 900MHz , tín hiệu thu vào Anten đi qua Chuyển mạch Anten
đóng vào đường GSM900MHz => Đi qua bộ lọc thu để lọc bỏ các tín hiệu nhiễu =>
Đi qua bộ khuếch đại nâng biên độ tín hiệu => Đi qua bộ ghép hỗ cảm để tạo ra tín
hiệu cân bằng đi vào IC Cao trung tần.
Mạch trộn tần trộn tín hiệu cao tần với tần số dao động nội tạo ra từ bộ dao
động VCO => tạo thành tín hiệu trung tần IF => đưa qua mạch khuếch đại trung tần
khuếch đại lên biên độ đủ lớn cung cấp cho mạch tách sóng điều pha.

Trang 61
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Mạch tách sóng lấy ra 2 dữ liệu thu RXI và RXQ


Tín hiệu RXI và RXQ được đưa sang IC mã âm tần để xử lý và tách làm hai tín hiệu :
o Tín hiệu thoại được đưa đến bộ đổi D - A lấy ra tín hiệu âm tần => khuếch
đại và đưa ra loa.
o Các tín hiệu khác được đưa xuống IC vi xử lý theo hai đường IDAT và QDAT
để lấy ra các tin hiệu báo dung chuông, tin nhắn ...

Kênh phát
- Tín hiệu thoại thu từ Micro được đưa vào IC mã âm tần.
- Các dữ liệu khác ( thông qua giao tiếp bàn phím ) đưa vào CPU xử lý và đưa lên IC
mã âm tần theo hai đường IDAT và QDAT
- IC mã âm tần thực hiện mã hoá , chuyển đổi A - D và xử lý cho ra 4 tín hiệu
TXIP, TXIN, TXQP, TXQN đưa lên IC cao trung tần .
- IC cao trung tần sẽ tổng hợp các tín hiệu lại sau đó điều chế lên sóng cao tần phát .
- Dao động nội VCO cung cấp dao động cao tần cho mạch điều chế
- Mạch điều chế theo nguyên lý điều chế pha => tạo ra tín hiệu cao tần trong
khoảng tần số từ 890MHz đến 915MHz => tín hiệu cao tần được đưa qua mạch
ghép hỗ cảm => đưa qua mạch lọc phát => khuếch đại qua tầng tiền khuếch đại
=> đưa đến IC khuếch đại công suất khuếch đại rồi đưa qua bộ cảm ứng phát =>
qua chuyển mạch Anten => đi ra Anten phát sóng về trạm BTS .
- IC công suất phát được điều khiển thay đổi công suất phát thông qua lệnh APC
ra từ IC cao trung tần .
- Một phần tín hiệu phát được lấy ra trên bộ cảm ứng phát => hồi tiếp về IC cao
trung tần qua đường DET để giúp mạch APC tự động điều chỉnh công suất phát .
APC ( Auto Power Control ).
4.4. Tín hiệu trong điện thoại di động
Sơ đồ biểu diễn tín hiệu trong điện thoại di động như hình vẽ:

Trang 62
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 4.4: Sơ đồ biểu diễn tín hiệu trong điện thoại di động
● Tín hiệu âm tần:
Đây là tín hiệu âm thanh sau khi đổi thành tín hiệu điện, tín hiệu này có tần số
từ 20Hz đến 20KHz, là tín hiệu thu được sau Micro hoặc tín hiệu trên đường ra loa,
tín hiệu âm tần là tín hiệu Analog.
● Tín hiệu số:
Đây là tín hiệu chỉ có hai mức điện áp "không có điện - biểu diễn bằng số 0" và
" có điện biểu diễn bằng số 1 ", tín hiệu âm tần sau khi đi qua mạch chuyển đổi A - D
sẽ cho ra tín hiệu số ( Digital ). Trong điện thoại tín hiệu số là tín hiệu liên lạc giữa IC
cao tần với IC mã âm tần, ngoài ra tín hiệu số là tín hiệu xử lý chính của CPU và bộ
nhớ Memory .
● Tín hiệu cao tần:
Tín hiệu số được điều chế vào sóng cao tần theo phương pháp điều pha để tạo
ra tín hiệu cao tần phát, tín hiệu cao tần phát có tần số từ 890MHz đến 915MHz.
Tín hiệu cao tần phát (TX) đi ra từ sau mạch điều chế trên IC cao trung tần,
chúng được khuếch đại tăng công suất trước khi đưa ra Anten phát về tổng đài thông

Trang 63
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

qua các trạm thu phát.


