You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ KINH TẾ

Người soạn: Như Ngọc (K51A-QTKD)


Câu 1: Nắm các tiêu thức xác định trình độ ↑ KT của mỗi nước mỗi vùng. Cho biết hiện
nay thế giới chia thành các nhóm nước nào? Việt Nam thuộc nhóm nước nào? Tại sao?

 Các tiêu thức xác định trình độ ↑ KT của mỗi nước mỗi vùng:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
- GDP/người hoặc GNP/người, GNI/người
- Chỉ số ↑ con người HDI
- Cơ cấu KT (% của các ngành trong GDP)
𝑋
- Tỉ số xuất - nhập khẩu: T = 𝑁 × 100
- 1 số chỉ tiêu khác:
+ Chỉ tiêu dinh dưỡng bình quân đầu người/ngày
+ Mức độ giàu có của TNTN, môi trường
+ Vốn sản xuất
+ Vốn nhân lực
+ Cơ cấu dân cư theo độ tuổi, cơ cấu lao động phân theo ngành
+ Tỉ trọng dân cư đô thị
 Hiện nay, thế giới chia thành các nhóm nước:
- Nhóm 1: Các nước CN ↑ (DMEC)
+ Nhóm 1A: Các nước ↑ CN hàng đầu thế giới thuộc G7+1: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp,
Anh, Ý, Canađa, Nga.
+ Nhóm 1B: Các nước ↑ CN khác.
- Nhóm 2: Các nước đang ↑
+ Nhóm 2A: Các nước CN mới (NICs): Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài
Loan, Brazil, Achentina, Mehico.
+ Nhóm 2B: Các nước đang ↑ có trình độ trung bình.
+ Nhóm 2C: Nhóm các nước chậm ↑ (LDC).
 Việt Nam thuộc nhóm 2B, những nước có thu nhập trung bình nhưng đứng tốp dưới của
nhóm thu nhập này. Những năm từ 2008 trở về trước, theo các tiêu chí phân chia nhóm nước
theo GNP/người, VN đều thuộc nhóm các nước thu nhập thấp. Năm 2008 WB phân chia
nhóm thu nhập trung bình từ 976-11.455 USD/người và kết thúc năm 2008, GDP bình quân
đầu người của VN đạt 1032 USD và 1063 USD năm 2009. Năm 2010 theo nhận định của
WB thì nước có thu nhập thấp khoảng 975 USD, dự báo vào 2010 nước ta có thu nhập theo
đầu người khoảng 1050-1100 USD như vậy VN không thuộc nước có thu nhập thấp. VN đã
chính thức chuyển từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình, song đứng ở
tốp dưới của nhóm thu nhập này.

NHƯ NGỌC 1
Câu 2: Nêu những thuận lợi cơ bản của Việt Nam giúp Việt Nam hội nhập nhanh chóng
vào tổng thể nền kinh tế thế giới và khu vực ĐNÁ.

- Vị trí địa lý thuận lợi chính là lợi thế so sánh, VN ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương gần
trung tâm ĐNÁ, là đầu mối giao thông quan trọng đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình
Dương và Châu Úc – Đại Tây Dương hoặc ngược lại, có vùng chủ quyền rộng và giàu tiềm
năng. Vị trí đó cho phép nước ta có thể dễ dàng ↑ quan hệ KT-TM, VH và KH – KT với các
nước khu vực và trên thế giới.
- VN có nguồn TNTN phong phú và đa dạng, đó là những nguồn lực bên trong để ↑ KT đồng
thời là đối tượng đầu tư của tư bản nước ngoài.
- Tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm bản thân con người và hệ thống giá trị do con
người tạo ra trong quá trình ↑ lịch sử của dân tộc. Đây cũng là đối tượng quan trọng của tư
bản nước ngoài.
- Là 1 nước đang ↑, đông dân, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là tiền đề và yếu tố kích thích
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ KT đối ngoại.
- Đường lối đổi mới do Đảng đề ra từ Đại hội VI đã mang lại những kết quả bước đầu rất quan
trọng, tạo ra môi trường thuận lợi cho VN tham gia ngày càng tích cực vào phân công LĐ
quốc tế, nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng quốc tế.

