Luận Văn - final Ver 2 (Beggs & Brill)

You might also like

You are on page 1of 85

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC HÌNH ............................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THU GOM Ở MỎ ĐẠI HÙNG ........... 10
1.1.Giàn xử lý trung tâm DH-01 ............................................................................................... 12
1.1.1.Khối thượng tầng ............................................................................................................. 12
1.1.2.Các trang thiết bị ngầm .................................................................................................... 14
1.2.Giàn đầu giếng .................................................................................................................... 16
1.2.1.Khối thượng tầng giàn đầu giếng DH-02......................................................................... 16
1.2.2.Khung dẫn hướng khoan và chân đế giàn đầu giếng DH-02 ........................................... 17
1.3.Phân loại đường ống trong khu vực phạm vi nội mỏ.......................................................... 20
1.3.1Tại khu vực giàn DH-01 ................................................................................................... 20
1.3.1.1.Đường ống thu gom ...................................................................................................... 20
1.3.1.2.Đường ống xả ............................................................................................................... 23
1.3.1.3.Đường ống vận chuyển ................................................................................................. 24
1.3.2.Tại khu vực giàn DH-02 .................................................................................................. 25
CHƢƠNG II: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH NĂNG TUYẾN THU GOM KÍN TỪ
GIÀN DH-02 ĐẾN GIÀN DH-01 ................................................................................ 27
2.1.Đặc tính tuyến ống .............................................................................................................. 27
2.1.1.Cụm phóng và nhận con thoi ........................................................................................... 27
2.1.2.Tuyến ống cứng ............................................................................................................... 29
2.1.3.Đoạn ống tĩnh................................................................................................................... 31
2.1.3.1.Sơ đồ bố trí tuyến ống ................................................................................................... 31
2.1.3.2.Đặc điểm tuyến ống tĩnh ............................................................................................... 34
2.1.4.Đoạn ống động ................................................................................................................. 37
2.1.4.1.Sơ đồ bố trí tuyến ống ................................................................................................... 37
2

2.1.4.2.Đặc điểm tuyến ống ...................................................................................................... 39


CHƢƠNG III: CẤU TRÚC DÒNG NHIỀU PHA TRONG ĐƢỜNG ỐNG .......... 43
3.1.Mô hình một pha lỏng hoặc khí .......................................................................................... 43
3.2.Mô hình hỗn hợp hai pha lỏng-khí ..................................................................................... 43
3.2.1.Dòng chảy trong tuyến ống ngang ................................................................................... 44
3.2.2.Dòng chảy trong tuyến ống đứng..................................................................................... 46
3.3.Mô hình hỗn hợp hai pha lỏng-khí cùng với pha rắn.......................................................... 48
CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN CHUYỂN
HỖN HỢP DẦU KHÍ TỪ DH-02 SANG DH-01 Ở MỎ ĐẠI HÙNG ..................... 50
4.1.Mối quan hệ dòng hai pha theo Beggs và Brill................................................................... 50
4.1.1.Các thành phần tổn hao áp suất trong ống ....................................................................... 50
4.1.2.Lý thuyết dòng đa pha ..................................................................................................... 50
4.1.2.1.Tổn hao do ma sát ......................................................................................................... 51
4.1.2.2.Thành phần áp suất thủy tĩnh ........................................................................................ 51
4.1.3.Các thông số tính toán ..................................................................................................... 52
4.1.3.1.Vận tốc riêng ................................................................................................................. 52
4.1.3.2.Tác dụng của phần chất lỏng thực tế ............................................................................ 52
4.1.4.Tính toán tổn hao thủy tĩnh .............................................................................................. 57
4.1.5.Tính toán tổn hao áp suất do ma sát................................................................................. 59
4.2.Tính toán thủy lực đường ống cho năm 2014 ..................................................................... 61
4.2.1.Tính toán tổn hao cho áp suất bình tách làm việc ở 14 bar ............................................. 61
4.2.2.Tính toán cho áp suất ở chế độ 20 bar và 25 bar ............................................................. 76
4.2.3.Tổng hợp tính toán cho các năm còn lại .......................................................................... 76
4.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả vận chuyển ........................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 83
3

PHỤ LỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ lô 05-1a, Mỏ Đại Hùng ....................................................................... 10

Hình 1.2: Thiết bị nội Mỏ Đại Hùng, lô 05-1a .............................................................. 11

Hình 1.3: Giàn DH-01 .................................................................................................... 13

Hình 1.4: Sơ đồ xử lý Giàn DH-01 ................................................................................ 15

Hình 1.5: Giàn đầu giếng DH-02 ................................................................................... 16

Hình 1.6: Chân đế giàn đầu giếng DH-02 ...................................................................... 18

Hình 1.7: Sơ đồ xử lý giàn DH-02 ................................................................................. 19

Hình 2.1: Sơ đồ cụm phóng và nhận thoi ....................................................................... 28

Hình 2.2: Sơ đồ tuyến ống thép cứng............................................................................. 29

Hình 2.3: Điểm kết nối ống cứng và ống mềm tại đáy biển .......................................... 30

Hình 2.4: Sơ đồ mốc 0÷1,000m ..................................................................................... 32

Hình 2.5: Sơ đồ mốc 1,000÷2,250m .............................................................................. 32

Hình 2.6: Sơ đồ mốc 2,250÷3,500m .............................................................................. 33

Hình 2.7: Sơ đồ mốc 3,500÷4,497m .............................................................................. 34

Hình 2.8: Sơ đồ bố trí các lớp ........................................................................................ 36

Hình 2.9: Sơ đồ bố trí tuyến ống động ........................................................................... 38

Hình 2.10: Sơ đồ pheo neo trung gian ........................................................................... 38

Hình 2.11: Sơ đồ bố trí các lớp ...................................................................................... 40

Hình 2.12: Sơ đồ kết nối tuyến ống với giàn DH-01 ..................................................... 42

Hình 3.1: Sơ đồ dòng chảy tầng ..................................................................................... 43

Hình 3.3: Các dạng dòng chảy trong tuyến ống ngang .................................................. 45
4

Hình 3.4: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng khí......................................................... 45

Hình 3.5: Các dạng dòng chảy trong tuyến ống đứng ................................................... 47

Hình 3.6: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng khí......................................................... 48

Hình 3.6: Dạng dòng chảy khi tồn tại pha rắn ............................................................... 49

Hình 4.1: Quan hệ giữ hệ số ma sát hỗn hợp và tỷ phần lỏng đầu vào .......................... 64

Hình 4.2: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 14 bar .................................................................... 78

Hình 4.4: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 25 bar .................................................................... 80


5

PHỤC LỤC BẢNG


Bảng 1.1: Thông số giàn DH-01 ................................................................................. 12

Bảng 1.2: Chiều dài tuyến ống mềm khai thác các giếng ........................................... 21

Bảng 1.3: Thông số kỹ thuật ống mềm .......................................................................... 21

Bảng 2.1: Đặc tính ống................................................................................................... 30

Bảng 2.2: Đặc tính tuyến ống tĩnh ................................................................................. 34

Bảng 2.3: Thông số các lớp tuyến ống tĩnh ................................................................... 35

Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật chi tiết .............................................................................. 36

Bảng 2.5: Đặc tính tuyến ống động ................................................................................ 39

Bảng 2.6: Thông số các lớp tuyến ống động .................................................................. 39

Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật chi tiết .............................................................................. 40

Bảng 4.1: Thông số khai thác cho các năm.................................................................... 61

Bảng 4.2: Tóm tắt tổn hao áp suất và chế độ dòng chảy năm 2014 ở 20 bar và 25 bar 76

Bảng 4.3: Tổng hợp tổn hao áp suất và dạng dòng chảy cho các năm .......................... 77
6

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sỹ kỹ thuật này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình
hình thực tế và dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Xuân Lân.
Các số liệu, mô hình và kết quả trong luận văn là trung thực, tên đề tài và luận
văn không trùng lặp với bất cứ luận văn nào trước đó.

Học viên

Hoàng Mạnh Hùng


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giàn đầu giếng mỏ Đại Hùng (DH-02) tập trung vào khai thác tại khối N, được
đưa vào khai thác tháng 11/2011. Giàn DH-02 được thiết kế là giàn không người ở,
mọi quá trình liên quan tới vận hành đều được điều khiển từ giàn xử lý trung tâm
DH-01. Hiện tại đang ở giai đoạn đầu của quá trình khai thác với áp suất vỉa lớn và
có khả năng khai thác tự phun, tự vận chuyển về giàn DH-01. Khi mỏ ở trong giai
đoạn thiết kế và tính toán, các thông số khai thác (lưu lượng dầu, khí và tính chất
dầu-khí) đều dựa trên kết quả thử vỉa, thí nghiệm và mô hình dòng chảy trong tuyến
ống đều dựa trên kết quả này dẫn tới chưa có tính thực tiễn. Sau một thời gian khai
thác, các thông số khai thác đã được xác định lại và có sự khác biệt lớn so với thời
điểm nghiên cứu ban đầu. Do đó cần thiết phải xác định lại mô hình dòng chảy trong
tuyến ống, để từ đó xác định được ảnh hưởng của các chế độ dòng chảy này lên
tuyến ống, cũng như tác động tới quá trình vận hành nội mỏ.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đính chính của đề tài là xác định mô hình dòng chảy chính đang tồn tại
trong tuyến ống vận chuyển chất lưu khai thác từ giàn đầu giếng DH-02 sang giàn xử
lý trung tâm DH-01 trong tương lai, khi các dự án mới được triển khai tại khu vực
mỏ như đưa thêm vào khai thác các giếng mới, thu gom khí đồng hành... Dựa trên
mô hình dòng chảy đó, tính toán được tổn hao áp suất trong quá trình vận chuyển và
so sánh với tổn hao thực tế, khi có sự khác biệt, từ đó điều chỉnh các thông số để phù
hợp với điều kiện thực tại. Dựa trên thông số đã điều chỉnh, tính toán các thông số
sao cho phù hợp với các chế độ khai thác trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc tính toán tổn hao áp suất sau khi đã xác
định được mô hình dòng chảy trong tuyến ống vận chuyển từ giàn DH-02 sang DH-
01 tại các phân đoạn có chênh cao khác nhau. Cụ thể tại 05 phân đoạn ống xuyên
8

suốt nội mỏ (đoạn ống đứng từ giàn DH-02 xuống đáy biển, đoạn bằng từ đáy biển
tới giàn DH-01, đoạn nằm vắt lên phao đỡ trung gian, đoạn thả tự do trong nước biển
và đoạn lên trên giàn DH-01).
4. Nội dung nghiên cứu
Việc tính toán thủy lực sẽ dựa chế độ dòng chảy trong tuyến ống thuộc chế độ
dòng chảy nào (dòng chảy tầng, dòng chảy rối, dòng phun, dòng nút, dòng vành
xuyến, dòng chuyển tiếp và dòng tràn). Sau khi đã có tính toán đầy đủ về chế độ
dòng chảy, xác định tổn hao áp suất cuối cùng tại đoạn cuối tuyến ống lưu lượng dầu
và khí cần yêu cầu vận chuyển theo các giai đoạn khác nhau đồng thời dựa trên cơ sở
thực tiễn nội mỏ (yếu tố vận hành của các thiết bị).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nhằm đánh giá được tác động tổn hao áp suất trên tuyến ống, mối quan hệ
dòng chảy đa pha trong tuyến ống của Beggz và Brill được áp dụng cho đề tài. Lý
thuyết Beggz và Brill sẽ dựa trên lưu lưu lượng dầu-khí yêu cầu cần vận chuyển, xác
định ngược lại thể tích thực trong quá trình vận chuyển. Trên cơ sở đó tính toán tỷ
phần chất lỏng tại các đoạn ống, hệ số dòng (hệ số Froude) và các mối quan hệ dòng
chảy giữa pha lỏng và pha khí để các định tỷ trọng thực, hệ số ma sát thực, độ nhớt
thực...Các thông số trên sẽ được phục vụ cho công tác tính toán tổn hao áp suất tại
các đoạn ống có độc chênh cao khác nhau, dọc theo đường đi của tuyến ống từ giàn
DH-02 sang DH-01.
6. Các kết quả nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã chỉ ra được cụ thể mô hình dòng chảy tại các phân đoạn ống cũng như
tổn hao áp suất toàn bộ ở các chế độ khai thác khác nhau ở thời điểm hiện tại cũng
như tương lai ở các chế độ khai thác khác nhau. Dựa trên kết qủa đó để xác định các
biện pháp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại mỏ.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
9

Từ kết quả đạt được qua toán thủy lực, xác định được mô hình dòng chảy trong
tuyến ống ở các phân đoạn khác nhau, xung áp xuất biến thiên trong tuyến ống ở các
phân đoạn này có ảnh hưởng tới cấu trúc của tuyến ống hay không. Từ đó đưa ra giải
pháp tăng/giảm áp suất, lưu lượng dầu-khí nhằm đảm bảo tuyến ống không bị xung
động mạnh bởi biến thiên áp suất. Ngoài ra còn xác định được mức độ giảm áp trong
tuyến ống ở các chế độ lưu lượng khác nhau, từ đó xem xét chuyển đường dầu nhận
từ giàn DH-02 vào giàn DH-01 ở bình tách cấp nào sẽ phù hợp. Đảm bảo tuyến ống
được vận hành tối ưu và hiệu quả.
8. Cấu trúc và khối lƣợng của đề tài
Luận văn được chia ra thành 04 chương riêng biệt, cụ thể Chương I sẽ giới
thiệu tổng quát về sơ đồ thu gom nội mỏ. Chương II sẽ đi chi tiết về các tuyến ống
thu gom hiện hữa, Chương III sẽ nêu lý thuyết cụ thể về mô hình dòng chảy có thể
tồn tại trong tuyến ống đứng và ống xiên ở các chế độ lưu lượng khác nhau và cuối
cùng Chương IV sẽ tập trung vào việc tính toán mô hình dòng chảy cũng như áp suất
tổn hao trong toàn bộ tuyến ống, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho quá trình vận
chuyển. Khối lượng tính toán của đề tài là rất lớn với đầy đủ mô hình khai thác ở
thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
10

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THU GOM Ở MỎ ĐẠI HÙNG

Mỏ Đại Hùng thuộc lô 05-1a, nằm phía Đông-Bắc Bồn trũng Nam Côn Sơn, cách bờ
khoảng 250km (Hình 1.1), Mỏ được khai thác tại khu vực có mực nước sâu trung bình
110m.