4.5. Bộ chuyển đổi A-D và D-A (Analog <=>Digital ) Bên trong IC mã âm tần:
● Tín hiệu tương tự - Analog
Tín hiệu Analog là tín hiệu trong tự nhiên sau khi đổi ra tín hiệu điện như tín hiệu
âm tần, tín hiệu thị tần ... tín hiệu tương tự có dạng hình sin .

Hình 4.5 Tín hiệu Analog dạng hình sin


● Tín hiệu số - Digital
Tín hiệu số không có trong tự nhiên mà đây là tín hiệu do con người tạo ra, tín
hiệu số chỉ có hai trạng thái:
- Có điện biểu diễn bằng số 1
- Không có điện biểu diễn bằng số 0

Trang 64
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

● Đổi tín hiệu Analog sang Digital


Mạch lấy mẫu :

● Tín hiệu âm tần được lấy mẫu ở tần số khoảng 10KHz, trung bình tín hiệu thoại
có tần số từ 1KHz đến 2KHz vì vậy mỗi chu kỳ tín hiệu được lấy mẫu khoảng 5 đến 10 điểm.
● Các điểm lấy mẫu sẽ đo được các giá trị từ nhỏ nhất là 0 đến lớn nhất là 255 mức.
Ví dụ ở trên đo được giá trị tại các điểm là: A = 150, B = 240, C = 225, D = 80, E =
50, F = 140
Các tín hiệu này sẽ được đổi thành tín hiệu số ở dạng 0 và 1
● Mạch điện đổi tín hiệu Analog => Digital

4.6 Các mạch cơ bản trong điện thoại di động


a/ Mạch Analog:
Mạch điện để xử lý cho tín hiệu Analog trong Điện thoại di động bao gồm:
● Mạch lọc
Mạch lọc thường sử dụng các linh kiện L, C hoặc R, C hoặc sử dụng thạch anh
hay bộ lọc Saw. Mạch lọc được sử dụng để lọc bỏ các tín hiệu không mong muốn, và
cho tín hiệu cần thiết đi qua . Trong điện thoại mạch lọc được lắp ngay sau Chuyển
mạch Anten ở kênh thu hoặc lắp trước IC khuếch đại công suất phát ở kênh phát .

Trang 65
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Các mạch lọc L-C , Thạch anh, Lọc Saw


● Mạch ghép hỗ cảm
Mạch ghép hỗ cảm được sử dụng để chia một tín hiệu thành nhiều đường hoặc
tổng hợp nhiều đường thành một đường. Trong điện thoại mạch ghép hỗ cảm được
sử dụng để tách tín hiệu cao tần trước khi đi vào IC cao trung tần.

Mạch ghép hỗ cảm


● Mạch khuếch đại biên độ
Mạch khuếch đại biên độ được sử dụng để khuếch đại các tín hiệu yếu thành tín
hiệu khoẻ hơn, tín hiệu được đưa vào chân B và lấy ra trên chân C.
Trong điện thoại mạch khuếch đại biên độ được dùng để khuếch đại tín hiệu
cao tần ở kênh thu ngay sau các bộ lọc hoặc khuếch đại tín hiệu cao tần ở kênh phát
trước khi đưa vào IC khuếch đại công suất .

● Mạch trộn tần


Mạch trộn tần được sử dụng để trộn hai tín hiệu như Tín hiệu cao tần (RF) với
Tín hiệu dao động nội (OSC) để lấy ra tín hiệu trung tần (IF)
Trong điện thoại mạch trộng tần được sử dụng trong IC cao trung tần để trộn

Trang 66
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

tín hiệu cao tần với dao động VCO và lấy ra tín hiệu trung tần IF, tần số IF bằng hiệu
hai tần số trên.

