Tailieumienphi - VN SKKN Mot So Bien Phap Nang Cao Chat Luong Hoat Dong Kham Pha Khoa Hoc Cho Tre 5 PDF

You might also like

You are on page 1of 45

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám 
phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”
2.  Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức
3. Tác giả: 
Họ và tên:             Bùi Thị Mai                                        Giới tính:   Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 20/07/1992
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm
           Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Cao An
 Điện thoại: 0982014171
4. Đồng tác giả (nếu có), chịu trách nhiệm nội dung: Không có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Cao An
  Địa chỉ: Cao An ­ Cẩm Giàng ­ Hải Dương 
6.  Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi
7.  Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường, giáo viên, các 
cháu, phụ huynh, tài liệu liên quan đến sáng kiến
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2015.        

TÁC GIẢ  XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG 
(ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN

 
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
(đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)

1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

              Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non  
cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng , “trẻ chơi mà học, học mà 
chơi”, thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ tất cả đều mới 
lạ  với biết bao điều kỳ  diệu và “vì sao lại thế?” hoặc   “vì sao thể  nhỉ” 
....Luôn là những câu hỏi thắc mắc , là những điều trẻ luôn khao khát muốn 
biết, muốn tìm hiểu  và khám phá. Trẻ  càng lớn tuổi thì nhu cầu muốn tìm  
hiểu, khám phá thế  giới xung quanh trẻ  càng cao và các câu hỏi, thắc mắc 
đặt ra cho người lớn càng nhiều. Vì vậy việc giúp trẻ  trả  lời những thắc 
mắc và có những hiểu biết về  thế  giới xung quanh là 1 nhiệm vụ  vô cùng  
quan trọng đối với giáo viên mầm non. Bởi thời gian trẻ  ở với các cô trong  
ngày là nhiều nhất.  Ở  trường mầm non trẻ  không những được quan tâm 
chăm sóc mà trẻ  còn được tham gia vào các hoạt động học khác nhau như: 
làm quen với toán; Làm quen văn học; Phát triển thể  chất…Trong đó hoạt 
động khám phá khoa học  có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận 
thức cho trẻ và hình thành các kỹ năng.
Khám phá khoa học sẽ  giúp trẻ    nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự 
nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, so sánh, 
phân loại, dự  đoán, suy luận, chia sẻ  thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra 
quyết định… nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên. Khoa học phù 
hợp với mức độ  phát triển của trẻ sẽ  nuôi dưỡng, phát triển ở  trẻ  trí tò mò  
và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Là cơ  hội để 
trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân. Được thực hành các 

2
kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ 
và tiếp nhận thông tin…Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú. 
Do đó, trong công tác giáo dục trẻ  mầm non thì việc cho trẻ  khám phá 
khoa học là không thể  thiếu, có tác dụng về  mọi mặt  như: ngôn ngữ, đạo  
đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực…Nhất là đối với trẻ 5­ 6 tuổi thì việc giúp trẻ 
khám phá khoa học lại càng quan trọng. Đây là lứa tuổi có nhiều câu hỏi  
muốn hỏi giáo viên nhất và nhu cầu, mong muốn được khám phá khoa học 
cao nhất.  Khả  năng nhận thức của lứa tuổi này cao hơn các lứa tuổi khác  
nên mức độ, yêu cầu về kiến thức của trẻ về khám phá khoa học cao hơn và 
có chiều sâu hơn nhiều so với lứa tuổi dưới.
Vì vậy, tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề  tài “Một số biện pháp nâng cao 
chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Căn cứ  vào yêu cầu của đề  tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ 
Mầm Non 5 – 6 tuổi trường mầm non tôi công tác.
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề 
mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non  
từ 5 – 6 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác .
Đề  tài được tiến hành từ  tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 tại  
lớp mẫu giáo 5 tuổi C
3. Nội dung sáng kiến
Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp  
phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự  ham thích học hỏi 
của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới với giáo viên mầm non trong  
quá trình lựa chọn và tổ  chức các hoạt động   khám phá khoa học của trẻ. 
Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ  yếu sử 
dụng phương pháp dùng lời, trực quan để  dạy thì chương trình mầm non 
mới lại đòi hỏi người giáo viên phải tăng cường sử  dụng các ph ương pháp 

3
thí nghiệm, thực nghiệm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, tham gia khám  
phá các hoạt động khám phá khoa học. Do vậy, bên cạnh biện pháp dùng lời 
và trực quan,   tôi luôn cố  gắng tìm ra những biện pháp, hình thức để  trẻ 
được tiếp thu , được khám phá khoa học một cách chủ động bằng cách tăng 
cường cho trẻ được thí nghiệm, thực nghiệm để  nâng cao chất lượng khám 
phá khoa học cho trẻ  5 ­ 6 tuổi. Qua đề  tài nghiên cứu giúp giáo viên có 
những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ  mầm non  ở  độ 
tuổi 5­ 6 tuổi. Sau khi vận dụng đề  tài sẽ  góp phần đắc lực cho quá trình  
hình thành nhân cách cho trẻ. 

4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động quan 
trọng trong việc giáo dục trẻ  ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích 
cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình  
cảm thẩm mỹ đạo đức. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy đã đạt 
được những kết quả như mong đợi, các cháu đã thích thú, tích cực với hoạt 
động khám phá hơn, mạnh dạn đưa ra câu hỏi và các kỹ  năng của trẻ  được  
nâng cao rõ rệt. Đây chính là động lực lớn để  tôi tiếp tục thực hiện những  
bước tiến tiếp theo trong kế hoạch chăm sóc và giáo dục các cháu.

5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

Qua đây tôi khuyến nghị với nhà trường chú trọng và quan tâm đến trẻ 
5 – 6 tuổi nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tạo môi 
trường phong phú cho trẻ trải nghiệm, để các cháu nhận được sự chăm sóc ­ 
giáo dục tốt nhất..

4
 

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
Khám phá khoa học với trẻ  nhỏ  là quá trình trẻ  tích cực tham gia hoạt 
động thăm dò, tìm hiểu thế  giới tự  nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh,  
phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luân, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa 
ra quyết định...Mục tiêu của khám phá khoa học dành cho trẻ  mầm non là: 
Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự  nhiên của trẻ  về  thế  giới. Mở  rộng và 
trau rồi các kĩ năng quan sát, so sánh , phân loại, dự  đoán, suy luân, chia sẻ 
thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định... Nâng cao hiểu biết của trẻ 
về  thế  giới tự  nhiên. Khoa học phù hợp với mức độ  phát triển của trẻ  sẽ 
nuôi dưỡng, phát triển  ở trẻ  trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự  vật, 
hiện tượng xung quanh. Là cơ hội để  trẻ  bộc lộ  nhu cầu và khả  năng nhận 
thức của bản thân. Được thực hành các kĩ năng quan sát,so sánh , phân loại, 
dự  đoán, xây dựng giả  thuyết, thử  nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận 
thông tin... Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú.

5
Khoa  học không chỉ  là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường 
tìm hiểu, khám phá thế  giới vật chất. Đối với trẻ  lứa tuổi mầm non, khoa 
học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của 
khoa học (vật lý, sinh vật...).  Ở  giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết 
phải dạy hoặc giải thích những kiến thức kkhoa học cho trẻ mà quan trọng  
hơn là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, 
kích thích trẻ  quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán...về  các sự  vật hiện 
tượng xung quanh. Việc dạy khoa học cho trẻ nhỏ nên trú trọng vào quá trình 
( hoặc học thế nào) hơn là vào kết quả (hoặc học gì). Điều đó cũng có nghĩa 
là trẻ  cần được lôi cuốn vào các quá trình và trau dồi các quá trình: quan 
sát,so sánh, phân loai, thử nghiệm, phỏng đoán, suy luận...cho thích hợp với  
các tình huống của hoạt động cụ thể.
Cho trẻ làm quen với hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động 
quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần 
tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ,  
tình cảm thẩm mỹ đạo đức. 
 Việc quan trọng nhất trong sự  nghiệp trồng người là phải chăm sóc, 
giáo dục các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách  
toàn diện. Đó chính là nhiệm vụ  của ngành Giáo dục mầm non ­ mắt xích 
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
1.1. Cơ sở thực tiễn
Trong năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm  
nhóm lớp 5 – 6 tuổi. Đây là lứa tuổi đòi hỏi nhiều lượng kiến thức và thông 
tin nhất. Khác với lứa tuổi dưới,  ở lứa tuổi này trẻ lúc nào cũng muốn hỏi “ 
tại sao?” “như thế nào?” và nhu cầu muốn trò chuyện cùng cô vô cùng cao. 
Đặc biệt trẻ rất có hứng thú khi được tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. 
Thấy điều gì mới lạ là trẻ  hỏi ngay và hỏi cho đến khi nào có kết quả  mới  
dừng lại, rồi lại tiếp tục đặt các câu hỏi tại sao không thế  này? Tại sao 

