You are on page 1of 50

NƯỚC CHO THẬN NHÂN TẠO

BS. NGUYỄN TẤT THẮNG


KHOA THẬN NHÂN TẠO
BVĐK HOÈ NHAI
NỘI DUNG

 Giới thiệu chung


 Các vấn đề liên quan đến nước trong thận nhân tạo
 Hệ thống xử lý nước cho thận nhân tạo
 Tiêu chuẩn nước cho thận nhân tạo
 Kết luận
Giới thiệu chung
Theo Hội Thận học Quốc tế (ISN):
o trên toàn cầu cứ 1000 người thì có 1 người liên quan đến các
bệnh lý thận .
o Tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn cuối (ESRD) khoảng 20 – 300
BN/ 1 triệu dân/ năm
Số lượng và tuổi thọ bệnh nhân thận nhân tạo (TNT) đang liên
tục tăng
Các vấn đề do sự ô nhiễm nước cho TNT cũng đang tăng theo
Bệnh nhân TNT thường tiếp xúc với nước nhiều hơn người bình
thường từ 25-30 lần
Các chất ô nhiễm xâm nhập vào bệnh nhân qua khoang máu của
dialyser và tích luỹ trong cơ thể người bệnh.
Giới thiệu chung
Nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng nước cho TNT có chung
nhận định:
 Nước chuẩn bị cho TNT thường bị coi nhẹ nhất so với các vấn
đề kỹ thuật khác
 Chất lượng nước cho TNT ảnh hưởng rõ rệt tới các biến chứng
cấp, mãn tính và tỷ lệ tử vong của BN TNT
Giới thiệu chung

Tình hình TNT ở nước ta


 Số lượng BN TNT khoảng 15,000 – gần 200 đơn vị lọc máu 56 tỉnh
thành, tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn cuối ước tính 100BN/triệu dân.
 Hệ thống xử lý nước RO được đưa vào VN những năm cuối thập
kỷ 90 thế kỷ 20.
 100% đơn vị TNT có hệ thống xử lý nước RO, sử dụng dịch
bicarbonate
 Sử dụng màng lọc hi-flux và online bắt đầu phổ biến
 Chưa có tiêu chuẩn quốc gia về nước cho TNT
 Các đơn vị TNT tham chiếu chất lượng nước RO theo tiểu chuẩn
AAMI
 Quản lý chất lượng nước cho TNT đang còn nhiều khó khăn.
Các nguy cơ của bệnh nhân lọc máu liên
quan tới chất lượng nước
Tiếp xúc với nước và chất ô nhiễm

Người bình thường Bệnh nhân TNT


• Uống khoảng 14 L/tuần • Tiếp xúc khoảng 360
(2L/ngày) L/tuần (120 L/lần lọc
• Có khả năng bài tiết các máu)
chất độc qua đường tiểu • Thận mất khả năng bài
• Các chất ô nhiễm hấp tiết các chất độc
phụ chọn lọc qua đường • Các chất ô nhiễm tiếp
tiêu hoá, không tiếp xúc xúc trực tiếp với máu
trực tiếp qua đường máu thông qua khoang máu
của dialyser
Lượng nước hàng tuần tiếp xúc

Người bình thường ăn uống 10 -14


BN TNT tiếp xúc khoảng 360 l/tuần
l/tuần
Các bệnh lý liên quan tới chất ô nhiễm trong TNT
Triệu chứng / hội chứng Khả năng do các chất ô nhiễm
Thiếu máu Nhôm , chloramine, đồng, kẽm
Bệnh xương Nhôm, fluoride
Tán huyết Đồng, nitrates, chloramine
Tăng huyết áp Calcium, sodium
Tụt huyết áp Bacteria, endotoxin, nitrates
Nhiễm toan chuyển hoá pH thấp, sulfates
Rối loạn chức năng thần kinh Nhôm
Vi khuẩn, calcium, đồng, endotoxin, pH thấp, magnesium,
Buồn nôn và nôn , sốt, rét run
nitrates, sulfates, kẽm, Microcystins (từ loại tảo xanh)
Nhôm, fluoride, nội độc tố, vi khuẩn, chloramine,
Tử vong
microcyctins
Rối loạn thị giác Microcystins
Suy gan Microcystins
Hemosiderosis Do sắt tăng cao
Ung thư do tác nhân hoá chất hydrocarbons thơm
Thiết lập hệ thống xử lý nước cho TNT
Các vấn đề cần xem xét
trước khi thiết lập hệ thống xử lý RO