● Mạch khuếch đại về cường độ


Mạch khuếch đại cường độ là khuếch đại về dòng cho tín hiệu khoẻ hơn, tín
hiệu được đưa vào chân B và lấy ra ở chân E.
Trong điện thoại mạch khuếch đại về cường độ được sử dụng trong mạch
khuếch đại Dung, Chuông, Led, lệnh điều khiển ra từ CPU được khuếch đại trước khi
đưa vào thiết bị .

Mạch khuếch đại tín hiệu chuông


● IC khuếch đại thuật toán (OP- Amplier)
IC khuếch đại thuật toán rất thông dụng trong các thiết bị điện tử ngày nay, IC
có hai đường tín hiệu vào, một đường ra, có một đến hai đường cấp nguồn, trong một
IC thong thường có rất nhiều OP- Amplier.
Tuỳ theo sự thiết kế bên ngoài mà IC có thể được sử dụng để tạo thành mạch
dao động, mạch khuếch đại, mạch cộng tín hiệu, mạch đổi tín hiệu Digital sang
Analog và ngược lại.
Trong điện thoại, các mạch khuếch đại tín hiệu âm tần ra loa và khuếch đại tín
hiệu Micro thường sử dụng IC khuếch đại thuật toán.

Trang 67
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

● Mạch đổi D - A sử dụng IC khuếch đại thuật toán


Trong điện thoại , tín hiệu thoại được đổi từ Analog sang Digital khi phát và
được đổi ngược lại từ Digital sang Analog khi thu, các mạch này thường sử dụng
phần tử OP-Amplier để thực hiện trong các IC mã âm tần
2/ Mạch xử lý số - Cổng logic
Các cổng Logic là thành phần tạo nên các IC xử lý tín hiệu số như CPU, IC mã
âm tần và một phần trong IC cao trung tần, bao gồm các cổng sau:
 Cổng AND
Cổng AND có tín hiệu ra bằng tích các tín hiệu vào

+Cổng AND nhiều ngõ vào

Ngõ ra có giá trị bằng tích các ngõ vào


 Cổng OR

Trang 68
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Cổng OR có tín hiệu ra bằng tổng các tín hiệu vào


+ Cổng OR nhiều ngõ

 Cổng NAND

Cổng NAND có tín hiệu ra bằng tích các tín hiệu vào và đảo lại

 Cổng NOR

Cổng NOR có tín hiệu ra bằng tổng các tín hiệu vào và đảo lại
 Cổng NOT

Cổng NOT có tín hiệu ra đảo lại với tín hiệu vào

Trang 69
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

4.7 Quá trình liên lạc của máy điện thoại với mạng

4.7 Kết luận


Điện thoại di động ngày nay có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, nó là thiết
bị tuyệt vời, với điện thoại di động bạn có thể nói chuyện với bất cứ ai từ bất cứ đâu
trên hành tin này.
Chương này đã cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về nguyên lý và cấu tạo của
điện thoại di động, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu về các công nghệ
trong điện thoại di động, chẳng hạn như 3 công nghệ chung dùng trong di động để
truyền phát thông tin như: FDMA (Frequency division multiple access), TDMA( time
division multiple access) và CDMA (division multiple access) , cách thức liên lạc qua
điện thoại di động như thế nào v.v…Ngoài ra sinh viên có thể tìm hiểu thêm các chủ
đề như cấu tạo bảng mạch là phần chủ yếu của thiết bị di động trong thực tế như thế
nào?, so sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế
4.8 Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cấu tạo chung và sơ đồ khối của điện thoại di động
2. Chức năng và nguyên lý điều khiển của các khối trong điện thoại di động
3. Trình bày các tín hiệu trong điện thoại di động
4. Phân tích chế độ làm việc của bộ chuyển đổi A-D và D-A
5. Phân tích các mạch cơ bản trong điện thoại di động
6. Các thành phần nào sau đây không có trong điện thoại di động
a. Chuông, mô tơ rung c. Chuyển mạch Anten
b. Màn hình LCD, cáp tín hiệu d. Đèn hình

