You are on page 1of 102

KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

THS. TRẦN THỊ KIM HÀ

BÀI GIẢNG
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

HÀ NỘI, 2016

1
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG, CON NGƯỜI

1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG


Mối quan hệ giữa con người và môi trường được thiết lập lâu đời, từ khi con người
đặt chân lên Trái đất này. Con người sống giữa thiên nhiên và tương tác liên tục với
chúng. Con người luôn cảm nhận được ảnh hưởng của thiên nhiên thông qua không khí
thở, nước uống, thức ăn, dòng năng lượng, vật chất và thông tin. Mối quan hệ giữa con
người và môi trường là mối quan hệ hai chiều phức tạp, con người có thể ảnh hưởng lớn
đến môi trường và ngược lại.
Dòng năng lượng,
vật chất và thông tin
Hệ xã hội: Hệ sinh thái:

dân số, sức khoẻ, dinh Không khí, nước, đất, vi


dưỡng, kĩ nghệ, tổ sinh vật, khí hậu, gia
chức xã hội, khai thác Chọn lọc, súc, sâu bệnh, cây cối,
tài nguyên, kinh tế, thích nghi cỏ dại...
kiến trúc, tư tưởng, (các nhân tố vô sinh và
các giá trị, đặc tính sinh vật)
sinh lí, ngôn ngữ

Dòng năng lượng,


vật chất và thông tin

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là mối quan hệ biện chứng mà trong đó sự thay
đổi của hệ thống này trực tiếp ảnh hưởng đến cơ cấu và chức năng của hệ thống kia, điều
này được thể hiện trong hình 1.1.
Tác động của con người đến sinh quyển có thể dẫn tới:
- Thay đổi cấu trúc bề mặt Trái đất do hoạt động cày bừa, phá rừng, đào hồ nhân
tạo…
- Thay đổi thành phần sinh quyển, chu trình tuần hoàn và cân bằng các chất của chu
trình đó do thải chất thải vào môi trường đất, nước và khí quyển.
- Thay đổi cân bằng năng lượng, cân bằng nhiệt trong khu vực và toàn cầu.
- Thay đổi khu hệ sinh vật do việc đưa vào hay làm mất đi tập hợp các sinh vật.
Sự phát triển khoa học kĩ thuật (nhất là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bắt đầu từ
giữa thế kỉ XX) đã thúc đẩy xã hội tiến lên và làm thay đổi căn bản về sức lao động. Con
người đã khai thác hầu như tất cả các nguồn tài nguyên tái tạo cũng như không thể tái tạo
được. Các hoạt động này đương nhiên đã tác động trở lại đối với môi trường.
Ngày nay, thế giới đang đứng trước những thách thức môi trường như: Biến đổi khí
hậu và tần suất thiên tai gia tăng; Tầng ozôn đang bị cạn kiệt; Sự mất nơi ở và giảm đa dạng
sinh học; Tài nguyên bị suy giảm và cạn kiệt; Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô
2
rộng; Sự gia tăng dân số. Chính vì vậy, việc điều chỉnh hành vi con người để tăng năng lực
môi trường nhằm duy trì sự phát triển của xã hội loài người là việc làm cấp bách để bảo vệ
môi trường.
1.2. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật. (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
Các nhân tố môi trường: là các thực thể hay hiện tượng tự nhiên cấu trúc nên môi
trường.
Nhân tố sinh thái: là những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
hoặc tác động qua lại đối với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của
sinh vật. Mỗi cá thể, mỗi loài hay nhóm sinh vật… có các nhân tố sinh thái riêng của
chúng. Tất cả sinh vật sống trong môi trường đều bị tác động cùng một lúc bởi các nhân
tố sinh thái của môi trường.
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi
trường xung quanh sinh vật. Bao gồm:
+ Các nhân tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió…;
+ Các nhân tố thổ nhưỡng: đất, đá, các thành phần cơ giới, mùn hữu cơ, tính chất hoá
lí của đất;
+ Các nhân tố nước: nước biển, hồ, ao, sông, suối, nước mưa…;
+ Các nhân tố địa hình: độ cao, độ trũng, độ dốc, hướng phơi của địa hình…
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, bao gồm những
mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh. Ở đây, nhân tố con
người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nhiều sinh vật.
Trong các hoạt động của mình, con người không chỉ khai thác thiên nhiên mà còn cải tạo
thiên nhiên, biến các cảnh quan tự nhiên hoang sơ thành các cảnh quan văn hoá và tạo
dựng nên những cơ sở vật chất mới nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày
càng cao của con người. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn
nhưng cũng dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường tự nhiên bị suy thoái sẽ
có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời cũng đe doạ chính cuộc sống con
người.
1.2.2. Chức năng, thành phần môi trường
Môi trường có những chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

3
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Tồn tại bốn kiểu môi trường cơ bản đối với sinh vật trên bề mặt Trái đất: đất,
nước, không khí và môi trường các sinh vật.
1.2.3. Các nhân tốsinh thái vô sinh
1.2.3.1. Các nhân tố vô sinh trên bề mặt Trái đất
a. Ánh sáng Mặt trời
Ánh sáng được coi là nhân tố sinh thái quan trọng. Tất cả các sinh vật trên Trái đất đều
sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng
mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp, còn động vật sử dụng năng lượng hoá học
được tổng hợp từ thực vật. Một số sinh vật dị dưỡng như nấm, vi khuẩn trong quá trình
sống cũng sử dụng một phần năng lượng ánh sáng.
* Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của thực vật:
- Ánh sáng mang tính chất chu kì và ảnh hưởng lớn đến sự quang hợp của thực vật.
Tuỳ theo cường độ ánh sáng mà thực vật có cường độ quang hợp cực đại và người ta có
thể phân loại thực vật thành 3 nhóm:
+ Nhóm các cây ưa sáng: gồm những loài thực vật sống nơi quang đãng, có cường độ
quang hợp cực đại khi cường độ chiếu sang lớn, hoặc là cây ở tầng trên của tán rừng như:
gỗ tếch, phi lao, bạch đàn, thông, lúa, đậu…
+ Nhóm các cây ưa bóng: gồm những loài thực vật có cường độ quang hợp cực đại khi
cường độ chiếu sáng thấp, sống ở nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ, chủ yếu ở dưới tán
rừng, trong các hang động, trong nhà… như: cây dọc, lim, vạn niên thanh, gừng, cà phê.
+ Nhóm các cây chịu bóng: sống dưới ánh sáng vừa phải như: cây ràng ràng, cây bòn
bon…
- Ánh sáng ảnh hưởng đến vòng đời thực vật. Ánh sáng kiểm soát sự nảy mầm, sinh
chồi, sinh trưởng và rụng lá, ra hoa, kết quả … của thực vật. Sự ra hoa của cây phản ánh
rõ nhất chu kì chiếu sáng. Người ta có thể chia làm hai nhóm là:
+ Cây ngắn ngày: là những cây có thời gian chiếu sáng dưới 10 ÷ 14 giờ/ ngày, như
cây lúa mì mùa đông, nhiều giống đậu tương, mía...
+ Cây dài ngày: là những cây có thời gian chiếu sáng trên 10 ÷ 14 giờ/ ngày, như cây
lúa, củ cải.

4
* Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của động vật: Động vật thích ứng tốt hơn với
sự thay đổi của điều kiện chiếu sáng do nó có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng.
- Với điều kiện chiếu sáng khác nhau, các nhóm động vật có những thích nghi khác
nhau. Người ta chia động vật thành 2 nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: là những loài chịu được giới hạn rộng về cường độ và thời
gian chiếu sáng, chủ yếu các động vật hoạt động ban ngày như gà, vịt, ong…
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong
hang, trong đất hay ở đáy biển như dơi, cú…
- Ánh sáng là điều kiện cho động vật nhận biết các vật xung quanh và định hướng
không gian.
- Ánh sáng đóng vai trò như tín hiệu điều khiển nhịp điệu sinh học của động vật.
Sinh sản của nhiều loại động vật mang tính chất mùa rõ rệt, như cá hồi đẻ vào mùa
thu hay sự thay lông của nhiều loài thú thuộc chu kì chiếu sáng. Nhịp điệu sinh học ngày
đêm được thể hiện rõ nhất ở loài dơi. Nhịp điệu sinh học tuần trăng thể hiện rõ ở động vật
không xương sống ở biển, đặc biệt là các loài giun ít tơ.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí liên quan tới sự bão hoà hơi nước trong không khí, là một trong
những dạng nước có tác động lớn đến đời sống sinh vật.
* Đối với thực vật: theo nhu cầu về nước và độ ẩm không khí với đời sống, người ta
chia thực vật thành các nhóm:
- Thực vật thuỷ sinh là các sinh vật có đời sống vĩnh viễn ở dưới nước như bèo, lục
bình, sen, súng...
- Thực vật ưa ẩm là những sinh vật chỉ sống được ở những nơi rất ẩm, ở bờ ao, bờ
sông, suối, rừng ẩm, dưới tán cây to, như cỏ bợ, thài lài, củ ráy, lúa nước, cói...
- Thực vật chịu hạn có thể sống ở vùng khô hạn, thiếu nước như sa mạc, các cồn cát
ven biển... như rau sam, xương rồng, thanh long, thầu dầu, hành, tỏi...
- Thực vật ưa ẩm vừa là các sinh vật có nhu cầu vừa phải về độ ẩm, chịu đựng được
sự xen kẽ mùa khô và mùa ẩm, như cây mã đề.
* Đối với động vật: Có những loài ưa ẩm (ếch, nhái...), loài ưa ẩm vừa phải và loài ưa
khô (lạc đà, đà điểu, thằn lằn...). Các loài động vật trên cạn chịu ảnh hưởng lớn của độ ẩm
không khí, ảnh hưởng đến hoạt động sống cơ bản của động vật như sinh trưởng, tuổi thọ,
sinh sản, tỉ lệ chết.
Độ ẩm không khí cũng quyết định đến sự phân bố địa lí và tập tính sinh hoạt của
động vật.
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của
các cá thể, quần thể và quần xã sinh vật. Nhìn chung các sinh vật chủ yếu sống trong
5
phạm vi nhiệt độ từ 00C ÷ 500C. Đây là giới hạn nhiệt độ của các quá trình trao đổi chất
trong cơ thể.
Mỗi loài sinh vật đều có một nhiệt độ cực thuận và ở vùng nhiệt độ này mọi hoạt
động sống được thực hiện tốt nhất. Tuy nhiên, giới hạn nhiệt độ thích hợp và nhiệt độ cực
thuận đối với các sinh vật cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển trạng thái sinh lí, giới
tính của cơ thể.
Trong giới hạn nhiệt độ thích hợp, sự biến đổi nhiệt độ đã ảnh hưởng lên toàn bộ các
chức năng của cơ thể sinh vật:
- Đối với thực vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái (hình dạng lá, thân
rễ...), sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, sinh sản...), sinh thái (độ che phủ, cây
rụng lá mùa đông...).
- Đối với động vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái của động vật, có 2
nhóm:
+ Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt luôn ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ
bên ngoài, chúng điều hoà nhiệt nhờ sự sinh nhiệt từ bên trong cơ thể của mình. Hầu hết là
các loài động vật bậc cao (chim: nhiệt độ = 40 ÷ 420C, thú: nhiệt độ= 36,6 ÷ 39,50C).
+ Động vật biến nhiệt: có thân nhiệt biến đổi theo môi trường, không có khả năng
điều hòa nhiệt độ cơ thể. Hầu hết là các loài động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò
sát...
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố, tập tính sinh thái.
Đối với những sinh vật sống ở những nơi quá lạnh (vùng cực) hoặc quá nóng (sa
mạc) thì chúng có cơ chế riêng để thích nghi.
Nhiệt độ cũng có những ảnh hưởng rõ rệt lên thời gian hoặc tốc độ phát triển của
động vật. Nhiệt độ càng cao thời gian phát triển càng ngắn, tốc độ phát triển càng nhanh.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nhiều loại động vật chỉ sinh sản ở
những nhiệt độ nhất định, nếu nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp hơn nhiệt độ cần thiết
thì cường độ sinh sản giảm hoặc đình trệ.
Nhiệt độ và độ ẩm là hai nhân tố sinh thái quan trọng của cả môi trường lẫn sinh vật.
d. Mưa, gió
Mưa là mắt xích trong vòng tuần hoàn nước trên trái đất, liên qua chặt chẽ với độ ẩm
không khí.
Gió có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm của môi trường dẫn đến sự thay đổi thời
tiết, ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của thực vật. Gió có vai trò rất lớn trong sự di
chuyển, phân bố các tạp chất trong không khí; phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, hạt
thực vật, góp phần hỗ trợ sinh sản của thực vật...

6
1.2.3.2. Các nhân tố vô sinh của môi trường đất
Trong điều kiện tự nhiên, đất là một hợp thể gồm 3 thể: thể rắn, thể lỏng và thể khí.
Đất luôn phát triển và thay đổi, do đó tồn tại nhiều loại khác nhau. Đất là môi trường sống
của nhiều nhóm sinh vật quan trọng như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, giun tròn, giun
đất, động vật thân mềm, động, thực vật,... Đất cung cấp chất dinh dưỡng giúp sinh vật
sinh trưởng và phát triển. Môi trường đất cũng có ảnh hưởng lớn đến các quần xã sinh vật
trên cạn thông qua một số các nhân tố vô sinh sau đây:
a. Nước trong đất
Nước trong đất được phân chia làm ba dạng sau:
Nước hút ẩm: là nước có nguồn gốc từ độ ẩm không khí. Nó hình thành một lớp
mỏng bao quanh các hạt đất. Thực vật và động vật không sử dụng được nước này.
Nước mao dẫn: chiếm ở các khe hở giữa các hạt đất. Nếu đường kính (d) lỗ xốp đất
nhỏ hơn 2m, thực vật và động vật không sử dụng được. Nếu d > 10m thì chỉ thực vật
sử dụng được. Nơi đây cũng là môi trường sống của động vật nguyên sinh cỡ nhỏ.
Nước trọng lực: Chiếm ở những khe hở lớn hơn và chỉ tồn tại tạm thời.
Nước sử dụng được đóng vai trò quan trọng bởi vì động vật và thực vật đều cần đất
có một độ ẩm nhất định. Ví dụ: loài mối cần độ ẩm không khí trong đất đạt > 50% độ ẩm
tương đối; các loài giun đất cần độ ẩm trong đất khoảng 90 ÷ 95%.
b. Thành phần cơ giới và cấu trúc của đất
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các cấp hạt của đất.
Cấu trúc của đất là các kiểu gắn kết tạo nên hình khối không gian của đất. Tuỳ thuộc
vào trạng thái của hạt keo đất, người ta chia cấu trúc hạt đất thành:
- Cấu trúc hạt: Thấm nước kém và ít thoáng khí.
- Cấu trúc kết von: dễ thấm nước và thoáng khí.
Cấu trúc đất và thành phần cơ giới của đất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thực vật
vì đây chính là nơi hoạt động của bộ rễ. Đất có nhiều sét, ít thấm nước, giữ nước tốt sẽ
thích hợp cho việc trồng lúa nước, trong khi đó đất pha cát dễ thoát nước thích hợp cho
việc trồng hoa màu, cây đậu đỗ. Cấu trúc đất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của động
vật đất.
c. Độ thoáng của đất (độ xốp của đất)
Độ xốp của đất ảnh hưởng đến sự di chuyển nước trong đất, liên quan đến độ thoáng khí
đất. Khí trong đất được xác định qua hàm lượng khí ôxi cần cho ôxi hoá và phân huỷ các hợp
chất hữu cơ.
Các động vật sống trong đất chịu ảnh hưởng rất lớn bởi độ thoáng khí. Đất quá chặt
sẽ dẫn đến sự thiếu hụt ôxi, khi đó O2 trở thành nhân tố sinh thái giới hạn.
d. Thành phần hoá học, độ pH đất và chất độc của đất

7
Trong đất có gần đầy đủ các nguyên tố hoá học trong tự nhiên. Các đất khác nhau có
thành phần hoá học khác nhau.
Đất mặn: là đất chứa nhiều muối hoà tan (khoảng 1÷1,5% hoặc hơn) như: NaCl,
Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 có nguồn gốc khác nhau từ lục địa, biển, sinh
vật. Trong quá trình phong hoá các muối này bị hoà tan và chỉ tập trung vào những vùng
trũng tạo nên đất mặn.
Phần trăm tổng số muối tan quy định loại đất mặn nhiều, mặn trung bình, mặn ít, và
không mặn. Đa số đất mặn có phản ứng kiềm, pH rất cao có khi pH = 11 ÷ 12. Ở pH như
thế không một loại thực vật nào có thể phát triển được. Sự có mặt của một lượng lớn muối
tan trong đất làm cho tính chất vật lí, hoá học, sinh học của đất trở nên xấu như khi khô
thì đất nứt nẻ, cứng như đá; khi ướt đất trở nên dính dẻo, hạt trương nở mạnh bít kín các
khe hở làm đất trở nên hoàn toàn không thấm nước.
Các ion thường thấy trong đất mặn và kiềm mặn là Cl-, SO42-, HCO3-, Na+, Mg2+...
Đất chua: là đất bị mất vôi, bazơ và hoá chua. Độ chua của đất có ý nghĩa lớn, đặc
biệt là sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vì phần lớn cây trồng chỉ phát triển
được trong một độ pH nhất định.
Nguyên nhân đất chua: là do đất bị rửa trôi (mất bazơ của keo đất), do cây hút
thức ăn làm mất cân bằng giữa dung dịch đất và keo đất, do sự phân giải chất hữu cơ
sinh ra nhiều axit vô cơ và hữu cơ gây sự hoà tan CaCO3, do bón phân khoáng liên tục,
do mưa axit.
Dựa vào thành phần hoá học đất, trong nông nghiệp, người ta có thể nhận biết và cải
tạo đất chua và đất mặn.
Các sinh vật khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng, độ pH và khả năng chịu đựng chất
độc ở những mức độ khác nhau. Lúa có độ pH thích hợp là 6,2 ÷ 7,3, trong khi giá trị đó ở
khoai lang là 5,0 ÷ 6,0; khoai tây là 4,8 ÷ 5,4. Độ pH của đất còn ảnh hưởng đến sự phân
bố của sinh vật đất. Tuỳ theo độ pH, có thể phân chia giun đất: nhóm sống tầng mặt,
nhóm sống tầng sâu.
Trong tự nhiên còn có một số đất đặc biệt, chứa một hàm lượng các chất độc đối với
sinh vật như H2S, CH4 sinh ra trong môi trường yếm khí nên thường không gặp hoặc rất
hiếm gặp động vật.
1.2.3.3. Các nhân tố vô sinh của môi trường nước
a. Các nhân tố vật lí
* Tỉ trọng: Tỉ trọng của nước thay đổi theo nhiệt độ nên ở các vực nước luôn luôn
xảy ra di chuyển theo phương thẳng đứng do sự sai khác tỉ trọng giữa tầng mặt và tầng
sâu. Mặc dù có mỡ trong các mô cơ quan, nhưng các sinh vật thuỷ sinh có tỉ trọng hơi lớn
hơn tỉ trọng của nước nên chúng phải phát triển các thích nghi hình thái để khỏi bị chìm
như phao ở tảo lớn và sứa, bóng hơi ở cá...
8
* Áp suất: Áp suất của nước cũng biến đổi theo độ sâu, càng xuống sâu áp suất càng
tăng. Các sinh vật sống ở các đáy biển sâu phải có những thích nghi nhất định như hình
dạng thân của chúng thường dẹt, ống tiêu hoá rất lớn.
* Tỉ nhiệt: Các khu vực nước lớn như các hồ, đập nước, biển... được coi là kho dự trữ
để điều hoà nhiệt độ cho cả vùng.
* Dòng chảy: Sự vận động của nước tạo thành dòng chảy. Dòng chảy của nước tạo
nên sự đồng đều cho các tính chất vật lí và hoá học của nước.
Tốc độ dòng chảy ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật, thực vật. Loài cá có
thân hình tròn phân bố ở những nơi nước chảy, trong khi những loài có hình dẹt phân bố
ở nơi nước chảy mạnh và cơ quan bám rất phát triển.
b. Các chất lơ lửng ở trong nước
Các chất lơ lửng trong nước là các hạt đất, mảnh vụn có nguồn gốc sinh vật, ảnh
hưởng đến độ trong của nước. Động vật sống ở nơi nước đục thường có cơ quan thị giác
kém phát triển, trong khi cơ quan xúc giác (râu) lại phát triển.
c. Các khí hoà tan trong nước
Các khí quan trọng nhất hoà tan trong nước là khí cacbonic CO2 (cho thực vật) và khí
ôxi O2 (cho động vật), tiếp đến là khí H2S, CH4...
Khí ôxi: O2 hoà tan trong nước tuỳ thuộc nhiệt độ, sự vận động của nước. O2 trong
nước hoà tan chiếm tỉ lệ thấp, ở trạng thái bão hoà hàm lượng O2 trong nước chỉ đạt tới 10
cm3/lít. Vì vậy, hàm lượng khí O2 đã trở thành nhân tố sinh thái giới hạn trong môi trường
nước.
Khí CO2: ngược lại với O2, CO2 hoà tan trong nước cao hơn nhiều so với không khí.
CO2 trong nước đóng vai trò quan trọng trong quang hợp thực vật xanh trong nước và tham
gia gián tiếp vào việc tạo các vỏ bọc, xương mai của các động vật sống trong nước. Trong
nước biển, hàm lượng CO2 hoà tan là 40 ÷ 50 cm3/lít, nên nước biển được coi là kho chứa
CO2 quan trọng của thiên nhiên.
d. Các muối hoà tan và độ pH trong nước
Tuỳ thuộc lượng muối hoà tan trong nước mà người ta chia ra thành: nước mặn; nước
lợ; nước ngọt.
Nước ngọt: thích hợp cho nhiều loại sinh vật. Trong nước ngọt, ion Ca2+ và Mg2+ có
vai trò quan trọng quy định nước cứng, mềm khác nhau. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ ảnh
hưởng lớn đến đời sống động vật thân mềm, giáp xác, cá. Ca2+ cũng ảnh hưởng lớn đến
đời sống thực vật.
Nước phèn: chứa nhiều muối sulfate, nhiều các ion H+ (>50ppm), Al3+, Fe2+
(>10ppm), SO 24 (>500ppm). Đây là những ion độc, rất ít loài sinh vật có thể sống trong
môi trường nước này, ngoại trừ bàng, năng, đưng, cá sặc rằn, cá rô, cá lóc...

9
Độ muối và pH nước ảnh hưởng đến hình thái, tập tính sinh học và sự phân bố địa lí
của sinh vật. Các muối photphat và nitrat là các muối dinh dưỡng, có vai trò quan trọng
trong việc tổng hợp các protein của sinh vật.
1.2.4. Các nhân tố sinh thái hữu sinh
2.2.4.1. Khái quát về mối quan hệ giữa các sinh vật
Trong tự nhiên, không có sinh vật nào tồn tại độc lập, chúng đều bị tác động bởi môi
trường sống, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhau.
Các ảnh hưởng gián tiếp: gồm những ảnh hưởng thông qua các nhân tố sinh thái
khác của môi trường.
Các ảnh hưởng trực tiếp: là những ảnh hưởng giữa các sinh vật chủ yếu dưới dạng
quan hệ về nơi ở và ổ sinh thái:
- Nơi ở: Là khoảng không gian mà cá thể hay quần thể, loài chiếm cứ.
- Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái mà nơi đó các nhân tố của môi trường quy
định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
Các loài sẽ cạnh tranh khi có sự trùng lặp về ổ sinh thái. Những loài gần nhau về
nguồn gốc, khi sống trong một môi trường sống và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, thì
có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.
Nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài. Nơi ở là nơi cư trú, còn ổ
sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

Sẻ đầu đỏ

Chim đớp ruồi

Chim gõ kiến

Sẻ ấp lò

Hình 1.1. Sự phân chia nơi ở và ổ sinh thái


của các loài chim trên cây sồi

10
2.2.4.2. Các mối quan hệ cơ bản của sinh vật: Trong tự nhiên, mối quan hệ giữa các
sinh vật rất phức tạp.
* Các quan hệ hỗ trợ:
(1) Quan hệ cộng sinh: là quan hệ khi hai sinh vật khác loài cùng chung sống thì cả
hai cùng có lợi, nhưng bắt buộc phải sống chung với nhau.
(2) Quan hệ hợp sinh: mối quan hệ giữa hai loài khi sống chung hai bên đều có lợi,
nhưng không nhất thiết phải sống cùng nhau.
(3) Quan hệ hội sinh: là quan hệ giữa hai loài, trong đó loài sống hội sinh có lợi, loài
kia dường như không bị ảnh hưởng.
* Các quan hệ đối kháng:
(1) Quan hệ cạnh tranh giữa các sinh vật:
Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các loài có cùng chung nhau nguồn sống và nguồn
sống không đáp ứng đủ nhu cầu, chúng cạnh tranh giành thức ăn, nơi ở, các cá thể đực
tranh giành cá thể cái và các điều kiện sống khác, ví dụ cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại, cá
chuối và cá vược, các loài ngoại lai cạnh tranh với loài bản địa... Trong mối quan hệ này
các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, nhưng có một loài sẽ thắng thế, còn các loài khác bị hại,
hoặc cả hai loài đều bị hại. Sự cạnh tranh có thể xảy ra cùng loài hoặc cạnh tranh giữa các
loài.
Cạnh tranh giữa các loài là mối quan hệ tương tác trong đó các loài ức chế lẫn nhau
như sự phát triển ưu thế của loài này dẫn tới việc tăng trưởng chậm hơn của các loài khác.
Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cạnh tranh giữa các loài là nhân tố tác động chính
hình thành nên loài ưu thế trong sự đa dạng của sinh giới ở các hệ sinh thái khác nhau
(Harper, 1977; Tilman, 1982; Connell, 1983; Schoener, 1983; Aarssen and Epp, 1990;
Goldberg and Barton, 1992; Casper and Jackson, 1997; Miller et al., 2005). Mối tương tác
vật ăn thịt - con mồi cũng có tầm quan trọng tương tự trong việc xác định sự phong phú
và diễn thế của loài (Sih et al., 1986), cũng như tương tác giữa vật kí sinh - vật chủ
(Hassell and Anderson, 1989; Hochberg et al., 1990; Dobson and Crawley, 1995;
Mitchell and Powers, 2003) và mối quan hệ tương hỗ (Kawanabe et al., 1993;
Richardson et al., 2000; Stachowicz, 2001).
Cạnh tranh cùng loài là sự cạnh tranh giữa các cá thể thuộc cùng một loài, thể hiện
trong tập tính chiếm cứ lãnh thổ, tranh giành thức ăn và ăn thịt lẫn nhau. Mật độ cá thể
của quần thể càng lớn, sự cạnh tranh cùng loài càng diễn ra gay gắt.
Sự cạnh tranh dẫn đến phân li ổ sinh thái, đóng góp vào sự tiến hóa chung của loài.
(2) Quan hệ vật kí sinh – vật chủ: vật kí sinh trên cơ thể của vật chủ, sử dụng vật chủ
là nơi ở và lấy chất dinh dưỡng của vật chủ để sống, loài kí sinh có lợi còn vật chủ bị hại.
Ví dụ: giun sán kí sinh trong ruột, dây tơ hồng kí sinh trên cây xanh.