Hình 1.1: Sơ đồ lô 05-1a, Mỏ Đại Hùng

Sử dụng giàn bán tiềm thủy (Floating Production Unit -FPU) DH-01 kết nối với 12
giếng ngầm. Dầu được khai thác từ 11 giếng, giếng còn lại dùng cho công tác bơm ép
(giếng 4P thuộc khối L) duy trì áp suất vỉa. Có 03 giếng tạo thành cụm ngay dưới giàn
(1P, 2P và 3P) trong khi các giếng khác có vị trí xa giàn DH-01 (4X, 4P, 5P, 6P/7P,
7X, 8P, 9P, 10P và 12X. Các giếng được kết nối với giàn DH-01 thông qua 01 đường
11

ống khai thác mềm và 01 đường ống mềm dùng cho công tác tuần hoàn, thu và nhận
thoi đường kính ống 75mm và mỗi giếng có 01 đường điều khiển thủy lực điều khiển
hệ thống thiết bị ngầm. Dầu thô khai thác từ giếng được xử lý trên giàn DH-01 sau đó
được bơm sang tàu chứa nổi, tàu được neo giữ tại vị trí thông qua phao neo tàu. Dầu
thô được bơm tới phao neo tàu thông qua 02 đường ống mềm có đường kính trong
150mm, sau đó từ phao neo tàu dầu được đẩy sang tàu chứa bằng ống mềm nổi. Khí
tách ra khỏi dầu được đốt tại chỗ và không có thiết bị thu gom khí trên giàn DH-01.

Giàn DH-02 là giàn đầu giếng cố định, được thiết kế không người ở, hiện tại khai thác
dầu từ 06 giếng (12P, 13P, 14P, 15P, 16P và 17P). Chất lưu từ giếng được tách khí
thông qua bình tách cao áp, dầu được dẫn sang giàn DH-01 cho công tác tách sâu
thông qua 02 đường ống mềm đường kính 150mm với khoảng cách 5km, khí được đốt
bỏ. Toàn bộ hoạt động vận hành trên giàn được điều khiển thông qua 01 dây cáp
ngầm. (Hình 1.2)

FPU
6P/7P
DH-01

9P
10P
WHP-DH-02 4X 4P

5P
MDB
MDB
1P

3P
2P
CALM
7X Buoy

FSO
12X (11P)

Hình 1.2: Thiết bị nội Mỏ Đại Hùng, lô 05-1a


12

1.1. Giàn xử lý trung tâm DH-01

1.1.1. Khối thƣợng tầng


Giàn DH-01 (Hình 1.3) là giàn bán tiềm thủy do công ty Aker Engineering thiết
kế và xây dựng năm 1974 dưới dạng giàn khoan nổi. Năm 1984, công ty
Hamilton Oil hoán cải thành cụm giàn khai thác nổi dùng để khai thác tại Mỏ
Argyll/Duncan/Innes thuộc khu vực biển bắc của Mỹ. Đầu năm 1994 nó được
kéo tới lô 05-1a phục vụ khai thác khu vực mỏ Đại Hùng và dòng dầu đầu tiên
được khai thác tại đây vào tháng 10/1994. Giàn DH-01 được neo tại chỗ thông
qua hệ thống xích neo.
Bảng 1.1: Thông số giàn DH-01
Kích thước Chiều dài Pontoon 108,2 m
Chiều rộng thiết kế 67,36 m
Chiều dài boong chính 68,6 m
Chiều cao tới boong chính 36,6 m
Chiều rộng boong chính 60,92 m
Mớm nước tối đa 21,3 m
Tải trọng khô 10.886 MT
Lượng giãn nước 20.983 MT (ở mớn nước 21,3 m)
13

Hình 1.3: Giàn DH-01

Sơ đồ xử lý trên giàn DH-01 (Hình 1.4) bao gồm:


- Hệ thống bình tách gồm bình tách cấp 1 luôn duy trì ở áp suất 11 bar để cung
cấp khí cho chạy máy phát điện, bình tách đo cho kiểm tra thông số giếng,
bình tách cấp 2 và bình chứa.

- Hệ thống xử lý nước khai thác cho công tác xả biển, bao gồm các bình xoáy
ly tâm để tách dầu ra khỏi nước, bình chứa nước tách, hệ thống đo hàm
lượng dầu trong nước.

- Cụm phân dòng gồm các tuyến ống thu gom từ giếng, cụm phóng và nhận
thoi.

- Bồn thải kín chứa dầu trong quá trình vận hành từ các bình tách, cụm phân
dòng. Bồn thải hở chứa dầu xả, hóa chất từ công tác thí nghiệm, dầu/nhớt
thải từ động cơ, máy bơm,…

- Bình chứa dầu tạm chứa dầu được bơm lên từ bồn thải kín và hở cho quá
trình tách tạm thời trước khi được bơm đẩy trở lại và bình tách cấp 1

- Hệ thống tháp đuốc gồm cao áp (đốt khí từ bình tách cấp 1, bình tách đo,
14

bình tách cấp 2) và thấp áp (đốt khí bình chứa dầu tạm, bình chứa nước tách,
bồn thu gom kín).

1.1.2. Các trang thiết bị ngầm


- 12 đầu giếng ngầm trong đó có 06 đầu giếng ngầm thuộc loại cây thông khai
thác đứng (1P, 2P, 3P, 4P, 5P, 4X), 06 đầu giếng ngầm thuộc loại cây thông
khai thác nằm ngang (6P/7P, 7X, 8P, 9P, 10P, 12X).

- 04 pheo neo trung gian cho công tác nâng đỡ các tuyến ống, đường điều
khiển.

- 04 Đế tải trọng giữ các phao neo trung gian.

- 08 sợi xích kích thước 98mm, tổng chiều dài 9,200m, tổng trọng lượng 1,992
tấn.

- 08 sợi xích neo phao neo tàu kích thước 76mm, tổng chiều dài 5,824m, tổng
trọng lượng 736.736 tấn.

- 24 tuyến ông dẫn dầu khai thác từ các giếng với tổng chiều dài 36,201m.

- 12 tuyến ống điều khiển ngầm với tổng chiều dài 18,279m.
15

Hình 1.4: Sơ đồ xử lý trên Giàn DH-01


16

1.2. Giàn đầu giếng


Giàn đầu giếng DH-02 (Hình 1.5) với 12 giếng khoan nằm về phía Tây Nam so
với giàn DH-01 với khoảng cách xấp xỉ 5km. Giàn đầu giếng thuộc dạng giàn
vận hành không người. Hiện giàn DH-02 đang khai thác dầu từ 06 giếng (12P,
13P, 14P, 15P, 16P and 17P). 02 giếng cuối cùng (18P và 19P) dự định sẽ được
đưa vào khai thác cuối năm 2014

1.2.1. Khối thƣợng tầng giàn đầu giếng DH-02

Khối thượng tầng được thiết kế cho với 12 giếng khoan bao gồm 03 sàn chính:
sàn dưới sàn hầm (Sub cellar deck), sàn hầm (Cellar deck) và sàn chính (Main
deck). Bên cạnh đó một sàn sân bay được thiết kế, lắp đặt trên khối thượng tầng
để tiếp nhận trực thăng Eurocopter Supper Puma 332 L2 nhằm phục vụ công tác
vận chuyển người và thiết bị. Các cấu trúc khác trên khối thượng tầng bao gồm
một sàn tiếp cận đầu giếng, tháp đuốc, nơi tạm trú, phòng thiết bị chuyển mạch,
phòng biến áp và phòng điều khiển điện & thiết bị.

Hình 1.5: Giàn đầu giếng DH-02


17

Hệ thống thiết bị chính giàn DH-02 (Hình 1.7) bao gồm:

- Hệ thống bình tách và kiểm tra công nghệ (gồm bình tách cao áp và bình
tách thử nghiệm) với thiết bị đo lường dầu, khí đốt và nước.

- Hệ thống khí điều khiển.

- Hệ thống phóng thoi.

- Hệ thống dầu diesel.

- Hệ thống hóa chất (chống ăn mòn, khử nhũ tương và PPD).

- Cẩu diesel.

- Máy phát điện dự phòng diesel.

- Hệ thống đuốc cao áp.

- Hệ thống nước thải (kín) tích hợp với thiết bị lọc cao áp.

- Hệ thống nước thải (hở) và bể nước thải (hở).

Khối thượng tầng nặng khoảng 1,115 tấn, bao gồm:

- Kết cấu các sàn chính và hệ thống thiết bị 989 tấn.

- Tháp đuốc 51 tấn.

- Sàn sân bay 75 tấn.

1.2.2. Khung dẫn hƣớng khoan và chân đế giàn đầu giếng DH-02
Khung dẫn hướng khoan (Hình 1.6) sớm được sử dụng với mục đích khoan khi
chưa có giàn đầu giếng. Chân đế được thiết kế để lắp đặt bên trên khung dẫn
hướng khoan. Chân đế được giữ cố định bởi 4 cụm cọc, mỗi cụm với 02 cọc
váy.

Kết cấu chân đế nặng khoảng 6,388 tấn, bao gồm:


18

- Chân đế 4,520 tấn.

- Cọc váy 1,868 tấn.

- Khung dẫn hướng khoan.

Hình 1.6: Chân đế giàn đầu giếng DH-02


19

Hình 1.7: Sơ đồ xử lý giàn DH-02


20

1.3. Phân loại đƣờng ống trong khu vực phạm vi nội mỏ
1.3.1 Tại khu vực giàn DH-01
1.3.1.1 .Đƣờng ống thu gom

a) Ống thu gom mềm

Là toàn bộ tuyến ống thu gom sản phẩm khai thác từ 12 đầu giếng ngầm. Mỗi
giếng sẽ có 02 tuyến ống thu gom (tuyến thu gom chính và tuyến thu gom nhánh) dùng
cho việc vận chuyển luân phiên, gọi dòng và thu/phóng thoi. Tuyến ống này gồm 02
đoạn ống: đoạn dao động và đoạn cố định

Đoạn ống dao động: là đoạn từ điểm chạm đáy biển đi lên trên giàn DH-01. Đặc
điểm chung của giàn DH-01 là không ổn định, luôn có hoạt động di chuyển lên, xuống,
xoay và nó yêu cầu đoạn ống này phải tương thích với hoạt động đó ở giới hạn cho
phép. Thiết kế đoạn ống này chịu được sức uốn, kéo, nén, có độ đàn hồi, ...Nó được
kẹp chắc trên thân và được nâng đỡ bởi các phao neo trung gian nhúng chìm trong
nước, được sắp xếp theo dạng “steep S” hay “lazy S” (việc xắp xếp này phụ thuộc vào
sự kết nối tới đáy biển, đi lên tự do theo chiều thẳng đứng hay xếp lớp ở đáy biển trước
sau đó đi lên). Phần ống không bị kẹp (phần tự do) chịu tác động của sự di chuyển và
linh động, điều này tránh được vấn đề nâng kên, hạ xuống khi có hoạt động thủy triều
và các dòng hải lưu.

Đoạn ống cố định: chạy từ điểm chạm đáy biển tới đầu giếng ngầm. Đoạn ống
này không chịu dao động sóng và hoạt động nâng hạ, tuy nhiên nó chịu tác động dòng
hải lưu và các hoạt động dịch chuyển lớp đáy biển.
21

Bảng 1.2: Chiều dài tuyến ống mềm khai thác các giếng
Giếng Phần dao động (m) Phần cố định (m)
Cụm giếng dƣới Giàn
DH-1P (W1) 2 x 352
DH-2P (W2) 2 x 332
DH-3P (W3) 2 x 377
Cụm giếng xa Giàn
DH-4X (W4) 2 x 259 2 x 1,906
DH-4P (W6) 2 x 259 2 x 1,636
DH-5P (W5) 2 x 259 2 x 1,992
Cụm giếng mới
DH-6P/7P 302x306 1,869x1,936
DH-7X 2x298 1,475x1,503
DH-8P 2x298 1,407x1,420
DH-9P 305x304 1,307x1,321
DH-10P 2x305 1,332x1,340
DH-12X 2x298 1,464x1,468
Tổng chiều dài (m) 36,201

Bảng 1.3: Thông số kỹ thuật ống mềm

Phần dao Phần cố Phần dao Phần cố


Thông số Thông số
động định động định
Đường kính 141.6mm 130.08mm Trọng lượng 37.29 31.41kg/
ngoài không khí rỗng kg/m3 m3
Bán kính lưu trữ 1.08m 1.33m Trọng lượng 42.34 36.46kg/
chứa không khí kg/m3 m3
22

Bán kính làm 1.61m 1.33m Trọng lượng 21.14 17.78


việc chứa không khí kg/m3 kg/m3
trong môi
trường nước
biển
Độ cứng chống 6,364kNm2 4,974kNm2 Trọng lượng 26.19 22.83
uốn ở 230C chứa nước biển kg/m3 kg/m3
trong môi
trường nước
biển
Sức căng cuốn 5,493N 2,830N Áp suất vỡ ống 96.99 MPa 104.64
MPa
Độ dẫn nhiệt 3.77 w/m 5.45 w/m Áp suất vỡ 2.81 3.03
0 0
C C ống/Thiết kế
Độ dẫn nhiệt hiệu 0.37 w/m 0.46 w/m Áp suất biến 25.6 MPa 22.66
0 0
dụng C C dạng ống MPa
Hệ số truyền 15.76 w/m2 22.78 w/m2 Chiều sâu biến 2,546m 2,253m
0 0
nhiệt trung bình C C dạng ống
Độ bền xoắn ống Biến dạng 23.14 20.49
ở 230C: ống/Thiết kế
- Độ cứng góc 79 kNm2 53 kNm2 Sức căng đứt 1,055.6 kN 986.6 kN
cánh ống
- Độ cứng góc 167 kNm2 112 kNm2
- Độ cứng dọc 76.277 kN 75.393 kN
trục
23

b) Ống thu gom cứng

Toàn bộ tuyến ống được kết nối với đường ống mềm dao động lên tới cụm phân
dòng, tuyến ống dẫn tới ống gom vào bình tách và tuyến ống gom dẫn vào bình
tách (cấp 1 và bình đo). Tất cả đều được chế tạo bằng thép carbon

- Tuyến ống tới cụm phân dòng có đường kính 75mm, áp suất thiết kế
6.100psi.

