You are on page 1of 44

Stt Thời gian Tên chợ Tổn thất Nguyên nhân

1 15/9/2013 TTTM Hải 500 tỷ Chập điện tại gian


Dương hàng, xe PCCC kém
2 31/12/2015 Chợ Phủ lý Trên 10 tỷ Chập điện máy sục ô xi
tại quầy hải sản, không
có trụ nước
3 2/1/2015 Chợ Ba Đồn 50 tỷ
4 3/12/2014 Chợ Cầu Diễn 5 tỷ Chập điện
5 9/2/1012 Chợ Quảng Ngãi 200 tỷ Chập điện
6 19/03/2014 Chợ Phố Hiến 65 tỷ Chập điện, họng bơm
không có nước
7 20/6/2005 Chợ Hà Đông 179 quầy hàng Thắp hương
8 16/12/2006 Chợ Lớn Quy 136 tỷ
Nhơn
9 20/6/2011 Chợ Vinh 1o tỷ
10 23/3/2006 Chợ Vinh 420 quầy hàng
11 14/7/1994 Chợ Đồng Xuân 300 tỷ Quạt bị om nhiệt trong
khi công tắc vấn bật
12 11/7/2010 Chợ Đông Kinh 10 tỷ
13 19/7/2016 Chợ trung tâm 10 tỷ
huyện kbang
14 22/4/2012 Chợ Tân Lộc 6.5 tỷ
15 22/12/2014 Chợ Đồng Xa 13 quầy hàng Chập điện
16 3/3/2016 Chợ Thái Hòa 20 quầy hàng
17 25/10/2013 Chợ Hải Hà- 150 quầy hàng
Quảng Ninh hải sản, đồ khô,
tạp phẩm ngoài
trời
18 16/12/2013 Chợ Xanh 32 cửa hàng
19 11/12/2014 Chợ Nhật Tân Hơn 2 tỷ đồng Chập điện
20 8/10/2013 Chợ trái cây Cháy toàn bộ Chập điện
Thanh Trị khu bán trái cây
21 3/4/2015 Chợ Nong- Huế Hơn 10 tỷ đồng
22 21/5/2016 Chợ Hải Điền 20 gian hàng
23 23/3/2016 Chợ Ngã Tư 15 quầy vàng
Sòng- Quảng Trị mã, sành sứ
1. Cháy trung tâm thương mại Hải Dương 9/2013

Trắng tay sau hỏa hoạn Trung tâm thương mại Hải Dương
Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh, chủ buôn lớn nhất chợ Hải Dương, vừa nhập lô
hàng hơn 4 tỷ đồng chuẩn bị cho Tết. Hàng mới hàng cũ chất đầy các kios 2
tầng đã thành tro trong đám cháy chợ đêm 15/9.

Nhiều tiểu thương ngất lịm khi tất cả tài sản bị thiêu rụi trong
một đêm cháy chợ. Ảnh: Nguyên Anh.
3 ngày sau đám cháy kinh hoàng ở Trung tâm thương mại Hải Dương, mỗi khi
có ai hỏi chuyện, bà Trinh lại bật khóc. Người phụ nữ vẫn lấm lem, đầy những
vết than đen của đêm cháy.
Vừa nghẹn ngào kể chuyện, bà vừa chỉ tay về phía các gian hàng trong chợ.
Trước đây, đó là những kios 2 tầng đầy ắp hàng hóa của bà, thế mà giờ tất cả chỉ
là đống hoang tàn. Hôm cháy chợ, 4h sáng biết tin, bà ra đến nơi thì lửa đã bao
trùm cả tòa nhà. Nhìn ngọn lửa thiêu trụi các kios đầy hàng hóa, bà Trinh ngất
lịm, được con trai đưa vào bệnh viện.
Cửa hàng sắt của bà gồm toàn hàng đắt tiền, có những bộ khóa cửa lên tới 10
triệu đồng. Đợt này các công ty khuyến mãi cho mùa Tết nên bà mới nhập dự
trữ lô hàng hơn 4 tỷ. Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Trinh để hết giấy tờ
quan trọng, giấy nợ và 1 tỷ tiền lưu động trong két cất ở kios. Chỉ trong một
đêm, bà mất sạch cả hàng và tiền, trị giá không dưới 15 tỷ đồng. Những khoản
vay từ vài chục đến vài trăm triệu đồng trước kia với bà là nhỏ, bây giờ trở thành
gánh nặng lớn.
Người phụ nữ kể, việc buôn bán vốn rất tốt bởi Trung tâm thương mại Hải
Dương là đầu mối hàng hóa đi cả tỉnh. Sau hỏa hoạn, các công ty cung cấp hàng
rất thông cảm nên hứa sẽ giúp đỡ bằng cách cho nhập hàng nợ vài tháng. Bà
mong lãnh đạo thành phố cho làm lán tạm để buôn bán tiếp tục, chứ chờ vài
tháng xây xong chợ mới thì khách hàng cũng đi hết.

Theo các tiểu thương, gian hàng sắt như của bà Trinh và hàng vật tư điện chịu
nhiều thiệt hại nhất trong vụ cháy. Mỗi cuộn dây điện giá 5-7 triệu đồng, cả kho
lên tới hàng trăm cuộn. Người kinh doanh thường lập kho luôn trong chợ để tiện
lấy hàng nên cháy thì mất hết cả. Trung tâm thương mại bình thường an ninh
khá tốt, có bảo vệ gác, từ ngoài vào có đến ba lớp cửa khóa gồm cửa chợ, cửa
kios và cửa két sắt. Do đó, hầu hết tiểu thương có giấy tờ gì quan trọng cũng
mang đến chợ cất, như sổ đỏ, sổ nợ, sổ hàng, tiền lưu động...

Đống tro tàn này từng là những kios đầy ắp hàng hóa, trị giá cả
tỷ đồng. Ảnh: Quý Đoàn.
Bà Nguyễn Thị Ân, 55 tuổi, kinh doanh tạp hóa tại đây đã hơn 10 năm, từ khi
trung tâm thương mại còn là chợ Hải Dương. Bà phải thế chấp sổ đỏ vay ngân
hàng 250 triệu đồng và vay thêm ở ngoài 50 triệu để buôn bán, nay bị lửa thiêu
rụi hàng hóa. Thiệt hại của bà Ân ước tính khoảng 500 triệu đồng. "Tôi không
biết lấy gì để trả nợ", bà cho biết. Không được Ban quản lý Trung tâm thương
mại cho phép, nhưng sau sự cố, bà Ân cũng như nhiều tiểu thương khác vẫn len
lén thắp hương khấn vái trời phật phù hộ mọi người tai qua nạn khỏi.
Chiều 14/9, ngay trước đêm cháy, tiểu thương chợ còn hẹn nhau sáng sớm hôm
sau đi lễ chùa ở Hà Nội. Bà Bùi Thị Tới, kinh doanh đồ điện tử, là một trong
những người định đi lễ. 3h sáng 15/9, bà nhận điện thoại tưởng mọi người gọi đi
lễ, hóa ra báo cháy chợ, lao đến nơi thì hai gian hàng của bà ở ngay lối vào cửa
chính đã bị thiêu cháy.

Thiệt hại của bà Tới khoảng hơn 1 tỷ đồng. Chiều hôm trước, bà mang về nhà
1,5 triệu đồng để đi lễ chùa. Số tiền này trở thành tất cả tài sản còn lại của bà,
ngoài ngôi nhà và đồ dùng trong nhà. Bà có 2 đứa con đang tuổi đi học.

Đối thoại với lãnh đạo địa phương chiều 16/9 sau vụ cháy trung tâm thương mại,
tất cả tiểu thương đều mong muốn được ngân hàng khoanh nợ, không tính lãi ít
nhất là cho đến khi xây xong chợ tạm. Ông Tăng Thế Viễn, 63 tuổi, kinh doanh
đồng hồ, bày tỏ nỗi đau khi làm ăn lương thiện, cắm cả sổ đỏ để vay vốn, huy
động tiền của từ họ hàng bạn bè... nay mất tất cả. "Giờ tôi tay trắng và gánh nợ
lớn, chỉ muốn chết đi", ông nói. Ông mong được tạo điều kiện vay vốn bởi
chẳng còn tài sản gì để thế chấp.

Còn anh Đinh Đức Chung buôn bán quần áo thì chia sẻ: "Từ sáng 16/9 nhiều
người chúng tôi không còn tiền để mà ăn sáng, khó khăn sẽ còn kéo dài chưa
biết đến ngày nào". Anh Chung mất khoảng 2,5 tỷ đồng trong hỏa hoạn.

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương ước tính sơ bộ thiệt hại về tài sản của 536 hộ
tiểu thương trong vụ cháy Trung tâm thương mại từ 300-400 tỉ đồng. Công an
tỉnh đã lập chuyên án để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy, đồng thời làm rõ
trách nhiệm.
Hiện trường vụ hỏa hoạn

Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ sáng, 1 đám lửa nhỏ xuất phát từ gian
hàng kinh doanh vải, sau đó lan rộng, bùng phát dữ dội và thiêu rụi cả 3 tầng với
toàn bộ các gian hàng của tiểu thương tại tòa Trung tâm thương mại Hải
Dương.

Lực lượng chức năng đã huy động lực lượng PCCC các tỉnh Hưng Yên, Quảng
Ninh đến hỗ trợ chữa cháy. Riêng Công an tỉnh Hải Dương đã huy động trên
300 cán bộ, chiến sĩ. Nếu kể cả các lực lượng khác (quân đội, dân phòng), tổng
số người được huy động lên tới 500 người.
Được biết, mặc dù lực lượng chữa cháy được trang bị áo chống nhiệt nhưng
không thể vào trong Trung tâm thương mại được do nhiệt lượng quá cao.
Rất may Trung tâm Thương mại nằm khá cách biệt các khu dân cư nên không
xảy ra hiện tượng cháy lan, không ảnh hưởng gì đến các hộ dân chung quanh.
Nhiều tiểu thương có quầy kinh doanh trong chợ đều rất lo lắng đổ xô đến hiện
trường vụ cháy. Lực lượng công an chưa cho các chủ hàng tiếp cận vì trung tâm
có nguy cơ sập.

