You are on page 1of 2

Tinh hoa Cờ Vây không ñặt trong sự thắng thua

Tác giả: Clearwisdom


Thứ tư, 17 Tháng 6 2009 21:48
Cầm, Kỳ, Thi, Họa, là bốn bộ môn nghệ thuật văn hóa của Trung Hoa thời xưa. Kỳ chính là chỉ
về Vi Kỳ, có nghĩa là cờ vây, mà ngày nay chúng ta gọi giản dị là cờ Go. ði cùng với tư tưởng
của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và những môn văn hóa nghệ thuật khác, nó là một phần trong
lịch sử nền văn minh hằng ngàn năm của Trung Hoa.
Vi Kỳ có một lịch sử rất lâu dài. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của nó, trong ñó có một
thuyết ñược khá nhiều người công nhận là nó ñược khởi ñầu từ thời Nghiêu ñế. Trương Hoa,
thời nhà Tấn, ñã viết trong sách “Bác vật chí” rằng: “ Vua Nghiêu tạo ra môn chơi cờ vây ñể dạy
dỗ ðan Chu, con trai của mình”. Trong ñó còn nói vua Thuấn cảm thấy con mình là Thương
Quân không ñược thông minh lắm, cũng từng dạy dỗ con bằng bàn cờ vây. Trong “Lộ sử hậu
ký” của La Bí, thời ñại nhà Tống, có nói rằng: Vợ của vua Nghiêu là Phú Nghi Thị sanh ñược
một con trai, ñặt tên là ðan Chu. Hành vi của ðan Chu không ñược tốt, nên vua Nghiêu ñã ñi
tìm những vị ñạo tiên ñể xin ñược chỉ bảo cách dạy con. Một hôm, ở gần bờ sông Phấn, ông
nhìn thấy hai vị tiên ñang ngồi ñối diện nhau ở dưới cây tùng. Ông ngắm họ ñang vạch những
ñường ngang dọc trên cát, rồi ñặt những miếng ñá ñen trắng trên hàng vẽ như ñang bày trận
ñồ. Nhà vua tiến ñến xin hỏi cách làm thế nào ñể có thể sửa ñổi tính tình ðan Chu. Một vị tiên
nói : “ðan Chu hay tranh giành mà lại ngu ngốc, hãy dùng những phương diện gì hắn khá mà
uốn nắn tính tình của nó theo con ñường tốt”. Còn vị tiên kia lấy tay chỉ những ñường kẻ trên
cát và các viên ñá ñen trắng nói rằng: “Cái này gọi là bàn cờ Vi Kỳ. Bàn cờ này hình vuông mà
yên tĩnh, trong khi những viên ñá kia hình tròn mà chuyển ñộng. Nó ñi theo cách vận chuyển
của Trời và ñất. Từ khi bàn cờ vây ñược thành lập ñến nay, chưa có ai có thể phá giải nó hoàn
toàn ñược”. (trích từ Lịch ñại Thần Tiên thông giám ). Sau ñó ðan Chu ñã ñược vua Nghiêu dạy
chơi cờ vây, và quả thật tính nết cũng thay ñổi thành tốt hơn. Do ñó mà thấy, người xưa sáng lập
môn cờ vây, không phải vì ñể tiêu khiển thời giờ và học cách tranh giành hơn thua, mà ñể tu thân
dưỡng tính, phát sinh trí tuệ, và biểu lộ tài năng nghệ thuật của người chơi. Vả lại cờ vây còn có
tương quan liên hệ ñến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược,và vấn ñề trị quốc an dân.
Trong sách “Tả truyện”, sách “Luận Ngữ” của Khổng Tử, và sách “Mạnh Tử”, cũng chỉ rõ rằng
cờ vây rất thịnh hành ở thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Vào lúc phồn thịnh nhất của triều ñại
nhà ðường, cờ vây cũng ñược phát triển rất nhiều. Vua ðường Huyền Tông ñặc biệt ñặt ra một
chức quan trông coi về bộ môn cờ vây, gọi là “Kỳ ñãi chiếu”, chức quan này mang bậc cửu
phẩm, cùng với chức quan “Họa ñãi chiếu”(trông coi tranh vẽ), và “Thư ñãi chiếu” (trông coi
thư pháp) ñều thuộc về Hàn Lâm viện, do ñó mới có tên chung là Hàn Lâm
Một số những thầy chơi cờ vây giỏi ngày nay cho rằng bàn cờ vây nhìn giống như một vũ trụ,
