You are on page 1of 25

Mục Lục:

HỒ SƠ XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ TƯ THỤC VẦNG TRĂNG

Địa chỉ: Số nhà 24 - Đường Tô Hiến Thành - Phường Đình Bảng - Thị xã Từ
Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.
HỒ SƠ BAO GỒM:
A. TỜ TRÌNH XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ MẦM NON TƯ THỤC VẦNG
TRĂNG
B. ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ MẦM NON TƯ THỤC VẦNG TRĂNG
CHƯƠNG 1: Sự cần thiết của việc thành lập cơ sở:
Phần A: Các căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động cơ sở mầm non tư
thục Vầng Trăng
Phần B: Khảo sát hiện trạng địa bàn và sự cần thiết của việc thành lập cơ sở mầm
non tư thục Vầng Trăng
CHƯƠNG 2: Cơ cấu tổ chức và hoạt động cơ sở mầm non tư thục Vầng
Trăng
1. Tên và địa điểm
2. Mục tiêu xây dựng và phát triển cơ sở mầm non tư thụcVầng Trăng
3. Chức năng hoạt động
4. Mô hình đào tạo
5. Quy mô đào tạo
6. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động
CHƯƠNG 3: Cơ cấu tổ chức cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng
CHƯƠNG 4: Cơ chế hoạt động:
1. Quy mô phát triển
2. Cơ sở dự kiến tuyển sinh
3. Chất lượng chăm sóc giáo dục
4. Xây dựng điều kiện thiết yếu
5. Công tác y tế học đường
6. Công tác quản lý
7. Thời gian thực hiện đề án

1
CHƯƠNG 5: Dự tính doanh thu và chi phí vận hành hoạt động của cơ sở
mầm non tư thục Vầng Trăng
1. Dự kiến các khoản thu
2. Dự kiến các khoản chi
CHƯƠNG 6 – Kết luận và kiến nghị:
Danh sách cán bộ, công nhân viên và giáo viên của cơ sở.
Bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện xây dựng trường.
Trích ngang lí lịch cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Hợp đồng thuê địa điểm

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Từ Sơn, ngày 08 tháng 08 năm 2016


TỜ TRÌNH
(V/v: Đề nghị thành lập cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng)
Kính gửi:
 Ủy ban nhân dân phường Đình Bảng
 Phòng Giáo dục và đào tạo Thị Xã Từ Sơn.

 Căn cứ vào luật Giáo dục của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 và luật số 44/2009/QH12 ngày 15/11/2009
của Quốc hội sửa đổi bố xung một số điều của bộ giáo dục;
 Căn cứ quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&DT ngày 07/04/2008 của Bộ
trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non
 Căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm
theo quyết định số 41/2008/QĐ/BGD-ĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng bộ
giáo dục;
 Căn cứ vào thông tư 02/2010/TT-BGD-ĐT ngày 11/2/2020 ban hành danh
mục đồ chơi – ađồ dùng – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm
mon;
 Căn cứ vào thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/0/2015 ban hành quy
chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
 Căn cứ quyết định TW 2 khóa III về công tác xã hội hóa Giáo Dục Mầm Non
 Căn cứ vào nhu cầu phát triển Giáo Dục Mầm Non của khu vực Thị Xã Từ
Sơn,Tỉnh Bắc Ninh.
 Căn cứ vào khả năng và năng lực của bản thân.
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Giang
Sinh ngày: 04/ 08/ 1982
Số CMTND: 125246310, Cấp ngày: 26/05/2008 do công an Tỉnh Bắc Ninh cấp.
Hộ khẩu thường trú: Khu Trần- Phường Hạp Lĩnh- Thành phố Bắc Ninh-Tỉnh Bắc
Ninh.
Trình độ học vấn: Trung cấp
Trình độ chuyên môn: + Kỹ sư kỹ nghệ sắt thép
+ Chứng chỉ Quản lý Mầm non
Tôi làm đơn này kính đề nghị với quý cơ quan một việc sau:
Hiện nay tôi có thuê nhà tại Số nhà 24 - Đường Tô Hiến Thành - Phường Đình
Bảng - Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.

3
Diện tích sử dụng 400m2 bao gồm: phòng học, phòng chức năng, văn phòng làm
việc, sân chơi, bếp ăn ...
Sau khi nghiên cứu các căn cứ pháp lý liên quan đến việc thành lập cơ sở,
nhà trẻ dân lập, tư thục, căn cứ vào nhu cầu phát triển đô thị và công tác xã hội hóa
giáo dục và điều kiện thực tế tại địa bàn Thị Xã Từ Sơn chúng tôi nhận thấy việc
thành lập thêm cơ sở tư thục có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ hiện đại, theo quy định tại địa bàn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu
cầu đưa con em tới trường của nhân dân địa phương.
Vậy, tôi xin kính trình với Ủy ban nhân dân phường Đình Bảng và phòng
GD&ĐT Thị Xã Từ Sơn xem xét, kiểm tra thực tế các điều kiện của cơ sở mầm
non tư thục Vầng Trăng (có đề án hoạt động kèm theo) và tiến hành thủ tục hành
chính theo quy định.
Người làm tờ trình
(Ký và ghi rõ họ tên)