11
Vật kí sinh và vật chủ đều đã có những thích nghi nhất định để cùng tồn tại. Vật kí
sinh có những thích nghi về hình dạng, kích thước thân, về màu sắc, cấu tạo của cơ quan
bám, hệ tiêu hoá, hệ vận chuyển, sự sinh sản. Vật chủ lại có những thích nghi ngược lại
để tự bảo vệ.
(3) Quan hệ hãm sinh: một loài trong quá trình sinh sống đã gây ảnh hưởng cho loài
khác.
(4) Quan hệ tương tác giữa vật ăn thịt - con mồi: thể hiện một loài ăn thịt loài kia,
một bên có lợi còn bên kia bị hại.
Quá trình săn mồi ăn thịt là quá trình diễn biến quần thể trên diện rộng, đã phát triển
qua nhiều thời kì trong giới động vật đa bào. Quá trình này có thể ảnh hưởng tới sự phân
bố, sự đa dạng và ưu thế của loài trong hệ sinh thái.
Động vật ăn thịt và con mồi đều có những tiến hóa để thích nghi cùng tồn tại như tốc
độ, ngụy trang, khướu giác, thị giác, thính giác, tiết ra các chất độc hoặc khả năng miễn
dịch với chất độc, phát triển các cơ quan bắt mồi, thay đổi tập tính sinh sống, sinh lý...
Mối quan hệ tương tác giữa vật ăn thịt - con mồi vốn có xu hướng luôn biến động
và thể hiện hành vi dao động. Ban đầu, khi số lượng động vật ăn thịt ít, thì kích thước
quần thể con mồi có thể tăng. Khi kích thước quần thể con mồi tăng, quần thể vật ăn thịt
cũng tăng dần theo, rồi có tác động bất lợi trở lại với quần thể con mồi dẫn tới sự suy
giảm số lượng con mồi. Đến lúc nào đó, khi số lượng con mồi trở nên khan hiếm thì kích
thước quần thể vật ăn thịt giảm theo và vòng tuần hoàn lại tiếp diễn như ban đầu, nghĩa là
số lượng cá thể của cả hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

Hình 1.2. Vật ăn thịt và con mồi. Ảnh: baodatviet.vn


12
Trong các quan hệ trên 2 loại quan hệ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân
bằng sinh thái tự nhiên là quan hệ vật ăn thịt - con mồi và quan hệ vật kí sinh - vật chủ.
Quan hệ vật ăn thịt - con mồi giúp cho quần thể con mồi duy trì tính chống chịu cao với
thiên nhiên, không phát triển bùng nổ về số lượng cá thể. Quan hệ kí sinh giúp cho việc
diệt trừ sâu bệnh và các loài có hại đối với con người giữ cho số lượng sâu bệnh nằm
trong giới hạn nhất định (Nguồn: vea.gov.vn).
* Trong tự nhiên, mối quan hệ giữa động vật và thực vật là quan hệ hai mặt, chúng có
mặt lợi và mặt hại đối với nhau:
Đối với động vật:
- Mặt có lợi: thực vật là nguồn thức ăn, là nơi ở và nơi để một số loài động vật sinh
sản.
- Mặt gây hại: một số loài thực vật gây bệnh cho động vật như nấm, vi khuẩn hoặc
cây ăn động vật như cây bắt ruồi, nắp ấm, một số loài cây tiết ra các chất độc như cây trúc
đào, cây sơn Rhus succedanea…
Đối với thực vật:
- Mặt có lợi: động vật có thể trợ giúp hoặc là tác nhân phát tán, thụ phấn cho thực vật
như ong, bướm. Phân và xác chết của động vật là nguồn dinh dưỡng cho thực vật.
- Mặt gây hại: động vật phá hoại thảm thực vật thông qua việc ăn thực vật và sự dẫm
đạp trong quá trình sinh sống và tìm bắt mồi, một số loài động vật gây hại cho mùa màng
như chuột, sâu bệnh.
Trong quá trình hình thành loài, động vật và thực vật đều có những thích nghi để tồn
tại, đó là các thích nghi về hình thái cấu tạo, tập tính sinh hoạt, chức năng sinh lí. Đáng
lưu ý giữa động vật và thực vật còn có mối quan hệ đặc biệt là sự cộng sinh.

13
CHƯƠNG 2. CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI ÁP DỤNG
TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

2.1. SINH THÁI HỌC. CÁC QUY LUẬT SINH THÁI


2.1.1. Định nghĩa Sinh thái học: Sinh thái học là khoa học tổng hợp nghiên cứu về quan
hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường.
2.1.2. Các quy luật sinh thái
1. Định luật tối thiểu của Liebig
Để tồn tại và phát triển trong các điều kiện cụ thể, sinh vật đòi hỏi phải có những chất
và quá trình trao đổi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và sinh sản. Các nhân tố sinh thái
tác động đồng thời và phối hợp lên hoạt động sống của sinh vật. Nhu cầu về các chất sẽ
thay đổi tuỳ theo loài.
Năm 1840, Justus Liebig, nhà hoá học người Đức đã thực hiện một số thí nghiệm
bước đầu về ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau lên sinh trưởng của cây trồng. Ông đã
phát hiện rằng, trong điều kiện môi trường khi được đảm bảo đủ tất cả các nhân tố, nhưng
nếu chỉ thiếu một nhân tố mà nhân tố đó đảm bảo cho sự tăng trưởng cuối cùng của sinh
vật thì chỉ với một số lượng tối thiểu nhất cũng hạn chế sự phát triển của sinh vật. Ông
phát hiện ra rằng sự thiếu hụt photpho thường là nhân tố kìm hãm sự sinh trưởng. Hoặc
khi nghiên cứu trên cây hòa thảo, ông thấy rằng năng suất hạt của các cây này thường
không bị giới hạn bới các chất dinh dưỡng như CO2 và nước (là những nhân tố mà cây có
nhu cầu sử dụng lớn) mà nó lại bị giới hạn bởi chất có nhu cầu sử dụng với hàm lượng
nhỏ như nguyên tố Boron (B) chẳng hạn.
a. Định luật: Chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác định sản lượng và
tính ổn định của mùa màng theo thời gian.
Để ứng dụng định luật trong thực tiễn, cần 2 nguyên tắc hỗ trợ:
- Nguyên tắc hạn chế: Định luật chỉ đúng khi ứng dụng trong các điều kiện của trạng
thái tĩnh, nghĩa là khi dòng năng lượng và vật chất đi vào cân bằng với dòng đi ra.
- Nguyên tắc tác động tương hỗ của các yếu tố. Sinh vật có thể thay một phần yếu
tố tối thiểu bằng yếu tố khác có tính chất tương đương.
b. Ứng dụng của định luật Liebig
Định luật Liebig có ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh thái và phát triển nông
nghiệp.
Áp dụng cho các nguyên tố hoá học cần thiết cho sự sinh sản và phát triển của sinh
vật, điều này có ý nghĩa quan trọng trong sinh thái cá thể.
c. Ý nghĩa của định luật: Việc phát hiện các nhân tố giới hạn và khắc phục sự tác
động giới hạn của chúng, hay nói cách khác là tối ưu hoá môi trường cho sinh vật sinh

14
trưởng và phát triển là mục tiêu thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất
cây trồng và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
2. Quy luật chống chịu của Shelford (Quy luật giới hạn sinh thái)
Sự có mặt và phồn vinh của sinh vật ở nơi nào đó phụ thuộc vào các điều kiện tác
động tổng hợp. Sự suy đồi hay tiêu vong của sinh vật được xác định bởi sự thiếu hụt (cả
về chất lượng lẫn số lượng) hoặc ngược lại, quá dư thừa nhân tố nào đó. Mức độ thiếu hay
thừa có thể rất gần với giới hạn chống chịu của cơ thể.
Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong
khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nếu nằm ngoài giới
hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Năm 1913, Shelford khi nghiên cứu định luật tối thiểu của Liebig đã thấy rằng yếu tố
giới hạn không chỉ là sự thiếu thốn mà cả sự dư thừa các yếu tố. Các sinh vật bị giới hạn
khi thiếu yếu tố nào đó tạo ra tối thiểu sinh thái, còn dư thừa lại tạo ra tối đa sinh thái.
Khoảng giữa tối thiểu và tối đa sinh thái là giới hạn chống chịu. Như vậy theo Shelford,
mỗi cá thể, mỗi quần thể… có một giới hạn đặc trưng đối với mỗi nhân tố sinh thái nhất
định mà sinh vật chỉ có thể tồn tại được trong khoảng giá trị xác định đó (miền giới hạn
sinh thái). Đa số các sinh vật có giới hạn chịu đựng với nhiệt độ trong khoảng 0 ÷ 500C.
Ví dụ: cá rô phi chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ 5,6 ÷ 420C; cá chép chỉ sống ở nước
có miền giới hạn nhiệt độ từ 2,0 ÷ 400C nhưng chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ của nước không
dưới 150C. Vượt quá miền giới hạn này (thiếu hay thừa) sinh vật sẽ chết. Ví dụ: tưới quá
nhiều làm đất bão hoà nước, thiếu ôxi, rễ bị ngạt, cây chết. Nói cách khác thì không có
yếu tố độc hại mà chỉ có liều gây độc. Sự phồn thịnh của hệ sinh thái phụ thuộc vào đặc
điểm của tổ sinh thái.

Hình 2.1.

15
Quy luật này cũng phù hợp với tất cả các nhân tố sinh thái khác. Đối với đa số các loài
thuỷ sinh, độ pH thích hợp là từ 6,5 ÷ 8,5.
b. Quy luật: Tất cả các sinh vật đều chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái trong
một giới hạn nhất định. Tuỳ thuộc vào từng nhân tố sinh thái và khả năng chịu đựng của
từng loài sinh vật mà người ta có các sự phân loại khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của các nhân tố sinh thái còn tuân theo các quy luật
sau:
- Các sinh vật có thể có biên độ chống chịu rộng đối với nhân tố này và hẹp đối với
nhân tố khác.
- Sinh vật có biên độ chống chịu rộng đối với tất cả các nhân tố thường phân bố rộng.
Sinh vật có biên độ chống chịu hẹp thường khó sinh trưởng và phát triển, thích nghi kém,
cho nên phân bố hẹp.
- Nếu theo một yếu tố sinh thái mà các điều kiện không là tối ưu cho loài thì có thể
thu hẹp biên độ chống chịu đối với các nhân tố sinh thái khác.
- Trong tự nhiên thường có trường hợp các nhân tố vật lí tối ưu đối với sinh vật
nhưng không phù hợp với điều kiện trong phòng thí nghiệm.
- Thời kì sinh sản thường là thời kì hiểm nghèo đối với sinh vật. Trong thời kì này,
nhiều nhân tố môi trường bình thường trở thành nhân tố giới hạn đối với sinh vật.
Trong sinh thái học, để biểu hiện mức độ tương đối của tính chịu đựng, mô ̣t số các
thuật ngữ thường đươ ̣c sử dụng như: hẹp nhiệt, rộng nhiệt, hẹp ẩm, rộng ẩm, hẹp mặn,
rộng mặn...
c. Ý nghĩa của quy luật: Quy luật giới hạn được tính đến trong các giải pháp bảo vệ
môi trường khỏi sự nhiễm bẩn vượt quá tiêu chuẩn về các chất độc hại trong không khí và
nước, đây là những yếu tố có thể đe doạ nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.
Dựa vào quy luật giới hạn sinh thái, con người đã biết sử dụng các loài sinh vật để
làm chỉ thị giúp xác định và đánh giá nhanh các vấn đề môi trường của một khu vực.
Phương pháp sử dụng sinh vật chỉ thị sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn so với phương pháp
hoá lí nhờ khai thác được khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật và giá trị
biểu thị tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường đối với sự sinh trưởng, phát triển và
sinh sản của các sinh vật.
3. Quy luật tác động đồng thời và quy luật tác động qua lại
Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật và không thể thay thế cho nhau.
Tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng. Mỗi loài sinh vật chỉ
thích ứng với một giới hạn tác động nhất định của các nhân tố sinh thái nhất định.
Điều kiện môi trường tác động lên sinh vật làm chúng không ngừng biến đổi, đồng
thời các sinh vật cũng có những tác động trở lại làm biến đổi các điều kiện môi trường.

16
Ứng dụng của quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường sống như: trồng
dứa cải tạo đất phèn; nuôi giun cải tạo đất; luân canh giữa đậu và lúa để tăng độ đạm cho
đất; trồng cây gây rừng...
2.2. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ
2.2.1. Định nghĩa quần thể
Định nghĩa: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Quần thể có
khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Mỗi quần thể là một tổ chức ở mức cao hơn được đặc trưng bởi một số đặc tính mà cá
thể không bao giờ có.

Quần thể chè ở Ấn Độ Quần thể voi ở Kenya

Hình 2.2. Quần thể sinh vật


2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
2.2.2.1. Sự phân bố không gian của cá thể trong quần thể
Trong tự nhiên có nhiều kiểu phân bố khác nhau của các cá thể trong quần thể. Các
kiểu phân bố khác nhau tạo nên những tập tính khác nhau của sinh vật.
Phân bố đều: Xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, khi
có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Loại hình phân bố này hiếm gặp
trong tự nhiên. Phân bố đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể, nhờ đó các cá
thể tận dụng được các yêu cầu ngoại cảnh một cách thuận lợi nhất. Ví dụ: quần thể cây
thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ, chim cánh cụt, quần thể nhân tạo...
Phân bố theo nhóm: Xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi
trường, các cá thể sống thành bầy, đàn và thích tụ họp với nhau. Đây là kiểu phân bố phổ
biến nhất. Phân bố nhóm giúp cho các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của
môi trường. Ví dụ: quần thể các cây bụi ở hoang mạc, cây chôm chôm mọc ven bìa rừng,
giun đất sống đông đúc ở nơi độ ẩm cao, đàn trâu rừng...
17
Phân bố ngẫu nhiên: Xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường, giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt, cá thể không có xu
hướng sống tụ họp với nhau. Kiểu phân bố này ít gặp trong tự nhiên. Phân bố ngẫu nhiên
làm cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong tự nhiên. Ví dụ: quần thể các
loài sâu sống trên tán lá, quần thể nhện trong thảm mục của rừng, cây gỗ trong rừng mưa
nhiệt đới, các loài sò sống trong phù sa vùng triều…
2.2. Thành phần, cấu trúc tuổi và tỉ lệ giới tính
a. Thành phần tuổi: của quần thể thể hiện đặc tính chung của biến động số lượng
quần thể, vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tử vong của quần thể.
Tuổi thọ là chỉ số đơn vị thời gian đã sống của cá thể sinh vật từ lúc sinh ra đến lúc
chết, bao gồm:
- Tuổi thọ sinh lí (tuổi thọ tối đa): được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì
già.
- Tuổi thọ sinh thái: được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì các nguyên
nhân sinh thái. Thông thường, các cá thể bị chết trước khi đạt tuổi thọ tối đa (do vật ăn
thịt, dịch bệnh, thiếu thức ăn...).
- Tuổi thọ quần thể: là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể. Thông
thường, các loài côn trùng có tuổi thọ thấp nhất (tuổ i tho ̣ của nhê ̣n chỉ là vài tháng hoặc
vài tuần). Rùa là động vật có xương sống với tuổi thọ cao nhất thế giới.
b. Tỉ lệ sinh sản hay tỉ lệ sinh đẻ là khả năng gia tăng của quần thể.
- Tỉ lệ sinh đẻ tối đa (tỉ lệ sinh tuyệt đối hoặc sinh lí) là sự hình thành số lượng cá thể
con cháu với khả năng tối đa theo lí thuyết ở trong điều kiện lí tưởng, khi không có nhân
tố sinh thái giới hạn và sự sinh sản chỉ bị giới hạn do các nhân tố sinh lí. Đại lượng này
luôn ổn định.
- Tỉ lệ sinh đẻ thật (tỉ lệ sinh đẻ sinh thái) được gọi đơn giản "tỉ lệ sinh đẻ": biểu thị
sự gia tăng của quần thể trong các điều kiện thực tế hay đặc trưng của môi trường. Đại
lượng này biến đổi phụ thuộc kích thước, thành phần của quần thể và các điều kiện của
môi trường.
c. Tỉ lệ chết: biểu thị bằng số lượng cá thể bị chết trong từng thời kì nhất định hoặc
dưới dạng tỉ lệ chết đặc trưng.
- Tỉ lệ chết sinh thái (tỉ lệ chết thực tế) là số cá thể bị chết trong từng điều kiện môi
trường cụ thể.
- Tỉ lệ chết tối thiểu biểu thị số cá thể bị chết trong điều kiện lí tưởng khi quần thể
không bị tác động của các yếu tố giới hạn.
Trong nghiên cứu về số lượng của quần thể, một chỉ số quan trọng nữa cần đươ ̣c lưu
ý là mức độ sống sót. Mức độ sống sót là số cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định.

18
d. Cấu trúc tuổi: là tổ hợp các nhóm tuổi của quần thể, cấu trúc tuổi là thuộc tính
quan trọng của quần thể, ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, tử vong và do đó ảnh hưởng đến sự
biến động số lượng cá thể của quần thể.
Quần thể có 3 nhóm tuổi sinh thái, mỗi nhóm tuổi được xem như đơn vị cấu trúc tuổi
của quần thể. Do đó, khi môi trường biến động, tỉ lệ các nhóm tuổi biến đổi theo, phù hợp
với điều kiện mới. Nhờ đó, quần thể duy trì được trạng thái ổn định của mình.
- Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh, vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng
khối lượng và kích thước của quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của cá thể quyết địnhmức sinh sản của quần
thể.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: các cá thể không còn khả năng sinh sản, không ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển của quần thể.
Khi chồng liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số với
3 kiểu quần thể. (Hình 2.3).

A B C

Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản

Hình 2.13. Tháp tuổi của quần thể sinh vật


Quần thể trẻ hay đang phát triển: là quần thể có nhiều cá thể non.
A- Quần thể trẻ B- Quần thể ổn định C- Quần thể suy thoái
Quần thể ổn định: sự phân bố các nhóm tuổi trong quần thể tương đối đồng đều.
Quần thể già hay suy thoái: là quần thể có nhiều cá thể già.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi: giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên
sinh vật có hiệu quả hơn.
e. Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể. Trong tự nhiên,
tỉ lệ đực/cái các loài thường là 1/1. Tỉ lệ này có thể thay đổi do đặc điểm di truyền của
từng loài và do điều kiện môi trường.
Tỉ lệ giới tính phu ̣ thuô ̣c vào các môi trường sống khác nhau.
19
Tóm lại: Thành phần tuổi, cấu trúc tuổi của quần thể ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản, tử vong của cá thể trong quần thể, do đó ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể
của quần thể. Trong giới hạn sinh thái, cấu trúc tuổi của quần thể biến đổi một cách thích
ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường, nhờ đó quần thể duy trì được trạng thái ổn
định của mình. Việc nghiên cứu nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên
sinh vật có hiệu quả hơn.
2.3. Mật độ cá thể của quần thể: là nhân tố điều chỉnh tăng trưởng quần thể.
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể hay khối lượng hoặc năng lượng tính trên
một đơn vị diện tích hay thể tích.
Mật độ được coi là một đặc trưng quan trọng của quần thể, nó biểu thị mối tương
quan của quần thể này với các quần thể khác trong quần xã.
Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ lan truyền vật kí sinh,
khả năng gặp nhau giữa các cá thể đực, cái.
Mật độ là tín hiệu cho sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo
điều kiện môi trường sống.
2.4. Kích thước của quần thể
a. Khái niệm: Kích thước của quần thể là tổng số cá thể hay tổng sản lượng hoặc tổng
năng lượng của cá thể trong quần thể đó.
Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng: quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới
thường có kích thước khoảng 25 con/quần thể, quần thể hoa đỗ quyên ở vùng núi Tam
Đảo khoảng 150 cây/quần thể.
b. Dao động kích thước quần thể: Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới
giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát
triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái
suy giảm dẫn đến diệt vong.
Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể đạt được, phù hợp
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh
giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao nên một số cá thể di cư khỏi quần
thể và mức tử vong cao.
c. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
Trong tự nhiên, kích thước của quần thể thay đổi do bốn nhân tố tác động chính: Mức
sinh sản; mức tử vong; mức nhập cư và mức xuất cư của các cá thể trong quần thể.
- Các nhân tố làm tăng kích thước của quần thể:
Mức sinh sản của quần thể: phụ thuộc vào lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ,
số lứa đẻ, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, tỉ lệ đực, cái của quần thể... Khi thiếu
20
thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi thì mức sinh sản của quần thể
thường bị giảm sút.
Mức nhập cư: là sự chuyển đến của cá thể từ các quần thể bên ngoài, ví dụ như chim
di cư đến.
- Các nhân tố làm giảm kích thước của quần thể:
Mức tử vong của quần thể: phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện
sống của môi trường như sự biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thức ăn, vật dữ, sự khai thác của
con người…

Hình 2.4. Những nhân tố làm thay đổi kích thước quần thể
Mức xuất cư là hiện tượng các cá thể rời bỏ quần thể của mình sang môi trường sống
khác. Những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào… thì xuất cư
thường ít và nhập cư không ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Khi quần thể đã cạn kiệt nguồn
sống, nơi ở hạn hẹp, sự cạnh tranh giữa các cá thể gay gắt thì xuất cư tăng.
Những loài có kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng ít nguồn sống thường hình thành quần
thể có số lượng cá thể nhiều. Ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn, sử dụng
nhiều nguồn sống, thì quần thể có số lượng cá thể ít.
2.5. Sự tăng trưởng và biến động số lượng cá thể của quần thể
a. Sự tăng trưởng
Sự tăng trưởng quyết định chiều hướng biến đổi của quần thể. Khi biết được tốc độ
biến đổi có thể suy đoán được nhiều đặc điểm quan trọng của quần thể.
21
Sự tăng trưởng số lượng của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh sản và mức tử
vong.
Kích thước quần thể có thể tăng trưởng tuân theo 1 trong 2 dạng, thể hiện trong hình
2.5.
* Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: nếu môi trường là lí tưởng thì mức
sinh sản của quần thể là tối đa, còn mức tử vong là tối thiểu, do đó, sự tăng trưởng đạt tối
đa, số lượng cá thể tăng theo “tiềm năng sinh học” vốn có của nó, tức là số lượng tăng
theo hàm mũ với đường cong tăng trưởng đặc trưng hình chữ J. Ví dụ: sự tăng trưởng của
tảo đơn bào trong các hồ, đầm vào đầu mùa xuân ấm áp; hoặc tăng trưởng của các loài vi
khuẩn sống trong môi trường giàu chất dinh dưỡng.
* Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: sự
tăng trưởng kích thước quần thể của đa số loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân
tố môi trường (không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống, số lượng cá thể của
chính quần thể và các rủi ro của môi trường như dịch bệnh, vật kí sinh, vật ăn thịt...). Do
đó, quần thể chỉ có thể đạt được giá trị tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.
Đường cong tăng trưởng có dạng chữ S còn gọi là đường cong Logistic. Ví dụ: tắc
kè, cá sấu, ba ba là các sinh vật có kiểu tăng trưởng số lượng của quần thể theo hàm logic
rất điển hình với đường cong tương ứng hình chữ S.

Hình 2.5. Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật

a) Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể
b) Tăng trưởng thực tế của quần thể
b. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể: Biến động số lượng là sự tăng hay
giảm số lượng cá thể của quần thể.
Các quần thể ở tự nhiên luôn luôn ở trạng thái biến động, theo các dạng sau:

22
* Biến động không có chu kì: Biến động số lượng không theo chu kì gây ra do các
nhân tố ngẫu nhiên như: bão, lụt, cháy, ô nhiễm, dịch bệnh, khai thác quá mức… Những
nguyên nhân ngẫu nhiên do không kiểm soát được thường nguy hại cho đời sống của các
loài, nhất là những loài có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ.
* Biến động có chu kì: gồm một số dạng điển hình sau:
- Chu kì ngày, đêm: đây là hiện tượng phổ biến của các động vật có kích thước nhỏ
và tuổi thọ thấp. Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào
ban đêm; với động vật nổi thì ngược lại do chúng sinh sản tập trung vào ban đêm.
- Chu kì tuần trăng và hoạt động của thuỷ triều: là hiện tượng biến động của một số
sinh vật theo chu kì chiếu sáng của mặt trăng và lên xuống của thuỷ triều. Cá Suốt ven
biển California có số lượng tăng liên quan với sự sinh sản của bố mẹ theo con nước triều.
- Chu kì mùa: là hiện tượng biến động của một số sinh vật theo các mùa trong năm.
Mùa xuân hè là thời gian thuân lợi nhất cho sinh sản và phát triển của các loài động vật và
thực vật, nhất là những loài sống ở vùng ôn đới. Chu kì mùa thường thấy ở nhiều quần thể
côn trùng, động vật thuỷ sinh, chim.
- Chu kì nhiều năm: Sự biến động số lượng theo chu kì nhiều năm được thấy nhiều ở
một số quần thể chim và thú sống ở phương bắc. Ví dụ: sự biến động số lượng cá thể loài
thỏ và loài linh miêu ở Bắc Mỹ có chu kì là 9,6 năm (nguồn thức ăn là thỏ Bắc Mỹ biến
động theo chù kì nhiều năm), hoặc loài chuột thảo nguyên (Lemmus lemmus) có chu kì
biến động số lượng cá thể là 3 – 4 năm.
2.3. QUẦN XÃ
2.3.1. Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài, phân bố
trong một sinh cảnh xác định, ở đấy chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tồn
tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.
Tập hợp các sinh vật sống trong quần xã có những mối quan hệ với nhau và cùng
chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái môi trường.