Trung tâm thương mại Hải Dương hoạt động từ nhiều năm nay, có 3 tầng, chia
làm 4 đơn nguyên, diện tích sàn là 6.412 m2, có hơn 500 hộ kinh doanh đa dạng
các loại hàng hóa. Tầng 1 Trung tâm là nơi sầm uất nhất, chuyên buôn bán quần
áo, thời trang và hàng tạp hóa, tầng 2 chuyên kinh doanh quần áo, giày dép còn
tầng 3 bán đồ nội thất.
Hiện vẫn chưa thể thống kê được thiệt hại do vụ cháy gây ra. Tuy nhiên, bà con
tại đây cho biết hơn 500 hộ kinh doanh, hộ ít nhất hàng hóa cũng trị giá đến trăm
triệu đồng, hộ nhiều nhất phải đến chục tỉ đồng. Hầu hết các gia đình đều đi vay
vốn, không ít trường hợp phải cầm cố nhà cửa để kinh doanh. Có trường hợp, cả
gia đình đều mở ki-ốt, buôn bán trong Trung tâm thương mại.
Trong nước mắt, chị Trương Thị Hồng (SN 1975) cho biết: “Cả 2 ki-ốt mỹ
phẩm và quần áo nam tại tầng 2 trị giá cũng khoảng nửa tỉ đồng chắc chắn đã
cháy hết. Đau nhất là trên 300 triệu đồng tiền họ ở trong két sắt để ngày mai cho
người ta bốc họ cũng mất rồi!”
Đến trưa nay, hàng trăm tiểu thương vẫn còn thẫn thờ, ngẩn ngơ đứng sau các
hàng rào của công an để hướng về phía chợ.
Cũng theo các hộ kinh doanh, họ không biết nguyên nhân cháy từ đâu vì trung
tâm đóng cửa lúc 18 giờ 30 hàng ngày. Và ngày nào cũng vậy, khi đóng cửa thì
cắt điện hết. Thậm chí, 6 giờ 30 sáng mở cửa nhưng cũng phải 7 giờ - 7 giờ 30
sáng mới đóng điện.

Theo ông Đoàn Việt Hùng, Chủ tịch UBND TP Hải Dương, vào hồi 3 giờ 20 tổ
bảo vệ gồm 6 người thuộc Ban Quản lý chợ và Trung tâm Thương mại TP Hải
Dương thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ tại trung tâm thương mại đã phát
hiện ra đám cháy tại ki ốt kinh doanh vải của chị Nguyễn Thị Huệ ở tầng 1.
Ngay lập tức, lực lượng bảo vệ đã tiến hành các biện pháp chữa cháy bằng
phương tiện chữa cháy tại đơn vị và đồng thời báo cáo về Phòng cảnh sát PCCC,
Công an tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Ban quản lý chợ và lãnh đạo TP Hải Dương.

Thiệt hại sơ bộ của trên 536 hộ kinh doanh đã cháy toàn bộ thiệt hại khoảng
300 đến 400 trăm tỉ đồng, chưa tính thiệt hại của TTTM gần như hư hỏng toàn
bộ cần phải phá dỡ, xây dựng Trung tâm mới.

Bên cạnh đó, tỉnh và TP hỗ trợ miễn phí học phí cho con em các hộ tiểu thương
cấp từ mẫu giáo đến THPT; hỗ trợ mỗi sinh viên từ CĐ-ĐH (không học tại địa
phương) 3 triệu đồng.

UBND TP đề xuất tỉnh Hải Dương hỗ trợ cho các hộ kinh doanh tại trung tâm
thương mại từ 10 đến 20 triệu đồng/hộ. Đồng thời duyệt phương án tháo dỡ toàn
bộ tòa nhà và xây dựng chợ tạm với kinh phí khoảng 20 tỉ đồng tại khu vực
quảng trường Thống Nhất cho nhân dân ổn định sản xuất, knh doanh và hoàn
thành xong trước tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó miễn giảm thuế, phí cho các hộ kinh doanh trong vòng 3 năm, đề
nghị các ngân hàng hỗ trợ lãi xuất, khoanh nợ cho các hộ kinh doanh có quan hệ
vay vốn.

Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, đề nghị hỗ trợ cho
các hộ để ổn định đời sống cho bà con như việc liên quan đến các cháu học sinh.
Trước mắt nguồn ngân sách của tỉnh hỗ và TP Hải Dương hỗ trợ 13 tỉ đồng từ
nguồn ngân sách.

2. Cháy chợ Phủ Lý 31/12/2015

Thiệt hại 10 tỷ sau vụ cháy chợ Phủ Lý


Vụ hỏa hoạn xảy ra ở chợ Phủ Lý rạng sáng 31/12 đã thiêu rụi gần 300 ki-ốt.
Tổng thiệt hại tài sản theo thống kê là khoảng 10 tỷ đồng.

Tại hội nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 16 ngày cuối năm 2015, Ban thường
vụ Tỉnh ủy Hà Nam đã chỉ đạo UBND TP Phủ Lý khẩn trương phối hợp với các
bên liên quan thống kê thiệt hại của các hộ kinh doanh ở chợ Phủ Lý.
Ngọn lửa bao trùm chợ Phủ Lý trong đêm 31/12. Ảnh: Hoàng Hiếu.

Theo đó, có khoảng 281/651 hộ kinh doanh bị thiệt hại, trong đó có 126 hộ mua
bảo hiểm. Tổng thiệt hại tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 10 tỷ đồng.

Các ngành chức năng tỉnh Hà Nam thống nhất hỗ trợ cho các tiểu thương theo
quầy hàng là 12 triệu đồng, đồng thời yêu cầu 2 công ty quản lý chợ có trách
nhiệm hỗ trợ thiệt hại cho các hộ thuộc quản lý của từng công ty.

Công an tỉnh cũng đang khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, xác định
trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ việc.
Trước đó, vào khoảng 1h30 hôm 31/12/2015, vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy
ra tại chợ Phủ Lý (TP Phủ Lý, Hà Nam).

Theo nhân chứng, ngọn lửa kèm mùi khét phát ra từ cửa hàng vàng mã, bát đĩa,
sau đó nhanh chóng cháy lan dữ dội qua các gian hàng khác.

Trong đêm lạnh, ngọn lửa kèm theo gió lớn đã bao trùm toàn bộ khu vực chợ.
Do cháy lan, một hiệu sách ở gần đó cũng bị thiêu rụi.

Cảnh sát 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Hưng Yên phải thức trắng đêm mới dập
tắt đám cháy.

Vụ hỏa hoạn khiến gần 300 ki-ốt và gian hàng của các tiểu thương bị thiêu rụi.

3. Cháy chợ Ba Đồn 2/1/2015

Chiều nay 2.1.2015, UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, công tác khắc
phục hậu quả vụ cháy chợ Ba Đồn đang được tích cực triển khai.
Thống kê mới nhất của Văn phòng UBND thị xã Ba Đồn cho thấy, có 24 quầy
hàng của 18 hộ kinh doanh đã bị thiêu rụi hoàn toàn (thống kê sợ bộ trước đó là
23 quầy/19 hộ). Không có thiệt hại về người, không có người bị thương trong vụ
hỏa hoạn, ước tính tổng thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng.
Nhằm giúp các tiểu thương khắc phục khó khăn, trong sáng nay, UBND thị xã
Ba Đồn đã quyết định hỗ trợ đột xuất số tiền 5 triệu đồng/hộ bị thiệt hại. Hội
Chữ thập đỏ thị xã Ba Đồn cũng đã hỗ trợ 500 ngàn đồng/hộ bị thiệt hại.

Chính quyền địa phương quyết định hỗ trợ trước mắt 5 triệu đồng/hộ bị thiệt
hại
Theo tìm hiểu của PV, theo quy định thì vào thời điểm trên tất cả các quầy hàng
trong khu vực chợ Ba Đồn đều phải đóng cửa, hệ thống điện trong các quầy
hàng phải được ngắt, không sử dụng. Hiện khu vực xảy ra hỏa hoạn đã được
phong tỏa nhằm phục vụ công tác điều tra. Tại các khu vực khác trong chợ, việc
kinh doanh buôn bán vẫn diễn ra bình thường.
Trước đó, như Lao Động đã thông tin, vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra vào
khoảng 2h sáng ngày hôm nay tại các quầy hàng phía nhà phụ ngoài đình chợ
chính. Sau 2 tiếng đồng hồ, đến khoảng 4h sáng, ngọn lửa mới được khống chế
hoàn toàn. Các quầy hàng bị thiêu rụi là các quầy kinh doanh phụ tùng xe máy,
xe đạp, sơn… Được biết chợ Ba Đồn là chợ lớn nhất tại thị xã Ba Đồn và các
vùng lân cận.

4. Cháy chợ Cầu Diễn 3/2/2014

Cháy chợ Cầu Diễn, tiểu thương khóc ròng vì trắng tay
04/12/2014 13:04 GMT+7
Chứng kiến khối tài sản hàng trăm triệu bỗng chốc hóa thành tro bụi, nhiều tiểu
thương chợ Cầu Diễn khóc lóc hoảng loạn trước nguy cơ tay trắng, đứng đường.
Như đã đưa tin, vụ cháy lớn xảy ra vào khoảng 22h đêm 3/12 tại chợ Cầu Diễn
(Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã thiêu rụi nhiều kiot và sạp hàng, gây thiệt hại lớn về
tài sản.
Đến sáng 4/12, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hỏa hoạn.
Toàn bộ khu vực xảy ra cháy bị phong tỏa. Chợ Cầu Diễn tạm thời đóng cửa,
dừng hoạt động.