- Tuyến ống dẫn tới ống gom vào bình tách có đường kính 100mm, áp suất
thiết kế 6.100psi.

- Tuyến ống gom dẫn vào bình tách cấp 1 có đường kính 400mm, vào bình
tách đo có đường kính 150mm và áp suất thiết kế 1.500psi.

1.3.1.2. Đƣờng ống xả

Bao gồm toàn bộ tuyến ống dẫn dầu, khí và nước đã qua phân đoạn tách

a) Đƣờng ống xả dầu

Là các tuyến ống dầu đã tách nước và khí từ bình tách cấp 1, bình tách đo xuống
bình tách cấp 2, từ bình tách cấp 2 xuống bình chứa và các đường dẫn từ bình
tách xuống các bồn chứa dầu thải kín và hở.

- Tuyến ống từ bình tách cấp 1 xuống bình tách cấp 2 có đường kính thay đổi
từ 200mm đến 300mm, áp suất thiết kế 300psi.

- Tuyến ống từ bình tách đo xuống bình tách cấp 2 có đường kính 150mm, áp
suất thiết kế 300psi.

- Tuyến ống từ bình tách cấp 2 xuống bình chứa có đường kính 200mm, áp
suất thiết kế 150psi.

- Các đường dẫn từ bình tách xuống bồn thải kín và hở chủ yếu có 02 cấp
đường kính 50mm và 75mm, áp suất thiết kế 150psi.
24

b) Đƣờng ống xả nƣớc

Là tuyến ống dẫn nước từ bình tách cấp 1 và bình tách đo tới khu vực xoáy ly
tâm nhằm loại bỏ dầu chứa trong nước trước khi xả ra biển

- Tuyến ống dẫn từ bình tách cấp 1 có đường kính thay đổi từ 150mm tới
200mm, áp suất thiết kế 150psi.

- Tuyến ống dẫn từ bình tách đo có đường kính 100mm, áp suất thiết kế
150psi.

c) Đƣờng ống xả khí

Là tuyến ống dẫn toàn bộ khí tách từ bình tách cấp 1, bình tách đo và bình tách
cấp 2 tới bình tách condensate, và đường dẫn khí từ bình tách condensate ra tháp
đuốc.

- Tuyến ống từ bình tách cấp 1 có đường kính từ 200mm tới 300mm, áp suất
thiết kế 150psi.

- Tuyến ống từ bình tách đo có đường kính từ 150mm tới 200mm, áp suất thiết
kế 150psi.

- Tuyến ống từ bình tách cấp 2 có đường kính 100mm, áp suất thiết kế 150psi.

- Tuyến ống xả lên tháp đuốc gồm ống cao áp có đường kính 300mm, thấp áp
có đường kính 150mm, áp suất thiết kế 150psi.

1.3.1.3. Đƣờng ống vận chuyển

Là tuyến ống vận chuyển dầu đã tách sạch khí và nước sang tàu chứa, nó bao
gồm đoạn ống thép cứng dẫn từ bình chứa qua máy bơm tới chân giàn và đoạn
ống mềm từ chân giàn sang tàu chứa.

- Đoạn ống cứng có đường kính 250mm, áp suất thiết kế150psi.


25

- Đoạn ống mềm từ chân giàn sang tàu chứa có đường kính 150mm, áp suất
thiết kế 203psi.

1.3.2. Tại khu vực giàn DH-02

a) Ống thu gom

- Là toàn bộ tuyến ống dẫn chất lưu khai thác từ các đầu giếng vào tới đường
gom bình tách cao áp, bình tách đo và đường gom vào bình tách cao áp, bình
tách đo.

- Tuyến ống từ giếng tới đường gom có đường kính 150mm, áp suất thiết kế
1.500psi.

- Tuyến ống gom tới bình tách cao áp có đường kính 700mm, áp suất thiết kế
1.500psi.

- Tuyến ống gom tới bình tách đo có đường kính 300mm, áp suất thiết kế
1.500psi.

b) Ống xả

- Bao gồm toàn bộ tuyến ống dẫn chất lưu khai thác đã tách khí sang giàn DH-
01, xuống bồn chứa kín, đường khí sang bình tách condensate và đường khí
từ bình tách condensate lên tháp đuốc.

- Tuyến ống dẫn sang giàn DH-01 gồm 02 đoạn: đoạn ống cứng và đoạn ống
mềm.

+ Đoạn ống cứng có đường kính 150mm, áp suất thiết kế 551psi.

+ Đoạn ống mềm có đường kính 150mm, áp suất thiết kế 551psi.

- Tuyến ống xuống bồn chứa kín có đường kính chủ yếu là 50mm và 100mm,
áp suất thiết kế 150psi.
26

- Tuyến ống sang bình tách condensate có đường kính thay đổi từ 400mm lên
tới 500mm, áp suất thiết kế 150psi.

- Tuyến ống lên tháp đuốc có đường kính 60mm, áp suất thiết kế 150psi.
27

CHƢƠNG II: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH NĂNG TUYẾN THU GOM KÍN TỪ
GIÀN DH-02 ĐẾN GIÀN DH-01

2.1. Đặc tính tuyến ống


02 tuyến ống được thiết kế cho công tác có thể vận chuyển tối đa lưu lượng
khai thác (25,000 thùng). Cặp đường ống này có thể cho phép liên thông với
nhau qua hệ thống van cách ly cho công tác bơm rửa hoặc tuần hoàn khi cần
thiết.
Các thành phần của tuyến ống bao gồm:

2.1.1. Cụm phóng và nhận con thoi


Cụm phóng thoi được đặt trên giàn DH-02, được nối với tuyến ống ngay phía
sau bình tách và được cách ly với chất lưu vận chuyển trong tuyến ống bằng các
cụm van cách ly.
Cụm nhận thoi được đặt trên giàn DH-01, được phân tách trên đường nhận chất
lưu từ DH-02 trước khi vào bình tách cấp 1, cấp 2 và bình chứa trên giàn DH-
01.
Trên cụm phóng thoi và nhận thoi (Hình 2.1) có các đồng hồ theo dõi áp suất
(theo dõi áp suất trong suốt quá trình phóng và nhận thoi, thông thường khi có
nhiều paraffin lắng đọng, áp suất đầu phóng luôn hiển thị mức cao, áp suất đầu
nhận hiên thị mức thấp) và cờ hiển thị (theo dõi tình trạng thoi đã đi hoặc đến
hay chưa, phần lá thép hiển thị sẽ gập xuống nếu thoi đã đi hoặc đến).
28

Cụm nhận
thoi

Cụm phóng
thoi

Hình 2.1: Sơ đồ cụm phóng và nhận thoi


29

2.1.2. Tuyến ống cứng


Là dạng ống cứng thép và được gắn dọc theo sườn chân đế của giàn tới bề mặt
đáy biển (Hình 2.2). Tuổi thọ của tuyến ống được thiết kế làm việc cho 20 năm

Tuyến ống
cứng

Hình 2.2: Sơ đồ tuyến ống thép cứng


30

Điểm cuối của tuyến ống được gắn với đoạn ống mềm bố trí trên bề mặt đáy
biển (Hình 2.3)

Khớp nối giữ


ống cứng và
mềm

Hình 2.3: Điểm kết nối ống cứng và ống mềm tại đáy biển

Bảng 2.1: Đặc tính ống

Thông số Tầng ngập


Đơn vị Tầng sóng
nƣớc

Chiều dài m 134,58

Đường kính ngoài mm 168,3 174,3

Đường kính trong mm 149,3


Chiều dày thành ống mm 9,5 12,5

Độ ăn mòn cho phép mm 4.5


Áp suất thiết kế barg 38
31

Áp suất cực đại barg 41,80


Áp suất làm việc thực barg 23,45
Nhiệt độ thiết kế °C -29÷110
Khối lượng riêng kg/m3 837÷893
Hệ số giãn nở nhiệt /°C 11,7 x 10-6
Hệ số truyền nhiệt W.m/°C 45
Tổng chiều cao nâng m 130
Góc nghiêng so với phương 0 15
thẳng đứng

2.1.3. Đoạn ống tĩnh


Đoạn ống mềm được bố trí trên bề mặt đáy biển sẽ được kết nối với đoạn ống
cứng dọc theo sườn chân đế và được dải dọc theo bề mặt đáy biển hướng về
phía giàn DH-01. Tuyến ống này được đặt nằm tự do trên bề mặt đáy biển.

2.1.3.1 Sơ đồ bố trí tuyến ống


a) Đoạn từ mốc 0 tới 1.000m

Trong khu vực bố trí 1.000m đoạn ống đầu tiên (Hình 2.4), bề mặt đáy biển
tương đối bằng phẳng. Bề mặt đáy biển chủ yếu là cát tinh, bên dưới lớp cát là
lớp sét mềm. Đoạn lõm sâu nhất thuộc đoạn chiều dài từ 250m tới 750m. Chênh
lệch độ cao lớn nhất trong đoạn này khoảng 1m.
32

0.000 250 500 750 1.000

100
Đáy biển
105
Chiều sâu (m)

110

115

120

125
Chiều dài (m)

Hình 2.4: Sơ đồ mốc 0÷1.000m

b) Đoạn từ mốc 1.000m tới 2.250m

Trong đoạn này, bề mặt đáy biển có sự chênh lệch độ cáo khá lớn tại hai vị trí,
trong khoảng 1.000m tới 1.250 m và khoảng 2.000m tới 2.250m. Cả hai vị trí bề
mặt đáy biển đều lõm xuống và độ chênh cao là khá lớn (khoảng 3m). Trong
khoảng 1.250 tới 2.000m bề mặt đáy biển rất bằng phẳng. (Hình 2.5)

1.000 1.250 1.500 1.750 2.000 2.250

100
Đáy biển
105
Chiều sâu (m)

110
115
120
125

Chiều dài (m)

Hình 2.5: Sơ đồ mốc 1.000÷2.250m


33

c) Đoạn từ mốc 2.250m tới 3.500m

Trong khu vực này địa hình bề mặt đáy biển rất ghồ ghề, trong khoảng 2.500m
tới 2.750m, bề mặt đáy biển nâng cao lên (chênh lêch độ cao khoảng 7m so với điểm
đầu), sau đó địa hình giảm xuống trong đoạn từ 2.750m tới 3.250m, tới điểm thấp nhất
ở chiều sâu 111m, từ đoạn 3.250m địa hình nâng dần lên tới chiều sâu khoảng 106m
trong đoạn từ 3.250m tới 3.500m. (Hình 2.6)
2.250 2.500 2.750 3.000 3.250 3.500

100
Đáy biển
105
Chiều sâu (m)

110

115

120

125

Chiều dài (m)

Hình 2.6: Sơ đồ mốc 2.250÷3.500m

d) Đoạn từ mốc 3.500m tới 4.497m

Trong đoạn này địa hình đáy biển ghồ ghề hơn so với đoạn trên, từ 3.500m tới
3.750 địa hình hạ xuống từ chiều sâu 108m tới chiều sâu 110m và nâng lên tới chiều
sâu 106m. Đoạn từ 3.750m tới 4.000 địa hình lõm hẳn xuống, từ độ sâu 106 xuống
111m. Đoạn còn lại địa hình nâng lên từ 111m tới 106m. (Hình 2.7)
34

2.250 2.250 2.250 2.250

100
Đáy biển
105
Chiều sâu (m)

110

115

120

125

Chiều dài (m)

Hình 2.7: Sơ đồ mốc 3.500÷4.497m

2.1.3.2 Đặc điểm tuyến ống tĩnh


Tuyến ống được đặt nằm trên bề mặt đáy biển nên chịu tác động chủ yếu là dao
động áp suất bên trong và hoạt động dịch chuyển của bề mặt đáy biển, được xây dựng
từ 17 lớp vật liệu khác nhau. (Hình 2.8)

Bảng 2.2: Đặc tính tuyến ống tĩnh


Thành phần Đơn vị Gía trị
Chiều dài m 4.437
Đường kính ngoài mm 323,72
Đường kính trong mm 149,3
Độ nhám của thành ống mm 0,61
Hệ số truyền nhiệt trung bình W/m2.K 4,41
Áp suất làm việc lớn nhất barg 38
35

Bảng 2.3: Thông số các lớp tuyến ống tĩnh

Hệ số dẫn
Chiều dày
Tên các lớp Vật liệu của lớp nhiệt nhiệt,
(mm)
W/m.0C
Flexbody Duplex 2205 5,00 48,461
Flexbarrier PVDF 60512 Copolymer 6,00 0,185
Flexlok Carbon steel 6,35 45,000
Flextape Polypropylene 0,30 0,335
Flextensile 1 Carbon steel 3,99 45,000
Flextape Polypropylene 0,59 0,335
Flextensile 2 Carbon steel 3,99 45,000
Flextape Polypropylene 0,89 0,335
Flexwear HDPE (Yellow) 5,00 0,335
PP Sytactic Foam, PT
Flexinsul 20,00 0,148
3000
Flextape Polypropylene 0,30 0,335
Flexinsul PP Sytactic Foam, PT
10,00 0,148
3000
Flextape Fabric 0,41 0,600
Flexinsul HDPE (Yellow) 7,00 0,335
Flexinsul PP Sytactic Foam, PT
10,00 0,148
3000
Flextape Fabric 0,41 0,600
Flexshield HDPE (Yellow) 7,00 0,335
36