Trang 70
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

7. Phân tích sơ đồ khối thu, phát máy điện thoại Nokia 8250, nêu rõ chức năng các
khối.
a/ Kênh thu

b/ Kênh phát

Trang 71
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

8. Phân tích sơ đồ khối thu, phát máy điện thoại Samsung E700, nêu rõ chức năng các khối.
a/ Kênh thu

b/ Kênh phát

9. Nêu phương pháp khắc phục sự cố khối thu, phát như sau:

- Sau khi mở máy, không có cột sóng, máy không gọi được và không nhận cuộc gọi

- Máy không khởi động được

Trang 72
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Chương 5: MÁY FAX VÀ CAMERA


I. Máy fax:
Fax(truyền ảnh tĩnh) là dịch vụ sao chép từ xa với tốc độ cao nhờ tín hiệu điện
truyền dẫn trong mạng điện thoại.
5.1 Sơ đồ khối tổng quát của máy fax:
5. 1.1 Khối truyền
Step
motor
µP

CCD Lượng tử Bộ nhớ Mã hóa Bộ nhớ Modem


hóa 2 hàng HM

Hình 5.1 Khối truyền của máy fax


Máy Fax sản xuất theo tiêu chuẩn G3 có 1728 linh kiện CCD (bộ cảm
quang) được sắp xếp thành một hàng (tương đương với độ phân giải hàng). Khi
thực hiện quét ảnh, máy Fax sẽ quét với mật độ 200 hàng /inch. Với khổ giấy A4 (
8,5 x 11 inch ) ⇒ số dòng quét trên một trang giấy là 2200 dòng. Các tín hiệu ra
từ CCD được đưa một mạch kiểm tra mức ngưỡng ( trigger) ⇒ các tín hiệu số 0
và 1, 0: tương đương mức đen; 1 tương đương mức trắng
Dòng bit này sau đó được mã hóa bằng mã Huffman động để giảm bớt
dung lượng bit ⇒ biến được FSK để gởi ra đường truyền
5.1.2 Khối nhận

Giải mã K/D công


Modem Bộ nhớ In nhiệt
HM suất

Step
µP
motor

Hình 1.2 Khối nhận máy fax


Các bước thực hiện khi kết nối và truyền thông tin giữ 2 máy fax
- Máy A quay số đến máy B và chờ nhấc máy
- Khi máy B nhấc máy: máy A truyền chuỗi xung có tần số 2,1Khz trong
khoảng thời gian 3 giây để xác định với máy B “Đây là máy FAX”
- Máy A trao đổi cấu hình truyền nhận với máy B: bao gồm chuẩn truyền, tốc
Trang 73
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

độ truyền,….
- Máy B xác nhận thông tin
- Máy A bắt đầu quá trình truyền dữ liệu
- Máy A báo với máy B kết thúc quá trình truyền dữ liệu

- Máy B xác nhận kết thúc dữ liệu


- Máy A và B cùng gác máy
5.2 Cấu tạo cơ khí của máy fax:

Stepper motor
Ánh sáng Bản fax nhận
huỳnh quang

Cuộn giấy

Lớp bảo vệ
Điện trở nhiệt

Giá đỡ Stepper motor

Stepper motor

Khay đỡ

Bản fax gửi

CCD

Trang 74
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 1.3 Cấu tạo cơ khí của máy fax


Mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ tạo ra công suất đủ lớn để nung
nóng điện trở nhiệt lên đến 1100C với độ phân giải dòng quét là 1728 dây điện
trở ↔ độ phân giải CCD. Các điểm ảnh màu đen sẽ chạy qua các dây nhiệt nóng ⇒
mực sẽ in lên giấy.
Máy Fax hiện đại thường có sẵn Modem, kết hợp với máy điện thoại, có thể tự
động trả lời điện thoại, có màn hình hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy.
II.Camera
5.3 Sơ đồ khối của Camera