Hàng hóa thành tro tàn sau đám cháy


Lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường

Đứng thất thần trước cổng chợ, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, gia đình
chị có 2 kiot và 2 sạp hàng trong chợ đều bị cháy rụi.
"Toàn bộ vốn liếng tôi đổ dồn hết vào lô hàng Tết. Tất cả quần áo, chăn đệm,
giày dép, mỹ phẩm đều đã thành tro hết. Hơn 1 tỷ đồng giờ mất trắng", chị
Huyền vừa nói vừa khóc.
Chị kể, vừa hôm qua đi lấy một lô hàng chăn gối cho học sinh, chưa kịp giao thì
đã xảy ra hỏa hoạn. Giờ chưa biết lấy hàng đâu để đền.
Liên tục dõi vào phía trong, thỉnh thoảng lại khóc nấc lên, bà Nguyễn Thị Hợi
cho biết, bà vừa phải vay mượn, bán đất để nhập hàng Tết. Chưa bán được ngày
nào giờ thành tro bụi hết.
Kiot của bà Hợi nằm sát kiot hàng mã - nơi bùng phát đám cháy.
"2 mẹ con tôi có 2 kiot với 7 sạp hàng. Giờ chẳng còn lại gì cô ơi. Nếu không có
hỗ trợ gì chắc nhà tôi phải đi ăn xin, ăn mày mất", bà Hợi òa khóc gục đầu vào
con gái.
Đứng cạnh mẹ, tay run run nắm chặt chiếc gậy, chị Nguyễn Thị Nhung (con gái
bà Hợi) chia sẻ, nhiều năm nay mắt mẹ chị bị lòa, bản thân chị bị khiếm thính, 2
mẹ con và cả gia đình chỉ có nguồn thu duy nhất là mấy sạp hàng ở chợ.
"Vừa cách đây mấy hôm, tôi phải đi vay mượn hoàn toàn gần 1 tỷ đồng để mua
hàng, hy vọng lãi lờ chút ít để có cái Tết no đủ, nhưng giờ thì mẹ con tôi không
biết sống bằng gì nữa. Đêm qua, khi nghe tin chợ cháy, tôi bủn rủn hết tay chân,
muốn cứu hàng mà đành bất lực", chị Nhung cho hay.
Không chỉ riêng mẹ con bà Hợi, chị Huyền, nhiều tiểu thương có kiot phía trong
cũng đứng ngồi không yên.
Theo thống kê ban đầu, có ít nhất 19 kiot và 20 sạp hàng bị thiệt hại trong vụ
cháy. Trong đó có khoảng 6 kiot phía ngoài bị cháy rụi gần như hoàn toàn.
Chị Yến, sống sát chợ Cầu Diễn cho biết, đám cháy bùng phát vào khoảng 22h
tại kiot bán hàng mã, hoa quả ở đầu chợ, sau đó lan nhanh sang các kiot tạp hóa,
quần áo, chăn đệm phía trong. Ngọn lửa bốc cao, thiêu sém cả đường dây điện
phía trên.

Mẹ con bà Hợi trắng tay, khóc nấc lên trước cổng chợ

Nhiều người dân sống cạnh đó khi thấy cháy kèm tiếng nổ đã hoảng loạn đóng
cửa bỏ chạy ra ngoài đường.
6 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ PCCC đã có mặt ngay sau đó để
dập lửa. Do các kiot bị vây kín bằng tôn, sắt nên các chiến sĩ phải dùng búa để
đập cửa, phun nước.
Theo nhiều tiểu thương, chợ Cầu Diễn hoạt động hơn chục năm nay, nhưng
chưa bao giờ xảy ra cháy lớn.
"Khi ra về, chúng tôi đều phải dập cầu dao hết, sau đó BQL chợ dập tiếp cầu
dao tổng. Trong chợ không có ai nấu nướng gì, nên không thể có chuyện chập
điện hay nổ gas", một tiểu thương thông tin.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang tiếp tục được làm rõ.

5. Cháy chợ Quảng Ngãi 9/2/2012


Chợ Quảng Ngãi cháy, thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng
4h sáng nay, ngọn lửa bùng phát rồi nhanh chóng lan rộng thiêu rụi chợ đầu mối
lớn nhất Quảng Ngãi. Khoảng 200 tỷ đồng hàng hóa của hơn 400 hộ kinh doanh
trong phút chốc biến thành tro tàn.
Lửa phát ra từ hàng giày dép tại chân cầu thang số 3 của chợ, sau đó lan sang
các quầy hàng khác. Được người dân báo, bảo vệ vội đi ngắt cầu dao điện, dùng
bình xịt dập lửa, nhưng không thành. "Sau đó gần đến 5h họ mới gọi lực lượng
cứu hỏa thì ngọn lửa đã bùng lớn lên rồi", bà Trần Thị Lan, một tiểu thương bán
thịt ở chợ Quảng Ngãi kể.

Chợ Quảng Ngãi, chợ đầu mối trung tâm của tỉnh này bốc cháy
kéo dài từ 4h sáng đến 8h sáng nay vẫn chưa thể dập tắt.
Ảnh: Trí Tín
Chỉ sau một tiếng, ngọn lửa đã bao trùm cả khu chợ rộng 5.000 m2, cao 2 tầng.
Cột khói khổng lồ cao hàng trăm mét tỏa mùi khét lẹt. Hàng trăm tiểu thương ở
kiốt xung quanh chợ hoảng loạn di dời hàng hóa, đồ đạc vì sợ cháy lan.

Công an Quảng Ngãi đã điều động hàng trăm lính cứu hỏa đến hiện trường, song
cột lửa quá lớn nên phải cầu cứu sự chi viện của tỉnh Quảng Nam. Lực lượng
chữa cháy của nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng được huy động. Bí thư Tỉnh ủy
Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng cho hay, gần 500 cảnh sát, quân đội, dân quân
cùng gần 10 xe cứu hỏa tham gia cứu chữa.

Đến 10h sáng, lửa vẫn chưa được dập tắt hẳn. Không gian sặc sụa mùi cháy của
hàng hóa và hóa chất. Các ngả đường vẫn bị chốt chặn để lực lượng chữa cháy
làm nhiệm vụ. Hàng trăm tiểu thương cùng người thân đứng đợi bên ngoài với
tâm trạng bần thần, lo lắng...

Bà Nguyễn Thị Lệ, chủ gian hàng giày dép ở chợ cho biết, gần 4h sáng bà nhận
được tin từ các bạn hàng là cháy chợ phải đến dọn gấp. "Tôi vội vàng lao đến,
lửa cháy hừng hực, bảo vệ không cho vào. Hàng hóa giày dép của tôi vậy là tiêu
hết rồi", bà Lệ lo lắng. Tổng giá trị giày dép trong gian hàng của bà Lệ khoảng
500 triệu đồng.

Ông Đặng Văn Hùng hôm qua mới nhập về 6 tấn bánh kẹo trị giá 60 triệu đồng.
Trong kho còn khoảng 7-8 tấn bánh kẹo nữa, ước tính 300 triệu đồng. Tất cả đều
để ở gian hàng tại chợ. "Vợ tôi nghe tin cháy đã ngất xỉu. Cháy hết rồi, chỉ mong
lửa tắt để vào tìm xem có còn cuốn sổ nợ hay không, bao nhiêu nợ nần ở trong
đấy cả", ông Hùng buồn rầu nói.
Nhiều tiểu thương có kiốt, gian hàng xung quanh chợ Quảng
Ngãi hoảng loạn di dời hàng hóa vì sợ ngọn lửa lây lan thiêu rụi.
Ảnh: Trí Tín
Đến 11h trưa, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Hàng hóa gồm vải, mỹ phẩm,
giày dép, nông sản... cháy đen nham nhở. Bị nung khoảng 7 tiếng, chợ Quảng
Ngãi được xây dựng từ sau giải phóng có nguy cơ sập.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Châu Lâm Bình, Phó giám đốc Ban quản lý
chợ Quảng Ngãi cho biết, hỏa hoạn đã gây thiệt hại nặng cho 424 hộ tiểu
thương, thiêu rụi 682 lô, sạp hàng hóa với gần 617 tấn hàng. Ước thiệt hại 200 tỷ
đồng. Trung bình mỗi hộ tiểu thương mất từ 500 triệu đến một tỷ đồng, có hộ
thiệt hại nặng đến 5-7 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng cho rằng nguyên nhân cháy chợ nhiều khả năng là chập
điện. Chiều nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức họp khẩn tìm giải pháp giải
quyết khó khăn trước mắt cho hàng trăm tiểu thương.

6. Cháy chợ Phố Hiến 19/3/2014

Cháy chợ Phố Hiến: Thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng?


Theo ước tính của UBND tỉnh Hưng Yên, vụ cháy chợ Phố Hiến vừa qua đã
gây thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng và mỗi hộ kinh doanh có hàng bị cháy sẽ được
hỗ trợ 13 triệu đồng.