6
không thế  kia…Trẻ  rất thích   thú khi được tìm tòi, khám phá về  một một 
điều gì đó hay một sự  vật nào đó. Nhu cầu và khả  năng nhận thức của trẻ 
tăng dần theo thời gian. 
Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ  nhận thức và kĩ 
năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non, nhằm hình 
thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. 
Sự  phát triển của trẻ về  trí tuệ  và sự  gia tăng về  khối lượng tri thức,  
sự  phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt 
ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.  
Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế  giới xung quanh của trẻ  mẫu 
giáo 5 ­ 6 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu  
hỏi để  tìm hiểu các sự  vật, hiện tượng xung quanh. Tổ  chức hoạt  động 
khám phá khoa học trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của  
trẻ  đã trở  thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm 
non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Ở trường mầm non trẻ  không chỉ  được chăm sóc mà còn được thực 
hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá 
khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. 
Hoạt động này nhằm thể  hiện sự  thích thú và đam mê khám phá sẽ  nuôi 
dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ  chứ không phải chỉ là những kiến thức  
khoa học mà trẻ  thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám  
phá khoa học sẽ giúp cho trẻ  dần hình thành và phát triển các kỹ  năng quan 
sát, kỹ  năng tư  duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được  
tìm hiểu khoa học. 
Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học , giáo viên sẽ  tạo cơ 
hội cho trẻ  được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tổ  chức hoạt động khám  
phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức  
tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức.  Trong thực tế, chương trình 

7
giáo dục mầm non mới đang được triển khai đại trà trên toàn quốc, việc tổ 
chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ  mẫu giáo 5 ­ 6 tuổi được  
triển khai tại các trường mầm non như thế nào là vấn đề cần được quan tâm 
và làm rõ. Nhưng làm thế nào để trẻ hứng thú hơn và chất lượng hoạt động 
khám phá khoa học được nâng cao so với trước thì đó là điều mà tôi luôn suy  
nghĩ, luôn cố gắng tìm ra những phương pháp để  nâng cao chất lượng hoạt  
động khám phá khoa học cho trẻ. Để trẻ có những kiến thức cần thiết, hiểu  
rõ hơn về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết  
cho trẻ.
Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa  
chọn đề  tài:  “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá 
khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Tình trạng trước khi thực hiện đề tài
a)Thuận lợi :
­   Phòng   GD&ĐT   và   nhà   trường   thường   xuyên   quan   tâm   bồi   dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên .
­ Được sự  quan tâm chỉ  đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và 
những lời nhận xét, góp ý của bạn bè đồng nghiệp sau mỗi giờ tổ chức hoạt  
động khám phá khoa học.
­ Bản thân luôn yêu nghề  mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. 
Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động khám 
phá khoa học và vào hoạt động vui chơi của trẻ.
­ Trẻ  tích cực đến lớp, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các 
bạn. Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp
­ Nhà trường khang trang đẹp đẽ, có đầy đủ  đồ  dùng cho trẻ  làm thí 
nghiệm và không gian rộng để  tổ  chức hoạt động khám phá. Bên cạnh đó, 
Ban Giám Hiệu nhà trường luôn ủng hộ, quan tâm đến các cháu.

8
­ Phụ  huynh nhiệt tình  ủng hộ  lớp nguyên vật liệu theo thông báo của 
giáo viên.
b) Khó khăn :
­ Góc tự nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú
­ Chưa có khu vực để nuôi các con vật: Chim, thỏ, bể cá.....
­ Vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh còn hạn chế .
­ Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa  
học chủ  yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ 
những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
­ Tài liệu, sách báo về  các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ  còn 
hạn chế.
­ Trẻ dễ tiếp thu nhưng thường dễ quên những kiến thức vừa học.
2.2. Khảo sát thực tế (số liệu điều tra trước khi thực hiện)
Trước khi thực hiện đề  tài tôi đã có những hoạt động cho trẻ  làm quen 
với khám phá khoa học và tôi thấy vốn biểu tượng về  thế  giới xung quanh 
của trẻ còn ít. Đặc biệt trẻ rất dễ nhầm lẫn khi gọi tên các con vật. 
Ví dụ như  : Tất cả các con vật biết bay, trẻ đều gọi là chim mà không  
gọi được đó là chim én hay chim bồ câu... 
Hay khi gọi tên đồ dùng dụng cụ của các nghề rất khó khăn. 
Ví dụ: Dụng cụ của nghề nông, nghề xây dựng hay khi cho trẻ quan sát 
các sự vật hiện tượng và làm các thí nghiệm đơn giản thì khả năng quan sát, 
phân loại, so sánh, phán đoán, suy luận của trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
Số liệu cụ thể qua từng hoạt động được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1 : Kết quả  tổng kết khả  năng quan sát, so sánh, phân loại, 
phán đoán, suy luận của trẻ.
(Tổng số trẻ là 32)
STT Các khả năng của trẻ Kết quả (Tỉ lệ %)
Loại tốt Loại khá Loại  Loại 
9
TB yếu
1 Khả năng quan sát 15,6 25 25 34,4
2 Khả năng so sánh 12,5 15,6 34,4 37,5
3 Khả năng phân loại 9,4 12,5 31,2 46,9
4 Khả năng phán đoán 9,4 9,4 31,2 50
5 Khả năng suy luận 6,3 15,6 37,5 40,6

Từ  kết quả   trên, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ và tìm nhiều biện pháp 
để giờ hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần  
khả  năng quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận cho trẻ, làm phong phú 
biểu 
tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ.
          Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã 
tìm ra một số biện pháp sau: 
3. Biện pháp thực hiện
3.1 Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ 5  
­ 6 tuổi
Trước hết muốn giáo dục hay hướng dẫn trẻ  trong bất kỳ  hoạt động  
nào thì điều mà giáo viên cần nắm rõ đầu tiên đó là phải biết được đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ  mà mình dạy. Từ đó, định hướng những khả  năng nhận 
thức mà trẻ  trong độ  tuổi  ấy có thể  tiếp thu được để  đưa ra những hình  
thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Bởi  ở  mỗi lứa tuổi trẻ  đều có đặc  
điểm tâm sinh lý và nhận thức khác nhau nên các phương pháp, các hình thức  
mà giáo viên muốn dạy trẻ là khác nhau. Nếu không nắm bắt rõ sẽ dẫn đến  
tình trạng hoặc kiến thức quá tải, vượt quá khả  năng của trẻ  làm cho trẻ 
mệt mỏi. Hoặc những kiến thức đó trẻ đã biết rồi mà không được cung cấp  
những kiến thức mới. 

10
Do đó, việc nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của 
trẻ  là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với độ  tuổi mẫu giáo lớn. Đây là 
độ tuổi hiếu động nhất, tò mò nhất và cũng đòi hỏi kiến thức cao nhất.
Tính tích cực nhận thức của trẻ 5­ 6 tuổi được nâng cao và có hiệu quả 
khi giáo viên nắm vững những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này.
3.2 Tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học
Đây là việc làm cần thiết nhất, vì trẻ không hứng thú tham gia thì làm 
sao có thể nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học được. Vì thế 
tôi đề xuất những biện pháp kích thích sự  tò mò, hứng thú của trẻ  về  khám 
phá khoa học như sau: 
3.2.1 Xây dựng môi trường lớp học phong phú, thu hút sự chú ý của trẻ
Môi trường lớp học ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp và trang trí khoa học  
không chỉ  tạo cho trẻ  môi trường học tập trong lành, thỏa mãn nhu cầu vui 
chơi, giao tiếp, nhận thức và hoạt động cùng nhau của trẻ mà còn tạo cơ hội  
cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo, vận 
dụng những kỹ  năng đó vào các hoạt động khác, các tình huống trong các 
hoạt động. Việc xây dựng môi trường học và vui chơi cho trẻ sẽ là phương  
tiện, là điều kiện giúp trẻ  hình thành các kỹ  năng quan sát, phân tích, và 
những đam mê tìm hiểu khám phá.
 Chính vì vậy, khi vào đầu năm học mới tôi đã rất chú ý đến việc xây 
dựng môi trường lớp học, đặc biệt là góc khám phá “Bé với thiên nhiên” 
nhằm giúp trẻ  khơi dậy tính tò mò, óc sáng tạo, những hiểu biết về  các sự 
vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục trẻ  thái độ   ứng xử  đúng đắn với 
thiên nhiên. Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động thực hành chăm 
sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi trẻ  được quan 
sát kỹ  lưỡng về  sự  phát triển của cây một cách trực tiếp và cụ  thể  nhất. 
Đồng   thời   phát   triển   ở   trẻ   khả   năng   quan   sát,   tư   duy,   so   sánh,   thảo  
luận…..Tại góc thiên nhiên tôi trồng các cây xanh như: vạn niên thanh, hoa 

