You are on page 1of 3

Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện - Phần 1A - Song Nguyên http://www.songnguyen.vn/vi/tin-tuc/bien-tan/268-anh-huong-cua-bien-ta...

Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện - Phần 1A
PHẦN 1A: ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG CÁCH ĐIỆN

Sự phát triển của công nghệ bán dẫn công suất đã giúp tạo ra nhiều thành quả mà còn tạo ra những công tắc điện tử
nhanh hơn.
Các loại IGBT tần số đóng ngắt cao mang đến một số hiệu ứng không mong muốn như gia tăng sự phát sóng điện từ và
khả năng tạo ra các gai điện áp trên cực đấu dây của động cơ điện giống như khi tốc độ thay đổi điện áp dv/dt tăng cao.

Tùy thuộc vào đặc tính điều khiển và công nghệ điều chế xung PWM được sử dụng, khi động cơ điện cảm ứng rotor
lồng sóc được cấp bởi biến tần, những xung này kết hợp với trở kháng của cả dây dẫn và động cơ có thể gây nên quá áp
lặp đi lặp lại trên cực đấu dây động cơ (motor terminal). Chuổi xung quá áp này có thể dẫn đến sự xuống cấp hệ thống
cách điện của động cơ điện và dẫn đến giảm tuổi thọ.
Dây dẫn và động cơ điện có thể được xem như là một mạch cộng hưởng được kích bởi các xung vuông của biến tần. khi
các giá trị R, L và C được cấp các xung quá áp (VDC ≈ Vin), mạch đáp ứng với những kích thích này thành "overshoot".
Các overshoot này tác động đặc biệt lên lớp cách điện bên trong của cuộn dây ngẫu nhiên nào đó và phụ thuộc vào các
yếu tố như: thời gian tăng của xung áp (rise time), chiều dài và loại dây dẫn, thời gian ngắn nhất giữa các xung liên tục,
tần số sóng mang (switching frequency) và vận hành nhiều động cơ (1 biến tần điều khiển nhiều động cơ điện).

Thời gian tăng (Rise time)

Điện áp PMW cần thời gian để tăng từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất. chu kỳ này thường được gọi là rise time. Do
tần số đóng ngắt tầng nghịch lưu của biến tần rất nhanh cùng với sự phát triển của điện tử công suất, thời gian chuyển
đổi này có khuynh hướng ngày càng giảm. Động cơ điện vận hành bởi biến tần phải chịu dv/dt cực lớn cho nên vòng dây
đầu tiên của cuộn dây đầu tiên bị chịu đựng mức điện áp cao. Vì thế biến tần có thể được xem là gây nên quá áp (stress)
trên cuộn dây của động cơ điện, dù còn tính cảm hay tính dung, các xung áp giảm xuống trên các cuộn dây tiếp theo.

Rise time (tr) có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ cách điện, bởi vì tr càng ngắn, tỉ lệ dv/dt trên cuộn dây đầu tiên càng
lớn và điện áp giữa các vòng dây càng lớn là nguyên nhân làm cho lớp cách điện hao mòn đi nhanh chóng. Do đó hệ
thống cách điện của động cơ điện phải có đặc tính cách điện cao để có thể chịu đựng dv/dt trong môi trường PWM.

Còn tiếp...

2 25/12/2016 3:20 PM
Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện - Phần 1B - Song Nguyên http://www.songnguyen.vn/vi/tin-tuc/bien-tan/269-anh-huong-cua-bien-ta...

Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện - Phần 1B
Chiều dài dây dẫn:

Bên cạnh rise time, chiều dài dây dẫn là một yếu tố dễ nhận thấy có ảnh hưởng đến hiện tượng quá áp trên cực đấu dây
động cơ điện. Dây cáp điện có thể được xem là một dây truyền tải với các cảm kháng/dung kháng phân bố dọc theo
chiều dài của nó. Với mỗi xung điện áp, biến tần truyền một năng lượng vào dây dẫn, nạp vào các phần tử thụ động này.

Tín hiệu truyền đến động cơ điện thông qua dây dẫn bị phản xạ một phần, gây nên quá áp, bởi vì trở kháng tần số cao
của động cơ điện cao hơn trở kháng của dây dẫn. Dây dẫn quá dài sẽ gây ra quá áp tại cực đấu dây của động cơ. Mức
quá áp cũng phụ thuộc vào loại dây dẫn. Dưới đây là hình ảnh minh họa điện áp đo được tại cực đấu dây biến tần (dây
dẫn 0 feet) và điện áp đo tại cực đấu dây động cơ điện (tương ứng với các chiều dài dây dẫn khác nhau: 65.5ft, 98.5ft và
328ft)

2 trong 5 25/12/2016 3:21 PM


Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện - Phần 1B - Song Nguyên http://www.songnguyen.vn/vi/tin-tuc/bien-tan/269-anh-huong-cua-bien-ta...

Hiện tượng Corona:

Phụ thuộc vào chất lượng, độ đồng nhất của vật liệu cách điện. Lớp cách điện trên dây quấn có thể tồn tại bọt chân
không, tại đó có thể làm phát triển các tổn hại vật lý. Sự giảm sút chất lượng cách điện do quá áp xảy ra được gọi là rò rỉ
là một hiện tượng phức tạp bắt nguồn từ hiệu ứng Corona.
Giữa các vòng dây quấn có một điện thế, điện thế này làm gia tăng trường điện xung quanh. Nếu cường độ trường điện
này đủ lớn (nhưng nhỏ hơn điện áp đánh thủng của vật liệu cách điện), độ cách điện của không khí sẽ bị đánh thủng và
nếu có đủ năng lượng thì Oxy sẽ bị ion hóa thành Ozone. Ozone có tính Oxy hóa rất cao sẽ tấn công lớp cách điện và
phá hủy chúng. Hiện tượng này phụ thuộc nhiều vào thiết kế dây quấn, cấp cách điện, nhiệt độ và độ ẩm...

Hiện tượng rò rỉ sau thời gian dài hoạt động sẽ làm giảm độ cách điện của động cơ điện trong khi sự ăn mòn (do Ozone)
làm giảm độ dày lớp cách điện kết quả là điện áp đánh thủng của lớp cách điện bị giảm dưới mức điện áp đỉnh dẫn đến
đánh thủng lớp cách điện.

CÔNG TY TNHH K THUẬT SONG NGUYÊN

Văn phòng: 15E Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Đi n tho i: (08) 38 165 179 - 38 165 128
Fax: (08) 38 164 028
Email: info@songnguyen.vn
Website: http://songnguyen.vn

Nhà cung c p: bi n t n, đ ng cơ đi n, t đi n đi u khi n, bơm đi u áp, linh ki n khí nén và gi i pháp tích h p h th ng
chuyên nghi p

3 trong 5 25/12/2016 3:21 PM

You might also like