4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Từ Sơn, ngày 08 tháng 08 năm 2016
ĐỀ ÁN XIN MỞ CƠ SỞ
MẦM NON TƯ THỤC VẦNG TRĂNG
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết của việc thành lập cơ sở: Căn cứ vào luật giáo dục của
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua
ngày 14/6/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006
 Căn cứ quyết định TW 2 khóa III về công tác xã hội hóa Giáo Dục Mầm Non
 Căn cứ quyết định số 14/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng
bộ giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non;
 Căn cứ vào thông tư số/2015/TT-BGDĐT ngày 30/0/2015 ban hành quy chế
tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
 Căn cứ quyết chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành
kèm theo quyết định số 41/2008/QĐ/BGD-ĐT ngày 25/7/2008 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
 Căn cứ vào thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT-
BLĐTB&XH ngày 23/5/2000 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các
đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
 Căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhân dân trong khu vực phường Đình Bảng
và các phường lân cận có con em trong độ tuổi giáo dục mầm non;
 Căn cứ vào số trường mầm non hiện có trong khu vực
 Căn cứ vào biên bản họp hội đồng thành viên sáng lập nhóm trẻ VẦNG
TRĂNG
 2: Khảo sát hiện trạng địa bàn:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
đã và đang thu được những kết quả nhất định. Đời sống xã hội ngày càng được
nâng cao. Người dân đã bắt đầu quan tâm đầu tư cho giáo dục. Ở Bắc Ninh, nhu
cầu và nguyện vọng gửi con ở bậc học Mầm non, trong ngôi trường đầy đủ tiện
nghi và chất lượng chăm sóc tốt ngày càng gia tăng.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, giáo dục không thể đứng ngoài cuộc.
Trường ngoài công lập và các nhóm lớp mầm non tư thục dưới nhiều hình thức
quản lý, điều hành hiện đại đã được mở tại Bắc Ninh. Những trường, lớp này với
mục tiêu giáo dục hấp dẫn, chất lượng phục vụ và chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng tốt đã thu hút được đông đảo các bậc cha mẹ học sinh gửi con vào học và
dần dần trở thành lựa chọn số một của họ.
5
Tuy nhiên, số trường và nhóm lớp mầm non trong địa bàn Thị Xã Từ Sơn nói
chung và phường Đình Bảng cùng các khu vực lân cận nói riêng vẫn chưa đủ đáp
ứng với nhu cầu quá lớn của cư dân, đòi hỏi cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục.
Nắm bắt được yêu cầu thực tế của hoạt động giáo dục Mầm non trên địa bàn
Thị Xã Từ Sơn nói chung và phường Đình Bảng nói riêng và thiết thực nhất là yêu
cầu thực tế của cụm dân cư phường Đình Bảng thực hiện chính sách xã hội hóa
giáo dục của Đảng; để góp phần cùng Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục
Mầm non trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng gửi con
vào các cơ sở có chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chất lượng cao của các
bậc cha mẹ học sinh, tôi nhận thấy việc hoạt động cơ sở Mầm non tư thục Vầng
Trăng là hết sức cần thiết.
2. Những căn cứ lập đề án:
 Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
giáo dục năm 2009;
 Căn cứ vào nghị quyết TƯ 2 khóa VIII về giáo dục và đào tạo, trong đó có đề
cập đến công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non;
 Nghị định của chính phủ số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
 Điều lệ trường Mầm non ban hành theo quyết định số 05/VBHN-BGD&ĐT
tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo;
 Quyết định số 04/VBHN-BGD&ĐT năm 2014 về việc ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của các trường ngoài công lập;
 Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BTC-BDG&ĐT – BLĐTTB&XH ngày 23
tháng 5 năm 2000 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo;
Với sự cần thiết và những căn cứ nêu trên, tôi đại diện cơ sở Mầm non Tư
thục Vầng Trăng với chức danh Chủ cơ sở xin phép được hoạt động cho cơ sở với
tên gọi VẦNG TRĂNG
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Ngay từ bậc học mầm non, cơ sở Mầm non Tư thục Vầng Trăng coi trọng
việc thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.
Bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cơ thể trẻ.

6
 Trau dồi tình cảm, tri thức, kỹ năng giao tiếp, thói quen và kỹ năng sống cần
thiết phù hợp với lứa tuổi.
 Phát triển thẩm mỹ ở trẻ, trẻ biết cảm nhận cái đẹp, yêu thiên nhiên và thích
tham gia các hoạt động nghệ thuật.
 Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ…
 Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học
ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

III. NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ MẦM NON TƯ THỤC VẦNG TRĂNG


 Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 12 tháng đến
05 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành.
 Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hòa nhập cho
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; trẻ em khuyết tật nhẹ.
 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em.
 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo qui định của pháp luật.
 Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em.
 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt
động xã hội trong cộng đồng.
 Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo
qui định.
 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.

IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC.


Cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2010.
 Chương trình giáo dục mầm non bao gồm:
+ Chương trình giáo dục nhà trẻ.
+ Chương trình giáo dục mẫu giáo.

7
 Ngoài ra chúng tôi cũng đưa một số chương trình riêng như chương trình phát
triển năng khiếu: Mỹ thuật, âm nhạc…
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.
Thực hiện đầy đủ nội dung chăm sóc và giáo dục theo từng lứa tuổi của
chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài ra
tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và chương trình phát hiện và
bồi dưỡng năng khiếu ngay từ lứa tuổi Mầm non.
 Từng bước giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ ở từng độ tuổi, chuẩn bị cho trẻ bước vào
bậc học cao hơn ở tiểu học.
 Tăng cường phát triển năng khiếu nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo thông qua các
bộ môn nghệ thuật như Hát, Múa, Vẽ, Thể dục nhịp điệu… và các hoạt động
văn nghệ nhằm tạo sân chơi cho các bé.
 Coi trọng công tác giáo dục ngôn ngữ, cho trẻ Mẫu giáo bước đầu làm quen với
Tiếng Anh thông qua các hoạt động vui chơi và giáo dục kỹ năng sống với
người nước ngoài. Âm thanh ngôn ngữ lạ giúp kích thích não trẻ phát triển và
nhạy cảm hơn.
* Chú trọng phát triển thể chất cho trẻ:
+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
+ Làm quen và thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng
tư thế. Phát triển và bước đầu có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
+ Bước đầu có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
+ Bước đầu có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe
và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
* Coi trọng phát triển nhận thức
+ Giúp trẻ từng bước ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện
tượng xung quanh.
+ Từng bước hình thành khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú
ý, ghi nhớ có chủ định.
+ Dần giúp trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau
(bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.

8
+ Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và
một số khái niệm sơ đẳng về toán học.
* Phát triển ngôn ngữ là điều kiện quan trọng giúp trẻ học tiếp bậc học cao hơn
+ Từng bước có khả năng lắng nghe, dần dần hiểu lời nói trong giao tiếp hằng
ngày.
+ Từng bước có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ…)
+ Từng bước diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng
ngày theo từng độ tuổi.
+ Từng bước có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
+ Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù
hợp với độ tuổi.
* Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
 Từng bước có ý thức về bản thân.
 Dần dần có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện
tượng xung quanh.
 Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
 Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
 Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, lớp mầm non,
cộng đồng gần gũi.
* Phát triển thẩm mỹ
 Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm
nghệ thuật.
 Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
 Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
VI. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ:
Cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng có diện tích: 400 m2
1. Cơ cấu khối công trình:
1.1 Yêu cầu chung
 Công trình đảm bảo quy định về vệ sinh trường học.
 Công trình độc lập giữa các nhóm lớp với khối phục vụ.

9
 Đảm bảo an toàn từng độ tuổi, có lối thoát hiểm và hệ thống phòng cháy chữa
cháy cho từng phòng.
1.2 Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Số phòng sinh hoạt được đảm bảo tương ứng với số lớp theo độ tuổi.
* Phòng sinh hoạt chung + phòng ngủ: Sử dụng chung
+ Số lượng: Nhóm trẻ MNTT có 06 phòng học.
+ Trang thiết bị phòng sinh hoạt chung gồm: Camera, điều hòa hai chiều, quạt,
tivi, tủ, bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh, bảng, giường, đệm, chăn, gối và các
trang thiết bị cần thiết khác.
* Phòng vệ sinh: 03 phòng, có bồn rửa tay, nước xà phòng rửa tay, vòi tắm, bể,
bồn chứa…
1.3 Khối phòng tổ chức ăn
* Khu vực bếp và nhà kho: tổng diện tích 80 m2. Gồm bếp, nhà ăn và nhà kho.
*Bếp nấu: 01 phòng diện tích: 40 m2.
 Gồm khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn và được tổ chức
theo dây chuyền hoạt động một chiều.
 Trang thiết bị gồm:
+ Bếp từ: 01
+ Tủ lạnh: 01 cái
+ Tủ, giá, đựng nồi, bát: 02 cái
+ Bàn chế biến: 01 cái
+Giá đựng thực phẩm: 01 cái
+Bàn chia thức ăn chín: 01 cái
+ Giá đựng gia vị: 01 cái
+ Giá đựng dao: 02 cái
+ Xoong, nồi, thùng, xô, bát đĩa và các vật dụng cần thiết khác.
1.4 Khối phòng hành chính quản trị:
* Phòng Ban giám hiệu: diện tích 20 m2

10
Trang thiết bị gồm: Bàn, ghế, tủ tài liệu, máy vi tính, máy in, điều hòa, quạt,
sổ sách quản lý nhà trường, hồ sơ học sinh, tài liệu, sổ sách chuyên môn.
* Khu lễ tân, khu đón tiếp phụ huynh: nằm ở sảnh chính rộng 50 m2