11
ngọc lan, hoa tóc tiên…. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị  các chậu gieo hạt để  trẻ 
được tự gieo trồng, chăm sóc và theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây
Đối với các góc khác, tôi bố  trí đồ  dùng gọn gàng, dễ  thấy, dễ  lấy. 
Nhất là những đồ  dùng phục vụ  cho hoạt động   khám phá khoa học (kính 
lúp, bảng ghi chép quá trình theo dõi thời tiết hay sự  nảy mầm của cây...  
tranh ảnh, lô tô..)
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt 
… Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ 
cho việc đọc sách). Tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô, hoa lá ép khô, các  
loại hạt… Có ngắn nhãn mác và hình  ảnh rõ ràng để  trẻ  dễ  nhận thấy, trẻ 
được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ  chơi  ấy. Ngoài ra tôi 
cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò … vỏ trứng (vỏ bọc bên ngoài của 1 loại kẹo)  
vệ  sinh sạch sẽ   vừa làm đồ  dùng, đồ  chơi phong phú vừa rẻ  tiền vừa dễ 
kiếm .
Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .
Ví dụ : Tôi phân loại lô tô :
­  Lô tô con vật xếp vào một ô .
­ Lô tô các loại quả xếp vào một ô.
Đối với tranh đều có chữ  cái tương  ứng  ở  dưới cũng được phân loại 
xếp gọn gàng và dễ kiếm .
Tôi cố  gắng tạo cho trẻ  có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu  
khác nhau để trẻ được trải nghiệm .
Thường xuyên trang trí lớp theo chủ  đề, xây dựng nhiều góc mở  để 
cho trẻ hoạt động trong các giờ hoạt động góc.
3.2.2 Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, đa dạng và đẹp mắt
Đồ dùng, đồ chơi có sức hút vô cùng lớn đối với trẻ. Càng là những đồ 
chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, thiết kế  độc đáo, bắt mắt thì sức hút đối với 
trẻ lại càng lớn và việc dùng những đồ  dùng, đồ  chơi đó vào các hoạt động 

12
lại càng kích thích sự hứng thú của trẻ  nhiều hơn. Do đó, công tác chuẩn bị 
đồ dùng, đồ chơi cũng hết sức quan trọng.
Để  cung cấp những cơ  hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần 
tạo cho trẻ  môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn 
với các đồ dùng, đồ chơi , các nguyên vật liệu khác nhau. 
Đồ  dùng, trực quan, đồ  chơi phục vụ  tiết học nh ư  : Bàn, ghế, bảng, 
tranh, mô hình, các từ  gắn với mỗi hình  ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ 
cho cô và trẻ cùng hoạt động.
Đồ  dùng của trẻ  cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm 
kích thích hứng thú, sự  tò mò và lòng ham hiểu biết của trẻ. Tôi thường sử 
dụng đồ thật, vật thật hoặc  hình ảnh động.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi nhà trường cung cấp, tôi còn vận động 
các bậc phụ  huynh sưu tầm thêm  đồ  dùng, tranh truyện, đặc biệt là tranh,  
sách, ảnh về  các con vật, cây cối, hoa lá, quả ... Sưu tầm những câu ca dao, 
tục ngữ, đồng dao để  làm phong phú vốn hiểu biết về  môi trư ờng xung 
quanh của trẻ . Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu  
có sẵn  ở  địa phương như: Chai nhựa, hộp sữa các loại, vải vụn làm rối, 
cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, 
vỏ  cây khô. Tận dụng các hình  ảnh  ở  đốc lịch, bìa, hoạ  báo, ảnh cũ ... Vừa 
trang trí lớp vừa làm đồ  dùng, đồ  chơi trong các hoạt động khám phá khoa 
học. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ  trai  ốc, hến sò ... để  bổ  sung giá đồ 
chơi của trẻ.
Bên cạnh đó, tôi sưu tầm những bài thơ  về  môi trường xung quanh, 
sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố 
hình  ảnh, vừa để  trẻ  rèn luyện ngôn ngữ. Từ  đó tư  duy của trẻ  cũng phát 
triển.
Với những đồ  dùng, đồ  chơi được phát và tự  làm khi tôi đưa vào sử 
dụng trong giờ  hoạt động khám phá khoa học, tôi thấy trẻ  rất hào hứng, 

13
hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu  
cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ  rất  
phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về 
các con vật, các cây hoa, các loại quả ...  Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính 
xác hơn .
3.2.3 Luôn tạo sự hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình trẻ  tham gia vào  
hoạt động
Hứng thú của trẻ thường không bền vững, không ổn định. Trẻ dễ dàng 
di chuyển hứng thú của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trẻ rất 
thích cái mới lạ, hấp dẫn, sinh động. Còn những cái quen thuộc lặp đi lặp lại  
nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán. Nhất là đối với trẻ 5 ­ 6 tuổi, thời gian  
chú ý của trẻ nhiều hơn những lứa tuổi dưới nhưng yêu cầu về  sự hứng thú 
lại cao hơn rất nhiều. Vì nhận thức của trẻ 5­ 6 tuổi cao hơn, rộng hơn, khả 
năng tư duy sâu hơn nên nếu những việc cô nói, những điều cô làm không có  
lực chú ý đối với trẻ, không khiển trẻ phải tò mò, phải suy nghĩ, phỏng đoán 
thì trẻ rất nhanh mất tập trung hoặc nhìn xuống dưới, hoặc nói chuyện với 
bạn hay ngồi thẫn thờ  nhìn ra ngoài…Do đó, việc luôn tạo được sự  chú ý 
của trẻ  trong suốt quá trình trẻ  tham gia hoạt động là điều vô cùng quan 
trọng, có  ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích, kỹ  năng mà cô đặt ra cho trẻ 
qua giờ  học khám phá đó. Cho nên trong quá trình dạy trẻ  cô phải lựa chọn 
những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi 
để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Đặc biệt là trong phần giới thiệu bài. Vì đây là  
phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong giờ học.
Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối 
tượng đó vì nó sẽ  mang tính chất khô cứng, dập khuôn máy móc, không tạo  
được sự  hấp dẫn cho trẻ  mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, 
những hình thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung chú ý, khơi dậy 
tính tò mò, khám phá của trẻ. Phần giới thiệu bài cô có thể  đưa ra những  

14
hình thức như cho trẻ chơi 1 trò chơi nhỏ, cho trẻ tham dự sinh nhật…. hoặc  
cô kể  một câu chuyện ngắn, hấp dẫn tạo ra tình huống có vấn đề  để  lôi  
cuốn trẻ, thu hút sự  chú ý của trẻ. Việc lựa chọn những hình thức để  đưa 
vào trong phần giới thiệu bài phải phù hợp với nội dung dạy sao cho sinh  
động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi 
trong các giờ học để trẻ không bị nhàm chán.
Ví dụ  phần giới thiệu bài của hoạt động “Tìm hiểu một số  loại rau,  
củ”
Cô có thể tổ chức cho trẻ chơi 1 trò chơi “đi siêu thị” cô chia lớp thành 
từng nhóm và cho trẻ cùng nhau đi đến siêu thị (mô hình cô đã chuẩn bị) để 
chọn những thực phẩm mà nhóm mình thích rồi mang về. Trẻ sẽ  cảm thấy 
rất thích khi được thi đua như vậy, hăng hái muốn kể về những cây rau, cây 
củ mà trẻ mang về và mong muốn cùng cô và các bạn khám phá tìm hiểu về 
những loại rau, củ đó.
Không chỉ phần giới thiệu bài phải lựa chọn những hình thức sinh động 
sáng tạo và thay đổi thường xuyên mà trong các phần của hoạt động cũng 
phải lựa chọn những hình thức sinh động và không được lặp đi lặp lại nhiều  
lần. Đối với phần cung cấp kiến thức cho trẻ, thông qua việc cho trẻ tri giác 
đối tượng cô cũng cần tạo ra sự  mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ. Khi đưa đối  
tượng ra cô không cần đưa ra ngay để  cho trẻ quan sát mà cô cần kích thích 
sự tò mò của trẻ bằng cách:  cô có thể dùng câu đố để trẻ đoán, có đối tượng 
cô có thể  đọc 1 đoạn thơ, hát một đoạn bài hát nói về  đối tượng. Có đối 
tượng cô cho vào túi, vào hộp và giới thiệu đó là món quà tặng lớp để  trẻ 
đoán… Bên cạnh đó cô cần sử dụng giọng nói truyền cảm, mạch lạc, có độ 
nhấn sẽ hứng thú hơn so với việc cô cứ nói đều đều và kiến thức mà trẻ ghi 
nhớ được qua mỗi lần cô nói chậm mà nhấn mạnh ấy sẽ sâu hơn, rõ hơn.
Với những hình thức thay đổi trong cùng 1 hoạt động sẽ  tạo cho trẻ 
cảm giác mới lạ, trẻ  sẽ  thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối 

