You are on page 1of 2

Người ta đánh giá thấp tầm quan trọng của nghiên cứu ngôn ngữ học.

Nhưng nếu ko
có ngôn ngữ thì chúng ta giao tiếp bằng gì?

Một số người cho rằng, cứ là con người thì sẽ sử dụng ngôn ngữ được. Nhưng sự
thật không phải thế. Có nhiều trường hợp như Genie hay người sói dù là người
nhưng không dùng ngôn ngữ được. Dù đó là các trường hợp extreme bị cách ly với
thế giới con người, nhưng nó chứng minh rằng ngôn ngữ không nằm trong bộ gen mà
phát triển trong quá trình học tập.

Một số người sẽ lại nói rằng, cứ có tiếp xúc với ngôn ngữ thì sẽ dùng được thôi,
trẻ con lớn lên sẽ tự biết nói thứ tiếng mọi người dùng quanh nó, muốn học ngoại
ngữ thì cứ sang nước nói tiếng đó là nghe nói được. Liệu có thực sự đơn giản như
vậy ko? Chúng ta giải thích thế nào về những trẻ 5-6 tuổi vẫn không biết nói,
những trẻ đó xem TV cả ngày, vẫn đi nhà trẻ và vẫn có người trông trẻ nói chuyện
cùng, nhưng chúng có thực sự dùng được ngôn ngữ mẹ đẻ không? Liệu chỉ nghe dữ
liệu vào mà không có trò chuyện có chủ đích thì trẻ có thực sự học được ngôn ngữ
không? Và chúng ta giải thích thế nào về những bạn dù đi du học nhưng ngoại ngữ
vẫn không tiến bộ? Một số người sẽ bảo các bạn ấy ngại nói chuyện giao lưu, thế
nhưng nếu các bạn ấy ko ngại giao lưu mà rất chăm nói chuyện như các bạn săn Tây
ở bờ Hồ mà vẫn kém, thì nên lý giải nó thế nào?

Nếu không có các nghiên cứu về ngôn ngữ thì làm sao chúng ta có thể có được các
phần mềm dịch thuật hiệu quả như google translate (dù nó còn nhiều lỗi và khá ngô
nghê, nhưng cũng là công cụ hữu hiệu khi chúng ta chỉ cần dịch những nội dung rõ
ràng và không quá phức tạp)? Nếu không có những nghiên cứu về ngôn ngữ học thì
làm sao ngành xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể phát triển được, dựa vào căn cứ nào
để phát triển các mô hình phân tích ngôn ngữ và dạy lại cho máy tính?

Sang tới đây học rồi mình mới thấy chân trời linguistics nó mới rộng lớn làm sao.
Nó không nhạt nhẽo, khó nhằn, khô khan và có vẻ vô ích như ngày xưa mình nghĩ. Mà
thật ra nó rất thực tế, rất khoa học, rất thú vị và hữu ích, chỉ đơn giản là mình
chưa đủ kiến thức và tư duy để hiểu và tiếp thu nó.

Khi mình nói mình học ngôn ngữ Anh ở Đức thì hầu hết mọi người đều có chung cái
nhìn khá ái ngại cho mình. Để giải thích thì rất là dài, nên thường mình hay trả
lời rằng nó tốt hơn ở Việt Nam là được. Thực ra thì đúng thế, chất lượng đúng là
tốt hơn ở Việt Nam thật. Nhưng nó còn hơn thế nữa rất nhiều.

- Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 việc học: học tiếng Anh và học ngành ngôn ngữ Anh.
Ngành của mình đúng là hồi đầu có học tiếng Anh thật, cũng là nghe, nói, đọc, viết
- các kĩ năng cơ bản của học ngoại ngữ. Nhưng về sau nó là một ngành học nghiên
cứu sâu rộng hơn rất nhiều. Mình học các kiến thức về ngôn ngữ học (linguistics)
- hệ thống hoá ngôn ngữ dựa trên các đặc điểm ngôn ngữ như ngữ pháp, cú pháp, từ
vựng, ngữ âm, hình vị, ngữ dụng, ngữ nghĩa,… Mình cũng học về ứng dụng của các
kiến thức đó trong nghề nghiệp: dịch thuật hay giảng dạy ngoại ngữ. Và mỗi 1 định
hướng nghề nghiệp lại cần 1 loạt các kiến thức riêng. Dịch thuật thì cần nắm được
lý thuyết dịch, đạo đức nghề, kĩ năng tốc kí,… Giảng dạy thì cần hiểu được người
học học ngôn ngữ thế nào, tư duy ra làm sao, thiết kế bài giảng ra sao, dạy từng
kĩ năng thế nào, kiểm tra đánh giá thì cần dựa trên tiêu chí gì,…
Việc nhiều người nhầm học tiếng Anh và học ngành ngôn ngữ Anh nó cũng tương tự
như khi người ta nhầm chứng chỉ IELTS với bằng đại học ngoại ngữ BA degree in
English Studies/Linguistics. Mình nghe quá nhiều người gọi IELTS là bằng, trong
khi thực chất nó chỉ là 1 chứng chỉ được cấp khi 1 người tham gia 1 kì thi kĩ
năng ngoại ngữ, trong khi để có được tấm bằng (có thể là trung cấp, cao đẳng, đại
học), thì người đó phải đi học ở 1 cơ sở chính quy, tham gia đầy đủ lớp học, thi
hết môn, thi tốt nghiệp hoặc làm luận văn tốt nghiệp thì mới được cấp bằng. Cái
này rất cần làm rõ, vì nếu các bạn nói với 1 bạn nước ngoài là tớ có bằng IELTS
đấy, IELTS degree thì sẽ vô cùng buồn cười!
- Nhiều người cũng nhầm lẫn giữa 2 việc: đi học ngoại ngữ và đi học cao học. Mình
học cao học, nghĩa là học lên cao hơn, sâu hơn về ngành học của mình, chứ không
phải sang đây để học tiếng Anh. Tiếng Anh là điều kiện bắt buộc để mình được sang
học, nghĩa là phải học ngoại ngữ rồi mới học cao học (tất nhiên trong quá trình
học cao học thì cũng phải tiếp tục trau dồi ngoại ngữ).

You might also like