Hình 2.8: Sơ đồ bố trí các lớp

Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật chi tiết

Mô tả Đơn vị Giá trị


Đường kính ngoài mm 226,1
Bán kính lưu kho m 1,64
Bán kính làm việc m 1,56
Độ cứng chống uốn ở 230C kNm2 48,276
Sức căng cuốn N 17,687
Độ dẫn nhiệt w/m 0C 5,65
Độ dẫn nhiệt hiệu dụng w/m 0C 0,38
w/m2 0C 12,04
Hệ số truyền nhiệt trung bình
37

Độ bền xoắn ống ở 230C:


- Độ cứng góc cánh kNm2 346
- Độ cứng góc kNm2 732
- Độ cứng dọc trục kN 127.773
Trọng lượng không khí rỗng kg/m3 71,36
Trọng lượng chứa không khí kg/m3 90,39
Trọng lượng chứa không khí trong kg/m3 29,45
môi trường nước biển
Trọng lượng chứa nước biển trong kg/m3 48,49
môi trường nước biển
Áp suất vỡ ống MPa 55,91
Vỡ/Thiết kế MPa 14,71
Áp suất biến dạng ống MPa 12,31
Chiều sâu biến dạng ống m 1.224
Biến dạng/Thiết kế 11,13
Sức căng đứt ống kN 1.751

2.1.4. Đoạn ống động

2.1.4.1. Sơ đồ bố trí tuyến ống


Đoạn ống này được nối từ điểm cuối cùng của đoạn ống được rải trên bề mặt
đáy biển (4.437m) đi lên và gắn trên thân phao neo trung gian nhờ các vòng kẹp cố
định, sau đó võng xuống và đi lên gắn với ống cứng trên giàn DH-01 ở vị trí ban công
phía sau của giàn. (Hình 2.9)
38

Phao neo

Hình 2.9: Sơ đồ bố trí tuyến ống động


Phao neo trung gian được đặt ở chiều sâu 30m (tính từ mặt biển) và được giữ ổn
định nhờ 02 xích neo đường kính 130mm xuống đế tải trọng. Trên thân phao có các
rãnh dẫn hướng để cố định vị trí của ống mềm khai thác (Hình 2.10)

Xích neo phao

Hình 2.10: Sơ đồ phao neo trung gian


39

2.1.4.2. Đặc điểm tuyến ống


Tuyến ống được xây dựng từ 11 lớp (Hình 2.11) và nằm trong tầng chịu dao
động sóng, chịu tác động của các dòng hải lưu, hoạt động nâng hạ của hải triều và của
giàn DH-01

Bảng 2.5: Đặc tính tuyến ống động

Thành phần Đơn vị Gía trị


Chiều dài m 262,17
Đường kính ngoài mm 228,10
Đường kính trong mm 149,30
Độ nhám của thành ống mm 0,61
Hệ số truyền nhiệt trung bình W/m2. 12,1
K
Áp suất làm việc lớn nhất barg 38

Bảng 2.6: Thông số các lớp tuyến ống động

Tên các lớp Vật liệu của lớp chiều dày Hệ số dẫn
(mm) nhiệt nhiệt,
W/m.C
Flexbody Duplex 2205 5,00 48,461
Flexwear PVDF 60512 Copolymer 4,00 0,185
Flexbarrier PVDF 60512 Copolymer 6,00 0,185
Flexlok Carbon steel 6,35 45,000
Flextape PA 11 P20 Tape, 30 mil 1,52 0,185
40

Flextensile 1 Carbon steel 2,01 45,000


Flextape PA 11 P20 Tape, 30 mil 1,52 0,185
Flextensile 2 Carbon steel 2,01 45,000
Flextape Polypropylene 0,59 0,335
Flextape Fabric 0,41 0,600
Flexshield PA 12 (Black) 10,00 0,335

Hình 2.11: Sơ đồ bố trí các lớp

Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật chi tiết

Mô tả Đơn vị Giá trị


Đường kính ngoài mm 323,72
Bán kính lưu kho m 2,25
Bán kính làm việc m 2,25
41

Độ cứng chống uốn ở 230C kNm2 78,497


Sức căng cuốn N 15.451
Độ dẫn nhiệt w/m 0C 2,07
Độ dẫn nhiệt hiệu dụng w/m 0C 0,26
w/m2 0C 4,41
Hệ số truyền nhiệt trung bình
Độ bền xoắn ống ở 230C:
- Độ cứng góc cánh kNm2 588
- Độ cứng góc kNm2 1.243
- Độ cứng dọc trục kN 225.749
Trọng lượng không khí rỗng kg/m3 109,41
Trọng lượng chứa không khí kg/m3 128,44
Trọng lượng chứa không khí trong môi kg/m3 25,02
trường nước biển
Trọng lượng chứa nước biển trong môi kg/m3 44,05
trường nước biển
Áp suất vỡ ống MPa 73,48
Vỡ/Thiết kế 19,34
Áp suất biến dạng ống MPa 12,9
Chiều sâu biến dạng ống m 1.283
Biến dạng/Thiết kế 11,66
Sức căng đứt ống kN 3.221,7
42

Hình 2.12: Sơ đồ kết nối tuyến ống với giàn DH-01


43

CHƢƠNG III: CẤU TRÚC DÒNG NHIỀU PHA TRONG ĐƢỜNG ỐNG

3.1. Mô hình một pha lỏng hoặc khí


Trong ống vận chuyển 1 pha (lỏng hoặc khí) tồn tại chủ yếu hai dạng dòng chảy,
dòng chảy tầng và dòng chảy rối:
Dòng chảy tầng (Hình 3.1) là dòng chảy mà trong đó chất lỏng (khí) di chuyển
thành từng lớp, không có sự hòa trộn và không có các xung động (nghĩa là thay đổi vận
tốc và áp suất nhanh và hỗn độn). Dạng dòng chảy này thông thường tồn tại hai dạng,
dạng phẳng và dạng quá độ (khi vận tốc tăng nhẹ).

Hình 3.1: Sơ đồ dòng chảy tầng


Dòng chảy rối (Hình 3.2) khi dòng chảy tầng chỉ tồn tại đến một giá trị nào đó
của số Reynolds, khi vượt quá giá trị này dòng chảy sẽ chuyển sang dòng chảy rối. Gía
trị tới hạn của số Reynolds phụ thuộc vào từng dạng chảy cụ thể (dòng chảy trong ống
tròn, sự chảy bao quanh quả cầu,...).

Hình 3.2: Sơ đồ dòng chảy rối

3.2. Mô hình hỗn hợp hai pha lỏng-khí


Áp suất vận chuyển cao áp, do đó hình thành trong tuyến ống sẽ là hai pha lỏng
và khí. Do tuyến ống được đặt trên địa hình có độ chênh cao khác nhau, dòng chảy qua
44

các vị trí này cần được xem xét và nghiên cứu, cụ thể dòng chảy được xem xét tại
tuyến ống đứng và tuyến ống nằm ngang.

3.2.1. Dòng chảy trong tuyến ống ngang


Khi hỗn hợp lỏng-khí đi vào trong tuyến ống, dòng 2 pha có xu hướng tách lỏng
nằm phía dưới đáy tuyến ống do tác dụng của trọng lực. Các dạng dòng chảy trong
tuyến ống ngang (Hình 3.3) bao gồm dòng bọt (bubble flow), dòng nút (plug flow),
dòng phân tầng (stratified flow), dòng tràn (slug flow), dòng sóng (wave flow), và
dòng phun (spray flow). Dạng dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào vận tốc pha, dạng
hình học tuyến ống và đặc tính vật lý của hỗn hợp. Ở hỗn hợp có GOR rất thấp, khí có
xu hướng hình thành các bọt nhỏ (dòng bọt), sau đó thoát ra tập trung phần đỉnh của
tuyến ống. Khi GOR tăng lên, bọt trở lên lớn hơn và kết hợp lại với nhau, khi đó sẽ trở
thành dòng nút. GOR tiếp tục tăng lên, nút chất lỏng trở nên dài hơn cho tới khi pha
khí và lỏng được tách riêng thành lớp, lúc này dòng phân tầng xuất hiện. Do tốc độ
dòng khí tăng lên, tác động tới bề mặt lỏng-khí, tạo thành sóng chất lỏng trong đường
ống, dòng sóng xuất hiện. GOR lớn hơn, khí tách ra nhiều, vận tốc pha khí tăng lên,
đẩy ngọn sóng chất lỏng chạm tới đỉnh của đường ống, pha khí phía sau ngọn sóng có
tác dụng đẩy sóng đi tiếp, lúc này dòng chất lưu trong tuyến ống trở thành dòng tràn.
Khi GOR tiếp tục tăng, vận tốc dòng khí có xu hướng tạo lực xoáy ly tâm và tác dụng
lên pha lỏng, dòng trong ống có xu hướng trở thành dòng vành khăn (annular mist
flow). Khi GOR rất cao, pha lỏng sẽ bị phân tán vào trong dòng khí và trở thành dòng
phun. (Hình 3.4)
45

Dòng phân tầng

Dòng gián đoạn

Dòng vành khăn

Dòng bọt phân


tán

Hình 3.3: Các dạng dòng chảy trong tuyến ống ngang

Dòng bọt
Vận tốc pha lỏng (ft/s)

Dòng tràn

Dòng
vành
Dòng phân khăn
tầng

Vận tốc pha khí (ft/s)


Hình 3.4: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng khí
46

Trong hầu hết các tuyến ống dẫn dầu 2 pha tại các mỏ, dòng tràn xuất hiện phổ
biến và chiếm ưu thế tại các khu vực tuyến ống có xu hướng đi lên. Tuyến ống có xu
hướng đi xuống, dòng phân tầng sẽ chiếm ưu thế. Tuy nhiên nếu đoạn ống đi xuống có
độ nghiêng không lớn và vận tốc pha khí di chuyển cao, dòng phun có thể xuất hiện.
Tiêu chuẩn cho việc chỉ ra sự chuyển tiếp từ dòng phân tầng tới dòng tràn cho tới nay
vẫn chưa được chỉ ra một cách rõ ràng.

3.2.2. Dòng chảy trong tuyến ống đứng


Dạng dòng chảy trong tuyến ống đứng (Hình 3.5) có đôi điều khác về phương
thức xuất hiện so với tuyến ống ngang. Dạng dòng chảy trong tuyến ống đứng phân ra
dòng bọt, dòng tràn-vành khăn chuyển tiếp (slug-annular transition flow), dòng vành
khăn và tất cả đều phụ thuộc vào GOR.
- Dòng bọt: GOR nhỏ, khí tồn tại ở dạng bọt nhỏ, phân bố ngẫu nhiên trong pha
lỏng và cũng có đường kính ngẫu nhiên. Các bọt khí này di chuyển với vận tốc
khác nhau (phụ thuộc vào đường kính của chúng). Pha lỏng di chuyển trong
tuyến ống không cùng ở một dạng vận tốc (loại bỏ yếu tố trọng lực của chính
bản thân giọt chất lỏng). Pha khí có tác dụng nhỏ tới sự biến thiên của áp suất.
- Dòng tràn: Trong chế độ chảy này pha khí được thấy rất rõ ràng, mặc dù pha
lỏng vẫn xuất hiện liên tiếp, các bọt khí kết hợp lại và tạo thành bọt khí lớn ổn
định có cùng đường kính như đường kính ống và có hình dạng giống nhau.
Chúng được tách riêng ra bởi các nút chất lỏng. Vận tốc pha khí lớn hơn so với
pha lỏng và có thể dự đoán được mối quan hệ với vận vận tốc của nút chất lỏng.
Do tồn tại một màng chất lỏng xung quanh các bọt khí. Vận tốc của chất lỏng
không ổn định, nút chất lỏng luôn luôn di chuyển hướng lên phía trên, trong khi
màng chất lỏng bao quanh bọt khí có thể di chuyển hướng lên trên nhưng chỉ có
thể ở vận tốc nhỏ, hoặc nó có xu hướng trượt xuống dưới. Vận tốc pha lỏng có
rất nhiều giá trị khác nhau, do đó tạo ra tổn hao áp suất do ma sát có nhiều giá
47

trị khác nhau. Ở vận tốc cao, pha lỏng có thể đi vào các bọt khí. Cả 2 pha lỏng
và khí có ảnh hưởng nhẹ tới biến thiên áp suất.
- Dòng chuyển tiếp: Sự chuyển đổi từ pha lỏng liên tiếp sang pha khí liên tiếp
xuất hiện trong vùng này. Nút chất lỏng giữa các bọt khí gần như không xuất
hiện và có một lượng nhỏ không đáng kể chất lỏng thâm nhập trong pha khí.
Trong trường hợp này mặc dù ảnh hưởng của pha lỏng là không đáng kể, pha
khí chiếm ưu thế. Dòng chuyển tiếp ngoài ra còn được gọi là dòng khuấy (churn
flow).
- Dòng sương-vành khăn: Pha khí là liên tục, một khối lượng lớn được đưa vào
và vận chuyển bởi pha khí. Một màng lỏng sẽ dính ướt trên thành ống vận
chuyển.

