You are on page 1of 3

76 CÂU HỎI ÔN THI KTCT2

Chương 21 (13 câu)


1. Giải thích tại sao không hoàn toàn mong muốn khi hình thành phoi dây
2. Kể tên các yếu tố góp phần hình thành phoi vụn
3. Hệ số cắt là gì? Nó luôn luôn nhỏ hơn 1?
5. Giải thích quá trình mòn dao dẫn đến góc trước âm
10. Lẹo dao là gì ? Tại sao nó được hình thành ?
11. Có ưu điểm gì không khi lẹo dao được hình thành?
16. Liệt kê các yếu tố làm giảm độ bóng trong gia công
23. Tuổi bền hầu như là rất lớn ở vận tốc thấp. Như vậy anh anh có lời khuyên là tất cả các nguyên
công nên thực hiện ở vận tốc cắt thấp ? Giải thích
25. Lực cắt sẽ tăng khi chúng ta tăng chiều sâu cắt và giảm góc trước. Giải thích tại sao?
26. Tại sao không phải lúc nào cũng khuyên tăng chế độ cắt để được năng suất cao
48. Cho biết n = 0.5 và C = 400 trong phương trình mòn dụng cụ củaTaylor. Tuổi bền tăng bao nhiêu
phần trăm nếu như vận tốc cắt giảm (a) 50% và (b) 75%?
49. Giả thiết là, trong mô hình cắt trực giao, góc trước là 15˚và hệ số ma sát là 0.2. Dùng phương
trình ( 21.4 ) , xác định phần trăm tăng lên của chiều dày phoi khi hệ số ma sát tăng gấp đôi
53. Nguyên công cắt theo mô hình trực giao được tiến hành dưới điều kiện như sau: t˳ = 0.1 mm, c t
= 0.2 mm, Chiều rộng cắt = 4 mm, V = 3 m/s, góc trước = 10˚, c F = 500 N, và t F = 200 N. Tính
toán phần trăm của năng lượng tổng phân bố trong mặt trượt.

Chương 22 (9 câu)
116. Những tính chất chính yếu vật liệu dụng cụ cần có là gì? Tại sao?
121. Kể ra các chức năng chính của chất bôi trơn-làm nguội trong cắt gọt
132. Tính chất nào của dụng cụ thích hợp với nguyên công có va đập? Tại sao?
134. Liệt kê những nguyên tố hợp kim được dùng trong dụng cụ thép tốc độ cao (HSS) . Giải thích
những chức năng của chúng là gì và tại sao chúng lại hiệu quả như vậy trong dụng cụ cắt
137. Tại sao nhiệt độ lại có ảnh hưởng quan trọng đến tuổi bền dụng cụ
140. Dung dịch cắt có thể có ảnh hưởng ngược trong cắt gọt? Nếu vậy, đó là gì ?
141. Mô tả xu hướng anh quan sát ở bảng 22.2
142. Tại sao tính ổn định hóa học và tính trơ lại quan trong của dụng cụ cắt ?
151. Tham khảo bảng 22.1, loại vật liệu dụng cụ nào thích hợp cho nguyên công có va đập, giải
thích

Chương 23 (17 câu)


201. Trình bày các nguyên công có thể thực hiện trên máy tiện
202. Tiện là gì? Các loại phoi khi tiện?
203. Trong tiện,lực đẩy là gì? Lực cắt là gì? Lực nào được dùng để tính công suất cần thiết cho máy
tiện?
204. Mô tả các bộ phận của máy tiện?
208. Giải thích tại sao những nguyên công như khoét rộng lỗ trên máy tiện và ta rô lại khó khăn
210. Mô tả sự khác nhau khi khoét chi tiết trên máy tiện và trên máy doa nằm ngang?
213. Tại sao phải thực hiện nguyên công doa?
218. Giải thích tại sao trình tự khoan –khoét – doa khi gia công lỗ lại chính xác hơn khoan hoặc
khoan – doa.
219. Tại sao các nguyên công cắt gọt lại cần thiết thậm chí trên các chi tiết đã được tạo hình khá
chính xác hoặc chính xác bằng các phương pháp gia công như đúc, dập hoặc sản phẩm từ luyện kim
bột? Giải thích
221. Mô tả những khó khăn khi kẹp các chi tiết có vật liệu mềm trên mâm cặp 3 chấu.
223. Giải thính sự giống nhau và sự khác nhau khi thiết kế nguyên công tiện và khoét
235. Bình luận về độ lớn của góc cắt trên dụng cụ được chỉ ra trên hình 23.4
238. Tính toán những đại lượng tương tự như ví dụ 23.1 cho hợp kim titanium độ bền cao khi N
=700 v/p

1
239. Ước lượng thời gian gia công cần thiết để tiện thô một phôi thanh hợp kim đồng được ram với
đường kính 60 mm, chiều dài 0,5 m xuống 58 mm, dùng dụng cụ cắt tốc độ cao
(HSS) . Tính toán thời gian yêu cầu cho dụng cụ hợp kim cứng không phủ.
240. Một phôi thanh gang cầu với đường kính 200 mm, được tiện trên máy tiện với chiều sâu cắt là d
=1,25 mm. Máy tiện có công suất mô tơ 12 kW và có hiệu suất cơ là 80 %. Trục chính quay với tốc
độ 500 v/p. Tính toán gần đúng lượng chạy dao lớn nhất có thể dùng trước khi máy có hiện tượng
quá tải.
242. Trong ví dụ 23.4, giả thiết vật liệu chi tiết hợp kim nhôm độ bền cao, trục chính máy N =500
v/p.Ước tính mô men xoắn yêu cầu của nguyên công này
243. Tính công suất cần dùng theo dữ liệu trong bài 23.45.