1. Chất lượng nước nguồn cấp cho hệ thống xử lý RO (pH 6.0-8.5)


2. Áp lực nước nguồn
3. Lưu lượng nước ra tối đa trước mắt và lâu dài đáp ứng sự tăng trưởng số
lượng bệnh trong tương lai .
4. Lưu lượng nước bình quân sử dụng mỗi ngày.
5. Diện tích mặt bằng để lắp đặt và vận hành an toàn
6. Các yêu cầu về thoát nước
7. Trọng lượng của bể chứa nước thô (tank) và chất lượng nền móng để bảo
đảm an toàn khi lắp đặt và sử dụng
8. Hệ thống theo dõi chất lượng nước
9. Nguồn điện cung cấp cho hệ thống xử lý nước
10. Các phương tiện an toàn và bảo dưỡng hệ thống nước
11. Mạng lưới cấp nước cho máy thận.
Cấu hình của hệ thống xử lý nước TNT

1. Nguồn nước (water supply) 6. Cột làm mềm nước


2. Van 1 chiều dự phòng trào (Water softener)
ngược (back-flow preventer) 7. Bình nước muối (Brine tank)
3. Van điều chỉnh nhiệt 8. Cột than hoạt (Carbon tanks)
(Temperature blending 9. Hệ thống thẩm thấu ngược
valve)
10. Màng thẩm thấu ngược (RO)
4. Bơm áp lực (Booster pump
11. Cột trao đổi ion (dionizer)
5. Phin lọc cặn đa tầng
12. Hệ thống cấp nước RO cho
(Multimedia depth filter) máy TNT
Sơ đồ hệ thống xử lý nước cho TNT (1)

City
water
Sơ đồ hệ thống xử lý nước cho TNT (2)
Sơ đồ hệ thống xử lý nước cho TNT (3)
Quá trình làm sạch nước
Quá trình Các chất ô nhiễm

Cột than hấp phụ Chloramine, các chất hữu cơ


(Carbon absoption)

Cột làm mềm nước Calcium, Mg


(Softner)
Cột thẩm thấu ngược Các ion, vi khuẩn, nội độc tố
(Reverse osmosis)

Cột khử ion Các ion ô nhiễm


(Deionization)
Màng siêu lọc Vi khuẩn và nội độc tố
(Ultrafiltration)
Nguồn nước cấp cho hệ thống xử lý nước cho TNT
Có 2 nguồn nước ở đô thị : nước
bề mặt và nước ngầm
Nhìn chung, nước bề mặt chứa
nhiều sinh vật, vi khuẩn, chất thải
công nghiệp, phân hoá học, nước
thải sinh hoạt
Nước ngầm thì ít chất hữu cơ hơn
nhưng lại có các chất vô cơ cao
hơn như sắt, canxi, Mg và sulfate ..
 Phải phân tích chất lượng nước
nguồn để thiết kế hệ thống xử lý
nước cho phù hợp
Nước cấp cho hệ thống xử lý có
nhiệt 25°C và pH 6.0 -8.5 là tối
ưu
Van 1 chiều (backflow preventer): ngăn
không cho nước đã xử lý trào ngược về bể
chứa nước thô

Van điều chỉnh nhiệt độ:


Duy trì nhiệt độ nước 25°C là nhiệt độ
tối ưu cho hệ thống RO

Bơm tăng áp (Booster pump): duy trì đủ


áp lực và lưu lượng cho toàn bộ hệ thống
làm việc có hiệu quả
Cột lọc đa tầng (Multimedia depth filter)
• Các chất có kích thước >10 micron như bùn
bẩn sẽ được loại bỏ bởi cột lọc đa tầng.
• Các chất bẩn trên có thể gây bít tắc cột than
hoạt và cột softner, phá huỷ bơm cao áp và
hư hại màng RO
• Cột lọc có nhiều tầng lọc với kích cỡ cát
lọc khác nhau có thể lọc sạch các chất bẩn
trong nước
• Giám sát trực quan sự rò rỉ, giảm áp lực và
hẹn giờ
• Nếu rửa ngược (backwash) hàng ngày hoặc
it nhất 3 lần / tuần
• Thay mới các lớp lọc sau 18 – 24 tháng sử
dụng.
Cột lọc than hoạt (Carbon filter)