2. Khu vui chơi:


Khu vui chơi tại sảnh tầng 1, tổng diện tích của sân chơi là: 80 m2 có đồ chơi
vận động để trẻ hoạt động vui chơi, tập thể dục buổi sáng tăng cường sức khỏe cho
trẻ.
3. Tài sản trong các lớp học.
Hệ thống đồ dùng, đồ chơi của cơ sở được trang bị đúng theo Thông tư
02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành (Sửa
đổi bổ sung theo Thông tư 34). Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối
thiểu dùng cho giáo dục mầm non, sử dụng hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ. Ngoài các thiết bị, đồ dùng được liệt kê cụ thể tại mỗi khối phòng
chức năng nêu trên, cơ sở cũng trang bị hệ thống thiết bị, đồ chơi sau đây để phục
vụ giáo dục và chăm sóc trẻ. Hệ thống này được bổ sung thêm trong suốt quá trình
hoạt động của nhóm lớp với mục đích chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất.
Trong lớp:
 Ghế, bàn học sinh
 Thảm ngồi
 Giỏ góc xây dựng, góc phân vai, góc khoa học, góc nghệ thuật
 Bảng bé ngoan
 Tủ đựng chăn, chiếu, gối
 Điều hòa, quạt treo tường.
 Các rổ đồ chơi và đồ dùng học tập cần thiết.
 Biều bảng: bảng chủ đề, góc phụ huynh, góc trưng bày sản phẩm, bảng bé
ngoan.
Khu vui chơi
 Bộ tập xích đu đa năng
 Cầu trượt + nhà bóng
 Bộ hầm chui

4. Hệ thống, tài liệu, sổ sách của nhóm lớp:

11
 Hiện tại, cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng dự kiến hệ thống tài liệu bao gồm
các tài liệu trong quá trình hoạt động tùy thuộc vào nhu cầu thực tế sẽ bổ sung
đáp ứng yêu cầu học tập vui chơi của trẻ.
VII. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ.
A. Quy mô hoạt động:
Cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng dự kiến đào tạo từ 3-4 nhóm lớp với số
học sinh dự kiến là khoảng dưới 50 trẻ.
 Nhà trường nhận trẻ bắt đầu từ 12 tháng tuổi đến 4 tuổi theo hệ thống lớp
học như sau:

+ Nhóm trẻ 1: 18 tháng – 24 tháng


+ Nhóm trẻ 2: 24 – 36 tuổi
+ Lớp mẫu giáo bé: 3 – 4 tuổi
+ Lớp mẫu giáo lớn: 4 – 5 tuổi

B. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của cơ sở mầm non tư thục Vầng
Trăng

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên dự kiến: 6-8 người (có danh sách kèm theo).
Đảm bảo 100% cán bộ, công nhân viên và giáo viên nhà trường có đầy đủ bằng
cấp chuyên môn và làm việc đúng chuyên trách.

12
Số lượng
TT Các vị trí
Năm thứ 1 Năm thứ 2
1 Quản lý (chủ cơ sở) 1 1
2 Giáo viên 4 6
3 Tổ nuôi 2 2
Tổng số nhân sự 7 9

1. Chủ cơ sở: 01 người


Bà: Nguyễn Thu Giang – Sinh ngày 04 /08 /1982
Hộ khẩu thường trú: Hạp Lĩnh- Bắc Ninh- Bắc Ninh
Trình độ học vấn: trung cấp
Trình độ chuyên môn: + Kỹ sư kỹ nghệ sắt thép
+ Chứng chỉ Quản lý Mầm non
2. Quản Lý phụ trách chuyên môn: 01 người
Bà: Nguyễn Thị Linh – Sinh ngày: 17/11/1993
Hộ khẩu thường trú: Khu Phố Hạ- TX Từ Sơn- Bắc Ninh
Trình độ: Trung cấp
+ Cử nhân chuyên ngành Mầm Non.

3. Giáo viên: 04 người


4. Tổ nuôi : 01 người
Danh Sách Giáo Viên và Nhân Viên Nhà Trường

Tôn Chức
Stt Họ và tên Trình độ chuyên môn Địa chỉ
giáo vụ

Nguyễn Thị Khoa GDMN - Giáo Khu Phố Hạ- TX


01 Không
Linh CĐSPTW viên Từ Sơn- Bắc Ninh

59 Trần Phú –
Phạm Thị Cao đẳng sư phạm Trung Giáo
02 Không Đông Nhàn – Từ
Nhung ương viên
Sơn

13
Nguyễn Thị Khoa GDMN – CĐ Ngô Giáo Vân Hà- Việt Yên-
03 Không
Thu Anh Gia Tự Bắc Giang viên Bắc Giang

Nguyễn Thị Khoa GDMN – CĐSP Giáo Liên Mạc- Bắc Từ


04 Không
Nhung Hà Nội viên Liêm- Hà Nội

VIII. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TÀI CHÍNH.