23
Hình 2.6. Quần xã vùng đầm lầy

2.3.2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã


a) Thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài. Đặc trưng này biểu thị tính đa
dạng của quần xã.
Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể
của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.
Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết
định tới các nhân tố sinh thái của môi trường, do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn
hoặc do hoạt động của chúng mạnh.
Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là có số lượng nhiều hơn
hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã đối với loài khác. Cá cóc Tam
Đảo là loài đặc trưng chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Tam Đảo, cây cọ có rất nhiều ở vùng
đồi Phú Thọ, cây tràm là đặc trưng của quần xã rừng U Minh.
Mức độ đa dạng của quần xã: được thể hiện qua sự phong phú về số lượng loài và
số lượng cá thể của mỗi loài, nó biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
Nhìn chung, những vùng có khí hậu khắc nghiệt độ đa dạng của quần xã thường thấp hơn
vùng nhiệt đới có khí hậu ổn định, nguồn sống phong phú.
24
b) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Sự phân bố của các sinh vật trong không gian và quan hệ tương hỗ của chúng với
môi trường quyết định đến kiểu cấu trúc của quần xã. Sự phân bố của các sinh vật trong
không gian quần xã làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài, khai thác được tối ưu
nguồn sống của môi trường.
Mỗi quần xã đều có đặc trưng phân bố của các cá thể trong quần xã.
Quần xã phân bố theo chiều thẳng đứng: sự hình thành nhiều tầng cây thích nghi
với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng có ý nghĩa
làm tăng sinh khối trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

Tầng vượt tán

Tầng tán rừng

Tầng dưới tán

Tầng thảm tươi

Hình 2.7. Quần xã phân bố theo chiều thẳng đứng


Quần xã phân bố theo chiều ngang: trên mặt đất là sự phân bố của sinh vật từ đỉnh
núi, sườn núi tới chân núi; hoặc trên biển: sinh vật phân bố từ vùng ven bờ, vùng ngập
nước ven bờ tới vùng khơi...

25
c) Cấu trúc về dinh dưỡng
* Chuỗi thức ăn:

Hình 2.8. Quần xã phân bố theo chiều ngang


c) Cấu trúc về dinh dưỡng
* Chuỗi thức ăn:
Sự vận chuyển năng lượng thức ăn từ thực vật qua một loạt các sinh vật khác, sinh
vật này làm thức ăn cho sinh vật khác gọi là chuỗi thức ăn. Trong một quần xã, người ta
có thể quan sát thấy các chuỗi thức ăn thể hiện bởi loài sau ăn loài trước giống như một
chuỗi xích, có khi lên tới 5 đến 6 mắt xích.

Trong hệ sinh Hình


thái biển, thứcănăncóđồng
chuỗi thức
2.9. Chuỗi thể là:
cỏ

26
Trong hệ sinh thái đồng cỏ, xích thức ăn có thể là:
Cỏ  châu chấu  ếch  rắn  chim ăn rắn (đại bàng)  vi khuẩn.
Các chuỗi thức ăn có thể qui về hai loại cơ bản: Chuỗi thức ăn chăn nuôi và chuỗi
thức ăn phế liệu.
Chuỗi thức ăn chăn nuôi: Chuỗi này được khởi đầu bằng thực vật, tiếp đến là
những loài "ăn cỏ" rồi đến vật ăn thịt các cấp (1, 2, 3...).
Chuỗi thức ăn phế liệu: được khởi đầu bằng phế liệu hay mùn bã, cặn vẩn, phân và
xác sinh vật, sau đó là bậc dinh dưỡng của những loài ăn cặn vẩn, rồi đến các vật ăn thịt
khác.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi thức ăn với việc bảo vệ môi trường:
- Nghiên cứu sự lây lan chất ô nhiễm: (gây bệnh qua đường thức ăn)
Chú ý việc "tích tụ sinh học” là hiện tượng các độc chất ở các bậc dinh dưỡng bị giữ
lại, nó sẽ được tích tụ dần và gia tăng hàm lượng chất độc hại ở các nhóm dinh dưỡng
phía sau và có thể đạt tới mức độ gây hại cho sự phát triển của cơ thể sinh vật và con
người.
Ở vùng đầm lầy Long Island, tiến hành phun thuốc diệt muỗi có chứa DDT nhưng
không ảnh hưởng trực tiếp tới cá trong đầm lầy, tuy nhiên họ đã không tính đến việc tích
tụ sinh học (thuốc DDT có độ bền vững sinh học cao), các chuyên gia đã phân tích các
sinh vật ở đây và thấy rằng hàm lượng DDT tích tụ trong nước và các sinh vật như sau:
Nước: 0,0005ppm Hải âu trắng: 6,0 ppm
Phù du: 0,04ppm Chim ưng: 13,8 ppm
Cypris: 0,094 ppm Vịt trời (ăn cá): 22,8
Cá kìm (cá ăn thịt): 2,07 ppm Bồ nông (ăn cá lớn): 26,4
- Cân bằng sinh thái và bảo vệ hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn và năng lượng.
Ở hệ sinh thái trẻ: chuỗi thức ăn đơn giản hơn và thường có sự tham gia của một số
ít loài so với hệ sinh thái già. Hệ sinh thái trẻ có tính ổn định kém, hoặc phát triển thịnh
vượng hoặc suy tàn nhanh thể hiện sự tác động của hệ sinh thái.
Ở hệ sinh thái ổn định: tính bền vững cao hơn, chuỗi thức ăn phức tạp hơn và có
quan hệ với nhiều quần thể khác.
Qua cơ chế thức ăn có thể kiểm soát tốt hơn cân bằng sinh thái và giữ cân bằng cho
hệ sinh thái.
Những đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn là các bậc dinh dưỡng.
* Lưới thức ăn
Một động vật ăn thịt có thể ăn rất nhiều loài động vật ăn cỏ và nhiều loài động vật ăn
thịt khác, hay các chuỗi thức ăn liên kết chéo nhau, họp lại thành lưới thức ăn.

27
Khái niệm: Lưới thức ăn là tổ hợp các chuỗi thức ăn có trong quần xã, trong đó có một
số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc cung cấp thức ăn cho nhiều loài, trở thành điểm
nối các chuỗi thức ăn với nhau.
Lưới thức ăn và hệ sinh thái càng nhiều kênh chuyển đổi dòng năng lượng thì độ ổn định
của chúng càng cao.

Hình 2.10. Lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng


* Các bậc dinh dưỡng:
Mỗi một nhóm sinh vật trong chuỗi thức ăn có thể khác nhau về bậc phân loại
nhưng cùng sử dụng một dạng thức ăn được gọi là bậc dinh dưỡng (tức là mắt xích của
chuỗi thức ăn).
Trong HST thường có bốn bậc dinh dưỡng, trong đó có ba mức độ ăn thịt là: Thực
vật, động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt (bậc 1, bậc 2, bậc 3) và sinh vật hoại sinh.
Các sinh vật dinh dưỡng ở nhiều bậc khác nhau trong chuỗi thức ăn.
Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất) gồm cây xanh là bậc dinh dưỡng đầu tiên -
bậc sơ cấp như: cỏ, tảo, rong...
Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1) gồm động vật ăn sinh vật sản xuất
(bậc dinh dưỡng thứ cấp) như: tôm, giáp xác, cào cào, sâu...
28
Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2) gồm động vật ăn thịt ăn các động vật
ăn các động vật tiêu thụ bậc 1 như: cá nhỏ, chim nhỏ, rắn, gặm nhấm...
Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5... (sinh vật tiêu thụ bậc 3, 4...) gồm các động vật ăn thịt
động vật, chúng ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3... như: đại bàng, cáo...
Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất. Các sinh vật tiêu thụ cũng có
thể gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, bậc 3 và phụ thuộc vào bậc dinh dưỡng.
* Tháp sinh thái (tháp dinh dưỡng)
Số nguyên liệu ở mỗi bậc dinh dưỡng có thể biểu thị bằng tháp sinh thái.
Tháp sinh thái được cấu tạo bằng cách chồng liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp
đến cao. Do tổng năng lượng (hoặc số lượng hay khối lượng) liên tiếp giảm giữa các bậc
dinh dưỡng nên tháp có đáy to ở dưới, càng lên cao tháp càng nhỏ dần.

Đại bàng

Rắn

Ếch

Châu chấu

Cỏ

Hình 2.11. Tháp sinh thái đơn giản giới thiệu chuỗi thức ăn đơn giản
Có 3 loại tháp sinh thái, tùy thuộc vào cách sử dụng phép đo lường khác nhau chia
thành: Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
Tháp số lượng: là loại tháp có đáy là thực vật và sinh vật tiêu thụ cuối cùng ở trên
đỉnh tháp. Dạng tháp này không được áp dụng cho mọi hệ sinh thái. Ở đây mỗi bậc dinh
dưỡng được biểu thị bằng số lượng sinh vật. Trong thực tế, có khi số lượng sinh vật sản
xuất ít nhưng đảm bảo được cho một số lượng động vật tiêu thụ rất lớn. Ví dụ: một hoặc
hai cây gỗ có thể đáp ứng cho một số lượng côn trùng rất lớn. Vì vậy, tháp số lượng có
nhược điểm là không thể hiện được đầy đủ mức độ liên quan chức năng giữa các sinh vật,
vì không thể hiện được độ lớn của sinh vật cũng như quy mô tác dụng của chúng. Sự mất
cân đối của tháp số lượng thường gặp trong quan hệ vật chủ - vật ký sinh, trong đó vật
chủ có kích thước lớn, còn vật ký sinh có kích thước nhỏ, nhưng số lượng đông nên đáy
tháp nhỏ, nhưng đỉnh tháp lại lớn.

29
Động vật ăn thịt

thứ cấp (cáo)

Động vật
1 ăn thịt

sơ cấp (nhện, chim)

90.000
Động vật ăn cỏ

(chuột, sâu)

200.000

Sinh vật sản xuất

Hình 2.12. Tháp số lượng (thực vật)

1.500.000
Tháp sinh khối: Tháp này thường có dạng hình tháp, nhưng đôi khi thay đổi do
sinh khối đo tại một điểm cụ thể khác với số lượng sinh vật trong một khoảng thời gian
dài như ở tháp số lượng. Do đó, tháp này thường biểu thị bằng trọng lượng sinh vật
(không quan tâm đến số lượng sinh vật). Trọng lượng các bậc dinh dưỡng trước bao giờ
cũng lớn hơn trọng lượng các bậc dinh dưỡng sau. Tháp sinh khối rất thuận lợi cho việc
biểu thị sự tích tụ năng lượng ở các bậc dinh dưỡng.

Động vật ăn thịt cao


nhất

Động vật ăn thịt sơ


cấp

Động vật ăn cỏ

Sinh vật sản xuất

Hình 2.13. Tháp sinh khối


Tháp năng lượng: Tháp năng lượng được dùng cho mọi lưới thức ăn ăn cỏ, ta dùng
đơn vị kJ/m2/năm, tức là tính năng suất lượng vật chất hữu cơ mới được tạo ra tính bằng
30
gam chất khô trên mỗi m2 hàng năm. Bên cạnh đó, tháp cũng biểu thị cấu trúc bằng năng
lượng, luôn có dạng tháp điển hình, nghĩa là tổng nguồn năng lượng của con mồi bất kỳ
lúc nào cũng lớn hơn tổng nguồn năng lượng của những kẻ sử dụng chúng.

Sinh vật tiêu thụ Nhiệt

bậc 3 tổn thất

Sinh vật tiêu thụ

thứ cấp
Sinh vật tiêu thụ

sơ cấp
Sinh vật sản xuất

Ánh sáng mặt trời


Hình 2.14. Tháp năng lượng

Như vậy, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái thể hiện mối quan hệ dinh
dưỡng rất phức tạp giữa các loài, thậm chí giữa các cá thể trong quần xã, tạo nên cấu trúc
chức năng của hệ thống cũng phức tạp không kém, đảm bảo tính ổn định của quần xã
trong việc sử dụng nguồn sống một cách có hiệu quả và thích ứng được với điều kiện môi
trường thường xuyên biến động.
d) Diễn thế sinh thái
* Định nghĩa: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các
giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp
theo và cuối cùng dẫn tới một quần xã tương đối ổn định. Hình 2.15. Diễn thế sinh thái
hình thành rừng cây.
* Diễn thế sinh thái của quần xã được coi là một đặc trưng cơ bản của quần xã về
mặt động học.
Dạng khởi đầu của quần xã thường được gọi là quần xã tiên phong và kết thúc là
quần xã đỉnh cực. Quần xã đỉnh cực bền vững, không thay đổi trong một thời gian khá
dài. Ví dụ: diễn thế sinh thái bắt đầu từ quần xã tiên phong là hồ nghèo dinh dưỡng và
sâu, sau đó hồ nông dần và tăng dinh dưỡng trở thành quần xã đầm lầy và sau cùng là
quần xã đỉnh cực là rừng cây gỗ.

31
Hình 2.15. Diễn thế sinh thái hình thành rừng cây
gỗ lớn
Diễn thế sinh thái là một quá trình diễn biến có định hướng và dự báo được. Trong
quá trình diễn biến người ta nhận xét thấy:
Về loài: Một số loài mất đi, một số loài xuất hiện, tính đa dạng của quần xã ngày
càng tăng.
Về kích thước: Các loài sống ở quần xã đỉnh cực thường có kích thước lớn, tuổi thọ
cao, chu kỳ sống phức tạp, nhưng tiềm năng sinh học kém.
Tổng sinh khối ngày càng lớn, tỷ số giữa gia tăng sinh khối trên tổng sinh khối
ngày càng giảm, vì cường độ hô hấp lớn.
Chuỗi và lưới thức ăn, phân bố cá thể, phân hóa tổ sinh thái ngày càng phức tạp.
Vòng tuần hoàn vật chất ngày càng nhanh và càng có hiệu quả.
Chiến lược dân số của các quần thể thay đổi từ kiểu r sang kiểu K.
Khả năng tự phục hồi cân bằng ngày càng lớn. Tính bền vững ngày càng cao.
Chiến lược thích nghi của quần xã đối với các nhân tố sinh thái của môi trường đã được
chuyển từ chiến lược quần xã tiên phong sang chiến lược quần xã đỉnh cực.
* Phân loại diễn thế sinh thái:
- Diễn thế nguyên sinh: Diễn thế này được khởi đầu từ một môi trường chưa có
sinh vật, thường là một vùng đất mới được hình thành như bãi sông, bãi biển mới được
bồi đắp. Trong diễn thế này phải có một nhóm sinh vật khởi đầu, tạo ra một “quần thể
khởi đầu”, sau đó tạo ra “quần xã khởi đầu” và cuối cùng là hệ sinh thái tiên phong với
chuỗi thức ăn và năng lượng. Dần dần hệ sinh thái đi vào ổn định và cân bằng.
Diễn thế sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn tại vùng đất mới:
Giai đoạn khởi đầu: là vùng đất hoang, dường như chưa có sinh vật sinh sống, sau
đó cỏ mọc lên và hình thành 1 trảng cỏ (quần xã tiên phong).
Giai đoạn giữa: xuất hiện nhiều cây bụi mọc xen lẫn với cây gỗ nhỏ.
Giai đoạn cuối: rừng cây gỗ lớn với nhiều tầng cây (quần xã đỉnh cực).

32
- Diễn thế thứ sinh: Diễn thế này xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã nhất
định và một hệ sinh thái nhất định. Quần xã và hệ sinh thái này đang ở trạng thái cân bằng
và ổn định, nhưng do có sự cố môi trường đã làm thay đổi cơ bản các quần xã sinh vật và
dẫn đến sự thành lập quần xã mới và hệ sinh thái mới khác hẳn với hệ sinh thái cũ.
Việc chặt phá rừng ở miền núi; đắp bờ phá rừng ngập mặn làm hồ nuôi tôm đã
phá huỷ hệ sinh thái cũ tạo nên hệ sinh thái nhân tạo, tạo nên diễn thế sinh thái thứ sinh.
* Nguyên nhân xảy ra diễn thế: có hai loại nguyên nhân gây ra diễn thế của
quần xã:
- Các nguyên nhân bên trong nằm chính trong tính chất của hệ sinh thái, sự
sinh sản, cạnh tranh sinh tồn của sinh vật, gồm:
+ Sự thích nghi của loài: loài dễ thích nghi với điều kiện sinh tồn thì thường
phân bố rộng, chiếm diện tích lớn hơn và mức độ cao hơn.
+ Cạnh tranh giành nơi ở và thức ăn. Sự cạnh tranh luôn diễn ra giữa các
thành phần của hệ như đấu tranh giành thức ăn, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.
Ưu thế sẽ thuộc về những loài có khả năng thích nghi hơn, cạnh tranh mạnh mẽ
hơn. Các loài còn lại có thể phát triển kém, hoặc thậm chí lụi tàn.
- Sự di cư của các loài sinh vật khác từ bên ngoài vào hệ sinh thái cũng là
nguyên nhân dẫn đến diễn thế. Những loài di cư này ít nhiều thích nghi với điều
kiện trong hệ sinh thái, vì vậy chúng phát triển và trở thành thành viên của hệ.
Chúng sinh sản và thay đổi thành phần sinh vật, cấu trúc hệ sinh thái và dẫn đến
diễn thế sinh thái.
- Sự tiến hóa của các loài sinh vật. Quá trình này xảy ra chậm chạp và tích
lũy trong việc tổ chức lại các loài. Trong điều kiện môi trường mới mỗi cá thể loài
có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khác với tổ tiên của nó và từ đó
dẫn đến hình thành các loài mới,làm thay đổi thành phần sinh vật, cấu trúc hệ sinh
thái và dẫn đến diễn thế sinh thái.
- Các nguyên nhân bên ngoài: là các yếu tố bên ngoài tác động lên hệ sinh
thái và làm thay đổi nó như: khí hậu, thổ nhưỡng, vật lý, sinh vật và cả tác động
của con người. Những nguyên nhân bên ngoài làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy
hoại hoàn toàn, buộc quần xã phải khôi phục lại từ đầu.
* Ý nghĩa nghiên cứu diễn thế sinh thái: việc nghiên cứu diễn thế có ý nghĩa
thực tiễn rất lớn.
Nghiên cứu diễn thế cho phép phân tích và giải thích các nguyên nhân thay
thế của các hệ sinh thái, dự đoán được các hệ sinh thái trước và sau diễn thế, từ đó
có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, đồng thời khắc phục kịp thời những biến đổi bất lợi của môi
trường, sinh vật và con người.
33
Mỗi lĩnh vực kinh tế đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp với hệ sinh thái, luôn
chịu ảnh hưởng của diễn thế sinh thái.
2.4. HỆ SINH THÁI
2.4.1. Định nghĩa và cấu trúc hệ sinh thái
a) Định nghĩa: Hệ sinh thái là tổ hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật
lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi
trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Hệ sinh thái có
thể là một cánh rừng rộng lớn hay nhỏ như bể cá cảnh trong nhà.

Rạn san hô Bể cá cảnh

Hình 2.16. Hệ sinh thái


b) Cấu trúc của hệ sinh thái: Một hệ sinh thái điển hình gồm bốn thành phần
cơ bản:
* Thành phần môi trường (Environment), bao gồm:
- Các thành phần vô cơ như CO 2 , H2O, O2, N2, P, CaCO3…;
- Các thành phần hữu cơ như protein, lipit, vitamin, hoomôn…;
- Các yếu tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, gió, mưa, độ ẩm, khí áp...
* Sinh vật sản xuất (Producer): là những sinh vật tự dưỡng như thực vật, tảo, nấm,
vi khuẩn, có khả năng quang hợp và hoá tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn để tự nuôi mình
và nuôi các sinh vật dị dưỡng.
* Sinh vật tiêu thụ (Consumer): là những sinh vật dị dưỡng, bao gồm các sinh vật
không thể sử dụng trực tiếp thành phần môi trường mà cần tiêu thụ chúng ở dạng hợp chất
hữu cơ của các sinh vật khác để tăng trưởng và phát triển. Điển hình là động vật ăn thực
vật, động vật ăn động vật, động vật ăn mùn bã sinh vật.

34
* Sinh vật phân hủy (Decomposer): bao gồm vi sinh vật, nấm, vi khuẩn có tác dụng
phân hủy các chất hữu cơ có sẵn như chất thải và xác chết của động, thực vật. Chúng
tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất vô cơ đơn giản
ban đầu.
2.4.2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Quan niệm hiện đại về hệ sinh thái là dựa trên cơ sở của chu trình năng lượng.
Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái hoạt động trong khuôn khổ các quy luật vật lý cơ
bản, gọi là các quy luật nhiệt động học.
Quy luật thứ nhất: Năng lượng không thể tự sinh ra hoặc tự mất đi. Điều này có
nghĩa chúng chỉ có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Quy luật thứ hai: Khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác thì
không bảo toàn 100% mà thường bị mất một số năng lượng nhiệt nhất định.
2.4.2.1. Các quy luật cơ bản về dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Năng lượng ánh sáng Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản của hệ sinh thái. Cây
xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt trời trong quá trình quang hợp và hút các chất
dinh dưỡng từ trong đất để tổng hợp thức ăn. Nhờ tính chất đặc biệt của diệp lục mà
chúng có thể biến quang năng thành hóa năng có ích về mặt sinh học dưới dạng ATP
(Adenozin Tri Photsphat) phục vụ cho quá trình tổng hợp các hợp chất cacbon. Sinh khối
trên bề mặt Trái đất được giới hạn bởi khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt trời, kiểm soát bởi
các loài và các kiểu hệ sinh thái khác nhau. Năng lượng đi qua hệ sinh thái theo chuỗi
thức ăn và mạng lưới thức ăn từ bậc dinh dưỡng này qua bậc dinh dưỡng khác. Các nhà
sinh thái học quan sát dòng năng lượng trong hệ sinh thái cũng giống như các nhà vật lý
quan sát dòng năng lượng trong các hệ vật lý khác, cho thấy năng lượng có thể thể hiện ở
các dạng khác nhau.
2.4.2.2. Các dạng năng lượng
Năng lượng đảm bảo cho việc sử dụng trong các hệ sinh thái biểu thị ở các dạng và
các trạng thái khác nhau. Có bốn dạng quan trọng nhất:
a) Năng lượng bức xạ: đó là năng lượng ánh sáng và được sắp xếp thành phổ rộng
lớn bởi các bước sóng điện từ phát ra từ Mặt trời.
b) Năng lượng hóa học: là năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hóa học.
Trong thời gian quang hợp, ánh sáng được sử dụng để sản xuất hydrocacbon, lipit ở thực
vật. Trong quá trình phát triển qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái các nguyên liệu
thực vật được chuyển thành các hợp chất, xây dựng nên cơ thể động vật. Sự biến đổi sinh
học này phải sử dụng năng lượng. Khi tất cả các hợp chất được phá vỡ lần nữa, như trong
quá trình hô hấp chẳng hạn thì năng lượng được giải phóng tiếp. Các hợp chất này vì thế
có thể xem như những kho dự trữ năng lượng.

35
c) Năng lượng nhiệt: là kết quả từ sự biến đổi ngẫu nhiên đến sự chuyển động có
hướng của các phân tử. Dạng năng lượng này được giải phóng bất cứ lúc nào và sinh ra
công. Sự sinh công không chỉ diễn ra trong các hoạt động của cơ mà còn xuất hiện trong
quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
d) Động năng: là dạng năng lượng xuất hiện khi cơ thể vận động. Thế năng của các
cơ chất hóa học được biến thành động năng bởi sự vận động và được giải phóng khi làm
việc. Đơn vị đo năng lượng cơ bản sử dụng trong sinh thái học là: Kcal, cal, J.
2.4.2.3. Năng lượng đi qua hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái, năng lượng được tích lũy trong các nguyên liệu thực vật và
động vật. Năng lượng trong hệ sinh thái đi theo dòng qua chuỗi thức ăn. Do vậy, năng
lượng chỉ được sử dụng một lần. Số năng lượng giảm dần từ mức độ dinh dưỡng này sang
mức độ dinh dưỡng kế tiếp. Điều đó xảy ra do hai nguyên nhân:
- Năng lượng mất đi giữa các bậc dinh dưỡng. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này
sang dạng khác không được bảo toàn 100%. Bất cứ lúc nào dòng năng lượng chuyển từ
mức độ dinh dưỡng này sang mức độ dinh dưỡng khác và nguyên liệu của một cơ thể này
biến đổi để xây dựng nguyên liệu cho một cơ thể khác đều phải tiêu hao năng lượng.
- Năng lượng mất đi trong bậc dinh dưỡng: Tất cả các sinh vật đều phải hô hấp để
sống. Hô hấp làm oxi hóa hydrocacbon và giải phóng năng lượng.
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong chuỗi
thức ăn, năng lượng trung bình mất đi tới 90% do tiêu hao qua hô hấp, chất thải... chỉ có
10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, do đó chuỗi thức ăn không kéo dài
mãi được, chỉ khoảng 6 mắt xích.

Hình 2.17. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái

36
2.4.3. Hiệu suất sinh thái
Từ sự chuyển hóa và thất thoát năng lượng qua chuỗi thức ăn trong các hệ tự
nhiên, chúng ta có khái niệm về hiệu suất sinh thái.
Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh
dưỡng trong hệ sinh thái.
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, sự chuyển hóa năng lượng bao gồm:
Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ
thể…), phần này chiếm khoảng 70%;
Phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài tiết) và các bộ phận
rơi rụng (lá cây rụng, rụng lông và lột xác ở động vật) là khoảng 10%;
Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%;
Năng lượng tích luỹ sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm khoảng
10% năng lượng nhận từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn.