• Giúp loại bỏ chlorine và


chloramine
• Là những chất oxi hoá mạnh được
bổ sung vào hệ thống nước sinh
hoạt, có tác dụng diệt khuẩn,
nhưng nó cũng có thể gây tán
huyết khi tiếp xúc với máu
• Rửa ngược cột lọc than hoạt phải
được thực hiện hàng ngày hoặc tối
thiểu 3 lần /tuần, phải rửa riêng rẽ
từng cột trong thời gian 1 – 2 giờ
(cài đạt chế độ tự động hẹn giờ)
• Thay mới than hoạt tính 6 tháng /
lần.
Cột làm mềm nước (Softner)
• Nước chứa Ca và Mg sẽ hình thành cặn lắng (kết
tủa) tại màng RO, làm giảm công năng của màng
RO
• Cột làm mềm nước hoạt động dựa trên cơ sở trao
đổi ion để loại bỏ Ca & Mg là do các hạt nhựa
(resin) trong cột có ái lực cao với các cation Ca và
Mg (hoá trị 2) có trong nước và giải phóng 2 ion Na
(hoá trị 1) để gắn 1 một cation Ca hoặc Mg
• Theo dõi trực quan sự rò rỉ, áp lực giảm, hẹn giờ và
độ cứng.
• Sự thay đổi về độ cứng không được phát hiện có thể
làm hỏng màng RO làm giảm khả năng lọc vi khuẩn
và endotoxin
• Tái sinh cột trao đổi thường xuyên hàng ngày là tốt
nhất, ít nhất 3 lần / tuần
• Cột trao đổi ion phải được đặt sau cột than hoạt.
• Hạt trao đổi ion phải được thay mới 12 tháng /lần
Bình nước muối (Brine tank)

 Đổ nước vào ½ thùng và muối


hạt cao hơn mức nước 3-5 cm.
 Được sử dụng trong quá trình tái
sinh các hạt resin trong cột
softner.
 Giám sát thị giác về rò rỉ, mức
nước và muối.
 Nếu nồng độ nước muối không
được duy trì, việc tái tạo hạt resin
làm mềm sẽ không đạt được dẫn
đến tăng độ cứng nước ảnh
hưởng tới màng RO.
Sơ đồ làm mềm và tái sinh hạt resin
Nước mềm ra

Nước cứng vào

Để tái sinh các hạt resin


nước muối sẽ được bơm
vào cột sofner để loại bỏ
Ca & Mg ra khỏi hạt resin

Nước cứng
được đưa vào
cột trao đổi
ion, khi nó đi
qua các hạt
resin , Ca và Mg
sẽ gắn vào hạt
resin, theo thời
Bình nước muối gian, nước
mềm đi xuống
dưới và dẫn ra
ngoài
Phin lọc trước màng thẩm thấu ngược (RO)
(RO pre-filter)
• Pre-filter là 1 phin lọc các chất rắn
được đặt phía trước bơm cao áp và
màng RO
• Các mảnh than hoạt, hạt nhựa resin,
và các mảnh vỡ trước tồn tại trong
nước có thể làm phá huỷ bơm và
màng RO
• Pre-filter có lỗ lọc từ 3-5 micromet.
• Vỏ phin lọc phải là màu đục.
• Thay mới lõi phin lọc khi chênh
lệch áp lực trước và sau phin lọc là
1.0 atm hoặc theo khuyến cáo của
nhà sản xuất.
Thẩm thấu ngược
(Reverse Osmosis)

