You are on page 1of 9

Kì thi quốc gia Tuymaada lần thứ 18-2011-Junior

Bài 1: Ba vật

Một hệ thống gồm ba vật nặng có khối lượng lần lượt là m1 , m2 và m3 , một
ròng rọc động và hai ròng rọc cố định (hình 1) đang ở trạng thái đứng yên.

1. Tìm mối liên hệ giữa các khối lượng.


2. Ròng rọc bên trái dịch sang ngang qua bên trái một đoạn ∆x. Ròng rọc ở
giữa sau khi đạt trạng trạng thái cân bằng sẽ ở độ cao cao hơn hay thấp hơn
so với vị trí cân bằng ban đầu? Tìm độ chênh lệch ∆y giữa hai độ cao này.
Giả thiết các ròng rọc nhẹ, không có ma sát trên ròng rọc, các vật và ròng rọc
không tương tác trực tiếp với nhau.

Bài 2: Tính chất dẻo của graphene

Giải thưởng Nobel 2010 được trao cho A. Geim và K. Novoselov vì đã khám
phá ra graphene, một lớp graphite đơn nguyên tử có bề dày h = 0, 335(nm).
Trong báo cáo của ngài ở MIPT Konstantin Novoselov ( đại học MIPT, FPQE,
1997) đề cập đến những tính chất cơ học độc đáo của graphene. Graphene là
một trong những vật liệu đàn hồi và cứng nhất được biết đến: suất Young của
nó lớn hơn của kim cương còn độ cứng của nó lớn hơn gấp hai lần của thép
đặc biệt. Hơn nữa, phim làm từ graphene thật sự đàn hồi. Ý tưởng và số liệu
của bài sau lấy từ một bài báo từ một nhóm các nhà khoa học thuộc trường
Columbia, USA, là nhóm đầu tiên nghiên cứu tính đàn hồi của graphene.

1
Thực nghiệm nghiên cứu tính đàn hồi của graphene được thực hiện theo cách
sau (hình 2). Đầu dò kim cương của một kính hiển vi lực nguyên tử (atomic-
force microscope) có hình dạng một lưỡi dao mỏng đặt ở giữa một màng phim
graphene với lực F , màng phim được cố định (nhưng không khít chặt) trên cách
cạnh của một rãnh mỏng chiều dài 2l = 1(µm). Áp lực được phân bố đều trên
toàn bộ bề mặt của màng graphene với chiều rộng là d = 0, 5(µm) (nếu được
đo trực tiếp trên mặt phẳng trên hình 2). Độ cong của màng là x0 = 100(nm)
khi đặt một lực F0 = 1, 6(µN ), độ cong tối đa của màng là xmax = 332(nm)
khi đặt một lực Fmax = 48(µN ).
Cho rằng khi đạt đến giới hạn thì định luật Hooke vẫn áp dụng được, tức là
σ = Eε, trong đó σ là ứng suất nén (lực nén trên một đơn vị diện tích), E là
suất Young (hằng số đàn hồi của vật liệu), ε là độ biến dạng tương đối (độ biến
dạng thêm trên chiều dài ban đầu). Độ biến thiên chiều dày và chiều rộng của

2
màng có thể bỏ qua.

1. Xác định sự phụ thuộc của độ cong nỏ x vào lực F đặt vào.
2. Xác định suất Young E của graphene.
3. Xác định sự biến dạng tương đối tối đa εmax . Tỉ lệ phần trăm tấm màng
graphene được kéo dài là bao nhiêu?
4. Xác định ứng suất nén cực đại σmax của graphene.
5. Giả sử trong thí nghiệm tương tự, chúng ta kiểm tra độ cứng của băng keo
không làm từ polietilen mà từ vật liệu với độ đàn hồi và độ cứng tương tự
graphene, tức là có cùng suất Young, độ biến dạng tương đối tối đa cũng như
độ cứng. Lực tối đa ta có thể đặt vào chính giữa để "băng keo graphene" với
chiều dài H = 0, 1(mm), chiều dài 2L = 2(cm) và chiều rộng D = 0, 5(cm) là
bao nhiêu?

Bài 3: Ao nước vào mùa đông

Một ao hình trụ đầy nước với độ sâu H = 1(m) ở nhiệt độ T1 = 7◦ C.