Năng lượng Năng lượng

đầu vào đầu ra


Năng lượng mất qua

hô hấp (70%)

Bậc Năng lượng truyền lên


Năng lượng nhận từ
100% dinh dưỡng bậc dinh dưỡng cao hơn (10%)
bậc dinh dưỡng dưới
(Năng lượng tích lũy
10%)
Năng lượng mất qua chất thải, rơi
rụng (10%)

Hình 2.18. Sơ đồ biểu diễn hiệu suất sinh thái ở một bậc dinh dưỡng

2.4.4. Chu trình sinh địa hóa


2.4.4.1. Khái niệm, cấu trúc của các chu trình sinh địa hóa
a) Khái niệm: Các nguyên tố hóa học bao gồm cả các nguyên tố cơ bản của chất
nguyên sinh, thường tuần hoàn trong sinh quyển theo các con đường đặc trưng từ môi
trường ngoài vào các sinh vật rồi lại ra môi trường ngoài trong mức độ nào đó. Những
đường khép kín ấy được gọi là chu trình sinh địa hóa học.
Trong thiên nhiên có khoảng 40 trong 92 nguyên tố hóa học là cần thiết trong sự
sống, trong đó có 6 nguyên tố quan trọng nhất, chiếm xấp xỉ 95% khối lượng trong cơ thể
37
sinh vật, đó là C, O2, H2, N2, P và S: đó là các nguyên tố đa lượng. Các nguyên tố khác
cần thiết cho cơ thể sống gọi là các nguyên tố vi lượng như Na, K, Mg, Fe, Cu, Mn, I ...
b) Cấu trúc của các chu trình sinh địa hóa
Vòng tuần hoàn vật chất (vòng kín) khác dòng năng lượng (dòng hở) là vật chất thì
được các thành phần của hê sinh thái sử dụng lại còn năng lượng thì không được sử dụng
lại phát tán và mất đi dưới dạng nhiệt. Hai cơ chế chính biến đổi chất hữu cơ thành chất
vô cơ trong vòng tuần hoàn vật chất là sự bài tiết của động vật và sự phân hủy của các vi
sinh vật.
Vòng tuần hoàn vật chất có thể được chia thành hai kiểu:
Vòng tuần hoàn vật chất hoàn toàn: khi lượng vật chất này chứa trong thành phần
vô sinh rất lớn, thừa thãi và tồn tại nhiều vòng liên hệ ngược âm, như vòng Cacbon, Nitơ,
Oxy...
Vòng tuần hoàn vật chất không hoàn toàn: như vòng tuần hoàn Photpho vì có một
lượng lớn Photpho bị tồn đọng dưới dạng trầm tích đại dương và không được sử dụng.
Tất cả các chu trình dinh dưỡng liên quan đến sự cân bằng vô sinh và hữu sinh. Có
rất nhiều các chất tham dự vào quá trình này và chỉ một thay đổi nhỏ cũng làm ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ sinh thái.
2.4.4.2. Các chu trình sinh địa hóa cơ bản
a) Chu trình cacbon
Cacbon trong khí quyển có đến 99% ở dạng CO2. Khí quyển của trái đất chứa
khoảng 2,3.1012 tấn CO2.
Nguồn gốc của CO2 có thể do một số nguyên nhân chính sau: hoạt động của núi
lửa (khí núi lửa); sự trao đổi với thủy quyển; hô hấp của người, thực vật, động vật; đốt
nhiên liệu; các hoạt động sản xuất, công nghiệp.
Hàng năm con người đưa vào khí quyển trên 1.1010 tấn CO2. Khoảng 1.1011 tấn CO2
luôn ở trạng thái trao đổi giữa khí quyển và đại dương, đó cũng chính là nguồn cacbon cơ bản
của chu trình. Đại dương hấp thụ CO2 từ khí quyển và trả lại CO2 dưới dạng khác vào khí
quyển. Sự tiêu thụ CO2 chủ yếu do tổng hợp quang học trong khi 50% CO2 sinh ra là do hoạt
động của con người. Việc tăng mãnh liệt tải lượng khí CO2 do các hoạt động nhân tạo đã
dẫn đến sự phá hủy cân bằng sinh thái.

38
Hình 2.19. Chu trình Cac bon
Thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp, thực vật dùng diệp lục của mình
chuyển CO2 thành các hợp chất hữu cơ như hydrat cacbon, chất béo, chất đạm, axit
nucleic. Các sản phẩm này được các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn hấp thụ. Trong
quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của vi sinh vật, CO2 và nước được trả
lại môi trường.
Tuy nhiên, cũng có lúc chức năng của các vi sinh vật hoại sinh bị khử hoặc giảm
sút vì thiếu không khí hoặc do độ axit cao. Lúc đó, các sản phẩm được tích lũy dưới dạng
than bùn và chu trình bị ngừng lại ở đây. Sự tích lũy các chất khoáng từ các hợp chất hữu
cơ ở dạng than đá và dầu hỏa được gọi là sự hóa thạch. Khối lượng cacbon tích lũy này
thường nằm ngoài chu trình trong một thời kỳ địa chất dài và sẽ được giải phóng khi có
sự thay đổi nào đó như sự phong hóa hoặc sự biến đổi địa chất. Nguồn cacbon tích lũy
trong đất hoặc trong đá mẹ cũng sẽ được giải phóng do hoạt động của con người và hoạt
động của núi lửa.
Trong những năm gần đây một lượng lớn các nhiên liệu lòng đất đã được đem ra
sử dụng do nhu cầu về năng lượng. Hậu quả làm cho lượng CO2 trong khí quyển tăng lên,
hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, dẫn đến tan băng ở các cực trái đất… điều này là
hết sức nguy hiểm cho loài người nói riêng và các sinh vật khác nói chung.
b) Chu trình Nitơ

39
Khí quyển chứa tới 97% N2 ở dạng không hoạt động. Hàng năm khoảng 48 triệu
tấn NOx được thải vào khí quyển do hoạt động con người.Trong khí quyển thì nitơ ở dạng
NO2 và NO là hai thành phần quan trọng và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Hình 2.20. Chu trình Nitơ


Thực vật hấp thụ được nitơ dưới dạng nitrat (NO3-) và muối amôn (NH4+) để tạo ra
các hợp chất chứa gốc amin. Động vật và các cơ thể sống bậc cao cần nitơ ở dạng hữu cơ
như axit amin.
Vòng tuần hoàn nitơ được bắt đầu bằng quá trình cố định nitơ, có thể bằng các con
đường:
* Ion hóa tự nhiên
Khí quyển được ion hóa bởi các tia vũ trụ và thiên thạch bị đốt cháy, bởi sự phóng
điện (sấm chớp) sinh ra một nhiệt lượng lớn cần thiết cho N2 phản ứng với O2, H2 của
H2O tạo thành các oxit nitơ.
tia lửa điện
N2 + O2 2NO
NO + O2   NO2
NO + H2O   HNO3 + HNO2
Các oxit nitơ vào trong đất cùng với nước mưa. Hàng năm các hệ sinh thái tiếp
nhận được một lượng N2 đáng kể từ 4 đến 10kgN2/ha ở dạng urê hoặc axit nitơ.
* Cố định đạm sinh học
- Nitơ khí quyển xâm nhập vào tế bào sinh vật ở dạng cố định đạm sinh học, sau đó
chuyển cho đất và được thực vật sử dụng từ thực vật vào các cơ thể động vật. Thực vật,

40
động vật chết và các chất thải của chúng trả lại đạm cho đất và từ đất lại chuyển vào thực
vật hoặc trở về dạng N2 bay vào không khí.
- Vi sinh vật cố định đạm được chia làm hai nhóm:
Nhóm sống độc lập: nhận năng lượng từ thực vật bằng con đường gián tiếp hoặc
trực tiếp từ năng lượng ánh sáng mặt trời (như tảo lam, vi khuẩn quang hợp).
Nhóm sống cộng sinh ở thực vật bậc cao: như các vi khuẩn cộng sinh phụ thuộc
vào vật chủ về nhu cầu năng lượng và một số chất khác. Xác vi khuẩn cố định đạm sẽ làm
giàu nitơ (đạm) cho đất. Đạm đó được khoáng hóa rất nhanh và hằng năm đưa vào trong
đất khoảng 25kg/ha.
-Vi khuẩn cố định đạm hiệu quả nhất là những vi khuẩn sống cộng sinh trong các nốt sần
của cây họ đậu như Rhizobium, Clostridium, Azotobacter..., do đó trong canh tác người ta
đã làm tăng sản lượng mùa màng bằng cách trồng luân canh hay xen canh với cây họ đậu.
Ngoài ra, còn có cây phi lao và một số cây thuốc.
Trong môi trường nước và nơi đất ẩm có một số tảo lam sống cộng sinh với bèo
hoa dâu có khả năng cố định đạm trực tiếp từ không khí.
* Sự chu chuyển Nitơ qua chuỗi thức ăn
Sự chu chuyển này có thể bắt đầu từ NH3 hoặc ion NH4+ tạo thành trong đất được
rễ thực sau vật hấp thụ đó vận chuyển vào lá rồi lá tổng hợp axit amin tạo thành protein là
nguồn dinh dưỡng cơ bản của động vật.
Trong quá trình phân huỷ, các vi sinh vật, vi khuẩn kí sinh có thể sử dụng protein
thực vật và động vật làm thức ăn tạo axit amin.
Ở điều kiện đủ O2, trong đất chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa các axit
amin thành CO2, H2O và NH3. Một số vi khuẩn có khả năng phân hủy nitrat, nitrit thành
N2 hay N2O và bay vào khí quyển. Tuy nhiên, vi khuẩn này chỉ hoạt động trong đất giàu
N2. Có 2 dạng chuyển đổi N2 chính là:
- Phản ứng nitrat hóa NH3thành NO3-
-Phản ứng khử NO 3 , NO 2 thành N2 dẫn đến sự tổng hợp N2 trong khí quyển.
Người ta ước tính lượng đạm bay ra khỏi môi trường đất là khoảng 50 ÷
60kg/ha/năm.
* Sự hóa thạch: N2 có thể đi khỏi chu trình dinh dưỡng của động vật, làm thức ăn
cho cá, cá làm thức ăn cho chim, động vật có vú, một phần N2 được thải theo phân chim
và động vật. Sự mất đạm rơi vào các đại dương, được bù đắp bằng hoạt động núi lửa.
Hàng năm, có khoảng 30.103 tấn N2 được vận chuyển ra biển dưới dạng Nitrat.
* Công nghiệp sản xuất phân đạm
Một trong những sự can thiệp mạnh mẽ của con người vào chu trình vật chất trong
tự nhiên là sản xuất phân đạm. Thế giới đã sản xuất khoảng 30 ÷ 35 triệu tấn phân đạm

41
tổng hợp trong một năm, tương đương với lượng urê do sản xuất bằng sinh học của 5 tỷ
người trên trái đất.
c) Chu trình Photpho

Hình 2.21. Chu trình Photpho

Photpho là nguyên tố cần thiết cho sự sống, là thành phần quan trọng trong tế bào
chất. Photpho có thể tồn tại trong nước dưới dạng H2PO 4 , HPO 24 , PO 34 , các
polyphotphat như Na3(PO3)6 và photphat hữu cơ. Nguồn photpho trong thiên nhiên được
dự trữ với một lượng lớn trong tầng đá mẹ, khoảng 600.000 triệu tấn. Trong quá trình
phong hóa, lớp đá này giải phóng photpho cho hệ sinh thái.
Photpho dưới đất (5%) được cây hấp thụ ở dạng photphat vô cơ và nhiều hợp chất
chứa photpho khác. Photpho hữu cơ tồn tại trong rễ cây sẽ từ từ thủy phân ở dạng khoáng
vi sinh do quá trình photpho hóa. Động vật nhận photpho dưới dạng photphat vô cơ từ
nước uống hoặc dưới dạng hợp chất photpho hữu cơ và vô cơ từ thức ăn mà chúng ăn
vào.
Chu trình photpho không được được hoàn toàn cân bằng, một số lượng lớn
photpho theo dòng chảy đổ vào biển cả, làm giàu cho nước mặn, là nguồn dinh dưỡng của
các sinh vật phù du. Sau đó, xác của các sinh vật phù du lắng xuống đáy và ngưng đọng ở
dạng trầm tích. Một phần photpho được trả lại cho chu trình do hoạt động của chim và cá
biển.
42
Chim biển đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình photpho. Chim để lại nhiều
mỏ phân khổng lồ trên đất. Người và động vật lấy cá làm thức ăn, làm phân cũng trả lại
cho chu trình một lượng photpho đáng kể. Do biến động địa chất, một số nơi đáy biển nổi
lên thành núi và photpho bắt đầu được sử dụng.
d) Chu trình lưu huỳnh

Hình 2.22. Chu trình lưu huỳnh

Chu trình lưu huỳnh là một chu trình trầm tích.


Người ta ước tính trữ lượng của lưu huỳnh trên Trái đất là 14.109 triệu tấn. Nguồn
dự trữ chính của lưu huỳnh là trong đá sunfat như thạch anh. Ngoài ra, còn có một số
lượng nhỏ lưu huỳnh có trong khí quyển tồn tại dưới dạng SO2. Lưu huỳnh cần thiết cho
quá trình tổng hợp protein và vitamin của cơ thể.
Phần lớn thực vật đòi hỏi các sunfat lưu huỳnh từ đất và một lượng nhỏ SO2 được
hấp thụ trực tiếp từ khí quyển. Từ thực vật lưu huỳnh được vận chuyển đến các sinh vật
tiêu thụ khác qua chuỗi thức ăn và sẽ trở lại đất qua các xác chết và chất thải được phân
hủy. Trong một số trường hợp, sunfat tạm thời được giữ lại trong đất do các sinh thể kết
hợp trong các cơ thể sinh vật và làm kéo dài chu trình lưu huỳnh.
Lưu huỳnh có thể mất đi nếu không được hấp thụ lại bởi các sinh vật dị dưỡng và
sẽ bị chuyển thành sunfit trong môi trường kỵ khí. Sunfit trong trầm tích và trong đất có
thể được giải phóng để chuyển thành sunfat bởi sự oxy hóa. Một phần sunfat này được
trảlại cung cấp cho đất, một số giữ lại trong đá, trong nhiên liệu hóa thạch và dự trữ cho
43
chu trình. Do các hoạt động của núi lửa, lưu huỳnh được giải phóng (như H2S) và bay vào
khí quyển. Ước tính núi lửa giải phóng 2 ÷ 3 triệu tấn SO2/năm, việc đốt cháy các nhiên
liệu hóa thạch tạo ra 75 ÷ 80 triệu tấn SO2/năm, hàng năm quá trình luyện quặng sunfit đã
thải ra 6 triệu tấn chất thải chứa lưu huỳnh và sản xuất axit sunfuric cũng tạo ra 0,5 triệu
tấn SO2 vào khí quyển.
e) Chu trình nước

Hình 2.23. Chu trình nước

Cùng với không khí và các chất dinh dưỡng, nước là một thành phần chủ yếu tạo nên hệ
thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này được duy trì bởi các vòng tuần hoàn tự nhiên của các
nguyên tố C, N, P, S và nước.
Chu trình nước khác với các chu trình khác do nó là chu trình hợp chất chứ không
phải là của nguyên tố sinh học. Nước là thành phần mấu chốt của mọi sinh vật, vừa là
chất hoà tan, vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học; mặc dù trong cơ thể nó có thể
phân ly thành ion H+ và OH-.
Đại dương là bể nước vô sinh chính, chứa khoảng 97% nước của Quả đất. Lượng
nước thích hợp với các sinh vật trên cạn phụ thuộc vào mưa cũng như thời gian mà nó cần
để quya trở lại khí quyển do bay hơi, cũng như trở lại đai dương vao sông hồ.
Tác động của con người có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình tuần hoàn này. Thuỷ
lợi làm nước lưu lại trong đất lâu hơn và làm cho đất màu mỡ hơn. Song cuộc sống đô thị
thì có ảnh hưởng ngược lại: lãng phí nước và nước thải chảy ngay ra sông hồ bằng ống
không qua xử lý làm ô nhiễm trầm trọng ngồn nước.

44
CHƯƠNG 3. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ


3.1.1. Dân số
a) Dân cư: Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một
lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất).
Chẳng hạn: dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam... Dân cư của một
vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học,... Mỗi khoa học nghiên
cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng
nghiên cứu riêng của mình. Ở đây, mỗi con người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều
là một đơn vị để thống kê. Tuy tất cả thành viên của một dân cư nào đó đều có điểm
chung là cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ
tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân... Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu
phân chia tổng số dân thành nhóm nam, nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi,
tức là nghiên cứu cơ cấu của dân cư theo giới tính hoặc độ tuổi.
b) Dân số: là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chất
lượng.
Nội hàm của khái niệm dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và
giới tính mà nó còn bao g ồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là
nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số. Quy mô, cơ cấu dân số trên
một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người
di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng
chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy
mô, cơ cấu, chất lượng và những yếu tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết
và di cư. Vì vậy, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động.
- Nghiên cứu dân số ở trạng thái tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời
điểm (thời điểm điều tra, hoặc tổng điều tra dân số): Số lượng, phân bố, cơ cấu dân số
theo một hay nhiều tiêu thức như: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,
nghề nghiệp…
- Nghiên cứu dân số ở trạng thái động: Nghiên cứu ba dạng vận động của dân cư:
Vận động tự nhiên thông qua sinh và chết; Vận động cơ học tức là đi và đến; Vận động xã
hội bao gồm những tiến triển về học vấn, nghề nghiệp, mức sống, hôn nhân…
c) Qui mô dân số: Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phương, một
nước, hay một châu lục...) là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó.
Các chỉ tiêu tính toán quy mô dân số thời điểm:

45
+ Dân số hiện có: Là số người thực tế có mặt ở một địa phương tại thời điểm điều
tra dân số, không kể người đó có sinh sống thường xuyên ở địa phương đó hay không.
+ Dân số thường trú: Là số người thường xuyên sinh sống tại một địa phương.
Theo quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê, nếu thời gian thường xuyên sinh sống
tại một địa phương từ 6 tháng trở lên thì được coi là dân số thường trú tại địa phương đó.
+ Dân số tạm trú: Là những người không thường xuyên sinh sống tại một địa
phương, nhưng lại có mặt vào thời điểm điều tra tại địa phương đó.
+ Dân số tạm vắng: Là những người thường xuyên sinh sống tại một địa phương,
nhưng tại thời điểm điều tra lại vắng mặt tại địa phương đó.
Quy mô dân số trung bình là số trung bình cộng của các dân số thời điểm.
d) Cơ cấu dân số:Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành
các nhóm theomột hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học
nào đó).
Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng
hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị nông
thôn…
- Cơ cấu tuổi của dân số: Tuổi là khoảng thời gian được tính từ lúc một người được
sinh ra đến thời điểm thống kê.
Trong dân số học thường thống kê theo tuổi tròn: là độ tuổi tính theo số lần sinh
nhật đã qua, cứ mỗi lần sinh nhật qua đi thì người đó lại được tính thêm một tuổi.
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số
dân của một vùng thành hai nhóm nam và nữ.
Ngoài ra, còn có Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân, Cơ cấu dân số theo trình
độ giáo dục, Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế và việc làm.
e) Chất lượng dân số: Pháp lệnh dân số Việt Nam năm 2003 đã định nghĩa: “Chất
lượng dân số phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số:
1. Yếu tố sinh học và di truyền:
Yếu tố về di truyền và sinh học dưới giác độ chủng tộc không tác động đến chất
lượng dân số. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ
chưa thành niên (dưới 18 tuổi) và từ những bà mẹ quá lớn tuổi (trên 40 tuổi) có nguy cơ
cao về chậm phát triển thể chất. Vì vậy, tuyên truyền rộng rãi cho phụ nữ, không sinh con
trước tuổi 22 và sau tuổi 35 cũng là một giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dân số.
2. Chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống có nội dung rất phong phú liên quan đến mọi mặt của cuộc
sống con người. Nó thể hiện thông qua mức độ thỏa mãn nhu cầu về vật chất, cũng như
tinh thần của cá nhân, cộng động và toàn thể xã hội. Theo William Bell, chất lượng cuộc
46
sống có thể được đánh giá thông qua 12 chỉ báo: (1)An Toàn; (2) Sung túc về kinh tế; (3)
Công bằng về pháp luật; (4) An ninh quốc gia; (5) Bảo hiểm lúc tuổi già, ốm đau; (6)
Hạnh phúc về tinh thần; (7) Sự tham gia vào đời sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục,
nhà ở và nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11)
Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục,
thiết bị ytế…; (12) Chất lượng môi trường sống.
Chất lượng cuộc sống càng cao sẽ giúp cho con người phát triển cả về thể chất, trí
tuệ và tinh thần. Điều này làm cho chất lượng dân số được cải thiện và ngược lại.
3. Kinh tế:
Có thể phân chia ảnh hưởng của kinh tế đến chất lượng dân số thành hai cấp độ:
cấp độ kinh tế vĩ mô (sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia) và ở cấp độ vi mô (kinh tế
hộ gia đình). Nếu xét ở cấp độ kinh tế vĩ mô, với một nền kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ
có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân, từ đó
cải thiện trí lực của dân số. Thứ hai, với một nền kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ có điều
kiện để đảm bảo an ninh xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe về thể
lực cho người dân. Mặt khác, nếu kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ có điều kiện để đầu tư
phát triển hạ tầng cơ sở y tế, tăng cường đào đạo cán bộ y tế và mua sắm trang thiết bị y
tế hiện đại phục vụ cho công cuộc chăm sóc sức khỏe của người dân từ đó nâng cao chất
lượng dân số.
Ở cấp độ kinh tế gia đình, những gia đình giàu có thường có tiền đầu tư về giáo
dục cho con cái để nâng cao trình độ học vấn. Đối với những gia đình này vấn đề bình
đẳng nam nữ về giáo dục cũng được chú ý. Đồng thời những gia đình này thường có điều
kiện sống tốt (nhà ở và môi trường gần cận gia đình: công trình vệ sinh, nước sạch). Đây
cũng là điều kiện để giúp con người ít mắc bệnh hơn đặc biệt là các bệnh thường gặp ở
nước nghèo như: Giun sán, bệnh phổi, thấp khớp, lao... Do điều kiện kinh tế gia đình khá
giả họ có điều kiện tận hưởng dịch vụ y tế hiện đại nhằm bảo vệ sức khỏe và đẩy lùi cái
chết. Tuy nhiên, khi nói đến điều kiện kinh tế ở cấp độ gia đình có ảnh hưởng đến nâng
cao chất lượng dân số là phải nói đến điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư chứ không
phải là điều kiện kinh tế của một vài hộ gia đình đơn lẻ. Vì vậy, công cuộc cải cách kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống chung của toàn xã hội chính là những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng tới cải thiện chất lượng dân số.
4. Y tế:
Các chỉ báo đánh giá sự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nâng caochất
lượng dân số là:
- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em: Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng cácloại
vác-xin; số nhà hộ sinh trên tổng số dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suydinh dưỡng…

47
- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng: số cơ sở y tế; số giường bệnh; số nhân
viên y tế (y sỹ, bác sỹ, y tá…) trên 10.000 dân; tỷ lệ các loại bệnh đặc trưng theo vùng địa
lý; tỷ lệ người nhiễm HIV…
- Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Tỷ lệ các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ sàng lọc
trước sinh và sơ sinh; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc khi mang thai; Tỷ
lệ trẻ sơ sinh được xét nghiệm xác định dị tật; Tỷ lệ trẻ em được điều trị sớm các dị tật
bẩm sinh…
5. Giáo dục:
Giáo dục ảnh hưởng tới chất lượng dân số về mặt trí tuệ. Giáo dục có ảnh hưởng
rất lớn đến mức sinh. Giáo dục có tác động trực tiếp đến việc đẩy lùi cái chết. Những
người có trình độ học vấn cao thường có kiến thức về cơ chế lây truyền bệnh tật để phòng
và chữa bệnh kịp thời. Mặt khác, khi có trình độ học vấn cao, họ có điều kiện để làm
những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao và do đó thu nhập cao. Khi thu nhập
cao, người ta có điều kiện tận hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và vì vậy
sức khoẻ của người dân được đảm bảo. Đó cũng là một nhân tố để nâng cao chất lượng
dân số.
6. Môi trường
Thiên nhiên cung cấp tài nguyên và tạo nên môi trường sống cho con người. Mối
quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ luôn gắn bó mật thiết với nhau. Ở
những vùng khí hậu ôn hoà, tài nguyên phong phú, con người có điều kiện để nâng cao
chất lượng cuộc sống. Ngược lại, ở những nơi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, con
người khó có điều kiện để cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng dân số.
7. Các yếu tố khác: văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, vui chơi giải trí cũng góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và qua đó cũng góp phần nâng cao
chất lượng dân số.
3.1.2. Phân bố dân số: là sự phân chia dân số theo các đơn vị hành chính, vùng kinh tế.
Để nghiên cứu phân bố dân cư người ta thường dùng chỉ tiêu mật độ dân số.
3.1.3. Sự gia tăng dân số: là một chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng sự chênh lệch giữa
mức sinh và mức tử trong một khoảng thời gian nhất định trên một đơn vị lãnh thổ nhất
định.
3.2. TÌNH HÌNH DÂN SỐ THẾ GIỚI
3.2.1. Các thời kì dân số học
Thời kì tiền sản xuất nông nghiệp (từ khởi thủy đến năm 8000 Trước công
nguyên): Tổ tiên loài người xuất hiện cách nay vài triệu năm với khoảng 125.000 người
và tập trung chủ yếu ở Châu Phi, sống thành bầy đàn, săn bắt, hái lượm. Dân số thời kỳ
này có tỷ lệ sinh 40‰ đến 50‰, tỷl ệ tăng dân số thời kỳ này là 0,0004%.Tuổi thọ trung
bình không quá 20.
48
Thời kì cách mạng nông nghiệp (từ năm 8000 trước công nguyên đến năm 1650):
Vào những năm 7000 - 5500 trước công nguyên, cuộc cách mạng nông nghiệp nổ ra ở
khu vực Trung Đông (Iran và Irắc), thời kì nàychuyển từ săn bắt hái lượm sang chăn
nuôi, trồng trọt và định canh định cư, thuần hóa, cải tạo giống, sử dụng công cụ bằng kim
khí nên sản lượng lương thực tăng, mức sống được cải thiện, tỉ lệ sinh tăng lên, tỉ lệ chết
giảm nhờ nguồn thực phẩm ổn định, tuổi thọ tăng lên. Dân số thế giới tăng từ khoảng 5
triệu người vào năm 8000 TCN lên 200 – 300 triệu vào đầu CN, 500 triệu vào năm 1650.
Thời kì từ cách mạng công nghiệp đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai (1650 –
1945): Cách mạng công nghiệp và thương mại phát triển ở Châu Âu là động lực thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo lương thực, giao thông vận tải ngày càng
hoàn thiện, thương mại, y tế có những bước phát triển vượt bậc. Điều kiện sống, làm việc
và y tế tốt hơn dẫn đến tăng sinh, giảm tử, kéo dài tuổi thọ, tạo sự gia tăng dân số trên
toàn thế giới đặc biệt ở Châu Âu. Dân số tăng từ 500 triệu vào năm 1650 lên 1 tỉ người
vào năm 1830 và 2 tỉ vào năm 1930.
Thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay: Nhờ các tiến bộ về kinh
tế, khoa học công nghệ, y tế và dịch tễ học, con người từng bước hạn chế được nạn đói,
bệnh dịch, tiếp tục cải thiện, nâng cao mức sống làm cho dân số tăng mạnh. Năm 1930
dân số 2 tỉ người, sau nửa thế kỉvào năm 1987 dân số tăng gấp đôi là 5 tỉ người, và 6 tỉ
vào năm 1999, tháng 10 năm 2011 đạt 7 tỉ người, đến năm 2012 ước tính là 7,058 tỉ
người và đến giữa năm 2014 dân số thế giới đã lên tới 7,238 tỉ người.
3.2.2. Qui mô dân số:
* Dân số thế giới
Bảng 3.1: Biến động quy mô dân số thế giới (1830-2012)
Đơn vị tính: Tỉ người
Năm Đầu 1830 1930 1960 1975 1987 1999 2011 2012 2014 2025 2050
CN
Số 0,285 1 2 3 4 5 6 7 7,058 7,238 8,1 9,6
dân