Ảnh Bộ lọc Tách CCD Xử lý Format


quang quang màu tín hiệu

OSC µP

Hình 1.4 Sơ đồ khối Camera


Ảnh của vật được ánh sáng chiếu vào sẽ phản đến bộ lọc quang của
camera nhằm mục đích hiệu chỉnh cường độ ánh sáng, sau đó đưa qua lăng kính
tách màu để tách thành 3 màu cơ bản RGB và đập vào ma trận cảm biến độ sáng
CCD, tín hiệu độ sáng được chuyển thành tín hiệu điện analog được số hóa, xử
lý, định dạng thành khung truyền và đưa đến thiết bị lưu trữ hoặc thiết bị hiển
thị.

Trang 75
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

5.4 Bộ tách màu của Camera

G
B
Cảm thụ
R của mắt
người

400 700nm
Blue
400 700nm

Green

Đầu vào
quang

Red

Y=0.59G+0.3R+0.11B
Bộ tách màu gồm hệ thống lăng kính được ghép lại với nhau tạo ra mặt lưỡng
sắc ( Green, Blue ) và ( Green, Red ). Nguồn ánh sáng phản chiếu từ ảnh đến hệ
thống lăng kính sẽ được tách ra thành 3 thành phần , thành phần ánh sáng Green
được đi thẳng qua hệ thống lăng kính để đến cảm biến Green, hai thành phần còn
lại là Red và Blue lần lượt phản xạ trên 2 mặt lưỡng sắc để đến các cảm biến tương
ứng.

Trang 76
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Phân bố năng lượng ánh sáng tổng hợp sau khi qua hệ thống thấu kính cũng
có sự thay đổi.

Thấu kính Ngõ ra

5.5 CCD(charge coupled device) = Thiết bị ghép điện tích

Clock OSC
driver

ADC Image
out
Amp

Vùng
tạo ảnh
1. Chuyển trên toàn bộ dòng trong thời
gian xóa ảnh ( 1ms )
2. Chuyển 1 dòng trong mỗi khoảng thời
Vùng gian xóa dòng
đọc

Thanh ghi Đầu ra


đọc ra theo video
dòng
Chuyển trong khoảng thời gian dòng tích cực

Trang 77
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

1. Cấu trúc chuyển khung


2. Cấu trúc chuyển dòng
3. Cấu trúc chuyển khung – dòng

Vùng tạo Chuyển dòng trong


ảnh & khoảng thời gian xóa
vùng đọc
Thanh ghi
đọc ra theo Đầu ra
dòng Video

Chuyển trong khoảng thời gian dòng tích cực

5.6 Kết luận


Máy fax và camera là thiết bị rất thông dụng nó được sử dụng rộng rãi và có vai trò
rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
5.7 Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày sơ đồ khối của máy fax
2. Trình bày sơ đồ khối của Camera
3. Cấu tạo cơ khí của máy fax
4. Bộ tách màu của Camera hoạt động như thế nào

Trang 78
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Chương 6: CD PLAYER VÀ DVD PLAYER

TÓM TẮT CHƯƠNG


CD và DVD là thiết bị lưu trữ dữ liệu được sử dụng rất thông dụng hiện nay.
Ngày nay CD và DVD đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu và lưu trữ
giữ liệu an toàn và nhanh chóng, đặc biệt hiện nay CD và DVD được sử dụng phổ
biến để lưu trữ các phần mềm và các file MP3 rất thông dụng.
Để có thể đọc được các đĩa CD và DVD cần có thiết bị phần cứng đi kèm đó là
các CD Player và DVD player. Vậy cách thức đọc dữ liệu và ghi dữ liệu trên CD và
DVD như thế nào?
Chương này nhằm cung cấp những vấn đề sau:
- CD Player, DVD Player là gì?, các thông số kỹ thuật của CD Player
- Cấu tạo của đĩa CD, DVD.
- Ghi tín hiệu CD, phát tín hiệu CD như thế nào?
- Sơ đồ khối tổng quát của DVD Player

