You are on page 1of 7

LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển từ hệ thống thông tin di động tương tự 1G, các hệ thống thông tin di
động số thế hệ 2 ra đời đánh dấu sự thành công của công nghệ GSM với hơn 70% thị
phần thông tin di động trên toàn cầu. Tuy nhiên, GSM chỉ đáp ứng tốt dịch vụ thoại
trong khi nhu cầu dịch vụ số liệu ngày một gia tăng. Hệ thống thông tin di động thế hệ
thứ 3 ra đời và ngày một hoàn thiện đã đáp ứng được phần nào các nhu cầu đó.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, nhà khai thác phải có các phương án, giải pháp kĩ thuật đúng đắn, thích hợp.
Cùng với qui hoạch mạng, tối ưu hóa mạng vô tuyến là công tác thường xuyên cần
được thực hiện để đáp ứng yêu cầu nói trên.

Xuất phát từ thực tiễn, em chọn đề tài “Tối ưu mạng vô tuyến cho mạng mạng
3G” làm đề tài tốt nghiệp đại học. Đồ án thực hiện tổng hợp các vấn đề liên quan đến
tối ưu mạng truy nhập vô tuyến 3G công nghệ WCDMA. Ngoài ra, đồ án cũng phân
tích một số trường hợp tối ưu điển hình, hay gặp như cell reselection, chuyển giao,
nhiễu pilot… đồng thời đưa ra được các bước thực hiện tối ưu mạng vô tuyến 3G.

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Huy
Du và các thầy cô giáo trong khoa Điện tử - Bộ môn Điện tử Viễn thông đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình để em hoàn thành đồ án này.

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 1


PHẦN MỞ ĐẦU

Giới thiệu chung

Sự phát triển nhanh tróng của dịch vụ số liệu dựa trên nền tảng IP đã đặt ra các
yêu cầu mới đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ thứ 2 mặc
dù sử dụng công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế
chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G (Third -
Generation) công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3 là giai đoạn mới nhất trong sự phát
triển của ngành viễn thông di động.
Nếu 1G (The first Generation) của điện thoại di động là những thiết bị analog,
chỉ có khả năng truyền thoại. 2G ( The second Generation) của điện thoại di động gồm
2 công năng là truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kỹ thuật số. Trước hoàn cảnh
đó từ những thập niên 1990 hiệp hội viễn thông quốc tế ITU đã ngiên cứu và đưa ra
đề án tiêu chuẩn hoá để xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ ba với với tên gọi
là IMT- 2000. Đồng thời các cơ quan về tiêu chuẩn hoá xúc tiến việc xây dựng một
tiêu chuẩn hoá áp dụng cho IMT- 2000 thông qua dự án 3GPP. Hệ thống thông tin di
động thế hệ ba được ra đời từ dự án 3GPP được gọi là hệ thống thông tin di động
UMTS/WCDMA đang ngày một hoàn thiện và trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

Các nhà mạng được cấp giấy phép cấp triển khai 3G công nghệ WCDMA đều
đã có sẵn hạ tầng mạng thông tin di động 2G công nghệ GSM. Mạng GSM tại Việt
Nam đã phát triển và khai thác dịch vụ trong một thời gian dài ổn định, việc tiến hành
xây dựng triển khai mạng 3G đều được thực hiện trên trên cơ sở hạ tầng mạng 2G đã
có sẵn, do đó việc triển khai mạng 3G gây ra rất nhiều vấn đề về kỹ thuật cần khắc
phục như can nhiễu giữa băng tần 2G và 3G, phân bố lưu lượng tải, chuyển giao

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 2


handover trong cùng một hệ thỗng 2G và 3G hoặc giữa hai hệ thống,… trong đó trọng
tâm là các vấn đề xảy ra trong mạng truy nhập vô tuyến. Công việc tối ưu mạng phải
thực hiện liên tục và song song với quá trình lắp đặt triển khai hạ tầng mạng 3G để
đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Một trong những vấn đề sống còn đối với mạng thông tin di động nói chung và
3G nói riêng là chất lượng, bao gồm cả chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng. Để
nâng cao chất lượng chung của toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, nhà khai thác phải có các phương án, giải pháp kĩ thuật đúng đắn, thích
hợp. Cùng với qui hoạch mạng, tối ưu hóa mạng vô tuyến là công tác thường xuyên
cần được thực hiện để đáp ứng yêu cầu nói trên.