Hai nước có dân số đông dân nhất là Trung Quốc với 1,364 tỉ và Ấn độ với 1,296 tỉ
người. Đứng thứ ba về dân số là Hoa Kỳ, với 317,7 triệu người. Khoảng cách về số dân
giữa hai nước này với nước đứng hàng thứ ba lên tới hơn ba lần. Quay ngược về năm
1990, thời điểm này mới chỉ có Trung Quốc có số dân là trên 1 tỉ người (1,141 tỉ người,
năm 1994). Điều đặc biệt là thứ tự các nước đông dân này, không thay đổi từ 1990 đến
nay, chỉ trừ có hai nước hoán vị trị cho nhau đó là Nigeria và Bangladesh. Tổng số 225
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

49
Bảng 3.2. Các nước đông dân trên thế giới 2014
Dân số Dự báo
Xếp Dân số
Quốc gia / lãnh thổ (triệu (triệu
hạng (triệu người)/2014
người)/2013 người)/2050
- Thế giới 7.058 7.238 9.624
1 CHND Trung Hoa 1.350 1.364,1 1.312 (2)
2 Ấn Độ 1.260 1.296,2 1.657 (1)
3 Hoa Kỳ 314 317,7 395 (4)
4 Indonesia 241 251,5 365 (5)
5 Brazil 194 202,8 226 (7)
6 Pakistan 180 194 348 (6) -
7 Nigeria 170 177,5 396 (3)
8 Bangladesh 153 158,5 202 (8) -
9 Liên Bang Nga 143 143,7
10 Nhật Bản 128 127,1
11 Mexico 116 119,7
12 Philippines 106 100,1
13 Ethiopia 94 95,9 165 (10)
14 Việt Nam 88,77 90,7
15 Ai Cập 85 87,9
19 CHDC Congo 75,5 194 (9)
Nguồn: http://www.prb.org (Population reference bureau) ước tính
Niên giám thống kê 2014, Tổng cục thống kê.
* Phân bố dân số thế giới:
Tuy dân số thế giới có quy mô lớn, nhưng phân bố không đều giữa các nước và
giữa các vùng. Năm 2014, dân số thế giới ước tính là 7,238 tỉ người. Nhìn trên bản đồ dân
số thế giới, dân số tập trung đông ở các nước đang phát triển, đông nhất ở châu Á là 4,351
tỉ là nơi tập trung nhiều quốc gia có quy mô dân số lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, tiếp
đến là châu Phi 1,136 tỉ (đây là khu vực có hầu hết các nước đang phát triển). Sau đó là
châu Mỹ là 972 triệu, châu Âu 741 triệu và thấp nhất vẫn là châu Đại Dương chỉ có 39
triệu người.

50
Bảng 3.3. Qui mô dân số và mật độ dân số các châu lục
Năm 1960 1999 2009 2014 Dự báo 2025
Dân số Mật độ Dân số Mật độ Dân số Mật độ Dân số Mật độ Dân số Mật độ
Vùng Triệu Người/ Triệu Người Triệu Người Triệu Người Triệu Người
người km 2
người /km 2
người /km 2
người /km2
người /km2
Thế giới 1,650 5 5978 18 6810 20 7238 53 8.039,2 59
Châu Á 947 30 3634 114 4117 129 4351 136 4.784,8 150
Châu Phi 133 4 767 25 999 33 1136 37 1.453,9 38
Châu Âu 408 18 729 32 738 32 741 32 701,1 30
Châu Mỹ 972 23
Châu đại 6 1 30 3 36 4 39 5 40,7 4,7
dương
Châu Ước tính năm 2013: dân số (không thường trực): 4.490 người,
Nam mật độ: 0,0003 người/km2.
Cực
Nguồn: Population Data Sheet 2000, 2009; “Các kiến thức cơ bản về Dân số” - Dự án
VIE/97/P17, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trang 6;
Niên giám thống kê 2014, Tổng cục thống kê.
- Mật độ dân số các nước: Xét về mật độ dân số thì tuy Trung Quốc và Ấn Độ có
số dân lớn nhất thế giới nhưng không phải là nước có mật độ dân số cao nhất, vị trí này là
Monaco: 37.000 người/km2; Đặc khu Ma cao (China): 23.870, Singapore đứng thứ ba:
8.034 người/km2. Mật độ dân số không đồng đều ngay cả tại mỗi quốc gia, thông thường
mật độ dân thành thị cao hơn nông thôn.
Bảng 3.4. Các quốc gia có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất năm 2014
Đơn vị: người/km2
TT Quốc gia Mật độ TT Quốc gia Mật độ
cao nhất thấp nhất
1* Monaco 37.000 1 Mongolia 2
2* Đặc khu Ma cao (China) 23.870 2 Western Shahara 2
3 Singapore 8034 3 Australia 3
4* Đặc khu Hong Kong 6.589 4 Iceland 3
(China)
5 Bahrain 1.901 5 Guyana 3
6 Malta 1.351 6 French Guiana 3
7 Maldives 1.241 7 Suriname 3
8 Bangladesh 1.101 8 Namibia 3
9 Chanel Island 835 9 Canada 4
10 Palextin 731 10 Lybia 4
51
11 Taiwan 650 11 Kazakhstan 6
12 South Korea 507 12 Rusian 8
(* là các nước 100% dân số thành thị)
Nguồn: Niên giám thống kê 2014, TCTKVN
Theo thống kê thì năm 2014 mật độ của Trung Quốc chỉ có 143 người/ km2, Ấn độ
394 người/ km2, Việt Nam là 274 người/km2.
* Tổng tỷ suất sinh (Total fertility rate: TFR) của quốc gia thất nhấp, cao nhất
ước tính năm 2015
Bảng 3.5. Tổng tỷ suất sinh (TFR) của quốc gia thất nhấp, cao nhất năm 2015
TT Quốc gia TFR cao nhất Quốc gia TFR thấp nhất
(sốcon/phụ nữ) (sốcon/phụ nữ)
Thế giới 2,5 Châu Á 2,2
1 Niger 6,76 Singapore 0,81
2 Burundi 6,09 Macau 0,94
3 Mali 6,06 Taiwan 1,12
4 Somalia 5,99 HongKong 1,18
5 Uganda 5,89 South Korea 1,25
6 Burkina Faso 5,86 Bosnia-Herzegovina 1,27
7 Zambia 5,72 Poland 1,33
8 Malawi 5,60 Romania 1,33
9 Angola 5,37 Slovenia 1,34
10 Afghanistan 5,33 Andorra 1,38
Nguồn: http://www.cia.gov
3.2.3. Cơ cấu dân số
* Dân số thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á năm 2014 theo nhóm tuổi và
khu vực
Bảng 3.6. Dân số thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á năm 2014
theo nhóm tuổi và khu vực
Tỷ trọng dân số chia theo nhóm tuổi Tỷ trọng dân số chia theo khu vực
(%) (%)
Tỷ lệ dân số Tỷ lệ dân số trên Thành thị Nông thôn
dưới 15 tuổi 65 tuổi
Thế giới 26 8 53 47
Châu Á 25 7 46 54
Đông Nam Á 27 6 48 52
Nguồn: http://www.prb.org

52
Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi tập trung cao ở các nước châu Phi (chiếm tới 40%).
Tỷ trọng dân số trên 65 tuổi tập trung cao ở các nước phát triển (chiếm 17%). Một số
nước 100% dân số là thành thị như Bahrain, Qatar, Singapore, Hong Kong, Macao,
Luxembourg, Malta...
3.2.4. Chất lượng dân số
* Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh (Infant Mortality Rate: IMR) nơi cao nhất và thấp nhất
ước tính năm 2015

IMR phản ánh việc chăm sóc sức khỏe; phân bố dân số theo độ tuổi; tác động tăng,
giảm mức sinh.
Bảng 3.7. Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh (IMR) nơi cao nhất và thấp nhất
(Đơn vị: Trẻ dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ đẻ ra sống)
IMR (2014) Thế giới: 38 Châu Á: 34 Đông Nam Á: 28
Nguồn http://www.prb.org
TT Quốc gia (2015) IMR cao nhất Quốc gia (2015) IMR thấp nhất
1 Afghanistan 115,08 Monaco 1,82
2 Mali 102,23 Iceland 2,06
3 Sômali 98,39 Japan 2,08
4 Cộng hòa Trung Phi 90,63 Singapore 2,48
5 Guinea-Bissau 89,21 Norway (Na uy) 2,48
6 Chad 88,69 Bermuda 2,48
7 Niger 84,59 Finland (Phần Lan) 2,52
8 Angola 78,26 Sweden (Thụy Điển) 2,60
9 Burkina Faso 75,32 Czech republic 2,63
10 Nigeria 72,70 Hong Kong 2,73
Nguồn: https://www.cia.gov
Theo số liệu thống kê nguồn http://www.prb.org năm 2014 IMR thế giới còn 38,
giảm đáng kể so với năm 1970 (IMR: 89).
* Tuổi thọ trung bình của thế giới, khu vực Châu Á và các quốc gia có tuổi thọ
trung bình thấp nhất và cao nhất năm 2014
Bảng 3.8. Tuổi thọ trung bình cao nhất, thấp nhất của thế giới 2014
Đơn vị: Tuổi
TT Quốc gia Tuổi thọ TB Quốc gia Tuổi thọ TB
cao nhất thấp nhất
Thế giới: 71 Châu Á: 71
(Nam: 69; Nữ: 73) (Nam: 69; Nữ: 73)
1 Hồng Kông 84 Nigeria 52
53
2 San Marino 84 Angola 52
3 Nhật Bản 83 Chad 51
4 Singapore 83 Cốt - đi - voa 51
5 Thụy Sĩ 83 Cộng hòa dân chủ 50
Công gô
6 Martinique 82 Cộng hòa Trung Phi 50
7 Israel 82 Swaziland 49
8 Iceland 82 Botswana 47
9 Na uy 82 Sierra Leone 45
10 Thụy Điển 82 Lesotho 44
Italy 82
Spain 82
France 82
Luxembourg 82
Australia 82
Nguồn: Niên giám thống kê 2014
Châu Âu là lục địa có tuổi thọ bình quân năm 2014 cao nhất: 78 tuổi. Đặc biệt các
nước Tây Âu có tuổi thọ cao từ 80 - 83, trung bình 81.
3.3. TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM
3.3.1. Qui mô dân số
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, có sự thay đổi qua các thời kỳ và có sự
khác biệt giữa các vùng miền trong phạm vi cả nước.
Bảng 3.9. Dân số Việt Nam và tốc độ tăng trung bình hàng năm
Năm Dân số (triệu người) Tỉ lệ tăng dân số bình quân
năm (%)
1921 15,548 -
1926 17,100 1,86
1931 17,702 0,69
1936 18,972 1,39
1943 22,150 3,06
1954 23,835 1,10
1960 30,172 3,93
1970 41,036 3,24
1979 52,742 2,16
1989 64,412 2,10
1999 76,596 1,51
54
2009 85,790 1,20
2014 90,493 1,06
Theo thống kê Điều tra dân số giữa kỳ 2014, tổng dân số Việt Nam vào 0h, ngày
01/4/2014 ước đạt 90.493.352 người, tăng thêm khoảng 4,64 triệu người trong vòng 5
năm kể từ Tổng ĐTDS 2009. Hiện tại, dân số Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau
Indonesia và Philipin), thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng thứ 14 thế giới.
Nhận xét:
- Quy mô dân số Việt Nam có sự thay đổi – liên tục tăng qua mỗi thời kỳ (tăng từ
15,5 triệu năm 1921 lên 90,493 triệu năm 2014, tăng 5,8 lần).
Từ năm 1975 Việt Nam được xếp vào nước có số dân đông trên Thế giới. Theo
mật độ dân số chuẩn Liên hợp quốc đã tính toán rằng: để đảm bảo cuộc sống thuận lợi
cho người dân, bình quân trên 1km2 chỉ nên có 35 đến 40 người sinh sống. Như vậy, với
một đất nước với diện tích 330.966,9 km2 nhỏ bé như Việt Nam thì dân số hợp lý nước ta
trong khoảng 13 đến 15 triệu người. Tính đến năm 1931, dân số nước ta là 17,7 triệu
người - mức dân này đã là lớn so với những chỉ tiêu mà các chuyên gia tính toán. Nhưng
quy mô dân số nước ta trong thời gian qua vẫn liên tục tăng nhanh. Tính từ năm 1975 dân
số nước ta qua các năm liên tục tăng với con số chóng mặt. Thời gian để dân số tăng lên
gấp đôi cũng ngày càng giảm dần. Diện tích nước ta không lớn, tốc độ phát triển kinh tế
không cao, nhưng khi xét về quy mô dân số thì Việt Nam đạt con số khá ấn tượng so với
Thế giới.
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân nước ta đã có xu hướng giảm dần từ năm 1960 trở lại
đây. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số nước ta vẫn còn cao và tốc độ này sẽ còn duy trì
trong vòng nhiều năm nữa. Theo dự báo quy mô dân số nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến
giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp
tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm các nước có
dân số lớn nhất thế giới.
- Quy mô dân số Việt Nam đang dần hướng tới ổn định .
Nếu đầu kỷ nguyên dân số Việt Nam chỉ bằng 0,6% dân số thế giới thì nay đã gần
bằng 1,4%. Năm 1990, tỷ lệ tăng dân số Việt Nam còn lớn hơn cả tỷ lệ tăng dân số của
các nước chậm phát triển (tốc độ tăng bình quân của các nước này thời kỳ 1985 -1990 là
2,1%). Từ sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 tháng 1/1993, tỷ lệ tăng dân số của
Việt Nam đã giảm mạnh. Năm 2004, tỷ lệ tăng dân số chỉ còn là 1,4%, và đến năm 2014,
tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam chỉ còn là 1,06%.
* Phân bố dân số:
Ở Việt Nam, tổng dân số trước hết được chia theo các đơn vị hành chính, như tỉnh
/thành phố, quận/huyện, xã/phường... Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2014, hiện nay nước
ta có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính có số dân lớn nhất là
55
thành phố Hồ Chí Minh với 7.981,9 nghìn người, tiếp đến là thành phố Hà Nội với
7.095,9 nghìn người, Thanh Hoá với 3.496,1 nghìn người... Các tỉnh có số dân thấp nhất
là Bắc Cạn với số người là 307.300 người và Lai Châu với 415.300 người.
Bảng 3.10. Mật độ dân số trong các vùng của Việt Nam (1979 – 2014)
Các vùng Mật độ dân số (người/km2)
1979 1999 2009 2014
Cả nước 160 234 259 273
Trung du và miền núi phía Bắc 79 126 116 122
- Lai Châu 46
Đồng bằng sông Hồng 633 1180 930 983
- TP. Hà Nội 2134
Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 196 204
Tây Nguyên 26 67 93 101
- Kon Tum 50
Đông Nam bộ 265 285 594 669
- TP. Hồ Chí Minh 3809
Đồng bằng sông Cửu Long 299 408 423 432
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Nhận xét:
- Dân số nước ta đông, nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng. Nhìn chung,
khu vực có mật độ dân số cao đều là những vùng đô thị, kinh tế trọng điểm như Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Bắc ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai. Đồng bằng mật độ dân số
quá cao, số người tăng thêm hàng năm khá lớn, nhưng khả năng mở rộng sản xuất lại có
hạn.
Khu vực miền núi đất đai khá rộng (diện tích đất đai chiếm trên 45% diện tích lãnh
thổ), có ưu thế phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, nhưng mật độ dân cư lại
thưa thớt, thiếu lao động, do đặc điểm địa lý khó khăn, xa xôi hẻo lánh, giao thông không
thuận lợi, là địa bàn cư trú của dân tộc ít người như Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn, Kon
Tum, Đắc Nông.
Một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ có quy mô dân số
không tăng thậm chí giảm chút ít sau 10 năm, do số dân tăng tự nhiên không thể bù đắp
được số người chuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố khác như: Hà Nam, Nam
Định, Thanh Hoá, Hà Tĩnh...
- Ở Việt Nam tốc độ đô thị hóa những năm gần đây tăng nhanh. Theo thống kê của
Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), số lượng đô thị tăng từ 629 đô thị năm 1999 lên 772

56
đô thị năm 2014, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị
loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V.
Số liệu thống Điều tra dân số giữa kỳ 2014 cho thấy, dân số thành thị (gồm dân số
nội thành, nội thị và thị trấn) đạt khoảng 30,4 triệu người (chiếm 33,1% tổng dân số cả
nước). Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm. Tuy
nhiên, tỷ lệ dân số thành thị của nước ta vẫn thấp hơn so với các nước khu vực Đông Nam
Á.
Năm 2014 tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm trên 70% tổng thu ngân sách
toàn quốc.
Bảng 3.11. Tỷ lệ dân số thành thị trong các vùng của Việt Nam (2009 – 2014)
Các vùng kinh tế - xã hội Tỷ lệ dân số thành thị (%)
2009 2014
Cả nước 29,6 33,1
Trung du và miền núi phía Bắc 15,9 17,0
Đồng bằng Bắc Bộ 29,3 33,8
Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 24,0 27,1
Tây Nguyên 28,2 29,1
Đông Nam bộ 57,2 62,3
Đồng bằng sông Cửu Long 22,8 24,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2014, Tổng cục Thống kê Việt Nam
* Tổng tỉ suất sinh
Bảng 3.12. Tổng tỉ suất sinh (số con/phụ nữ)
Năm Toàn quốc Thành thị Nông thôn Thế giới Châu Á

1979 4,81 - -

1989 3,8 - -

1999 2,33 1,67 2,57

2009 2,03 1,81 2,14

2014 2,09 1,85 2,21 2,5 2,2


Nguồn: Niên giám thống kê 2014, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Tổng tỉ suất sinh của Việt nam tương đối ổn định trong vòng 10 năm qua. Tổng tỉ
suất sinh thành thị luôn thấp hơn của nông thôn cao và luôn nằm dưới mức sinh thay thế,
trong khi đó TFR của nông thôn nằm trên mức sinh thay thế. Tuy nhiên, mức độ biến
động TFR từ 2001 đến 2010 thì ở nông thôn giảm dần, nhưng thành thị có xu hướng tăng
nhẹ từ 2011 đến nay.
3.3.2. Cơ cấu dân số
57
* Cơ cấu chia theo nhóm tuổi: Bảng 3.13
Bảng 3.13. Dân số chia theo nhóm tuổi và chỉ số già hóa
Năm Tỷ lệ % tổng số dân Chỉ số già hóa (%)
Dưới 15 15-64 60+ 65+
1979 41,80 51,30 6,90 - 16
1989 39,20 56,10 7,10 4,7 18,2
1999 33,1 61,1 8,0 5,8 24,3
2009 24,4 69,1 8,7 6,4 35,5
2014 23,5 69,4 10,2 7,1 43,3%
Nguồn: Niên giám thống kê 2014, Tổng cục Thống kê Việt Nam
- Dân số Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ chuyển từ dân số trung gian giữa
trẻ và già sang dân số già.
Năm 1979, dân số nước ta thuộc loại rất trẻ. Theo số liệu Tổng điều tra dân số
1/10/1979, nhóm dưới 15 tuổi chiếm tới 41,8% tổng dân số. Số liệu Điều tra dân số giữa
kỳ 1/4/2014, cho thấy tỷ trọng nhóm dân số này giảm đi còn 23,5% và tỷ trọng nhóm dân
số trên 65 tuổi đã tăng lên 7,1%, như vậy, dân số Việt Nam đã bước vào ngưỡng của dân
số già, Việt Nam là một trong ba quốc gia của khu vực ASEAN có xu hướng "già hóa dân
số" (khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên), chỉ sau Singapore
(10,4%) và Thái Lan (8,7%).
Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân số là chỉ số
già hoá, đó là tỷ số giữa dân số từ 65 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần
trăm. Chỉ số già hoá ở Việt Nam tăng nhanh từ 18,2 năm 1989 lên 43,3% năm 2014. Điều
đó cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong ba thập kỷ qua.
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, trong tổng số 63
tỉnh/thành phố của Việt Nam, 20 tỉnh/ thành phố có người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên
10%, trong đó cao nhất là tỉnh Thái Bình (14,1%), tiếp đến là Hà Tĩnh (13,3%), trong đó
tỷ trọng này thấp nhất là ở tỉnh Đăk Nông (4,0%) và Lai Châu (4,8%).
- Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng: nước ta đang
trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số
người phụ thuộc. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn một triệu người bước vào độ tuổi lao
động. Ðó là nguồn lao động rất lớn. Lịch sử của một dân tộc bao giờ cũng trải qua các
giai đoạn cơ cấu dân số. Việt Nam đã kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số trẻ vào năm 2005.
Từ năm 2007 Việt Nam bước vào cơ cấu dân số vàng. Giai đoạn cơ cấu dân số vàng
cũng chỉ kéo dài trong khoảng 40 năm. Như vậy, đó là “cơ hội vàng” mà nước ta cần
nắm bắt để hội nhập phát triển kinh tế tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế và tương
xứng với quy mô dân số lớn như hiện nay.