15
tượng, mong muốn được tìm hiểu đối tượng. Trẻ sẽ dùng tất cả những khả 
năng của mình để phân tích, tìm hiểu đối tượng. Từ đó phát triển ở trẻ khả 
năng quan sát, so sánh, phân loại, phóng đoán, suy luận, kết luận.
Mặt khác để trẻ khắc sâu và củng cố lại kiến thức vừa tiếp nhận được  
bằng việc tổ chức các trò chơi thì cô cũng nên sáng tạo, tổ chức trò chơi ấy  
thật sinh động, vui vẻ  để trẻ không bị nhàm chán, mất hứng thú và mệt mỏi 
sau quá trình tập trung chú ý cao độ vào việc quan sát đối tượng.
3.2.4  Ứng dụng công nghệ  thông tin vào các hoạt động khám phá khoa  
học
Trong thời đại công nghệ  thông tin hiện nay, sự  phát triển của hệ 
thống mạng cùng với những tiện ích,  ứng dụng phong phú đã tạo nên một  
cuộc cách mạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính 
vì vậy ngay từ cấp học mầm non trẻ đã được làm quen với công nghệ thông 
tin như  một phần của hoạt động giáo dục không thể  thiếu(chuyên đề  công  
nghệ  thông tin). Không chỉ  với người lớn mà đối với trẻ  em mầm non thì 
công nghệ  thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu ích trong việc  
tiếp thu kinh nghiệm sống.
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ  không phải  
sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với 
hoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan 
sát máy bay, các hiện tượng tự  nhiên…hay chúng ta không thể  có thời gian  
để chứng kiến những hiện tượng trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách 
sinh sản của một số loại vật nuôi, quá trình phát triển của cây…chính vì vậy 
để  trẻ  được tìm hiểu thế  giới xung quanh một cách bao quát nhất thì  ứng 
dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.
Được  ưu thế  là một giáo viên trẻ  và có khả  năng sử  dụng công nghệ 
thông tin khá thành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử  dụng công 
nghệ  thông tin như  các bài powerpoint, Elearning vào các hoạt động. Tôi 

16
nhận thấy khi sử  dụng công nghệ  thông tin vào các hoạt động   khám phá  
khoa học trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật­  
hiện tượng một cách rõ ràng hơn.
Ví dụ 1: Hoạt động “Mưa có từ đâu?”
        Tôi sử dụng bài powerpoint trình chiếu các quá trình tạo thành mưa (ánh  
nắng chiếu xuống mặt nước – Nước bốc hơi­ Tạo thành mây ­ Gió thổi mây 
thành đám rồi rơi xuống thành mưa)
       Sau khi tìm hiểu xong về quá trình tạo thành mưa tôi cho trẻ xem phim  
hoạt hình “Đám mây đen xấu xí” vừa là phim vừa đáp ứng việc củng cố kiến 
thức về quá trình tạo thành mưa cho trẻ.
Thông qua việc trình chiếu và xem phim hoạt hình trẻ  vừa như  được 
giải trí và cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn 
vẹn với hình thức này.
Việc triển khai chuyên đề  công nghệ  thông tin trong trường mầm non  
nơi tôi công tác được Ban giám hiệu và giáo viên rất quan tâm,  đặc biệt là 
đối với trẻ  5­6 tuổi.  Các trò chơi thông minh trong “Vui học kidsmart” luôn 
làm trẻ  tò mò và hứng thú. Biết được điều đó tôi thường xuyên tìm hiểu  
những trò chơi thông minh có liên quan tới chủ đề mà trẻ đang học vừa giúp 
trẻ  thỏa mãn tính tò mò cũng như  củng cố, mở  rộng hiểu biết về  thế  giới  
xung quanh với trẻ hơn.
Ví dụ 2: Trò chơi “Tìm lá cho hoa” chủ đề Thế giới thực vật.
Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện những hình ảnh về 1 số cành hoa bất kì 
sau đó biến mất chỉ xuất hiện hoa và lá riêng rẽ  nhiệm vụ  của trẻ di chuột  
sắp xếp hoa và lá lại thành một bông hoa có cành lá chính xác.
Khi trẻ đã chơi thành thạo tôi nâng cao trí nhớ cũng như sự nhanh nhẹn 
của trẻ bằng cách chỉnh thời gian xuất hiện hoa ban đầu nhanh hơn hoặc cao  
hơn nữa là không có sự xuất hiện của cành hoa ban đầu mà đòi hỏi trẻ phải  

17
có trí nhớ, kĩ năng từ những lần chơi trước tự xếp lá cho hoa đúng theo yêu  
cầu.
      Qua công nghệ  thông tin từ một trò chơi tôi đã giúp trẻ  có thêm kĩ năng 
sử  dụng máy tính, đồng thời giúp trẻ  củng cố, ghi nhớ  bài học hơn và trẻ 
thích thú hơn khi được tham gia vào hoạt dộng khám phá khoa học.
3.3   Tổ  chức cho trẻ  tham gia các hoạt động trải nghiệm qua các thí  
nghiệm khoa học
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến quan trọng vì vậy  
trẻ mầm non cũng cần trang bị cho mình những kiến thức bao quát và chính 
xác về các lĩnh vực của tự nhiên  và con người rất là cần thiết. Không phải 
thí nghiệm nào cũng là 1 phát minh, tuy nhiên  không có phát minh nào không 
là không có thí nghiệm . Những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ  tiến hành 
nhưng lại hiệu quả và mang đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung  
quanh, từng bước trẻ  sẽ  có điều kiện để  suy nghĩ, khám phá những bí  ẩn  
của cuộc sống. 
Dưới đây là 1 số thí nghiệm tôi đã tiến hành để trẻ được trải nghiệm:
* Giờ  khám khoa học về  đồ  vật và chất liệu( Chủ  đề  gia đình thân yêu  
của bé)
Để giúp trẻ khám phá đặc điểm , công dụng và cách sử dụng, mối liên  
hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ  chơi 
quen thuộc; một vài đặc điểm của các chất liệu gỗ, nhựa, kim loại, vải, ni 
lông…. Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ  về  tác dụng của các đồ  dùng  
trong sinh hoạt hàng ngày, cho trẻ miêu tả chất liệu của các đồ  vật bằng từ 
chính xác. So sánh và phân loại đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
 Ví dụ: giờ  hoạt động góc cho trẻ  so sánh, phân loại các đồ  dùng gia  
đình, đồ chơi bằng kim loại, bằng gỗ, bằng nhựa. Trẻ so sánh, phân loại các 
đồ dùng theo tác dụng ở góc thiên nhiên(để xới đất, tưới nước, tỉa cành….)