I. CD Player:
6.1. Khái niệm
Compact disc là thiết bị lưu trữ âm thanh dưới dạng số. Các nguồn tín
hiệu âm thanh được mã hóa dưới dạng số (ADC). Sau đó được điều chế và ghi
trên đĩa.
Các tín hiệu số được ghi trên đĩa dưới dạng các lỗ trống (pit) hoặc mặt
phẳng (plat). Người ta sử dụng diode laser để tạo chùm tia laser đi qua hệ thống
thấu kính để tập trung năng lượng trên bề mặt của đĩa, cường độ của tia laser
phụ thuộc vào các bit tín hiệu và ta sẽ có các pit và các plat tương ứng trên
mặt đĩa : khi phát, người ta cũng sử dụng tia laser chiếu trên mặt đĩa và nhận
lại tia phản xạ, tùy theo cường độ mạnh yếu của tia phản xạ mà ta tạo lại các
bit 0 và 1, thông tin này sau đó đưa qua mạch hoàn điệu và DAC để tạo lại tín
hiệu âm tần.
Chất lượng âm thanh ở ngõ ra của compact disc player cao hơn nhiều
so với các máy ghi âm analog. Đặc tính của tín hiệu:
• Không méo và biến dạng
• Độ tách kênh tốt
• Đặc tính tần số bằng phẳng
• Hệ số méo nhỏ 0,004%
6.2. Các thông số của CD Player
Tiêu chuẩn đĩa:

Trang 79
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

 Đường kính: 12cm, dày 1,2 mm


 Thời gian phát 60 → 75 phút
 Tia laser được sử dụng có bước sóng λ = 780nm
 Tốc độ quay đĩa: thay đổi từ 200 → 500 vòng phút (ở trong cùng: 500v/p,
ngoài 200 v/p)
Trong đĩa CD, âm thanh được mã hóa thành các bit 1 và 0. Sau đó được ghi
lên
đĩa trên những đường tròn đồng tâm từ trong ra ngoài và được gọi là các track.
Số kênh: 2 kênh (Left và Right)
Đáp ứng tần số: 5 Hz → 20 KHz
- Lượng tử hóa tín hiệu: 16 bit
- Độ méo: < 0,008%
- Tần số lấy mẫu: 44,1 KHz
- Hệ điều chế: EFM ( Eight – fourteen Module ), biến điệu 8 bit thành
14bit
- Công suất phát xạ tia laser: 0, 2mw
- 6.3. Cấu tạo của đĩa CD
Đĩa CD cấu tạo là một tấm phẳng, tròn, đường kính 12cm được làm
bằng policarbonat. Phần tâm đĩa là 1 lỗ tròn, đường kính 15mm, phần trong
suốt bên ngoài có đường kính từ 26 → 33mm được gọi là vùng kẹp đĩa, được dùng để
giữ cố định đĩa trên bàn xoay.
Lớp bao phủ có bề rộng từ 46mm → 117mm phản chiếu tia laser trong đó bao
gồm:
- Phần Lead in: là nơi chứa bảng nội dung của đĩa, bảng nội dung dùng
để chứa các thông tin như: tổng số thời gian phát, số bản nhạc, thời
gian cho mỗi bản nhạc,…..
- Phần Lead out: chứa thông tin kết thúc chế độ phát.
- Phần chương trình: chứa nội dung thông tin lưu trữ

Trang 80
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Lead In Lead Out

15
46

117

120mm

Hình 6.1 Cấu tạo của đĩa CD


6.4 Sơ đồ khối khi ghi tín hiệu CD

Trang 81
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 6. Sơ đồ khối khi ghi tín hiệu CD

Trang 82
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

6.5 Sơ đồ khối khi phát tín hiệu CD

Nhiệm vụ của các khối:


 Khối RF : có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và khuếch đại
tín hiệu này cấp cho khối servo và khối DSP.
 Data strobe : có nhiệm vụ nhận tín hiệu RF tách sóng EFM trả lại mã nhị phân 8
bit nguyên thủy. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tách tín hiệu đồng bộ được ghi trên
đĩa.
 Khối DSP: có nhiệm vụ xử lý số tín hiệu, sửa sai, …..
 DAC : có nhiệm vụ phục hồi tín hiệu analog từ ngõ ra số từ khối DSP để cấp cho
các mạch lọc hạ thông để tạo LEFT, RIGHT
 Khối Servo:
- Spindle : có nhiệm vụ nhận tín hiệu phản hồi từ DSP để điều khiển vận tốc
quay của động cơ quay đĩa, để thay đổi tốc độ này từ 200 vòng/ phút đến
500vòng/ phút.
- Focus servo : nhận tín hiệu từ RF- Amp để điều khiển điện áp cấp cho cuộn
dây
Focus coil để tăng độ hội tụ của chùm ánh sáng laser.
- Tracking servo: nhận tín hiệu hồi tiếp từ RF Amp để điều khiển cuộn tracking
làm cho chùm ánh sáng chiếu đúng track cần đọc.

Trang 83
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

- Sled servo : Nhận tín hiệu từ ngõ ra của khối tracking servo để biết khi nào
cần dịch chuyển đầu đọc sang track mới.
 CPU : Ðiều khiển mọi họat động của hệ thống.
 Display : Màn hình hiển thị
II. DVD Player
6.6 Phương pháp nén dữ liệu trong DVD
Nén MPEG-2
MPEG ( Moving picture experts group ) là nhóm chuyên gia ảnh động làm việc
trong tổ chức ISO/ IEC từ năm 1988, mục đích của nhóm là đưa ra được một chuẩn
về kỹ thuật nén audio. Năm 1993, nhóm này đã đưa ra được tiêu chuẩn đầu tiên là
MPEG-1, đây là tiêu chuẩn dùng cho nén audio và video chất lượng tương đương
VHS (Video Home System: là một tiêu chuẩn ghi âm băng video được phát triển
trong những năm 1970), tốc độ dữ liệu trong MPEG-1 ứng với tín hiệu Video là 1,5
Mb/s và audio là 192 Kb/s.
Năm 1995, nhóm MPEG đưa ra tiêu chuẩn nén MPEG 2 chủ yếu dùng cho
nén tín hiệu số video, tốc độ dữ liệu trong MPEG 2 có thể lên đến 30Mb/s
Trong kỹ thuật ảnh số, có 2 tiêu chuẩn lấy mẫu được sử dụng phổ biến là:
4:2:2 và 4:2:0
6.7 Đĩa DVD – R và DVD – RW
Thông số kỹ thuật đĩa:

Thông số DVD DVD – Rom DVD – R DVD – RW


1 lớp
Độ dài sóng tia laser 635 / 650 Nm /CD:
Độ tương phản 45 → 85% 780nm
18 → 30%
Hình dạng track data Hình xoắn ốc
Khoảng cách giữa các track 0,74 m // 1,6 m
Biến điệu data 8 to 16 modulation
Phương pháp dò lỗi Dùng mã Reed – solomon
Tốc độ bit / kênh 26,16 Mbp/s
Tốc độ quét 3,49 m /s
Dung lượng 4,7 Gbyte

Trang 84
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Cấu trúc của đĩa DVD –R và DVD – RW hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên vật
liệu chế tạo mặt đĩa khác nhau cho nên với DVD- R chỉ cho phép ghi một lần còn
với DVD – RW cho phép ghi / xóa khoảng 1000 lần.