Câu 3: Nắm nội dung và lợi ích của các nguyên tắc phân bố sản xuất đã và đang được vận
dụng ở VN. Nguyên tắc nào là quyết định đến việc tổ chức lãnh thổ? Tại sao?

 Nguyên tắc gần tương ứng: trong quá trình phân bố sản xuất phải gần nguồn nguyên liệu,
nhiên liệu, nhân lực, nguồn nước, nguồn LĐ, thị trường tiêu thụ.
 Lợi ích:
+ Giảm bớt chi phí vận tải đi xa và chéo nhau giữa nguyên liêu và sản phẩm, giữa
cơ sở sản xuất và vùng tiêu thụ.
+ Tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn lực TN-KT-XH trong vùng.
+ Tăng năng suất LĐ trực tiếp và năng suất LĐXH: vừa có lợi cho nhà doanh
nghiệp, vừa có lợi cho nhà KT-XH của vùng.
 Nguyên tắc cân đối lãnh thổ: phải phân bố phù hợp với điều kiện từng vùng, theo từng
giai đoạn ↑ KT.
 Lợi ích:
+ Sử dụng được mọi nguồn lực trên mọi vùng đất nước đặc biệt là những nguồn lực
tiềm ẩn ở những vùng chưa ↑, các vùng miền núi, dân tộc ít người.
+ Giảm bớt sự chênh lệch về trình độ ↑ sức sản xuất và mức sống giữa các vùng.
+ Tăng cường khối đoàn kết thống nhất toàn dân, tạo điều kiện ↑ ổn định và bền
vững cho nền KT-XH cả nước.
 Nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo vùng:
+ Kết hợp CN và NN, thành thị với nông thôn: làm cho các nhà KDCN có thêm thị trường
tiêu thụ máy móc, nông sản, thực phẩm tươi sống. Các nhà SXNN có điều kiện cơ giới

NHƯ NGỌC 2
hóa, điện khí hóa, tăng năng suất LĐ, giảm rủi ro trong SXNN, giảm sự cách biệt giữa
thành thị và nông thôn, thúc đẩy CNH và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.
+ Kết hợp chuyên môn hóa với ↑ tổng hợp vùng: sử dụng được những lợi thế riêng từng
vùng, tận dụng mọi nguồn lực nhỏ phân tán trong vùng để ↑ tổng hợp nhiều ngành sx,
kinh doanh tạo ra những khối kết hợp sx lớn theo vùng đạt hiệu quả cao.
+ Kết hợp phân bố kinh tế với quốc phòng: hạn chế khả năng tấn công của địch, hạn chế
thiệt hại của ta khi có chiến sự, bảo vệ thành quả sx, duy trì tiềm năng chiến đấu, giữu gìn
độc lập tự chủ để ↑ ổn định và bền vững.
+ Kết hợp tăng trưởng KT với bảo vệ môi trường: tạo điều kiện ↑ bền vững, đáp ứng nhu
cầu hiện tại mà không hủy hoại tương lai, sử dụng hợp lí các nguồn lực hiện có để tạo
thêm các nguồn lực mới phát sinh và ↑.
 Nguyên tắc mở và hội nhập: trong quá trình ↑ KT phải mở cửa để giao lưu KT,
chuyển giao công nghệ, thúc đẩy nền KT và dần dần hội nhập vào nền KT thế giới.
 Lợi ích: phát huy được lợi thế so sánh riêng của mỗi nước, kết hợp các nguồn
lực nộ sinh và ngoại tụ để tăng trưởng nhan chóng, đuổi kịp trình độ chung
của thế giới, mở rộng được quy mô GNP, tăng cường giao lưu VH, KHKT với
các nước trong khu vực và thế giới.
4 nguyên tắc trên đang được vận dụng ở VN và giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vì vậy phải vận dụng đồng bộ, có kết hợp với điều kiện đặc điểm từng vùng. Tuy nhiên,
tùy từng vùng từng thời điểm ↑ KT khác nhau mà nguyên tắc này hoặc nguyên tắc kia
được nhấn mạnh. Song nguyên tắc gần tương ứng vẫn là nguyên tắc chủ đạo thích hợp
với mọi vùng, mọi quốc gia, mọi thành phần KT và giai đoạn ↑. Vì đây là nguyên tắc
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Câu 4: Nắm cách xác định vùng thị trường. Giải bài tập.