18
Trong giờ  hoạt động khám phá đồ  dùng gia đình tôi tổ  chức cho trẻ 
được thử nghiệm chơi với nam châm để trẻ chủ động khám phá nhiều điều 
mói lạ và gợi hứng thú cho trẻ.
Ví dụ:  Hoạt động: Chơi với nam châm
 Nam châm hút gì?
Mục đích:
­ Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ sắt, còn những vật không  
làm bằng chất sắt thì nam châm không hút.
­  Phát triển khả năng quan sát, khả năng phán đoán.
Đối tượng:
   Trẻ mẫu giáo lớn. 
Chuẩn bị:
          Một số nam châm, 01 cái đinh, 01 cái kéo, 01 cái thước nhựa, 01 thìa  
nhôm, 01 cốc inox, 1 bát nhựa, 1quả bóng. 
Cách tiến hành:
­ Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị và gọi tên chúng. 
­ Mời 6 – 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ:
   + Vật đó có tên là gì? làm bằng gì?
   + Cho trẻ  đưa vật đó lại gần cục nam châm và trả  lời xem chúng có  
hút nhau không và vì sao? 
­ Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa  
ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì? 
 Giải thích và kết luận
          Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng sắt ngoài ra không hút được 
các vật làm từ các chất khác.
* Giờ  khám khoa học về  thực vật ( Chủ  đề  thế  giới thực vật, tết, mùa  
xuân)

19
Để khơi dậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá 
về đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây cối, điều kiện sống của cây và một 
vài mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống, cách chăm sóc và 
bảo vệ chúng. Đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phán đoán 
của trẻ, hình thành ở  trẻ  tình cảm , thái độ  đúng đắn đối với cỏ  cây, hoa lá  
tôi thường xuyên cho trẻ quan sát các loại cây, gọi tên, so sánh, nhận xét và 
thảo luận  ở  mọi lúc mọi nơi. Cho trẻ  quan sát, theo dõi sự  lớn lên của 
cây( nảy mầm, ra lá, và lớn lên). Cho trẻ làm các thử nghiệm. 
Ví dụ: Hoạt động 1: Trong hạt có gì?
 Mục đích:
        Giúp trẻ hiểu rằng hạt có thể nảy mầm thành cây nếu biết cách gieo và 
chăm sóc đúng cách. Ngoài ra trẻ  biết thêm về  đặc điểm bên ngoài và bên  
trong của hạt. 
 Đối tượng:
         Trẻ mẫu giáo lớn.
 Chuẩn bị:
         Một số loại hạt: hạt đậu đen, hạt đậu tương, hạt lạc,  
hạt ngô, hạt rau muống,…
 Cách tiến hành:
­ Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm 
­ Cho trẻ đoán xem bên trong hạt có gì?
­ Cho trẻ tự làm thực nghiệm bóc vỏ hạt và tách làm đôi, cho trẻ quan sát và 
nhận xét kết quả.
 Giải thích và kết luận:
Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu  
gieo xuống đất nó sẽ mọc thành cây.
Hoạt động 2: Gieo hạt
 Mục đích
20
 ­ Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn và nước mới sinh trưởng được.
 ­ Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.
 Đối tượng:
         Trẻ mẫu giáo lớn.
Chuẩn bị:
          Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 Khay nhỏ, một ít đất .

Cách tiến hành:
­ Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào 
khay có sẵn đất. Hàng ngày hãy cho trẻ tưới nước vào một khay để lại một  
khay không tưới và quan sát sau 3 đến 4 ngày sau cây trong khay được tưới 
nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy  
mầm. Lúc này hãy cho trẻ  giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy  
mầm trên .
­ Với trẻ  mẫu giáo lớn hãy cho trẻ  tự  làm và nêu kết quả  thực nghiệm 
của bản thân
Cô hỏi trẻ: + Các hạt giống có mọc lên cùng một lúc không?
                 + Điều gì xảy ra với khay không có nước?
                 + Khay được tưới nước thì như thế nào?

21
(Hình ảnh bé gieo hạt)

(Hình ảnh bé quan sát sự nảy mầm ở 2 khay)
(khay bên trái là khay không có nước, khay bên phải là khay được tưới nước)
Giải thích và kết luận:
         Cây nảy mầm được nhờ có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất  
và ngược lại.
Hoạt động 3: Sự phát triển của cây và hạt:
22
. Mục đích:
        Trẻ biết được quá trình phát triển của cây, đồng thời tạo hứng thú cho  
trẻ trong việc gieo trồng, theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây. 
 Đối tượng:  
        Trẻ mẫu giáo lớn.
  Chuẩn bị:
        Hạt đậu tương, khay chứa một ít đất, dụng cụ làm đất.
Cách tiến hành:
­ Tiến hành thực nghiệm như trong phần gieo hạt. 
­ Cô và trẻ  cùng bưng lấy hạt đã nảy mầm vào khay đất và đặt nơi có ánh  
sáng. Hàng ngày hãy đến theo dõi, tưới nước và ghi lại sự phát triển của cây

(Hình ảnh bé chăm sóc cây)

23
(Hình ảnh bé quan sát sự phát triển của cây)
Giải thích và kết luận:
       Cô hãy để trẻ tự khái quát lại 5 quá trình phát triển của cây và nhận định  
lại kết quả.

24
Quá trình phát triển của cây từ hạt

Hoạt động 4:. Cây cần gì để lớn lên và phát triển?
 Mục đích:
­ Trẻ biết được đặc điểm của cây, điều kiện sống của cây.
­ Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Đối tượng:
Trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.
Chuẩn bị:
       05 cây đậu đen; 05 chậu cây cảnh; 01 túi nilon, một hộp bìa to.
 Cách tiến hành:
­ Cho trẻ quan sát, nhận xét các bộ phận của cây và đoán xem cây cần gì  
để sống và lớn lên.
­ Cho trẻ quan sát cách cô làm lần lượt thực nghiệm: 
   + Cây 1: cho cây vào trong hộp kín
   + Cây 2: dùng túi nilon bọc kín phần thân và lá cây 
   + Cây 3: cho cây vào trong khay không có đất
   + Cây 4: Không tưới nước cho cây hằng ngày 
   + Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường.
­ Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra.
­ Hằng ngày hãy nhắc trẻ thăm cây 1, 2, 3, 5 đều đặn và ghi nhận bằng 
hình ảnh. Sau 1 tuần hãy cho trẻ nêu nhận xét, giải thích và so sánh giữa các 
cây.
Giải thích và kết luận:
  Cây sống và phát triển được là nhờ  có nước, ánh sáng, không khí, và 
đất nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố cây sẽ héo, vàng lá và chết.
Hoạt động 5. Cỏ có cần ánh sáng để sống?
 Mục đích:

25
­ Cho trẻ biết bất cứ loài thực vật nào kể cả cỏ cũng cần ánh sáng mặt  
trời để sống.
 ­ Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.
Đối tượng:
        Trẻ mẫu giáo lớn.
Chuẩn bị:
        Chọn lấy một đám cỏ xanh trong vườn trường, 1 chậu đất.
 Cách tiến hành:
­  Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh và nêu nhận xét sau đó lấy chậu nhỏ úp 
lên đám cỏ.
 ­ Cho trẻ đoán sau vài ngày đám cỏ bị chậu úp lên như thế nào?
­ Sau vài ngày hãy cùng trẻ  ra chỗ  đám cỏ, lật chậu lên và lại cho trẻ 
nêu nhận xét, giải thích hiện tượng.
 Giải thích và kết luận:
          Cỏ cũng cần có ánh sáng để sống, khi không đủ ánh sáng lá cỏ bị vàng  
và úa đi.
* Giờ khám khoa học về động vật  ( Chủ đề: Bé yêu loài vật nào)
Để khơi đậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá 
về đặc điểm nổi bật và ích lợi của các con vật quen thuộc, một vài mối liên 
hệ   đơn  giản giữa  con vật  với môi trường  sống, cách  chăm sóc,  bảo vệ 
chúng, đồng thời trau rồi óc quan sát, so sánh nhận xét và phán đoán của trẻ,  
hình thành tình cảm, thái độ đúng đắn đối với các con vật tôi đã sử dụng vật 
thật và hệ thống câu hỏi để đưa vào hoạt động cụ thể như:
Hoạt động 1: Quan sát, so sánh một số loại cá.
Mục đích: Trau rồi óc quan sát, khả năng so sánh, 
suy luận và ngôn ngữ.        
Chuẩn bị:  Bể cá với vài loài cá khác nhau           