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 3


CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

1. Thông tin di động và sơ lược sự phát triển


2. Cấu trúc mạng 3G UMTS

Theo chức năng, cấu trúc mạng UMTS được chia làm 3 nhóm:

 Thiết bị người sử dụng UE (User Equipment): là thiết bị đầu cuối vô tuyến, cung
cấp giao diện người sử dụng tới mạng thông qua kênh vô tuyến;

 Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Radio Access Network) hoặc Mạng truy nhập vô
tuyến mặt đất UTRAN (Terrestrial Radio Access Network): là nhóm phần tử mạng
cung cấp tất cả các chức năng vô tuyến;

 Mạng lõi CN (Core Network): là nhóm phần tử mạng cung cấp chuyển mạch và
định tuyến cuộc gọi và kết nối dữ liệu tới mạng bên ngoài (như mạng PSTN hay
mạng Internet). HSS (Home Subcriber Server) là máy chủ thuê bao thường trú.

Hình 2.1 Cấu trúc mạng UMTS

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 4


Thiết bị người sử dụng UE bao gồm 2 phần tử:

 Thiết bị di động ME (Mobile Equipment): thiết bị vô tuyến vật lý thực hiện


truyền thông vô tuyến qua giao diện mở Uu. Giao diện Uu là một đặc tính kỹ
thuật mới dựa trên giao thức được sử dụng bởi công nghệ vô tuyến WCDMA.

 Modul nhận dạng thuê bao UMTS (USIM): card đặc biệt chứa những thông tin
nhận dạng, chi tiết thuê bao, xác thực và thuật toán mật mã hóa. Nó tương
đương với SIM GSM.

Giữa ME và USIM có thể định nghĩa một giao diện mới, được gọi là giao diện Cu.

Đó là giao diện điện giữa USIM và ME và theo chuẩn định nghĩa cho GSM.

Mạng truy nhập vô tuyến RAN thực hiện tất cả các chức năng vô tuyến trong việc kết
nối thiết bị người sử dụng tới mạng lõi, bao gồm:

- Điều khiển và quản lý kênh vô tuyến;

- Quản lý kết nối và vị trí;

- Quản lý kết nối và điều khiển cuộc gọi không phải là chức năng của RAN và
được thực hiện bởi mạng lõi.

Hình 2.2 Cấu trúc mạng RAN của hệ thống UMTS

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 5


2.1 Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN

UTRAN bao gồm một số phân hệ mạng vô tuyến RNS (Radio Network
Subsystems). Mỗi RNS được tạo bởi một hay nhiều phần tử Node B, tương đương với
một trạm BTS của mạng GSM. Node B thực hiện truyền phát và nhận sóng vô tuyến
tới hoặc từ UE.

RNC kiểm soát tài nguyên vô tuyến của những Node B được kết nốt tới RNC và
cung cấp kết nối tới mạng lõi. RNC tương ứng logic với BSC trong mạng GSM.

Node B
Node B là nút logic chịu trách nhiệm phát và nhận sóng vô tuyến trong một cell.
3GPP định nghĩa một cell là một vùng địa lý được phủ bởi một Node B. Trong một
cell có thể có một hoặc nhiều hơn một sector. Một sector là một vùng nhỏ nằm trong
một cell. Chức năng chính của Node B là thực hiện xử lý giao diện vô tuyến lớp 1 và
quản lý cơ bản về tài nguyên vô tuyến, bao gồm:

• Mã hóa kênh và đan xen;

• Thích ứng tốc độ;

• Trải phổ;

• Giám sát hiệu suất;

• Điều khiển công suất vòng trong

Phần tử chức năng - RNC

RNC là phần tử trung tâm của mỗi RNS trong một mạng. Chức năng chính của
RNC là điều khiển, quản lý lưu lượng và điều khiển kênh được sử dụng bởi những
Node B kết nối với nó. Quản lý tài nguyên vô tuyến của cell Node B bao gồm:

• Điều khiển cấp phép ( Admission Control)

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 6


• Cấp phát mã
• Điều khiển chuyển giao
• Điều khiển tắc nghẽn và tải
• Điều khiển công suất vòng ngoài
Chuyển giao được điều khiển bởi RNC nhưng có thể được khởi tạo bởi RNC hoặc mạng
lõi.

GVHD: TS. ĐÀO HUY DU Page 7

You might also like