You are on page 1of 9

Chuẩn bị slide thuyết trình

Slide 1: Chào đầu


Kính thưa các thầy cô trong hội đồng cùng toàn thể các thính giả có mặt trong
hội trường ngày hôm nay. Lời đầu tiên cho phép em gửi lời chào trân trọng và lời
kính chúc sức khỏe tới quý thầy cô và các bạn.Chúc buổi lễ bảo vệ hôm nay thành
công tốt đẹp.
Slide 2: Giới thiệu
Em xin tự giới thiệu em là Nguyễn Thị Luyên, SV Lớp HV19.11, Khoa Luật
kinh tế, trường ĐH kinh doanh và công nghệ hà nội.
Trước khi trình bày bài bảo bảo vệ khóa luận em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới TS Nguyễn Bích Huệ đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này
với đề tài: “Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại Toàn án nhân dân
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
Slide 3: Lí do chọn đề tài
Hiện nay, có rất nhiều vụ việc tranh chấp đất đai xẩy ra khá phổ biến, thương xuyên.
Gây ảnnh hưởng lớn đến người dân và xã hội , việc áp dụng pháp luật đất đai, đặc biệt
là giải quyết những tranh chấp đất đai về cơ bản chưa được thống nhất, hiệu quả, thậm
chí để lại nhiều hệ lụy, bất ổn trong xã hội.
Tòa án nhân dân trong giải quyết các tranh chấp về đất đai, đặc biệt trong bối cảnh
đẩy mạnh cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế của nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay là rất cần thiêt. Những kết quả trong hoạt động xét xử về tranh chấp đất
đai của Toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ và quyền sở hữu
về tài sản của công dân; giữ vững trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Việc xét xử các tranh chấp đất đai vẫn còn
xảy ra sai sót, xét xử thiếu thống nhất hoặc lúng túng khi vận dụng pháp luật nên dẫn
đến giải quyết các vụ án gặp nhiều khó khăn, kéo dài, việc áp dụng pháp luật trong
giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là vấn đề khó và phức tạp, do đó việc nghiên
cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai, vai trò của Toà án
nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai là cần thiết.
Slide 4: Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân huyện qua đó đưa ra những kiến
nghị hoàn thiện cơ chế áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân
dân .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp
dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân được minh
chứng qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân huyện Thuận Thành.
- Phạm vi: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án
nhân dân là một vấn đề lớn, có nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ một luận văn tốt nghiệp việc nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu áp
dụng pháp luật tại Toà án nhân dân chủ yếu về pháp luật thủ tục. Đối với thực tiễn
áp dụng, luận văn tổng hợp và đánh giá số liệu xét xử trong phạm vi Toà án nhân dân
huyện từ năm 2014 đến năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã vận dụng phương pháp diễn dịch,
phân tích những vấn đề cụ thể kết hợp phương pháp so sánh, tổng hợp và nghiên
cứu số liệu để tổng kết rút ra kết luận để đề xuất những quan điểm giải pháp cơ
bản nhằm góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện pháp luật và thực tiễn giải quyết
tranh chấp đất đai tại Toàn án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Slide 5: Kết cấu khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo luận án có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp
đất đại tại Tòa án nhân dân.
Chương 2. Thực trang pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân
dân huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Một số định hướng, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
Slide 6: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết
tranh chấp đất đại tại Tòa án nhân dân.
Những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai
Khái niệm tranh chấp đất đai: Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 thì
tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đặc điểm tranh chấp đất đai: Một là, đặc điểm về chủ thể. Tranh chấp đất đai ở
nước ta chỉ là tranh chấp diễn ra giữa người sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử
dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác.
Hai là, ở nước ta không có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai mà chỉ tồn tại
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong
quá trình sử dụng đất
Ba là, tranh chấp liên quan đến cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân
Bốn là, tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể
Các dạng tranh chấp đất đai
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai
Hậu quả tranh chấp đất đai

Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng
đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
quan hệ đất đai”.
Đặc điểm của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.
Thứ nhất: Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án được thực hiện bởi tòa án
với tư cách là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiến hành theo
trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.
Thứ hai: Giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án là hoạt động giải quyết cuối
cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở giai đoạn khác mà không đạt kết quả
(trừ một số trường hợp nhất định).
Thứ ba: Các phán quyết của tòa án về vụ án tranh chấp đất đai được đảm bảo thi
hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án.
Nguyên tắc xét xử tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay phải đảm bảo ba nguyên tắc dưới
đây:
- Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu.
- Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến
khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
- Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát
triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp
với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương
Các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân
Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại
điều 203. Trong đó khoản 1 của điều luật có nội dung: Tranh chấp đất đai mà đương
sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân
dân giải quyết
Tại khoản 2 điều 203 quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy
chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật
này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất
đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự.
Trình tự, thủ tục xét xử tranh chấp đất đai
Việc giải quyết TCĐĐ tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có
thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo
yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để
các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa
giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản
hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp
chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét
xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự
phúc thẩm.
Ngoài ra, Điểm b Khoản 1 Điều 33 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cũng có
quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì
vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành
chính.
Slide 7:
Tất cả các nội dung này em trình bày rất rõ và đầy đủ trong luận văn, do
thời gian có hạn nên cho phép e chuyển sang chương 2
Slide 8: Chương 2: Thực trang pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
tại Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành
Tổng số các vụ án mà TAND huyện Thuận Thành giải quyết từ năm 2014 đến
năm 2017
Năm Năm Năm Năm
Tính chất 2014 2015 2016
2017
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi
18 20 23 15
quyền sử dụng đất

Tranh chấp thừa kế quyền sử 11 12 16 11


dụng đất
Tranh chấp đòi đất cho mượn 6 6 8 12
Tổng 35 38 47 48
(Nguồn: TAND huyện Thuận Thành)
Slide 10: Đánh giá kết quả đạt được từ công tác giải quyết tranh chấp đất
đai hiện nay tại Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay vẫn còn nhiều văn bản pháp luật về quản lý đất đai còn chồng chéo,
thiếu đồng bộ và không kịp thời nên Cán bộ toà án xử lý nhiều khi gặp lúng túng, khó
khăn trước sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội trên địa bàn Huyện.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan đoàn thể trên địa bàn Huyện trong việc giải
quýêt tranh chấp đất đai còn nặng về hình thưc chưa đi vào chiều sâu, chất lượng còn
thấp chưa đap ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của địa phương.
- Công tác lập hồ sơ, xác định mô, mốc các thửa đất của cơ quan chức năng đối
với các hộ gia đình theo quy định của pháp luật đất đai đôi khi còn tuỳ tiện, không cụ
thể, chính xác, đến khi có tranh chấp Toà án thụ lý giải quyết thì gặp nhiều vướng
mắc trong việc thu thập và xác định chứng cứ.
Slide 11: Những hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại
Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì trong thời gian vừa qua,
công tác xét xử các vụ TCĐĐ tại tòa án nhân dân huyện Thuận Thành cũng bộc lộ
những hạn chế nhất định. Tỷ lệ các vụ án tranh chấp về đất đai bị hủy, bị sửa do xác
định sai tư cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng, dẫn đến những quyết định sai hoặc
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng còn tương đối cao; việc hoãn phiên tòa không
đúng quy định vẫn còn xảy ra làm kéo dài việc giải quyết một số vụ án. Đáng chú ý
có một số vụ án TCĐĐ kéo dài, qua nhiều cấp xét xử nhưng việc nghiên cứu các tài
liệu, chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện, chưa áp
dụng đúng các chủ trương, chính sách về đất đai nên việc giải quyết gây ra bức xúc
trong dư luận.
Thứ nhất, những vướng mắc liên quan đến hệ thống pháp luật
Pháp luật chưa thật thống nhất, đồng bộ, giữa Luật, Nghị định, Pháp lệnh về đất
đai có những mâu thuẫn với nhau hay mâu thuẫn với các văn bản pháp luật của các
ngành liên quan như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở; vẫn còn tồn tại hiện tượng
luật khung, luật ống; luật đã có hiệu lực lại phải chờ Nghị định, Thông tư hướng
dẫn...; trong khi số lượng các vụ án mà tranh chấp liên quan đến đất đai mà Tòa án
phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp
Thứ hai, những vướng mắc về cơ chế phối hợp
Việc phối hợp giữa UBND, TAND, cơ quan thi hành án, các sở ban ngành liên
quan trong việc xác minh thu thập, đánh giá chứng cứ, định giá quyền sử dụng đất
v.v... còn thiếu chặt chẽ.
Thứ ba, một số vướng mắc khi áp dụng quy định về thủ tục hòa giải bắt buộc tại
cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án
Thứ tư, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các loại tranh chấp đất đai tại tòa
án
Slide 13: Định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại
Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Định hướng về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai.
- Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân và đề cao vai trò của chính quyền
và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong việc vận động nhân dân hòa giải các tranh chấp đất đai. Pháp luật
cần có những quy định xử lý các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết khi hòa giải nhằm buộc họ phải
tôn trọng các cam kết của mình.
Mở rộng thẩm quyền và nâng cao vai trò của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai

. Nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, cần chú trọng đến
việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết các tranh chấp
đất đai nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng, đồng thời cải thiện cơ sở vật chất,
điều kiện làm việc của đội ngũ thẩm phán.
Định hướng về cơ chế tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
cho nhân dân.
- Đây là việc làm rất cân thiết vì ý thức pháp luật của người sử dụng đất có ảnh
hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Khi người dân nắm
được các quy định của pháp luật về đất đai họ sẽ không vi phạm, từ đó hạn chế được
tranh chấp. Thậm chí, ngay cả khi xảy ra tranh chấp nên hiểu biết pháp luật thì họ sẽ
dễ dàng chấp nhận quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền.
- Cần đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là một trong những căn cứ để phân định thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai giữa TAND và UBND. Do đó trên thực tế nếu người dân chưa
được cấp GCNQSDĐ khi xảy ra tranh chấp đất đai việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó
khăn.
- Cần áp dụng đúng giá đất thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp đất đai
- Trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai, TAND gặp rất nhiều lúng
túng trong việc áp dụng giá các loại đất, làm cho quá trình giải quyết kéo dài, gây ảnh
hưởng không tốt về nhiều mặt. Do vậy sớm thành lập cơ quan chuyên môn định giá
đất ở Trung ương và các tỉnh để áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai.

Slide 15: Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa
án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
-
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai
Hoàn thiện các quy định pháp luật đất đai của trong việc giải quyết các tranh
chấp đất đai. Cụ thể:
- Thứ nhất, về vấn đề hòa giải tại UBND cấp xã
- Thứ hai, cần có những nghiên cứu về lộ trình chuyển giao các tranh chấp về
quyền sử dụng đất cho Tòa án.
- Thứ ba, bổ sung thêm các quy định để làm rõ hơn vai trò đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai của Nhà nước
Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong việc giải quyết các
tranh chấp đất đai.
Thứ nhất, sửa đổi các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc xem xét,
thẩm định tại chỗ đối với các tranh chấp đất đai
Thứ hai, về vấn đề định giá tài sản nên quy định theo hướng để Tòa án
trưng cầu Trung tâm giám định về giá để tiến hành định giá tài sản tranh chấp
trong vụ án.
Giải pháp về áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
- Tăng cường hòa giải các tranh chấp đất đai
- Cơ chế phối hợp trong giải quyết các tranh chấp đất đai
- Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán làm việc tại Tòa
án
-Tăng cường công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về
đất đai
Slide 16: Kết luận
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

You might also like