26
­  Trẻ  có thể  quan sát nhiều điều về  cá 

trong bể 
­  Trẻ  có thể  quan sát nhiều điều về  cá 
trong bể
­ Cho trẻ  quan sát từng con cá và nhận 
xét về  màu sắc, hình dạng, gọi tên. Cô 
đưa ra các câu hỏi gợi mở: Đây là con 
gì? Nó đang làm gì?
(   Bơi,   lặn,   đớp   mồi,   ngoi   lên   mặt 
nước…) 
Nó có màu gì? Nó bơi bằng bộ phận nào? 
Trên mình nó có cái gì?
­   Cho   trẻ   quan   sát   những   điểm   giống 
nhau 
(đều có đầu,mình, vây, đuôi…, đều sống 
ở dưới nước, đều biết bơi và đớp mồi …) 
và khác nhau (  về  màu sắc, hình dạng, 
kích thước…) của một số loại cá.
­  Cho trẻ  kể  tên những loại cá trẻ  biết 
và nêu những câu hỏi về cá.
Giải thích và kết luận:
Cá sống được là nhờ có nước và ôxy.
Hoạt động 2: Côn trùng
Mục đích: Trau rồi kĩ năng quan sát 
Chuẩn bị:
­ Lọ nhưa nhỏ
­ Một số  côn trùng đã chết (dán, kiến, ruồi, nhện, muỗi…) để  trong mỗi  
lọ.
­ Nhiều mảnh giấy trắng
­ Kính lúp
27
­ Tranh về các loại côn trùng
­ Bút màu
Tiến hành:
­ Cô trưng bày các lọ  côn trùng cho trẻ  quan sát. Trên nhãn mỗi lọ  có tên  
của từng loại côn trùng.
­ Cho trẻ dùng kính lúp nhìn vào lọ 
­ Khuyến khích trẻ tìm những thứ cụ thể liên quan đến mỗi mẫu vật như: 
kích thước, màu sắc cơ thể, số lượng chân, vị trí mắt…
­ Cho trẻ tìm tranh phù hợp với từng loại côn trùng dán học để cạnh lọ
­ Cho trẻ sử dụng những miếng giấy nhỏ để vẽ côn trùng sau đó giáo viên  
viết tên của trẻ  phía dưới và đặt tất cả  các trang giấy của trẻ  với nhau 
để tạo thành một cuốn sách khoa học của cá nhân trẻ.
* Khám phá khoa học về một số hiện tượng tự nhiên.
Để tạo cơ hội cho trẻ khám phá các hiện tượng thời tiết thay đổi theo  
mùa ( sự  thay đổi trong sinh hoạt   của con người và cây cối, con vật theo  
mùa; sự khác nhau giữa ngày và đêm; mặt trời và mặt trăng…) . Tôi thường 
xuyên tạo điều kiện cho trẻ  quan sát, nhận xét , thảo luận các hiện tượng  
thời tiết: nắng , mưa, nóng, lạnh, gió…ở mọi lúc mọi nơi, thảo luận sự khác  
nhau giữa các mùa, quan sát, thảo luận dự đoán về  ảnh hưởng của thời tiết 
và mùa đến sinh hoạt của con người, thường xuyên cho trẻ  sưu tầm tranh  
ảnh để làm sách tranh về các mùa trong năm….
Ví dụ:  ở  giờ  hoạt động ngoài trời tôi tổ  chức cho trẻ  quan sát “ Bầu  
trời ban ngày”
Tôi chọn ngày đẹp trời, gió nhẹ cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, nhìn các 
đám mây thay đổi, cho trẻ mô tả về những đám mây và nhận ra sự khác nhau  
của các kiểu mây về màu sắc và hình dạng, số lượng của các đám mây, cho 
trẻ nói lên được sự khác nhau giữa những đám mây khi trời nắng và khi sắp  
mưa. Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ thảo luận thời tiết lúc đó như thế nào và 

28
dự đoán thời tiết trong ngày sẽ mưa hay nắng. Qua hoạt động này nhằm phát  
triển khả năng quan sát, khả năng dự đoán và ngôn ngữ của trẻ.
Để tạo cơ hội cho trẻ khám phá các nguồn nước và ánh sáng trong sinh  
hoạt hằng ngày ; đặc điểm và ích lợi của nước, ánh sáng, cát. Sự  cần thiết 
của nước, ánh sáng , không khí với cuộc sống con người; cây cối và con vật;  
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tôi đã tận dụng các điều kiện hằng  
ngày để tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt động và làm thí nghiệm 
Hoạt động 1. Bóng cây thay đổi:
Mục đích:
       Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối  
thì các vật trên mặt đất sẽ  được chiếu vào sẽ  tạo ra bóng một cách khác 
nhau. 
 Đối tượng:
         Trẻ mẫu giáo lớn.
Chuẩn bị: :
         Phấn, thước đo
 Cách tiến hành:
­ Đố  trẻ  bóng người, nhà  ở, bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày có 
thay đổi không?  
­ Cùng trẻ  đo bóng cây một người, nhà  ở  hoặc của một cây dưới ánh sáng 
mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày.
­ Cho trẻ nhận xét, so sánh khi nào bóng ngắn, dài nhất. 

Giải thích và kết luận:
­ Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây xanh nên không đi qua được, do đó tạo  
ra bóng trên mặt đất. Ngoài ra vào các thời điểm khác nhau thì sẽ có các bóng  
xuất hiện trên mặt đất là khác nhau do bóng mặt trời di chuyển.

29
Hoạt đông 2: Vật chìm, vật nổi
* Mục đích
­  Phát triển khả năng quan sát, khả năng dự đoán và suy luận 
­ Giúp trẻ nhận ra một vài loại chất liệu luôn nổi trong nước.  
­ Rèn luyện khả  năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự  vật , hiện  
tượng.
* Chuẩn bị:
­ Một chậu nước và một số những vật nổi, vật chìm được làm bằng gỗ, 
nhựa,( mẩu gỗ, chai nhựa, xốp, viên đá, sỏi… )
 Tiến hành:
­ Cho trẻ cầm, sờ vào các vật đó và đoán xem vật nào sẽ nổi. 
­ Thả  những vật đã chuẩn bị  vào nước và quan sát những vật nổi, vật  
chìm
­ Để thành nhóm những vật nổi được làm cùng chất liệu.
­ Cho trẻ suy nghĩ, nhận xét về những thứ làm từ cùng một chất liệu khi  
thả vào nước.

30
( Hình ảnh trẻ đang làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi)

31
( Hình ảnh vật chìm, vật nổi)

Hoạt động 3: Những đồ vật bay và không bay
*  Mục đích:
– Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ  gió thổi bay và có những  
thứ gió thổi không bay
– Nhận biết có những đồ  vật bay được và không bay được tùy thuộc vào 
chất liệu khác nhau
* Chuẩn bị:        
– Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy
– Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải mỏng, kẹp ghim, kéo, xắc xô…
* Cách tiến hành:
– Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán vật nào bay và không  
bay khi mở quạt hoặc thổi 
– Trẻ nêu ý kiến của nhóm và giải thích lý do tại sao?
– Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay
– Trẻ lí giải hiện tượng
*  Giải thích và kết luận:
     – Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Còn 
những vật như: kẹp ghim, kéo… được làm từ  sắt nặng nên khi gặp gió thì  
không bay được.
Hoạt động 4 : Cuộc chạy đua của ba cây nến
* Mục đích –yêu cầu
­ Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh.

32
­ Trẻ  nhận biết nến cháy nhờ  có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ  bị 
tắt.
­ Trẻ  rút được ra nhận xét : cây nến nào cháy lâu nhất, tại sao ? Ôxi­ 
không khí duy trì sự sống.
* Chuẩn bị
­ 3 cây nến, bật lửa.
­ 2 cốc thuỷ tinh to và nhỏ
* Tiến hành:
Bước 1:
­ Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
­ Hỏi trẻ: gắn cây nến lên đĩa bằng cách nào?
­ Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa còn lại được đậy bởi 1  
cái cốc nhỏ. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cây nến nào cháy lâu hơn ?
Bước 2:
­ Cô tiếp tục đốt 1 cây nến nữa và úp lên bởi cái cốc lớn. Cô hỏi trẻ:  
hiện tượng gì xảy ra ? cho trẻ dự đoán cây nến nào cháy lâu nhất trong 3 cây 
nến ?
Bước 3:
­ Cô cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong cốc tắt dần. Cho trẻ 
rút ra kết luận.
* Giải thích :  Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục 
cháy sau khi hai cây nến  ở  trong cốc đã tắt. Cây nến trong cốc to lớn có  
nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến trong cốc  nhỏ