58
* Cơ cấu dân số theo giới tính:
- Tỷ trọng nam (nữ) trong tổng số dân: theo thống kê năm 2014, tỷ lệ nam là
49,31% và nữ là 50,69% tổng dân số.
Bảng 3.14. Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)
1979 1989 1999 2009 2014
Toàn quốc 105 106 107 110,5 112,2
Thành thị 110,6 109,9
Nông thôn 110,5 113,2
- Xét về mặt sinh học, thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng
khoảng 103 đến 107 bé trai là cân bằng. Nếu con số này vượt quá 107 (tính trên ít nhất
10.000 ca sinh sống) thì được coi là tỷ số giới tính khi sinh cao (mất cân bằng giới tính).
Nếu cân bằng giới tính bị phá vỡ, dẫn đến việc thừa nam, thiếu nữ trong tương lai, ảnh
hưởng tiêu cực đối với sự phát triển bền vững của đất nước, gây nên những tiêu cực về
mặt xã hội: nạn bắt cóc, lừa đảo, buôn bán phụ nữ, mại dâm, nhập khẩu cô dâu, tỷ lệ ly
hôn và tái hôn của phụ nữ, tình trạng bạo hành giới,… tăng cao khó kiểm soát. Mặt khác
nó còn ảnh hưởng đến suy giảm chất lượng dân số.
Thống kê năm 2014 cho thấy, hiện tượng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam diễn
ra nghiêm trọng. Mất cân bằng giới tính ở nông thôn cao hơn thành thị.
Trong 6 vùng kinh tế xã hội, hiện tại, chỉ có vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung có tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường (105,5 bé trai/100 bé gái), cao nhất là
vùng đồng bằng sông Hồng (118/100). Năm 2014, 10 tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh cao
nhất ở cả nước bao gồm: Quảng Ninh (124,4); Hưng Yên (119,5), Lào Cai (118,4); Hải
Dương (118,3); Bắc Ninh (117,8), Sơn La (117,6), Hà Nội (117,3)… Số liệu phân tích
Kết quả Tổng điều tra dân số 01/4/2009 cho thấy có 45/63 tỉnh mất cân bằng giới tính khi
sinh.
Chính phủ Việt Nam hết sức quan ngại về những cảnh báo này vì như vậy, đến
năm 2025, số lượng nam nhiều hơn nữ từ 2,3 đến 4,3 triệu người. Điều này sẽ dẫn đến
trong tương lai (khoảng năm 2050) 2 - 4 triệu nam giới có thể không lấy được vợ Việt
Nam, tạo ra nhiều vấn đề xã hội. Do vậy, người ta thường chú ý đến tính cân bằng giữa
nam và nữ ở nhóm tuổi trẻ đặc biệt là với số trẻ mới sinh ra.
Nguyên nhân làm cho tỷ số giới tính khi sinh cao là do lựa chọn giới tính của thai
nhi của các cặp vợ chồng muốn đạt số con và giới tính mong muốn khi thực hiện chính
sách kế hoạch hoá gia đình.
* Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân
Trong nhiều năm qua, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn khá cao,
năm 2014 tỉ trọng này chiếm 76,1%. Số có vợ/có chồng hiện chiếm tới 67,6%. trong đó

59
68,9% nam giới hiện đang có vợ, và 66,3% phụ nữ hiện đang có chồng. Tỷ trọng nam
chưa vợ cao hơn tỷ trọng nữ chưa chồng (27,8% so với 20,3%).
Có sự khác biệt về phân bố tình trạng hôn nhân giữa thành thị và nông thôn. Tỷ
trọng chưa từng kết hôn của dân số từ 15 tuổi trở lên của thành thị cao hơn nông thôn
(26,3% so với 22,7%). Dân số hiện đang có vợ/có chồng ở nông thôn (68,7%) cao hơn
thành thị (65,4%).
Tỉ trọng ly hôn trong cả nước là 1,5%, thành thị cao hơn nông thôn, điều này có
thể là do điều kiện kinh tế của người thành thị, nhất là nữ có tính độc lập hơn so với của
nông thôn nên họ dễ chấp nhận ly hôn hơn.. Tình trạng ly thân cả nước 0,4%, không có sự
khác biệt giữa thành thị và nông thôn (đều 0,4%). Tỷ trọng ly hôn/ly thân/Góa của nữ cao
hơn nam.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) tăng dần từ 1999 (24,1 tuổi) đến 2014
(24,9 tuổi). Năm 2014, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam là 26,8 và nữ là 22,9.
Nhìn chung, trong 15 năm qua, SMAM của nam tăng trong khi của nữ hầu như không
đổi. Do vậy, chênh lệch SMAM giữa nam và nữ cũng tăng từ 2,6 năm (1999) lên 3,9 năm
(2014). Với cả nam và nữ, SMAM của thành thị đều cao hơn của nông thôn. SMAM của
nam thành thị cao hơn của nam nông thôn là 1,4 năm. Sự khác biệt đó của nữ là 2,1 năm.
Điều đó cho thấy, nam, nữ thành thị có xu hướng kết hôn muộn hơn so với nam, nữ
nông thôn. Đối với cả hai giới cho thấy người có trình độ học vấn cao thì SMAM có xu
hướng cao hơn.
Tuy nhiên, việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra, chủ yếu xảy ra
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số của nước ta. Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp
giảm thiểu và tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số”,
ngày 02/7/2013, tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày tại hội thảo
đều chỉ ra rằng tảo hôn là tập quán khá phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số
ở nước ta. Phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở nông thôn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long là đối tượng trọng điểm của vấn nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt
Nam.
Về hiện trạng hôn nhân cận huyết thống, thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển dân số (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế) cho biết: Một số
dân tộc như: Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu
có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống là 10%. Hôn nhân cận huyết thống làm suy thoái giống
nòi trầm trọng, trẻ sơ sinh có tỷ lệ dị dạng lớn hoặc mang các bệnh di truyền nghiêm trọng
như: mù màu, bạch tạng, tan máu, bệnh "lùn", suy dinh dưỡng…
PGS.TS Trần Văn Phòng – Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị – Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã chỉ ra 4 hệ luỵ của hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn
trong đồng bào dân tộc thiểu số, đó là: Ảnh hưởng tiêu cực tới sự tiến bộ xã hội của đất
60
nước; ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực cho phát triển; ảnh hưởng tiêu cực đến việc
rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi; ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển nhân chủng học của một số tộc người thiểu số.
Theo đó kiến nghị các cơ quan chức năng cần có chương trình nghiên cứu tổng thể,
cơ bản về các vấn đề có liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở mọi cộng
đồng dân tộc thiểu số để đưa ra các giải pháp đặc thù nhằm khắc phục tình trạng này.
Đồng thời, cần thực thi Chiến lược Dân số và sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011 – 2020,
trong đó chú trọng nhân rộng ra toàn quốc các chương trình can thiệp giảm thiểu tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống đang được triển khai hiệu quả tại một số tỉnh, ưu tiên các
cộng đồng dân tộc thiểu số có dân số quá ít và đang có nguy cơ suy giảm chất lượng dân
số. Tăng cường công tác truyền thông với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao
nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình cùng các hệ lụy của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống. Mặt khác, do vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chủ yếu
xảy ra ở vùng có kinh tế khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống nên cần
thiết phải thực thi các chính sách xoá đói giảm nghèo, giáo dục nâng cao dân trí…
* Cơ cấu dân số theo giáo dục
Thống kê năm 2014, gần một phần tư dân số đang theo học một trường nào đó
(23,4%). Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học giảm đáng kể trong vòng 20
năm qua, từ 18% năm 1989 giảm còn 4,4% vào năm 2014 (hơn 4 lần).
Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Về giáo dục cấp THCS, tỉ lệ
nhập học chung toàn quốc là 91,8%, cấp THPT đạt 67,7%. Về cơ bản tỉ lệ nhập học thành
thị luôn cao hơn nông thôn, đặc biệt ở các cấp giáo dục cao.
3.3.3. Chất lượng dân số
* Chỉ số phát triển con người (HDI-Human Development Index) là thước đo tổng
hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trên các phương
diện thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người); tri thức (thể hiện qua chỉ số học
vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) của con người, đây là
một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng dân số. Từnăm 1990, hàng năm chương trình
phát triển liên hiệp quốc (UNDP) đều công bố báo cáo phát triển con người, trong đó có
chỉ số phát triển con người HDI.
Bảng 3.15. Chỉ số phát triển con người Việt Nam những năm qua (HDI)
Năm 1990 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2012 2013
HDI 0,439 0,534 0,573 0,590 0,597 0,601 0,611 0,617 0,638
Xếp hạng - - 108 116 114 116 113 127/186 121/187
Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê
Năm 2014, tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của Việt Nam là 73,2 tuổi; tỷ lệ người
lớn biết chữ: 94,7% dân số từ 15 tuổi trở lên; tỷ lệ nhập học đúng tuổi các cấp giáo dục
61
bao gồm: tiểu học là 96,8%, THCS là 88%, THPH là 63,1%; GDP bình quân đầu người
tính bằng đô la Mỹ là 2.052 USD. Theo đó, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đạt
0,638 đứng ở vịtrí 121/187 nước được xếp hạng.
* Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh (IMR)
Bảng 3.16. Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh theo khu vực
(Đơn vị: Trẻ dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ đẻ ra sống)
Năm 1999 2009 2014
Toàn quốc 36,7 16 14,9
- Thành Thị 18,3 9,4 8,7
- Nông thôn 41 18,7 17,8
Thế giới - - 38
Đông Nam Á 28
Như vậy, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh càng ngày càng giảm, thành thị tỷ lệ chết trẻ sơ sinh
ít hơn nông thôn.
* Tuổi thọ
Bảng 3.17. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
(Đơn vị: Tuổi)
Năm 1979 1989 1999 2004 2006 2009 2014
Tuổi thọ 52,7 65,3 69,2 70,7 71,2 72,9 73,2
Thế giới 71
Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng đáng kể từ 1979 đến 2014 (tăng 20,5
tuổi). Năm 2014, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 73,2, trong đó nữ 76 và nam 70,6.
Đây là một thành tựu của Việt Nam trong việc nâng cao đời sống cho người dân.
Chất lượng dân số Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tuy
nhiên chỉ số phát triển con người ở mức trung bình thấp, nhưng chất lượng dân số thấp và
đang đứng trước những thách thức như:
- Chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam đã được cải thiện song vẫn
còn thấp. Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước
trong khu vực vẫn còn hạn chế.
- Tỷ lệ dân số bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh có xu hướng tăng. Kết quả Tổng điều
tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực
và trí tuệ.
- Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam đạt mức khá cao là 73,2 tuổi, tuy
nhiên, tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế
giới.

62
- Tốc độ già hóa dân số đang tăng khá nhanh, Việt Nam vẫn chưa kịp chuẩn bị cho
việc thích ứng với việc chăm sóc người cao tuổi, nhất là chế độ an sinh xã hội.
- Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta đã tăng nhanh một cách bất thường và phức
tạp. Theo Ðiều tra biến động dân số năm 2014, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đang
ở mức 112,2/100 và đang là vấn đề đáng lo ngại.
- Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp
Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt
3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng
suất lao động của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt
Nam vẫn còn rất thấp so với Singapore; Malaysia; Thái Lan và Trung Quốc.
Nước ta đang ở thời kỳ "dân số vàng" với một lợi thế rất lớn - mỗi năm có khoảng
hơn một triệu người bước vào độ tuổi lao động. Ðó là nguồn lao động rất lớn. Tuy nhiên,
chất lượng nguồn nhân lực lại rất thấp. Tỷ lệ nguồn nhân lực, người lao động qua đào tạo
mới đạt gần 30%, tỷ lệ có bằng cấp chỉ chiếm khoảng 8%. Trong nền kinh tế thị trường
toàn cầu hóa, với chất lượng nguồn nhân lực thấp, chúng ta sẽ rất khó cạnh tranh với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng cao số
lượng và chất lượng đào tạo thì đây là thời cơ có một không hai để chúng ta "cất cánh"
như các "con rồng" châu Á. Ngược lại, sẽ tạo ra gánh nặng xã hội bởi đây cũng là những
đối tượng dễ bị vấp váp, sa ngã, mắc vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp, cờ
bạc, các tệ nạn xã hội khác, kèm theo nó là dịch bệnh HIV/AIDS...
Quỹ Dân số LHQ cảnh báo: Chất lượng dân số thấp đang là yếu tố cản trở sự phát
triển và đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chỉ số phát triển con người của nước
ta tuy từng bước cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và
thấp xa so với các nước công nghiệp. Ðể nâng cao chất lượng dân số, Việt Nam cần nhiều
giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp, nhất là ngành Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình.
3.3.4. Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Việt Nam là nước triển khai sớm và thành công các hoạt động kiểm soát, điều
chỉnh phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế xã hội. Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam
giảm từ 3,4% năm 1960 xuống còn 2,2% trong giai đoạn 1979 - 1989 và 1,7% trong
những năm gần đây.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược dân số Việt Nam 2011-2020 (theo Quyết
định số 2013-TTg Phê duyệt Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020) là "Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy
trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số,
góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

63
Các giải pháp chủ yếu:
- Lãnh đạo, tổ chức và quản lý
- Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi
- Dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số, sức khỏe sinh sản
- Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế
- Tài chính
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Cứ một phút trên trái đất chết đi 1 người nhưng lại đẻ thêm 4 người, như vậy gia
tăng tự nhiên là 3. Mỗi phút trên trái đất sinh thêm 150 trẻ em, mỗi năm dân số thế giới
tăng thêm khoảng 80 triệu người (tương đương số dân của quốc gia đông dân trên thế
giới). Dân số, tài nguyên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau.
Mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Dân số gia tăng
quá nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển trên thế giới đã làm ảnh hưởng toàn diện
đến chất lượng sống.
3.2.1. Dân số và tài nguyên đất
Việc suy giảm giá trị đất hiện nay là vấn đề toàn cầu, nhưng nó trở nên bức xúc
hơn ở các nước đang phát triển do sức ép về dân số và kỹ thuật canh tác không phù hợp,
khai thác quá sức phục hồi. Hàng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất bị hoang mạc
hoá do sự gia tăng dân số. Diện tích đất canh tác vì thế bị thu hẹp, kinhtế nông nghiệp trở
nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời
sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canhtác bị nhiễm mặn không canh tác
được một phần cũng do tác động gián tiếp của sựgia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm
1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi,63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha
cho các khu công nghiệp.
3.2.2. Dân số và tài nguyên rừng
Dân số tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở
đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,... Rừng nhiệt đới trên thế giới mỗi nămbị tàn phá
11 triệu ha và 10 triệu ha rừng khác. Tám mươi phần trăm diện tích rừng hiện nay bị tàn
phá bắt nguồn từ việc gia tăng dân số. Hậu quả là 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa bị trôi hàng
năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Ở Việt Nam theo ước tính cứ
tăng 1% dân số, thì có 2,5% rừng bị mất đi.
3.2.3. Dân số và tài nguyên nước
Dân số tăng làm giảm bề mặt ao, hồ và sông. Làm ô nhiễm các nguồn nước do
chất thải, chất độc hóa học trong các hoạt động sản xuất của con người. Làm thay đổi chế
độ thủy văn, dòng chảy sông suối do phá rừng và các công trình xây dựng. Theo
64
UNESCO năm 1985 trữ lượng nước sạch trên đầu người là 33.000
m3/người/năm, nhưng hiện nay giảm xuống còn 8.500 m3/người/năm.
3.2.4. Dân số và tài nguyên khí hậu
Dân số tăng ở các nước phát triển và đang phát triển chịu trách nhiệm 2/3 lượng
khí CO2 trên toàn cầu. Môi trường không khí tại các thành phố và các khu công nghiệp
lớn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dẫn đến khí hậu toàn cầu bị biến đổi theo hướng
nóng dần lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.Như vậy, rõ ràng rằng
dân số tăng sẽ gây ra nhiều sức ép đối với các vấn đềtài nguyên và môi trường. Ngược
lại, khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến
sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười. Chính vì vậy, loài người chúng ta cần sớm
nhận thức rõ điều này để điều chỉnh sự gia tăng dân số, nhằm phát triển một xã hội bền
vững.

65
CHƯƠNG 4. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

4.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


4.1.1. Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật chất, thong tin tự nhiên, tồn
tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị tự than mà con người đã biết hoặc chưa
biết và con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai (tùy thuộc nhận thức,
thói quen, trình độ khao học, công nghệ, khả năng tài chính…) để phục vụ cho sự phát
triển của xã hội loài người.
4.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên được phân loại theo nhiều cách:
1. Theo dạng tồn tại của vật chất có: tài nguyên đất, nước, sinh vật, khoáng sản,
năng lượng,...;
2. Theo khả năng phục hồi chia tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được.
Đối với tài nguyên tái tạo được, con người sẽ có cơ hội sử dụng lâu bền tài
nguyên nếu biết khai thác trong phạm vi khả năng tự phục hồi và không làm tổn thương
các điều kiện cần cho quá trình tái tạo tài nguyên.
4.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT
4.2.1. Khái niệm, vai trò của đất
Khái niệm: Đất là vật thể thiên nhiên, có cấu tạo lâu đời do kết quả của quá trình
hoạt động tổng hợp của 6 yếu tố hình thành gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình
va thời gian.
Như vậy, các loại đá cấu tạo nên vỏ quả đất dưới tác động của khí hậu, sinh vật và
địa hình, sau một thời gian dần dần bị phá hủy, vụn nát rồi sinh ra đất.
Vai trò của đất đối với cuộc sống con người:
- Đất là môi trường sống của con người và hầu hết các sinh vật ở cạn. Nó cung cấp
các nguyên liệu cần thiết cho cuộc sống, đồng thời còn là nền móng cho toàn bộ các công
trình xây dựng.
- Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người, gia súc,
đảm bảo an ninh lương thực.
- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;
- Nơi cư trú của động vật đất;
- Lọc và cung cấp nước,...
Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên đất,
trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại. Tập quán khai
thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc
trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế.
66
4.2.2. Hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trên thế giới
Diện tích đất liền toàn cầu là 14.477 triệu ha, trong đó 11% là đất đang canh tác
(1.500 triệu ha), 24% làm đồng cỏ nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và đất rừng, 33%
còn lại là đất dùng vào các mục đích khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn,...)
Thế giới có khoảng 3.200 triệu ha đất tiềm năng nông nghiệp và hiện đang canh tác
trên khoảng gần 1/2, trong đó tỷ lệ đã sử dụng ở các khu vực là: Châu á 92%, Mỹ LaTinh
15%, châu Phi 21%, các nước phát triển 70%, đang phát triển 36%. Đất tiềm năng nông
nghiệp chưa được đưa vào sử dụng do có những yếu tố hạn chế, như khí hậu khắc
nghiệt, thiếu nước, đất dốc, đất mặn hoặc chua phèn, đất bạc màu,... Việc đưa các
loại đất có vấn đề này vào khai thác nông nghiệp sẽ cho hiệu quả kinh tế thấp hơn, đòi
hỏi đầu tư ban đầu lớn hơn và có nguy cơ gây hệ quả sinh thái môi trường sâu sắc hơn.
Cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng mức sống, nhu cầu về đất nông nghiệp sẽ không
ngừng tăng. Trung bình mỗi năm, 95 triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu ha đất
nông nghiệp mới.
Năm 1995, bình quân đất tự nhiên thế giới là 3,23ha/người, châu á 1,14 ha/người,
bình quân đất nông nghiệp thế giới là 0,31ha/người, châu á là 0,19ha/người. Theo các nhà
khoa học, tối thiểu đất nông nghiệp bình quân đầu người phải là 2.600 m2. Hậu thuẫn cho
một nền nông nghiệp hàng hoá ở Mỹ là bình quân đất nông nghiệp 0,5 ha/người.
* Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng
trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá thứ sinh, ô nhiễm
môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái
mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử
dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp
và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương
thực thế giới trong 25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác
rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông
nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên
nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ
mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá
mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
Xói mòn rửa trôi là một quá trình phức tạp, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau như: Mất lớp thực vật che phủ bề mặt thường xuyên, đặc biệt là mất rừng,
tăng các tác động gây phong hoá bở rời, như nhiệt độ, mưa, hoạt động nhân sinh cày xới
đất, canh tác không hợp lý,... tăng gió, mưa, dòng chảy trên mặt đất. Mỗi năm rửa trôi
xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò,
67
gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên
thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng
năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.
Chua đất gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân: 1) Do thực vật lấy dinh dưỡng K+,
Ca++, Mg++, Na+ nên trong đất chỉ còn H+; 2) Do mưa nhiều nên ion kiềm và kiềm thổ
OH- bị rửa trôi, còn lại Al+3, Fe+2, H+; 3) Do có quá nhiều Al+3 và Fe+2 trong môi trường
đất; 4) Do các chất hữu cơ bị phân giải trong môi trường yếm khí tạo ra nhiều axit hữu
cơ. Đất chua phá vỡ cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống đất – cây trồng, tăng độc tố
Al3+, Fe3+, Mn2+ và lân cố định ở dạng AlPO4 và FePO4.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong đất còn xảy ra khi chu trình sinh địa hoá không
được khép kín, do trồng liên tục một loại cây, do bón phân bổ sung không hợp lý,...
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội trường diễn phá vỡ cân bằng sinh
thái đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt, dẫn đến
giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của của đất trồng, gia tăng cảnh
hoang tàn. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang
bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất
khả năng canh tác do những hoạt động của con người.Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng
lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ.
4.2.3. Hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Việt Nam
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm kê
của cả nước là 33.093.857 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Bình quân
đất trên đầu người đạt 0,4 ha/người, vào loại thấp trên thế giới.Theo Lê Văn Khoa, đất
bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng
bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp,
trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất
dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha.
Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất
phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.
* Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
- Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước: Tổng diện tích nhóm đất
nông nghiệp của cả nước năm 2010 là 26.100.160 ha, tăng 5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so
với năm 2000. Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và
loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha).
Bảng 5.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)


Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2005-2010 2000-2010
68
Tổng diện tích đất
20.939.679 24.822.560 26.100.160 3.882.881 1.277.600 5.160.481
nông nghiệp
Đất sản xuất nông
8.977.500 9.415.568 10.117.893 438.068 702.325 1.140.393
nghiệp
Đất lâm nghiệp 11.575.027 14.677.409 15.249.025 3.102.382 571.616 3.673.998
Đất nuôi trồng thuỷ
367.846 700.061 690.218 332.215 -9.843 322.372
sản
Đất làm muối 18.904 14.075 17.562 -4.829 3.487 -1.342
Đất nông nghiệp
402 15.447 25.462 15.045 10.015 25.060
khác
Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010
Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau:
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, giai đoạn
2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể đến từ việc mở rộng
một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp...
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng
kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha. Có 41/63 tỉnh giảm diện
tích đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả
sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp
(cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông
nghiệp (công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản
xuất, kinh doanh).
+ Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ 11.575.027 ha lên
14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha và mức tăng trưởng này giảm
nhẹ trong giai đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của cả nước năm 2010 tăng 571.616 ha so với
năm 2005, tính chung cho cả giai đoạn diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha.
Nguyên nhân tăng chủ yếu do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc
khoanh nuôi phục hồi rừng, cùng với đó là do quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất
lâm nghiệp được xác định lại chính xác hơn.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng diện
tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch được duyệt là 595.059 ha,
trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch.
+ Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự tăng
trưởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm tăng khoảng 66.500
ha. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843 ha (Hình 1). Năm 2010, diện tích
đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng cơ cấu đất nông nghiệp.

69
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, tổng diện tích
đất nuôi trồng thủy sản của cả nước (không tính diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp)
thực tế thấp hơn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy hoạch được duyệt).
+ Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 2000-2005 và tăng
trưởng trở lại trong giai đoạn sau 2006-2010. Diện tích đất làm muối giảm 4.829 ha giai
đoạn 2000-2005 và 5 năm sau đó tăng 3.487 ha. Tính cả giai đoạn 2001-2010, diện tích
đất làm muối giảm 1.342 ha. Mặc dù trong những năm qua, sản xuất muối có những tiến
bộ nhất định về năng suất và chất lượng, tuy nhiên, ngành này vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu trong nước. Hàng năm, đất nước còn phải nhập khẩu muối cho các nhu cầu khác
nhau với giá thành cao. Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem xét, vì Việt Nam
là một nước nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển.
+ Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng mạnh
trong 10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hơn 63 lần.
Mức tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng năm ở mức 2.506 ha.
- Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và
tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông
nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức
xấp xỉ 29%.
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005-
2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa
tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm mạnh xuống
chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia
tăng đáng kể, tăng trên 1.800 ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010 (Bảng 3).
Bảng 5.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
Biến động (ha)
Diện tích (ha)
Chỉ tiêu tăng (+), giảm (-).
Năm Năm Năm
2000-2005 2005-2010 2000-2010
2000 2005 2010
Tổng diện tích 2.850.298 3.232.715 3.670.186 +382.417 + 437.471 +819.888
Đất ở 443.178 598.428 680.477 +155.250 + 82.049 +237.299
Đất chuyên dùng 1.072.202 1.383.766 1.794.479 +311.564 + 410.713 +722.277
Đất tôn giáo, tín
12.804 14.620 +1.816
ngưỡng
Đất nghĩa trang,
93.741 97.052 100.939 +3.311 +3.887 +7.198
nghĩa địa

70
Đất sông suối và
mặt nước chuyên 1.143.087 1.137.445 1.075.736 -5.642 -61.709 -67.351
dùng
Đất phi nông
3.221 3.936 +3.221 +715 +3.936
nghiệp khác
Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010
+ Đất ở: Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, từ 443.178 ha lên
598.428 ha, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức trên 7%/năm. Tốc độ này
đã tăng trưởng chậm lại trong vòng 5 năm 2005-2010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối
cao (3%/năm), trung bình mỗi năm tăng trên 16.000 ha. Đây là một con số không nhỏ!
Tính bình quân cả giai đoạn 2000-2010, đất ở khu vực nông thôn tăng khoảng 17.900
ha/năm, tăng trưởng ở mức 5,4%/năm; đất ở đô thị tăng khoảng 7.900 ha/năm, tăng
trưởng hằng năm ở mức 8,1%/năm. Như vậy, có thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích
đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rất nhiều khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng
trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rất nhiều. Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở
khu vực thành thị và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
+ Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000-2005, đất chuyên dùng trên cả nước tăng từ
1.072.202 ha lên 1.383.766 ha, bao gồm: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất
quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích
công cộng, tăng 213.473 ha so với năm 2000.
Giai đoạn 2005-2010, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng 410.713 ha; trong đó, đất
phục vụ cho mục đích công cộng tăng mạnh nhất (258.421 ha), chủ yếu là đất giao thông
và thủy lợi; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (101.677 ha); đất quốc phòng và đất
an ninh (55.140 ha).
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng diện
tích đất chuyên dùng cả nước mới thực hiện được 94,28% mức quy hoạch được duyệt là
108.405 ha. Trong đó, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp chỉ đạt
53,8%, thấp hơn 83.691 ha so quy hoạch được duyệt.
+ Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã có sự suy giảm
đáng kể trong cơ cấu đất phi nông nghiệp. Năm 2000, diện tích đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ cấu đất phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này
năm 2010 chỉ còn trên 29%, giảm khoảng 67.400 ha.
Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trưởng tương đối
nhanh ở mức 8%/năm, tăng từ 93.700 ha năm 2000 lên tới 101.000 ha vào năm 2010 và
chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp. Tình trạng lập mồ mả tự
do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy hoạch sử dụng đất diễn ra phổ biến, ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi trường. Do vậy, vấn đề quy hoạch và định mức
71
sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đang nổi lên cấp bách ở tất cả các địa phương, cần phải
giải quyết trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng mạnh, trong vòng 5 năm
(2005-2010) tăng 1.820 ha, tăng trưởng 14%.
Đất phi nông nghiệp khác năm 2010 tăng 715 ha so với năm 2005. Năm 2005, chỉ
tiêu đất phi nông nghiệp khác được đưa vào kiểm kê, cả nước có 3.221 ha, chiếm 0,10%
tổng diện tích đất phi nông nghiệp cả nước; đến năm 2010, con số này là 3.936 ha.
- Hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng:
Thực tế, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập
niên. Chỉ sau 5 năm từ năm 2000-2005, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa từ
10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha. Năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới
30,5% trong tổng cơ cấu đất đai, thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010
con số này là 10%. Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chưa sử dụng không còn
nhiều. Ngay cả những cánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để phục vụ cho các
mục đích mưu sinh của con người.
* Những vấn đề suy thoái, ô nhiễm tài nguyên đất: Đất Việt Nam hiện đang diễn
ra các quá trình thoái hóa sau:
- Thoái hóa đất do xói mòn, rửa trôi ở vùng đất dốc làm mất đất, mất cân bằng dinh
dưỡng, đất trở nên chua chứa nhiều chất độc. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
đất đồi miền bắc nước ta hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m3/ha), đặc biệt
Tây bắc mất đi khoảng 3cm tầng đất mặt (150 – 300m3/ha); Mỗi năm nước cuốn ra biển
khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng sông Hồng mất đi khoảng 80 triệu m3/năm.
- Lầy hóa, ngập lũ, đất trượt và sạt lở đất.
Quá trình lầy hóa phát triển ở các đồng lầy vùng đồng bằng, ven biển và ở các
thung lũng khép kín vùng trung du miền núi. Ở Việt Nam, đất lầy và grey mạnh có diện
tích 1.967.123ha.
Quá trình xói bồi, sạt lở xảy ra mạnh trên các sông chính. Ở đồng bằng sông Hồng,
xói bồi nằm giữa 2 tuyến đê gồm bãi sông và lòng sông. Bồi tụ đến đâu dân khai thác
canh tác đến đó, bãi sông trở thành nơi tập trung đông dân cư. Điều này, làm giảm khả
năng thoát lũ của sông Hồng và sông Thái Bình. Ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng
sạt lở xảy ra mạnh trên các sông chính. Các khu vực sạt lở gây ảnh hưởng lớn đến an toàn
đê điều chống lũ và các công trình kinh tế, các khu dân cư ven sông, gây mất đất canh tác.
- Thoái hóa vật lý và khô hạn:
Thường xảy ra ở đất trống đồi núi trọc, đất khô hạn, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá,
đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp như đất đô thị hóa, công nghiệp hóa, đất để
phát triển hạ tầng cơ sở. Ở nước ta diện tích này chiếm hơn 5 triệu ha. Biểu hiện rõ nhất

72
về thoái hóa vật ý là đất trở nên khô, cứng, chặt, mất cấu trúc, suy giảm nghiêm trọng sức
sản xuất.
- Thoái hóa hóa học: thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu đất ngày càng chua hơn, các
kation kiềm, độ no bazơ, dung tích hấp phụ giảm, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng
trong đất ngày càng giảm, gia tăng nhiều độc tố như Al, Fe, Mn, H2S, SO42-…
Theo thống kế, diện tích chịu tác động thoái hóa hóa học chiếm khoảng 10% lãnh
thổ Việt Nam (khoảng 3 triệu ha), trong đó khoảng 5% diện tích bị thoái hóa trung bình
và mạnh.
- Mặn hóa và phèn hóa: quá trình xảy ra phổ biến ở đồng bằng ven biển, chiếm
khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và ĐBSH. Ở ĐBSCL do chịu tác động của
thủy triều, rừng ngập mặn đã hình thành nên nhóm đất mặn và đất phèn với diện tích
khoảng 2,4 triệu ha (chiếm 59,5% DTTN). Những vùng đất này đang là nơi có những
hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng như: Sản xuất lúa, phát triển cây ăn quảvà
nuôi trồng thủy sản... Kinh tế nông - lâm – ngư nghiệp chiếm tới 44,7% trong cơ cấu
kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua ở ĐBSCL việc tái
nhiễm mặn đã trở nên phổ biến, đặc biệt vào giữa mùa khô khi nước sông đầu nguồn cạn
dần, từ đó nước mặn từ biển theo các cửa sông tràn sâu vào trong đất liền có nơi tới 50
km (Bến Tre) gây ra tình trạng tái nhiễm mặn, như ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Hậu Giang. Diện tích đất tái nhiễm mặn chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất mặn.
Tuy nhiên, nhiều vùng đất mặn trung bình và ít qua quá trình cải tạo và sử dụng hợp lý
đã trở thành đất phù sa như ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Ngoài
ra, một phần diện tích đất nằm gần các cửa sông: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Hàm Luông, Cổ
Chiên, Định An, Tranh Đề... đã bị mặn xâm nhập mặn, làm tăng diện tích đất mặn trung
bình và ít.
Việc đáng lưu ý nhất là diện tích đất phèn hoạt động tăng mạnh (tăng 333.289,84
ha), chủyếu do đất phèn ti ềm tàng chuyển sang (khoảng 36%). Chứng tỏ công tác cải tạo
đất phèn chưa mang lại nhiều hiệu quả làm cho rất nhiều diện tích đất phèn tiềm tàng đã
chuyển thành đất phèn hoạt động điển hình là ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền
Giang, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.
- Cát bay, cát chảy, cát nhảy ở vùng ven biển:
Vùng đất cát ven biển là vùng cát hiện đại, đang được bồi đắp hàng năm do gió và
sóng biển vun lên. Tất cả các cùng cát đều cao hơn đồng ruộng 3 – 6m, có nơi tới 15 m,
nằm xen kẽ với đồng ruộng. Do đó, khi mưa to, gió lớn cát dễ dàng tràn xuống lấp đầy
nhà cử, ruộng vườn của nhân dân. Điển hình năm 2011, 30 gia đình ở xã ven biển Hải
Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đã phải bỏ nhà cửa chuyển đi nơi khác do cát vùi
lấp ruộng, nguy cơ đói, 100 gia đình khác phải sống chung với nạn này.