Dòng bọt Dòng tràn Dòng phun Dòng vành


khăn

Hình 3.5: Các dạng dòng chảy trong tuyến ống đứng
48

Dòng bọt
Dòng
Vận tốc pha lỏng (m/s)

vành khăn

Dòng Dòng
tràn phun

Vận tốc pha khí (m/s)

Hình 3.6: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng khí

3.3. Mô hình hỗn hợp hai pha lỏng-khí cùng với pha rắn
Ngoài quá trình vận chuyển hỗn hợp lỏng-khí, thành phần rắn cũng có thể xuất
hiện đi kèm. Thành phần này có thể là sinh ra từ hoạt động khoan, thăm dò phát triển
mỏ, hay tồn tại trong hệ thống do quá trình lắp đặt chế tạo và từ vỉa trong quá trình
khai thác. Các dạng dòng chảy (Hình 3.6):
- Dòng nén: chế độ dòng chảy phụ thuộc và các hệ số như mật độ pha rắn, hệ số
Re, đặc tính pha rắn. Các dạng dòng chảy có thể tồn tại bao gồm dòng phun,
dòng đồng nhất, dòng tầng (chất rắn hình thành các lớp phẳng), dòng cồn (chất
rắn hình thành dạng sóng)

- Dòng lắng: tồn tại khi các hạt rắn có kích lớn, trong quá trình vận chuyển, pha
rắn lắng xuống phía dưới thành ống hình thành lớp và di chuyển với tốc độ
chậm. Phần bề mặt của lớp rắn dưới tác dụng của pha lỏng trở nên mịn.
49

- Dòng thủy lực: các hạt rắn phân bố đều trong pha lỏng, chuyển động cùng với
vận tốc pha lỏng.

Dòng lắng

Dòng nén

Dòng thủy lực

Hình 3.6: Dạng dòng chảy khi tồn tại pha rắn
Vận tốc

Mật độ pha rắn

Hình 3.7: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng chất lƣu
50

CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN CHUYỂN
HỖN HỢP DẦU KHÍ TỪ GIÀN DH-02 SANG GIÀN DH-01 Ở MỎ ĐẠI HÙNG

4.1. Mối quan hệ dòng hai pha theo Beggs và Brill

4.1.1. Các thành phần tổn hao áp suất trong ống


Chất lỏng chảy trong tuyến ống sẽ bị tổn hao áp suất do 03 thành phần

- Tổn hao do cột áp thủy tĩnh


- Tổn hao do ma sát
- Tổn hao do động năng

Thông thường, chất lỏng chảy trong tuyến ống phần tổn hao do động năng là rất
nhỏ nên có thể bỏ qua. Do vậy tổng tổn hao áp suất trong tuyến ống sẽ bằng tổn
hao do cột thủy tĩnh và do ma sát gây ra. Công thức thể hiện như bên dưới

(4.1)

Tổn hao áp suất do cột áp thủy tĩnh là do khối lượng riêng hỗn hợp chất lưu vận
chuyển trong tuyến ống. Tổn hao do ma sát gây ra do chế độ dòng chảy của chất
lưu gây nên.

4.1.2. Lý thuyết dòng đa pha


Việc tồn tại của dòng đa pha trong tuyến ống rất phức tạp trong việc tính toán
tổn thất áp suất. Điều này là do thực tế đặc tính của mỗi pha hiện hữu cần phải
được xem xét, ngoài gia mối tương quan giữa các pha cũng cần phải được xem
xét. Đặc tính của hỗn hợp chất lưu phải được sử dụng trong quá trình tính toán,
do đó tỷ phần thể tích tại chỗ trong tuyến ống cần được xác định. Thông
thường, mối tương quan của tất cả các pha về bản chất là dòng 2 pha, không
phải 3 pha. Cho nên, pha dầu và pha nước được kết hợp lại và được xử lý như
dòng đơn pha lỏng, trong khi khí được xem là một pha tách riêng.
51

4.1.2.1 Tổn hao do ma sát


Trong đường ống, thành phần tổn hao áp suất do tác dụng của ma sát gây ra bởi
ứng suất trượt của độ nhớt. Thành phần tổn hao áp suất do ma sát luôn luôn đi
ngược lại với hướng của dòng chảy. Tổn hao trong đường ống được kết hợp với
tổn hao do cột thủy tĩnh (tổn hao này có thể âm hoặc dương là phụ thuộc vào vị
trí đoạn ống lên hoặc xuống)
Tổn hao áp suất được tính toán từ hệ số Fanning theo công thức:

(4.2)

Ở đây:
ΔPf : Tổn hao do ma sát (kPa)
f: Hệ số ma sát Fanning
ρ: Khối lượng riêng tại chỗ (kg/m3)
V: vận tốc pha tại chỗ (m/s)
L: Chiều dài tuyến ống (m)
g: Gia tốc trọng trường (9.8 m/s2)
D: Đường kính tuyến ống (m)

4.1.2.2 .Thành phần áp suất thủy tĩnh

Thành phần áp suất thủy tĩnh có thể là tổn thất hoặc ngược lại. Nó do tác dụng
lực trọng trường của trái đất tác dụng lên thành phần chất lưu. Nó quan trọng do
có sự khác nhau về độ cao giữa đầu vào và đầu ra của tuyến ống. Áp suất này
có thể âm hoặc dương là phụ thuộc vào điểm đặt của tuyến ống (đầu vào cao
hơn so với đầu ra hoặc đầu ra cao hơn so với đầu vào).
Tính toán áp lực thủy tĩnh dựa trên công thức:
ΔPHH = ρ g Δz (4.4)
Ở đây:
52

ΔPHH: Cột áp thủy tĩnh


Δz: Độ chênh cao

4.1.3. Các thông số tính toán

4.1.3.1 Vận tốc riêng


Vận tốc riêng của mỗi pha được chỉ ra ở dựa trên tốc độ khối của mỗi pha chia cho
diện tích mặt cắt ngang của tuyến ống (thừa nhận rằng các pha đơn là thông suốt qua
tuyến ống)
Do vậy:

(4.5)

(4.6)

Ở đây:
QG: Lưu lượng khí (ở điều kiện áp suất, nhiệt độ đầu vào tuyến ống)
QL: Lưu lượng pha lỏng (ở điều kiện áp suất, nhiệt độ đầu vào tuyến ống)
Vsg: Vận tốc bề mặt pha khí
Vsl: Vận tốc bề mặt pha lỏng

4.1.3.2 Tác dụng của phần chất lỏng thực tế


Khi có 2 hoặc nhiều pha tồn tại trong tuyến ống, nó có xu hướng chảy với vận tốc tại
chỗ khác nhau. Vận tốc tại chỗ này phụ thuộc vào độ nhớt và tỷ trọng của pha. Thông
thường pha nhẹ hơn sẽ chảy nhanh hơn so với pha kia, điều này là do tác dụng
của"slip" hoặc phần chất lỏng tại chỗ, điều này có nghĩa là tỷ phần thể tích của mỗi pha
(trong điều kiện tuyến ống) sẽ khác so với tỷ phần thể tích đầu vào.
53

Tỷ phần thể tích lỏng tại chỗ


Tỷ phần thể tích lỏng tại chỗ EL (hoặc HL), thông thường là giá trị ước đoán thông qua
các mối tương quan đa pha. Do sự “trượt giữa” các pha, (EL) có thể khác so với tỷ phần
đầu vào CL. Ví dụ, một pha khí có thể chảy thông qua thân giếng chứa nước. Trong
tình huống này CL = 0 (pha khí đang bắt đầu được khai thác), nhưng EL > 0 (thân giếng
có chứa nước). Tỷ phần thể tích tại chỗ được chỉ ra theo công thức:

(4.7)

Where:
AL: Diện tích mặt cắt ngang có sự xuất hiện của pha lỏng

A: Tổng diện tích mặt cắt ngang tuyến ống

a) Tỷ phần thể tích đầu vào


Tỷ phần thể tích đầu vào chỉ ra theo công thức:

(4.8)

(4.9)

Ở đây:

CG: Tỷ phần thể tích khí đầu vào


CL: Tỷ phần thể tích lỏng đầu vào
Vm: Vận tốc hỗn hợp
54

4.1.3.3 Vận tốc hỗn hợp


Vận tốc hỗn hợp là một thông số khác thường xuyên được sử dụng trong các mối quan
hệ dòng chảy đa pha. Vận tốc hỗn hợp được chỉ ra theo công thức:

(4.10)

a) Độ nhớt hỗn hợp


Độ nhớt hỗn hợp dùng để đo độ nhớt của hỗn hợp chất lưu tại điều kiện làm việc của
tuyến ống. Độ nhớt này có thể được chỉ ra theo nhiều cách khác nhau. Thông thường,
nó được tính toán dựa theo công thức:

(4.11)

Ở đây:
EL: Tỷ phần thể tích lỏng tại chỗ (lượng chất lỏng)
EG: Tỷ phần thể tích khí tại chỗ
µm: Độ nhớt hỗn hợp
µL: Độ nhớt pha lỏng
µG: Độ nhớt pha khí

Độ nhớt không trƣợt


Độ nhớt không trượt được tính toán với việc thừa nhận rằng cả hai pha là chuyển động
cùng vận tốc. Độ nhớt không trượt được chỉ ra theo công thức:

(4.12)

b) Khối lƣợng riêng hỗn hợp


Khối lượng riêng hỗn hợp dùng để đo khối lượng riêng tại chỗ của chất lưu tại điều
kiện làm việc của tuyến ống, nó được chỉ ra theo công thức:
55

(4.13)

Ở đây:
ρm: Khối lượng riêng hỗn hợp
ρL: Khối lượng riêng pha lỏng
ρG: Khối lượng riêng pha khí

Khối lƣợng riêng không trƣợt (ρNS)

Khối lượng riêng không trượt được tính toán với việc thừa nhận rằng cả hai pha là
chuyển động cùng vận tốc. Khối lượng riêng không trượt được chỉ ra theo công thức:

(4.14)

c) Sức căng bề mặt


Sức căng bề mặt giữa pha lỏng và pha khí có tác dụng một phần nhỏ tới công tác tính
toán tổn hao áp suất cho dòng hai pha. Gía trị sức căng bề mặt khí/dầu này được giới
thiệu bởi Baker and Swerdloff1, Hough2 and by Beggs3.
Sức căng bề mặt của dầu chết ở nhiệt độ 68°F và 100°F được thể hiện theo công thức:

(4.15)

(4.16)

Ở đây:
σ68: Sức căng bề mặt ở 68°F (dynes/cm)
σ100: Sức căng bề mặt ở 100°F (dynes/cm)
API: Tỷ trọng dầu ở điều kiện tiêu chuẩn

 Nếu nhiệt độ chất lưu lớn hơn 100°F, giá trị ở 100°F được sử dụng.
56

 Nếu nhiệt độ chất lưu lớn hơn 68°F, giá trị ở 68°F được sử dụng.
 Cho khoảng nhiệt độ trung gian, mối quan hệ tuyến tính được sử dụng.

Do áp suất tăng và khí hòa tan vào trong dầu, sức căng bề mặt khí/dầu giảm xuống.
Sức căng bề mặt của dầu chết được hoàn thiện lại theo công thức:

σ = 1.0 – 0.024p0.45 (4.17)


Ở đây:
P: Áp suất (psia).

4.1.3.4 Biểu đồ dạng dòng chảy


Beggs and Brill đã xây dựng mô hình biểu đồ dòng chảy bằng việc xây dựng đường
chuyển gianh giới giữa các chế độ (L*) với tỷ phần lỏng đầu vào

(4.18)

Chế độ dòng chảy ngoài ra có thể cụ thể hóa thông qua chỉ số Froude kết hợ với đường
chuyển gianh giới:

(4.19)
.
Cấu trúc riêng rẽ (bao gồm dòng phân tầng, dòng sóng và dòng vành xuyến)
Khi


Hoặc (4.20)


57

Cấu trúc gián đoạn (bao gồm dòng nút và dòng tràn)
Khi


(4.21)
Hoặc


Cấu trúc dạng phân tán (bao gồm dòng bọt và dòng sương)
Khi


Hoặc (4.22)


Cấu trúc chuyển tiếp
Khi

(4.23)

4.1.4. Tính toán tổn hao thủy tĩnh


Khi chế độ dòng chảy đã được xác định, tỷ phần thể tích chất lỏng sẽ được tính toán.
Beggs và Brill đã chia tỷ phần thể tích lỏng thành hai phần. Đầu tiên là tỷ phần chất
lỏng cho đoạn ống ngang EL(0) được xác định, sau đó tỷ phần chất lỏng này được biến
đổi cho đoạn ống nghiêng. EL(0) phải ≥ CL và do đó khi EL(0) < CL, EL(0) sẽ là CL.
Cấu trúc riêng rẽ:

(4.24)
58

Cáu trúc gián đoạn:

(4.25)

Cáu trúc phân tán:

(4.26)

Cáu trúc chuyển tiếp


EL(0)chuyển tiếp = AEL(0)riêng rẽ + BEL(0)gián đoạn (4.27)

Ở đây:

(4.28)


B=1–A (4.29)
Khi tỷ phần chất lỏng tại chỗ trong đoạn ống ngang được xác định EL(0), tỷ phần chất
lỏng tại chỗ cho đoạn ống nghiêng được tính toán dựa trên hệ số góc nghiêng B(θ).