• Thẩm thấu là một hiện tượng


tự nhiên. Để làm điều ngược
lại (thẩm thấu ngược), người
ta dùng một áp lực đủ để đẩy
ngược nước từ nơi có hàm
lượng muối/ khoáng cao
“thấm” qua một loại màng
đặc biệt để đến nơi không có
hoặc có ít muối/ khoáng hơn.
Hệ thống thẩm thấu ngược
Reverse osmosis system
• Màng RO là một thành phần
quan trọng nhất trong hệ
thống xử lý nước
• Màng cuộn xoắn có chất liệu
Polyamide được dùng phổ
biến cho TNT
• Hiệu suất nước RO phải đạt ít
nhất 50%
• Chất lượng nước RO phải đạt
tiêu chuẩn AAMI 2014 và
ISO 23500-2011
Hệ thống thẩm thấu ngược
(Reverse osmosis system)
 Một hệ thống RO chuẩn phải thể hiện được các thông số như sau:
o Độ dẫn điện của nước RO (conductivity)
o Lưu lượng nước RO
o Lưu lượng nước thải
o Áp lực nước thô trước màng RO
o Áp lực trước sau của màng bảo vệ
o Áp lực trước và sau màng RO
 Phải có các vị trí để có thể lấy được mẫu nước để kiểm tra như sau:
o Vị trí ở cột than hoạt tính
o Vị trí ở cột trao đổi ion / trước màng RO
o Vị trí sau màng RO
o Vị trí trước khi vào hệ thống dẫn nước RO tới các máy thận.
o Vị trí cuối cùng của hệ thống dẫn nước RO cho các máy thận
o Vị trí cuối cùng của hệ thống dẫn nước RO cho khu vực xử lý màng lọc.
 Màng lọc RO phải được thay mới sau 18 – 24 tháng.
Cột trao đổi ion (option)

• Cột trao đổi ion không loại bỏ được


các chất ô nhiễm không phải là ion,
vi khuẩn hoặc nội độc tố
• Các hạt resin trao đổi ion dương
chứa các gốc sulfuric nó trao đổi với
các gốc hydro đối với các ion dương
khác như là Na, Ca và Al
• Các hạt resin trao đổi ion âm chứa
các gốc amoni nó trao đổi với các ion
hydro đối với chloride PO4 và
Flouride.
• Rửa ngược hàng ngày hoặc ít nhất 3
lần / tuần
Bồn chứa nước RO
(RO tank)
• Bồn chứa nước RO cung cấp nước RO cho rửa quả lọc và cho
các máy thận
• Bồn phải được làm bằng inox 316 hoặc nhựa tổng hợp cao cấp
(HDPE), có đáy hình chóp nón, van xả đáy để bảo đảm khi làm
vệ sinh có thể xả hết nước trong bồn ra ngoài.
• Bồn phải có nắp đậy kín, đèn cực tím để khử trùng, có lỗ thông
hơi gắn phin lọc không khí.
• Sử dụng 02 máy bơm inox hoạt động luân phiên để bơm nước
RO qua màng lọc vi khuẩn (0.2 micromet) trước khi cấp nước
RO cho các máy thận và hệ thống xử lý màng lọc.
Sơ đồ bồn chứa nước RO và phin lọc vi khuẩn

Nước trở lại bồn chứa

Bồn Nước RO cho máy thận


Màng siêu lọc
chứa và các mục đích khác
ngăn cản vi
nước
khuẩn
RO

UV
Bơm lamp
nước RO
Hệ thống cấp nước RO cho máy thận

 Hệ thống cấp nước RO cho máy TNT có 2 loại:


cấp trực tiếp và cấp gián tiếp
 Cấp nước RO trực tiếp: Nước RO được cung cấp
trực tiếp từ hệ thống lọc nước RO tới các máy thận Gián tiếp Trực tiếp

o Giảm nguy cơ ô nhiễm, các máy thận trên 1 sàn


nhà với hệ thống RO, số lượng máy ít…
 Cấp nước RO gián tiếp: Nước RO từ hệ thống ra
được trữ vào một bồn chứa và sau đó được cấp tới
các máy thận
o Nguy cơ ô nhiễm cao, dùng cho nhiều máy
thận, đường dẫn nước dài…
o Phần nước RO không sử dụng sẽ quay trở về bồn
Máy thận Máy thận
chứa
 Khuyến cáo của AAMI: thiết kế hệ thống cấp
nước RO tránh tối đa “khoảng chết” để dự phòng
nguy cơ nhiễm khuẩn
Khử trùng hệ thống ống cấp nước RO