Liên quan đến vụ cháy chợ Phố Hiến xảy ra vào đêm 19/3, chiều nay, Chủ tịch
UBND tỉnh Hưng Yên Doãn Thế Cường đã chủ trì cuộc họp làm việc với các
ngành chức năng có liên quan để bàn về việc hỗ trợ, giúp đỡ các hộ tiểu thương
và tái thiết lại chợ.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên, khu chợ 2 tầng Phố Hiến bị cháy hiện
có 332 ki ốt, trong đó có 116 ki ốt quần áo, 21 ki ốt vải sợi, 18 ki ốt giày dép, 16
ki ốt băng đĩa, 16 ki ốt nilon, 11 ki ốt tạp hóa, 21 ki ốt hàng mã, 30 ki ốt bán
thịt... Khu chợ 2 tầng Phố Hiến bị cháy vừa chính thức đi vào hoạt động từ đầu
tháng 1/2014 với diện tích sàn tầng 1 là 950m2, sàn tầng 2 là 1.350m2.
Cũng theo báo cáo, do mặt bằng của chợ rộng cộng thêm với hàng hóa kinh
doanh của các tiểu thương trong chợ chủ yếu là các mặt hàng dễ cháy như quần
áo, hàng mã... nên lửa lan nhanh và bùng phát mạnh, khiến công tác chữa cháy
gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, mặc dù nhận được tin báo vào lúc 21 giờ 25 phút và 4 phút sau xe
cứu hỏa có mặt nhưng sau hơn 7 giờ đồng hồ dập lửa, với sự trợ giúp của 4 tỉnh,
thành phố, đến 1 giờ sáng ngày 20/3, đám cháy mới cơ bản được dập tắt, Hàng
hóa trong chợ hầu như bị thiêu hủy hoàn toàn.
Theo đánh giá sơ bộ, vụ cháy gây thiệt hại lớn về kinh tế, ước thiệt hại khoảng
50 tỷ đồng và may mắn không có người chết, không có người bị thương.
Sau khi nghe ý kiến của các ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Doãn Thế
Cường đã yêu cầu các đơn vị chức năng từ tỉnh, thành phố đến phường, khu phố
phải động viên, chia sẻ với các hộ tiểu thương có hàng bị cháy tại chợ Phố Hiến.
Đồng thời, ông Cường cũng nhất trí với đề nghị của lãnh đạo thành phố Hưng
Yên và các ngành trong việc hỗ trợ 10 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh cho các
hộ có hàng bị cháy. Bên cạnh đó, thành phố Hưng Yên cũng sẽ hỗ trợ 3 triệu
đồng cho tất cả các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Phố Hiến.
Ngoài ra, ông Cường đã yêu cầu ngành tài chính, ngân hàng xem xét khoanh nợ,
giãn nợ cho các hộ kinh doanh tại chợ Phố Hiến để yên tâm kinh doanh.
"Tôi cũng đồng ý với đề xuất của thành phố là sẽ dùng ngân sách của thành phố
để hỗ trợ với các hộ gia đình có con đi học các bậc học phổ thông thì xem xét
miễn học phí trong vòng 2 năm 2014, 2015. Ngoài ra, với các hộ có con học
nghề, trung cấp từ 2 năm trở lên, học cao đẳng, đại học thì sẽ hỗ trợ 3 triệu
đồng/ 2 năm.
Ngoài ra, các ngành cần nhanh chóng xem xét xây dựng lại chợ tạm để bà con
có thể quay trở lại kinh doanh được sớm nhất. Đối với chợ Phố Hiến bị cháy,
cần phối hợp với chủ đầu tư để có đánh giá, nếu sửa chữa được thì làm không
thì xây dựng lại để đảm bảo an toàn.
Riêng với chủ đầu tư Hoàng Phát cần phối hợp chặt chẽ với các ngành chức
năng để làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Đồng thời, triển khai xây dựng chợ tạm
ngay để phục vụ các hộ kinh doanh sớm trở lại hoạt động bình thường...", ông
Cường nhấn mạnh.
Cũng tại buổi làm việc, trước câu hỏi của PV về việc các trụ cứu hỏa tại chợ Phố
Hiến khi xảy ra cháy người dân kiểm tra đều không có nước, ông Đào Hữu
Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, sẽ kiểm tra lại.
"Thực tế thế nào thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại nhưng thời điểm tôi có mặt tại
đám cháy, tôi thấy, khi các cán bộ lắp vòi vào trụ cứu hỏa ở phía Tây Nam của
chợ thì vẫn có nước", ông Liêm nói.
Về việc ngọn lửa bắt đầu bùng lên ở khu vực nào và việc tổ chức, kịch bản chữa
cháy của công an tỉnh Hưng Yên ra sao, ông Liêm thừa nhận, không biết và
công an tỉnh đã giao cho Đại tá Đỗ Văn Hiền, Trưởng phòng CS PCCC trực tiếp
chỉ huy cứu cháy.
Người dân cũng phản ánh, vụ cháy bắt đầu vào khoảng lúc 19 giờ 30 tối nhưng
theo ông Liêm, đến 21 giờ 25 phút, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy
mới nhận được tin báo.
Nhiều tiểu thương cũng cho biết, dù chợ đã đi vào hoạt động được hơn 2 tháng
nhưng chưa được tập huấn phòng cháy chữa cháy. Trả lời việc này, ông Liêm
nói: "Theo quy định chợ vào hoạt động là người kinh doanh phải được tập huấn
phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, theo báo cáo của Trưởng phòng CS PCCC là
việc này đã có thực hiện".
Ông Đặng Minh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cũng cho biết, sẽ
kiểm tra lại toàn bộ các thông tin xung quanh dự án và sẽ trả lời cụ thể báo chí
cũng như các hộ tiểu thương.
Về dự án chợ phố Hiến, ông Ngọc cho hay, đây là dự án tổng thể lớn, chợ dân
sinh chỉ là hạng mục trong dự án đó. Chợ này mới đi vào hoạt động từ tháng
1/2014, còn các hạng mục khác như trung tâm thương mại chưa được xây dựng.
Liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy trong khu vực chợ phố Hiến, ông
Ngọc nhấn mạnh, khi đi vào sử dụng, bản thân ở chợ dân sinh đã có các họng
nước chữa cháy.
Vị này nói: "Trong dự án chợ phố Hiến, về tổng thể thì có một bể nước ngầm
25m3 dùng cấp nước cho việc chữa cháy. Tuy nhiên, bể này nằm ngầm ở dưới
trung tâm thương mại 7 tầng hiện vẫn chưa được xây dựng. Thêm vào đó, khi bị
cháy, với 18 xe chữa cháy của cả Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội lấy
nhiều nước cùng một thời điểm thì các họng nước ở hành lang không tránh khỏi
việc hết nước".
Ông Ngọc cũng từ chối trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến chủ
đầu tư của khu chợ Phố Hiến là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hoàng Phát
Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, trong khi UBND tỉnh tổ chức họp bàn thì bên
ngoài cổng UBND tỉnh Hưng Yên, rất nhiều tiểu thương đã tụ tập đề nghị được
xin bản photo giấy phép kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hoàng
Phát. Tuy nhiên, yêu cầu này chưa được đáp ứng.

7. Cháy chợ Hà Đông 20/6/2005

Vụ cháy lớn ở chợ Hà Đông đã được các lực lượng Công an Hà Tây dập tắt hồi 0h30' ngày
21/6. Trưa 21/6, trao đổi với PV Báo CAND, Công an thị xã Hà Đông đã xác định có 166/370
hộ kinh doanh ở khu B thuộc chợ này bị cháy hoàn toàn (trong đó có 66 hộ ngành hàng vàng
mã, 10 hộ ngành hành tỏi và 90 hộ ngành hàng hoa quả), chưa xác định được thiệt hại về tài
sản.

Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng Công an phường Nguyễn Trãi, đơn vị quản lý địa
bàn thì ngay sau khi nhận được tin cháy chợ, Công an phường đã tập hợp toàn bộ lực lượng
cùng bảo vệ chợ và nhân dân xung quanh tập trung chữa cháy, đồng thời báo về Công an thị
xã, Công an tỉnh Hà Tây huy động lực lượng và 9 xe chữa cháy nhanh chóng bao vây và
khống chế đám cháy ở khu B, không cho lan tỏa sang khu A và khu C, nơi 800 hộ tiểu thương
kinh doanh các mặt hàng vải sợi, quần áo, đồ điện, mỹ nghệ… Các lực lượng chức năng đã tổ
chức cho nhân dân sơ tán hàng hóa ra ngoài chợ một cách an toàn.

Có dư luận cho rằng, vụ cháy này có liên quan đến một số hộ kinh doanh trong chợ trước đó
đã phản đối chủ trương của UBND tỉnh Hà Tây và UBND thị xã Hà Đông xây lại chợ thành
nhiều tầng vì số hộ này xuất phát từ lợi ích cá nhân có địa điểm đẹp, không muốn xáo trộn
phải ra xung quanh chợ để kinh doanh.

Đại tá Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tây cho chúng tôi biết, nhận được tin về vụ
cháy, Công an tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, phối hợp với một số đơn vị thuộc Công an
Hà Nội để chữa cháy. Chỉ sau hơn nửa giờ, ngọn lửa đã được khống chế trên diện tích khoảng
1.000m2. Trước mắt, Công an tỉnh Hà Tây sẽ tổ chức khám nghiệm hiện trường, xác định
nguyên nhân vụ cháy, đồng thời bảo đảm an toàn tài sản toàn bộ khu vực còn lại.

8. Cháy chợ Quy Nhơn 16/12/2006

Sau vụ hỏa hoạn chợ Lớn Quy Nhơn xảy ra đêm 16-12-2006, đã có rất nhiều
thông tin phản ảnh về vụ cháy này trên báo chí và trong dư luận của nhân dân.
Trong đó, có những thông tin chưa được rõ, gây ngờ vực cho bà con tiểu thương
và nhiều người dân. Báo Bình Định trở lại vấn đề này từ những chứng kiến ban
đầu tại hiện trường, thông tin phía người dân, các cơ quan chức năng và đặc biệt
là kết quả điều tra của Bộ Công an về vụ cháy.

* Diễn biến vụ cháy


Vào hồi 19 giờ 45 phút ngày 16-12 đám cháy được phát hiện. Đến 20 giờ 3 phút
(sau 18 phút) Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhận được tin báo cháy
của người dân.
Hơn 5 phút sau, 2 xe đầu tiên của lực lượng PCCC có mặt tại hiện trường. Tiếp
theo, Ban chỉ đạo chỉ huy chữa cháy đã điều động được tổng lực tất cả các
phương tiện chữa cháy và phục vụ chữa cháy, gồm 14 xe chữa cháy của các đơn
vị: Cảnh sát PCCC, Trung đoàn 940 sân bay Phù Cát, Cảng Hàng không Quy
Nhơn, Nhà máy chế biến gỗ Duyên Hải; 23 xe bồn chở nước và 2 xe cẩu của
một số cơ quan; hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của các lực lượng Công an, Quân đội,
dân quân tự vệ… tham gia chữa cháy, giữ gìn trật tự và điều phối giao thông.
Đến 4 giờ sáng ngày 17-12-2006 (sau gần 8 tiếng) đám cháy cơ bản được khống
chế, nhưng đến 9 giờ ngày 17-12 đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Tuy
không thiệt hại về người, nhưng tài sản của bà con tiểu thương bị thiệt hại nặng
nề. Toàn bộ hàng hóa trong 2 dãy nhà 3 tầng và 1 dãy nhà 2 tầng với tổng diện
tích khoảng 5.000m2 bị cháy rụi. Chỉ có 1/2 dãy nhà 2 tầng của chợ có diện tích
khoảng 1.000m2, với 47 sạp hàng cùng 4 dãy phố xung quanh chợ được bảo vệ
và cứu khỏi ngọn lửa.
* Chủ quan, thiếu trách nhiệm dẫn đến cháy lớn
Theo báo cáo của Ban Quản lý chợ Lớn Quy Nhơn, Đội bảo vệ của chợ được
phân làm 2 ca trực (mỗi ca 3 người). Tuy nhiên tại thời điểm xảy ra cháy chợ,
người dân chỉ tìm được 2 bảo vệ, trong đó có 1 người trong tình trạng say rượu.
Riêng lãnh đạo Ban quản lý chợ hôm đó không trực và hơn 1 tiếng đồng hồ sau
khi xảy ra cháy mới có mặt.
Tuy tại chợ có trang bị hai máy bơm chữa cháy và 16 họng chữa cháy dọc vách
tường, cùng với một số bình chữa cháy bằng bột, thế nhưng do lực lượng bảo vệ
không có mặt ở chợ nên không khai thác, sử dụng được hệ thống chữa cháy
trong chợ. Nếu như bảo vệ có mặt và sử dụng kịp thời thì có thể sẽ dập tắt được
đám cháy ngay từ khi mới phát sinh.
Về công tác phòng chống cháy nổ, theo cơ quan điều tra, trong tất cả các lần
kiểm tra định kỳ về công tác an toàn PCCC tại chợ Lớn Quy Nhơn, lực lượng
kiểm tra đều phát hiện nhiều thiếu sót, không đảm bảo an toàn PCCC, nhất là về
việc bố trí, sắp xếp hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn; một số tiểu
thương thắp hương thờ cúng hay sử dụng nguồn lửa trần trong chợ… Ban Quản
lý chợ không thường xuyên trực tiếp kiểm tra an toàn PCCC mà chủ yếu giao
trách nhiệm cho nhân viên bảo vệ. Do báo cháy chậm và đám cháy không được
dập ngay từ đầu nên đã phát triển diện rộng, gây bùng phát cháy ra toàn bộ chợ,
việc chữa cháy coi như bất lực.
* Những bất cập của công tác PCCC
Ngay khi đám cháy xảy ra, cơ quan PCCC đã huy động toàn bộ lực lượng xe,
máy, thiết bị đến chữa cháy. Nhưng trong số 10 xe chữa cháy của lực lượng
PCCC chỉ có 5 xe còn sử dụng tốt, còn lại 5 xe đã qua sử dụng lâu năm, chất
lượng kém, thậm chí có những xe đang chờ thanh lý (nhưng do có cháy lớn nên
vẫn phải điều động đi chữa cháy). Mặt khác, trong lúc cháy thì có gió to và liên
tục đổi chiều nên cháy phát triển nhanh và khó dập tắt; lực lượng và phương tiện
PCCC của CA Bình Định quá mỏng lại thiếu các phương tiện, dụng cụ phá dỡ
(chỉ có kìm cộng lực và búa) trong khi các cửa chợ đều bị khóa trong và khóa
ngoài nên việc phá khóa, phá cửa gặp nhiều khó khăn. Kiến trúc chợ là kiểu cũ
như hình hộp kín lại xây dựng từ lâu và mái lợp tole nên gây khó khăn cho việc
chữa cháy.
Về hệ thống nước chữa cháy trong chợ, Cục Cảnh sát PCCC xác minh: thiết bị
liên kết từ máy bơm đến bể nước có 2 đoạn, đoạn phía trên bằng kim loại, đoạn
phía dưới bằng nhựa (nối từ miệng bể tới đáy nước). Trước khi cháy 2 đoạn ống
này vẫn liên kết với nhau, khi vụ cháy xảy ra đoạn ống nhựa bị cháy còn lại 1,77
m được tìm thấy dưới đáy bể. Xác minh việc lực lượng chữa cháy điều chuyển 2
chiếc xe chữa cháy đầu tiên đến hiện trường trong tình trạng một xe chết máy và
một xe không chứa nước, Cơ quan điều tra cho biết: tham gia chữa cháy có 2
loại, một loại xe có téc nước và một loại không có téc nước, chỉ có máy bơm để
tiếp nước lấy từ các trụ cho các xe chữa cháy. Tất cả các xe có téc khi chạy đến
đám cháy đều có nước. Chiếc xe bị chết máy là chiếc xe Din 131 của Liên Xô
cũ, sử dụng từ năm 1982 đang chờ thanh lý, nhưng do cháy lớn nên đã phải điều
hết để tận dụng có thêm đầu xe phục vụ cho chữa cháy