Câu 5: Nắm quá trình hình thành vùng và các quan điểm phân vùng kinh tế ở VN để trả
lời câu hỏi hiện nay ở VN có những loại vùng KT nào? Cho ví dụ minh họa.

Hiện nay ở VN có những loại vùng KT:

- Theo quan điểm sinh thái NN và thống kê: VN có 7 vùng KTNN (7 vùng sinh thái NN).
Ví dụ: Miền núi và trung du Bắc Bộ, ĐBSH, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, ĐBSCL…
- Theo quan điểm quản lí kinh tế - hành chính, kế hoạch và đầu tư:
+ Quan điểm quản lí KT – hành chính: gồm vùng kinh tế cấp II (ví dụ tỉnh Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên), vùng kinh tế cấp 3 (huyện Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).
+ Quan điểm kế hoạch và đầu tư: 8 vùng kế hoạch – đầu tư dựa trên 7 vùng KTNN – thống
kê trong đó có vùng “Miền núi và trung du Bắc Bộ” quá lớn được tách ra thành 2 vùng Tây
Bắc và Đông Bắc.
- Theo quan điểm kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị: Lãnh thổ VN hình thành 4 địa bàn ↑
KT trọng điểm: Bắc Bộ, Trung Bộ, ĐNB (phía Nam), ĐBSCL.

NHƯ NGỌC 3
Ví dụ:
+ Đặc biệt ↑ KTTĐ Bắc Bộ gồm 7 tỉnh và thành phố. Tam giác Hà Nội, Hải Phòng, Hải Phòng
là trung tâm vùng.
+ Đặc biệt ↑ KTTĐ Trung Bộ gồm 5 tỉnh và thành phố. Tam giác Huế, Đà Nẵng, Dung Quất.
+ Đặc biệt ↑ KTTĐ ĐNB (phía Nam) gồm 7 tỉnh và thành phố. Ví dụ TP HCM, Biên Hòa,
Vũng Tàu.
+ Đặc biệt ↑ KTTĐ ĐBSCL gồm 3 tỉnh (Kiên Giang, An Giang, Cà Mau) và TP Cần Thơ.

Câu 6: Nêu và phân tích đặc điểm chung về tổ chức lãnh thổ ngành CN.

 Sản xuất CN có tính tập trung hóa theo lãnh thổ:


+ Tập trung hóa thể hiện ở 2 mặt: quy mô xí nghiệp ngày càng lớn và mật độ xí nghiệp
ngày càng nhiều trên 1 diện tích lãnh thổ. Tập trung hóa hợp lí tạo khả năng hiện đại hóa
thiết bị, tăng năng suất LĐ, thuận lượi liên hợp hóa, chuyên môn hóa, hạ giá thành sp…
Tuy nhiên, tập trung hóa quá mức sẽ làm tiêu hao nhanh chóng nguồn tài nguyên gần đó,
đòi hỏi kĩ thuật cao, khó lựa chọn địa điểm, hình thành các trung tâm dân cư lớn cần vốn
đầu tư lớn, ô nhiễm môi trường.
+ Ở VN hiện nay, đồng thời với việc XD các KCN, các xí nghiệp quy mô lớn vẫn ↑ các
xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ, nhiều thành phần.
 Sản xuất CN có tính liên hiệp hóa lớn:
+ LHH là 1 hình thức tổ chức lãnh thổ CN hình thành trên cơ sở 1 tập hợp nhiều xí nghiệp
thuộc các ngành CN khác nhau, cùng sử dụng chung 1 loại nguyên vật liệu ban đầu để tạo ra
nhiều loại sp khác nhau, thống nhất trong 1 xí nghiệp lớn gọi là xí nghiệp liên hợp.
+ LHH ↑ mạnh trong các ngành luyện kim, hóa dầu, chế biến gỗ, dệt… Làm giảm chi phí
đầu tư, vận chuyển, tận dụng phế thải, giảm chi phí LĐ, tăng năng suất LĐ, hạ giá thành sp.
+ Ở VN có các xí nghiệp liên hợp luyện kim ở Thái Nguyên, xí nghiệp liên hợp dệt Nam
Định, đã và đang hình thành khu liên hợp hóa dầu ở Dung Quất (Quảng Ngãi).
 Sản xuất CN có chuyên môn hóa sâu và hiệp tác hóa rộng:
+ CMH là đi sâu vào sản xuất để tạo ra từng chi tiết, từng bộ phận của thành phẩm.
+ CMH và HTH không thể tách rời nhau. CMH càng sâu thì HTH càng rộng. Mức độ
HTH được xác định dựa trên số lượng các xí nghiệp cùng tham gia vào việc tạo nên 1 loại
sp cuối cùng đa chi tiết.
+ CMH và HTH ảnh hướng đến phân bố sản xuất, hình thành những liên hiệp các xí
nghiệp gồm 1 xí nghiệp chủ chốt và nhiều xí nghiệp phụ.
 Sản xuất CN so với sản xuất nông, lâm, thủy sản ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên. Ngoại trừ các ngành CN khai khoáng và các ngành CN sử dụng nguồn nguyên liệu
hữu cơ do ngành nông, lâm, thủy sản cung cấp.