1. NGUỒN NHÂN LỰC.
1.1 Đội ngũ cán bộ quản lý của cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng là những
người có năng lực chuyên môn, có trình độ và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực
giáo dục mầm non.
1.2 Đội ngũ giáo viên là những cô giáo có năng lực chuyên môn, yêu nghề,
yêu trẻ, được phụ huynh tin yêu và được tuyển chọn, đào tạo theo đúng với mục
tiêu tuyển dụng.
 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn, tốt nghiệp các trường Trung
cấp, Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW, có chuyên môn vững vàng, có năng
khiếu thu hút trẻ, có khả năng cập nhật sự tiến bộ của công nghệ mới và các
phương pháp chăm sóc, giáo dục hiện đại.
2. NGUỒN TÀI CHÍNH.
A. Nguyên tắc hoạt động tài chính:
 Hoạt động theo nguyên tắc hạch toán thu chi độc lập; thu đảm bảo toàn bộ chi
phí của đơn vị và bảo toàn phát triển nguồn tài chính.
 Nguồn tài chính hoạt động:
 Nguồn vốn của chủ đầu tư: 1 000 000 000 đồng
 Học phí và kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục và chăm sóc của người học.
 Bổ sung từ kết quả hoạt động tài chính hàng năm.
 Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có)
B. Kế hoạch tài chính:
Dự án xây dựng và thành lập cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng được thực
hiện nhằm mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Sau khi đưa công trình vào hoạt động, các khoản thu – chi của cơ sở hàng
năm gồm có tiền đóng góp xây dựng và học phí hàng tháng của học sinh. Với

14
dự kiến số lượng học sinh hàng năm tăng dần đến năm thứ 3 mới đạt số lượng
đề ra, các khoản thu – chi hàng năm của cơ sở như sau:
* Các khoản chi ( Dự Kiến ).
+ Chi phí cải tạo hệ thống phòng vệ sinh phù hợp với trường mầm non, chi phí
cải tạo hệ thống chia lớp, hành lang, sân chơi…dự tính: 550 000 000 đồng (
Không bao gồm hệ thống điều hòa không khí, trần )
+ Chi phí thiết bị bếp ( Bao gồm tủ lạnh, bếp, ….) dự tính: 150 000 000
+ Chi phí sắm đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện dạy học: 300 000 000
* Các khoản thu:
1. Dự kiến giai đoạn đầu: 45 trẻ
- Học phí:
+ Nhà trẻ : 1 500 000 ( Bao gồm thứ 7)
+ Mẫu giáo: 1 350 000 ( Bao gồm thứ 7 )
- Học phẩm: 300 000/học sinh/ năm
*Dự kiến thu chi thực tế cho 45 cháu hoạt động trong năm đầu tiên thành lập
cở sở như sau:
1. Tổng thu :
Học phí 45 cháu = 64.125.000 VND/ tháng
Tiền ăn : 45 cháu x 30.000 x 26 ngày = 35.100.000 VND
Tổng thu: 99.225.000
2. Tổng chị :
- Thuê mặt bằng: 400 m2 = 25.000.000 VND
- Tiền lương quản lý: 6.000.000 VND
- Tiền lương giáo viên: 4 giáo viên x 3.500.000 = 14.000.000 VND
- Tiền lương nhân viên bếp: 2 người x 3.500.000 = 7.000.000 VND
- Tiền ăn : 45 cháu x 30.000 x 26 ngày = 35.100 000 VND
- Tiền điện : 10.000.000 VND
- Tiền nước: 2.000.000 VND

15
- Chi khác: 5.000.000 VND.
Tổng chi: 104.100.000 VND.
3. Các khoản thu bổ sung:
- Trông trẻ ngoài giờ: 10.000 VND/ cháu/ tiếng
- Đối với việc đi tham quan dã ngoại :Tùy theo từng địa điểm xa, gần, tùy theo
nội dung của từng đợt nhà trường sẽ có kế hoạch và dự kiến thu – chi tài chính
công khai tới các bậc phụ huynh trước mỗi lần dự định đi.
4.Để đảm bảo chi thu của cơ sở, đảm bảo sự phát triển của cơ sở cũng như đảm
bảo cuộc sống của cán bộ nhân viên và giáo viên trong cơ sở, từ giai đoạn 2, cơ sở
sẽ tăng mức học phí của các khối lớp lên để sao cho hợp lý

IX. KẾ HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG TỪNG GIAI
ĐOẠN

1. Dự kiến quy mô phát triển giai đoạn 2016-2017


Năm học 2016 – 2017 dự kiến:
Nhóm lớp Số nhóm lớp Số cháu Số giáo viên
Nhà trẻ 1 5 2
Mẫu giáo bé 1 15 2
Mẫu giáo nhỡ 1 15 2
Mẫu giáo lớn 1 10 2

Năm học 2017 – 2018, dự kiến:

Số lớp Số cháu Số giáo viên


Nhóm lớp 2016-
2016-2017 2017-2018 2016-2017 2017-2018 2017-2018
2017
Nhà trẻ 1 2 5 20 5 5
MG bé 1 2 15 30 5 5
MG nhỡ 1 1 15 20 3 3
MG lớn 1 1 10 15 2 3

 Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có thể thay đồi theo thực tế theo thực tế tùy thuộc
vào độ tuổi các cháu đăng ký học và căn cứ vào điều lệ của trường mầm non.