Đột nhiên tuyết bắt đầu rơi với nhiệt độ tuyết T2 = 0◦ C. Độ dày của lớp
tuyết tăng với vận tốc v = 0, 1(m/h) và khối lượng tuyết tăng với tốc độ
µ = 10(kg/(m2 .h)). Tại thời điểm t bằng bao nhiêu bề mặt hồ sẽ bị bao phủ bởi
tuyết khô có độ dày h = 0, 05(m)? Xác định độ biến thiên ∆H của độ sâu của hồ
tại thời điểm đó. Khối lượng riêng của nước đá là ρs = 900(kg/m3 ), khối lượng
riêng của nước là ρw = 1000(kg/m3 ) và phụ thuộc rất ít vào nhiệt độ, giá trị lớn
nhất của nó ở Tmax = 4◦ C. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200(J/(kg.◦ C),
ẩn nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 335(kJ/kg). Sự dẫn nhiệt của nước,
tuyết và không khí có thể bỏ qua.
Gợi ý: Trạng thái của hệ tại thời điểm đó được mô tả qua hình vẽ.

3
Bài 4: Mạch điện chưa biết

Một mạch điện chưa biết chỉ gồm các nguồn điện không đổi và điện trở, và
có hai nút. Vôn kế lý tưởng mắc với hai nút và cho giá trị U0 . Khi mắc điện
trở R1 với hai nút, vôn kế cho giá trị U1 . Vôn kế sẽ cho giá trị U2 bằng bao
nhiêu khi tiếp tục mắc điện trở R2 với hai nút (mà không tháo điện trở đầu tiên)?

4
Kì thi quốc gia Tuymaada lần thứ 18-2011-Senior

Bài 1: Ống chữ U

Một ống chữ U cao và thon với tiết diện ngang đồng nhất và hai đầu hở chứa
nước. Một ống được đổ thêm dầu ở trên mặt nước với chiều cao H = 25(cm),
khối lượng riêng của dầu là ρ = 0, 8(g/cm3 ) (hình vẽ). Người ta kéo bình chuyển
động thẳng đứng với gia tốc a tối thiểu bằng bao nhiêu để mực chất lỏng hai ống
bằng nhau? Các chất lỏng không chảy khỏi ống, dầu không trộn lẫn với nước
và không dịch chuyển đến đoạn nằm ngang của ống có chiều dài L = 5(cm). Bỏ
qua hiện tượng bề mặt.

Bài 2: quá trình đoạn nhiệt

Trong một quá trình đẳng nhiệt chuẩn tĩnh của khí lí tưởng, trong đó thông
số trạng thái là áp suất P và thể tích V của khí thỏa mãn một lần phương trình:
P − P0 V − V0
| |+| |=1
∆P ∆V
trong đó P0 ; ∆P ; V0 ; ∆V là các hằng số đã biết của các đại lượng tương ứng,
với P0 > ∆P > 0 và V0 > ∆V > 0. Ở trạng thái ban đầu bình chỉ chứ khí X,
sau đó được bơm thêm khí Y. Khối lượng mol của của hai khí là giống nhau.
1. Tính công A khí thực hiện trong toàn bộ quá trình.
2. Lượng khí tăng lên một lượng α bằng bao nhiêu sau toàn bộ quá trình.
3. Tìm tỉ lệ β khí X chiếm trong hỗn hợp sau toàn bộ quá trình.