Ngày 12/9, Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét
xử lại vụ án cháy chợ Lớn Quy Nhơn sau gần 4 năm kể từ khi tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm
của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.

Vụ án chuyển lại cho cấp sơ thẩm tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra vào
cuối tháng 10/2008.
Vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn xảy ra chiều tối 16/12/2006, gây thiệt hại tài sản
hơn 134 tỉ đồng, trong đó có hơn 124 tỉ đồng của 805 hộ tiểu thương kinh doanh
38 ngành hàng tại chợ.

Trong lần xét xử sơ thẩm trở lại này, có 5 bị cáo gồm: Đỗ Thanh Tâm, 56 tuổi,
nguyên trưởng ban quản lý chợ; Đỗ Thanh Tân, 64 tuổi, nguyên phó ban quản lý
chợ, kiêm đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy chợ; Phạm Viết Ngò, 52 tuổi,
nguyên đội phó đội bảo vệ chợ và Nguyễn Thành Hải, 60 tuổi, Đoàn Bình, 58
tuổi, nguyên là nhân viên bảo vệ chợ bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng” với tình tiết phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Các bị cáo trước vành móng ngựa - Ảnh: Xuân Nguyên

Riêng đối với bà Võ Thị Thúy Vân, tiểu thương buôn bán tạp hóa tại sạp hàng
số 4, theo kết luận lần hai của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an ngày
19/11/2009 đã loại trừ nguyên nhân gây cháy chợ Lớn Quy Nhơn là do động cơ
quạt điện xuất phát từ sạp hàng của bà Vân và không đủ điều kiện để đưa ra kết
luận nguyên nhân gây cháy chợ nên ngày 12/12/2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra
- Công an
tỉnh Bình
Định đã đình Trước đó, tháng 5/2008, vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh
chỉ điều tra Bình Định đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Đoàn Đình Tri 11
đối với bà năm tù, Võ Thị Thúy Vân 8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về
Vân. phòng cháy chữa cháy”. Các bị cáo Đỗ Thanh Tâm 3 năm tù; Đỗ
Thanh Tân 30 tháng tù; Phạm Viết Ngò 8 năm tù; Nguyễn Thành
Đối với ông Hải và Đoàn Bình có cùng mức án 5 năm tù. Đến cuối tháng
Đoàn Đình 10/2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã
Tri, 48 tuổi, tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân
nguyên nhân tỉnh Bình Định đối với các bị cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho cấp
viên đội bảo sơ thẩm tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra.
vệ chợ, có
hành vi phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thấy không cần thiết truy tố nên đã đình chỉ
điều tra miễn nhiệm trách nhiệm hình sự vào ngày 15/9/2010.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, các bị cáo Đỗ Thanh
Tâm và Đỗ Thanh Tân đã không thực hiện đầy đủ những công việc được giao
theo quy chế làm việc của ban quản lý chợ như: không xây dựng phương án
phòng cháy chữa cháy; không tổ chức phân công lãnh đạo trực ngoài giờ để
thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ chợ cũng như phòng cháy chữa cháy,
không tổ chức cho các nhân viên phòng cháy chữa cháy thao tác vận hành máy
bơm chữa cháy… khiến họ xử lý lúng túng khi chợ cháy.

Còn các bị cáo Phạm Viết Ngò, Nguyễn Thành Hải, Đoàn Bình là nhân viên đội
bảo vệ kiêm phòng cháy chữa cháy chợ Lớn Quy Nhơn nhưng đã không thực
hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, không kịp thời phát hiện ra đám cháy tại sạp
hàng của bà Võ Thị Thúy Vân để dập tắt đám cháy ngay từ đầu.

Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn đã tuyên phạt: Phạm Viết Ngò 18 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo; Đỗ Thanh Tâm 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo,
3 bị cáo: Đỗ Thanh Tân, Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình, cùng mức án 9 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng”.

Riêng phần dân sự, quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra chưa xác định
thiệt hại chính xác đối với từng hộ tiểu thương nên Hội đồng xét xử đã quyết
định tách toàn bộ phần thiệt hại về tài sản do cháy chợ Lớn Quy Nhơn gây ra để
giải quyết bằng một vụ án dân sự khi các đương sự có yêu cầu.

9. Cháy chợ Vinh 20/6/2011

Cháy chợ Vinh, hơn 100 ki ốt bị thiêu rụi


20h tối 20/6, ngọn lửa bốc lên từ khu hàng lưới ngư cụ và thuốc bắc rồi lan rộng
ra các cửa hàng khác của chợ Vinh. Hàng trăm tiểu thương hoảng loạn giữa
vùng khói đen bao trùm hàng nghìn m2.
Các ki ốt bị cháy nằm cạnh nhau gồm ki ốt thuốc bắc, lưới ngư cụ đánh cá, sách
vở, đồ dùng và đồ điện... Tại hiện trường, hàng trăm tiểu thương cùng người dân
chạy rầm rập, tiếng hò hét chữa cháy, cứu hàng vang dội. Ngọn lửa bốc cao nghi
ngút, khói đen bao phủ toàn bộ khu vực đình chợ rộng hàng nghìn m2.
Ngọn lửa bốc lên lúc 20h. Ảnh: Nguyên Khoa.
Ngay khi nhận tin báo, các xe cứu hỏa và hàng trăm cảnh sát phòng cháy chữa
cháy, cảnh sát 113, cảnh sát giao thông, công an thành phố Vinh, công an các
phường lân cận chợ Vinh và cả lực lượng quân đội được huy động để tham gia
chữa cháy. Đại tá Nguyễn Xuân Lâm, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cũng có
mặt tại hiện trường chỉ đạo chữa cháy.

Thượng tá Trần Sỹ Phàng, Phó trưởng công an thành phố Vinh cho biết, đến
21h30, lực lượng cứu hỏa khống chế được ngọn lửa, không để lan ra các dãy ki
ốt khác nhưng trong các ki ốt, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy. Lực lượng cảnh sát
phòng cháy chữa cháy phải dọn đường, dùng búa và các dụng cụ khác đập phá
các cánh cửa cuốn bằng nhôm, đưa vòi rồng trực tiếp vào tận ngóc ngách các ki
ốt để dập lửa…
Hàng trăm cảnh sát đã được huy động đến hiện trường.
Ảnh: Nguyên Khoa
Đến 22h30, hàng trăm tiểu thương đã bắt đầu tiếp cận được ki ốt của mình. Tuy
nhiên, hơn 100 ki ốt đã bị thiêu rụi. Ngồi thẫn thờ bên cửa hàng thuốc bắc cháy
rụi, anh Trần Văn Trọng cho biết, thiệt hại của gia đình anh khoảng 300 triệu
đồng.

Chợ Vinh là khu chợ đầu mối lớn nhất bắc miền trung, sau nhiều lần bị cháy,
khu chợ mới được xây lại khang trang, hiện đại.

10.Cháy chợ Vinh

Cháy chợ Vinh, Nghệ An


374 quầy hàng may mặc sẵn, tạp hóa, điện dân dụng trong tổng số 900 quầy
hàng chợ tạm trên đường Cao Thắng và Ngô Đức Kế đã bị thiêu trụi, thiệt hại
ước tính nhiều tỷ đồng.

Lực lượng CA cùng


nhân dân nhanh chóng
dập lửa cứu hàng hoá. 7h15' ngày 23/3, ngọn lửa bùng phát giữa trung tâm chợ
Vinh (khu chợ tạm được dựng trên trục đường Cao
Thắng và đường Ngô Đức Kế, nhường mặt bằng chợ chính để xây mới). Khói
lửa xuyên qua lớp sương mù sáng sớm bốc cao, gây kinh động cả thành phố.