16
2. Dự kiến cơ sở vật chất từng giai đoạn:
* Đầu tư xây dựng trường lớp:
 Phấn đấu đầu tư xây dựng lớp ngày một khang trang, hiện đại, tiện nghi tạo
điều kiện cho trẻ được học trong môi trường tốt nhất.
 Phấn đấu xây dựng với trang thiết bị hiện đại.
3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên- nhân viên:
 Tuyển chọn đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
 Tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực chuyên môn, có
kinh nghiệm và được tuyển chọn kĩ qua các đợt xét tuyển, khi vào trường giáo
viên được tập huấn về chuyên môn, tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về
phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, về ngôn ngữ biểu cảm…; yêu nghề,
tâm huyết với trẻ thơ và được phụ huynh tin yêu.
 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn, tốt nghiệp các trường Trung
cấp, Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW, có chuyên môn vững vàng, có năng
khiếu thu hút trẻ, có khả năng cập nhật sự tiến bộ của công nghệ mới và các
phương pháp chăm sóc, giáo dục hiện đại.
4. Công tác tuyển sinh:
* Quảng bá hình ảnh và triển khai kế hoạch tuyển sinh:
Việc quảng bá hình ảnh là cần thiết ngay từ khi cơ sở có quyết định thành lập.
Quảng bá hình ảnh bằng các hình thức sau:
 Tại CS: Dựng áp phích giới thiệu.
 Đưa hình ảnh cơ sở lên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, truyền
hình, thư giới thiệu đến người dân để nhân dân có thêm sự lựa chọn môi trường
học chất lượng tốt nhất.
5. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ:
 Tập trung vào chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, không phát triển quá
nhanh về số lượng; đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao của Phụ
huynh học sinh, tạo niềm tin vững chắc trong nhân dân.
 Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm… thường xuyên kiểm tra và quan
tâm đến bữa ăn của trẻ.
 Tiếp cận phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hiện đại; Tăng cường
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường và các cơ sở khác trong nước,
tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn do phòng GD-ĐT và
Sở GD – ĐT tổ chức.
 Tham gia thi Giáo viên dạy giỏi, các hội thi nghề giỏi trong CS và các cấp.
17
 Xây dựng các chương trình giáo dục lồng ghép nhằm tăng cường hiệu quả giáo
dục, bồi dưỡng năng khiếu,văn hóa cho trẻ.
 Xây dựng và thực hiện nề nếp sinh hoạt của trẻ, đẩy mạnh hoạt động giáo dục
thể chất, văn hóa, thẩm mỹ cho trẻ.
6. Công tác quản lý:
 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục: các bộ phận báo cáo hàng tuần,
hàng tháng.
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
 Tích cực đôn đốc kiểm tra các hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.
 Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên,
nhân viên cơ sở.

X. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ MẦM NON TƯ THỤC VẦNG


TRĂNG
1. Về số lượng:
 Số nhóm lớp: 06 nhóm lớp.
 Số trẻ: từ 50 đến 100 trẻ.
 Tỷ lệ chuyên cần: phấn đấu từ 90% -95%.
2. Về chất lượng:
a. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ
 Cơ sở mầm non tư thục VẦNG TRĂNG phấn đấu đảm bảo an toàn tuyệt đối
tính mạng trẻ, không để xảy ra tai nạn, ngộ độc thực phẩm. Thực hiện khẩu
hiệu: “Ở đâu có cháu ở đó có cô”.
 Quán triệt tới 100% CBGV thực hiện tốt quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Hàng tháng tổ chức cân, đo chiều cao cân nặng cho trẻ nhẹ cân, béo phì (nếu
có). 100% trẻ được theo dõi cân nặng và chiều cao dựa trên biểu đồ tăng trưởng
để phân loại sức khỏe cho trẻ. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1 năm 2
lần: tháng 10 và tháng 4, cân đo 1 năm 4 lần. Phấn đấu cho trẻ khỏe mạnh tăng
cân đều đặn, hạn chế tỷ lệ SDD, béo phì.
 Thực hiện nghiêm túc các quy định thu chi trong công tác nuôi dưỡng.
 Xây dựng thực đơn theo mùa, theo tháng, định lượng, tính dưỡng chất hàng
ngày, công khai khẩu phần ăn của trẻ, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm
tỷ lệ trẻ SDD, tỷ lệ trẻ thấp còi, tỷ lệ trẻ béo phì. Phấn đấu cuối năm học 95%
các cháu phát triển bình thường.
 Thực hiện ký hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch với các hãng tin cậy, có
nguồn gốc rõ ràng.
18
 Thực hiện lưu nghiệm thức ăn hàng ngày theo đúng quy định.
 Trang bị đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ thực hiện tốt công tác lao
động tự phục vụ, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, 100% trẻ
biết vệ sinh răng miệng (95%-100% trẻ 3-6 tuổi biết súc miệng nước muối).
 Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gồm: 6 người
 Nhiệm vụ của ban chỉ đạo khi có dịch bệnh phải nắm bắt kịp thời báo cáo tình
hình về cho chủ lớp, có biện pháp phòng dịch khoanh vùng nơi có dịch bệnh
kịp thời tránh lây lan ra diện rộng. Đồng thời thông báo cho phụ huynh biết
phòng tránh cho trẻ kịp thời.
b. Công tác giáo dục:
 Cơ sở mầm non tư thục VẦNG TRĂNG, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và
giảng dạy trẻ nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả về thể
chất lẫn tâm hồn. Các cháu mạnh dạn hồn nhiên trong giao tiếp, biết quan tâm
tới những người xung quanh, biết vâng lời, biết yêu thương kính trọng cô giáo
và người lớn, biết nhường nhịn em nhỏ, vui chơi đoàn kết với bạn bè , có ý
thức học tập, nắm vững nội dung bài học, biết yêu quý cảnh đẹp của thiên
nhiên, biết giữ gìn môi trường sạch sẽ, biết lao động tự phục vụ bản thân và
giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức…
 Căn cứ vào biên chế năm học của Phòng giáo dục thị xã Từ Sơn để chỉ đạo xây
dựng chương trình học phù hợp với các lứa tuổi.
 Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo từng độ
tuổi.
 100% CBGVNV không vi phạm quy chế chăm sóc giáo dục trẻ.
 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đảm bảo chất lượng hiệu quả.
 Hoàn thành việc trang trí lớp theo chủ đề. Thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới.
 Quán triệt trong CBQL, GV và phụ huynh về vai trò của việc chuẩn bị cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1, cam kết không dạy trẻ trước chương trình lớp 1.
 Thực hiện các chuyên đề giáo dục âm nhạc, giáo dục dân số, giáo dục bảo vệ
môi trường, giáo dục dinh dưỡng, đầy mạnh giáo dục thể chất, giáo dục luật lệ
an toàn giao thông cho trẻ. Cho trẻ tập làm quen với các phương tiện giao
thông, trẻ được trải nghiệm: thực hành đi xe đạp trong sân trường.
 Xây dựng và tổ chức tốt chương trình văn nghệ chuẩn bị cho các ngày lễ hội
như: khai giảng năm học, tết trung thu, kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày
Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 19/5, Tổng kết năm học, Liên hoan ngày quốc tế
thiếu nhi 1/6…
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghê thông tin trong thực hiện Chương trình giáo
dục mầm non mới, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, soạn giáo án điện tử,

19
cho trẻ làm quen với máy tính qua các giờ thực hành trên máy tính ( Lứa tuổi
Mẫu giáo lớn).
c. Biện pháp:
 Bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên về nội dung chương trình giáo dục mầm
non mới, áp dụng những kiến thức của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.
 Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày,
dự giờ các lớp rút kinh nghiệm mỗi tháng 1-2 lần/ lớp phát hiện những vướng
mắc về chuyên môn để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
 Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng cách: Tổ chức chuyên đề, kiến tập,
hội giảng, tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, tổ chức thi làm đồ dùng dạy
học và đồ chơi.
 Tạo điều kiện cho chị em được học tập các lớp bồi dưỡng về chuyên môn của
phòng, sở để nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề.
 Đánh giá trẻ theo đúng quy định vào tháng 4.
3. Công tác xây dựng đội ngũ CBGVNV.
 Cơ sở Vầng Trăng phấn đấu xây dựng đội ngũ CBNV nhà trường thành một
tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong công
tác.
 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Gương
mẫu, thương yêu học sinh, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ.
 Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
 Nêu cao trách nhiệm và chịu trach nhiệm trước công việc mình đảm nhiệm.
Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT “Xây dựng nhà
trường thân thiện – Học sinh tích cực.”
* Tổ chức thực hiện:
 Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Bồi dưỡng
nâng cao tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề
nghiệp, thực hiện chuẩn nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo.
 Thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách
nhiệm – Văn Minh – Thanh Lịch” trong nhà trường; “Xây dựng nhà trường
thân thiện, học sinh tích cực”.
 Tổ chức các hoạt động tập thể có nội dung thiết thực để nêu gương cá nhân tích
cực, có thành tích: Hội giảng, hội diễn, hội thi… nhân các ngày lễ 20/10, 20/11,
8/3.
20
 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV theo chuẩn nghề nghiệp.
 Cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của phòng, sở tổ
chức. Tổ chức chuyên đề, kiến tập, hội giảng giáo viên giỏi để chị em trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau, đi dự giờ các trường điểm của Quận, Thành phố.
 Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBGVNV.
 Trả lương cho giáo viên đúng thời hạn, phù hợp với công việc, đảm bảo đời
sống cho chị em. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên
nhân dịp các ngày lễ, tết để chị em phấn khởi yên tâm công tác. Giải quyết kịp
thời những vướng mắc trong tập thể sư phạm.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBGVNV hàng năm.
Tổ chức thăm hỏi động viên CBGVNV khi gia đình hoặc bản thân có việc
hiếu, hỉ, ốm đau, thai sản…
4. Công tác xã hội hóa giáo dục.
 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi
dạy con khoa học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Chủ động phối hợp với
gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ thông qua các hoạt động như:
Họp phụ huynh, các hội thi, các ngày lễ, ngày hội, góc tuyên truyền, thông tin
trên mạng…
 Sử dụng tốt nguồn kinh phí đóng góp xây dựng của phụ huynh