73
- Hoang mạc hóa đất ở Việt Nam (mức độ thấp của sa mạc hóa. Căn cứ vào lượng
mưa năm và chỉ số độ khô hạn thì Việt Nam không có SMH mà chỉ có HMH): Với điều
kiện khí tượng địa hình, địa chất, thủy văn, Việt Nam tiềm ần nhiều nguy cơ HMH, biểu
hiện qua diễn biến xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, mặn hóa, chua phèn… đặc biệt ở Nam
trung bộ và Tây nguyên.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan đến HMH (khoảng 28%
tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó 5.06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu
ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ bị giảm độ phì
nhiêu hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, mặn hóa, chua
phèn… (Cục Lâm nghiệp, 2008). Hoang mạc hóa ở Việt Nam xảy ra cục bộ, mà điển hình
là dỉa cát hẹp, dải dọc theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh thành từ Quảng Bình
đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000ha, nơi có khí hậu cực đoan nhất nước ta.
Ước tính hàng năm có khoảng 10 – 20ha đất bị HMH do cát bay, cát chảy làm ảnh hưởng
đến cuộc sống hàng triệu người dân. Bên cạnh đó sự cố nứt đất và trượt lở xảy ra ngày
càng nghiêm trọng.
- Ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải sinh
hoạt, công nghiệp, hóa chất chiến tranh.
- Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về
quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện tích đất
chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Khi diện tích đất chưa sử
dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất phục vụ cho các mục đích phi nông
nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều
này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất trong khu vực nông nghiệp cũng như
những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thay đổi về cơ cấu lao
động tại các vùng, địa phương này.
4.2.4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên đất
Chống xói mòn bằng cách kết hợp các biện pháp kỹ thuật như trồng rừng, cơ cấu
cây trồng phù hợp, xen canh gối vụ, tạo lớp che phủ đất để giảm tác động xung lực của
hạt mưa, giảm độ dốc, độ dài sườn dốc bằng tạo vật cản, mương hứng theo đường bình
đồ để giảm mức độ hình thành và sức công phá của dòng chảy lỏng.
Bảo vệ và cải tạo đất bằng các giải pháp như: Khai thác đất hợp lý, theo đúng các
nguyên lý sinh thái học, dùng nhiều chất hữu cơ khép kín chu trình sinh địa hoá và nuôi
hệ sinh thái đất, hạn chế sử dụng hoá chất, đặc biệt là chất độc; Làm thuỷ lợi, làm đất
đúng kỹ thuật, bón phân, canh tác hợp lý, cải tạo đất tăng độ phì. Hạn chế tác động nhân
tạo bất lợi lên các vùng đất có vấn đề. Cải tạo và sử dụng hợp lý đất có vấn đề.
Ứng xử hợp lý với chất thải để phòng chống ô nhiễm, suy thoái đất. Giải quyết các
vấn đề môi trường toàn cầu, nhất là ô nhiễm môi trường nước, không khí và quản lý
74
chất thải rắn,,...
Có chiến lược ứng phó với các nguy cơ hoang mạc hóa đất đai, sử dụng hợp lý tài
nguyên nước, có các giải pháp tối ưu giúp phòng tránh, giảm nhẹ, thích nghi, chung sống
với thiên tai.
Quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước.
4.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.3.1.Vai trò của nước
Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất, một
loại hành hóa đặc biệt. Nước có những vai trò to lớn trong tự nhiên như sau:
1- Trực tiếp duy trì sự sống và sản xuất của con người;
2- Là môi trường sống của các loài thuỷ sinh và ổ sinh thái của nhiều loài khác;
3- Là yếu tố thành tạo khí hậu, địa hình;
4- Là nguồn cung cấp năng lượng;
5 - Là đường giao thông;
6- Chứa đựng chất thải, xử lý làm sạch môi trường;
7- Tạo cảnh quan, văn hoá đặc thù.
Các hệ sinh thái nước ngọt như sông, hồ, đất ngập nước chỉ chứa 0,01% nước ngọt
toàn cầu và chiếm 1% diện tích bề mặt trái đất, nhưng giá trị của các dịch vụ mà chúng
đem lại ước tính hàng nghìn tỷ USD. Năm 1997 đã khai thác được 77 triệu tấn cá, tương
đương sản lượng bền vững tối đa của các hệ sinh thái này. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
đóng góp 17 triệu tấn cá năm 1997. Tsừ 1990 đến nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tăng
hơn 2 lần và hiện chiếm 60% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.
4.3.2. Hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên thế giới
* Hiện trạng phân bố tài nguyên nước trên thế giới
- Nước phân bố không đồng đều theo thủy vực trong không gian: Khoảng 1,35 triệu
km3 (97%) tập trung trong biển và đại dương (chiếm 71% bề mặt trái đất). Gần 2% thể
tích nước nằm trong băng tuyết hai cực và núi cao. 1% còn lại phân bố như sau: trong
sông ngòi: 0,0001%, hồ: 0.007%, nước ngầm: 0,59%, ẩm đất: 0,005%, khí quyển:
0,001% và sinh quyển: 0,0001%. Đặc biệt, lượng nước trong sông ngòi toàn cầu chỉ có
1.700 km3.

- Lượng mưa phân cũng bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa
hàng năm trên lục địa bằng 105.000km3. Từ xích đạo đến hai cực xu thế chung là lượng
mưa giảm dần, tuy nhiên tại vùng vĩ độ khoảng 600 có một đỉnh mưa thứ hai, nhỏ hơn
đỉnh mưa lớn xích đạo.

- Dòng chảy sông ngòi phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian.
Chế độ nước trong đa phần các song suối phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa
75
kiệt. Dòng chảy mùa lũ lớn, hình thành chủ yếu bởi dòng cấp trên bề mặt sườn dôc,
chảy mạnh và nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến, nên được gọi là tài nguyên nước
không ổn định, hay tài nguyên nước tiềm năng. Loài người chỉ khai thác được nó nếu có
những giải pháp giữ nó lại lâu hơn trong lưu vực, ví dụ như dung hồ chứa nhân tạo,
trồng rừng đầu nguồn… Dòng chảy mùa kiệt nhỏ, hình thành nhờ các quá trình cấp
nước đi qua đất, nên được gọi là dòng chảy ngầm, hay dòng chảy ổn định. Đây là nguồn
nước thực sự hữu ích cho mọi đối tượng dung nước, vì nó có trong song quanh năm.
Trung bình, phần dòng chảy ổn định này chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dòng chảy mỗi
soong ngòi.

- Đặc điểm của tài nguyên nước là mang tính lưu vực và phi hành chính. Trên thế
giới hiện có hơn 200 lưu vực sông đa quốc gia, có nơi sông là đường biên giới, có nơi
dòng sông lần lượt chảy qua nhiều quốc gia khác nhau, việc cùng chia sẻ nguồn nước và
các nghĩa vụ bảo vệ lưu vực là vô cùng khó khăn trong thời bình và hầu như không thể
được trong thời chiến. Nhiều kẻ vô nhân tâm còn dung nước như một phương tiện trợ
giúp trong các cuộc xung đột, mặc cả… Trong quá khứ cũng như hiện nay, quyền kiểm
soát nguồn nước từng là nguyên nhân căn bản của nhiều cuộc chiến tranh khác nhau, đặc
biệt là trong những vùng tài nguyên nước khan hiếm.

* Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước


Mức độ dung nước của con người phụ thuộc vào nhu cầu, mức sống, văn hóa, khả
năng khai thác của công nghệ, tài chính và khả năng đáp ứng của tự nhiên. Tổng mức
tiêu thụ nước của nhân loại hiện đạt khoảng 35.000 km3/năm, trong đó 8% cho sinh hoạt,
23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp.
Nhu cầu dùng nước của con người tăng theo thời gian do tăng dân số và tăng mức
sống.

Cùng với sự nâng cao mặt bằng mức sống, những cảnh quan liên quan với nước
như mặt hồ, thác nước, sông ngòi tự nhiên cũng ngày càng nâng cao giá trị, làm tăng giá
thành cấp nước cho tiêu thụ.

* Nguyên nhân của sự khan hiếm nước: Khan hiếm nguồn nước cấp trên thế giới
xảy ra do:
- Nguồn nước tự nhiên khan hiếm do phân bố không đồng đều theo không
gian;
- Biến trình nước theo thời gian không đồng pha với biến trình nhu cầu sử
dụng;
- Chất lượng nước không phù hợp.

76
- Khan hiếm nguồn nước tăng cường do áp lực dân số, quản lý yếu kém
các nguồn nước và thay đổi các mô hình khí hậu.

4.3.3. Hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước ngọt ở Việt Nam tương đối phong phú, đa dạng, nhưng lại rất
phức tạp về tính chất và đang có những diễn biến mà không được quản lý tích cực và kịp
thời sẽ đem lại những khó khăn to lớn cho cuộc sống của người dân và sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
a) Những thuận lợi cơ bản về tài nguyên nước Việt Nam
- Tài nguyên nước mặt:
Việt Nam là nước nhiệt đới nên lượng mưa hàng năm tương đối lớn, trung bình
hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận đượcgần2000 mm nước mưa,trừ lượng bốc hơi trở
lại không trung khoảng 1000mm, còn lại gần 1000mm hình thành một lượng nước mặt
khoảng 310 tỉ m3 (chiếm 37% tổng lượng nước mặt).
Việt Nam còn được cung cấp một lượng lớn nước ngọt, ước tính khoảng 520 tỉ
m3 (chiếm 63% tổng lượng nước mặt, gấp gần 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong
nước) từ các con sông xuyên quốc gia như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê
Kông.
Như vậy, ước tính tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm của Việt Nam
khoảng 830 tỉ m3. Tài nguyên nước mặt trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau
như sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá…
- Tài nguyên nước dưới đất:
Tài nguyên nước dưới đất của Việt Nam tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm
năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần
hải đảo, ước gần 2.000 m3/s tương ứng 60 tỉ m3/năm.
Về chất lượng và trữ nước dưới đất hầu như thỏa mãn các yêu cầu khai thác sử
dụng.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên nước nóng và nước khoáng phong
phú, đa dạng về loại hình. Tài nguyên này được đánh giá có chất lượng tốt, có khả năng
và một phần đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: đóng chai, thủy lý trị
liệu trong y học, khai thác khí CO 2, khai thác năng lượng địa nhiệt… Theo số liệu điều
tra năm 1999, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng đã được khảo
sát, trong đó 287 nguồn đã được công nhận,
b) Những khó khăn đối với tài nguyên nước Việt Nam
- Một lượng lớn tài nguyên nước mặt Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài: 63%
tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam được các công sông xuyên quốc
giatừ các nước láng giềng đưa đến như Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và

77
Campuchia. Áp lực về gia tăng dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế đòi hỏi các nước
lân cận gia tăng việc sử dụng nước, do đó, lượng nước này sẽ giảm trong tương lai.
- Tài nguyên nước của Việt Nam tương đối phong phú nhưng phân bố rất không
đều theo không gian và thời gian do lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian
và thời gian.
Về nước mặt, lượng mưa trên lãnh thổ Việt Nam phân bố theo 2 mùa: mùa mưa và
mùa khô, nên lượng nước phân bố cũng không đồng đều. Sự biến đổi lượng mưa theo
không gian phụ thuộc vĩ độ và phụ thuộc mạnh mẽ vào địa hình, đặc biệt là vị trí các dãy
núi lớn trong quan hệ với hoạt động của hoàn lưu, nên hình thành các trung tâm mưa lớn
như Bắc Quang, Sa pa – Hoàng Liên Sơn, Kỳ Anh – Đèo Ngang… và các trung tâm mưa
nhỏ như Phan Rang – Nha Hố, Phan Thiết, Mường Xén… Do sự phân bố không đồng
đều của tài nguyên nước nên nó tiềm ẩn những nguy cơ gây tai biến như lũ lụt, lũ bùn đá,
lũ quét, trượt lở đất, hạn hán… Nước sông có hàm lượng phù sa lớn, vùng cửa sông ven
biển dễ bị nhiễm mặn. Hệ thống các sông miền Bắc bị đê khống chế, không có cơ hội
phát triển tự nhiên, nên long sông bị bồi cao, đồng bằng không có cơ hội được bồi tụ.
Châu thổ sông Cửu Long thường xuyên ngập nước trong mùa lũ, gây khó khăn cho dân
sinh và phát triển kinh tế. Ô nhiễm nước tại các thủy vực, đặc biệt là sông ngòi chỉ mang
tính cục bộ.
Về nước dưới đất, trữ lượng thay đổi nhiều theo các vùng, một số vùng có trữ
lượng dồi dào như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ,
một số vùng có trữ lượng ít như vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc, Nam
Trung bộ.
- Ô nhiễm nguồn nước gia tăng làm giảm sút chất lượng nước nhiều nơi.
- Nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng gây nên tình trạng thiếu nước.
4.3.4. Giải pháp cho các vấn đề môi trường liên quan đến tài nguyên nước
- Quản lý phát triển và sử dụng tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói
riêng theo lưu vực sông;
- Sử dụng tài nguyên nước trong phạm vi khả năng tái tạo và không làm tổn
thương các điều kiện cần cho khả năng tái tạo cả về lượng và về chất.
4.4. TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC
4.4.1. Khái niệm. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học
Khái niệm:Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên. (Luật Đa dạng sinh học Việt Nam, 2008).
Tầm quan trọng của đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học là tài sản quý báu của Trái đất, có tầm quan trọng đặc biệt trong các
hệ sinh thái. Đa dạng sinh học có các giá trị:

78
- Giá trị bên trong: Đa dạng sinh học có giá trị bên trong đích thực của nó bất kể nó có
đem lại lợi ích ít hay nhiều cho con người.
- Chức năng thiết thực không thể thiếu: Con người không sống độc lập từ sinh quyển và
con người đòi hỏi khai thác một phần của sự đa dạng sinh học sử dụng làm thức ăn, năng lượng
và các vật liệu sinh học. Đôi khi sự khai thác quá mức các loài sinh vật đã làm tuyệt giống cục
bộ và thậm chí dẫn đến tuyệt chủng mang tính toàn cầu.
Trên phương diện sinh thái, các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống, bảo đảm sự
lưu chuyển của các chu trình vật chất và dòng năng lượng, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ
của đất, giảm nhẹ tác hại ô nhiễm và thiên tai, cung cấp oxy và thải bỏ CO2...
Trên phương diện kinh tế, đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia,
đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở bảo đảm an
ninh lương thực của đất nước, duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi cây trồng; cung cấp các vật
liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
Trên phương diện văn hóa xã hội, tạo nên các cảnh quan thiên nhiên và đó là nguồn
cảm hứng vô tận của nghệ thuật, là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người
dân Việt Nam.
Cung cấp giá trị vô cùng to lớn với các loại hình du lịch sinh thái, đem lại nhiều giá trị
kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng
của đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
4.4.2. Đa dạng sinh học trên thế giới
Đến nay, khoảng 1,7 triệu sinh vật đã được nhận dạng và mô tả, trong đó
khoảng 6% các loài được nhận dạng sống ở vùng cực và phương bắc, 59% sống ở
vùng ôn đới và 35% ở khu vực nhiệt đới.
Tuy nhiên, kiến thức của con người về sự đa dạng sinh học còn xa với thực tế
nhất là ở vùng nhiệt đới: có thể có khoảng 30 triệu loài côn trùng trong rừng nhiệt đới
vẫn chưa được mô tả mà phần lớn vẫn là bọ cánh cứng.
Số lượng lớn các loài côn trùng chưa được nhận dạng không quan trọng bằng
thực tế nhiều loài trong chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng khi chưa được nhận
dạng, trong khi chúng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc và chức năng của hệ sinh
thái nhiệt đới.
4.4.3. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
- Đa dạng hệ sinh thái và suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên:

79
Các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng: có 95 kiểu hệ sinh thái thuộc 7 dạng
hệ sinh thái chính trên cạn; 39 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước (28 kiểu tự nhiên và 11
kiểu nhân tạo); 20 kiểu hệ sinh thái biển khác nhau.
Sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên:
Hệ sinh thái rừng: trong những thập kỷ gần đây, độ che phủ rừng tăng (chủ yếu
rừng trồng) nhưng chất lượng rừng giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha phân bố
rải rác chiếm 8% tổng diện tích rừng (các nước trong khu vực là 50%).
Hệ sinh thái đất ngập nước: Rừng ngập mặn đang bị suy thoái. Theo thống kê của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2007, diện tích rừng ngập mặn cả nước
khoảng 160.070ha, giảm hơn 50% so với năm 1943.
Hệ sinh thái biển: Chất lượng rạn san hô và thảm cỏ biển ngày càng suy giảm.
- Đa dạng loài và sự suy giảm các loài tự nhiên
Việt Nam là một nước nhiệt đới rất giàu và phong phú về đa dạng sinh học, là một
trong những nước có đa dạng sinh học cao thứ 16 trên thế giới về các loài động – thực vật
và vi sinh vật.
+ Thực vật: đã ghi nhận có 13.894 loài thực vật, trong đó 2.400 loài thực vật bậc
thấp, 11.494 loài thực vật bậc cao, 14 loài cỏ biển, 151 loài rong biển. Hệ thực vật Việt
Nam không có họ đặc hữu, chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu.
+ Động vật ở cạn: cho đến nay đã thống kê xác định được 307 loài giun tròn trên
cạn, 161 loài giun, sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, gần 800 loài động vật đất
khác, 150 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, trên 7750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 162
loài ếch nhái, 840 loài chim, 312 loài và phân loài thú trên cạn.
+ Vi sinh vật: đã ghi nhận 7500 loài, trong đó có hơn 2800 loài gây bệnh cho thực
vật, 1500 loài gây bệnh cho người và gia súc, hơn 700 loài vi sinh vật có lợi.
+ Sinh vật nước ngọt: đã thống kê và xác định hơn 1438 loài vi tảo thuộc 259 chi
và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xương sống; 1028 loài cá nước ngọt, đáng lưu ý
là riêng họ cá chép có 79 loài thuộc 32 giống. Trong thành phần giáp xác, có tới 10 giống
với 39 loài tôm, cua; 4 giống với 52 loài trai, ốc lần đầu tiên được mô tả tại Việt Nam.
Điều đó thể hiện tính đặc hữu rất cao của động vật thủy sinh nước ngọt Việt Nam.
+ Sinh vật biển: đến nay đã phát hiện được trên 11000 loài sinh vật sống trong
vùng biển Việt Nam. Trong đó có 6300 loài động vật đáy; 2458 loài cá với trên 100 loài
cá kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật nổi; 537 loài thực vật nổi; 94 loài thực
vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài
rùa biển và 43 loài chim nước.

80
Mặc dù có tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ
giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng do hàng loạt các tác động của con người như khai thác tài
nguyên rừng, biển quá mức, phá hủy các rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá
không bền vững, gây ô nhiễm môi trường do bùng nổ dân số và quá trình đô thị hóa.
Về mức độ suy thoái, Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về số
loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật
và lưỡng cư.
Theo IUCN (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế), ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn
cầu không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Trong danh sách đỏ của IUCN,
năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp, thì đến năm 2004 con số này
đã lên đến 46 loài và đến 2010 là 47 loài. Sách đỏ của Việt Nam (2004) đã liệt kê 1056 loài
động, thực vật bị đe doạ ở mức quốc gia. Đối với động vật trong sách đỏ Việt Nam năm 1992 –
1996, một số loài liệt kê ở mức độ nguy cấp, thì đến năm 2007 đã có tới 9 loài bị tuyệt chủng
và tuyệt chủng ngoài tự nhiên: tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá
chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà và hươu sao.
- Đa dạng nguồn gen
Việt Nam được xem là một trong 12 trung tâm giống cây trồng và cũng là trung tâm
thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, các nguồn lúa và khoai được coi là có nguồn
gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
4.4.4. Bảo tồn đa dạng sinh học
Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên của Việt Nam với diện tích 2,5 triệu hecta, chiếm 7,6% diện tích lãnh thổ, bao
gồm:
- Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn: đã được xây dựng là 164 khu, bao
gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo
tồn loài, sinh cảnh), 45 khu bảo vệ cảnh quan (khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường) và
20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
- Bên cạnh hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, Chính phủ đã phê duyệt 45
khu bảo tồn vùng nước nội địa (năm 2008) và hệ thống 16 khu bảo tồn biển (năm 2010).
- Ngoài ra, Việt Nam cũng có một số hình thức khu bảo tồn khác được quốc tế công
nhận, bao gồm 02 khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng; 04 khu di sản ASIAN: Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Vườn Quốc gia
Kon Ka Kinh, Vườn Quốc gia Ba Bể, Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sapa; 08 khu dự trữ
sinh quyển: Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng, Kiên Giang, Miền Tây
81
Nghệ An, Mũi Cà Mau, Cù lao Chàm; 02 khu RAMSA: khu RAMSA Xuân Thủy nằm
trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy và khu RAMSA Bàu Sấu thuộc Vườn Quốc gia Cát
Tiên.
Việc thành lập các khu bảo tồn, hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng (rừng ngập mặn,
rừng tràm, các kiểu rừng á nhiệt đới núi thấp và trung bình, rừng thưa rụng lá), các loài
động, thực vật quý hiếm, đặc hữu (tê giác, bò tót, voi, bò rừng, sao la, mang lớn..., thông
2 lá dẹt, thông năm lá, pơmu, hoàng đàn, nghiến, đinh, trai, cẩm lai, sâm Ngọc Linh) đã
được bảo vệ. Đây là những tài sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt cho
thế hệ hôm nay mà còn là di sản của nhân loại mãi mãi về sau.
4.5. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
4.5.1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên
và nhân tạo.
4.5.2. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên thế giới
* Biến đổi khí hậu trong những năm qua:
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của nhóm Liên quốc gia về biến đổi khí hậu
(IPCC) năm 2007:
* Nhiệt độ: T0 trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,740C trong thời kỳ 1906÷2005 và
tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước.
+ Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn trên đại dương.
+ Kết quả phân tích số liệu 600 năm (1400 ÷ 2000) về T0 trung bình Bắc bán cầu
cho thấy: các thập kỷ cuối thế kỷ 20 nóng lên một cách không bình thường.
* Lượng mưa:
Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở vĩ độ cao hơn 300, giảm ở khu
vực nhiệt đới từ năm 1970. Mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới.
* Mực nước biển toàn cầu: tăngtrong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Nguyên
nhân chính: a) Hiện tượng giãn nở nhiệt của đại dương; b) Sự tan băng; c) Thay đổi khả
năng giữ nước ở đất liền.
- Thời kỳ 1961÷2003: tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng
1,8 ± 0,5mm/năm.
- Giai đoạn 1993÷2003: tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1
± 0,7mm/năm.
Trên quy mô toàn cầu, xu thế biến đổi của mực nước biển tăng mạnh ở ven bờ tây
TBD, giảm ở bờ đông Thái Bình Dương.

