You are on page 1of 77

TIỂU LUẬN:

Hoạt động thanh toán quốc tế theo

phương thức tín dụng chứng từ của

ngân hàng thương mại (nghiên cứu tại

ngân hàng TMCP Quân đội)


Lời mở đầu

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc
tế ngày càng đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với các NHTM trong hoạt
động thanh toán quốc tế. Được xem như chất xúc tác cho sự phát triển thương mại
quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện,
với việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán trong đó có phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn và tăng nhanh tốc độ vòng quay
vốn, đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình hợp tác và phân công lao động
quốc tế. Hơn nữa, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế các ngân hàng thương
mại có cơ hội khẳng định mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn
định trong môi trường cạnh tranh.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt
động của ngân hàng thương mại, trong thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội em nhận thấy: Sau 8 năm đi vào hoạt động, hoạt động TTQT đã
đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên qui mô hoạt động vẫn còn nhỏ lại chụi
sự cạnh tranh gay gắt không những từ các ngân hàng thương mại trong nước mà còn
có các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài nên hoạt động thanh toán nói chung và
theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn vướng
mắc. Chính vì vậy, việctìm ra những giải pháp phát triển hoạt động TTQT theo
phương thức TDCT của ngân hàng TMCP Quân đội là hết sức cần thiết, nó không
những góp phần phát triển hoạt động TTQT của hệ thống NHTM nói chung mà còn
của ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu phát triển.

Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Quân
đội, cùng với những kiến thức về TTQT đã được học tại trường đại học, em đã lựa
chọn đề tài: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ của ngân hàng thương mại (nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quân đội)”.
Trong phạm vi của bài viết chủ yếu tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm thực tế, những
vấn đề còn tồn tại trong công tác TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại
ngân hàng TMCP Quân đội. Và trên những hiểu biết ban đầu về lĩnh vực đó, em xin
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Quân đội.

Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Quân đội.

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Quân đội.
chương 1

hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân
hàng thương mại

1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế (TTQT) là sự chi trả bằng tiền (ngoại tệ) liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ, tư bản của cá nhân, tổ chức, Chính phủ nước này đối với đối tác
của mình trên thế giới. TTQT chính là khâu cuối cùng để kết thúc một chu trình
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại thông qua các hình thức chuyển tiền hay
bù trừ trên các tài khoản tại ngân hàng.

Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được chia thành hai loại : quan hệ
mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó, thanh toán quốc tế cũng bao gồm thanh
toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.

. Thanh toán mậu dịch.

Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và dịch vụ
thương mại theo giá cả quốc tế. Thông thường, trong thanh toán mậu dịch phải có
chứng từ hàng hoá kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng
thương mại hoặc một hình thức cam kết khác (thư, điện giao dịch…). Mỗi hợp đồng
chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải qui định rõ cách thức
thanh toán dịch vụ thương mại, hàng hoá nhất định.

. Thanh toán phi mậu dịch.

Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũng như lao
vụ, nó mang tính chất thương mại. Đó là chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại
thương ở nước sở tại, chi phí về đi lại của các đoàn khách, các tổ chức hay cá
nhân…

Thanh toán phi mậu dịch ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động
TTQT đặc biệt là trong hoạt động thanh toán chuyển kiều hối khi lượng kiều bào
của mỗi quốc gia ngày càng gia tăng.
Ngoài hai loại thanh toán nêu trên, trong TTQT còn có thanh toán vay nợ,
viện trợ. Thực chất loại thanh toán này cũng là thanh toán mậu dịch nhưng chỉ khác
là ở nguồn vốn. Thanh toán mậu dịch được thực hiện bằng vốn tự có, còn thanh
toán vay nợ hay viện trợ do nước ngoài cấp vốn. Ngày nay, hình thức thanh toán
này chiếm một tỷ trọng khá lớn nhất là ở các nước bắt đầu phát triển hay các nước
đang phát triển để thanh toán các khoản nợ, khoản viện trợ tới kỳ hạn hoàn trả của
quốc gia.

Về cơ bản TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế. Khi đề
cập đến hoạt động thương mại quốc tế là đề cập đến quan hệ mua bán, trao đổi hàng
hoá giữa các nước. TTQT là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hoá, do vậy nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị
hàng xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát
triển. TTQT trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại.

Thanh toán quốc tế thực sự phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi
nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, tỷ giá hối đoái biến động liên tục, vì vậy yêu
cầu đặt ra cho công tác thanh toán quốc tế là đảm bảo an toàn cho các hợp đồng
nhập khẩu, các khoản doanh thu hàng xuất khẩu thu về một cách kịp thời, chính
xác, an toàn.

1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến
hành sự nghiệp xây dựng đất nước.Thông qua hoạt động TTQT , chúng ta có thể tận
dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với
nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng
hoà dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Hoạt động
TTQT của các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó là công cụ, là
cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các
nước trên thế giới.

Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách xa
nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người mua, của
bên nợ, đồng thời trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động, khả năng
thanh toán của bên nợ bấp bênh, hơn nữa trong nền kinh tế thị trường tình trạng lừa
đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất hập khẩu ngày
càng nhiều. Tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các nhà xuất khẩu hạn
chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu phát triển.

Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng thanh toán quốc tế có vị trí và
vai trò hết sức quan trọng, đây không phải là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi
là một dịch vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó
bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển. Hoạt động thanh toán quốc tế
giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc
tế. Trên cơ sở đó ngân hàng phát trển được các dịch vụ như huy động vốn ngoại tệ,
đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó qui
mô hoạt dộng của ngân hàng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối
ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và ngày tạo một niềm tin vững chắc cho
khách hàng.

Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, trong xu thế toàn cầu
hoá, hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu
nhập, uy tín và khẳ năng cạnh tranh cho ngân hàng.

1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu

Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển, các phương
thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú, nhằm đáp ứng tốt
hơn các nhu cầu về thanh toán cho khách hàng. Mỗi phương thức thanh toán có
những ưu nhược điểm khác nhau, hiện nay một số phương thức được sử dụng phổ
biến trong thanh toán quốc tế gồm:

1.3.1. Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế mà khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho
người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm, trong một thời gian nhất định bằng
phương thức chuyển tiền theo yêu cầu khách hàng.

a/.Trường hợp áp dụng thanh toán chuyển tiền

- Hai bên có quan hệ lâu năm và tín nhiệm lẫn nhau

- Thanh toán trong phi mậu dịch, chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư, chuyển
lợi nhuận về nước, chuyển kiều hối.

b/. Ưu nhược điểm

- Ưu điểm: Là phương tiện đơn giản, thuận tiện, thanh toán trực tiếp giữa
bên mua và bên bán, ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian.

- Nhược điểm: Việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bên
bán dễ bị chiếm dụng vốn trong thanh toán. Phương thức này thường chỉ sử dụng
trong lĩnh vực phi mậu dịch và thanh toán trong lĩnh vực thương mại, các chi phí có
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá (phí vận chuyển, bảo hiểm…)

Quy trình thanh toán nghiệp vụ theo phương thức trả tiền

Ngân hàng chuyển (1)


(4) Ngân hàng
tiền đại lý

(2) (5)
(3

Người nhập (1) Người xuất


khẩu khẩu
(1): Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện cung
ứng hàng hoá, dịch vụ và giao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho bên nhập khẩu.

(2): Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ hoá đơn, lập lệnh chuyển
tiền, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người hưởng lợi.

(3): Ngân hàng chuyển tiền tiến hành kiểm tra nếu thấy hợp lệ và đủ khả
năng thanh toán sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền và gửi giấy
báo nợ cho người nhập khẩu.

(4): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước
ngoài chuyển tiền cho người xuất khẩu.

(5): Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

1.3.2. Phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu được thực hiện trên cơ sở những qui định của nguyên
tắc thống nhất nhờ thu số 522 của phòng thương mại quốc tế sửa đổi năm 1995 có
hiệu lực từ 1/1/1996 (Uniform Rulers of the Collection, 1995 Revision No 522,
ICC).

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu do
người xuất khẩu lập ra.

Phương thức nhờ thu bao gồm:

a/. Nhờ thu phiếu trơn:

Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở
người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng
cho người mua không thông qua ngân hàng.

* Phương thức nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong trường hợp
người mua và người bán tin cậy lẫn nhau hoặc là phải có quan hệ liên doanh với
nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc là chi nhánh của nhau. Thanh toán về các
dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá vì việc thanh toán này không
nhất thiết phải kèm theo chứng từ như cước phí vận tải, bảo hiểm bồi thường,…

* Nhược điểm: Phương thức này không được áp dụng nhiều trong thanh toán
về mậu dịch vì:

- Đối với người bán: Không đảm bảo quyền lợi cho họ, vì việc nhận hàng
của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể
nhận hàng và không trả tiền hoặc trả tiền chậm trễ.

- Đối với người mua: Khi áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi, Vì
nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không
biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.

Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu phiếu trơn

(6
Ngân hàng Ngân hàng
thu hộ đại lý
(3

(2 (7 (5 (4

Người xuất (1 Người nhập


khẩu khẩu

(1): Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập
khẩu.

(2): Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở
người nhập khẩu bằng nhờ thu.

(3): Ngân hàng thu hộ gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng
đại lý của mình ở nước nhập khẩu để yêu cầu thu tiền.

(4): Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu thanh
toán hay chấp nhận hối phiếu.
(5): Người nhập khẩu thông báo đồng ý chấp nhận thanh toán hoặc từ chối.

(6): Ngân hàng đại lý chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp
nhận thanh toán về ngân hàng thu nợ hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của
bên nhập khẩu.

(7): Ngân hàng thu hộ ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo
về sự từ chối thanh toán cuả người nhập khẩu.

b/. Nhờ thu kèm chứng từ

Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ
tiền ở người mua nhưng không căn cứ vào hối phiếu mà căn cứ vào bộ chứng từ gửi
hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối
phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.

Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho cho ngân hàng ngoài
việc thu hộ tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với
người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu
phiếu trơn.

* Nhược điểm:

- Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt
hàng hoá của người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua.
Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể
không trả tiền cũng được khi thị trường bất lợi với họ.

- Việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền
có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm.

- Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu
tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.

* Tuỳ theo thời hạn trả tiền phương thức này được chia ra làm:

+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against payment- D/P):
phương thức này thường chỉ sử dụng trong trường hợp người bán trả tiền ngay.

+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documentary against acceptance-D/A)


Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua chụi. Trình tự tiến
hành D/A cũng giống như D/P song một điểm khác là người mua chỉ phải ký chấp
nhận trả tiền vào hối phiếu thì sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ gửi hàng để
đi nhậnh hàng.

Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ

(7
Ngân hàng ) Ngân hàng
thu hộ (3 đại lý
)
(2 (8 (4 (5 (6
) ) ) ) )
Người xuất (1 Người nhập
khẩu ) khẩu

(1): Người xuất khẩu giao hàng sang nước nhập khẩu.

(2): Người nhập khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu gửi kèm
theo bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền người
nhập khẩu.

(3): Ngân hàng thu hộ gửi hối phiếu, chứng từ hàng hoá kèm theo thư uỷ
nhiệm sang ngân hàng đại lý nước nhập khẩu nhờ thu hộ tiền.

(4): Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ, gửi hối phiếu đến
người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

(5): Người nhập khẩu thông báo chấp nhận hoặc từ chối thanh toán.

(6): Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu
để họ nhận hàng nếu người nhập khẩu đồng ý thanh toán.

(7): Ngân hàng đại lý thực hiện bút toán chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc
hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng thu hộ, hoặc thông báo về từ chối thanh toán
của bên nhập khẩu.
(8): Ngân hàng thu hộ tiền thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận
cho người xuất khẩu hoặc từ chối thanh toán.

So với phương thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức nhờ thu kèm chứng
từ đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt cho người bán không chế chứng từ. Ngân
hàng đóng vai trò người trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không có trách nhiệm về
việc trả tiền của người mua và hưởng hoa hồng. Dựa trên cơ sở giấy uỷ thác và bộ
chứng từ hàng hoá của người bán, ngân hàng tiến hành thu hộ tiền, ngân hàng
không chụi trách nhiệm kiểm tra chứng từ và không liên quan gì đến việc uỷ thác
thu đó có được người mua chấp nhận hoặc trả tiền hay không.

Phương thức nhờ thu được áp dụng trong trường hợp hàng hoá mới bán lần
đầu (mang tính chất chào hàng), hàng ứ đọng, khó tiêu thụ, thu cước phí vận tải, phí
bảo hiểm, tiền bồi thường hoa hồng hoặc trong trường hợp hàng được thanh toán
theo phương thức tín dụng chuyển sang nhờ thu.

1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ

Trong mua bán quốc tế nhiều khi người bán và người mua ở rất xa nhau, ít
thông tin và ít tiếp xúc được với nhau nên không hoàn toàn hiểu biết và tin tưởng
lẫn nhau. Khi bán hàng, người xuất khẩu không hoàn toàn tin chắc người mua luôn
sẵn sàng trả tiền vì vậy họ mong muốn có một cam kết rằng mỗi khi đã ký hợp đồng
và giao hàng thì họ sẽ nhận được tiền. Người bán muốn đảm bảo chắc chắn, người
mua thì lại không muốn trả tiền trước khi nhận được hàng. Như đã phân tích các
phương thức thanh toán ở trên đều không đảm bảo quyền lợi công bằng cho cả
người bán và người mua. Một phương thức thanh toán quốc tế có sự tham gia trực
tiếp của ngân hàng trong quá trình thanh toán đã giải quyết được vấn đề trên. Đó
chính là phương thức tín dụng chứng từ (TDCT).

Phương thức TDCT là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng
mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mử thư tín dụng) sẽ trả một
số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do
người này ký phát trong phạm vi số tiền và thời gian qui định trong thư tín dụng.
Phương thức TDCT ra đời vào năm 1993, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu
quả thanh toán quốc tế và từ đó đến nay nó trở thành phương thức thanh toán quốc
tế thông dụng nhất trong ngoại thương.

1.3.3.1. Các bên tham gia trong phương thức TDCT:

- Người xin mở thư tín dụng (Aplicant) là người mua, người nhập khẩu
hàng hoá, hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.

- Người hưởng lợi thư tín dụng (benificiary) là người bán, người xuất khẩu
hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank) là ngân hàng phục vụ người
nhập khẩu, cấp tín dụng cho người nhập khẩu và đớng ra cam kết trả tiền cho người
hưởng lợi thư tín dụng khi người này xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện
điều khoản của thư tín dụng.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank) là ngân hàng thông
báo trực tiếp về thư tín dụng và các giao dịch có liên quan đến thư tín dụng cho
người hưởng lợi thư tín dụng. Đây là ngân hàng chi nhánh hoặc ngân hàng đại lý
của ngân hàng phát hành và thường ở nước người xuất khẩu.

Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu người xuất khẩu, tăng mức độ an toàn cho các bên
tham gia, trong quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ngoài 4
thành viên chủ yếu còn có sự tham gia của các thành viên sau:

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): ngân hàng xác nhận trách nhiệm
của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền cho người xuất khẩu
trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân
hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo thư tín dụng hoặc ngân hàng khác do
hưởng lợi chỉ định khi họ không tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát
hành.