Khử trùng toàn bộ hệ thống cấp nước RO và kết nối với máy
thận bằng paracetic axit 2% - 3%, formaline 2% hoặc chlorine
dioxide 2% ngâm qua đêm sau đó sục rửa. 1- 3 tháng/lần.
Tốc độ lưu thông nước sục rửa hệ thống cấp nước RO phải đạt
0.5 – 1.0 m/s
Khử trùng hệ thống cấp nước RO có thể phải thực hiện ngoài kế
hoạch trong các trường hợp sau:
 Lắp đặt hệ thống mới
 Nâng cấp hệ thống
 Xuất hiện các phản ứng pyrogen
 Do dò dỉ hoặc vỡ hệ thống cấp nước khép kín
 Khi xét nghiệm vi sinh vượt quá giới hạn cho phép
Các phương thức khử trùng hiện nay

Phương thức khử trùng Chú ý

 Khử trùng bằng hoá chất: o Các phương pháp này sẽ


formaline, chloramine, tạo ra Endotoxin và các sản
paracetic acid phẩm phụ khác
 Khử trùng nhiệt : có hệ thống o Phải lắp đặt các microfilter
heater cung cấp nước nóng
để lọc các sản phẩm này
cho toàn bộ hệ thống
sau khi tiến hành khử trùng
 Khử trùng bằng Ozone: sử
hệ thống
dụng máy tạo ozone
Vật liệu dùng cho hệ thống nước RO

Số Nguy cơ ứ Tính trơ với Khả năng Tuổi thọ


Chất liệu Mô tả Giá Lắp đặt Tính sẵn có
khớp nối đọng hoá chất chịu nhiệt (năm)
PVC Type 1 Polyvinyl chloride thấp vừa nhiều cao dễ có không 5 – 10
Acrylonitrile
ABS vừa vừa nhiều cao vừa có không 10
butadiene styrene
Polypropylene
PP-R cao vừa nhiều cao khó có có 10
Random
SS Stainless Steel cao khó ít thấp khó có có 25

Cross-linked
PEX thấp dễ ít thấp dễ có có 15 – 20
Polyethylene
Một số tiêu chuẩn nước cho TNT
Nước cho TNT theo tiêu chuẩn của Mỹ (AAMI) - Tiêu chuẩn hoá sinh
Chất ô nhiễm Nồng độ tối đa cho phép (mg/L) Các biến chứng có thể thấy khi tiếp xúc
Nhôm 0.01 Thiếu máu, bệnh xương, bệnh lý thần kinh
Antimony 0.006 Buồn nôn /nôn
Ung thư, bệnh lý da, tổn thương TKTW, não và
Asen, chì, bạc 0.005/mỗi chất
thận
Vi khuẩn <200CFU/ml Tụt HA, buồn nôn / nôn
Berylium 0.004 Tổn thương xương
Buồn nôn/nôn, tiêu chảy, chảy nước dãi, rối loạn
Cadmium 0.001
cảm giác, tổn thương gan , thận, xương
Buồn nôn/nôn, đau đầu, yếu cơ, mạch nhanh,
Calcium 2 (0.1 mEq/L) tăng HA, rối loạn khoáng hoá xương, vôi hoá mô
mềm, viêm tuỵ
Chloramines 0.1 Tán huyết, đau ngực, loạn nhịp, buồn nôn/nôn
Chlorine 0.5 Tán huyết, đau ngực, loạn nhịp, buồn nôn/nôn
Chromium 0.014 Tổn thương gan
Đồng, kẽm, Ớn lạnh, mặt đỏ, nôn vọt, tụt HA, thiếu máu, tổn
0.1/ mỗi chất
barium thương gan, viêm tuỵ
Endotoxin < 2 EU/ml Tụt HA, buồn nôn / nôn
Fluoride 0.2 Đau ngực, buồn nôn / nôn
Magnesium 4 (0.3 mEq/L) Buồn nôn /nôn
Thuỷ ngân 0.0002 Tổn thương thận
Nitrate(N) 2 Tán huyết, tụt HA, buồn nôn/nôn, yếu cơ,lú lẫn
Kali 8 (0.2 mEq/L) Buồn nôn, ảnh hưởng xung lực thần kinh
Selenium 0.09 Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, rụng tóc/móng
Tăng cảm giác khát, buồn nôn, đau đầu, tăng HA,
Natri 70 (3.0 mEq/L)
phù phổi, co giật, hôn mê
Sulfate 100 RL chuyển hoá acid, buồn nôn, nôn
Thalium 0.002 Tổn thương gan, thận
Nước cho TNT theo tiêu chuẩn Mỹ (AAMI) - Tiêu chuẩn vi sinh
Mức độ vi trùng Tiêu chuẩn trước Tiêu chuẩn mới Mức tác động trước Mức tác động mới
Microbiological level AAMI 2009 AAMI 2014 AAMI 2009 AAMI 2014
ĐV khuẩn lạc
<200 CFU/mL <100 CFU/mL ≥ 50 CFU/mL ≥ 50 CFU/mL
Colony Forming Unit
ĐV Nội độc tố
<2 EU/mL <0.25 EU/mL ≥ 1 EU/mL ≥ 0.125 EU/mL
Endotoxin Unit