(4.30)

Ở đây:

(4.31)

β là một chức năng của dạng cấu trúc dòng chảy, phụ thuộc vào tuyến ống đi lên cao
hay xuống dốc, hệ số vận tốc lỏng (Nvl) và chỉ số Froude (Frm).
59

Hệ số vận tốc lỏng Nvl được chỉ ra theo công thức:

(4.32)

Cho đoạn ống đi lên:


Cấu trúc riêng rẽ:

(4.33)

Cấu trúc gián đoạn:


β = (1-CL) Ln(2.96 CL0.305Frm 0.0978Nvl0.4473) (4.34)
Cấu trúc phân tán:

Cho đoạn ống đi xuống với tất cả các cấu trúc:

(4.35)

Giá trị β phải luôn luôn ≥ 0. Nếu giá trị là âm, thừa nhận giá trị β = 0.
Sau khi tỷ phần lỏng chiếm giữ EL(θ) được tính toán, nó được dùng để quay lại tính tỷ
trọng hỗn hợp (ρm). Từ đó tính toán ra tổn hao cột áp thủy tĩnh

(4.36)

4.1.5. Tính toán tổn hao áp suất do ma sát


Bước đầu tiên để tính toán tổn hao áp suất do ma sát cần thiết phải tính toán thông số
thực nghiệm S. Giá trị S được thể hiện theo các điều kiện:
Nếu 1 < y < 1.2:
60

(4.37)
Giá trị khác:

(4.38)

Ở đây:

(4.39)

Tỷ số hệ số ma sát:

(4.40)

fNS là hệ số ma sát không trượt. Chúng ta sử dụng hệ số ma sát Fanning, hệ số


Reynolds không trượt được chỉ ra:

(4.41)

Cuối cùng công ta có công thức tính toán tổn hao áp suất do ma sát:

(4.42)
61

Bảng 4.1: Thông số khai thác cho các năm


Lƣu lƣợng khí thu ở các chế độ áp suất làm
Lƣu lƣợng dầu Lƣu lƣợng dầu
Năm 3 3
việc của bình tách (m3/ngày)
(Sm /ngày) (m /ngày)
25 20 14
2014 1,229 1,266 49,998 37,191 22,369
2015 468 482 19,030 14,156 8,514
2016 626 644 25,443 18,926 11,383
2017 806 831 32,795 24,395 14,672
2018 698 718 28,368 21,102 12,692
2019 531 547 21,585 16,056 9,657
2020 811 836 32,997 24,545 14,762

4.2. Tính toán thủy lực đƣờng ống cho năm 2014

4.2.1. Tính toán tổn hao cho áp suất bình tách làm việc ở 14 bar
Thông số đầu vào:
Qos = 1,229 sm3, Qgs = 49,998 m3, hệ số nén của khí Z = 0.935, đường kính trong của
ống D = 5.878” (0.149m), chênh lệch độ cao đoạn ống số 1 ΔZ1 = 130 m, chiều dài
đoạn ống số 2, L2 = 4,397 m, chênh lệch độ cao ΔZ2 = 45.55 m, chênh lệch độ cao ΔZ3
= 30 m, chênh lệch độ cao Z4 = 110 m, ρL = 847.9 kg/m3, ρG = 0.9333 kg/m3, µL =
2.192 cSt, µG = 0.013 cP,
Các bước tính toán:
Bước 1: quy lưu lượng dầu và khí ở điều kiện chuẩn về điều kiện làm việc của
tuyến ống

+ Đối với dầu:

Qo = Qos/V.C.F (4.43)

Ở đây:

Qo: Thể tích dầu ở điều kiện đường ống (m3)


62

Qos: Thể tích dầu ở điều kiện chuẩn (Sm3)

V.C.F: Hệ số hoàn thiện thể tích (hệ số đang áp dụng tại 700C là 0.971)

+ Đối với khí: Áp dụng phương trình khí thực

Qg=ZnRT/P (4.44)

Ở đây:

Qg: thể tích khí ở điều kiện đường ống (m3)

Z: hệ số nén của khí (theo kết quả phân tích Z=0.935)

n: số mol khí

n= Qgs/23.69 (4.45)

Ở đây:

Qgs: Thể tích khí ở điều kiện chuẩn (m3)

23.69: hệ số mol (1Kmol khí ở điều chuẩn = 23.69 m3)

Bước 2: tính toán Vsl, Vsg và Vm theo công thức (4.5), (4.6) và (4.10)

Bước 3: Tính chỉ số Frm theo công thức (4.19)

Bước 4: Tính tỷ phần thể tích khí đầu CL theo công thức (4.8)

Bước 5: Tính giá trị đường chuyển tiếp gianh giới giữa các chế độ L *1, L*2, L*3,
L*4 theo công thức (4.18)

Bước 6: Xác định cấu trúc dòng chảy theo các công thức từ (4.20) đến (4.23).

Bước 7: tính toán tỷ phần lỏng tại chỗ EL(0) dựa trên kết quả đã xác định được ở
bước 6.

Tính tổn hao áp lực thủy tĩnh:

Bước 8: Tính sức căng bề mặt khí/dầu theo công thức (4.17)
63

Bước 9: Tính hệ số vận tốc lỏng Nvl theo công thức (4.32)

Bước 10: Tính toán β sau khi xác định được cấu trúc dạng dòng chảy từ Bước 6.
Sử dụng công thức (4.33) hoặc (4.34) cho đoạn ống đi lên, (4.35) cho đoạn ống đi
xuống

Bước 11: Tính hệ số góc nghiêng B(θ) theo công thức (4.31)

Bước 12: Tính tỷ phần lỏng EL(θ) thực tế cho đoạn ống nghiêng theo công thức
(4.30)

Bước 13: Tính khối lượng riêng hỗn hợp ρm theo công thức (4.13) với tỷ phần
lỏng cho đoạn ống nghiêng EL(θ)

Bước 14: Tính toán tổn hao áp suất thủy tĩnh ΔPHH theo công thức (4.4)

Tính tổn hao áp suất do ma sát:

Bước 15: Tính chiều dài đoạn ống theo góc nghiêng L1

Bước 16: Tính độ nhớt không trượt µNS theo công thức (4.12)

Bước 17: Tính khối lượng riêng không trượt ρNS theo công thức (4.11)

Bước 18: Tính hệ số Y theo công thức (4.39) để từ đó tính ra hệ số kinh nghiệm
S theo công thức (4.37) hoặc (4.38) tùy thuộc vào giá trị Y

Bước 19: Tính hệ số ReNS theo công thức (4.41)

Bước 20: Tính hệ số fNS theo mối quan hệ của Eaton (là mối quan hệ giữa tỉ số
hệ ma sát hỗn hợp với tỷ phần lỏng đầu vào)

f L= 0.0014 + 0.125/ (ReNS)0.32 (4.46)


64

fNS/fl

Tỷ phần thể tích đầu vào CL

Hình 4.1: Quan hệ giữ hệ số ma sát hỗn hợp và tỷ phần lỏng đầu vào

Bước 21: Tính ftp theo công thức (4.40)

Bước 22: Tính tổn hao áp suất theo công thức (4.42)

Tính toán tổn hao đoạn ống số 1

Tính thể tích dầu và khí ở điều kiện đường ống

Thể tích dầu:


Qo = Qos/V.C.F = 1,229 (Sm3)/0.971 = 1,266 (m3/ngày)

Thể tích khí:


Số mol n= Qgs/23.69 = 23,3648.64*103 (m3)/23.69 (m3) = 944,223.06
(mol/ngày).

Qg=ZnRT/P = 0.935*944,223.06 (mol/ngày)*8.3144*(273+70)/(14*105) =


1,798.4 (m3/ngày)

Vận tốc pha lỏng:

Vsl = 4*1,266/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.84 (m/s)


65

Vận tốc pha khí:

Vsg = 4*1,798.4/(0.1492*24*60*60*3.14) = 1.19 (m/s)

Vận tốc hỗn hợp:

Vm = 0.84 + 1.19 = 2.03 (m/s)

Chỉ số Frm:

Frm = 2.032/(9.8*0.149) = 2.81

Tỷ phần lỏng đầu vào:

CL = 0.84/2.03 = 0.41

L*1 = 316*0.410.302 = 241.97

L*2 = 0.0009252*0.41-2.4684 = 0.0082

L*3 = 0.1*0.41-1.4516 = 0.3608

L*4 = 0.5*0.41-6.739 = 192.99

Từ giá trị ta thấy CL ≥ 0.4 và L*3 <Frm ≤ L*4 dòng chảy trong đoạn ống thuộc
chế độ gián đoạn.

Tỷ phần lỏng tại chỗ EL(0):

EL(0) = 0.845*0.410.5351/2.810.0173 = 0.01835


Ta thấy giá trị EL(0) < CL nên ta thừa nhận giá trị EL(0) = CL = 0.41
Sức căng bề mặt dầu/khí Ϭ:
Ϭ=1-0.024P0.45 = 1- 0.02*140.45 = 0.7378 psi = 7.3*10-6 dynes
Hệ số vận tốc lỏng Nvl:
Nvl = 1.938*0.84*[847.9/(9.8*7.3*10-6*10-2)0.25] = 300.35
Giá trị β: Sử dụng công thức (4.36) cho đoạn ống đi xuống
β = (1- 0.41)ln[4.70*300.350.1244/0.410.3692*2.8100.5056] = 1.209
Hệ số góc nghiêng B(θ):
66

B(θ) = 1+ 1.209[sin(1.8*150) – sin3(1.8*150)] = 1.50

Tỷ phần lỏng EL(θ) thực tế cho đoạn ống nghiêng:


EL(θ) = 1.5*0.41 = 0.622
Khối lượng riêng hỗn hợp ρm:
ρm = 847.9*0.622+ 0.9333(1-0.622) = 528.3 (kg/m3)
Tổn hao áp suất thủy tĩnh ΔPHH:
ΔPHH = 130*528.3*9.8 = 673.05 (kPa) = 6.73 (bar)
Chiều dài đoạn ống theo góc nghiêng L1:
L1 = 130/cos(150) = 134.58 (m)
Độ nhớt không trượt µNS:
µNS = (2.192*0.8479/10)*0.41 + 0.013(1-0.41) = 0.084 (cP)
Tỷ trọng không trượt ρNS:
ρNS = 847.9*0.41 + 0.9333(1-0.41) = 350.87 (kg/m3)
Hệ số y và hệ số kinh nghiệm S:
y = ln(0.41/0.412) = 0.88
Do y nằm ngoài khoảng 1÷1.2 ta sử dụng công thức (4.39):
S = 0.88/(-0.0523 + 3.18*0.88 – 0.872*0.882 + 0.01853*0.884) = 0.423
Hệ số ReNS:
ReNS = 350.87*2.03*0.149*103/0.084 = 1,257,848.43
Ta sử dụng công thức (4.47) tính fL
fL = 0.0014 + 0.125/1,257,848.430.32 = 0.00279
Từ đồ thị với CL = 0.41 ta có thể suy ra fNS/fL = 1.8
fNS = fL*fNS/fL = 0.00279*1.8 = 0.00503
ftp = 0.00503*e0.423 = 0.00768
Tổn hao ma sát:
ΔPf = 2*0.00768*2.032*350.87*134.58/(9.81*0.149) = 20,36 kPa (0.02bar)
67

Tính toán tổn hao đoạn ống số 2

Việc tính toán cho đoạn ống số 2 tương tự như đoạn ống số 1. Tuy nhiên áp suất
đầu vào đoạn 2 sẽ bằng áp suất đoạn cuối:

P2 = Áp suất đầu vào + ΔPHH – ΔPf = 14+6.73 – 0.02 = 20.71 bar

Áp suất P2 được dùng cho việc tính toán thông số thể tích khí đầu vào, vận tốc
khí đầu vào (thể tích dầu tại điều kiện đầu vào tuyến ống 2 coi như không đổi), cụ thể:

Qg=ZnRT/P = 0.935*944,223.06 (mol/ngày)*8.3144*(273+70)/(20.71*105) =


1,215 (m3/ngày)

Vận tốc pha lỏng:

Vsl = 4*1,266/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.84 (m/s)

Vận tốc pha khí:

Vsg = 4*1,229.7/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.8 (m/s)

Vận tốc hỗn hợp:

Vm = 0.84 + 0.8 = 1.64 (m/s)

Chỉ số Frm:

Frm = 1.642/(9.8*0.149) = 1.86

Tỷ phần lỏng đầu vào:

CL = 0.84/1.64 = 0.51

L*1 = 316*0.510.302 = 257.44

L*2 = 0.0009252*0.51-2.4684 = 0.0049

L*3 = 0.1*0.51-1.4516 = 0.2678

L*4 = 0.5*0.51-6.739 = 48.4


68

Từ giá trị ta thấy CL ≥ 0.4 và L*3 <Frm ≤ L*4 dòng chảy trong đoạn ống thuộc
chế độ gián đoạn.

Do là đoạn ống nằm ngang nên ta chỉ có tổn hao do mát sát.

Độ nhớt không trượt µNS:

µNS = (2.192*0.8479/10)*0.51 + 0.013(1-0.51) = 0.1 (cP)

Tỷ trọng không trượt ρNS:

ρNS = 847.9*0.51 + 0.9333(1-0.51) = 433.02 (kg/m3)

Hệ số y và hệ số kinh nghiệm S:

y = ln(0.51/0.512) = 0.673

Do y nằm ngoài khoảng 1÷1.2 ta sử dụng công thức (4.39):

S = 0.673/(-0.0523 + 3.18*0.673 – 0.872*0.6732 + 0.01853*0.6734) = 0.396

Hệ số ReNS:

ReNS = 430.02*1.64*0.149*103/0.1 = 1,048,880.33

Ta sử dụng công thức (4.47) tính fL

fL = 0.0014 + 0.125/1,048,880.330.32 = 0.0029

Từ đồ thị với CL = 0.51 ta có thể suy ra fNS/fL = 1.4

fNS = fL*fNS/fL = 0.00279*1.4= 0.004

ftp = 0.004*e0.423 = 0.006

Tổn hao ma sát:

ΔPf = 2*0.006*1.642*433.02*4,397/(9.81*0.149) = 42,236 Pa (0.42bar)

Tính toán tổn hao đoạn ống số 3


69

Tương tự đoạn ống số 2, áp suất cuối đầu ra ống số 2 sẽ là áp suất đầu vào đoạn
3, được dùng cho tính toán thể tích khí tại chỗ và các thành phần khác.

