You are on page 1of 4

Báo cáo thực tập Viện Cơ Tin

1. 1. Yêu cầu mạch điện


Thiết kế mạch điều khiển đèn chiếu sáng thông minh. Sử dụng nguồn 12V từ acquy và
điện lưới. Khi acquy dưới 12V không đủ cấp điện cho bóng đèn thì sử dụng mạng điện từ lưới
để thắp sáng. Bóng đèn chỉ sáng khi trời tối và tắt khi trời sáng. Độ sáng của bóng đèn phải
thay đổi theo mức độ tối của không gian. Mạch có hai chế độ auto và manual. Chế độ manual
sử dụng khi muốn bật đèn lúc bất khì thời điểm nào.

2. 2. Cơ sở lý thuyết để thực hiện

Sơ đồ khối

Khối cấp Bộ điều Đèn Led


` nguồn khiển 12V

Quang trở

Chức năng của từng khối như sau:

 Khối cấp nguồn : Có chức năng cấp nguồn cho arduino khi trời tối hoặc khi bật chế độ
manual
 Bộ điều khiển : Điều khiển việc sử dụng điện acquy hoặc lưới, đồng thời thay đổi độ
sáng đèn dựa vào quang trở
 Đèn led 12V là tải
 Quang trở : sử dụng làm cầu phân áp để arduino đọc áp vào và điều khiển độ sáng đèn.
Báo cáo thực tập Viện Cơ Tin

Các linh kiện điện tử chính sử dụng trong mạch :

2.2.1 Arduino Nano:

Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau
hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Kích thước của Arduino Nano cực kì nhỏ
(1.85cm x 4.3cm).
Một vài thông số:
Vi điều khiển ATmega328 ( họ 8 bit)
Điện áp hoạt động 5V – DC
Tần số hoạt động 16 MHz
Dòng tiêu thụ 30mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V-DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V-DC
Số chân Digital I/O 14 ( 6 chân PWM)
Số chân Analog 8 ( độ phân giải 10 bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 40mA
Dòng ra tối đa ( 5V) 500 mA
Dòng ra tối đa ( 3.3 V) 50mA
Bộ nhớ flash 32KB ( ATmega328) với 2KB dung
bởi bootloader
SRAM 2KB ( ATmega328)
EEPROM 1KB ( ATmega328)
Kích thước 1.85cm x 4.3 cm
Báo cáo thực tập Viện Cơ Tin

2.2.2 Mosfet IRF


Mosfet là Transistor hiệu ứng trường
( Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor
) là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động
khác với Transistor thông thường mà ta đã biết,
Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ
trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng
đầu vào lớn thích hợn cho khuyếch đại các nguồn tín
hiệu yếu, Mosfet được sử dụng nhiều trong các mạch
nguồn Monitor, nguồn máy tính .

 Cấu tạo:
- G : Gate gọi là cực cổng
- S : Source gọi là cực nguồn
- D : Drain gọi là cực máng
- Mosfet kện N có hai miếng bán dẫn loại
P đặt trên nền bán dẫn N, giữa hai lớp
P-N được cách điện bởi lớp SiO2 hai
miếng bán dẫn P được nối ra thành cực
D và cực S, nền bán dẫn N được nối với
lớp màng mỏng ở trên sau đó được dấu ra thành cực G.
- Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô
cùng lớn , còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh
lệch giữa cực G và cực S ( UGS )
- Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 => do
hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì
điện trở RDS càng nhỏ.

2.2.3 Rơle bán dẫn SSR


Relay bán dẫn hay còn được gọi Relay rắn, là loại được
chế tạo từ vật liệu bán dẫn, vận hành theo nguyên lý bán dẫn.
Trong phần lớn các trường hợp, relay thực chất là transitor, kiểu
NPN hay PNP. Trong một số trường hợp khác, relay bán dẫn là
loại chỉnh lưu bằng thyristor (SCR). Sắp xếp mạch phải cho phép
chuyển mạch thông qua tác dụng của relay.
Relay bán dẫn có thể có các tính năng khác không có trong relay điện cơ và có những ưu
nhược điểm. Một trong các phân biệt giữa relay điện cơ và relay bán dẫn là không có cuộn
Báo cáo thực tập Viện Cơ Tin

dây từ cảm cũng như các tiếp điểm nên đỗ trễ đóng ngắt sẽ thấp hơn so với relay điện cơ .
Relay bán dẫn chỉ cần tín hiệu điều khiển với điện áp và dòng thấp để chuyển mạch. Một đặc
điểm hay là không gây ra điện từ ký sinh trong hệ thống.

2.2.4 Quang trở


Quang trở được dùng làm cảm biến nhạy sáng trong các mạch
dò, như trong mạch đóng cắt đèn chiếu bằng kích hoạt của sáng tối.

Quang trở làm bằng chất bán dẫn trở kháng cao, và không có
tiếp giáp nào. Trong bóng tối, quang trở có điện trở đến vài MΩ. Khi
có ánh sáng, điện trở giảm xuống mức một vài trăm Ω.
Hoạt động của quang trở dựa trên hiệu ứng quang điện trong khối vật chất.
Khi photon có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ làm bật electron khỏi phân tử, trở thành tự do
trong khối chất và làm chất bán dẫn thành dẫn điện. Mức độ dẫn điện tuỳ thuộc
số photon được hấp thụ.
Tuỳ thuộc chất bán dẫn mà quang trở phản ứng khác nhau với bước
sóng photon khác nhau. Quang trở phản ứng trễ hơn điốt quang, cỡ 10 ms, nên nó tránh
được thay đổi nhanh của nguồn sáng.

2.2.5 Mạch nguồn 12 V


Mạch chuyển điện vào 110 ~ 220VAC | 50/60 Hz
thành điện 12VDC 2A .

Mạch nguyên lý mô phỏng bằng protus

You might also like