- Ngân hàng hoàn trả tiền (Rembursing Bank) là ngân hàng được ngân hàng
phát hành uỷ nhiệm để chuyển tiền trả cho người thụ hưởng. Thông thường, ngân
hàng này là ngân hàng mà ngân hàng phát hành có duy trì tài khoản tại đó.
Trong thực tế khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không nhất
thiết phải có đầy đủ cả 4 ngân hàng đó tham gia mà thường chỉ có hai ngân hàng
đứng ra đảm nhận các chức năng trên.

 Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia:

- Ngân hàng mở và người yêu cầu: người nhập khẩu gửi thư yêu cầu mở
thư TDCT đến ngân hàng phục vụ mình. Thông qua việc chấp nhận mở thư tín dụng
ngân hàng mở và người yêu cầu đã có mối quan hệ pháp lý. Giấy yêu cầu mở thư
tín dụng chính là văn bản pháp lý thể hiện quan hệ này. Ngân hàng có trách nhiệm
đứng ra thanh toán hộ người nhập khẩu vì vậy ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài
chính của doanh nghiệp và đề ra mức ký quỹ nhất định nhằm giảm rủi ro của ngân
hàng xuống mức thấp nhất trong quan hệ với khách hàng.

- Ngân hàng mở và người hưởng lợi: đối với người hưởng lợi ngân hàng
mở thư tín dụng có nghĩa vụ trả tiền cho người hưởng lợi khi họ đưa ra bộ chứng từ
hợp lý ngay cả khi người hưởng lợi không có khả năng trả tiền.

- Ngân hàng thông báo và người được hưởng: Ngân hàng thông báo chỉ
thực hiện thông báo thư tín dụng mà không có một cam kết nào về thanh toán đối
với tín dụng chứng từ, vì ngân hàng thông báo và người hưởng lợi không có ràng
buộc về pháp lý, nhưng ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính xác thực của thư tín
dụng và được hưởng phí dịch vụ từ người hưởng lợi.

- Ngân hàng xác nhận và người được hưởng lợi: Với việc xác nhận thư
TDCT ngân hàng xác nhận đã cùng chụi trách nhiệm với ngân hàng phát hành trong
việc hoàn trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc
chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát nếu chứng từ hợp lệ được xuất
trình tại ngân hàng hoặc ngân hàng chỉ định phù hợp với điều khoản của thư tín
dụng.

- Ngân hàng mở và ngân hàng xác nhận: việc một ngân hàng xác nhận cho
một ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa là ngân hàng xác nhận đã cấp tín dụng cho
ngân hàng mở, theo đó ngân hàng mở sẽ nhận nợ khi khoản tín dụng đó được ngân
hàng xác nhận thanh toán.
1.3.3.2. Nội dung của phương thức tín dụng chứng từ.

a/. Thư tín dụng trong phương thức TDCT

Thư tín dụng (Letter of Credit- L/C) là một văn bản do ngân hàng phát hành
theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng (người nhập khẩu), trong đó ngân hàng
phát hành cam kết trả tiền cho người được hưởng lợi (nhà xuất khẩu) một số tiền
nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này phải xuất trình một
bộ chứng từ phù hợp với điều khoản qui định trong văn bản đó.

Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng mua
bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.

 Chức năng của thư tín dụng:

- Chức năng thanh toán: Trong thanh toán quốc tế đảm bảo khả năng thanh
toán là yếu tố quan trọng và không thể thiếu được. Tín dụng chứng từ cũng có chức
năng cơ bản đó, đó là chức năng thanh toán. Được thể hiện là dùng các chứng từ,
thư, điện chuyển tiền, hối phiếu, séc để thanh toán giữa người mua và người bán.

- Chức năng đảm bảo tín dụng chứng từ: Được thể hiện qua cam kết độc lập
của ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán cho người xuất khẩu
ngay cả trong trường hợp người nhập khẩu không có khả năng thanh toán. Đồng
thời quyền lợi của bên nhập khẩu cũng được đảm bảo với việc ngân hàng chỉ trả
tiền cho người xuất khẩu khi đã trình bộ chứng từ phù hợp với L/C.

- Chức năng tín dụng: Khi ngân hàng mở L/C nhận được đơn xin mở L/C
của người nhập khẩu, ngân hàng có thể yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ với mức
ký quỹ từ 0%-100% tuỳ theo quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Như vậy
ngân hàng có thể cho người nhập khẩu vay để ký quỹ hoặc trả tiền lãi cho số tiền ký
quỹ thuộc sở hữu của người nhập khẩu. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ và
hối phiếu, ngân hàng trả tiền cho người xuất khẩu nghĩa là ngân hàng cung cấp tín
dụng cho người nhập khẩu.

 Nội dung của thư tín dụng:

Thông thường một thư tín dụng bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
- Số hiệu: tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó nhằm để
trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, ngoài ra còn
được ghi vào các chứng từ có liên quan.

- Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở L/Cviết cam kết trả tiền cho người
xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh
chấp nếu có xung đột pháp lý về L/C đó.

- Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C
với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là
căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện mở L/C có
đúng hạn như đã qui định trong hợp đồng không.

- Loại L/C áp dụng: tuỳ theo tính chất của hợp đồng mua bán, trong đơn đề
nghị mở thư tín dụng phải nêu rõ loại thư tín dụng cần mở. Dựa trên cơ sở này ngân
hàng sẽ phát hành đúng loại thư tín dụng đó, có thể lựa chọn L/C huỷ ngang, L/C
không huỷ ngang, L/C xác nhận.

- Số tiền của thư tín dụng: số tiền của thư tín dụng phải được ghi rõ bằng số
và bằng chữ và phải thống nhất với nhau trên đơn vị tiền tệ rõ ràng.

- Tên, địa chỉ của những người và ngân hàng có liên quan như: người yêu
cầu mở thư tín dụng; người thụ hưởng; ngân hàng phát hành; ngân hàng thông báo;
ngân hàng thanh toán; ngân hàng xác nhận (nếu có).

- Ngày hết hạn hiệu lực của L/C: từ ngày mở L/C đến ngày hết hạn L/C là
thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình bộ
chứng từ phù hợp với L/C trong thời hạn đó.

- Thời hạn trả tiền của L/C: thời hạn trả tiền liên quan đến việc trả ngay
hay trả chậm. Thời hạn trả tiền có thể nằm ngay trong thời hạn hiệu lực của thư tín
dụng (trả tiền ngay), hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (trả tiền
chậm). Trong trường hợp thanh toán chậm thì qui định bao nhiêu ngày kể từ ngày
nhận được bộ chứng từ hoàn chỉnh.
- Thời hạn giao hàng: là thời hạn người xuất khẩu phải chuyển giao hàng
cho người nhập khẩu, thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời gian hiệu lực
của L/C.

- Ngân hàng mở L/C: do hai bên thoả thuận qui định trong hợp đồng hoặc
do người nhập khẩu chọn.

- Ngân hàng thông báo: thường là đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước
nhập khẩu chọn.

- Các qui định về L/C: có thể chiết khấu, thanh toán hay chấp nhận tại một
ngân hàng cụ thể hay bất cứ một ngân hàng nào.

- Những nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá, quy
cách phẩm chất, bao bì mã hiệu.

- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng
(FOB, CIF), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và giao hàng.

- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải trình: đây là một nội dung then
chốt của thư tín dụng vì căn cứ vào đó ngân hàng quyết định trả tiền hay không trả
tiền cho người xuất khẩu.

L/C qui định rõ các loại chứng từ cần xuất trình, thường bộ chứng từ gồm:

+ Hối phiếu

+ Hoá đơn thương mại đã ký

+ Vận đơn

+ Danh sách đóng hàng

+ Chứng nhận xuất xứ

+ Chứng nhận bảo hiểm

+ Chứng nhận chất lượng, số lượng

+ Chứng nhận của người hưởng lợi


Tuỳ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu mà có thêm bớt một số chứng từ, số
lượng chứng từ của mỗi loại, yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ như thế
nào, lời cam kết rằng buộc của ngân hàng mở L/C.

b/.Các loại thư tín dụng

- Thư tín dụng huỷ ngang (Revocable L/C): là loại thư tín dụng mà ngân
hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể bổ sung, sửa đổi, hoặc bất cứ lúc nào mà
không cần báo trước cho người được hưởng lợi. Loại thư tín dụng này ít được sử
dụng vì đây chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là cam kết trả tiền cho người
hưởng lợi.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại thư tín dụng
sau khi đã mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được
sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả
thuận khác của các bên tham gia. Loại này thường được áp dụng rộng rãi nhất trong
TTQT vì nó đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable
L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác xác nhận
đảm bảo việc trả tiền của thư tín dụng cùng với ngân hàng mở L/C. Loại này được
áp dụng rộng rãi trong TTQT vì nó đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Loại thư
này được sử dụng khi người xuất khẩu không tin tưởng vào ngân hàng mở L/C hoặc
do tình hình kinh tế chính trị ở nước người nhập khẩu không ổn định.

- Thư tín dụng huỷ ngang, miễn truy đòi (irrevocable Without Recourse
L/C): là loại thư tín dụng không huỷ ngang mà trong đó qui định sau khi trả tiền cho
người xuất khẩu ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ trường
hợp nào. Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu: “Miễn truy
đòi người ký phát”(Without recourse to drawers). Đồng thời trong thư tín dụng cũng
phải ghi như vậy. Loại này cũng được sử dụng rộng rãi trong TTQT .

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transfering L/C): là loại thư tín dụng
không thể huỷ ngang, trong đó qui định người hưởng lợi thứ nhất yêu cầu ngân
hàng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều
người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, chi phí
chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chụi.

Loại L/C này được áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi thứ nhất
không đủ số lượng hàng hóa để xuất khẩu, hoặc không có hàng, họ chỉ là người môi
giới thương mại.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể huỷ bỏ
sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và cứ
như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng. L/C tuần
hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn. Có ba cách tuần
hoàn:

+ Tuần hoàn tự động: tức là thư tín dụng có giá trị như cũ, không cần ngân
hàng mở L/C thông báo cho người xuất khẩu biết.

+ Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thông báo cho người
xuất khẩu biết thì L/C mới có hiệu lực.

+ Tuần hoàn bán tự động: là loại L/C mà sau khi L/C trước được sử dụng
xong hoặc hết hiệu lực , nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở L/C không có ý
kiến gì về L/C kế tiếp thì nó lại tự động có giá trị như cũ.

Thư tín dụng tuần hoàn cho phép sự linh hoạt trong quan hệ thương mại giữa
người xuất khẩu và người nhập khẩu thường áp dụng trong trường hợp các bên tin
cậy nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn trong thời gian dài. Khi
áp dụng L/C tuần hoàn người nhập khẩu tiết kiệm được chi phí mở L/C.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại thư tín dụng không huỷ
ngang dựa trên cơ sở mở L/C khác làm đảm bảo. Theo L/C này, người xuất khẩu
dùng L/c do người nhập khẩu mở cho mình làm căn cứ để mở L/C khác (L/C giáp
lưng) cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu (L/C
gốc). Trong L/C giáp lưng người hưởng lợi ban đầu đóng vai trò trung gian giữa
người mua cuối cùng và người cung cấp hàng thực sự. Khi áp dụng loại này cần chú
ý:
+ Giá trị L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, người trung gian được hưởng
phần chênh lệch.

+ Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.

+ Thư tín dụng giáp lưng được áp dụng trong các trường hợp: L/C gốc không
được chuyển nhượng, hoặc buôn bán giữa các nước qua trung gian và người trung
gian không muốn tiết lộ người cung cấp hàng hoá cho người mua cuối cùng.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có
hiệu lực khi thư tín dụng đối ứng với nó được mở ra. Nghĩa là, L/C này chỉ có giá
trị khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứngvới nó để cho người mở L/C này
được hưởng. Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua
bán hàng đổi hàng và có thể áp dụng trong phương thức gia công. Khi đó L/C nhập
thành phẩm là L/C trả ngay còn L/C nhập nguyên liệu thành L/C trả chậm.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ
ngang do ngân hàng người xuất khẩu phát hành trong đó ngân hàng sẽ cam kết với
người nhập khẩu thanh toán cho họ khi xuất trình giấy tờ chứng minh người nhập
khẩu hoàn thành nghĩa vụ theo L/C đề ra. Khi tiến hành giao dịch thương mại quốc
tế, người nhập khẩu có thể cấp các khoản tín dụng cho người xuất khẩu như tiền đặt
cọc, tiền ứng trước, và phải bỏ ra chi phí mở L/C. Loại này thông thường áp dụng
trong trường hợp hợp đồng thương mại có giá trị lớn và khách hàng mới giao dịch
lần đầu.

c/. Qui trình nghiệp vụ thanh toán L/C

(2
Ngân hàng Ngân hàng
mở (5 thông báo
L/C
(6

(8 (7 (1 (3

Người xuất
Người nhập (4 khẩu
khẩu
(1) : Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu
cầu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng

(2) : Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C và thông
qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở L/C.

(3) : Ngân hàng thông báo L/C cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung L/C

(4) : Nếu người xuất khẩu chấp nhận L/C sẽ giao hàng cho người nhập khẩu,
nếu không thì yêu cầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp

(5) : Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của
L/C và xuất trình tới ngân hàng thông báo để qua đó xin ngân hàng mở L/C thanh
toán

(6) : Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C
thì sẽ trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp sẽ từ chối thanh toán và
gửi lại chứng từ cho người nhập khẩu

(7) : Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng
từ cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

(8) : Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì chấp
nhận trả tiền hoặc từ chối không trả tiền

d/.Vai trò của phương thức tín dụng trong TTQT

TTQT ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng trong hoạt động thương
mại quốc tế. TTQT theo phương thức TDCT đóng một vai trò quan trọng không thể
thiếu trong hoạt động TTQT. Nhận thức về vấn đề đó, trong hoạt động TTQT, các
ngân hàng không ngừng phát triển nhằm nâng cao chất lượng phục cho khách hàng
ngày một tốt hơn. Phương thức TDCT được sử dụng phổ biến do có ưu điểm sau:

* Đối với người xuất khẩu:

- Được đảm bảo thanh toán: L/C là bản cam kết trả tiền của ngân hàng mở
L/C khi người xuất khẩu nộp bộ chứng từ hàng hoá phù hợp với L/C. Do vậy trong
phương thức tín dụng chứng từ người xuất khẩu được đảm bảo thu hồi tiền hàng
hoá dịch vụ đúng hạn với bộ chứng từ hoàn hảo, ngay cả khi người nhập khẩu
không muốn thanh toán. Đặc biệt với L/C được xác nhận của ngân hàng tại nước
xuất khẩu tránh được rủi ro không được thanh toán khi tình hình tài chính, kinh tế,
chính trị tại nước người nhập khẩu không được ổn định.

- Nhận được sự tài trợ của ngân hàng thông qua triết khấu bộ chứng từ hàng
hoá hoặc có thể xin vay trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ.

* Đối với người nhập khẩu:

+ Ngân hàng đã giúp khách hàng kiểm tra một phần chất lượng, số lượng,
phẩm chất hàng hoá thông qua bộ chứng từ, tiết kiệm thời gian và tránh được một
phần rủi ro do người bán không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng.

+ Do có sự cam kết trả tiền của ngân hàng nên người xuất khẩu mở rộng
thanh toán cho người nhập khẩu (L/C trả chậm) tạo điều cho người nhập khẩu chủ
động hơn trong việc thanh toán nhất là đối với những hợp đồng có giá trị lớn.

+ Khi sử dụng phương thức này, tuỳ theo mối quan hệ giữa ngân hàng với
nhà nhập khẩu mà được ngân hàng cấp tín dụng khi mở L/C.