P3 = Áp suất đầu vào + ΔPf = 20.71– 0.42 = 20.29 bar

Qg=ZnRT/P = 0.935*944,223.06 (mol/ngày)*8.3144*(273+70)/(20.29*105) =


1,240.88 (m3/ngày)

Vận tốc pha lỏng:

Vsl = 4*1,266/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.84 (m/s)

Vận tốc pha khí:

Vsg = 4*1,240.88/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.82 (m/s)

Vận tốc hỗn hợp:

Vm = 0.84 + 0.82 = 1.66 (m/s)

Chỉ số Frm:

Frm = 1.662/(9.8*0.149) = 1.88

Tỷ phần lỏng đầu vào:

CL = 0.84/1.66 = 0.505

L*1 = 316*0.50.302 = 257.94

L*2 = 0.0009252*0.5-2.4684 = 0.0049

L*3 = 0.1*0.5-1.4516 = 0.269

L*4 = 0.5*0.5-6.739 = 49.88

Từ giá trị ta thấy CL ≥ 0.4 và L*3 <Frm ≤ L*4 dòng chảy trong đoạn ống thuộc
chế độ gián đoạn.

Tỷ phần lỏng tại chỗ EL(0):

EL(0) = 0.845*0.5050.5351/1.880.0173 = 0.226


70

Ta thấy giá trị EL(0) < CL nên ta thừa nhận giá trị EL(0) = CL = 0.505
Sức căng bề mặt dầu/khí Ϭ:
Ϭ=1-0.024P0.45 = 1- 0.02*20.290.45 = 0.6902 psi = 6.902*10-6 dynes
Hệ số vận tốc lỏng Nvl:
Nvl = 1.938*0.84*[847.9/(9.8*6.902*10-6*10-2)0.25] = 305.406
Giá trị β: Sử dụng công thức (4.35) cho đoạn ống đi lên
β = (1- 0.505)ln[2.96*0.5050.305*2.810.0978/305.4060.4473] = 0.226
Hệ số góc nghiêng B(θ):
B(θ) = 1+ 1.582[sin(1.8*450) – sin3(1.8*450)] = 1.31

Tỷ phần lỏng EL(θ) thực tế cho đoạn ống nghiêng:


EL(θ) = 1.31*0.505 = 0.661
Khối lượng riêng hỗn hợp ρm:
ρm = 847.9*0.661 + 0.9333(1-0.661) = 561.296 (kg/m3)
Tổn hao áp suất thủy tĩnh ΔPHH:
ΔPHH = 45.55*561.296*9.8 = 250.55 (kPa) = 2.5 (bar)
Chiều dài đoạn ống theo góc nghiêng L1:
L1 = 45.55/cos(450) = 64.41(m)

Độ nhớt không trượt µNS:


µNS = (2.192*0.8479/10)*0.505 + 0.013(1-0.505) = 0.1 (cP)
Tỷ trọng không trượt ρNS:
ρNS = 847.9*0.505 + 0.9333(1-0.505) = 428.69 (kg/m3)
Hệ số y và hệ số kinh nghiệm S:
y = ln(0.505/0.5052) = 0.683
Do y nằm ngoài khoảng 1÷1.2 ta sử dụng công thức (4.39):
S = 0.683/(-0.0523 + 3.18*0.683 – 0.872*0.6832 + 0.01853*0.6834) = 0.397
Hệ số ReNS:
71

ReNS = 428.69*1.66*0.149*103/0.1 = 1,058,161.39


Ta sử dụng công thức (4.47) tính fL
fL = 0.0014 + 0.125/1,058,161.390.32 = 0.00287
Từ đồ thị với CL = 0.505 ta có thể suy ra fNS/fL = 1.4
fNS = fL*fNS/fL = 0.00287*1.4= 0.004
ftp = 0.00503*e0.423 = 0.006
Tổn hao ma sát:
ΔPf = 2*0.006*1.662*428.68*64.41/(9.81*0.149) = 299.38 kPa (0.003bar)
Tính toán tổn hao đoạn ống số 4

Áp suất cuối đầu ra ống số 3 sẽ là áp suất đầu vào đoạn 4, được dùng cho tính
toán thể tích khí tại chỗ và các thành phần khác.

P4 = Áp suất đầu vào + ΔPHH – ΔPf = 20.29 – 2.5 – 0.003 = 17.78 bar

Qg=ZnRT/P = 0.935*944,223.06 (mol/ngày)*8.3144*(273+70)/(17.78*105) =


1,416.05 (m3/ngày)

Vận tốc pha lỏng:

Vsl = 4*1,266/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.84 (m/s)

Vận tốc pha khí:

Vsg = 4*1,416.05/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.937 (m/s)

Vận tốc hỗn hợp:

Vm = 0.84 + 0.937 = 1.777 (m/s)

Chỉ số Frm:

Frm = 1.7772/(9.8*0.149) = 2.15

Tỷ phần lỏng đầu vào:

CL = 0.84/1.777 = 0.47
72

L*1 = 316*0.50.302 = 215.903

L*2 = 0.0009252*0.5-2.4684 = 0.0059

L*3 = 0.1*0.5-1.4516 = 0.2973

L*4 = 0.5*0.5-6.739 = 78.63

Từ giá trị ta thấy CL ≥ 0.4 và L*3 <Frm ≤ L*4 dòng chảy trong đoạn ống thuộc
chế độ gián đoạn.

Tỷ phần lỏng tại chỗ EL(0):

EL(0) = 0.845*0.470.5351/2.150.0173 = 0.210


Ta thấy giá trị EL(0) < CL nên ta thừa nhận giá trị EL(0) = CL = 0.47
Sức căng bề mặt dầu/khí Ϭ:
Ϭ=1-0.024P0.45 = 1- 0.02*17.780.45 = 0.7081 psi = 7.08*10-6 dynes
Hệ số vận tốc lỏng Nvl:
Nvl = 1.938*0.84*[847.9/(9.8*7.08*10-6*10-2)0.25] = 303.460
Giá trị β: Sử dụng công thức (4.36) cho đoạn ống đi xuống
β = (1- 0.47)ln[4.70*303.460.1244/0.470.3692*2.150.5056] = 1.13
Hệ số góc nghiêng B(θ):
B(θ) = 1+ 1.13[sin(1.8*450) – sin3(1.8*450)] = 1.61

Tỷ phần lỏng EL(θ) thực tế cho đoạn ống nghiêng:


EL(θ) = 1.61*0.47 = 0.76
Khối lượng riêng hỗn hợp ρm:
ρm = 847.9*0.76 + 0.9333(1-0.76) = 642.72 (kg/m3)
Tổn hao áp suất thủy tĩnh ΔPHH:
ΔPHH = 30*642.72*9.8 = 188.96 (kPa) = 1.8896 (bar)
Chiều dài đoạn ống theo góc nghiêng L1:
L1 = 30/cos(450) = 42.42(m)
73

Độ nhớt không trượt µNS:


µNS = (2.192*0.8479/10)*0.47 + 0.013(1-0.47) = 0.094 (cP)
Tỷ trọng không trượt ρNS:
ρNS = 847.9*0.47 + 0.9333(1-0.47) = 400.754 (kg/m3)
Hệ số y và hệ số kinh nghiệm S:
y = ln(0.47/0.472) = 0.75
Do y nằm ngoài khoảng 1÷1.2 ta sử dụng công thức (4.39):
S = 0.75/(-0.0523 + 3.18*0.75 – 0.872*0.752 + 0.01853*0.754) = 0.41
Hệ số ReNS:
ReNS = 400.754*1.777*0.149*103/0.1 = 1,122,066.26
Ta sử dụng công thức (4.47) tính fL
fL = 0.0014 + 0.125/1,122,066.260.32 = 0.00284
Từ đồ thị với CL = 0.47 ta có thể suy ra fNS/fL = 1.6
fNS = fL*fNS/fL = 0.00284*1.6= 0.005
ftp = 0.005*e0.423 = 0.003
Tổn hao ma sát:
ΔPf = 2*0.003*1.7772*400.754*42.42/(9.81*0.149) = 209.07 kPa (0.002bar)
Tính toán tổn hao đoạn ống số 5

Áp suất cuối đầu ra ống số 3 sẽ là áp suất đầu vào đoạn 4, được dùng cho tính
toán thể tích khí tại chỗ và các thành phần khác.

P4 = Áp suất đầu vào + ΔPHH – ΔPf = 17.78 + 1.8896 – 0.002 = 19.67 bar

Qg=ZnRT/P = 0.935*944,223.06 (mol/ngày)*8.3144*(273+70)/(19.67*105) =


1,280.06 (m3/ngày)

Vận tốc pha lỏng:

Vsl = 4*1,266/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.84 (m/s)

Vận tốc pha khí:


74

Vsg = 4*1,280.06/(0.1492*24*60*60*3.14) = 0.846 (m/s)

Vận tốc hỗn hợp:

Vm = 0.84 + 0.846 = 1.686 (m/s)

Chỉ số Frm:

Frm = 1.6862/(9.8*0.149) = 1.94

Tỷ phần lỏng đầu vào:

CL = 0.84/1.66 = 0.49

L*1 = 316*0.50.302 = 255.89

L*2 = 0.0009252*0.5-2.4684 = 0.0052

L*3 = 0.1*0.5-1.4516 = 0.276

L*4 = 0.5*0.5-6.739 = 55.37

Từ giá trị ta thấy CL ≥ 0.4 và L*3 <Frm ≤ L*4 dòng chảy trong đoạn ống thuộc
chế độ gián đoạn.

Tỷ phần lỏng tại chỗ EL(0):

EL(0) = 0.845*0.5050.5351/1.6860.0173 = 0.222


Ta thấy giá trị EL(0) < CL nên ta thừa nhận giá trị EL(0) = CL = 0.49
Sức căng bề mặt dầu/khí Ϭ:
Ϭ=1-0.024P0.45 = 1- 0.02*19.670.45 = 0.6495 psi = 6.495*10-6 dynes
Hệ số vận tốc lỏng Nvl:
Nvl = 1.938*0.84*[847.9/(9.8*6.495*10-6*10-2)0.25] = 304.93
Giá trị β: Sử dụng công thức (4.35) cho đoạn ống đi lên
β = (1- 0.49)ln[2.96*0.490.305*1.940.0978/304.930.4473] = 1.76
Hệ số góc nghiêng B(θ):
B(θ) = 1+ 1.76[sin(1.8*450) – sin3(1.8*450)] = 1.94
75

Tỷ phần lỏng EL(θ) thực tế cho đoạn ống nghiêng:


EL(θ) = 1.94*0.47 = 0.96
Khối lượng riêng hỗn hợp ρm:
ρm = 847.9*0.96 + 0.9333(1-0.96) = 817 (kg/m3)
Tổn hao áp suất thủy tĩnh ΔPHH:
ΔPHH = 110*817*9.8 = 880.7 (kPa) = 8.8 (bar)
Chiều dài đoạn ống theo góc nghiêng L1:
L1 = 110/cos(450) = 155.56(m)

Độ nhớt không trượt µNS:


µNS = (2.192*0.8479/10)*0.49 + 0.013(1-0.49) = 0.099 (cP)
Tỷ trọng không trượt ρNS:
ρNS = 847.9*0.49 + 0.9333(1-0.49) = 422.12 (kg/m3)
Hệ số y và hệ số kinh nghiệm S:
y = ln(0.49/0.492) = 0.7
Do y nằm ngoài khoảng 1÷1.2 ta sử dụng công thức (4.39):
S = 0.7/(-0.0523 + 3.18*0.7 – 0.872*0.72 + 0.01853*0.74) = 0.4
Hệ số ReNS:
ReNS = 422.12*1.868*0.149*103/0.099 = 1,072,561.46
Ta sử dụng công thức (4.47) tính fL
fL = 0.0014 + 0.125/1,072,561.460.32 = 0.0014
Từ đồ thị với CL = 0.49 ta có thể suy ra fNS/fL = 1.6
fNS = fL*fNS/fL = 0.0014*1.6= 0.0022
ftp = 0.0022*e0.423 = 0.0021
Tổn hao ma sát:
ΔPf = 2*0.0021*1.8682*422.21*155.56/(9.81*0.149) = 531 kPa (0.005bar)
Áp suất đầu ra đoạn 5:
P4 = Áp suất đầu vào + ΔPHH – ΔPf = 19.67 - 8.8 – 0.005 = 10.86 bar
76

Như vậy với lưu lượng dầu và khí đã cho ở áp suất làm việc tại 14 bar:
Dòng chảy trong toàn bộ tuyến ống là dòng tràn hoặc dòng nút. Tổn hao áp suất
cho toàn bộ tuyến ống: 14-10.86 = 3.14 bar

4.2.2 Tính toán cho áp suất ở chế độ 20 bar và 25 bar


Tính toán tương tự như trên ta có bảng tổng hợp cho năm 2014 ở chế
độ 20 bar và 25 bar.