NHƯ NGỌC 4
Câu 7: Nêu các hình thức tổ chức lãnh thổ CN ở VN hiện nay. Trình bày hiểu biết của
mình về địa bàn ↑ CN trọng điểm, khu CN và khu chế xuất của VN.

 Các hình thức tổ chức lãnh thổ CN ở VN hiện nay:


- Địa bàn ↑ CN trọng điểm (vùng CN): là bộ phận lãnh thổ nằm trên địa bàn trọng điểm ↑
KT-XH, bao gồm tỉnh và thành phố nằm liền nhau có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự
nhiên, KT, kết cấu hạ tầng, có khả năng bố trí tập trung CN nhằm thúc đẩy sự ↑ KT cả vùng
hay toàn quốc.
+ 4 vùng ↑ KT trọng điểm ở VN:
 Bắc Bộ: 7 tỉnh và thành phố
 Trung Bộ: 5 tỉnh và thành phố
 Đông Nam Bộ (phía Nam): 7 tỉnh và thành phố
 ĐBSCL: 4 tỉnh và thành phố
+ Lí do VN phải hình thành 4 vùng ↑ KT trọng điểm:
 Chủ quan:
 Do trình độ ↑ KT của VN còn chậm ảnh hưởng nguy cơ ↑.
 Lãnh thổ VN trải dài qua nhiều độ vĩ tuyến và hẹp, có sự phân dị TN theo vùng.
 Vốn trong nước có hạn không cho phsp đầu tư dàn trải trên diện rộng.
 Khách quan:
 Xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa ngày càng mạnh mẽ do đó muốn VN hội nhập
nhanh chóng vào nền KTKV và TG cần đẩy mạnh CNH, HĐH.
 Các nhà đầu tư chỉ mong muốn đầu tư vào những vùng có điều kiện thuận lợi nên
chúng ta phải lựa chọn những vùng có vị trí, điều kiện CSHT thuận lợi để thu hút.
- Tuyến CN hay dải CN
- Trung tâm CN
- KCN, KCX
- Cụm CN
- Điểm CN
 Những vấn đề về KCN:
- KCN là 1 KV có ranh giới xác định với những thuận lợi về mặt tự nhiên, KT-XH, kết cấu hạ
tầng để thu hút đầu tư, hoạt động theo 1 cơ cấu bao gồm các xí nghiệp CN và DV nhằm đạt
hiệu quả cao về KT.
- Mục đích sx trong KCN để tạo ra sp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Điều kiện hình thành KCN:
+ Có khả năng xây dựng CSHT thuận lợi, có mặt bằng để mở rộng.
+ Phân bố gần nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc vận chuyển.
+ Có thị trường tiêu thụ sp do KCN sản xuất ra.
+ Đảm ứng nhu cầu LĐ về số lượng và chất lượng.
+ Tiết kiệm quỹ đất NN, đặc biệt là đất trồng lúa
+ Phân bố KCN gắn liền quy hoạch đô thị, đảm bảo ANQP, môi trường sinh thái.