Ghi chú
•AAMI 2009 : Môi trường cấy là thạch TSA, nhiệt độ cấy 35°c , thời gian 3 ngày
•AAMI 2014 : Môi trường cấy là thạch TGEA, nhiệt độ cấy 15-25°c , thời gian 7 ngày
Các tiêu chuẩn nước cho TNT
Các tiêu chuẩn nước cho TNT

ISO - International Organization for Standardization ISO13959:2014 - Water for


haemodialysis and related therapies & ISO 11663:2014 - Quality of dialysis fluid for
haemodialysis and related therapies.

EBPG - European Best Practice Guidelines (2002).

EP - European Pharmacopoeia (2014).

AAMI - International Association for the Advancement of Medical Instrumentation


(ANSI/AAMI RD5:2003).
Tiêu chuẩn nước cho TNT ở Việt Nam

Nước nguồn sử cấp cho hệ thống xử lý nước RO: theo


tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009 – BYT
 Tiêu chuẩn nước RO cho TNT:
 Chưa có tiêu chuẩn quốc gia về nước cho TNT.
 Các đơn vị TNT tham chiếu theo tiêu chuẩn của AAMI
(2009 & 2014)
Duy trì chất lượng nước cho TNT

Chìa khóa để duy trì chất lượng nước là thiết lập


chương trình quản lý chất lượng cụ thể cho hệ
thống xử lý và phân phối nước RO
Cần phải chi tiết hoá các hoạt động bảo trì, quy
trình giám sát chất lượng nước theo kế hoạch
định sẵn.
Kết quả của các hoạt động bảo trì và giám sát
chất lượng nước phải được ghi chép cụ thể, rõ
ràng theo thời gian.
Theo dõi vi khuẩn: màng lọc máu

Mức tối đa cho phép liên quan đến vi khuẩn trong nước
dùng cho dịch thẩm tách theo tiêu chuẩn AAMI là <
100 CFU/ml, mức tác động (action level) là 50 CFU/ml
Mức độ tác động được xác định như là một điểm khi
phải thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh nguồn
nước để tuân thủ các tiêu chuẩn của AAMI
Tiêu chuẩn về nội độc tố
(Endotoxin standard)

Mức tối đa của endotoxin trong nước dùng để


pha chế dịch lọc không được vượt quá tiêu
chuẩn AAMI là 0,25 đơn vị Endotoxin / ml (EU
/ ml)
Mức tác động của endotoxin là 0.125 EU / ml
Tần suất xét nghiệm vi khuẩn và nồng độ endotoxin

 Xét nghiệm nên được thực hiện hàng tháng


 Nếu vượt quá tiêu chuẩn, cần phải thực hiện kiểm tra
hàng tuần cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Dịch thẩm tách siêu tinh khiết
(Ultrapure dialysis solution)
 Giảm CRP và IL-6
 Cải thiện đáp ứng với EPO
 Cải thiện tình trạng dinh dưỡng
 Giảm nồng độ ß-2-microglobulin trong huyết tương
 Duy trì phần chức năng thận còn lại lâu hơn
 Giảm tình trạng bệnh tim mạch
 Mức độ vi khuẩn dưới 0,1 cfu / ml và nồng độ endotoxin dưới
0,03 EU / ml