Bảng 4.2: Tóm tắt tổn hao áp suất và chế độ dòng chảy năm 2014 ở 20 bar và 25
bar
Áp suất Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 Đoạn 5
Thông số
bình ΔPHH ΔPf ΔPHH ΔPf ΔPHH ΔPf ΔPHH ΔPf ΔPHH ΔPf
tách Tổn hao áp suất (bar) 6.206 0.0223 0 0.4838 2.2388 0.0034 1.7031 0.0023 8.1229 0.0062
20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.18 25.70 23.46 25.16 17.03
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 5.9522 0.0234 0 0.521 2.109 0.0036 1.6115 0.0025 7.762 0.0068
25 Áp suất điểm cuối (bar) 30.93 30.41 28.30 29.90 22.14
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn

4.2.3 Tổng hợp tính toán cho các năm còn lại
Dựa trên cơ sở như phần tính toán cho năm 2014, kết quả được chỉ ra tóm
tắt theo bảng bên dưới.
77

Bảng 4.3: Tổng hợp tổn hao áp suất và dạng dòng chảy cho các năm
Áp suất Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 Đoạn 5
Năm Thông số
bì nh ΔP HH ΔP f ΔP HH ΔP f ΔP HH ΔP f ΔP HH ΔP f ΔP HH ΔP f
tách Tổn hao áp suất (bar) 6.7306 0.0204 0 0.4201 2.5056 0.003 1.8896 0.0021 8.8073 0.0053
14 Áp suất điểm cuối (bar) 20.71 20.29 17.78 19.67 10.86
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.206 0.0223 0 0.4838 2.2388 0.0034 1.7031 0.0023 8.1229 0.0062
2014 20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.18 25.70 23.46 25.16 17.03
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 5.9522 0.0234 0 0.521 2.109 0.0036 1.6115 0.0025 7.762 0.0068
25 Áp suất điểm cuối (bar) 30.93 30.41 28.30 29.90 22.14
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 7.6698 0.0035 0 0.0707 2.4594 0.0005 2.2299 0.0003 8.2431 0.0007
14 Áp suất điểm cuối (bar) 21.67 21.60 19.14 21.37 13.12
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng chuyển tiếp Dòng chuyển tiếp Dòng gián đoạn Dòng chuyển tiếp
Tổn hao áp suất (bar) 7.1158 0.0038 0 0.0813 2.1859 0.0006 2.0299 0.0004 7.563 0.0009
2015 20 Áp suất điểm cuối (bar) 27.11 27.03 24.84 26.87 19.31
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng chuyển tiếp Dòng chuyển tiếp Dòng gián đoạn Dòng chuyển tiếp
Tổn hao áp suất (bar) 6.8447 0.004 0 0.0876 2.0515 0.0006 1.9263 0.0004 7.1988 0.0009
25 Áp suất điểm cuối (bar) 31.84 31.75 29.70 31.63 24.43
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng chuyển tiếp Dòng chuyển tiếp Dòng gián đoạn Dòng chuyển tiếp
Tổn hao áp suất (bar) 7.3874 0.0059 0 0.1205 2.4763 0.0009 2.1304 0.0006 8.4219 0.0013
14 Áp suất điểm cuối (bar) 21.38 21.26 18.78 20.91 12.49
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.8422 0.0065 0 0.1387 2.2047 0.001 1.9338 0.0007 7.7415 0.0016
2016 20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.84 26.70 24.49 26.42 18.68
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.5764 0.0068 0 0.1494 2.0715 0.001 1.8335 0.0007 7.3778 0.0017
25 Áp suất điểm cuối (bar) 31.57 31.42 29.35 31.18 23.80
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 7.1406 0.0094 0 0.1923 2.4895 0.0014 2.0419 0.001 8.5734 0.0022
14 Áp suất điểm cuối (bar) 21.13 20.94 18.45 20.49 11.91
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.6032 0.0103 0 0.2214 2.2197 0.0015 1.8487 0.0011 7.8921 0.0026
2017 20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.59 26.37 24.15 26.00 18.10
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.3419 0.0108 0 0.2385 2.0876 0.0016 1.7515 0.0011 7.5291 0.0028
25 Áp suất điểm cuối (bar) 31.33 31.09 29.00 30.75 23.22
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 7.2816 0.0072 0 0.1472 2.4822 0.001 2.0927 0.0007 8.4875 0.0017
14 Áp suất điểm cuối (bar) 21.27 21.13 18.64 20.74 12.25
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.7397 0.0079 0 0.1694 2.2114 0.0012 1.8975 0.0008 7.8068 0.0019
2018 20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.73 26.56 24.35 26.25 18.44
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.4758 0.0083 0 0.1825 2.0786 0.0013 1.7985 0.0009 7.4434 0.0021
25 Áp suất điểm cuối (bar) 31.47 31.29 29.21 31.00 23.56
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 7.5474 0.0044 0 0.0891 2.4669 0.0006 2.1869 0.0004 8.3212 0.001
14 Áp suất điểm cuối (bar) 21.54 21.45 18.99 21.17 12.85
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.9971 0.0048 0 0.1025 2.1942 0.0007 1.9883 0.0005 7.6411 0.0011
2019 20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.99 26.89 24.69 26.68 19.04
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.7284 0.005 0 0.1104 2.0604 0.0008 1.8862 0.0005 7.2771 0.0012
25 Áp suất điểm cuối (bar) 31.72 31.61 29.55 31.44 24.16
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 7.1347 0.0095 0 0.1945 2.4898 0.0014 2.0398 0.001 8.577 0.0023
14 Áp suất điểm cuối (bar) 21.13 20.93 18.44 20.48 11.90
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.5974 0.0104 0 0.2239 2.22 0.0016 1.8466 0.0011 7.8957 0.0027
2020 20 Áp suất điểm cuối (bar) 26.59 26.36 24.14 25.99 18.09
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
Tổn hao áp suất (bar) 6.3362 0.0109 0 0.2412 2.088 0.0017 1.7495 0.0011 7.5327 0.0029
25 Áp suất điểm cuối (bar) 31.33 31.08 28.99 30.74 23.21
Dạng dòng chảy Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn Dòng gián đoạn
78

22

21

20

19

18
2014
17 2015
Áp suất (bar)

2016
16 2017
2018
15
2019
2020
14
2021

13

12

11

10
0 1000 2000 3000 4000 5000
Chiều dài (m)

Hình 4.2: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 14 bar


79

Chế độ áp suất 20 bar

28

27

26

25

24
2014
2015
23
Áp suất (bar)

2016
2017
22 2018
2019
21 2020
2021
20

19

18

17

16
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000
Chiều dài (m)

Hình 4.3: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 20 bar


80

Chế độ áp suất 25bar

33

32

31

30

29
2014
2015
28
Áp suất (bar)

2016
2017
27
2018
2019
26
2020
2021
25

24

23

22

21
0 1000 2000 3000 4000 5000
Chiều dài (m)

Hình 4.4: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 25 bar


81

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận chuyển


4.3.1. Khó khăn do mô hình dòng chảy trong tuyến ống gây ra

Các tính toán cho thấy mô hình dòng chảy trong tuyến ống chủ yếu là chảy nút
và nút phân tán. Ở chế độ chảy này sẽ gây ra các yếu tố khó khăn bao gồm:
- Gây dao động áp suất mạnh, ảnh hưởng đến tải trọng trên đường ống
- Khó khăn lớn nhất là hình thành dòng nút và dòng tràn trong tuyến ống. Từ
đó dẫn tới lưu lượng dầu và khí làm việc trong bình tách không ổn định. Điều này gây
bất lợi rất lớn tới quá trình vận hành hàng ngày, cụ thể như:
+ Lưu lượng chất lỏng lớn, kéo theo van điều chỉnh mức chất lỏng trong bình
tách không thể mở kịp. Khi đó rất dễ gây ra nguy cơ gây ngừng khai thác hệ thống do
mực chất lỏng chạm tới ngưỡng ngừng hoạt động ở mức cao, áp suất chạm tới ngưỡng
ngừng áp suất ở mức thấp. Ngoài ra chất lỏng có thể tràn ra theo đường khí đi vào hệ
thống tách khí, gây nguy hiểm hệ thống cũng như giàn (lỏng không cháy hết có thể trào
ra tháp đuốc và rơi xuống toàn bộ khu vực giàn). Khí ở lưu lượng thấp sẽ không đủ
cung cấp cho các turbine khí, tăng nguy cơ ngừng hoạt động hệ thống cung cấp năng
lượng cho giàn.

+ Lưu lượng chất lỏng thấp, kéo theo lượng khí nhiều. Van điều chỉnh áp suất có
thể không mở kịp, do vậy có thể ngừng khai thác hệ thống do áp suất đạt ngưỡng
ngừng hoạt động ở áp suất cao. Ngoài ra nguy cơ khí đi vào đường ra của lỏng, gây
mất ổn định cho hệ thống.

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận chuyển

Trên cơ sở những khó khăn đã chỉ ra, khó khăn do dao động áp suất sẽ ảnh
hưởng lớn tới đoạn ống số 1 (là đoạn ống cứng gắn dọc theo chân đế) các đoạn ống
còn lại từ số 2 tới số 5 sẽ không bị tác động nhiều do đây là đoạn ống mềm, có độ linh
động cao. Giải pháp để khắc phục khó khăn này cho đoạn ống số 1 là cần thiết phải
tính toán lại độ ổn định của tuyến ống, từ đó so sánh với các thông số thiết kế, nếu
82

vượt quá giới hạn cho phép, cần thiết phải gia cố tuyến ống bằng các vòng kẹp mềm,
nhằm nhiệt tiêu độ dao động của tuyến ống.
Đối với khó khắn xuất hiện dòng chảy nút và dòng dòng tràn trong tuyến ống,
giải pháp thay đổi thông số vận hành để khắc phục vấn đề này là cần thiết, cụ thể:
Do trước đây có xem xét tới phương án thu gom khí, máy nén sẽ được đặt trên
giàn DH-01 nên có xem xét tới phương án tăng áp suất vận chuyển lên 20 bar và 25 bar
để đảm bảo nguồn khí cung. Hiện tại phương án thu gom sẽ chuyển đổi máy nén khí
sang giàn DH-01. Trên cơ sở đó lựa chọn áp suất làm việc 14 bar trên giàn DH-02 để
giảm hàm lượng khí trong chất lỏng, đảm bảo chất lưu khai thác qua nhiều cấp bình
tách, tăng hệ số thu hồi thành phần lỏng.

Theo dõi chặt chẽ biến động áp suất tại đầu vào bình tách, khi thấy bắt đầu có
hiện tượng áp suất sụt giảm (lượng khí là chủ yếu) và áp suất tăng (lượng lỏng là chủ
yếu), cần ngay lập tức điều chỉnh chế độ làm việc của bình tách cho phù hợp, cụ thể:

+ Với áp suất giảm, cô lập tín hiệu ngừng hoạt động ở chế độ áp suất cao và
thấp, mở van điều khiển áp suất hết cỡ đề chờ dòng khí dồn về. Sau khi đợt khí qua có
thể điều chỉnh lại như điều kiện làm việc ban đầu.
+ Với áp suất tăng, cô lập tín hiệu ngừng hoạt động ở chế độ mực thấp và cao,
mở van điều khiển mực ở mức thấp tới hạn và chờ dòng lỏng dồn về. Sau đợt lỏng dồn
về có thể điều chỉnh lại như điều kiện làm việc ban đầu.
Công tác trên có thể thực hiện thực hiện được bằng cách đưa chất lưu khai thác
về riêng bình tách cấp 1 hoặc cấp 2 làm việc và theo dõi tần số xuất hiện đợt lỏng và
khí, từ đó xây dựng biểu đồ thời gian phụ thuộc và xây dựng lên điều kiện vận hành
cho bình tách.
83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận:
- Tuyến ống DH-02 sang DH-01 theo thu gom kín là hợp lý, cho phép giảm chi
phí vận hành, tăng tự động hóa.
- Các tính toán cho thấy chủ yếu là chảy nút và nút phân tán. Chế độ chảy này
gây dao động áp suất mạnh, ảnh hưởng đến tải trọng trên đường ống (tuy nhiên
là ống mềm nên ít tác hại).
- Khi áp suất làm việc ở chế độ áp suất 20 bar và 25 bar, hàm lượng khí trong dầu
sẽ cao hơn. Trong quá trình vận chuyển, biên độ dao động áp suất sẽ lớn hơn so
với ở chế độ áp suất 14 bar, tuy nhiên sự suy giảm áp suất sẽ nhỏ hơn.
- Với hệ thống thu gom và xử lý hiện tại trên giàn DH-01, có thể khắc phục được
yếu tố khó khăn do dòng chảy trong tuyến ống gây ra. Tuy nhiên nếu tốc độ
biến thiên quá lớn, cần thiết phải thay thế van điều khiển mực và áp suất có độ
linh động cao hơn để đảm bảo hệ thống vận hành tốt hơn.
Kiến nghị:
- Tại thời điểm tính toán, các thông số đầu vào đều dựa trên kế hoạch phát triển
mỏ ban đầu. Hiện nay kế hoạch đã có nhiều sự thay đổi, cụ thể sẽ khai thác
thêm nhiều giếng mới trên giàn DH-02 sau khi có kết quả đánh giá trữ lượng
mới. Do đó sẽ cần tính toán lại với các thông số khai thác này.
- Hiện nay tại giàn DH-02 khai thác đã bắt đầu xuất hiện cát, điều này gây ảnh
hưởng rất lớn tới tuyến ống vận chuyển, đặc biệt là yếu tố lắng đọng cát gây tắc
nghẽn, yếu tối mài mòn tuyến ống. Thời gian tới tác giả sẽ tập trung nghiên cứu
về vấn đề này. Ngoài ra những khó khăn khác sẽ xuất hiện tong tương lai cũng
sẽ được nghiên cứu bao gồm:
+ Sự suy giảm áp suất, chất lưu không thể tự vận chuyển từ giàn DH-02 về giàn
DH-01. Việc nghiên cứu sẽ tập trung vào tính toán áp suất tối ưu cần thiết trên
giàn DH-02 để có thể vận chuyển về giàn DH-01
84

+ Sự suy giảm nhiệt độ, yếu tố này sẽ gây ra hiện tượng lắng đọng paraffin
trong tuyến ống. Việc nghiên cứu sẽ tính toán điểm hình thành paraffin, từ đó
đưa ra các giải pháp lý (gia nhiệt) hoặc hóa (hóa phẩm chống đông) hoặc kết
hợp cả 2 phương pháp.
+ Hiện tượng hàm lượng nước khai thác tăng cao. Điều này sẽ làm xuất hiện
nhũ trong tuyến ống, do nhũ có độ nhớt cao nên sẽ gây tổn hao áp suất lớn, đặc
biệt là sự ăn mòn tuyến ống.
85

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Xuân Lân (2005), “Thu Gom-Xử Lý Dầu-Khí-Nước), tr. 60, 101-
109.
2. DH-02 Basic of Design, Start-up and Shutdown Philosophy
3. Production and Transport of Oil and Gas, second completely revised
edition, Part B: gathering and transpoting, A.P.SZILAS
4. Arnold K, Maurice Stewart – Surface Production Operation (second
editor-1998)
5. Subsea Engineering Handbook by Yong Bai and Qiang Bai (2010)
6. Subsea Pipelines and Riser by Yong Bai and Qiang Bai (2005)

You might also like