NHƯ NGỌC 5
- Thu hút đầu tư từ nhiều nguồn: ngân sách NN (TW, ĐP), DN 100% vốn trong nước, DN có
vốn FDI.
- Chế độ ưu đãi: hưởng ít hơn so với KCX.
 Những vấn đề về KCX:
- KCX là KCN nằm trong vùng tự do thương mại, các h/động sx ở đây chủ yếu để xuất khẩu.
- Mục đích sx trong KCX để xuất khẩu lớn hơn hoặc bằng 90% sp CN.
- Điều kiện hình thành KCX:
+ Thỏa mãn tất cả điều kiện hình thành KCN
+ Thỏa mãn 2 điều kiện tối ưu:
 Phân bố tại trung tâm ↑ KT-XH quan trọng: gần cảng biển QT, cảng hàng không QT.
 Đảm bảo cung cấp nguồn LĐ.
- Thu hút đầu tư hẹp, chỉ thu hút nguồn vốn FDI.
- Chế độ ưu đãi hưởng nhiều ưu đãi: miễn thuế doanh thu, cung cấp thị trường hiệu quả nhanh,
sử dụng giá thuế với giá rẻ 30-40%.

Câu 8: Để tổ chức lãnh thổ CNVN cần dựa vào những cơ sở lí luận nào?

 Tài nguyên thiên nhiên:


- Khoáng sản: Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại
khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
Ví dụ: VN được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, thuận
lợi cho ↑ các ngành CN như khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở
Thái Nguyên, Hà Tĩnh; apatit ở Lào Cai; bôxit ở Tây Nguyên và đá vôi ở các tỉnh phía Bắc…
- Khí hậu và nguồn nước:
+Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Nhiều ngành CN được
phân bố gần nguồn nước như: luyện kim, dệt, giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm… Những
vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc và chảy trên các dạng địa hìnhkhác nhau tạo nên tiềm
năng cho CN thủy điện.
Ví dụ: VN có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là cơ sở cho việc xây dựng
các nhà máy thủy điện có công suất lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và đời sống
con người như nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất 1,92 triệu KW trên sông Đà, thủy điện
Trị An có công suất 400 MW trên sông Đồng Nai.
+ Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc điểm khí hậu có
tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành CN khai khoáng. Ví dụ ở một số nước có khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Vì vậy đòi hỏi phải nhiệt đới hóa
trang thiết bị sản xuất.
- Các tài nguyên từ các sản phẩm hữu cơ:
+Về mặt tự nhiên đất ít có giá trị đối với công nghiệp nhưng quỹ đất dành cho CN ít nhiều
ảnh hưởng đến quy mô hoạt động và vốn thiết kế cơ bản.
+ Tài nguyên sinh vật cũng tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp

NHƯ NGỌC 6
là nơi cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa), nguyên liệu cho ngành CNchế biến giấy, tiểu thủ
công nghiệp (song, mây, trúc…) và các loại dược liệu…
 Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Có vai trò thúc đẩy sự phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Dân cư và nguồn lao động
vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. Những ngành cần nhiều lao động như dệt,
may, chế tạo máy… thường phân bố ở nơi đông dân cư.
+ CN đòi hỏi phải có đội ngũ trình độ chuyên môn và tay nghề. Nguồn LĐ nước ta tương
đối dồi dào nhưng còn có những hạn chế về trình độ.
- Thị trường:
+ Thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế, là 1 trong những nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu ngành CN.
+ CN có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Điều đó được thể hiện dưới 2 khía cạnh: một mặt
cung cấp tư liệu sản xuất, trang thiết bị cho tất cả các ngành kinh tế và mặt khác, đáp ứng nhu
cầu về tiêu dùng cho mọi tầng lớp nhân dân.
+ CN hiện đối mặt với thị trường đang ở trong quá trình toàn cầu hóa nền KT-XH. Sự ↑ về
truyền thông đại chúng đã làm cho mọi thông tin cập nhật mau chóng được phổ cập tới toàn
XH, trong đó có thông tin về tiêu thụ. Nó kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng đa
dạng và phức tạp hơn đối với CN.
Ví dụ: VN chính thức trở thành thành viên của WTO (2006), đánh dấu sự hội nhập sâu rộng
vào nền KTTG.
- Đường lối đổi mới, chính sách phát triển: Được Nhà nước ban hành nhằm khuyến khích việc
↑ CN, huy động vốn trong nước, chính sách mở cửa và phát huy tác dụng ở nhiều lĩnh vực KT-
XH trong đó có ngành CN.
Ví dụ: VN được coi là 1 thị trường mới, khá hấp dẫn và đang trở thành nơi thu hút vốn đầu tư
lớn của nước ngoài. Trong khoảng 10 năm kể từ khi Luật Đầu tư ra đời (1988-1998), CN đã thu
hút 1208 dự án chiếm 48,5% tổng số dự án đầu tư vào nước ta với tổng số vốn đăng kí 13.418
triệu USD.