33
34
Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ  rất hứng thú, phát triển khả 
năng tư duy cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện  
tượng lạ, từ  đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm  
nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ  đều 
háo hức chờ  đón những giờ  thí nghiệm, tập trung cao độ  để  quan sát hiện  
tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ  đón kết quả. Qua đó khơi gợi  ở  trẻ  nhu cầu 
khám phá. Trẻ  bắt đầu để  ý những biến đổi của sự  vật hiện tượng xung 
quanh, biết tự  khám phá bằng nhiều giác quan và có sự  trao đổi với cô, với 
bạn. 
3.4  Bồi dưỡng những cháu nhận thức chậm
Tốc độ   nhận thức, tư  duy của mỗi trẻ  khác nhau. Có trẻ  nhanh tiếp 
thu nhưng có trẻ lại chậm. Đó là điều hết sức bình thường, bởi mỗi trẻ đều  
là những cá thể riêng biệt, khả  năng tiếp nhận riêng biệt. Do đó, lớp tôi có  
những cháu còn chậm, còn yếu và tôi luôn quan tâm đến những cháu như thế 
này nhiều hơn, vì các cháu rất dễ  tự  ti với chính mình. Tôi luôn phải động 
viên và khích lệ  những cháu như  vậy. Đồng thời, để  chất lượng giáo dục 
nâng lên đại trà bản thân tôi luôn tìm ra những biện pháp tối  ưu để  bồi 
dưỡng, giúp đỡ những trẻ tiếp thu chậm.
Đối với trẻ  yếu tôi có kế  hoạch bồi dưỡng, hoạt động mọi lúc mọi 
nơi và thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ  huynh với nhiều hình thức.  
Với các trẻ  này tôi thường hay động viên trẻ  trong các giờ  học và quan tâm  
hơn so với các trẻ khác. Tôi thường dành những câu hỏi dễ để  hỏi các cháu 
yếu, khi các cháu giơ  tay phát biểu thì gọi cháu trước và dù trả  lời sai cũng  
vẫn khen cháu để  cháu mạnh dạn hơn. Tôi cũng động viên, giáo dục các 
cháu trong lớp không được chê các bạn đó, phải giúp đỡ, hướng dẫn cho 
bạn… 

35
Mặt khác tôi lên kế  hoạch giảng dạy theo từng chủ đề  rồi phô tô lên  
giấy dán ở bảng “tuần này bé học gì” để đến giờ đón, trả trẻ phụ huynh dễ 
dàng nhìn thấy. Nhìn vào đó phụ huynh sẽ biết con mình hôm nay học những 
gì và tôi thường trao đổi tình hình học tập, mọi vấn đề  cần thiết của trẻ 
trong ngày cho phụ  huynh được rõ…. Tôi còn trao đổi phương pháp, cách 
dạy cho trẻ học ở nhà… Ví dụ như: tôi hướng dẫn lại cách làm lại những thí 
nghiệm và cách giải thích để  phụ  huynh có thể  làm với trẻ  đó  ở  nhà. Sau  
một thời gian dài phối hợp, tôi thấy kiến thức của trẻ nâng lên rõ rệt, tiến bộ 
và trẻ chủ động hơn. Tôi thông báo lại cho phụ huynh, họ rất vui vẻ và phối  
hợp chặt chẽ hơn. 
3.5 Kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh.

Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường  
và gia đình là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy giáo viên cần phải trao đổi  
thường xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ  tới các bậc phụ  huynh, để 
việc học của trẻ được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà.
      Ngay từ  đầu năm học tôi đã xây dựng nội dung tuyền truyền tới các bậc  

phụ huynh về hoạt động  khám phá khoa học giúp các con đạt kết quả cao và  
nội dung được thể hiện như sau:
          * Nội dung:
– Thông báo từng chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm được
– Lên kế hoạch trước về nội dung khám phá trong chủ đề
– Vận động phụ  huynh đóng góp các nguyên liệu: vỏ  hộp, chai lọ, xi măng, 
cát…để các thí nghiệm của trẻ được phong phú.
– Phụ huynh cần quan tâm,  giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ khi trẻ có  
yêu cầu với những thí nghiệm khó.
* Hình thức:
– Thông báo qua góc tuyên truyền của lớp.

36
– Gửi những nội dung về kế hoạch khám phá khoa học qua tin nhắn tới các  
phụ huynh để các bậc phụ huynh nắm bắt
– Phát tờ rơi những kế hoạch quan trọng trong chủ đề
­ Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để phụ 
huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong chủ đề
4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
4.1 Kết quả đạt được 
Qua quá trình thực hiện một số  biện pháp trên, cùng với sự  cộng tác 
của phụ huynh, sự nỗ lực nhiệt tình của cô giáo. Đến nay chất lượng lớp tôi 
đạt kết quả đáng kể.
* Đối với trẻ:
­ Trẻ  có tiến bộ  rõ rệt trong từng tiết dạy .   Trẻ  hoàn toàn chủ  động 
trong các buổi thực  hành . 
­ Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động khám phá. Điều đáng nói ở đây 
trẻ  thường xuyên thảo luận cùng nhau, đưa các câu hỏi đố  nhau khi bắt gặp 
một hiện tượng lạ và một đối tượng nào đó và đặc biệt hỏi cô vì sao lại như 
vậy hả cô...
­ Trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường sống xung quanh trẻ, có lòng 
mong muốn tạo ra cái đẹp và bảo vệ  môi trường sống xung quanh trẻ. Đạt  
kết quả  cao. Cụ thể là : Trẻ  có kỹ  năng quan sát, so sánh, phân loại, phỏng 
đoán và suy luận tốt tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng như về xã hội .
* Kết quả đánh giá của trẻ được biểu hiện qua bảng sau :

Bảng 2 : Kết quả đạt được của trẻ
STT Các   khả   năng   của  Kết quả (Tỉ lệ %)
trẻ Loại tốt Loại khá Loại TB Loại 
yếu
ĐN CN ĐN CN ĐN CN ĐN CN
1 Khả năng quan sát 15,6 62,5 25 31,2 25 6,3 34, 0

37
4
2 Khả năng so sánh 12,5 56,2 15,6 34,4 34, 9,4 37, 0
4 5
3 Khả năng phân loại 9,4 62,5 12,5 25 31, 12,5 46, 0
2 9
4 Khả năng phán đoán 9,4 46,9 9,4 37,5 31, 12,5 50 3,1
2
5 Khả năng suy luận 6,3 40,6 15,6 34,4 37, 18,7 40, 6,3
5 6
( Ghi chú: ĐN: đầu năm; CN: cuối năm)
* Đối với phụ huynh :
Sau khi thực hiện biện pháp giữa nhà trường với phụ  huynh đã đạt 
được kết quả như sau:
         – 100% phụ huynh quan tâm và ủng hộ các kế hoạch của giáo viên lớp
          – Rất nhiều phụ  huynh phấn khởi khi thấy trẻ   được tham gia thử 
nghiệm khám phá khoa học
– Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ thực hiện được các thí nghiệm tại nhà:  khám 
phá vật chìm, nổi…
– Phụ  huynh đã  ủng hộ  nhiệt tình các nguyên vật liệu để  phục vụ  cho các 
giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trên lớp.
           – Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những  
giờ hoạt động khám phá của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà  
hoạt động của trẻ đạt được kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ 
học.
Các bậc phụ  huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc 
dạy trẻ với hoạt động khám phá khoa học, tạo điều kiện cùng thực hiện với 
cô giáo để nhận thức của trẻ  về môi trường  xung quanh đạt hiệu quả  cao 
nhất.  Đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa 
học.

38
4.2 Một số bài học kinh nghiệm
­ Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ , có năng lực sư phạm , nắm chắc 
chuyên môn.
­ Chän ®èi tîng néi dung bµi d¹y ph¶i phï hîp víi ®Æc ®iÓm t©m
sinh lÝ cña trÎ.
- Gi¸o viªn ph¶i g©y ®îc høng thó trÎ b»ng nhiÒu h×nh thøc, nhiÒu

®å dïng trùc quan phï hîp ®Ñp m¾t, sö dông nhiÒu lÇn trong mét tiÕt
häc vµ sö dông nhiÒu trß ch¬i s¸ng t¹o, ®¶m b¶o tÝnh thÈm mü vµ tÝnh
gi¸o dôc cao.
- Thêng xuyªn häc hái, trau dåi, t×m tßi, vËn dông nhiÒu thñ thuËt,
nghÖ thuËt khi lªn líp.  Có sự  sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự  đổi  
mới trong phương pháp dạy trẻ.
- Ph¶i t¹o ®îc m«i trêng ho¹t ®éng më cho trÎ.
­ Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện 
giọng nói.
         ­ Thường xuyên cho trẻ  làm những thí nghiệm đơn giản, gần gũi với  
cuộc sống của trẻ
­ Đồ dùng dạy trẻ phong phú sáng tạo hấp dẫn với trẻ .
­ Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh .
­  Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luỵên thường xuyên.
­ Tạo điều kiện tốt để trẻ có khả năng tư duy, phát triển tốt.  
- Cã kÕ ho¹ch cô thÓ hµng tuÇn ®Ó rÌn trÎ yÕu, c¸ biÖt, nh÷ng trÎ
häc giái...
­ Thường xuyên học tập bạn bè đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao  
cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao cho nhẹ nhàng, linh hoạt…
­ Sử dụng bộ tranh cho trẻ khám phá, theo nội dung từng bài, theo đúng  
chương trình.