15 phút sau đó, Cảnh sát PCCC có mặt để dập tắt ngọn lửa. Đích thân Đại tá
Nguyễn Trọng Thanh, Giám đốc Công an thành phố cùng lãnh đạo UBND TP
Vinh có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ huy chữa cháy. Công an Nghệ An huy
động toàn bộ phương tiện, lực lượng gồm 20 xe cứu hỏa tại TP Vinh, thị xã Cửa
Lò, Đội Cảnh sát PCCC Bến Thủy và xe cứu hỏa sân bay Vinh đến chữa cháy.

Do địa hình khu chợ tạm chật hẹp, dân chúng đổ ra ngày một đông, kín đặc 4
km đại lộ Quang Trung và hai bên đường Cao Thắng, Ngô Đức Kế khiến cho xe
cứu hỏa cơ động khó khăn nên mặc dù rất nỗ lực, nhưng phải mất gần 2 giờ sau,
ngọn lửa mới được khống chế.

Theo thông tin ban đầu của Ban Quản lý chợ Vinh : 374 quầy hàng may mặc
sẵn, tạp hóa, điện dân dụng trong tổng số 900 quầy hàng chợ tạm trên đường
Cao Thắng và Ngô Đức Kế đã bị thiêu trụi, thiệt hại ước tính nhiều tỷ đồng.

Đến 10h trưa 23/3, Công an phường Hồng Sơn đã bắt 6 kẻ chôm chỉa, hôi của.
Ngay khi ngọn lửa vừa được khống chế, tại trụ sở Ban Quản lý chợ Vinh,
UBND TP Vinh đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp xác định nguyên nhân khả năng
do chập điện. Cuộc họp khẩn cấp này đã thống nhất kế hoạch bảo vệ hiện trường
phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy, khắc phục hậu quả, thống kê
thiệt hại, thu dọn hiện trường… và dựng lại chợ tạm để nhanh chóng đưa chợ
Vinh sớm vào hoạt động

11.Cháy chợ Đồng xuân 14/7/94

Vụ cháy chợ kinh hoàng nhất vẫn được nhiều người dân thủ đô nhắc tới đó là
vào đêm 14-7-1994, ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ chợ Đồng Xuân mới được xây
dựng lại trước đó ba năm. Sau cơn "đại hồng hỏa" nguyên nhân trực tiếp được
xác định là do chiếc quạt MD ở kiốt 293 bị om nhiệt trong khi công tắc vấn bật
gây cháy. Thiệt hại do vụ cháy này gây ra lúc bấy giờ lên tới 300 tỷ đồng.

12.Cháy chợ đông kinh

Cháy chợ lớn nhất Lạng Sơn


Xuất phát từ một ki-ốt bán giày dép, tối qua ngọn lửa đã nhanh chóng lan sang
khoảng 20 gian hàng liền kề ở chợ Đông Kinh, chợ lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, gây
thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Những người kinh doanh tại chợ cố gắng cứu hàng hóa, nhưng ngọn lửa quá
mạnh nên họ đành bất lực. Ảnh: Langson.name.
Theo những người chứng kiến, thời tiết hanh khô, những gian hàng liền kề hầu
hết chứa đồ gia dụng như chăn ga, gối đệm, giày dép, đồ nhựa... nên lửa lan
nhanh và bốc cháy dữ dội.
"Bà con kinh doanh tại chợ lại không được trang bị bình chữa cháy nên khi hỏa
hoạn đã không có biện pháp gì xử lý. Họ cũng khuân được rất ít hàng hóa ra
ngoài vì lửa quá lớn", anh Huy, một người dân địa phương, cho biết.
Khi lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến hiện trường thì đám cháy đã
lan ra khoảng 20 ki-ốt ở khu vực sân chợ. Rất may, những gian hàng bán đồ điện
tử, đồ gia dụng có giá trị cao ở khu vực trung tâm chưa bị bén lửa.
Chợ nằm ngay sát sông Kỳ Cùng nên sau khoảng một tiếng có mặt, lực lượng
cứu hỏa đã dập tắt được lửa. Ảnh: Langson.name.
Theo ước tính của một số người dân, tổng giá trị thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Cơ
quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Chợ Đông Kinh là chợ lớn nhất của Lạng Sơn, cũng là trung tâm mua sắm lớn
của vùng biên giới phía Bắc. Đây là lần đầu tiên chợ bị cháy.

13.Cháy chợ trung tâm Kbang 19/7/2016

Cháy chợ Kbang

Vụ cháy chợ lớn nhất huyện: Bới đống tro tàn mong vớt vát tài sản

Quá đau xót khi đống tài sản cháy thành tro bụi chỉ sau một đêm, nhiều tiểu
thương chợ trung tâm huyện Kbang (thị trấn Kanak, Kbang, Gia Lai) tuyệt vọng
bới trong đống tro tàn để mong tìm lại chút tài sản còn sót lại.
Chỉ trong vòng hơn 4 tiếng đồng hồ, nhiều tỷ đồng của các tiểu thương chợ
trung tâm huyện Kbang đã biến thành đống tro tàn. Hàng chục tiểu thương
đau xót, bần thần như người mất hồn. Đến 11h trưa cùng ngày (19/7), một
số tiểu thương quá xót của vẫn bần thần ngồi nhìn về phía đống tro bụi, một
số khác thì bới đống tro để mong tìm lại được chút tài sản chưa bị cháy…
Tiểu thương Lê Ngọc Phước (trú thị trấn Kanak) xót xa kể, gia đình ông kinh
doanh mặt hàng giày dép da. Khi vụ cháy xảy ra, con cháu ông ngủ lại ở ki ốt để
trông coi hàng hóa. May mắn gia đình ông không có ai bị thương nhưng tất cả
hàng hóa, tài sản, tiền mặt (khoảng 240 triệu đồng) trong ki ốt trị giá lên đến
trên 1 tỷ đồng đã hóa thành tro bụi.
Khi đám cháy đã được dập tắt, con trai ông Phước đã vào trong ki ốt bới móc
trong đống tro tàn, mong tìm lại được chút tài sản gì đó vẫn chưa bị “bà hỏa”
thiêu cháy. Ông Phước cho biết, vì vợ chồng ông đã lớn tuổi, trước đây nhà
riêng cũng bị kẻ gian đột nhập cạy cửa vài lần nên ông không dám để tiền mặt ở
nhà. Trong khi đó, vợ chồng con trai ông tối nào cũng ngủ lại tại ki ốt trên nên
toàn bộ tiền mặt, vàng của gia đình ông đều để trong két sắt tại ki ốt. Khi sự việc
xảy ra, do quá hoảng loạn và ngọn lửa bốc lên quá nhanh nên vợ chồng con trai
ông Phước chỉ kịp thoát thân và dắt được chiếc xe máy ra ngoài.
Sau khi đám cháy được khống chế, gia đình ông Phước mới vào được cửa tiệm
để khiêng két sắt ra ngoài. Do nhiệt độ quá nóng nên toàn bộ số tiền trong két
sắt đã bị cháy thành tro.
Nằm bên cạnh là ki ốt kinh doanh các mặt hàng cám, gạo… của ông Phan Văn
Lượng (65 tuổi, trú thị trấn Kanak). Vẫn chưa hết bần thần sau vụ cháy, ông
Lượng cho biết, ngoài hàng hóa thì gia đình ông có để 50 triệu tiền mặt cùng
giấy tờ nợ ở trong ki ốt nên cũng đã bị cháy theo; ước tính thiệt hại của gia đình
ông khoảng 350 triệu đồng.
Anh Phan Thành Vinh, con trai ông Phước kể lại, khoảng hơn 1h sáng, anh đang
ngủ tại ki ốt thì phát hiện cửa hàng bốc cháy. Bản thân anh Vinh nghĩ chỉ mình
ki ốt nhà mình bị cháy, nhưng sau đó anh phát hiện ra đám cháy xuất phát từ các
ki ốt khác và đã lan sang ki ốt nhà anh khiến lửa bùng phát rất nhanh. Lúc này,
anh Vinh chỉ kịp chạy thoát thân ra ngoài chứ không mang theo được tài sản gì.
Toàn bộ tài sản đã thành đống tro tàn, đến gần 12h trưa cùng ngày, tiểu thương
Trần Thị Liên (52 tuổi) chẳng buồn ăn uống gì mà vẫn ngồi dõi mắt về hướng ki
ốt bị cháy của nhà mình vì quá xót của. Bà Liên cho biết, thiệt hại của gia đình
bà khoảng 300 triệu đồng.
Lúc 1h40 cùng ngày xảy ra sự việc, bà nhận được tin báo cháy chợ, khi ra đến
nơi thì bà chỉ biết đứng nhìn tài sản của mình đang biến thành đống lửa: “Lúc đó
ai cũng gào khóc, tôi cũng vậy, đến giờ tim tôi vẫn còn đập mạnh, chân vẫn còn
run. Giờ tôi mong nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ, giúp bà con chúng tôi để chúng
tôi có thể buôn bán lại”, bà Liên khẩn cầu.

14.Cháy chợ Tân lộc 22/4/2012

Vụ cháy xảy ra khoảng 1g sáng nay 22-4, thiêu rụi 32 kiôt trong nhà lồng và 17
quầy hàng chợ Tân Lộc (huyện Thới Bình, Cà Mau). Ngọn lửa được khống chế
khoảng hai giờ sau đó.

Phóng to
Tiểu thương và cơ quan chức năng thu dọn đống đổ nát sau vụ cháy
Anh Phạm Hoàng Sơn - Phó ban quản lí chợ Tân Lộc, người phát hiện vụ cháy,
cho biết ngọn lửa bùng phát từ quầy hàng số 15 của bà Ngô Mỹ Châu, sau đó
cháy lan sang các quầy khác và kiôt trong nhà lồng chợ.

Hơn nửa giờ sau khi phát hiện vụ cháy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Dương
Tiến Dũng cùng Phó giám đốc CA tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Tươi và chính
quyền huyện Thới Bình kịp thời có mặt, huy động lực lượng gồm hơn 60 người
và 4 xe chữa cháy chuyên dụng dập lửa.

Gần 3g sáng cùng ngày, đám cháy được khống chế, dập tắt hoàn toàn.

Không có ai trọng thương trong vụ cháy nhưng lửa đã thiêu rụi gần như hoàn
toàn vật dụng, tài sản của 49 quầy hàng, kiôt trong chợ và tường, mái che…của
nhà lồng chợ, ước thiệt hại ban đầu trên 6,5 tỉ đồng.