* Đối với ngân hàng:

- Ngân hàng được hưởng phí khi cung ứng dịch vụ này, ngoài ra còn mở
rộng hoạt động tín dụng thông qua cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, huy động nguồn
ngoại tệ lớn qua các khoản ký quỹ của khách hàng, qua nguồn ngoại tệ khách hàng
thu được trong tài khoản tại ngân hàng.

- Thực hiện TTQT đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở vật chất nhất định, đội
ngũ nhân viên có trình độ, mạng lưới ngân hàng rộng khắp. Qua đó nâng cao uy tín,
chất lượng ngân hàng.

Tuy nhiên phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức
hoàn hảo, có nhược điểm sau:

+ Đối với người xuất khẩu: do tính chặt chẽ của bộ chứng từ và người nhập
khẩu không có thiện chí với người xuất khẩu, họ có thể vì một lỗi nhỏ trên chứng từ
có thể bị từ chối thanh toán mặc dù hàng hoá được giao theo đúng hợp đồng.
+ Đối với người nhập khẩu: Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ,
khâu thanh toán tách rời hàng hoá nên người nhập khẩu vẫn có thể gặp rủi ro do giả
mạo chứng từ hoặc chứng từ không đúng với hợp đồng hàng hoá.

+ Đối với ngân hàng: gặp rủi ro về tỷ giá; rủi ro do người nhập khẩu mất khẳ
năng thanh toán; tính phức tạp và chính xác khi cung ứng dịch vụ.

Tuy nhiên phải khẳng định TTQT theo phương thức TDCT hiện nay được sử
dụng nhiều nhất chiếm 80-90% trong các phương thức TTQT, nó thúc đẩy quá trình
TTQT và hoạt động thương mại quốc tế.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức
TDCT .

1.4.1. Các nhân tố chủ quan

a/. Uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và trên trường quốc tế

Hoạt động của một ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng có thể
được mở rộng hay không là tuỳ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng đó trong
nước và trên thế giới. Điều này quyết định lượng khách hàng mà ngân hàng thu hút
được.

Uy tín của ngân hàng được thể hiện ở các mặt: khả năng thanh toán, kỹ thuật
xử lý nghiệp vụ, thời gian thanh toán, khă năng đáp ứng các phương tiện thanh toán,
sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ…

Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để khách
hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ.

b/. Mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng thương mại

Thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm mở rộng qui mô hoạt động, phục
vụ khách hàng tốt hơn, các ngân hàng có thể bằng một trong những cách: mở chi
nhánh, mở văn phòng đại diện…Tuy vậy, cho đến khi khối lượng hoạt động ở một
nước chưa đạt đến mức cần thiết, và nhiều nguyên nhân khác các ngân hàng không
thể mở chi nhánh ở khắp mọi nơi trên thế giới, họ đã chọn phương thức thiết lập các
quan hệ ngân hàng đại lý nhằm giải quyết các yêu cầu công việc ngay tại nước đó.
Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ dịch vụ. Trong mối quan hệ
này, có thể hai bên cùng cung cấp cho nhau các dịch vụ cần thiết mang tính chất địa
phương hoặc chỉ đơn thuần là ngân hàng này làm địa lý cho ngân hàng kia trong
việc xử lý một giao dịch nào đó.

Với một ngân hàng đại lý rộng, các ngân NHTM có điều kiện để thực hiện
các chức năng làm đại lý cho ngân hàng đối tác. Trên cơ sở đó, có thể tăng doanh
thu nhờ việc thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý của mình, mở rộng
nghiệp vụ TTQT như trở thành: ngân hàng thu hộ, ngân hàng thông báo, ngân hàng
bảo lãnh, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chuyển nhượng…Ngược lại, các NHTM
có thể sử dụng mạng lưới ngân hàng đại lý đó để hoàn tất việc thực hiện các nghiệp
vụ TTQT , giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ của mình. Hơn thế nữa, với mối
quan hệ đại lý tốt với một ngân hàng, ngân hàng đối tác có thể được ngân hàng bạn
cung cấp một hạn mức tín dụng (Credit line) hay các dịch vụ đầu tư…Hạn mức tín
dụng giúp cho ngân hàng không bị ứ đọng vốn ký quỹ trong trường hợp yêu cầu
ngân hàng bạn xác nhận thư tín dụng.

Với một mạng lưới ngân hàng hạn chế, các NHTM rất khó có thể thực hiện
được các nghiệp vụ TTQT của mình một cách thông suốt bởi vì các ngân hàng nước
ngoài có thể từ chối thực hiện các giao dịch đối với ngân hàng không có quan hệ đại
lý, hoặc có quan hệ đại lý không tốt. Chất lượng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng
nước ngoài uỷ thác cũng là một tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng ngân hàng đại lý. Số
lượng và mức độ uỷ thác thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng nước ngoài tuỳ
thuộc rất lớn vào mức xếp hạng ngân hàng đại lý.

c/. Hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng

Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện đầu tiên
bao giờ cũng là vốn. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động với khối lượng
lớn, các mặt hàng đa dạng, thị trường quốc tế phức tạp tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi
phải có một quy mô vốn tương xứng. Trong khi đó thực lực về vốn của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam còn thấp, bởi vậy nhu cầu được tài trợ về vốn từ
ngân hàng là lớn. Ngân hàng phải có khả năng tư vấn, cung cấp các thông tin nhằm
đưa đến việc ký kết các hợp đồng và thực hiện tài trợ cần thiết.
 Tài trợ nhập khẩu:

Ngân hàng có thể cho người nhập khẩu vay với mục đích là thanh toán

tiền hàng cho người xuất khẩu. Khách hàng có thể lập phương án sản xuất kinh
doanh mang tính khả thi cao cho lô hàng nhập khẩu về, lên kế hoạch tài chính xác
định khả năng thanh toán, xác định khoản cần tài trợ. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ ra
quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ. Trong trường hợp
người nhập khẩu không thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ
chứng từ giao hàng, ngân hàng sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh
toán đúng hạn cho ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng cũng có thể cho vay kí quỹ
khi khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành thư tín dụng, xác nhận thư tín dụng.
Khách hàng kí quỹ sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại
ngân hàng và khoản tiền đó sẽ bị phong toả. Ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân
hàng trong quá trình thực hiện bảo lãnhcho khách hàng. Ký quỹ nhằm khẳng định
khách hàng có năng lực nhất định về vốnvà rằng buộc khách hàng làm tròn nghĩa vụ
của người được bảo lãnh. Vì trong trường hợp rủi ro của thương vụ quá cao, ngân
hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ với giá trị lớn mà khả năng doanh nghiệpkhông
đáp ứng nổi hoặc chỉ đáp ứng được một phần. điều này gây trở ngại cho doanh
nghiệp vì kí quỹ là món tiền bị phong toả, khách hàng không được sử dụng, vốn lưu
động của doanh nghiệp bị thu hẹp. Khi đó căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu
quả của thương vụ hoặc trên tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể cho vay kí quỹ. Điều
đó sẽ giả quyết được khó khăn về vốn lưu động cho khách hàng, tăng tính an toàn
và mang lại hiệu qủ cao cho ngân hàng. Như vậy bằng các hình thức tài trợ nhập
khẩu khác nhau, ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu tối đa cho khách hàng, dẫn đến
mở rộng thanh toán quốc tế.

 Tài trợ xuất khẩu:

Đây chính là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ
sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại
thương đã kí, liên tục sản xuất kinh doanh, không bị hụt vốn trong thời gian chờ tiền
thanh toán. Ngân hàng có thể tài trợ cho người xuất khẩu trong giai đoạn chuẩn bị
hàng xuất khẩu vì với những giá trị hợp đồng lớn, thời gian tạo thành phẩm dài
người xuất khẩu thường không đủ vốn lưu động. Ngân hàng sẽ quyết định hạn mức
tài trợ trên cơ sở các giấy tờ chứng minh mục đích vốn vốn tài trợ do người xuất
khẩu xuất trình. Bên cạnh đó ngân hàng có thể chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu
thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo
được ngươì xuất khẩu xuất trình. Ngân hàng có thể áp dụng hìnhd thức chiết khấu
miễn truy đòi hoặc chiết khấu có truy đòi. Việc áp dụng các hạn mức tài trợ và hình
thức chiết khấu khác nhau tạo điều kiện cho người xuất khẩu đảm bảo quyền lợi
trong hoạt động ngoại

d/. ứng dụng Marketing

Bất cứ một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh đều muốn gắn kinh
doanh của mình với thị trường. Bởi trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy mới hy
vọng tồn tại và phát triển được. Marketing trong hoạt động ngân hàng với chức
năng nghiên cứu thị trường và phát triển đưa ra các loại sản phẩm mới cũng như
hình thành cầu và phân phối sản phẩm của khách hàng sẽ là chiếc cầu nối các ngân
hàng với thị trường. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động Marketing là thu hút khách
hàng và tạo mọi điều kiện kích thích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng.

e/. Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan

Trong NHTM, các nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho
nhau, như trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, ngoài cung
cấp dịch vụ đó, ngân hàng còn có thể có thu nhập từ hoạt động tài trợ hoạt động
xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ,…

1.4.2. Các nhân tố khách quan

a/. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói
riêng của một nước

Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia nhất định với các quốc
gia khác trên thế giới, với các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế. Nội dung của
lĩnh vực này rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, dịch vụ quốc tế, đầu tư tài
chính, chuyển giao công nghệ kỹ thuật…Do đó có thể coi kinh tế đối ngoại là chiếc
cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới trong đó kinh tế ngoại
thương là trung tâm.

Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện
pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương của
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Nhiệm vụ của chính sách
ngoại thương là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có
lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại
thương nói riêng kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác: như đầu tư quốc tế,
TTQT , bảo hiểm…Đối với TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức
tín dụng chứng từ nói riêng, việc phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có một ý
nghĩa to lớn. Việc phát triển của kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương làm phát
sinh nhiều nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ với các quốc gia khác. Đây là điều
kiện thuận lợi để phát triển các nghiệp vụ TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo
phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Hơn thế nữa, kinh tế ngoại thương phát
triển sẽ yêu cầu nhiều loại hình dịch vụ TTQT trong đó có TTQT theo phương thức
tín dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nó.

b/. Môi trường kinh doanh

Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động chụi nhiều ảnh hưởng của các yếu
tố kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Các doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm
những thị trường có độ an toàn, đó là do hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động
phức tạp, chụi tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vì vậy, khi các yếu tố đó ổn định các doanh nghiệp thấy được quyền lợi của họ
được đảm bảo, sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại nước
đó, làm tăng nhu cầu thanh toán L/C, và ngược lại.

Bên cạnh đó hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn thanh toán quốc tế có
phân định rõ ràng lợi ích nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia xuất nhập khẩu sẽ
tạo niềm tin cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu, khuyến khích thanh toán
quốc tế phát triển.
c/. Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu hiện bằng đơn vị
đồng tiền nước khác.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, có
qui định đồng tiền nào dùng thanh toán và thời gian thanh toán. Vì thế, trong thời
gian thanh toán, nếu tỷ giá thay đổi tăng hay đồng nội tệ giảm giá trị, khi đó người
nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải mua ngoại tệ với giá cao và xu hướng là người
nhập khẩu sẽ hạn chế mở L/C nhập nhằm giảm bớt chi phí do mua với giá cao, kết
quả là L/C nhập khẩu giảm. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, nhu
cầu mở L/C nhập khẩu tăng.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm. Sự biến động lên xuống của nó sẽ
ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong nền kinh tế thế giới trong đó có hoạt động
TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng
của ngân hàng.
Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ
tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.1. Cơ cấu điều hành và hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần
Quân đội

2.1.1. Lịch sử hình thành

Theo quyết định số 194/QĐNH5 của thống đốc ngân hàng Nhà nước, ngày
4/11/1994 NHTM cổ phần Quân đội được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu ít ỏi
là 20 tỷ đồng (chủ yếu là vốn góp của các doanh nghiệp quân đội), trụ sở chính đặt
tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, TP Hà Nội. Cho đến nay hơn 8 năm đi vào hoạt
động NHTM cổ phần Quân đội đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên
thương trường.

Khởi đầu với vốn điều lệ 20 tỷ, sau tám năm vố điều lệ của ngân hàng đã
tăng hơn 11 lần lên 230 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 20-30 tỷ đồng. Số lượng nhân
viên ngân hàng cũng tăng từ 14 người từ thời điểm thành lập ngân hàng đến nay đã
hơn 200 người.

Do nguồn vốn phát triển mạnh, NHTM cổ phần Quân đội đã đáp ứng được
nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, bảo đảm vốn trong thanh toán và
đầu tư tín dụng. Tổng mức cho vay cuối năm 2000 là 1,319 tỷ đồng thì đến cuối
năm 2002 đã là hơn 2 tỷ đồng. Vốn vay của ngân hàng là một phần quan trọng được
dành để hỗ trợ cho các doanh nghiệp quân đội đang tham gia các chương trình lớn,
trọng điểm của Nhà nước.

Trong hơn 8 năm qua, mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng
nhằm phục vụ lượng khách hàng ngày một gia tăng trong phạm vi cả nước. Tại thời
điểm thành lập ngân hàng chỉ có một hội sở chính đặt tại 28A Điện Biên Phủ – Hà
Nội. Hiện nay ngân hàng đã có một mạng lưới rộng gồm 4 chi nhánh : Hai chi
nhánh đặt tại Hà Nội đó là chi nhánh Lý Nam Đế ( được chuyển thành từ phong
giao dịch số 2 – Lý Nam Đế), chi nhánh Hoàng Quốc Việt; chi nhánh đặt tại Hải
Phòng (thành lập năm 1998) và một chi nhánh trong TP Hồ Chí Minh (thành lập
năm 1996). Không ngừng lại ở đó, ngân hàng đã đa dạng hoá các hoạt động của
mình một cách tích cực hơn nhằm hoà nhập và phát triển trong giai đoạn mới. Bên
cạnh thực hiện các chức năng truyền thống của ngân hàng, NHTM cổ phần Quân
đội thành lập công ty chứng khoán Thăng Long hoạt động với tư cách là một công
ty con của ngân hàng, đồng thời mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn
(Khách sạn ASEAN liên kết với công ty cổ phầnASEAN). Quan hệ quốc tế của
ngân hàng được mở rộng. Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với 152 ngân hàng
đại lý của 55 nước trên thế giới. Sự mở rộng mối quan hệ này giúp cho ngân hàng
ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc ứng dụng các công nghệ
hiện đại cũng được ngân hàng quan tâm và từng bước thực hiện nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Là một NHTM cổ phần, cơ cấu tổ chức của ngân hàng quân đội được tổ chức
theo mô hình của một công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp.

Đại hội cổ đông là cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng Quân đội. Đại
hội cổ đông được triệu tập mỗi năm một lần trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết
thúc năm tài chính. Đại hội cổ đông quyết định các vấn đề như điều lệ ngân hàng,
chủ trương, phương án hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như quyết định
bộ máy tổ chức của ngân hàng.

Dưới đại hội cổ đông là hội đồng quản trị – cơ quan cao nhất của ngân hàng
do Đại hội cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị họp thường kỳ 2 tháng một lần, có
quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và
quyền lợi của ngân hàng. HĐQT có quyền bổ nhiệm, đình chỉ và bãi nhiệm Tổng
Giám Đốc ngân hàng quân đội. Tổng Giám Đốc là người điều hành và chụi trách
nhiệm trước hội đồng cổ đông về mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân
hàng.