do 360 thiên thể họp lại mà thành. Có 19 ñường dọc và 19 ñường ngang trên bàn cờ, và 361
ñiểm tổng cộng. Một ñiểm dư ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, ñại biểu cho
trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm-lịch, ñược chia ra làm bốn.
Bốn góc là xuân, hạ, thu, ñông. Những con cờ ñen và trắng ñại biểu cho ngày và ñêm. Như vậy
cả bàn cờ giống như là hình tượng biến hóa của Trời và ðất .
Xem cách bố cục những ñiểm ñen và trắng trong quyển sách cổ ‘Hà ðồ’ và quyển ‘Lạc
Thư’ thuộc bộ ‘Chu Dịch bổn nghĩa’ , rất có thể cờ vây và 2 quyển sách này ñều có những nguồn
gốc thâm sâu. Giống như quyển Lạc Thư, bàn cờ vây có 361 giao ñiểm, 8 ngôi sao tinh tú chỉ
phương vị, và 72 giao ñiểm dọc theo vòng chu vi, mà tương ứng với 360 ngày, 8 quẻ bát quái
(càn, ñoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn), và 72 loại thời tiết. Con cờ hình tròn, phía trên nhô
lên, phía dưới phẳng ngang, phân biệt nhau bằng hai mầu trắng và ñen, tượng trưng cho Âm và
Dương. Trong sách Kỳ Kinh, thuộc thời ñại Nam-Bắc triều, tìm thấy trong ñộng ñá Mỗ Cao ở
thành phố ðôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, có nói rằng “ 361 ñường là phỏng theo con số của Chu
Thiên”
Từ góc ñộ của người tu luyện mà xét, thì cũng như Chu Dịch, Hà ðồ, Lạc Thư, Bát Quái, cờ
vây không phải là văn hóa của nền văn minh nhân loại thời kỳ này sáng tạo ra, mà là văn hóa
thuộc về nền văn minh tiền sử. Thật ra, chúng ñều là văn hóa do chư Thần truyền xuống cho
nhân loại. Trong sách “Lê Hiên Mạn Viễn” có viết rằng: “Vi Kỳ ban ñầu không phải là sự việc
của nhân gian. Nó ñược phát hiện ñầu tiên trong sự khai quật phần mộ của vua Chu Mục Vương,
nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, và sau ñó còn nhìn thấy trong một thạch thất nằm trên núi
Thương Sơn. Nó là dụng cụ cho các vị ñạo tiên nuôi dưỡng tính nết và vui chơi với ðạo.”
Cờ vây có hình thức rất giản dị. Chỉ có 2 loại quân cờ ñen và trắng, và luật chơi cũng rất ñơn
giản. Tuy nhiên sự huyền diệu của nó lại vượt xa hơn cả bất cứ loại cờ nào. Chỉ có 361 ñiểm cho
quân cờ, nhưng sự biến ảo là hầu như vô tận. Trầm Quát viết trong sách “Mộng Khê Bút ðàm”,
khi bàn ñến số lượng biến ảo của cờ vây ñã nói rằng “nó lên tới con số 3 luỹ thừa 361 lần”
Cờ vây rất là bác ñại tinh thâm, huyền diệu vô cùng, nếu chỉ dùng trí tuệ con người thì không thể
nào hiểu thấu ñáo ñược. Là một phần văn hóa do chư Thần lưu lại cho con người, từ thiên cổ ñến
nay, cờ vây ñã ñược biết bao bậc ñế vương, quan tướng, văn nhân nho sĩ cũng như thường dân
thưởng thức. Nó cũng mang lại biết bao giai thoại truyền kỳ, văn chương thi phú ñẹp ñẽ, ngay cả
sách viết về binh thư toán pháp và phương lược trị quốc. Cờ vây là một ñóa hoa ñẹp ñẽ trong
lịch sử của nền văn minh Trung Hoa.

-Vì có sự yêu cầu của dịch giả là người chịu trách nhiệm về bài dịch gốc, xin qúy vị ñừng sửa chữa văn
bản này khi ñăng tải lại trên các mạng khác ñể chia sẻ. Cũng xin qúy vị vui lòng ghi rõ xuất xứ của bài
dịch là Việt ðại Kỷ Nguyên.

You might also like