5
Bài 3: Độ linh động của hạt tải điện của graphene

Giải thưởng Nobel 2010 được trao cho A. Geim và K. Novoselov vì đã khám
phá ra graphene, một lớp graphite đơn nguyên tử có bề dày h = 0, 335(nm).
Graphene có một tính chất dẫn điện đặc biệt, nó được dùng trong lĩnh vực na-
noelectronics thay cho những nguyên liệu truyền thống vì độ linh động lớn của
hạt tải điện của nó. Dữ liệu của bài sau lấy từ bài báo: ”Electronic transport in
graphene” (Morozov S.V., Novoselov K.S., Geim A.K.) được in trong ”Advances
in PhysicalScience” (Issue 7, 2008). Tính dẫn điện của graphene được nghiên cứu
như sau (hình vẽ). Một màng phim graphene chiều dài L và chiều dày H = L/2
(là cạnh vuông góc với mặt phẳng hình vẽ), nằm trong một tấm silicon nền dẫn
điện tốt và phủ ở ngoài một lớp silicon oxit với bề dày d = 300(nm) và hẳng
sồ điện môi ε = 4, 5. Trong graphene, mật độ các hạt tải điện tự do là rất ít,
nhưng khi đặt một hiệu điện thế E giữa màng phim graphene và tấm silicon
nền thì mật độ của của electron sẽ tăng đáng kể (còn gọi là electron doping), từ
đó, điện trở R của màng phim được kiểm soát (transistor hoạt động dựa trên
nguyên lý này). Điện trở của màng được đo bởi ohm kế phụ thuộc vào hiệu điện
thế E, khi E = 10(V ) thì R = 0, 8(kΩ). Tính độ linh động µ của hạt tải điện
từ những dữ liệu trên.

Lưu ý: Độ linh động là tỉ số giữa tốc độ trôi v và điện trường E: µ = v/E.

Bài 4: Thấu kính

Trong hệ tọa độ phẳng, trục Ox là trục chính của một thấu kính mỏng xét
với điều kiện tương điểm, trục Oy thuộc mặt phẳng thấu kính vuông góc với
trục Ox. Vật là một tam giác vuông ABC vuông tại C và cho ảnh A’B’C’ vuông
tại C’ với C’ là ảnh của C qua thấu kính. Tiêu cự của thấu kính là f , tọa độ
điểm C(x, y) là đã biết, với x < 0; y 6= 0. Tìm góc giữa cạnh CA và CB hợp với
chiều dương của trục Ox.
Lưu ý: Thấu kính có thể là thấu kính hội tụ(f > 0) hoặc phân kỳ(f < 0).

6
7
Kỳ thi quốc gia Tuymaada lần thứ 18-2011-Junior-thực hành

Bài 1: Hộp ”xám” cơ học

Xác định sơ đồ đơn giản nhất của hộp ”xám” và độ cứng của ba lò xo k1 ; k2
và k3 bên trong nó.
Thiết bị: hộp ”xám” với thanh A và thanh B, lực kế, giấy vẽ đồ thị, kẹp.
Hướng dẫn: Một lò xo có thể chịu tối đa 5(N ).

Bài 2: Hộp ”đen” điện học

1. Một biến trở hộp ”đen” có điện trở R giữa hai nút phụ thuộc vào góc xoay
α của núm xoay. Tìm mối liên hệ giữa R và α.
2. Xác định sơ đồ đơn giản nhất của hộp ”đen”.
3. Xác định các đặc điểm của các thành phần mà hộp đen chứa trong đó.
Thiết bị: hộp ”đen” với hai nút A và B, và núm điều chỉnh, máy đo vạn năng,
nguồn điện không đổi, điện trở, dây dẫn, giấy vẽ đồ thị, thước đo.
Lưu ý: Hộp đen có thể chứa (không nhất thiết) điện trở không đổi hoặc thay
đổi, tụ điện và diode. Không dùng máy đo vạn năng ở dạng Ohm với hộp ”đen”.

8
Kỳ thi quốc gia Tuymaada lần thứ 18-2011-Senior-thực hành

Bài 1: Tam giác

Xác định diện tích hình tam giác cho sẵn.


Thiết bị: Tam giác cho sẵn, giấy kẻ ô li không biết sẵn kích thước, đồng hồ bấm
giờ, kim găm, có thêm kẹp.

Bài 2: Hộp ”đen” điện học

1. Một biến trở hộp ”đen” có điện trở R giữa hai nút phụ thuộc vào góc xoay α
của núm xoay. Tìm mối liên hệ giữa R và α.
2. Xác định sơ đồ đơn giản nhất của hộp ”đen”.
3. Xác định các đặc điểm của các thành phần mà hộp đen chứa trong đó.
Thiết bị: hộp ”đen” với hai nút A và B, và núm điều chỉnh, máy đo vạn năng,
nguồn điện không đổi, điện trở, dây dẫn, giấy vẽ đồ thị, thước đo.
Lưu ý: Hộp đen có thể chứa (không nhất thiết) điện trở không đổi hoặc thay
đổi, tụ điện và diode. Không dùng máy đo vạn năng ở dạng Ohm với hộp ”đen”.

You might also like