Sáng cùng ngày, chính quyền địa phương chỉ đạo ngành chức năng giúp nhân
dân thu dọn đống đổ nát sau vụ cháy, đồng thời xuất ngân sách hỗ trợ bước đầu
cho những hộ bị ảnh hưởng trong vụ cháy với tổng số tiền 77 triệu đồng (mỗi hộ
nhận hỗ trợ từ 1-5 triệu đồng tùy mức độ thiệt hại).

Công an tỉnh Cà Mau đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nêu trên.

Mặt trước khu chợ bị cháy


32 kiôt trong nhà lồng và 17 quầy hàng chợ bị thiêu rụi

15.Cháy chợ Đồng Xa 22/12/2014

Chợ Đồng Xa cháy lớn trong đêm, thiêu rụi nhiều gian hàng
Thứ hai, 22/12/2014, 12:05 PM
Vào khoảng 0h ngày 22/12, một vụ hoả hoạn lớn xảy ra tại chợ Đồng Xa,
phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Nhiều người dân sống gần khu vực chợ Đồng Xa cho biết, vào khoảng 0h ngày
22/12, khi mọi người đang ở trong nhà thì bất ngờ nghe thấy tiếng nổ lét đét
kèm theo mùi khét như cháy cao su.

Lúc mở cửa thì thấy một quầy hàng ở cuối chợ Đồng Xa đang bốc cháy. Ngọn
lửa nhanh chóng bùng phát lớn và lan sang các gian hàng khác.

Ngay khi phát hiện ra đám cháy, lực lượng bảo vệ chợ đã nhanh chóng ứng cứu
tại chỗ và lực lượng cảnh sát PCCC. Sở cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Hà
Nội đã huy động gần chục xe chữa cháy đến khống chế hoả hoạn.
Chợ Đồng Xa cháy lớn trong đêm, thiêu rụi nhiều gian hàng. (Ảnh TTO)

Đến khoảng 1h sáng, đám cháy ở chợ Đồng Xa cơ bản được dập tắt.

Theo thống kê sơ bộ, vụ hoả hoạn đã thiêu rụi hơn chục gian hàng chủ yếu là
thực phẩm khô, đóng gói và đồ dùng gia đình.

Nguyên nhân ban đầu cháy chợ Đồng Xa được xác định do chập điện

Sáng nay 22/12, cơ quan chức năng đã khoanh vùng hiện trường, thu thập thông
tin để điều tra làm rõ vụ hoả hoạn xảy ra vào đêm ngày 22/12, tại chợ Đồng Xa.

16. Cháy chợ Thái Hòa 3/3/ 2016

Cháy chợ lớn nhất thị xã Thái Hòa

Vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại chợ Hiếu, TX Thái Hòa, Nghệ An rạng sáng 3-3 làm
nhiều cửa hàng bị thiêu rụi.
Một kiốt của tiểu thương tan hoang sau vụ cháy - Ảnh: Trần Dương
Sáng 3-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Phan Trung Tuyến - phó trưởng Công
an thị xã Thái Hòa - cho biết công an đang khám nghiệm hiện trường, thống kê
thiệt hại và điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại chợ Hiếu, P.Hòa Hiếu.
Thông tin ban đầu, khoảng 1g sáng 3-3, một số người dân phát hiện ngọn
lửa bốc lên từ một gian hàng phía Nam chợ Hiếu. Sau đó, ngọn lửa nhanh chóng
lan sang các gian hàng bên cạnh.

Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC số 3 Công an tỉnh Nghệ An, các
đơn vị quân đội, dân quân đã huy động gần 10 xe cứu hỏa cùng người dân tới
hiện trường dập lửa. Các tiểu thương cũng nhanh chóng di dời các tài sản, hàng
hóa ra bên ngoài.

Do các mặt hàng buôn bán chủ yếu là đồ nhựa nên ngọn lửa bùng phát dữ dội.
Khoảng gần 1 giờ sau ngọn lửa mới được khống chế. Gần 20 gian hàng của các
tiểu thương bị cháy, hư hỏng, nhiều tài sản, hàng hóa bị thiêu rụi.

Được biết, chợ Hiếu là chợ lớn nhất thị xã Thái Hòa. Năm 2010, chợ Hiếu cũng
từng xảy ra vụ cháy lớn làm thiêu rụi 30 gian hàng của các tiểu thương.
17. Cháy chợ Hải Hà 25/10/2013

Quảng Ninh: Cháy chợ Hải Hà, 150 ki-ốt bị thiêu rụi

(NLĐO)- Một đám cháy lớn đã bùng phát và thiêu rụi 150 ki-ốt của bà con tiểu
thương kinh doanh hàng hải sản tươi sống, hàng khô, hàng tạp phẩm tại chợ
Hải Hà (Quảng Ninh) vào tối qua 25-10.

Bà con tiểu thương bất lực đứng nhìn tài sản bị thiêu ra tro

Đám cháy được phát hiện vào khoảng 19 giờ 20 phút ngày 25-10 ở phía các ki-
ốt bên ngoài chợ Hải Hà (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh).

Ngay khi phát hiện đám cháy, lãnh đạo huyện Hải Hà cùng Cơ quan Phòng cháy
chữa cháy và các đơn vị chức năng khác đã có mặt kịp thời chỉ đạo và thực hiện
công tác chữa cháy.

Đến 20 giờ 55 phút, đám cháy cơ bản đã được dập tắt. Đến khoảng hơn 22 giờ
cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.

Theo thống kê ban đầu, vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người; khoảng 150
ki-ốt ngoài trời kinh doanh hàng hải sản tươi sống, hàng khô, hàng tạp phẩm bị
cháy.
Đêm 25-10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu huyện Hải Hà và các
lực lượng chức năng phối hợp tiếp tục kiểm tra, rà soát các đốm cháy để dập tắt
hoàn toàn, tránh những đám cháy âm ỉ gây bùng phát cháy trở lại. Đồng thời,
phân công các lực lượng chức năng tăng cường bảo vệ hiện trường và tiến hành
điều tra khám nghiệm hiện trường, xem xét nguyên nhân của vụ việc.

UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND huyện Hải Hà hỗ trợ mỗi hộ bị thiệt hại
từ 3 đến 5 triệu tùy theo mức độ thiệt hại. Kiểm đếm để có xác minh chính xác
con số thiệt hại

18.Cháy chợ Nhà Xanh

Chợ Nhà Xanh chìm trong khói lửa


Biển lửa bùng lên trong khu chợ Nhà Xanh (phố Phan Văn Trường, Hà Nội)
sáng 16/12 bất chấp cơn mưa kéo dài từ chiều qua. Khoảng 20 ki ốt đã bị thiêu
rụi trước khi ngọn lửa cơ bản được khống chế lúc 9h.
Theo người dân tại hiện trường, đám cháy bùng lên lúc hơn 6h sáng nay tại khu
vực bày bán quần áo của chợ Nhà Xanh và lan ra rất nhanh. Theo anh Nguyễn
Hưng, một tiểu thương có ki ốt kinh doanh trong chợ, đám cháy xảy ra lúc sáng
sớm khi các gian hàng vẫn chưa mở.

Lực lượng cứu hỏa vừa dập lửa vừa dùng búa, kìm phá khỏa nhiều gian hàng để
kéo, bới hàng hóa, đặc biệt là các loại quần áo ra khỏi khu vực cháy. Trước đó,
ngay khi phát hiện đám cháy, một số chiến sĩ quân đội ở gần khu vực chợ đã lao
vào khống chế đám cháy và di chuyển hàng hóa. Cơn mưa từ chiều qua do ảnh
hưởng của gió mùa cũng không đủ để cản ngọn lửa.
Lực lượng cứu hỏa tại hiện trường. Ảnh: Bá Đô
Tới 8h30, lực lượng cứu hỏa vẫn tiếp tục phun nước vào trung tâm vùng cháy và
các ki ốt lân cận để khống chế ngọn lửa. Khoảng nửa tiếng sau đó, ngọn lửa
trong chợ cơ bản được khống chế.

Theo thượng tá Tô Mạnh Thắng, Phó phòng hướng dẫn Phòng cháy chữa cháy
(Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội), lúc 6h40 sáng nay, nhận được tin báo cháy tại khu
vực chợ Nhà Xanh, sở đã điều 9 xe chữa cháy và 200 cán bộ chiến sĩ xuống hiện
trường. Nguyên nhân chính xác của vụ hỏa hoạn vẫn đang được làm rõ, tuy
nhiên theo nhận định nhiều khả năng là do chập điện.

Biết tin có cháy, tiểu thương kéo đến mỗi lúc một đông và nhiều người, bất chấp
nguy hiểm lao vào khu vực khói mù mịt để di chuyển hàng hóa. Đứng theo dõi
lực lượng chức năng không chế ngọn lửa, mẹ con cô Tô Thị Nga bật khóc. Cô
cho biết, để chuẩn bị cho dịp Tết nguyên đán sắp tới, cô cùng với các tiểu
thương đã nhập rất nhiều hàng hóa, đặc biệt là quần áo. Tới khoảng 8 giờ sáng
nay, gia đình cô mới biết tin chợ Nhà Xanh đang cháy lớn. Chạy vội tới nơi thì
gần như toàn bộ hàng hóa, trị giá khoảng 500 triệu đồng đã cháy rụi.
Một tiểu thương hơn 40 tuổi bất tỉnh khi biết tin gian hàng của
mình bị hỏa hoạn thiêu rụi. Ảnh: Bá Đô.
Một tiểu thương khác, nhà ở khu vực ga Hà Nội, có hai ki ốt kinh doanh quần áo
và giày dép trong chợ cho biết cũng vừa nhập khoảng 800 triệu tiền hàng về để
bán Tết. Giống như trường hợp của cô Nga, khi biết tin cháy chợ, chạy lên đến
nơi thì gần như không còn gì sót lại. Nhiều người khác, tiếc của đã gào khóc,
thậm chí có người bất tỉnh và được xe cứu thương đưa đi cấp cứu.

Theo thống kê, có khoảng 32 gian hàng bị cháy trong vụ hỏa hoạn. Hiện khói đã
tan hết, nhưng khu vực xung quanh chợ tiếp tục bị phong tỏa để lực lượng chức
năng làm nhiệm vụ.

Chợ Nhà Xanh nằm xen kẽ giữa các trung tâm, xí nghiệp sửa chữa và kinh
doanh ô tô. Chợ chủ yếu phục vụ đối tượng sinh viên của các trường đại học trên
địa bàn quận Cầu Giấy. Khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao
điểm, đặc biệt là chiều tối.