Ngoài ra, ban kiểm soát giám sát hoạt động của HĐQT, đồng thời tư vấn
giúp đỡ Tổng giám đốc trong quá trình điều hành công việc kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức

Ban kiểm soát Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

P. Ngân Quỹ

P. QHệ và Ban Giám đốc

P. Kế toán
CN. TP HCM C.N Hải
P. Tín dụng Phòng

Văn phòng P. Giao dịch C.N Lý Nam


Ba son Đế

P. KS nội bộ
C.N Hoàng
Q.Việt
Phòng ĐT &

P. Giao dịch
Phòng CNTT số 1

P. Giao dịch
P. Nguồn vốn
số 3
và KD ngoại

C.Ty chứng
P. Kế hoạch khoán Thăng
tổng hợp
Mục tiêu của ngân hàng được xác định từ khi thành lập là đi theo mô hình
ngân hàng đa năng, vì thế ngay từ ngày đầu ngân hàng đã có đủ các phòng nghiệp
vụ và hành chính- tổ chức để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Quân đội

a/. Hoạt động huy dộng vốn

Năm 2002, Ngân hàng Quân đội đã có mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn
chung trên cơ sở tăng cường tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. Để thực
hiện mục tiêu, ngân hàng đã dạng các hình thức huy động vốn trên thị trường liên
ngân hàng. Một hướng nữa mà ngân hàng đang đẩy mạnh nhằm huy động hơn nữa
nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế là nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ ngày
một tốt hơn cho khách hàng.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002


Chỉ tiêu Số dư Tỷ Số dư Tỷ Số dư Tỷ
trọng trọng trọng

Vốn huy động 2.211,8 83% 2.548 83,98% 2.834 84,61%

Vốn vay TCTD 0 0 0 0


khác

Vốn và quỹ 195 7,4% 219 7,23% 235,2 7,02%

Vốn điều lệ 171 209 221

Các quĩ 24 10 14,2

Vốn khác 226,6 9,6% 267 8.79% 280 8,37%

Tổng nguồn vốn 2663,4 100% 3.034 100% 3349,2 100%


Trong năm 2002, tổng nguồn vốn của NHTM cổ phần Quân đội tăng trưởng
liên tục và đạt mức 3349,2 tỷ tại thời điểm 31/12/2002 tăng thêm 10,3% so với năm
2001. Tính riêng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng từ 2.211,8 tỷ năm 2000
lên 2548 tỷ năm 2001 đạt mức tăng trưởng 15,2%, năm 2002 lên 2.834 tỷ đạt mức
tăng trưởng 11,22%. Cùng với nó là vốn điều lệ cũng tăng trưởng đáng kể, tính đến
ngày 31/12/2001, vốn điều lệ của ngân hàng đã đạt 209 tỷ đồng, và năm 2002 là
221tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng của
nguồn vốn huy động mà nguyên nhân của nó là do ngân hàng tăng cường huy động
vốn nhằm đáp ứng một số dự án lớn ngân hàng tham gia tài trợ.

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002


Chỉ tiêu
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Vốn huy động 2211.8 100% 2548 100% 2.834 100%

Tiền gửi của 1850,3 83,7% 1979 77,71% 2274,9 80,27%

của khách hàng

Tiền gửi của các tổ 361,5 16,3% 568 22,29% 559,1 19,73%

chức tín dụng khác

Xét riêng cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy tỷ trọng vốn vay từ các tổ chức
tín dụng có xu hướng tăng đều từ năm 2000 do ngân hàng tích cực mở rộng quan hệ
trên thị trường liên ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động từ các khách hàng cũng
như từ các tổ chức tín dụng khác đều có sự tăng trưởng qua các năm.

b/. Hoạt động sử dụng vốn

Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Phản ánh đặc
thù của NHTM, hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng
vốn của ngân hàng quân đội.
Bảng 3 : Cơ cấu sử dụng vốn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002

Tiền dự trữ 1.208 1.197 1.252

Tiền mặt 21,5 23 26

Tiền gửi tại NHNN 264 169 193

Tiền gửi các TCTD khác 923 1.005 1033

Cho vay các tổ chức kinh tế 1.320 1.743 1.988,5

Đầu tư 22,5 23 23,5

Đầu tư chứng khoán ngắn 16 14,9 15,2


hạn

hùn vốn, mua cổ phần 6,5 8 8,3

Tài sản cố định 36,3 36.9 37,1

Tài sản khác 46 34 43

Tổng 2.633 3.034 3.344

Số dư tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng khác năm 2000 là 1208 tỷ đồng
chiếm 45,88% tổng sử dụng vốn, năm 2001 giảm xuống còn 39,45% với mức dự trữ
là 1197 tỷ đồng, năm 2002 giảm xuống còn 37,44% với mức dự trữ là 1252 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây vẫn là tỷ lệ dự trữ lớn hơn mức bình thường. Tiền dự trữ là một bộ
phận sinh lời thấp (0,1% tháng), thậm chí còn không sinh lời trong các tài sản ngân
hàng. Việc duy trì một tỷ lệ dự trữ cao giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn, đáp
ứng nhanh chóng và kịp thời được các nhu cầu cung ứng vốn, vì thế ngân hàng cần
cân nhắc giữa lợi ích và những cơ hôi bị bỏ qua do ngân hàng duy trì tỷ lệ dự trữ
ngân hàng áp dụng.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy một trong những nguyên nhân tỷ lệ dự trữ cao
của ngân hàng chính là từ tỷ lệ cho vay thấp mà bắt nguồn từ tình trạng ứ đọng vốn
của ngân hàng quân đội cũng như trong cả hệ thống ngân hàng trong thời gian qua.
Năm 1998, 1999 là hai năm mà người ta nói nhiều nhất về tình trạng các NHTM
không cho vay được trong khi vốn huy động vẫn tiếp tục tăng. Điều này xuất phát
từ tình trạng nền kinh tế cũng như một số nguyên nhân chủ quan của hệ thống ngân
hàng.

c/. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là một nghiệp vụ chính, ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và
phát triển của ngân hàng. Xuất phát từ chức năng của một NHTM, tín dụng đóng
một vai trò hết sức to lớn và luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động
của ngân hàng Quân đội.

Là một NHTM, hoạt động tín dụng của ngân hàng Quân đội bị chi phối bởi
luật các tổ chức tín dụng và các văn bản liên quan đến tổ chức tín dụng nói chung.
Ngoài ra, còn các văn bản trực tiếp liên quan tới hoạt động tín dụng như văn bản
283, 284 về nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh, văn bản 154 về đồng tài trợ.

Các loại tín dụng ngân hàng Quân đội cung cấp gồm: cho vay ngắn, trung và
dài hạn. Các loại hình cấp tín dụng ngắn hạn bao gồm: cho vay ngắn hạn (chủ yếu là
cho vay vốn lưu động), chiết khấu, cầm cố, thế chấp. Đối với tín dụng trung và dài
hạn, ngân hàng thực hiện cho vay các dự án thông thường đồng thời phối hợp với
các ngân hàng khác thực hiện cho vay đối với các dự án đồng tài trợ.

Đối tượng cấp tín dụng là mọi tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, với đặc thù là một ngân hàng quân đội và được thành lập xuất phát từ
nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp quân đội nên phần lớn khách hàng là các
doanh nghiệp quân đội hoạt động kinh tế. Một số khách hàng truyền thống được
ngân hàng cấp tín dụng là Công ty 28, Xí nghiệp liên hiệp BaSon, công ty Lũng Lô,
công ty hoá chất 26, …
Bảng 4: Cơ cấu cho vay

( Theo thành phần kinh tế)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002


Chỉ tiêu
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 1319 100% 1743 100% 1988,5

Cho vay doanh 1212,5 92% 1597 91,65% 1791,8 90,11%

nghiệp quốc doanh

Cho vay doanh nghiệp 106,5 8% 145,6 8,25% 196,7 9,89%


ngoài quốc doanh

Nhìn vào biến động cơ cấu cho vay theo các thành phần kinh tế, ta thấy xu
hướng giảm cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, tuy nhiên đây vẫn là đối tượng
phục vụ chính và quan trọng nhất của ngân hàng, trong đó đặc biệt là các doanh
nghiệp quân đội (chiếm khoảng 75%). Mục tiêu lâu dài của ngân hàng là đa dạng
hoá các đối tượng khách hàng.

Hiện nay, xét trên góc độ toàn ngân hàng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng
dư nợ vẫn là chủ yếu, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn ngày càng có xu
hướng tăng lên. Năm 2000 là 34% thì đến năm 2001 là 41,5% và đến năm 2002 là
43,5%

Bảng 5: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002


Chi tiêu Số dư Tỷ Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ
trọng trọng

Tổng dư nợ tín dụng 1.319 100% 1.743 100% 1988,5 100%

Tín dụng ngắn hạn 871 66% 1.019 68,46% 1123,6 56,5%
Tín dụng trung và dài hạn 448 34% 724 41,54% 864,9 43,5%

Năm 2000 là năm đánh dấu bước đột phá về tín dụng trung và dài hạn của
ngân hàng. Nguyên nhân của bước đột phá này là do năm 2000 ngân hàng đã thực
hiện 9 dự án đồng tài trợ trung và dài hạn, góp phần đáng kể trong trưởng tín dụng
của ngân hàng. Nó là một trong những đảm bảo hàng đầu cho sự an toàn về khả
năng thanh toán của ngân hàng, tính hiệu quả trong sử dụng vốn cũng như là yếu tố
phản ánh quan hệ của ngân hàng với khách hàng ngày càng phát triển.

Bên cạnh yếu tố số lượng, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng khả quan.
Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng luôn đạt dưới mức 2%. Năm 2000 là 1,35%, năm
2001 là 0,8% và năm 2002 là 0,72%. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng NHTM cổ
phần Quân đội đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp thu dần nợ quá hạn theo qui
định của ngân hàng nhà nước, thực hiện thu được hàng tỷ đồng nợ khó đòi.

Hiện nay, tuy thiếu vốn trung và dài hạn nhưng ngân hàng vẫn nỗ lực tập
trung cho mục tiêu mở rộng tín dụng đầu tư. Bên cạnh củng cố mối quan hệ với
khách hàng truyền thống, ngân hàng còn tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực mới
không chỉ bằng chính sách mà còn bằng các hình thức đầu tư hấp dẫn như cho vay
theo hạn mức, cho vay đồng tài trợ…

Một nghiệp vụ không kém phần quan trọng của ngân hàng là hoạt động bảo
lãnh. Đây chính là một trong những thế mạnh trong các hoạt động nghiệp vụ của
ngân hàng và cũng là thế mạnh của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại
cổ phần.

Các hình thức bảo lãnh mà ngân hàng đang thực hiện: gồm bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, bảo lãnh bảo hành và
bảo lãnh thanh toán.

Ngoài việc thực hiện bảo lãnh trong nước (bảo lãnh cho các doanh nghiệp
trong nước trong các giao dịch với nước ngoài), hiện nay phòng còn thực hiện bảo
lãnh ở phạm vi nước ngoài (bảo lãnh cho bên nước ngoài). Hình thức này được áp
dụng nhiều đối với bảo lãnh dự thầu, khi chủ đầu tư trong nước đòi hỏi nhà thầu
nước ngoài phải được bảo lãnh.

d/. Thanh toán quốc tế

Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế ngân hàng hiện nay đang thực hiện là: Thư
tín dụng ( L/C), Nhờ thu, chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền kiều hối. Thông qua
việc cung cáp các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã đem lại đáng kể nguồn thu nhập
cho ngân hàng.

Bảng 6: Kết quả thu phí dịch vụ TTQT tại NHTM cổ phần Quân đội

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2000 2001 2002

Lợi nhuận 53.706 57.039 59.110

Tỷ trọng trong tổng lợi nhuận 12% 13% 13,8%

nguồn: báo cáo kết quả hoạt động TTQT tại ngân hàng Quân đội

e/. Các dịch vụ khác

-Thực hiện dịch vụ kinh doanh ngoại hối như:

+ Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay

+ Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn

+ Dịch vụ hoán đổi SWAP

- Dịch vụ thanh toán điện tử được thực hiện nhanh chóng, chính xác và an toàn, tiện
lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ và là thành viên của hệ thống Tài
chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)

- Thực hiện dịch vụ cho thuê tài chính- tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm,
quản lý tiền vốn và các dợ án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng

- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho
khách hàng
- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sảnvà các
hình thức đầu tư khác

2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội

Từ khi thành lập cho đến nay, theo đúng tên gọi của mình, khách hàng chủ
yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chủ yếu là các doanh nghiệp Quân
đội phục vụ trong các lĩnh vực xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp,
dịch vụ và đặc biệt là sản xuất quốc phòng kêt hợp với làm kinh tế và các sản phẩm
thay thế hàng nhập khẩu chiếm 70% - 80% trong đó các ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm trên 70% tổng đầu tư của ngân hàng. Ngành thương mại và du lịch có tỉ
trọng đầu tư là 20%. Ngoài ra, những doanh nghiệp nhà nước khác, những doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng là những khách hàng mà
ngân hàng đang và sẽ sẵn sàng phục vụ như: Tổng công ty da giầy, Tổng công ty
chè ....

Trong những năm qua, với sự nỗ lực hết mình của cán bộ, nhân viên trẻ, có
kiến thức về kinh tế thị trường, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, năng động,
quyết đoán, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng, lại dưới sự chỉ đạo của các
chuyên viên, cán bộ nhiều năm kinh nghiệm (cán bộ chủ chốt đều là chuyên viên,
của ngân hàng ngoại thương) với phương châm quản lý khoa học, hiệu quả nên hoạt
động của ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó doanh số hoạt
động thanh toán quốc tế đóng góp đáng kể lên sự thành công đó, trong đó giá trị
thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị
hoạt động thanh toán quốc tế theo các phương thức khác. Tuy nhiên lượng L/C mở
tại Ngân hàng Cổ phần Quân đội Hà Nội vẫn chủ yếu là mở L/C hàng nhập khẩu
hàng xuất khẩu thông qua ngàn hàng vẫn còn ít, mà tăng dần theo các năm.

2.2.1. Thanh toán L/C hàng nhập khẩu.

2.2.1.1. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng nhập khẩu.

Bước 1: Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ.


- Khi nhận được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C của khách hàng, phải
kiểm tra nội dung theo mẫu quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội, kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách
hàng đối với L/C yêu vầu mở, để yêu cầu ký quỹ và hoặc xem xét điều kiện miễn/
giảm ký quỹ theo quy định của Tổng Giám đốc.

- Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào
máy vi tính theo quy định. Việc mở hoặc điều chỉnh L/C được thực hiện bằng một
trong những phương thức sau:

Điện:

+ Bằng SWIFT theo mẫu điện MT750, MT701 (mở L/C), MT 707 (sửa L/C)

+ Bằng Telex: Có mã khoá (Testhey).

Thư:

+ Theo mẫu quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và phải
có đầy đủ chữ ký có thẩm quyền.

- Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chỉ ra tên và địa chỉ đầy đủ của Ngân
hàng xác nhận trường hợp Ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận
thì trong L/C phải ghi (Confirm) hoặc “Please add uour confirmation” (Đối với L/C
mở bằng Telex hoặc bằng thư) và chỉ rõ phí xác nhận cũng như các phí liên quan
đến việc xác nhận (nếu có) do bên nào chịu trách nhiệm thanh toán.

Nếu ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo, chuyển tiền ký
quỹ chú ý đối với L/C xác nhận, số tiền khách hàng ký quỹ không được thấp hơn số
tiền ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội phải ký quỹ tại ngân hàng nước
ngoài.