Câu 9: Tình hình phát triển và phân bố CN ở VN trong những năm qua có những đặc
trưng nổi bật nào? Hãy phân tích giải thích và chứng minh 1 trong những đặc trưng đó (2)

 CN VN đang có sự chuyển biến theo hướng CNH và HĐH do đó CN nước ta đang mở


rộng quy mô và vị trí trong nền KT.
 ↑ và phân bố CN VN đang thay đổi theo vùng và theo thành phần KT (2)
 Về số lượng các cơ sở SXCN phân theo thành phần KT:
Tổng số XN và cơ sở SXCNVN trong 10 năm qua (1990-1999) đã có thay đổi:
+ Các XN quốc doanh giảm dần số lượng từ 2762 XN (1990) nay chỉ còn hơn 1821 XN
(1999).
+ Các cơ sở ngoài quốc doanh cũng có chuyển biến giảm các cơ sở tập thể, đồng thời tăng
rõ rệt các cơ sở tư doanh và hộ tư nhân, tiểu thủ CN.

NHƯ NGỌC 7
+ Riêng các XN quốc doanh Trung ương quản lí chiếm hơn 25% tổng số và phân bố:
 Miền Bắc: 64% tổng số xí nghiệp quốc doanh TW.
 Miền Nam: 36%
 ĐBSH: 43,1% (riêng HN: 28,9%)
 ĐNB: 27,5% (riêng TP HCM: 20,5%)
 Về giá trị SNCN theo thành phần KT:
+ Bên cạnh khu vực KT trong nước còn có khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài với
tỉ trọng tăng từ 21,1% giá trị SXCN cả nước năm 1995 lên 41,3% năm 2000 và đạt
trên 44% giá trị SXCN cả nước năm 2006.
+ Khu vực KT trong nước có xu hướng giảm từ 74,9% năm 1995 xuống còn 55,4%
giá trị SXCN cả nước năm 2007. Tỉ trọng CN do thành phần KT ngoài quốc doanh
làm ra so với cả nước tăng từ 24,6% năm 1995 lên 35,4% năm 2007.
 CNVN chuyển dịch có ý nghĩa theo vùng:
+ Chuyển dịch từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh thuộc ĐNB. Còn giá trị CN do các
vùng Trung Bộ làm ra vẫn đứng thứ 3 sau vùng ĐNB và vùng Bắc Bộ.
+ Lực lượng SXCNVN chủ yếu nằm ở ĐNB. Những tỉnh thành mạnh về SXCN có tỉ
trọng chiếm từ 8% giá trị SXCN cả nước năm 2007 là TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai, HN, Bình Dương.
+ Có 48 tỉnh chưa ↑ CN, giá trị sản lượng CN chiếm dưới 1% tổng giá trị SXCN cả
nước, trong đó có Hà Giang, Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum được xem là
“vùng trắng” CN (có giá trị SXCN <0,05% giá trị SXCN cả nước).
 CNVN bước đầu tiến tới tập trung hóa theo lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả cao hơn cả về
KT, XH và môi trường

Câu 10: Khái niệm ngành dịch vụ. Cơ cấu ngành dịch vụ. Tại sao dịch vụ cũng là 1 ngành
sản xuất?

 Dịch vụ là các hoạt động KT-XH hữu ích tạo ra giá trị mà không thuộc lĩnh vực sx nông
lâm thủy sản, CN khai thác, chế biến và xây dựng cơ bản.
 Cơ cấu ngành dịch vụ: ngành GTVT; ngành thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông,
ngành thương nghiệp, ngành du lịch, ngành giáo dục, ngành y tế. Các ngành dịch vụ khác
như: ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo, thông tin đại chúng, tư pháp, hải quan…và ngành
tạp vụ. Ngành tạp vụ bao gồm: vệ sinh mt, mai tang, cây xanh thành phố, giặt là, vệ sĩ,
thám tử…
 Dịch vụ cũng là 1 ngành sản xuất vì từ sau đổi mới, dịch vụ ở nước ta đã trở thành 1
ngành KT thực sự. Tỉ trọng của nó trong stổng sp quốc gia năm 1990 là 36,3% và năm
2009 đạt 39,1% GDP. Dịch vụ cũng phải hao phí LĐ, vốn đầu tư, thiết bị, phương tiện,
nguyên vật liệu, năng lượng và cũng tạo ra sp đáp ứng nhu cầu vật chất mà tinh thần của
XH, tạo ra những giá trị đóng góp vào quy mô KT của 1 nước, 1 vùng.