19.Cháy chợ Nhận tân 11/12/14

Hơn 2 tỷ đồng cháy rụi cùng chợ Nhật Tân


Vụ hỏa hoạn ở chợ Nhật Tân (Hà Nội) làm ảnh hưởng tới quá nửa số kios.
Nhiều tiểu thương rơi vào cảnh trắng tay.
25 gian hàng trong chợ Nhật Tân bị thiêu rụi. Ảnh: Phương Sơn.
Gần một ngày sau vụ hỏa hoạn ở chợ Nhật Tân (đường Âu Cơ, Tây Hồ), sáng
nay, lực lượng chức năng tiếp tục phong tỏa hiện trường để khám nghiệm và
điều tra nguyên nhân. Theo quan sát, khu chợ rộng hơn 4.000 m2, được ngăn
thành hàng chục kios nhỏ chừng 10 m2 với kết cấu khung thép, mái tôn bị đổ
sập, nhiều đồ đạc, hàng hóa tạp phẩm và số ít quần áo bị thiêu rụi.
Nhiều tiểu thương khuôn mặt hốc hác, thất thần, nhặt tìm những đồ còn sót lại
trong đám cháy. Tuy nhiên, phần lớn lượng hàng hóa đã biến thành tro sau một
giờ hỏa hoạn. Chị Hạnh, một tiểu thương 10 năm kinh doanh tạp hóa ở chợ Nhật
Tân cho biết, gia đình chị có 6 kios, phần lớn đều mới nhập hàng về bán phục vụ
Tết nhưng chỉ chạy kịp một ít, "còn lại thiệt hại tới gần một tỷ đồng, giờ thì
trắng tay rồi".
Không chỉ riêng chị Hạnh mà hàng chục tiểu thương khác đều lo lắng, đứng
ngồi không yên khi bỏ vốn để nhập hàng Tết, nay mất trắng.
Một tiểu thương vì xót của đã ngất lịm. Ảnh: Võ Hải.
Trao đổi với VnExpress, đại diện UBND phường Nhật Tân cho biết, dự kiến
chiều nay, phường sẽ họp bàn giải pháp hỗ trợ tiểu thương.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Thăng Long, chợ Nhật Tân có diện
tích khoảng 4.400 m2 với 48 gian hàng, phần lớn là cấp bốn, chủ yếu kinh
doanh tạp hóa. Vụ cháy đã thiêu rụi và làm ảnh hưởng tới 25 gian hàng trên diện
tích khoảng 500 m2.
"Qua kiểm đếm và ước tính ban đầu, thiệt hại sơ bộ là hơn 2 tỷ đồng", đại diện
Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Thăng Long nói.
Nhiều tiểu thương khẳng định nguyên nhân vụ cháy do chập điện. Tuy nhiên,
cảnh sát cho rằng phải điều tra và giám định mới có thể kết luận.

20.Cháy chợ trái cây thanh trị 8/10/2013

Cháy rụi chợ trái cây lớn nhất Mỹ Tho


Sau gần nửa giờ phát hỏa trưa 8/10, 63 quầy sạp trong chợ trái cây Thạnh Trị
ven sông Bảo Định ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cháy rụi.
Thượng tá Đoàn Văn Thanh, Trưởng công an TP Mỹ Tho cho biết, khu vực hỏa
hoạn là chợ trái cây đầu mối lớn nhất Mỹ Tho, nằm dọc theo đường Nguyễn Tri
Phương ở phường 4. Phía sau chợ là sông Bảo Định nên không chỉ xe chuyên
dụng mà ca nô chữa cháy cũng được huy động.
Chợ Thạnh Trị cháy ngùn ngụt trưa 8/10. Ảnh: Người lao động.
Lửa bén vào thùng xốp và bìa cát-tông đựng trái cây gây cháy nhanh. Hơn nửa
giờ sau, lửa được dập tắt, 63 quầy sạp cháy rụi. Rất may không có người thương
vong và dãy phố đối diện không bị ảnh hưởng.

Bước đầu nhà chức trách xác định, một tiểu thương thuê thợ hàn lại các khung
sắt vào trưa nay. Có thể máy hàn làm điện quá tải gây chập dẫn đến hỏa hoạn.

"Chủ vựa thuê thợ hàn khai mới nhập trái cây trị giá khoảng nửa tỷ đồng đã bị
cháy sạch. Các tiểu thương còn lại không còn nhiều hàng vì đã bán gần hết vào
buổi sáng. Có người không kịp lấy tiền ra khỏi hộc tủ trong vựa và tổng tài sản
thiệt hại chưa thống kê được", vị Trưởng công an TP Mỹ Tho nói.

21.Chợ Nọng Huế 3/4/2015

Cháy chợ ở Huế, tiểu thương thiệt hại 10 tỷ đồng


Sáng 3/4, lực lượng chức năng vẫn phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên
nhân vụ cháy chợ Nong tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông Hồ Trọng Cầu, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, cho biết thống kê sơ
bộ thiệt hại của vụ cháy chợ Nong tối 2/4 ở xã Lộc Bổn khoảng 10 tỷ đồng.
Ngay sau khi ngọn lửa được khống chế, lực lượng chức năng đã
phong tỏa hiện trường để khám nghiệm tìm nguyên nhân vụ cháy.
Ảnh: Đắc Đức.
Theo ông Cầu, có 38 quầy hàng của 21 hộ tiểu thương bị thiêu rụi trong vụ hỏa
hoạn, người thấp nhất cũng mất khoảng 70 triệu đồng. "Trước mắt UBND huyện
sẽ trích ngân sách hỗ trợ các hộ bị thiệt hại, mỗi hộ 3 triệu đồng", ông Cầu nói.

Trước đó khoảng 19h tối 2/4, chợ Nong (thôn Thuận Hóa, xã Lộc Bổn) bốc cháy
dữ dội. Theo một số nhân chứng, ngọn lửa phát ra từ tầng chính của chợ rồi lan
rộng sang các khu vực khác.

Chính quyền xã Lộc Bổn đã huy động các lực lượng cùng người dân chữa cháy,
nhưng do trời tối trong khi ngọn lửa bùng phát mạnh vì thời tiết khô nóng nên
không thể dập được.

Sau 30 phút xảy ra hỏa hoạn, nhiều xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sĩ phòng
cháy chữa cháy đã tiếp cận hiện trường. Đến khoảng 20h30 cùng ngày, đám
cháy cơ bản được khống chế. Hiện trường được phong tỏa đề phòng tình trạng
hôi của trong đêm tối.
Bà Nguyễn Thị My Ly (bên trái) khóc nức nở khi có 2 lô hàng
quần áo, chăn màn bị cháy rụi, thiệt hại hơn 800 triệu đồng.
Ảnh: Đắc Đức.
Ông Trần Văn Hoa, Chủ tịch xã Lộc Bổn cho hay, chợ Nong có 168 hộ đăng ký
kinh doanh trên tổng diện tích 1.500 m2. Trước thời điểm cháy, đã có 154 hộ
đăng ký quầy hàng và được chuyển sang chợ Nong mới (thôn Bình An, cách chợ
cũ khoảng một km). Hỏa hoạn thiêu rụi hàng hóa của các tiểu thương chưa di
dời.

22.Chợ Hải Điền 21/5/2016

Rạng sáng ngày 21.5, chợ mới Điền Hải (xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên - Huế) bốc cháy, trên 20 gian hàng của các tiểu thương bị thiêu rụi
trước khi ngọn lửa được khống chế.
Thông tin ban đầu được biết, vào khoảng 3h sáng cùng ngày, người dân phát
hiện ngọn lửa bốc lên từ khu vực đình chợ rồi cháy lan ra các khu vực xung
quanh.
Người dân, cùng chính quyền địa phương tiến hành dập lửa, di chuyển hàng hóa
ra ngoài và báo lực lượng PCCC Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đã có 4 xe chữa cháy cùng 50 cán bộ chiến sĩ được điều động đến hiện trường
khống chế đám cháy vào lúc 4h sáng cùng ngày. Thống kê thiệt hại ban đầu, đã
có trên 20 lô hàng (tổng số 168 lô) tại chợ này đã bị cháy, trong đó có 11 lô vải,
8 lô gạo và một số lô hàng hóa dễ cháy khác.
Đại tá Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã trực tiếp có
mặt tại hiện trường chỉ đạo việc dập tắt đám cháy, cứu người và tài sản, đồng
thời chỉ đạo điều tra làm rõ nguyên nhân...
Các cơ quan liên quan cũng đã họp bàn và quyết định hỗ trợ trước mắt mỗi hộ
tiểu thương bị thiệt hại 5 triệu đông nhằm ổn định đời sống.

Nhiều hàng hóa đã được các lực lượng chức năng địa phương cùng người dân
di chuyển ra ngoài. Ảnh: T.T

23.Chợ Ngã Tư Sòng – Quang Trị 23/3/2016

Tiểu thương Quảng Trị nhìn hàng cháy rụi


Ngọn lửa bùng lên trong một tiếng đồng thiêu rụi hoàn toàn 15 gian hàng chén
bát và vàng mã ở chợ Ngã Tư Sòng (huyện Cam Lộ, Quảng Trị).
Vụ cháy trong một tiếng khiến 15 gian hàng bị cháy rụi.
Ảnh: Hoàng Táo
Khoảng 18h30 ngày 22/3, ngọn lửa bất ngờ bùng lên ở một gian hàng chén bát
tại chợ Ngã Tư Sòng (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) rồi nhanh chóng lan rộng sang
các gian hàng khác.

Bà Cúc, một tiểu thương đang dọn hàng cạnh nơi xảy cháy cho biết: “Ngọn lửa
bùng lên quá nhanh, trong khi gian hàng bị cháy khóa cửa nên tôi chỉ kịp la lên
mà không dập lửa được. Trong phút chốc lửa lây lan rộng ra”.

Chứng kiến hàng hóa, tài sản bị thiêu rụi, nhiều tiểu thương đứng bên ngoài bất
lực khóc ngất.

Ngay khi nhận tin, cảnh sát chữa cháy Quảng Trị cử 5 phương tiện cùng hàng
chục cán bộ, chiến sĩ có mặt dập lửa. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, ngọn lửa
cơ bản được khống chế.

Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng khiến 15 gian hàng chén bát, vàng
mã bị thiêu rụi hoàn toàn.

Tổng kết :

1. Thời gian cháy: tập trung vào dịp trước tết khoảng 1,2 tháng, mùa hè nắng
nóng. Thời gian cháy vào lúc đếm hoặc rạng sang khi chỉ có 1 vài hộ đến
2. Xe chữa cháy thường đến sau khoảng 1 tiếng
3. Nguyên nhân phần đông do chập điện

You might also like