- Trường hợp phí sửa đổi, điều chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong điện hay
thư gửi ngân hàng thông báo phải ghi rõ: Phí sửa đổi, điều chỉnh sẽ được trừ vào
tiền hàng khi thanh toán L/C hoặc lập thư đòi phí sau.

Phải có hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi hỏi Ngân hàng nước ngoài, trong
vòng 30 ngày không nhận được tiền phí thì phải nhắc lại ngân hàng thông báo. Định
kỳ vào đầu tháng sau đó phải báo cáo số liệu về việc thu phí nước ngoài cho Trưởng
phòng để xử lý kịp thời các khoản phí chưa thu được.

Biểu phí dịch vụ thư TDCT nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội được quy định như sau:

+ Mở L/C nhập khẩu: 1%/món

Tối thiểu: 10USD

Tối đa: 300USD

+ Sửa đổi thư tín dụng

Sửa đổi bằng tiền.

Tối thiểu: 10USD

Tối đa: 300USD

Sửa đổi khác: 10USD

+ Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu 0,2%/món

Tối thiểu: 10USD

Tối đa: 300USD

+ Huỷ thư tín dụng: 10USD

+ Chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn: 0,3%/quý

Tối thiểu: 50USD

+ Bảo lãnh:

Bảo lãnh nhận hàng 0,1%/năm

Tối thiếu: 50USD

Sửa đổi bảo lãnh

Sửa đổi tăng lên: 1%/ số tiền tăng

Tối thiểu 10USD

Sửa đổi khác 10USD


Thông báo thư bảo lãnh: 30USD.

Thông báo sửa đổi thư bảo lãnh: 10USD

- Khi L/C hết hiệu lực hoặc L/C được phép huỷ phải thông báo cho khách
hàng về việc huỷ L/C đồng thời hoàn trả ký quỹ (nếu có) sau khi đã thu đủ các phí
có liên quan đến giao dịch.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ hoặc giao tiếp chứng từ và trả tiền.

- Khi nhận được chứng từ giao hàng từ Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
xuất trình thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho khách hàng.

- Khi nhận được điện của nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp,
thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm không phù
hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được thông báo của ngân hàng Quân Đội.

+ Nếu người mua chấp nhận thanh toán, thực hiện việc thanh toán như quy
định.

+ Nếu người mua không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
một phần, thanh toán viên phải điện thông báo ngay cho ngân hàng đòi tiền biết.

Việc thông báo Ngân hàng xuất trình chứng từ không được quá 7 ngày làm
việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ.

- Trường hợp nhận được chứng từ của ngân hàng nước ngoài gửi đến nhờ thu
theo L/C do chứng từ không phù hợp, yêu cầu người mua, trong vòng 3 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng thương mại ổ phần Quân đội
phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó.

+ Nếu chấp nhận thanh toán thì giao bộ chứng từ cho khách hàng và thực
hiện việc trả tiền.

+ Nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần thì
phải thông báo ngay cho ngân hàng xuất trình chứng từ biết.

- Trường hợp với người mua yêu cầu ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để nhận hàng nhập theo
L/C, người mua phải có yêu cầu bằng văn bản và cam kết trả tiền kể cả khi chứng từ
không phù hợp và thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội.

- Trường hợp khách hàng yêu cầu chỉ định ngân hàng hoàn trả ngay khi mở
L/C, cần xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định có chấp thuận chỉ định ngân
hàng hoàn trả hay không, nhưng phải đủ các điều kiện.

+ L/C hạn chế thanh toán tại một ngân hàng chiết khấu có tín nhiệm với ngân
hàng Quân đội.

+ Ngân hàng được chỉ định hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản và là
ngân hàng đại lý của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

2.2.1.2. Thực trạng thanh toán L/C hàng nhập khẩu

Với chính sách của Đảng và Nhà nước mở cửa nền kinh tế đã tạo ra luồng
khí mới làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đặc biệt tạo điều kiện cho hoạt
động nhập khẩu Việt Nam phát triển: Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN,
diễn đàn APEC, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ, ký hiệp
định thương mại Việt Mỹ.

Để đạt được kết quả đó phải kể đến các chính sách như: chính sách thương
mại thúc đẩy hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng...
đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ.

Trong thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội thì thanh toán bằng L/C là phổ biến nhất.

Bảng 7: So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C các phương thức nhập
khẩu khác.

Đơn vị tính:1000 USD

Phương Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002


thức thanh Số Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng Số Tỷ trọng
toán tiền trọng % trọng % % tiền %
Chuyển 37.23 43,03 37.733 28,30 38.259 28,00 49.32 28,07
tiền 3 8

Nhờ thu 3.582 4,14 20.138 15,24 20.601 15,07 21.72 15,50
5

L/C nhập 45.72 52,83 75.300 56,47 77.801 56,93 79.05 56,43
0 7

Tổng chi 86.33 100 133.35 100 136.66 100 140.1 100
5 1 1 10

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội).

Thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội được thực
hiện thông qua 3 phương thức thanh toán là chuyển tiền nhờ thu và L/C. Qua bảng
trên ta thấy doanh số thanh toán chuyển tiền đi và nhờ thu nhập khẩu đều tăng qua
các năm. Tuy nhiên đáng chú ý là thanh toán nhờ thu tăng lên nhanh chóng trong
năm 2000 từ 4,14% năm 1999 lên đến 15,24% và năm 2002 là 15,50% trong khi
doanh số thanh toán chuyển tiền đi vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại giảm năm 1999 là
43,03% các năm sau chiếm hơn 25%. Lý giải điều này, ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội nhận định rằng trong những năm 1998, 1999 dư âm của cuộc khủng
hoàng tài chính tiền tệ khu vực đã khiến cho các đối tác nước ngoài thông tin tưởng
vào khả năng thanh toán của khách hàng Việt Nam vì thế họ chuyển sang các hình
thức thanh toán khác đảm bảo quyền lợi cho người bán hơn. Còn doanh số thanh
toán bằng L/C cũng liên tục tăng, khiến tỷ trọng trong thanh toán bằng phương thức
này luôn cao, chiếm trung bình 55,66% trong doanh số nhập khẩu.

Cơ cấu nhập khẩu qua các năm chủ yếu là các mặt hàng chiến lược đặc biệt
là trong lĩnh vực quốc phòng và những mặt hàng này có xu hướng tăng đều, giá trị
cao nên giá trị thanh toán L/C nhập khẩu qua ngân hàng thương mại cổ phần Quân
Đội chiếm tỷ trọng lớn và riêng năm 2000 tăng nhanh hơn năm 1999 gần 64,7% về
giá trị, năm 2002 là 72,9% về giá trị

Biểu đồ doanh số thanh toán nhập khẩu


1000 USD
160 140,110
133,351 136,661
140
120
100 86,535
80
60
40
20
0
1999 2000 2001 2002
N¨ m

Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2000 đạt 133,351 triệu USD tăng 54,1%
so năm 1999, cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của ngân hàng thương mại
cổ phần Quân Đội tăng lên 7% trong khối ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Các năm sau mức tăng không có sự thay đổi đột ngột, năm 2002 vẫn tiếp tục tăng
thêm 2,5%.

Để hiểu rõ những biến động của thanh toán bằng L/C ta đi sâu vào hoạt động
thanh toán L/C nhập khẩu qua cá năm.

Bảng 8: Tình hình thanh toán L./C nhập khẩu

Đơn vị tính: 1.000USD

Năm Số lượng Giá trị %

1999 282 45.720

2000 283 75.300 64,69%


2001 302 77.801 3,32

2002 310 79.057 1,61

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quân Đội).

Như giải thích ở trên, do tình hình kinh tế tác động đến hoạt động TTQT
theo phương thức TDCT doanh thu thanh toán bằng L/C nhập khẩu có sự thay đổi
khá phức tạp. Năm 2000 so với năm 1999 chỉ tăng 0,35% về số lượng (tương đương
1 món) nhưng lại tăng 64,69% giá trị thanh toán. Năm 2001 số lượng L/C đã tăng
được hơn 7% và tăng 3,32% giá trị thanh toán năm 2002 số lượng L/C tăng 2,6% và
tăng 1,61% giá trị thanh toán. Như vậy thấy năm 2000 là năm có bước đột phá về
thanh toán L/C nhập khẩu. Sự mất ổn định của môi trường kinh tế, nhất là sự biến
động liên tục về giá trị đồng tiền của các nước đã làm cho các nhà kinh doanh xuất
nhập khẩu cả nước và ngoài nước không tránh khỏi e dè hơn, nhiều hợp đồng lớn đã
bị huỷ bỏ, các hợp đồng được thực hiện chủ yếu là các hợp đồng có giá trị nhỏ. Sự
tăng trưởng đó, duy trì mức độ thanh toán ổn định là cả một sự cố gắng của đội ngũ
cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đặc biệt là các thanh toán viên. Đồng thời kết
quả đó cũng là thể hiện được một ưu thế hơn hẳn là Ngân hàng Thương mại Cổ
phần khác của Ngân hàng Quân đội đó là lượng khách hàng là các đơn vị, các
doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng, lực lượng này chính là cơ sở vững chắc
để ngân hàng Quân Đội hoạt động an toàn hiệu quả.

Ngoài ra, để phát triển hoạt động thanh toán bằng L/C Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân đội không ngừng mở rộng mối quan hệ đại lý rộng khắp với các
ngân hàng trên thế giới, giúp cho việc thanh toán diễn ra thuận tiện, chính xác, an
toàn.

Bảng9: Tình hình quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nước.

Năm Số ngân hàng đại lý Số nước có quan hệ đại lý

2000 110 50
2001 126 55

2002 152 55

(Nguồn: Báo cáo thường viên qua các năm của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần).

Nhìn trên bảng số liệu ta thấy, cùng với năm 2000 có bước đột quá trong
thanh toán cũng là năm mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội mở rộng
quan hệ đại lý có tăng mạnh. Điều đó cũng giải thích được phần nào về sự tăng
doanh số thanh toán qua năm 2000. Năm 2002 ngoài số ngân hàng đại lý đã có quan
hệ thường xuyên ở các nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội đã tiếp tục
đặt thêm một số quan hệ với các ngân hàng mới ở cacs nước như Philipine,
Indonesia, Sigapose, China, Thuỵ Sỹ và một hãng hàng ở khối Liên Xô cũ, Belarut
và Ucraina đưa tổng số ngân hàng có quan hệ đại lý lên 152 ở 55 nước khác nhau
trên thế giới. Đặt quan hệ đại lý và tiến hành ký thoả thuận song phương với ngân
hàng Vnestog Bank Nga đặt nền móng cho hoạt động thanh toán hàng đổi hàng
nhằm phục vụ tốt hơn cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Mở rộng
quan hệ đại lý góp phần phát triển hoạt động TTQT nói chung và theo phương thức
TDCT nói riêng, ngoài ra còn nhằm đưa một số nghiệp vụ mới vào hoạt động, như
năm 2003 ngân hàng đưa thêm nhiệm vụ, chuyển tiền nhanh, nhiệm vụ kiểu hối.
Điều đó càng khẳng định uy tín của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
được nâng lên.

2.2.2. Thanh toán L/C hàng xuất khẩu

2.2.2.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu

Bước 1: Thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi thư tín dụng.

- Khi nhận được L/C (MT 700/701) hoặc sửa đổi L/C (MT 707) từ ngân hàng
đại lý (ngân hàng của người mua), thanh toán viên phải kiểm tra xác nhận mã
Testhey đúng, mẫu chữ ký có thẩm quyền của ngân hàng đại lý (nếu bằng thủ) và
thông báo theo mẫu quy định gửi khách hàng.
- Trường hợp từ chối thông báo L/C yêu cầu ngân hàng xác nhận L/C, tuỳ
từng trường hợp cụ thể Ban Giám đốc xem xét quyết định việc xác nhận hoặc không
xác nhận, cần yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quỹ.

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội không thông báo sửa đổi L/C,
nếu Ngân hàng Quân đội không phải là ngân hàng thông báo L/C gốc đồng thời
thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C về việc không thông báo đó.

- Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C, thanh toán viên đồng thời lập
phiếu thu phí thông báo L/C phí thông báo sửa đổi, phí xác nhận (nếu L/C xác
nhận) theo kiểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân
Đội.

Theo như biểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân Đội do chủ tịch hội đồng quản trị ban hành, mức thu phí đối với thủ tín dụng
xuất khẩu được quy định như sau:

+ Thông báo thư tín dụng: 20USD

+ Thông báo sửa đổi thư tín dụng: 10USD

+ Thông báo khác: 10USD

+ Phí chuyển tiếp thư tín dụng 20USD

+ Xác nhận thư tín dụng do Ngân hàng đại lý phát hành: 0,3%/quý

Tối thiểu 10USD

+ Thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu:

Tối thiểu: 150USD

Tối đa: 25USD/GD

+ Chuyển nhượng.

+ Chiết khấu bộ chứng từ

Bằng lãi suất vay ngắn hạn cao nhất tại thời điểm triết khấu.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đổi tiền.


- Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán (theo mẫu), kèm chứng từ do khách
hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các bản sửa đổi liên quan (nếu có), thanh toán
viên phải kiểm tra sóo lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ giờ, ngày xuất trình
và ký hiệu.

- Sau khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên phải rút số dư trên L/C bằng
cách ghi vào mặt sau của L/C gốc, nếu chứng từ xuất trình do ngân hàng khác thông
báo nên lập hồ sơ theo dõi.

- Việc kiểm tra chứng từ phải thực hiện khẩn trương ngay sau khi nhận được
đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng quy định của L/C và “các
quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT” của phòng thương mại quốc tế (ICC)
ban hành có hiệu lực.

Sau khi kiểm tra chứng từ.

+ Chứng từ phù hợp với L/C: Gửi đòi tiền theo quy định của L/C.

+ Chứng từ không phù hợp với L/C: Nếu chứng từ xuất trình không phù hợp
với điều kiện, điều khoản L/C mà khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư
hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ các điểm không phù hợp
và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận (sử dụng MT 750 nếu bằng SWIFT).

- Trường hợp khách hàng yêu cầu (bằng văn bản) thanh toán ngay bộ chứng
từ ngân hàng có thể xem xét áp dụng những hình thức dưới đây.

+ Chiết khấu miễn truy đổi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro
trong việc đòi tiền nước ngoài.

+ Chiết khấu có truy đổi: Ngân hàng thực hiện triết khấu chứng từ, nếu nước
ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng có quyền đòi lại khách hàng.

- Trường hợp ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán chứng từ, phải thông báo
ngay cho khách hàng kèm theo lý do từ chối. Mặt khác phải điện phản đối lại việc
từ chối của ngân hàng nước ngoài nếu lý do từ chối không xác đáng.

- Khi nhận được thư báo có của Ngân hàng nước ngoài, thông báo cho phòng
kế toán hạch toán thanh toán tiền hàng và thu phí.
2.2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu

Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C của ngân hàng thương mại
Cổ phần Quân đội so với thanh toán bằng L/C nhập khẩu nhỏ hơn về quy mô cũng
như giá trị của L/C. Điều này phù hợp với thực trạng chung của nền kinh tế Việt
Nam với cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch sang xuất khẩu sau nhiều năm
nhập siêu. Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội phải chịu sự cạnh
tranh do khách hàng tập trung giao dịch tại Ngân hàng Thương mại.