NHƯ NGỌC 8
Câu 11: Nêu và phân tích các đặc điểm chung của tổ chức lãnh thổ ngành dịch vụ.

- Trong hoạt động dịch vụ, người sx và người tiêu dùng dịch vụ luôn tiếp cận nhau và cùng
phối hợp với nhau để tạo ra sp. Vì vậy các cơ sở dịch vụ chỉ có thể phân bố ở những nơi có nhu
cầu về dịch vụ, có người tiêu dùng dịch vụ. Nơi nào mà sx càng ↑, dân cư tập trung đông, mức
sống vật chất và tinh thần càng cao thì dịch vụ càng ↑ và có giá trị cao.
- Hoạt động dịch vụ có tính cá biệt hóa cao, quá trình sx và tiêu dùng dịch vụ cùng diễn ra 1
lúc do đó khó tự động hóa, sx hàng loạt, khó tồn kho và vận chuyển đi xa. Vì vậy, các cơ sở
dịch vụ thường được phân bố gắn liền với sx và đời sống số đông dân cư. Do đó, xu hướng
chung là phân bố dịch vụ phải gắn liền với phân bố dân cư và LĐ.
- Dịch vụ hiện đại đang tiến tới gắn liền với SXCN siêu vi và hình thành các sp hỗn hợp vừa
vật chất vừa phi vật chất hay vừa hữu hình lại vừa vô hình như: tin học, bưu chính viễn
thông.. Đặc điểm này làm cho các hoạt động dịch vụ thường được ↑ và phân bố ở những khu
vực tập trung các ngành CN kĩ thuật cao, các trung tâm VH, KH-KT quan trọng của quốc gia,
của 1 vùng lãnh thổ.

Câu 12: Tình hình ↑ và phân bố giao thông vận tải VN trong những năm qua có những đặc
trưng nổi bật nào?

 Tình hình chung ↑:


+ Hệ thống GTVT đã ↑ toàn diện, tốc độ tăng trưởng nhanh đặc biệt là đường biển và
đường hàng không nhưng quy mô chưa lớn và chất lượng còn thấp.
+ Hệ thống GTVT đa đạng bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng ko…
+ Năm 2006, tổng chiều dài đường bộ là 151.632km, 85% đã tráng nhựa. Ngoài quốc lộ
còn có tỉnh lộ, huyện lô nhưng chất lượng chưa cao.
+ Đường sắt dài 2600km, tuyến chính HN-TPHCM dài 1726km bao gồm tàu khách và
tàu chở hàng.
+ Đường biển có khối lượng vận chuyển tăng 4 lần và khối lượng luân chuyển tăng 3,8
lần.
+ Tổng chiều dài đường sông là 37.312 km. Hệ thống đường sông còn dựa vào dòng chảy
tự nhiên, hệ thống cảng song chưa được hoàn chỉnh.
+ VN hiện có 6 cảng hàng không quốc tế, ngành này cũng mới ↑ nên quy mô chưa được
lớn, số lượng phương tiện bay còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu.
+ Số lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển hằng năm đều tăng, tốc độ tăng trưởng
của ngành hàng không trong việc vận chuyển hành khách tăng cao nhất, thấp nhất là
đường thủy. Đối với vận chuyển hàng hóa thì đường thủy chiếm ưu thế hơn, đường sắt
thiếu cơ động và chi phí cao nên được sử dụng hạn chế hơn.
 Tình hình phân bố:
+ GTVT VN phân bố khá phù hợp với vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ nhưng phân bố
không đều, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên, tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
+ Mạng lưới GTVT nước ta phân bố theo 2 hướng chính: hướng tỏa tia và hướng hình
chân thang. Mật độ GTVT cao nhất ở ĐBSH, thấp nhất ở Tây Nguyên.
NHƯ NGỌC 9

You might also like