39
­ Luôn nắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét của Ban Giám Hiệu, của 
đồng nghiệp sau mỗi tiết dạy, để  từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục 
những hạn chế.
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
        Sự thành công của sáng kiến không phải chỉ được áp dụng riêng ở một  
lớp với một giáo viên mà nó thực sự thành công khi được nhiều giáo viên áp 
dụng vào lớp của mình chủ nhiệm và tự điều chỉnh cho thật phù hợp. Và để 
sáng kiến được nhân rộng ra phạm vi áp dụng thì còn cần nhiều điều kiện 
như:
­ Về nhân lực: 
+ Cần có đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, kiên trì, không ngại gian khó 
trong việc chăm sóc­ giáo dục trẻ nhà trẻ.
+ Giáo viên nắm chắc tâm sinh lý của từng trẻ, có chuyên môn, giao tiếp với  
phụ huynh tốt và nhanh nhẹn, linh hoạt trong các hoạt động.
+ Số giáo viên  ở  mỗi lớp đảm bảo đúng theo số  trẻ  và quy định chuẩn của  
nhà nước.
+ Mỗi giáo viên nắm được nội dung của sáng kiến.
­ Về trang thiết bị, kỹ thuật: 
+ Có đủ đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho mọi hoạt động của trẻ. 
+ Các trang thiết bị, kỹ thuật cung cấp phải cần thiết nhất và đảm bảo độ an  
toàn.
­ Sự quan tâm của nhà trường và cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn đến nhu  
cầu của trẻ 5 – 6 tuổi  vì trẻ ở lứa tuổi này tốc độ nhận thức rất nhanh, khả 
năng tư  duy của trẻ  rộng hơn nhiều so với các cháu lứa tuổi dưới. Do đó, 
nhà trường, cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho các cháu có đầy đủ đồ dùng, đồ 
chơi và các thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc­ giáo dục trẻ. Đặc biệt quan  
tâm đến những trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

40
1.  Kết luận
Cho trẻ  tham gia hoạt  động khám phá khoa học là một phần quan 
trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non. Nó có tác dụng góp phần tích 
cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình  
cảm thẩm mỹ đạo đức. Cụ thể là: 
   ­ Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về  các sự  vật và  
hiện tượng gần gũi xung quanh. Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có 
hệ  thống về  thế  giới xung quanh, giúp trẻ  hiểu biết sơ  đẳng về  đặc điểm 
tính chất, giá trị  sử  dụng, mối liên hệ  và sự  phát triển của các sự  vật hiện  
tượng xung quanh.
          ­ Góp phần phát triển và hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý,  
cảm giác tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý... của trẻ. Trong quá trình 
hoạt động khám phá khoa học, trẻ  được tích cực sử  dụng các giác quan  
( nghe, nói, nhìn, sờ mó...) và được tiến hành các thao tác trí tuệ ( quan sát, so 
sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp...). Do đó các giác qua của trẻ phát triển, 
khả năng cảm nhận của trẻ nhanh, nhạy, chính xác. Tư duy của trẻ có điều  
kiện phát triển, giúp trẻ  dễ  dàng biểu đạt được những suy nghĩ của mình 
bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động...
        ­ Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, đạo đức.
        Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy đã đạt được những kết  
quả  như  mong đợi, các cháu đã thích thú, tích cực với hoạt động khám phá 
hơn, mạnh dạn đưa ra câu hỏi và các kỹ năng của trẻ được nâng cao rõ rệt. 
Từ những kết quả mà tôi thu được trên trẻ sau một thời gian với các phương  
pháp trên tôi thấy rằng các phương pháp đã đem lại một kết quả  tốt, phần  
đại đa số  các trẻ  đã bị  cuốn hút và thật sự  thấy hứng thú, háo hức mỗi khi  
đến với khám phá khoa học. Do vậy mà các trẻ rất tự tin khi phát biểu và nói 
lên ý kiến của mình. Chứng tỏ  các phương pháp đã dần cụ  thể  hóa, trực  
quan hóa các kiến thức khoa học trìu tượng, giúp các trẻ  tiếp thu đễ  dàng 

41
hơn. Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi đã thành công và tạo được thêm  
cảm hứng cho tôi thiết kế thêm nhiều các phương pháp mới nhằm phục vụ 
tốt hơn cho việc giảng dạy. Đây chính là động lực lớn để  tôi tiếp tục thực 
hiện những bước tiến tiếp theo trong kế  hoạch chăm sóc và giáo dục các 
cháu.
2. Khuyến nghị
 Để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học theo hướng tích 
cực hóa, tôi có một số khuyến nghị sau:
* Đối với nhà trường
         ­ Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục hơn nữa để phụ huynh hiểu rõ  
về tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ. 
         ­ Bổ sung thêm những dụng cụ, đồ dùng làm thí nghiệm có công dụng  
cao hơn
       ­ Quan tâm hơn đến những cháu có hoàn cảnh khó khăn 
* Đối với phòng giáo dục :
­ Các cấp các ngành quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tạo  
môi trường phong phú cho trẻ trải nghiệm.
 ­ Mở lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên mầm non về hoạt động  
khám phá khoa học 
­ Tổ  chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường 
mầm non trong huyện nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh  
nghiệm của đồng nghiệp
Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để 
“Giúp  trẻ  nâng cao chất lượng hoạt động khám phá  khoa học”. Rất mong 
được sự  đóng  góp của các đồng chí, đồng nghiệp để tôi phát huy sáng kiến  
được tốt hơn.                           
Tôi xin chân thành cảm ơn!

42
MỤC LỤC
1.Thông tin chung về  sáng kiến………………………………………....Trang 
1
2.   Tóm   tắt   sáng   kiến     ………………………..
………………………………….2
3.   Mô   tả   sáng   kiến 
……………………………………………………………...5
3.1.   Hoàn   cảnh   nảy   sinh   sáng   kiến.
……………………………………………..5
3.1.2. Cơ  sở  lý luận…..…………………………………………………………
5
3.1.3.   Cơ   sở   thực   tiễn   ………………………………………………….
……….6
3.2.   Thực   trạng   của   vấn   đề 
…………………………………………………….7
3.2.1.   Tình   trạng   trước   khi   thực   hiện   đề   tài 
…………………………………....7
3.2.2.   Khảo   sát   thực   tế   ……………………………………………………..
…..8
3.3. Biện pháp thực hiện ……………………………………...………………. 
9
3.3.1. Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ 5 ­ 
6   tuổi........
………………………………………………………………………...9

43
3.3.2   .  Tạo   hứng   thú   cho   trẻ   tham   gia   hoạt   động   khám   phá   khoa 
học………..10
a.     Xây   dựng   môi   trường   lớp   học   phong   phú,   thu   hút   sự   chú   ý   của   trẻ 
……....10
b.   Chuẩn   bị   đồ   dùng,   đồ   chơi   đầy   đủ,   đa   dạng   và   đẹp  
mắt…………………..11
c. Luôn tạo sự  hứng thú cho trẻ  trong suốt quá trình trẻ  tham gia vào hoạt  
động…………………………………………………………………………...12
d.   Ứng   dụng   công   nghệ   thông   tin   vào   các   hoạt   động   khám   phá   khoa  
học…..14
3.3.3.   Tổ   chức   cho   trẻ   tham   gia   các   hoạt   động   trải   nghiệm   qua   các   thí 
nghiệm   khoa   học 
………………………………………………………………………16
3.3.4.   Bồi   dưỡng   những   cháu   nhận   thức   chậm 
……………………………….32
3.3.5 Kết hợp giữa nhà trường và phụ  huynh……………………………….. 
33
3.4.   Kết   quả   đạt   được  và   bài   h ọc   kinh 
nghiệm……………………………….33
3.4.1. Kết quả  đạt được  ………………………………………………………
33
3.4.2.   Một   số   bài   học   kinh   nghiệm 
…………………………………………..35
3.5.   Điều   kiện   để   sáng   kiến   được   nhân   rộng 
………………………………...36
4.   Kết   luận   và     khuyến 
nghị…………………………………………………...37

44
4.1 Kết   luận……………………………………………………………………

37
4.2   Khuyến   nghị   ………………………………………………………………
38

45

You might also like