Bảng 10: Thanh toán hàng xuất qua Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân Đội

Đơn vị tính: 1.000USD

Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002


Phương
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
thức thanh
trọng % trọng % trọng trọng
toán
% %

Chuyển 4.137 57.87 4.193 33.14 4.251 32.35 4.310 31,16


tiền

Nhờ thu 398 5.57 2.258 17.85 2.289 17.42 2.313 16,96

L/C xuất 2614 36.56 6.200 49.01 6.600 50.23 7.011 51,88

Tổng chi 7149 100 12.651 100 13.140 100 13.634 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân Đội.

Trong thanh toán xuất khẩu, năm 1999 tỷ trọng thanh toán bằng hình thức
L/C chiếm một tỷ lệ thập hơn nhiều so với hình thức thanh toán chuyển tiền. Điều
này do thực tế hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thường là hàng gia công, hàng thô
chưa qua chế biến, tinh chế, độ tín nhiệm của khách nước ngoài chưa cao, khi ký
hoạt động các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do không am hiểu nhiều nên
thường bị ép thế yếu hơn đối tác nước ngoài, giá xuất thường không được cao. Tuy
nhiên tỷ trọng thanh toán theo L/C ngày càng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng lấy lại được uy tín trên thị trường
quốc tế. Đây cũng là một lỗ lực tích cực tư vấn cho khách hàng để rủi ro không đáng
có của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Bảng 11: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội.

Đơn vị tính: 1.000USD

Năm Số lượng Giá trị %

1999 89 2.614

2000 101 6200 137.18

2001 133 6600 6.45

2002 146 7.011 6.22

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân Đội.

Qua bảng trên ta thấy năm 2000 là năm có mức tăng đột phá 137.18% so với
năm 1999, nhưng sau đấy mức tăng có phần chững lại và chậm, thấp so với L/C
nhập. Để đạt được những kết quả trên ngoài sự nỗ lực của các cán bộ ngân hàng
như mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước trên thế giới. Ngoài ra
còn do các chính sách kinh tế của Nhà nước và chính phủ tác động như: chính sách
thương mại Việt - Mỹ...

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn, mức độ an toàn cao, rủi ro luôn ở dưới mức 1%. Đó là do quá trình thẩm
định chặt chẽ của các nhân viên ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội, không vì
để lôi kéo lượng khách hàng lớn đến với ngân hàng mà chấp nhận mức kỹ quỹ thấp
hay chấp nhận mở L/C.

Việc xử lý những tồn đọng trong lượng thanh toán L/C trả chậm có kết quả
tốt. Trong năm 2001 đã giải quyết thanh toán xong các số L/C 97&98 với số tiền
được giảm là 223.000USD. L/C số 226 đã đàm phán xong với giá nước ngoài và
được thanh toán vào quý I/2002 thanh toán 03 L/C trả chậm với giá trị 450.245. Đó
là sự cố gắng đáng ghi nhận của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, góp
phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội không ngừng phát triển và ngày càng được hoàn thiện hơn,
doanh thu từ hoạt động này luôn cao so với các phương thức thanh toán quốc tế
khác. Góp phần nâng cao uy tín ngân hàng nhưng luôn đảm bảo từ khi hoạt động
đến nay chưa có rủi ro nào xảy ra trong hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập
khẩu theo phương thức TDCT đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Bảng 12: Kết quả thu phí theo phương thức TDCT tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Năm Phí thanh toán quốc Phí thanh toán L/C Tỷ trọng trong lợi
tế nhuận %

1999 46.331 35.212 10

2000 53.706 40.280 12

2001 57.039 43.920 13

2002 59.110 47.288 13.8

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội.

Để đạt được kết quả trên, ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội đã có
những chính sách thích hợp như thu hút khách hàng giao dịch tại ngân hàng mình,
đem lòng tin cho khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng khi thanh toán quốc tế
tại ngân hàng; mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước trên thế
giới đã góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ. Ngoài ra đó là cả một sự nỗ lực của tập thể cán bộ ngân hàng thương mại
cổ phân Quân Đội.

2.2.4. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức
TDCT tại NHTM cổ phần Quân đội
2.2.4.1. Khó khăn tồn tại từ phía ngân hàng

a/. Dịch vụ thanh toán chưa đa dạng

Trong hoạt động TTQT, NHTM cổ phần Quân đội cung ứng một số phương
thức thanh toán truyền thống như thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, dịch vụ
chuyển tiền còn các phương thức khác đặc biệt trong thanh toán L/C chưa được đa
dạng như thanh toán đối ứng, thanh toán hàng đổi hàng, mở sổ ghi chứng từ, thanh
toán L/C tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ hay L/C giáp lưng chưa có hay nếu có thì
hiếm.

Để tài trợ cho hoạt động XNK góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức TDCT, NHTM cổ phần Quân đội đã sử dụng nghiệp vụ chiết
khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu, tuy nhiên còn trong qui mô hẹp, số lượng
chưa lớn. mà trong phương thức TDCT là phương thức thanh toán đảm bảo nhất về
quyền lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên với thời gian luân chuyển chứng từ lâu ảnh
hưởng đến người bán bị ứ đọng vốn. Để khắc phục nhược điểm này ngân hàng có
thể áp dụng hiết khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu, có thể cho phép nhà xuất
khẩu có được vốn tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Đây là hình hức tài trợ
XNK mà hiện nay các ngân hàng đang áp dụng, hoạt động này góp phần phát triển
hoạt động XNK, khi đó không những ngân hàng có nguồn thu từ cung cấp dịch vụ
này mà còn phát triển được hoạt động TTQT .

b/. Đối tượng khách hàng bó hẹp

Hiện nay khách hàng chủ yếu của NHTM cổ phần Quân đội chủ yếu là các
doanh nghiệp quân đội trực thuộc bộ quốc phòng chiếm 70-80% trong tổng số
khách hàng giao dịch tại NHTM cổ phần Quân đội, chỉ có khoảng 10% là các doanh
nghiệp ngoài quân đội và ít có doanh nghiệp XNK. Đó là khó khăn mà hiện nay
ngân hàng đang gặp phải đặc biệt là trong hoạt động TTQT. Doanh số thanh toán
cho việc cho việc nhập khẩu các thiết bị quân sự chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
doanh số thanh thanh toán quốc tế tại NHTM cổ phần quân đội, tuy nhiên số lượng
trang thiết bị nhập khẩu lại phụ thuộc vào các chính sách, chiến lược của bộ quốc
phòng. Vì thế khi có bất cứ sự thay đổi nào trong việc giảm chi tiêu cho ngân sách
trong lĩnh vực quốc phòng đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Đây cũng
là nguyên nhân khiến cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn hạn chế.

c/. Quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý còn hạn chế.

Trong hoạt động TTQT, ngân hàng nào có mạng lưới chi nhánh rộng khắp
hoặc mạng lưới các ngân hàng đại lý nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
thanh toán quốc tế phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc thiết lập
các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở trên nhiều nước, trong những năm qua
NHTM cổ phần Quân đội không ngừng thiết lập và mở rộng mối quan hệ đó. Tuy
nhiên năm 2002 NHTM cổ phần quan đội mới chỉ thiết lập được 155 ngân hàng đại
lý ở 55 quốc gia trong đó có cả Việt nam. Con số này đem so sánh với các NHTM
cổ phần khác thì là ngân hàng đứng thứ ba về ngân hàng có số lượng ngân hàng đại
lý lớn. Tuy nhiên con số này thật khiêm tốn và quá nhỏ bé so với một số ngân hàng
quốc doanh khác (trừ ngân hàng Ngoại thương) như ngân hàng công thương có đến
hơn 2500, ngân hàng đầu tư có gần 3000 và ít nhất ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt nam, một ngân hàng ít tiến hành các hoạt động thanh toán quốc
tế nhất cũng có đến gần 1300 ngân hàng đaị lý.

Sự hạn chế này một phần là do uy tín của NHTM cổ phần quân đội còn thấp
trên thị trường quốc tế, mặt khác do NHTM cổ phần Quân đội còn quá non trẻ, mới
đi vào hoạt động được 8 năm, qui mô hoạt động của ngân hàng chưa lớn, mạng lưới
chi nhánh mới chỉ được thiết lập ở những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Mặt
khác đội ngũ cán bộ của ngân hàng cũng có những ưu thế nhưng kinh nghiệm còn
quá ít. Các doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng khi tham gia hoạt động TTQT với
các NHTM cổ phần, thường giao dịch với một số ngân hàng quốc doanh như ngân
hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư…đó cũng là hạn
chế và gây khó khăn cho các NHTM cổ phần và đối với NHTM cổ phần Quân đội.
Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt nam trên thi trường tài chính tiền tệ thế giới bị
đánh giá thấp cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Để tạo được mối quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn trên thế giới hơn nữa
thì tất yếu NHTM cổ phần Quân đội phải khẳng định uy tín của mình khong chỉ
trong nước mà còn cả trường quốc tế. Đây là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài, đòi
hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp và phải hy sinh lợi ích
trước mắt có như thế mới thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ.

d/. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn

Trong hoạt động ngân hàng hệ thông cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại
là rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng, nó không những phản ánh qui mô hoạt động
của ngân hàng mà còn tạo niềm tin để thu hút khách hàng đến giao dịch, mặt khác
tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn. Nhận thấy
tầm quan trọng đó, hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đang từng
bước xây dựng và đổi mới trang thiệt bị cho phù hợp với vị thế của ngân hàng
mình. Hội sở chính của ngân hàng đang được xây dựng và nhanh chóng đưa vào sử
dụng thay cho việc hiện nay ngân hàng đang đi thuê toà nhà làm hội sở của Tổng
cục hậu cần làm giao dịch nó đã ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận của ngân hàng
mặt khác vị thế của hội sở hiện nay làm hạn chế tầm nhìn của khách hàng ảnh
hưởng đến lượng khách hàng đến giao dịch. Và hiện đang là khó khăn đối với hoạt
động của ngân hàng.

2.2.4.2. Khó khăn khách quan

Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng không
những do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng mà còn có những nguyên nhân
khách quan khác

a/. Những khó khăn từ phía khách hàng

Hoạt động mua bán ngoại thương là hoạt động phức tạp tiềm ẩn đầy rủi ro,
đòi hỏi các bên khi tham gia không những phải am hiểu thị trường mà còn phải am
hiểu thông lệ quốc tế cũng như thanh toán quốc tế. Trên thực tế, sự am hiểu của
phần lớn khách hàng khi tham gia TTQT còn hạn chế, vì thế khi giao dịch tại ngân
hàng đã ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, mặc dù đã có
đóng góp của ngân hàng trong các hợp đồng ngoại thương nhưng do khách hàng
quá tin tưởng đối tác thậm chí có những khách hàng quá tin tưởng vào hợp đồng
kinh tế mà không có những điều khoản chặt chẽ, khi bị thiệt hại về quyền lợi lại đòi
ngân hàng từ chối thanh toán, việc này đã ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Hiện nay khách hàng truyền thống của ngân hàng 70-80% là các doanh
nghiệp Quân đội, khoảng 10% là các khách hàng ngoài quân đội, tuy có tạo thuận
lợi cho ngân hàng như rủi ro thấp hơn nhưng lại là hạn chế mà ngân hàng đang phải
đối mặt trong thời gian tới. Việc chấp nhận rủi ro hay thu được nhiều lợi nhuận
trong lựa chọn cơ cấu khách hàng là vấn đề khó khăn hiện nay ngân hàng đang phải
giải quyết.

b/. Khó khăn từ môi trường trong và ngoài nước


Từ khi Nhà nước áp dụng chính sách đổi mới, môi trường kinh tế vĩ mô đã
được cải thiện đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng như sự ổn
định đồng tiền, tăng trưởng kinh tế khá cao, thu nhập và đời sồng nhân dân từng
bước được cải thiện, quan hệ kinh tế của Việt nam với khu vực và thế giới được mở
rộng. Tuy vậy, mặc dù Việt nam là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng với dân số lớn
nhưng sức mua của người dân còn thấp. Điều này làm cho việc tiêu thụ trong nước
gặp nhiều khó khăn, hạn chế đầu tư nước ngoài vào Việt nam làm cho hoạt động
xuất nhập khẩu có phần chững lại.
Mặt khác, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực
mà thị trường xuất khẩu của Việt nam bị thu hẹp (Vì ASEAN chiếm khoảng hơn
27% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam, các nước Châu á khác chiếm khoảng
50%), đồng thời hàng xuất khẩu Việt nam sang thị trường các nước khác bị cạnh
tranh khốc liệt do đồng tiền của các nước này mất giá. Khủng hoảng cũng làm cho
tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát thấp hơn dự kiến, các doanh nghiệp ngần ngại
trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút
vì thế ảnh hưởng đến cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu của nước ta. Hơn nữa,
hàng hoá xuất nhập khẩu nước ta chủ yếu là chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế,
nguyên liệu thô cho nên khối lượng hàng xuất khẩu thì nhiều nhưng tổng giá trị thì
thấp, nó làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng trong đó có NHTM cổ
phần Quân đội.
Trước sự kiện ngày 11/9/2001 đã làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế nói
chung, ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói riêng, đã tác động đến hoạt động
thanh toán quốc tế của ngân hàng. Việc hội nhập AFTA và hiệp định thương mại
Việt – Mỹ đã buộc Việt nam phải cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn tài chính
nước ngoài khổng lồ về vốn, kinh nhgiệm và công nghệ thông tin trong khi các
ngân hàng thương mại Việt nam hạn chế về vốn, kinh nghiệm còn non nớt, cơ sở hạ
tầng thấp đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Tình trạng cạnh tranh trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngày càng quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về
lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ, các sản phẩm mới …điều này hết sức hạn chế cho các
ngân hàng nhỏ. Hiện nay, một số tổ chức phi ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ ngân
hàng như: tiết kiệm bưu điện, công ty bảo hiểm … làm cho cạnh tranh vốn đã gay
gắt nay còn gay gắt hơn.

Chương 3
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại NHTM cổ phần Quân đội

- Phấn đấu đảm bảo lượng thanh toán XNK tăng 8-10% so với năm trước cụ
thể là: Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu đạt 200-250 triệu USD. Trong đó: thanh
toán bằng L/C đạt 100-150 triệu (chủ yếu là L/C trả ngay (at sight) và khoảng 5-10
triệu L/C trả chậm).

- Thực hiện tốt việc mở L/C, quản lý hàng hoá nhập khẩu đảm bảo thanh
toán đầy đủ, đúng hạn phấn đấu không có trường hợp ngân hàng phải thanh toán
thay hoặc phải cho vay bắt buộc phải thanh toán gây mất uy tín trong quan hệ quốc
tế.

- Tổ chức quản lý tiếp nhận và chuyển phát điện khoảng 3000 bức diện đảm
bảo tuyệt đối an toàn và đúng thẩm quyền.
- Nhiệm vụ kế hoạch hàng đầu của phòng trong năm 2003 là thanh toán
khoảng 400.00,00 USD L/c trả chậm và giải quyết dứt điểm L/C số: 0049/HN và
L/C 226 cho nước ngoài giữ uy tín trong quan hệ thanh toán quốc tế.

- Xây đựng kế hoạch tiếp thị cụ thể giữ vững số khách hàng hiện có và mở
rộng thêm một số doanh nghiệp mới. Một mặt chú trọng vào các đơn vị lớn quân
đội, mặt khác tranh thủ tiếp cận với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác
trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Triển khai việc xây dựng qui trình thanh toán XNK, qui chế mở L/C.
Hướng dẫn đào tạo cho các nhân viên chi nhánh nâng cao trình độ nghiệp vụ trong
thanh toán quốc tế.