Susantitaphong P et al. Effect of ultrapure dialysate on markers of inflammation, oxidative


stress, nutrition and anemia parameters: a meta-analysis. NDT (2013) 28: 438-446
Một số khó khăn trong việc duy trì chất lượng
nước cho TNT ở nước ta

Khó khăn Giải pháp


 Chất lượng nước đầu vào chưa o Cải thiện chất lượng nước đầu
tốt vào bằng các hệ thống tiền lọc
 Nhân viên vận hành hệ thống o Tiến hành các chương trình đạo
nước RO chưa được đào tạo đầy tạo – kỹ thuật viên chuyên
đủ nghiệp
 Kinh phí cho việc theo dõi chất o Tuân thủ quy trình vận hành,
lượng nước, bảo dưỡng, thay thế dành kinh phí cho XN và vật tư
đang còn rất hạn chế. thay thế
 Hệ thống quản lý nhà nước về o Sớm xây dựng tiêu chuẩn bộ tiêu
chất lượng nước cho TNT quan chuẩn cho TNT
tâm đúng mức.
Kết luận
Xử lý nước cho TNT thường là khu vực hay bị coi nhẹ trong các
đơn vị lọc máu
Do tuổi thọ của bệnh nhân lọc máu ngày một tăng, tăng việc sử
dụng dịch lọc bicarbonate và màng có hệ số siêu lọc cao (hi-flux),
việc xử lý nước trở nên rất cần thiết
Chất lượng nước tinh khiết phải đạt được các tiêu chuẩn vô khuẩn,
không có pyrogen, hoá chất cho lọc máu.
Để đạt được các tiêu chí trên thì việc thiết kế hệ thống xử lý nước
phù hợp với sự kết hợp các công nghệ khác nhau là khả thi
Sau khi đã thiết kế và triển khai hệ thống xử lý nước phù hợp với
nhu cầu của các đơn vị lọc máu, điều cần thiết là theo dõi chất
lượng nước một cách thường xuyên
Tài liệu tham khảo:
1. Arnow PM et al. An outbreak of fatal fluoride intoxication in a long-term hemodialysis unit. Ann Intern Med
1994;121:339-344.
2. Kawanishi H, Akiba T, Masakane I, Tomo T, Mineshima M, Kawasaki T, Hirakata H, Akizawa T. Standard on
microbiological management of fluids for hemodialysis and related therapies by the Japanese Society for Dialysis
Therapy 2008. Ther Apher Dial. 2009;13:161–166. [PubMed]
3. 2. Grassmann A, Gioberge S, Moeller S, Brown G. ESRD patients in 2004: global overview of patient numbers,
treatment modalities and associated trends. Nephrol Dial Transplant. 2005;20:2587–2593. [PubMed]
4. 3. Hidai H. Inequality of renal replacement therapy in the low-income countries. Nephrol Dial Transplant.
2007;22:663–665. [PubMed]
5. 4. Sitter T, Bergner A, Schiffl H. Dialysate related cytokine induction and response to recombinant human
erythropoietin in haemodialysis patients. Nephrol Dial Transplant. 2001;15:1207–1211. [PubMed]
6. 5. Schiffl H, Lang SM, Stratakis D, Fischer R. Effects of ultrapure dialysis fluid on nutritional status and
inflammatory parameters. Nephrol Dial Transplant. 2001;16:1863–1869. [PubMed]
7. 6. Schiffl H, Lang SM, Fischer R. Ultrapure dialysis fluid slows loss of residual renal function in new dialysis
patients. Nephrol Dial Transplant. 2002;17:1814–1818. [PubMed]
8. Nephron Extra. 2014 Jan-Apr; 4(1): 64–69.
9. Published online 2014 Apr 23. doi: 10.1159/000362454
10. PMCID: PMC4036132
11. Dialysis and Quality of Dialysate in Southeast Asian Developing Countries
12. Tomotaka Naramura,a,b Toru Hyodo,a,c,* Kenichi Kokubo,a,d Hirokazu Matsubara,a Haruki Wakai,a,c,e Fumitaka
Nakajima,a Nobuhisa Shibahara,a Kazunari Yoshida,a,c Yoshinori Komaru,a Hideki Kawanishi,a Akio Kawamura,a
Hideo Hidai,a and Shingo Takesawaa,f
Xin trân trọng cám ơn !

You might also like