You are on page 1of 2

Sinh học và cơ học lượng tử là hai ngành khoa học lớn, nhưng không có một giao

điểm nào. Sinh học nói về sự sống "hữu tình" của động thực vật, lượng tử bàn về
những vật cực nhỏ của cõi vô tri. Nếu có một điểm chung thì có lẽ là chữ "kỳ".
Sinh học thì "kỳ diệu", lượng tử thì "kỳ bí" thậm chí "kỳ quặc". Khi hai cái "kỳ" gặp
nhau, liệu chúng có thể cho ta chiếc chìa khóa để giải mã những bí ẩn của Mẹ
Thiên nhiên? Trong ba thập niên qua, đã có những phát hiện cho thấy sự can dự
của quy luật lượng tử trong các quy trình sinh học. Lưỡng tính "sóng hạt", hiệu
ứng chui hầm lượng tử và vướng víu lượng tử là những cơ chế cơ bản trong chất
xúc tác enzyme, khứu giác, khả năng định hướng của động vật và phản ứng quang
hợp. Bản chất "kỳ quặc" phản trực giác của lượng tử là nền tảng hành xử của một
số phân tử sinh học. Sự tiến hóa của muôn loài đã khiến cho phân tử sinh học biết
ứng biến một cách lượng tử. Chúng làm việc có trật tự, có phối hợp, có quy luật
cho nhiều mục đích khác nhau để duy trì sự sinh tồn và thích ứng với hoàn cảnh.
"Sự sống" ở trên bờ rìa giữa cái kỳ bí vi mô và cái bình thường vĩ mô. Nhưng cơ
học lượng tử không phải toàn năng để có thể diễn giải mọi điều của sinh học.
Thiên nhiên mãi là một bí ẩn triền mien.
Vào thế kỷ thứ 19, sinh học trở thành một ngành khoa học lớn nhờ vào hai nhân
vật kiệt xuất sinh ra cùng thời, Charles Darwin (1809-1882) và Gregor Mendel
(1822-1884). Thuyết tiến hóa bởi sự chọn lọc tự nhiên được Darwin đề xướng và
cơ chế di truyền của Mendel đã trở thành hai cột trụ trong khoa học về sự sống
(life sciences). Sinh học được thành hình với những môn học như thực vật học,
động vật học, di truyền học, tế bào học. Sinh học sau đó đươc kết hợp với hóa
học, cho ra bộ môn sinh hóa và sinh học phân tử để tìm hiểu cơ chế của các phản
ứng sinh học và cấu trúc phức tạp của phân tử sinh học. Trong thập niên đầu của
thế kỷ 20, các nhà di truyền học và thống kê học bắt đầu kết hợp di truyền học
Mendel và ý tưởng về sự chọn lọc tự nhiên của Darwin để tạo một thuyết tiến hóa
qua sự chọn lọc tự nhiên của các biến đổi di truyền. Sinh học tiến một bước vĩ đại.
Song song với đó, nhà vật lý người Đức, Max Planck, khám phá bản chất lượng tử
của ánh sáng. Vào những năm kế tiếp, sự hình thành và phát triển nhanh chóng
của thuyết lượng tử về vi hạt (hạt cực nhỏ) như electron, proton, neutron, nguyên
tử và phân tử, được tiếp nối với các hàm số sóng của Erwin Schrödinger và
nguyên lý bất định của Werner Heisenberg. Hàm số sóng và nguyên lý bất định trở
thành hai cột trụ làm nên cơ học lượng tử. Schrödinger cùng với Heisenberg,
Einstein và các nhà vật lý khác ở đầu thế kỷ 20 trở thành các nhà khoa học tiên
phong tạo lập nên bộ môn cơ học lượng tử (còn gọi là vật lý lượng tử). Từ một
dòng suối nhỏ ở đầu thế kỷ 20, ngày nay cơ học lượng tử trở thành một dòng
sông hùng vĩ đổ vào biển cả vật lý mênh mông. Khái niệm lượng tử ngày nay
không còn là sân chơi của các nhà triết học, toán học hay vật lý lý thuyết mà đã có
những ứng dụng vào cuộc sống đời thường.
Sau khi thiết lập hàm số sóng lừng danh, Schrödinger bị thu hút bởi quá trình di
truyền kỳ bí trong sinh thực vật nên đã chuyển qua nghiên cứu sinh học trong
phần còn lại của cuộc đời ông. Trong Thế chiến thứ 2, Đức quốc xã chiếm đóng Áo
đất nước ông, nên ông cùng gia đình tị nạn sang Ireland. Năm 1943, tại giảng
đường của Đại học Trinity (Dublin, Ireland), Schrödinger giảng một loạt bài, không
phải về vật lý mà về sinh học với tựa đề "Sự sống là gì?" (What is life?). Trong các
bài giảng này, lần đầu tiên ông đưa ra những khái niệm về mã di truyền (genetic
code) mà sau này người ta biết nó như là "thông tin" di truyền trong phân tử DNA
. Di truyền là một điều huyền diệu. Một người có thể là bản sao cha ông của mình
từ đôi mắt, nụ cười, tướng đi, tính cách và thậm chí cả bệnh tật. Việc sao chép các
thông tin sinh học cực kỳ chính xác từ thế hệ trước đến các thế hệ sau khiến cho
Schrödinger vừa băn khoăn vừa bị lôi cuốn vào cơ chế của di truyền học. Trong
bối cảnh này, Schrödinger đã thổi một luồng gió mới vào sinh học và tạo một
chiếc cầu nối giữa hai bộ môn, trong mục đích dùng những nguyên lý vật lý để lý
giải các quá trình kỳ bí trong sinh học. Nếu xem các bài giảng "Sự sống là gì?" của
Schrödinger tại đại học Trinity là cột mốc khởi đầu thì sự giao lưu giữa vật lý và
sinh học đã được 70 năm. Sự tiếp cận chỉ mang lại những bước tiến nhỏ nhưng
trong ba thập niên gần đây thì có những khám phá lớn về các ảnh hưởng lượng tử
trong sinh học.
Cơ học lượng tử kỳ quặc trước những nhận thức thông thường. Cơ học lượng tử
nổi loạn trước những trật tự cổ điển. Nhưng Mẹ Thiên nhiên hiểu và biết tận dụng
những "mánh" lượng tử từ lâu lắm rồi. Hãy cùng nhóm chúng tôi tìm hiểu hai hiện
tượng tiêu biểu của sinh học đã sử dụng cơ học lượng tử ở phần tiếp theo!

You might also like