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại NHTM cổ phần Quân đội

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT có tầm quan
trọng với NHTMCP Quân Đội, nó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động TTQT.
Điều đó không những nâng cao hơn nữa uy tín của NHTMCP Quân đội trong khu
vực và trên thế giới mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng TMCP Quân đội giành thắng
lợi đối với hệ thống NHTM trong nước.

Trong điều kiện thị trường bị chia sẻ và chịu cạnh tranh khốc liệt từ các
doanh nghiệp quốc doanh, NHTM cổ phần khác, đặc biệt là các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, sản phẩm hiện đại, có trình độ quản
lý tốt, có sức mạnh về vốn, để giữ vững được thị phần thanh toán quốc tế. NHTM
cổ phần Quân Đội phải không ngừng phát triển hoạt độngTTQT nói chung và hoạt
động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.

Trong chiến lược phát triển của mình, NHTMCP Quân Đội luôn đặt ra yêu
cầu xây dựng một ngân hàng hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới. Do đó phát
triển hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói
riêng là nhiệm vụ không thể tách rời của ngân hàng bên cạnh việc phát triển các
nghiệp vụ khác như cho vay, huy động vốn, công nghệ…
Qua thời gian tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động TTQT đặc biệt là
TTQT theo phương thức TDCT tại NHTMCP Quân Đội, bên cạnh những kết quả
đạt được hoạt động thanh toán của ngân hàng không tránh khỏi một số hạn chế. Để
phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cần có những biện pháp khắc
phục.

3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng

Hiện nay việc sử dụng L/C trong thanh toán quốc tế tại NHTM cổ phần Quân
đội vẫn còn phải thanh toán loại Confirmed irrevocable L/C, tức là L/C có xác nhận
của ngân hàng thứ ba. Do vậy việc đa dạng hoá các loại hình L/C là một trong
những giải pháp cho việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT. Bởi vì khi cung ứng phong phú các loại sản phẩm dịch vụ khách hàng có thể
lựa chọn và sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ phù hợp với mình, thu hút được sự
chú ý của khách hàng tiềm ẩn trên thị trường. Loại hình L/C được mở rộng sử dụng
phải nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ngân hàng phải tiến hành tổ chức
nghiên cứu thị trường, quan tâm sâu sắc đến nhu cầu đó để đưa ra những sản phẩm
có ý nghĩa thực tiễn cao trong kinh doanh.

Các loại hình L/C được mở rộng áp dụng tất nhiên cần phải qua nghiên cứu
tìm hiểu để phù hợp với thực tiễn hoạt động của cả ngân hàng và khách hàng.
Không nên áp dụng những loại hình quá phức tạp mà với những hạn chế về chuyên
môn, tài chính và công nghệ ngân hàng nên không có tính khả thi. Một số loại
NHTM cổ phần Quân đội có thể nghiên cứu áp dụng trong thời gian tới là:

* L/C đối ứng

Loại này áp dụng cho các khách hàng nhập nguyên liệu từ nước ngoài về gia
công sau đó lại xuất khẩu sản phẩm đó sang chính người cung cấp nguyên vật liệu.
Vì đây là hình thức bảo đảm nhất cho các đơn vị gia công. Với loại hình này họ có
trách nhiệm bảo đảm thanh toán cho người xuất khẩu những thành phẩm được sản
xuất từ nguyên liệu đó. Rõ ràng quyền lợi của người gia công được bảo đảm hơn
khi sử dụng 2 L/C không huỷ ngang riêng biệt cho mỗi giao dịch. Vì có thể sau khi
nhập, thanh toán giá trị nguyên vất liệu nhập và sản xuất xong thì đối tác từ chối
chấp nhận nhập lại những sản phẩm đó, người gia công sẽ bị tổn thất lớn vì do khó
bán được sản phẩm có tính đặc thù.

* L/C tuần hoàn

Loại này áp dụng cho những đơn vị giao dịch thường xuyên định kỳ với khối
lượng lớn cho cùng một đối tác. Sử dụng L/C tuần hoàn sẽ tiết kiệm được chi phí và
thời gian đi lại cho khách hàng, giảm bớt những thủ tục phải tiến hành khi mở L/C
đồng thời giữ được khách hàng giao dịch thường xuyên mà không cần gỉm phí dịch
vụ để lôi kéo.

* L/C có thể chuyển nhượng hoặc L/C giáp lưng

Hai loại này áp dụng cho những đơn vị có nhu cầu xuất nhập khẩu qua trung
gian.

Với hai loại này trách nhiệm thanh toán của người nhập khẩu không có gì
thay đổi, song người nhập khẩu có điều kiện thuận lợi thông qua ngườì trung gian
để thu gom hàng của mình cần. Đây là tính ưu việt hơn so với các loại L/C khác.
Tuy nhiên với L/C có thể chuyển nhượng người trung gian có lợi hơn so với loại
L/C giáp lưng, nên tuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của người trung gian đến đâu mà
người nhập khẩu có thể sử dụng loại hình L/C nào cho thích hợp.

Rõ ràng việc đa dạng hoá các loại hình L/C là rất cần thiết trong quá trình
phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM cổ phần Quân đội. Tuy nhiên
bên cạnh đó ngân hàng cũng cần hạn chế sử dụng một số loại L/C bất lợi cho mình
như. Ví dụ như hiện nay một số L/C mở tại ngân hàng yêu cầu phải có xác nhận.
Việc này phải trả phí xác nhận rất cao và quan trọng hơn là nó chứng tỏ phía đối tác
của khách hàng không tin tưởng vào khả năng thanh toán của NHTM cổ phần Quân
đội nghĩa là uy tín của ngân hàng trong mắt họ chưa cao. Do đó ngân hàng nên gợi
ý với khách hàng từ chối mở L/C xác nhận và thuyết phục bạn hàng về khả năng
thanh toán cũng như uy tín của ngân hàng. Làm được như vậy sẽ tạo được sự tin
tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài và khi mở L/C tại ngân hàng phục vụ mình
họ sẽ chọn NHTM cổ phần Quân đội là ngân hàng thông báo. Đây là một điều kiện
thuận lợi cho việc củng cố uy tín của NHTM cổ phần Quân đội trên thị trường quốc
tế và tạo ra tiền đề cho quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức TDCT .

3.2.2 Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh
toán L/C

Trong các phương thức TTQT, phương thức TDCT là phương thức được sử
dụng phổ biến, rộng rãi nhất hiện nay, do có tính ưu điểm nhiêù hơn so với các
phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên nó không phải phương thức thanh toán
hoàn hảo, có thể tránh được rủi ro cho các bên. Để phát hoạt động TTQT theo
phương thức TDCT, ngân hàng cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp để hạn
chế rủi ro ở mức thấp nhất. Những rủi ro ngân hàng thường gặp như:

+ Với vai trò là ngân hàng phát hành, ngân hành gặp phải những rủi ro về
tỷ giá, rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, rủi ro do nhà xuất khẩu có
hành vi lừa đảo giả mạo chứng từ.

+ Với vai trò là ngân hành thông báo, ngân hàng gặp phải những rủi ro có
thể xảy ra do thiển cẩn trong quá trình kiểm tra, thông báo hay sửa đổi L/C.

Để hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro trên mà ngân hàng có thể gặp
phải, ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Định mức kỹ quỹ hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng tránh rủi ro về tỷ giá khi tỷ
giá tăng mạnh. Tuy nhiên ngân hàng phải cân nhắc trong việc qui định ký quỹ, vì
giữa rủi ro và an toàn có sự đánh đổi nhau. Khi ngân hàng qui định mức ký quĩ cao,
có thể lượng khách hàng sẽ giảm (do khách hàng chuyển sang ngân hàng khác giao
dịch). Do vậy, việc ký quỹ phải được căn cứ hay phụ thuộc vào uy tín, khả năng tài
chính của khách hàng, mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.

- Sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá giữa mua
bán kỳ hạn, giao dịch tương lai. Nó không những hạn chế rủi ro mà còn đem lại thu
nhập cho ngân hàng thông qua mua bán ngoại tệ.

- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập bộ chứng từ phù hợp với quy
định, lựa chọn loại hình L/C sử dụng phù hợp tránh những rủi ro có thể xảy ra về
qui trình nghiệp vụ kỹ thuật.
- Thông qua mạng lưới ngân hàng đại lý của NHTMCP Quân Đội để thảm
định khả năng tài chính của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro do nhà nhập khẩu mất
khả năng thanh toán, khả năng giao hàng của của nhà xuất khẩu, lịch sử và tư cách
đạo đức của đối tác nước ngoài của khách hàng cho họ trong quá trình kí kết hợp
đồng ngoại thương. Tuy nhiên nó không tỏ ra hữu hiệu vì bản chất của L/C là độc
lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hoá, mà khả năng nắm bắt chính xác các
thông tin thị trường luôn luôn thay đổi đối với cán bộ ngân hàng còn có hạn.

3.2.3. Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT

Để mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu, trước tiên NHTMCP Quân Đội phải
huy động được nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh
xuất nhập khẩu. Muốn vậy, ngân hàng phải xây dựng được chiến lược huy động vốn
như:

- Xây dựng chiến lược khách hàng thực hiện đa dạng hoá dịch vụ huy động
vốn. Xây dựng chiến lược khách hàng ở đây là ngân hàng cần phân loại đối tượng
khách hàng để có chính sách huy động phù hợp.

+ Đối với khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK. Dựa
vào tính chất giao dịch của khách hàng, ngân hàng có thể huy động nguồn ngoại tệ
với chi phí rẻ bởi vì nhiều doanh nghiệp gửi vào tài khoản tại ngân hàng để giao
dịch, ngân hàng không phải trả lãi hoặc nếu có thì với lãi suất thấp, do tính nhàn rỗi
trong khâu thanh toán mà ngân hàng có nguồn ngoại tệ từ khách hàng này.

+ Đối với khách hàng là tầng lớp cư : họ gửi ngoại tệ vào ngân hàng với mục
đích là sinh lời an toàn và tin tưởng vaò sự đảm bảo giữ kín thông tin về thu nhập
của mình. Tuy nhiên để thu hút được lượng khách hàng này ngày một gia tăng, các
công cụ huy động ngân hàng đưa ra cần phải có thêm những điều kiện nghiêm ngặt
khác: Như với các công cụ trung và dài hạn ngoài bảo toàn được giá trị vốn gốc tiền
gửi (không bị ảnh hưởnghay mất giá trị do trượt giá làm giảm sức mua của đồng
tiền ) mà còn mang lại khả năng thu nhập xuống với số vốn, thời gian gửi và mức độ
rủi ro của môi trường tài chính tiền tệ.
Với các công cụ ngắn hạn, bên cạnh mục đích sinh lời, khách hàng còn thêm
tính linh hoạt, khả dung cao, nó cho phép khách hàng có thể rút vốn thuận lợi dễ
dàng mà không mất thêm chi phí nào.

Ngoài ra NHTMCP Quân Đội cần đưa thêm đặc tính chuyển nhượng được
giữa các cá nhân vào một số công cụ huy động vốn và dài hạn của chính phủ, của
các tổ chức tài chính, tín dụng khác tạo cho thói quen mua bán, cất giữ và chuyển
đổi góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán. Đồng thời ngân hàng nên
giảm bớt một số thủ tục gửi tiết kiệm, thay vì gửi tiết kiệm bằng sổ, NHTMCP
Quân Đội đưa vào hình thức tài khoản tiền gửi tiết kiệm, Với hình thức này sẽ tạo
thuận lợi việc chi trả được nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

+ Đối với khách hàng là người nước ngoài và Việt kiều: NHTMCP Quân Đội
cần có chính sách thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ đối tượng khách hàng này, vì đây là
đối tượng khách hàng ngày một gia tăng, không những thế mà còn đối với tất cả các
NHTM. Hiện nay, đối tượng khách hàng này chưa thực sự tin tưởng vào thói quen
giao dịch với các NHTM Việt Nam do thủ tục rườm rà, chưa nhanh chóng và thuận
tiện, phí thu cao. Chính vì thế để có hiệu quả tốt, NHTMCP Quân Đội tích cực tăng
cường quảng cáo, hướng dẫn khách hàng dịch sử dụng dịch vụ một cách phù hợp,
qui định thu phí phải hợp lý và áp dụng tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ phù hợp.

- Xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Thông qua nghiệp vụ
này, NHTMCP Quân Đội đã tạo thêm sự tin tưởng cho khách hàng khi khách hàng
gửi tiền. Mặt NHTMCP Quân Đội huy động được vốn ổn và không phá sản do
người gửi tiền đến rút tiền ồ ạt.

Việc bảo hiểm tiền gửi tiền cho người gửi tiền ở ngân trước mắt chỉ áp dụng
cho những khoản tiền gửi có số dư tối thiểu từ 10.000.000VND hoặc tương đương
trở lên và bảo hiểm bằng hai loại:

Loại thứ nhất: Bảo hiểm rủi ro khi NHTM mất khả năng thanh toán.

Loại thứ hai: Bảo hiểm giá trị của tiền gửi do mất giá của đổng tiền.
- Tích cực tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, chuẩn bị điều
kiện tham gia thanh toán hối đoái quốc tế thực hiện kinh doanh và bảo toàn vốn
ngoại tệ.

 Trong hoạt động TTQT, không phải lúc nào người nhập khẩu cũng đủ khả
năng tài chính để sẵn sàng thanh toán và không phải lúc nào người xuất khẩu cũng
đợi đến hạn thanh toán mới lấy tiền. Do những đặc điểm trên ngân hàng luôn là
người bạn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ để
thoả mãn các nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong TTQT, họ
có thể nhận được các khoản tín dụng tài trợ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các
hình thức tài trợ càng đa dạng càng thuận tiện, càng đem lại nhiều lợi ích cho khách
hàng thì càng thu được nhiều khách hàng, từ đó góp phần phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế theo phương thức TDCT tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

- Tài trợ nhập khẩu:

Bên cạnh việc cấp tín dụng dưới hình thức L/C, cho vay ký quỹ, cho vay bắt
buộc khi đến hạn trả tiền khách hàng không có khả năng thanh toán, chi nhánh có
thể áp dụng một số biện pháp tài trợ nhập khẩu như:

+ Cho khách hàng xin vay mở L/c thế chấp ngay bằng chính lô hàng sắp
nhập về.

+ Cho vay để thanh toán tiền đặt cọc cho phía nước ngoài

+ Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu trong thời gian nhận hàng về cho đến
khi tiêu thụ. Tuy nhiên, trong hình thức tài trợ này rủi ro xảy ra có thể nhiều, ngân
hàng cần xem xét đành giá kỹ bởi vì khả năng tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp không
phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Với hình thức tài trợ này, ngân hàng có hể đòi hỏi
các khoản thế chấp như: chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá, vận đơn đường biển,
hoá đơn kiêm phiếu nhận hàng, biên lai chứng nhận gửi hàng …hay còn gọi là các
giấy tờ theo lệnh đều có thể dùng làm thế chấp. Tuy nhiên, các chứng từ này phải
được lập dưới dạng có thể chuyển nhượng được.

+ Ngoài ra, một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp nhập khẩu
thường gặp phải đó là thanh toán thuế VAT, vì ngay sau khi nhận được hàng hoá ở
cảng thì phải nộp thuế. Trước khó khăn đó, ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh cho
khách hàng.