Chương 24 (15 câu)


249. Giải thích tại sao nguyên công phay lại có tính vạn năng cao
250. Mô tả một máy phay. Sự khác nhau của nó với máy khoan?
251. Mô tả các loại dao cắt khác nhau được dùng trong nguyên công phay và nêu lên một ứng dụng
cho mỗi loại.
252. Mô tả các dạng khác nhau của dao phay và trình bày ứng dụng mỗi loại
255. Giải thích những đặc tính của phay thuận và phay nghịch
256. Mô tả đặc trưng hình học của dao chuốt và nói rõ chức năng của chúng
257. Thế nào là chuốt kéo? Chuốt đẩy?
267. Tại sao phay ngón lại là một quá trình sản xuất quan trọng và ứng dụng rộng rãi? Giải thích với
các ví dụ.
268. Liệt kê và giải thích các nhân tố gây ra chất lượng bề mặt kém trong các quá trình gia công
được mô tả trong chương này.
276. Làm cách nào để giảm độ nhám bề mặt trên hình 24.8? Giải thích.
289. Tính toán bề dày phôi, tc, và mômen trong ví dụ 24.1.
290. Ước lượng thời gian cần thiết để phay bề mặt khối đồng dài 10 in., rộng 1 in. dùng dao phay có
đường kính 6 in. với 10 miếng chắp bằng thép gió.
291. Một tấm dài 12 in., dày 1 in. được cắt bằng cưa dây với vận tốc 150 ft/phút. Lưỡi cưa có 12
răng trên in. Nếu lượng chạy dao mỗi răng là 0.003 in. thì thời gian cần thiết để cưa hết chiều dài của
tấm là bao nhiêu.
292. Một dao cắt lăn đơn răng được dùng để cắt 40 răng trên một bánh răng thẳng. Vận tốc cắt là
120 ft/phút và dao cắt lăn có đường kính 3 in. Tính toán vận tốc quay của bánh răng thẳng.
293. Giả sử trong nguyên công phay bề mặt như trên hình 24.6, phôi có kích thước là 4 x 10 in. Dao
cắt có đường kính 6 in., có 8 răng, và quay với vận tốc 300 vòng/phút. Chiều sâu cắt là 0.125 in. và
lượng chạy dao là 0.005 in./răng. Giả sử năng lượng riêng cần dùng của vật liệu là 2 Hp-phút/in3 và
chỉ cắt với 75% đường kính dao. Tính toán (a) công suất cần thiết và (b) tốc độ bóc tách vật liệu
(MRR).

Chương 26 (9 câu)
344. Hạt mài là gì? Hạt mài siêu mịn là gì?
345. Kích thước của hạt mài liên quan đến số lượng của nó như thế nào?
347. Mô tả cấu tạo đá mài và đặc tính của nó
348. Giải thích các tính chất của chất dính kết trong đá mài
353. Mài vô tâm khác với mài có tâm chổ nào?
357. Tại sao có rất nhiều loại, hình dạng và kích thước của đá mài ?
361. Giải thích tại sao khi mài vận tốc rất lớn hơn các quá trình gia công khác
369. Các yếu tố hình thành sự va đập trong quá trình mài, giải thích
379. Tính toán kích thước phoi tại bề mặt đá mài với các thông số D
= 10 in., d = 0.001 in., υ = 100 ft/min, V = 5000 m/min, C = 500 per 𝒊𝒏𝟐, and r = 20.

Chương 27 (13 câu)


449. Giải thích sự khác nhau giữa gia công hóa và gia công điện hóa

2
451. Giải thích thực hiện quá trình gia công EDM như thế nào để tạo ra các hình dạng chi tiết phức
tạp
452. Khả năng của cắt dây EDM là gì? Quá trình này có thể dùng để tạo chi tiết có bề mặt côn được
không?
453. Mô tả những ưu điểm của gia công bằng tia nước.
455. Dạng chi tiết nào không thích hợp cho gia công bằng chùm tia laze?
460. Giải thích tại sao những tính chất cơ học của vật liệu chi tiết lại không ý nghĩa đối với phần lớn
các phương pháp trình bày ở chương này.
461. Liệt kê các phương pháp có thể tạo các lỗ trong đó có lỗ không tròn
463. Tại sao phương pháp EDM lại phổ biến rộng rãi trong sản xuất công nghiệp ?
464. Mô tả các dạng chi tiết mà thích hợp khi gia công bằng cắt dây tia lửa điện EDM.
465. Phương pháp nào trong các quá trình gia công không truyền thống có thể gây ra ảnh hưởng
nhiệt cho chi tiết ?
469. Liệt kê và phân tích những yếu tố làm cho độ bóng bề mặt bị xấu đi trong các quá trình được
giới thiệu ở chương này.
470. Mục đích của các hạt mài giới thiệu trong phương pháp mài điện hóa ?
471. Phương pháp nào được mô tả trong chương này là thích hợp để tạo ra các lỗ nhỏ và sâu? Giải
thích.

You might also like