5. Công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất – Trang thiết bị phục vụ giảng
dạy, học tập vui chơi và sinh hoạt của trẻ.
 Cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
phục vụ các cháu vui chơi, sinh hoạt và học tập theo đúng Thông tư
34/2010/TT – BGD&ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào đạo ban
hành Danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo
dục mầm non, sử dụng hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Phấn đấu xây dựng môi trường: Xanh – Sạch – Đẹp.
 Quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất, dụng cụ các phòng chức năng, bổ sung
thêm đồ chơi trong lớp các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy, học tập và
sinh hoạt của trẻ.
 Có sổ theo dõi tài sản của nhà trường và của từng lớp. Hàng quý có kiểm kê tài
sản, mất mát hư hỏng phải bồi thường.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dậy.
 Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ giáo viên, danh bạ học sinh bằng vi tính, thiết
lập phần mềm dinh dưỡng để xây dựng thực đơn và tính dưỡng chất hàng ngày.
21
 Triển khai cho giáo viên soạn giáo án điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy trẻ.
 Thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Sử dụng hệ
thống mạng để quản lý tài chính, chuyên môn, nhà ăn…

7. Công tác quản lý:


 Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, chỉ đạo giáo viên-
nhân viên xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ chuyên môn.
 Kiểm tra đánh giá giáo viên trong việc chấp hành quy chế chuyên môn, kiểm
tra trình độ nghiệp vụ tay nghề. Kiểm tra kết quả thể hiện trên trẻ.
 Kiểm tra giáo viên thường kỳ hoặc đột xuất nhằm đánh giá thực chất việc thực
hiện quy chế chuyên môn, quy chế chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đồng
thời phát hiện những sai sót lệch lạc để uốn nắn kịp thời.
 Kiểm tra đánh giá có kế hoạch, công khai, đảm bảo tính khách quan, công
bằng, dân chủ và đúng thực chất.
 Quản lý tốt việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo khẩu
phần ăn và chất lượng bữa ăn cho trẻ.
 Thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu trong nội bộ, các chế độ của CB,
GV, NV được công khai, dân chủ.
 Thực hiện tốt phương châm: Bám sát cơ sở, kỷ cương trong quản lý, thực chất
trong đánh giá, thực hiện đổi mới trong đánh giá giáo viên và đánh giá học
sinh.
 Tăng cường công tác quản lý tài chính, kiểm kê hàng tháng đảm bảo dân chủ
công khai.
8. Công tác thi đua khen thưởng:
 Xây dựng tiêu chí thi đua vẫn căn cứ tiêu chí đó để đánh giá xếp loại giáo viên
hàng tháng. Cuối học kỳ và cuối năm học bỏ phiếu tín nhiệm các đồng chí giáo
viên giỏi, giáo viên xuất sắc đề nghị khen thưởng. Bình xét thi đua công khai,
công bằng dân chủ.
9. Công tác thông tin, báo cáo:
Thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin báo cáo, nộp
và nhận thông tin báo cáo đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đầy đủ, chính xác.
Có kế hoạch cập nhật lưu trữ thông tin, từng bước ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý giáo dục.
10. Dự kiến các khoản thu của nhà trường trong từng năm học như sau:

22
Nội dung Năm 2016 - 2017 Năm 2017 - 2018 Năm 2018 - 2019

Học phí 1 350 000 đ/tháng 1 400 000 đ/tháng 1 400 000 đ/tháng
Học phẩm + CSVC 300 000 đ/ năm 300 000 đ/ năm 300 000 đ/ năm
Tiền ăn 30 000 đ/ ngày 30 000 đ/ngày 30 000 đ/ngày

23
XI. KẾT LUẬN:

Trên đây, là toàn bộ Đề án hoạt động của cơ sở mầm non tư thục Vầng Trăng.
Với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào phát triển sự nghiệp giáo dục và đào
tạo của đất nước, tôi kính mong UBND Phường Đình Bảng, phòng Giáo dục và
Đào tạo Thị Xã Từ Sơn tạo điều kiện giúp đỡ để Đề án xin cấp phép hoạt động cơ
sở mầm non tư thục Vầng Trăng của chúng tôi sớm được phê duyệt, tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ sở đi vào hoạt động nhằm tích cực phục vụ cho nhu cầu của nhân
dân trong khu vực, chúng tôi nguyện sẽ cống hiến hết mình vào công cuộc xây
dựng ngành học mầm non Thị Xã Từ Sơn nói chung và phường Đình Bảng nói
riêng để ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

CHỦ CƠ SỞ

Nguyễn Thị Thu Giang

24
25

You might also like