- Tài trợ xuất khẩu:

Ngân hàng có thể tài trợ xuất khẩu dưới hình thức chiết khấu chứng từ khi
nhà xuất khẩu có nhu cầu dưới các hình thức:

+ Chiết khấu miễn truy đòi: ở đây ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chụi
rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài

+ Chiết khấu có truy đòi: ở đây ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ, nếu
nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ, thì ngân hàng có quyền đòi lại khách hàng.

3.2.4. Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp

Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp được coi là giải pháp tạo ra sự hấp
dẫn đối với khách hàng, lôi kéo họ đến với ngân hàng, tạo ra mối quan hệ lâu dài và
bền vững. Việc ứng dụng Marketing vào thực tiễn này sẽ nâng cao hiệu quả kinh
doanh đối ngoại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu lớn, nhu cầu ngoại tệ nhiều, chi nhánh luôn gặp phải khó khăn khi cạnh
tranh với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công
thương. Tuy nhiên, không vì thế mà ngân hàng không có những chính sách nhằm
thu hút đối tượng khách hàng này trong điều kiện có thể. Hiện nay đối tượng khách
hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chủ yếu là các doanh nghiệp
quân đội. Trong điều kiện khả năng có hạn về vốn ngoại tệ, ngân hàng nên có các
chính sách hướng về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những công ty kinh doanh xuất
nhập khẩu mới được thành lập đi vào hoạt động, các doanh nghiệp thành viên của
các tổng công ty lớn đặc biệt các tổng công ty ngân hàng đã có quan hệ từ trước. Số
lượng những công ty này chiếm phần lớn trong các doanh nghiệp Việt nam nên tuy
giá trị các giao dịch không lớn, phí dịch vụ sẽ thu được nhiều khi số lượng các giao
dịch tăng lên. Bên cạnh đó khi việc cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế được tốt,
ngân hàng có điều kiện giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có liên
quan như tín dụng, chuyển tiền…nhằm tăng lợi nhuận ngân hàng.

Ngân hàng có thể đưa ra các hình thức ưu đãi như:


- Ưu đãi về số lượng, phí dịch vụ thấp và giá mua ngoại tệ khi người nhập
khẩu cần mua và khi ngoại khan tệ

- Ưu đãi về lãi suất tiền gửi đối với những khoản ký quỹ có thời hạn dài.

- Ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ đối với những khách hàng có khả ngăng tài chính và
khách hàng truyền thống.

- Ưu đãi về thế chấp tài sản khi vay vốn.

Đi kèm với các sản phẩm ngân hàng là yếu tố giá. Thực ra giá của sản phẩm
ngân hàng (lãi tiền gửi, lãi cho vay, phí dịch vụ…) là bộ phận được qui định chặt
chẽ và ít có chênh lện lớn giữa các ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần tham khảo biểu
phí của các ngân hàng thương mại khác để áp dụng mức phí thích hợp cho khách
hàng. Bên cạnh đó là thái đọ phục vụ nhiệt tình, hướng dẫn tỷ mỷ, những thông tin
tư vấn cần thiết về hoạt động xuất nhập khẩu của các thanh toán viên. Những thông
tin tư vấn về tình hình thị trường tài chính, xu hướng phát triển của thị trường, xu
hướng biến động của tỷ giá giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả, tránh rủi ro xảy
ra từ phía khách hàng, tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng.

- Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu những dịch vụ mới, thu nhận ý
kiến đóng góp từ khách hàng, cung cấp hình thức khuyến mại cho các đơn vị có
giao dịch thường xuyên, sòng phẳng tại ngân hàng, tìm kiếm những khách hàng có
tiềm năng. Đối với những khách hàng mới, ngân hàng không nên đặt nặng phí giao
dịch mà cần có những ưu đãi để họ tin tưởng, có ấn tượng ban đầu tốt về hình ảnh
ngân hàng.

Thực hiện chính sách khách hàng, ngân hàng nên thường xuyên phải đánh
giá để đưa ra chính sách phù hợp với từng giai đoạn nhằm thu hút được nhiều khách
hàng đến tham gia giao dịch tại ngân hàng, sẽ góp phần phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

3.2.5. Đẩy mạnh công nghệ tin học, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng

Công nghệ tin học có thể được coi là chìa khoá dẫn đến thành công của
hoạt động ngân hàng, nhất là trong hoạt động TTQT. Việc hiện đại hoá công nghệ
ngân hàng không thể tách khỏi công nghệ tin học. Trong một kỉ nguyên tin học như
hiện nay, để ngân hàng TMCP Quân đội phát triển hoạt động TTQT theo phương
thức tín dụng chứng từ song song với các nghiệp vụ khác của ngân hàng thì cần
thiết phải đầu tư cho việc phát triển tin học. Trước hết, NHTMCP Quân đội phải
củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng của tin học ngân hàng bao gồm các trâng thiết
bị hiện đại, đồng bộ trong cùng một hệ thống, hiện đại hoá các phần mền ứng dụng
và đào tạo cán bộ thích ứng với công nghệ mới. Trong tương lai song song với công
nghệ tin học sẽ là việc tự động hoá các quầy giao dịch, phòng giao dịch, tạo thuận
lợi và giảm thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Hiện đại hoá công nghệ ngân
hàng không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mở ra nhiều dịch vụ mới mà còn
giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh và giảm rủi ro cho ngân hàng. Việc hiện
đại hoá hoạt động ngân hàng cũng là cơ sở, điều kiện cho NHTMCP quân đội hoà
nhập với ngân hàng quốc tế.

3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Con người luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và thành
công của xã hội. Đặc biệt trong hoạt động ngân hàng, cán bộ ngân hàng đóng góp
lên sự thành công chính của ngân hàng. Vì thế để phát huy hết nguồn tài sản vô
cùng quý giá này, NHTMCP quân đội cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực một cách toàn diện. Cán bộ ngân hàng cần có một lượng kiến thức đầy đủ,
không những về nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả ngoại ngữ, các nghiệp vụ ngoại
thương, về luật pháp và tập quán quốc tế, nhất là hoạt động thanh toán quốc tế, từ
đó có khả năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong các quy trình nghiệp vụ
cũng như tư vấn giúp khách hàng trong việc lựa chọn, sử dụng các hình thức trong
thanh toán quốc tế để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất trong quá
trình ký kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương. Để có được đội ngũ cán bộ đủ
mạnh, ngân hàng TMCP Quân đội cần xây dựng chiến lược phát triển con người
tương ứng với tầm vóc và quy mô hoạt động của mình:

+ Tiến hành thống kê trình độ cán bộ để phân loại đối tượng đào tạo

+ Thăm dò các nhu cầu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phải
đào tạo trước mắt cũng như lâu dài
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo về chủ đề hoạt động ngân hàng,
tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi kinh nghiệm, trau dồi nâng cao kiến thức và
chuyên môn.

+ Khi tuyển chọn cán bộ cần lưu ý cả về mặt trình độ lẫn tư cách đạo đức.
Bố trí cán bộ có thâm niên kinh nghiệm kèm cặp, chuyển giao kinh nghiệm cho thế
hệ tiếp theo.

+ Kết hợp với các dự án tài trợ của nước ngoài về việc đào tạo nghiệp vụ

+ Có chính sách đãi ngộ thích hợp với những cán bộ có năng lực và có tâm
huyết.

+ Sắp xếp phân công đúng người, đúng việc để phát huy sức mạnh của từng
người và tập thể

3.2.7. Thiết lập rộng rãi các chi nhánh và ngân hàng đại lý

Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng
chứng từ nói riêng rất phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngân
hàng, đại lý, chi nhánh ngân hàng. Như trong thanh toán L/C có sự tham gia của các
ngân hàng như: ngân hàng mở, ngân hàng thông báo, ngoài ra còn có thể có ngân
hàng xác nhận nếu người bán yêu cầu. Vì thế việc liên lạc khá tốn kém và không
được thuận tiện lắm nếu như không cùng hệ thống ngân hàng nhiều khi ảnh hưởng
tới chất lượng thanh toán L/C nhất là đối với những ngân hàng ít hợp tác hoặc hợp
tác lần đầu. Nhưng nếu ngân hàng có các chi nhánh hay đại lý của mình sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn. Ngoài ra khi ngân hàng đặt chi nhánh hay yêu cầu một ngân
hàng khác làm đại lý cho mình ở một nước điều đó có nghĩa là quy mô hoạt động
của ngân hàng được mở rộng đồng thời uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao.
Tuy nhiên chi phí thiết lập ngân hàng ở nước ngoài là rất lớn và thực sự khó khăn
đối với ngân hàng cổ phần. Vì thế ngân hàng TMCP Quân đội nên tập trung vào
việc thiết lập ngân hàng đại lý

Đây là một giải pháp hết sức khó khăn, để thực hiện được cần có sự tiến
hành nhiều giải pháp khác nhằm mục tiêu chủ đạo là nâng cao uy tín, vị thế và hình
ảnh “Military bank” trong lòng khách hàng và các ngân hàng bạn trong nước, trong
khu vực, và trên thế giới.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ giá ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động thanh toán quốc tế. Để mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
ngân hàng Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt hướng
tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện
nay việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu ứng “sốc” khốc liệt cho
nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế-xã hội.

Với vai trò là NHTW, hiện nay ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường ngoại
tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, công bố tỷ gía bình quân giao dịch liên
ngân hàng, qui định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các
biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn
cần thiết, nhưng cần phải nới lỏng từng bước, vì các biện pháp này không phải lúc
nào cũng hiệu quả, đôi khi lại trở thành lực cản cho sự phát triển thị trường ngoại
hối. Do có tính nhạy cảm cao, cho nên việc điều hành chính sách cần diễn ra theo
từng giai đoạn, có thể là:

- Trước mắt, có thể tiếp tục nới rộng biên độ giao động từ mức 0,25% lên
mức từ 0,3% đến 0,5%. Điều này có hai tác dụng là: thứ nhất tạo điều kiện để các
NHTM yết tỷ giá cạnh tranh; thứ hai, như là biện pháp thăm dò mức độ khách quan
của tỷ giá.

- Sau khi nới rộng biên độ tỷ giá, nếu thị trường không sử dụng hết biên độ
cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đã phản ánh tương đối khách quan quan hệ
cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; đây được xem như thời điểm tốt để
ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục nới rộng biên độ giao động lên mức cao hơn (Ví
dụ: 1,0%)

- Nếu thị trường ngay lập tức sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý
tỷ giá hiện tại đang là quá thấp so với tỷ giá cân bằng; để rút ngắn khoảng cách,
ngân hàng Nhà nước tiến hành điều chỉnh tăng dần tỷ giá giao dịch một cách hợp lý
mà không gây sáo trộn lớn.

- Trong môi trường vĩ mô ổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở
mức lớn hơn tỷ giá cân bằng, thì lúc đó ta mới có được chính sách tỷ giá thực sự
khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và ngược lại.

- Về lâu dài, ngân hàng Nhà nước nên dỡ bỏ biên độ giao động và không trực
tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá
biến động có lợi cho nền kinh tế; đồng thời chuyển hướng từ từ sang sử dụng công
cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước

Để có một môi trường thuận lợi cho các ngân hàng thương mại phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Nhà nước cần
quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các hoạt động
TTQT như:

- Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động thanh
toán quốc tế cũng như đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến hoạt động mua bán
ngoại thương góp phần thúc đẩy hoạt động XNK phát triển

- Tăng cường quan hệ đối ngoại, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển
góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động
kinh doanh quốc tế, từ đó góp phần mở rộng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
thương mại.

- Kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà
nước cần đưa ra những chính sách, biện pháp khuyến khích xuất khẩu những hàng
hoá có hàm lượng khoa học và chất xám cao để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá
xuất khẩu Việt Nam.
kết luận
Công cuộc đổi mới hơn mười năm qua ở nước ta đã đạt được những thành
tựu nhất định. Đáng kể là từ sau chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ kinh tế đối
ngoại ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngoại thương Việt nam đã có những
tiến bộ vượt bậc, đó là nhờ vào chính sách ngoại thương đúng đắn của Nhà nước.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, các hoạt động thương mại
quốc tế đa dạng và phức tạp đòi hỏi các ngân hàng không ngừng phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Trong những năm qua, sự phát triển và mở rộng các lĩnh vực về nghiệp vụ
thanh toán của NHTM cổ phần Quân đội đã tạo tiền đề cho phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
từ đó nâng cao uy tín ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, chiếm và giữ vững
thị phần trong nước.Trên cơ sở thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và các phương pháp nghiên cứu đã
học, luận văn tốt nghiệp đã dược hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:
 Xuất phát từ lý luận cơ bản của ngân hàng thương mại, chuyên đề thực tập
tốt nghiệp đã phân tích vai trò cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
 Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ đồng thời tìm ra những hạn chế.
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức TDCT tại NHTM cổ phần Quân đội, đồng thời nêu một số kiến
nghị với ngân hàng Nhà nước và Nhà nước.
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ- Trường đại học
Kinh tế quốc dân 2002

2. Giáo trình thanh toán quốc tế- trường đại học ngoại thương 2002

3. Thị tường hối đoái và thị trường tiền tệ- Heinzrich M.Rodeiguez, NXB
chính trị quốc gia 1996

4. Marketing trong hoạt động ngân hàng- Viện khoa học ngân hàng, NXB
Thống kê Hà nội 1996

5. Tạp chí ngân hàng 2000, 2001, 2002

6. Thời báo ngân hàng 2000, 2001, 2002.

7. Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP quân đội 1999, 2000, 2001, 2002

8. Giáo trình thanh toán quốc tế- Trường học viện ngân hàng 2002.

9. Thị trường ngoại hối Việt nam- Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê Hà
Nội 2002.

10. Quản trị ngân hàng thương mại - Peter S.Rose


Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................. 1

Chương 1: Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại.. 3

1.1.Khái niệm thanh toán quốc tế ...........................................................................3


1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế.........................................................4
1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ..................................................5
1.3.1. Phương thức chuyển tiền ...................................................................5
1.3.2. Phương thức nhờ thu .........................................................................7
1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ........................................................ 10
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ ......................................................................................................21
1.4.1. Các nhân tố chủ quan ......................................................................21
1.4.2. Các nhân tố khách quan ...................................................................24

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
tại ngân hàng TMCP Quân đội .............................................................................. 27

2.1. Cơ cấu điều hành và hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội .27
2.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................... 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 28
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội .................. 30
2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP
Quân đội ............................................................................................................. 36
2.2.1. Thanh toán L/C hàng nhập khẩu ...................................................... 37
2.2.2. Thanh toán L/C hàng xuất khẩu ....................................................... 44
2.2.3. Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng
TMCP Quân đội ........................................................................................ 48
2.2.4. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức
TDCT tại ngân hàng TMCP Quân đội ....................................................... 49
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân
hàng TMCP Quân đội ................................................................................................ 54

3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng
TMCP Quân đội .................................................................................................54
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng
TMCP Quân đội ..................................................................................................55
3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng .......................................... 55
3.2.2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán
L/C............................................................................................................ 57
3.2.3. Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT 58
3.2.4. Sử dụng công cụ Marketing vào hoạt động ngân hàng .................... 61
3.2.5. Đẩy mạnh công nghệ tin học, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng .....63
3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .............................................. 63
3.2.7. Thiết lập rộng rãi các chi nhánh và ngân hàng đại lý ....................... 64
3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 65
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước ................................................. 65
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước ..................................................................66
Kết luận .............................................................................................................. 67
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 69

You might also like