Vùng kẹp đĩa

Vùng thông tin đĩa

Vùng lead in
Vùng data

Vùng lead out

Hình 6.2 Cấu trúc đĩa DVD & DVD rewrite


6.8 Sơ đồ khối tổng quát của DVD

Trang 85
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 6.3 Sơ đồ khối tổng quát của DVD


PUH : Pick up Head
SPM : Spindle Motor: động cơ quay đĩa
Sled motor : động cơ di chuyển đầu đọc
Tray motor : động cơ điều khiển khay đĩa
PUH driver & Motor driver : điều khiển các cuộn focus và tracking; điều
khiển tốc độ quay của động cơ spindle và di chuyển đầu đọc đến track mong
muốn.
RF Amp: phân tích các tín hiệu RF, TE ( tracking error ) và FE ( focus
error ), pull –in
Data processor : giải biến điệu 8 to 16 modulation để tạo lại khung tín
hiệu gốc audio và video.
6.9 Phân tích sơ đồ khối DVD
1/ Khối PUH:
gồm 1 diode laser, hệ thống thấu kính, cuộn focus, cuộn tracking và diode cảm
quang (sensor)

Trang 86
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 6.4 Khối PUH

2/Khối PUH Driver và Motor Driver ( servo control )


PULL – in DVD 1 layer / 2 layer
Tracking error : Đúng tracking CD/DVD
 Điều khiển focus: DVD player nhận biết tình trạng focus thông q u a
biên độ của tín hiệu RF. Khi mất hội tụ  biên độ tín hiệu RF nhỏ 
xuất tín hiệu điều khiển cuộn focus.
 Điều khiển tracking: dựa trên thông tin nhận được từ E và F: E – F=0 đang
đọc đúng track, E – F # 0: sai track  điều khiển cuộn tracking.
 Phân biệt đ ĩa DVD và CD : Dựa trên điện áp sai lệch TE = E – F ( Tracking
error ) để  lọai đĩa. Nếu điện áp TE thấp ( ~ 0.4 V )  đĩa là DVD, đối
với đĩa CD thì điện áp TE khoảng 2V.
 Pull in: là tín hiệu tạo ra tử bộ cảm quang ABCD. Nếu đọc đĩa DVD 1 lớp 
cường độ tia phản xạ mạnh  Pull in ∼ 1V, ngược lại với đĩa DVD 2 lớp 
cường độ phản xạ yếu  VPull in ∼ 0,5V.

Trang 87
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

 Điều khiển Skew : độ nghiêng mặt đĩa. Một số DVD player dùng thêm 2
bộ
cảm quang G và H để đo mặt nghiêng của đĩa. Nếu đĩa bị cong vật lý 
chùm tia tới mặt đĩa sẽ cho cường độ tia phản xạ bị sai số  bù góc
nghiêng.
Ngoài ra khối Servo còn có nhiệm vụ điều khiển tốc độ động cơ
quay đĩa spindle motor để đảm bảo sao cho tốc độ đọc đĩa ổn định từ
trong ra ngoài. Khối này cũng điều khiển đầu đọc từ trong ra ngoài thông
qua động cơ trượt sled motor.

Hình 6.5 Khối PUH Driver và Motor Driver

Trang 88
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

3/ Khối AV decoder

Hình 6.6: Khối AV decoder


4/ Đường đi của dòng bit trong DVD
Dòng bit trong DVD gồm 5 thành phần cơ bản
 PES audio ( packetized elementary stream )
 PES Video
 PES Subpicture: dòng ảnh phụ
 PCI : Presentation Control Information
 DSI : Data Search Information

Trang 89
Bài giảng Thiết bị đầu cuối Viễn thông

Hình 6.7 Đường đi của dòng bit trong DVD

6.8 Kết luận


Chương này đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thiết bị CD
Player và DVD Player giúp sinh viên dễ dàng nắm được cấu tạo và cách ghi phát dữ
liệu trên các thiết bị này như thế nào. Đồng thời việc nắm vững đặc điểm và cách
thức ghi phát dữ liệu sẽ giúp sinh viên biết cách bảo quản các thiết bị tốt nhất.
6.9 Câu hỏi ôn tập
1.CD Player, DVD Player là gì?,
2. Các thông số kỹ thuật của CD Player, DVD Player
3. Cấu tạo của đĩa CD, DVD
4. Ghi tín hiệu CD, phát tín hiệu CD như thế nào?
5. Sơ đồ khối tổng quát của DVD Player
6. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của CD Player và DVD Player

Trang 90

You might also like