82
Nguyên nhân chủ yếu BĐKH do sự gia tăng đáng kể lượng khí nhà kính vào khí
quyển làm tăng hiệu ứng khí nhà kính nhiệt độ tăng  biến đổi một loạt đặc trưng khí
hậu khác.
Trong 4 loại: H2O, CO2, CH4, NOx thì CO2 đóng vai trò quan trọng nhất, là thành
phần chính của khí nhà kính.
* Dự tính biến đổi khí hậu trong tương lai:vào năm 2100, dự tính:
+ Nhiệt độ: tăng 20C (0,9÷3,50C). Sự tăng lên của nhiệt độ trong thế kỷ 21 sẽ lớn
hơn tất cả mọi thời kỳ của 10.000 năm về trước. Sau năm 2100, nhiệt độ không khí vẫn
tiếp tục tăng, ngay cả khi nồng độ khí nhà kính đã ổn định.
+ Mực nước biển dâng:Mực nước biển dâng lên khoảng 49cm (khoảng 15÷95cm).
4.5.3. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam
4.5.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam
* Nhiệt độ:Trong 50 năm qua (1958÷2007), T0 trung bình năm ở Việt Nam tăng
lên khoảng 0,5oC÷0,7oC.
Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè. Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ
mùa đông đã tăng lên 1,20C/50 năm.Nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn
vùng ven biển và hải đảo.Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn phía
Nam.
* Lượng mưa:Lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958÷2007) giảm khoảng 2%.
Lượng mưa ngày cực đại tăng ở hầu hết các vùng.Số ngày mưa lớn cũng có xu thế
tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung.
Số ngày mưa phùn trung bình năm giảm. Tại Hà Nội giảm từ 1981-1990, chỉ còn
gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
* Hạn hán:có xu thế tăng lên. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở
nhiều vùng trong cả nước.
* Xoáy thuận nhiệt đới:
Số lượng áp thấp nhiệt đới có xu hướng tăng nhẹ.Số lượng các cơn bão rất mạnh
có xu hướng gia tăng. Quỹ đạo bão dịch xu hướng chuyển về phía Nam.Mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.
* Mực nước biển: Tốc độ dâng lên trung bình mực nước biển Việt Nam
2,8mm/năm (1993-2008). Tại trạm hải văn Hòn Dấu, mực nước biển dâng 20cm/50 năm
qua.
4.5.3.2. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng VN đến cuối thế kỷ 21(kịch bản BĐKH 2012,
nhóm phát thải trung bình)
* Về nhiệt độ:T0 trung bình tăng từ 2 ÷ 30C trên phần lớn diện tích cả nước (đặc
biệt Hà Tĩnh, Quảng Trị).

83
Số ngày có nhiệt độ cao nhất (>350C) tăng từ 15 ÷ 30 ngày trên phần lớn diện tích
cả nước.
* Về lượng mưa:lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, phổ biến từ 2 ÷ 7%
(Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%).
Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng.Xuất hiện
ngày mưa dị thường.
* Kịch bản nước biển dâng:
Giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 ÷ 33cm.Vào cuối thế kỷ 21,
trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 ÷ 73cm.
- Cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang: khoảng từ 62 ÷ 82cm.
- Thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu: khoảng từ 49 ÷ 64cm.
4.5.3.3. Những tác động có thể có do Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Nguy cơ ngập theo các mực nước biển dâng
- Tác động đến tài nguyên và môi trường
- Tác động đến nông nghiệp
- Tác động đến lâm nghiệp
- Tác động đến thủy sản
- Tác động đến năng lượng
- Tác động đến giao thông vận tải, xây dựng
- Tác động đến sức khỏe con người
4.5.3.4. Nhiệm vụ chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu: Theo quyết định 2139/QĐ-
TTg ngày 05/12/2011.
1. Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu.
2. Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước
3. Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương.
4. Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa
dạng sinh học.
5. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
6. Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
7. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
8. Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn
đề về biến đổi khí hậu.
10. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.

84
CHƯƠNG 5. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

5.1. KHÁI NIỆM

Ô nhiễm môi trường là vấn đề tổng hợp, nó được xác định bằng sự biến đổi môi
trường theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống con người, động, thực vật
do các hoạt động của chính con người gây ra ở quy mô, mức độ và bằng các phương thức
khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm thay đổi thành phần hóa học, tính chất
vật lý và sinh học của môi trường.

5.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT


- Theo quan điểm hệ sinh thái thì đất là tài nguyên tái tạo được và là vật mang của
nhiều hệ sinh thái khác. Như vậy, con người tác động vào đất chính là tác động vào hệ
sinh thái mà đất "mang" trên mình nó.
- Sự ô nhiễm đất là hậu quả của các hoạt động con người làm thay đổi các nhân tố
sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
- Ô nhiễm môi trường đất là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các
chất gây ô nhiễm.
- Phân loại đất ô nhiễm:
+ Theo nguồn gốc phát sinh chia ra: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt; do các
chất thải công nghiệp; do các hoạt động nông nghiệp.
+ Theo tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học; do tác nhân sinh
học; do tác nhân vật lý.
- Một số loại ô nhiễm được phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
a. Ô nhiễm đất do các tác nhân hóa học:
• Sử dụng phân bón hóa học và chất kích thích sinh trưởng là nguyên nhân ô nhiễm đất.
Sản xuất phân hóa học tăng không ngừng trên thế giới.Ước tính xấp xỉ 50% nitơ đưa vào
đất được cây sử dụng, lượng còn lại là nguồn gây ô nhiễm đất và nước. Các chất hóa học
tồn giữ trong đất đã làm thay đổi thành phần và tính chất đất, làm chai cứng đất, làm chua
đất, thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây. Khi đất đã bão hòa, chúng sẽ xâm
nhập vào nguồn nước, không khí gây ô nhiễm môi trường.
• Một nguồn ô nhiễm đất rất lớn và mang lại nhiều các nguy cơ ô nhiễm độc hại là
việc sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ. Tất cả các loại thuốc này đều gây ô nhiễm, đặc biệt là
chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng thường có thời gian phân hủy chậm, tính độc cao như

85
DDT, Aldrin. Xấp xỉ 50% lượng thuốc sử dụng tồn tại trong đất và lôi cuốn vào chu trình
đất - cây - động vật - người.
• Chất thải công nghiệp và nông nghiệp ở dạng sản phẩm độc hại dạng dung dịch,
rắn, bã thải rắn gây ô nhiễm đặc biệt trầm trọng với đất. Ví dụ: Phenol thường phát sinh
trong chất thải của công nghiệp dệt, luyện kim đen, than cốc, nếu thấm vào đất, nước sẽ
gây mùi đặc biệt. Phenol kết hợp với clo tạo thành clorophenol là chất rất độc. Hàm lượng
phenol khoảng 25 - 30 mg/l đã gây độc cho cây, và gây chết động vật.
• Ô nhiễm đất do giao thông vận tải : Khi đốt cháy nhiên liệu từ xăng dầu chứa chì
đã tạo các bồ hóng và bụi chì, bám trên các thực vật hoặc lắng đọng dưới đất.
b. Tác nhân sinh học:
• Tác nhân sinh học có thể làm ô nhiễm đất, gây bệnh ở người và động vật thường
là các vi khuẩn gây bệnh như trực khuẩn lỵ, thương hàn, kí sinh trùng (giun sán).
• Sự ô nhiễm này do sự thải bỏ mất vệ sinh, sử dụng phân tươi, bùn sinh học trực
tiếp bón cho đất.
c. Tác nhân vật lý :
• Ô nhiễm đất do nhiệt: Nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến khu hệ vi sinh vật đất,
sự phân giải hữu cơ, thậm chí làm đất chai cứng và mất chất dinh dưỡng. Nguyên nhân là
do thải nước làm mát ra các cánh đồng, do cháy rừng, đốt nương.
• Ô nhiễm đất do chất phóng xạ: Các chất phóng xạ đi vào đất theo chu trình dinh
dưỡng tới cây trồng, độngvật và con người, làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây bệnh di
truyền, ung thư... Nguyên nhân là do các phế thải của các trung tâm khai thác chất phóng
xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, nhà máy nhiệt điện nguyên tử, bệnh viên, bãi thử hạt
nhân...
5.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây
ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do các nguồn nước thải.
- Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị
thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng:
+ Nước thải sinh hoạt: từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thơng mại, công sở,
trường học...
+ Nước thải công nghiệp: từ các nhà máy đang hoạt động.
86
+ Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác
nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành các hố ga.
+ Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành
phố hiện đại, chúng đợc thu gom theo một hệ thống thoát riêng.
+ Nước thải đô thị: là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
- Theo quan điểm quản lý môi trường, các nguồn gây ô nhiễm nước còn được phân
thành hai loại: nguồn xác định và nguồn không xác định.
Sự phân loại này rất có ích khi đề cập tới các vấn đề điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm.
Do hoạt động nhân tạo và tự nhiên (phá rừng, lụt lội, xói mòn, thải các chất thải, …. ) đã
làm ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm trọng.
a. Ô nhiễm hữu cơ: thường gây hiện tượng phì dưỡng  việc thu nhận oxy chậm
 sinh vật phát triển chậm. Nguyên nhân: do nước thải của các nhà máy sản xuất thực
phẩm như bánh mứt kẹo, đường, rượu, bia...
b. Ô nhiễm do nguồn thải sinh hoạt:
• Các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng truyền qua nước bị ô nhiễm vào cơ thể như:
khuẩn tả, E. coli, Vibrio, Eltor gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ, vàng da.
• Các ký sinh trùng trong nước làm lan truyền bệnh giun, đặc biệt ở những nơi
canh tác sử dụng phân tươi bón cho đồng ruộng.
• Siêu vi khuẩn trong nước như siêu vi khuẩn đường ruột, bại liệt, viêm gan có thể
gặp trong nước thải sinh hoạt, nước bị ô nhiễm.
• Ngoài ra, còn có những vi khuẩn gây trở ngại gián tiếp cho sức khỏe con người.
Ví dụ: tảo, nhuyễn khuẩn, giáp xác biến nước tự nhiên thành nước không hợp cho sinh
hoạt do tính chất cảm quan, hoặc cản trở hệ thống xử lý.
c. Ô nhiễm hóa học:
• Chất hoạt tính: tham gia vào quá trình phì dưỡng.
• Alkyl benzen sunfonat (ABS): nếu có trong nước sẽ làm giảm hàm lượng oxy
hòa tan DO, giảm khả năng quang hợp của cây thủy sinh, gây chết cá.
• Bón phân hóa học NPK với lượng dư thừa nitơ, photpho trong đất và bị rửa trôi
xuống các hồ ao gây hiện tượng phú dưỡng. Thuốc trừ sâu diệt cỏ có khả năng làm chết
động vật, thực vật và tích tụ sinh học.
• Nguồn nước thải công nghiệp có thể mang tính axit, bazơ, chứa các kim loại độc
và dầu mỡ…là nguồn gây ô nhiễm hóa học lớn nhất. Các nghiên cứu cho thấy 90% trứng

87
cá bị tiêu diệt ở khu vực có dầu mỡ. Hằng năm, ở cảng biển Thái Lan có 50.000 chim
biển chết do ngộ độc dầu.
5.4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
- Ô nhiễm không khí do chất thải công nghiệp và giao thông đã làm thiệt hại rất lớn
về vật chất đối với nền kinh tế, làm tăng bệnh tật ốm đau đối với con người.
- Một số thảm họa về ô nhiễm môi trường không khí:
+ Hiện tượng nghịch đảo nhiệt ở Luân đôn (1952) làm chết 4000 đến 5000 ngời.
+ Vụ rò rỉ khí Metan-iso-cyanate của Liên hiệp sản xuất phân bón Bhopal (Ấn độ)
1986 làm 2 triệu người bị nhiễm độc, 5.000 người chết, 50.000 người nhiễm độc nặng.
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí:
+ Nguồn ô nhiễm tự nhiên: hoạt động của núi lửa, các thiên tai như bão cát sa mạc,
cháy rừng..., thường phân bố trên diện rộng nhưng với nồng độ thấp.
+ Nguồn ô nhiễm nhân tạo:
• Nguồn ô nhiễm công nghiệp: thường mang tính cục bộ, nồng độ chất độc hại cao.
Do: quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch (gỗ, củi, than, dầu mỏ, khí đốt...) đã tạo ra các khí
CO, CO2, SO2, NOx và bụi tro; quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát các chất độc hại trên dây
chuyền sản xuất như toluen, xylen trong sản xuất sơn...
• Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải: Việc sử dụng các nhiên liệu xăng dầu đã
tạo ra một lượng đáng kể các khí thải NOx, HC, CO, hơi chì và đặc biệt là ô nhiễm tiếng
ồn, bụi cũng cuốn theo chuyển động của các phương tiện giao thông.
• Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt: chủ yếu do đun nấu, lò sởi sinh khí CO và CO2
phân bố cục bộ trong không gian nhà nên động hại trực tiếp đến con người.
- Chất ô nhiễm nhân tạo chính trong môi trường không khí:
1. Oxit: NOx (N2O, NO, NO2), SO2, H2S, CO, khí halogen (Cl, Br, I).
2. Hợp chất Flo.
3. Chất tổng hợp etxang (este, acetic, benzpyene).
4. Chất lơ lửng: bụi (rắn, lỏng, vi sinh vật), nitrat, sunfat, sol khí, khói, phấn hoa.
5. Bụi nặng: đất đá, bụi kim loại: Cu, Pb, Zn, Cd.
6. Khí quang hóa: ozon, PAN, aldehyde, etylen, petroxyacetol nitrat (C2H3O5N).
7. Chất thải phóng xạ.
8. Nhiệt.

88
9. Tiếng ồn.
Các khí nhân tạo gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí
quyển là: Cácbon đioxit (CO2), đioxit sunfua (SO2), Cacbon monoxit (CO), Nitơ oxit
(N2O), Clorofluorocacbon (CFC), Mê tan (CH4).
- Tác hại của ô nhiễm không khí được biểu hiện rất rõ ở người, động vật, thực vật
và mang tính toàn cầu.
+ Đối với người và động vật: Tác động qua đường hô hấp, da, mắt gây những bệnh: ngạt
thở, viêm phổi, ho xuyễn, lao phổi, ung thư, dị ứng, mắt.
+ Động vật, thực vật: làm cây chậm phát triển, vàng lá, hoa quả lép… đặc biệt do
khói quang hóa. Khí Flo ở Công ty phân lân Văn Điển thải ra đã làm chết cây, vàng lá…
+ Ảnh hưởng đối với các vật liệu, công trình xây dựng và các đồ dùng trong nhà:
do không khí ô nhiễm chứa các chất SO2, H2CO3... làm gỉ thép, mối hàn kim loại.
+ Đối với khí hậu: ô nhiễm không khí mang tính toàn cầu, ví dụ hiện tượng mưa
axit, thủng tầng ôzon…
+ Tác dụng tổng hợp của một số chất ô nhiễm không khí được biểu hiện rõ trong
nhiều trường hợp sẽ làm tăng hoặc giảm tác động ô nhiễm.
Những tổn thất do ô nhiễm không khí được chứng tỏ bởi những rủi ro thực tế. Ví
dụ nhà máy nhiệt điện Cánh Diều, Ninh Bình trước đây, do ống khói nhà máy đặt cuối
hướng gió chủ đạo gió cuốn bụi đập vào vách đá và rơi xuống thị xã Ninh Bình đặc biệt
khi có gió Nam và gió Đông Nam.

89
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

6.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


6.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới
thông qua năm 1987 là: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho
không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”.

6.1.2. Các tiêu chuẩn và nguyên tắc phát triển bền vững
a) Các tiêu chuẩn của PTBV: Cho dù các đặc trưng sinh thái, văn hoá và dân tộc
của địa phương được đánh giá có đa dạng như thế nào, thì PTBV cũng cần phải thoả mãn
các tiêu chuẩn chung.
Bảng 6.1. Các tiêu chuẩn bền vững và các ngành kinh tế liên quan
10 tiêu chuẩn Lĩnh vực quy hoạch
Mô tả
bền vững phát triển vùng

1 Năng lượng Sử dụng các tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu
hoá thạch, quặng khoáng là bớt xén nguồn lực cho
Hạn chế sử dụng Vận tải
phát triển của các thế hệ tương lai. Một nguyên tắc
các nguồn tài Công nghiệp chính của phát triển bền vững là sử dụng tài nguyên
nguyên không tái
tái tạo cần hết sức hợp lí và tiết kiệm.
tạo
Tài nguyên không tái tạo bao gồm cả cảnh quan, địa
chất, sinh thái đơn nhất và không thể thay thế đóng
góp vào khả năng sản xuất, tính đa dạng sinh học,
kiến thức khoa học và văn hoá.
2 Năng lượng Khi sử dụng tài nguyên tái tạo trong các hoạt động
Sử dụng tài nguyên Nông nghiệp sản xuất sơ cấp như lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư
tái tạo dưới ngưỡng nghiệp, có một năng suất cực đại mà vượt trên nó
Lâm nghiệp
tự tái tạo thì tài nguyên sẽ bắt đầu suy thoái. Do đó, việc sử
Du lịch dụng tài nguyên tái tạo không được quá khả năng tự
Thuỷ lợi phục hồi của chúng để bảo đảm rằng tài nguyên
được duy trì, thậm chí tăng lên; phục vụ được cho
Môi trường
nhu cầu của thế hệ tương lai.
Vận tải
Công nghiệp

3 Công nghiệp Rất nhiều trường hợp có những cơ hội sử dụng các
Sử dụng và quản lí Năng lượng chất ít gây hại cho môi trường, tránh hoặc giảm xả
các chất độc hại và thải, nhất là chất thải độc hại. Tiếp cận bền vững là
Nông nghiệp
chất thải theo tìm cách sử dụng các nguyên liệu đầu vào ít gây hại
hướng thân môi Thuỷ lợi cho môi trường nhất và giảm thải bằng cách sử dụng
trường Môi trường các hệ thống sản xuất hợp lí, quản lí chất thải và
kiểm soát ô nhiễm.

4 Môi trường Một nguyên tắc cơ bản nhất là phải duy trì và cải
Bảo tồn sinh vật Nông nghiệp thiện chất lượng và các nguồn di sản thiên nhiên cho
hoang dại, các sinh thưởng ngoạn và cho phúc lợi của các thế hệ hiện

90
10 tiêu chuẩn Lĩnh vực quy hoạch
Mô tả
bền vững phát triển vùng
cảnh và cảnh quan Lâm nghiệp tại và mai sau. Các di sản thiên nhiên này bao gồm
Thuỷ lợi động - thực vật, cảnh quan, các thành tạo địa chất,
cảnh đẹp tự nhiên. Những di sản này cũng thường đi
Vận tải
kèm với di sản văn hoá.
Công nghiệp
Năng lượng
Du lịch

5 Nông nghiệp Đất và nước là loại tài nguyên thiên nhiên tái tạo
Duy trì và cải thiện Lâm nghiệp được, tạo ra những tiềm năng cho sức khoẻ và phúc
chất lượng tài lợi nhưng cũng là các tài nguyên nhạy cảm cao với ô
Thuỷ lợi
nguyên đất và nước nhiễm, xói mòn.
Môi trường
Công nghiệp
Du lịch

5 Nông nghiệp Đất và nước là loại tài nguyên thiên nhiên tái tạo
Duy trì và cải thiện Lâm nghiệp được, tạo ra những tiềm năng cho sức khoẻ và phúc
chất lượng tài lợi nhưng cũng là các tài nguyên nhạy cảm cao với ô
Thuỷ lợi
nguyên đất và nước nhiễm, xói mòn.
Môi trường
Công nghiệp
Du lịch

6 Du lịch Các tài nguyên văn hoá và lịch sử là đơn nhất,


Duy trì và cải thiện Môi trường chúng không thể được thay thế một khi bị phá hoại.
Đó là một dạng tài nguyên không tái tạo, gồm các
chất lượng các tài Công nghiệp công trình kiến trúc, di chỉ khảo cổ, cảnh quan, vườn
nguyên văn hoá và
Vận tải hoa và công viên lâu đời, các lối sống phong tục,
lịch sử
ngôn ngữ truyền thống. Lối sống, phong tục và ngôn
ngữ truyền thống cũng là các tài nguyên lịch sử và
văn hoá cần được bảo tồn hợp lí.

7 Môi trường (đô thị) Những thành tố cơ bản của môi trường địa phương
Duy trì và cải thiện Công nghiệp là chất lượng không khí, nước, đất, tiếng ồn, cảnh
quan, thẩm mỹ. Môi trường địa phương là cực kì
chất lượng môi Du lịch quan trọng đối với các khu định cư và những nơi làm
trường địa phương
Vận tải việc, nghỉ ngơi của nhân dân. Môi trường địa
phương chịu ảnh hưởng rất lớn mỗi khi thay đổi các
Năng lượng
hoạt động giao thông, công nghiệp, xây dựng, khai
Thuỷ lợi mỏ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch.

8 Vận tải Các vấn đề biến đổi khí hậu có phạm vi ảnh hưởng
Bảo vệ khí quyển (ví Năng lượng rộng, thường gắn liền với hoạt động đốt, xả khí thải,
dụ biến đổi khí hậu) mưa axít, axít hoá đất và nước, CFCs phá huỷ tầng
Công nghiệp
ôzôn và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. CO2
và các khí nhà kính khác cũng liên quan tới biến đổi
khí hậu. Suy thoái khí quyển gây hại lâu dài, nhất là
cho các thế hệ tương lai.

91
10 tiêu chuẩn Lĩnh vực quy hoạch
Mô tả
bền vững phát triển vùng

9 Nghiên cứu Nhận thức về các vấn đề môi trường và các lựa
Nâng cao nhận Môi trường chọn có vai trò quan trọng. Các thông tin về quản lí
thức, giáo dục và môi trường, giáo dục và đào tạo là chìa khoá để đạt
Du lịch
đào tạo môi trường được phát triển bền vững. Có thể tiến đến mục tiêu
này thông qua phổ biến kết quả nghiên cứu khoa
học, đưa môi trường vào giáo dục phổ thông và đào
tạo, sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông
và các dịch vụ của các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trên lĩnh vực môi trường.

10 Tất cả các lĩnh vực Tuyên ngôn Rio (UNCED, 1992) xác định rằng sự
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, nhất là các nhóm chịu tác
tham gia của cộng động, vào các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi
đồng vào việc quyết của họ là nền móng của phát triển bền vững. Cơ chế
định liên quan đến chủ yếu của sự tham gia là tư vấn của cộng đồng
phát triển bền vững trong việc xây dựng chính sách và quy hoạch, trong
quá trình kiểm soát phát triển, trong đánh giá và thực
hiện các dự án phát triển.

b) Các nguyên tắc phát triển bền vững


Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong tác phẩm “Hãy cứu
lấy Trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững ", 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc cơ
bản để xây dựng một xã hội bền vững:

- Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến mọi người xung quanh và các
hình thức khác nhau của cuộc sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đây là nguyên
tắc mang tính chất đạo đức sống. Phải bảo đảm sự phát triển của nước này không làm
thiệt hại đến quyền lợi của nước khác cũng như không được làm tổn hại đến các thế hệ
tương lai. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và giữa các thế hệ
hiện tại cũng như mai sau.
- Nguyên tắc thứ hai: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
Mục đích cơ bản của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, trong
đó phát triển kinh tế là một tất yếu của sự phát triển. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tuy có
những mục tiêu khác nhau trong sự phát triển nhưng lại có sự thống nhất là đều nhằm xây
dựng cuộc sống lành mạnh, có nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên để bảo đảm cho nhu cầu
của con người. Con người có quyền tự do, bình đẳng, được bảo đảm an toàn và không có
bạo lực, mỗi thành viên trong xã hội đều mong có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Sự tôn
trọng cuộc sống, hoà hợp, giúp đỡ nhau sẽ là những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy
chất lượng cuộc sống.

92
- Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất
Đa dạng sinh học trong tự nhiên ngày nay là sự phát triển rất lâu dài của thế giới sinh
vật. Cuộc sống của con người hoàn toàn phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học đã có trên
hành tinh, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ sự đa dạng sinh học ấy. Hệ
thống sinh học có vai trò cực kì quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, cân bằng nước và
các chu trình vật chất/năng lượng cơ bản liên quan đến đời sống con người trên Trái đất.
Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Tài nguyên sinh vật là
loại tài nguyên tái tạo, do vậy việc khai thác chúng phải bảo đảm không vượt quá khả
năng tự phục hồi chúng trong tự nhiên. Đó là lí do tại hội nghị RIO 92 đã đưa ra công ước
quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học – một trong 2 văn kiện có tính ràng buộc pháp lí quan
trọng nhất của Hội nghị này.

- Nguyên tắc thứ tư: Quản lí những tài nguyên không tái tạo
Tài nguyên không tái tạo, trước hết là các loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của con người. Tuy nhiên, chúng có số lượng hạn chế nên
quá trình khai thác sẽ dẫn đến cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên này. Do vậy, mỗi quốc
gia cần phải có kế hoạch khai thác và sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm để đảm bảo sử
dụng được lâu dài.

- Nguyên tắc thứ năm: Tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái đất
Trái đất nói chung hay bất kì một hệ sinh thái nào cũng có giới hạn chịu đựng nhất
định. Đó là sự giới hạn về không gian môi trường, về khả năng cung cấp tài nguyên, về
khả năng chứa đựng và phân huỷ các chất thải. Sự bền vững sẽ không thể có được nếu
mức độ gia tăng dân số ngày càng lớn vì dân số tăng sẽ làm cho nhu cầu sử dụng tài
nguyên cũng sẽ tăng theo. Muốn tìm giải pháp đúng đắn về quản lí và sử dụng tài nguyên,
chúng ta cần phải giữ dân số ở mức độ thích hợp trong phạm vi an toàn cho phép của Trái
đất. Đây là vấn đề hết sức cơ bản để bảo đảm cho cuộc sống của nhân loại không chỉ cho
hôm nay mà còn cho cả mai sau.

- Nguyên tắc thứ sáu: Thay đổi tập quán và thói quen cá nhân
Lịch sử nhân loại đã trải qua quá trình phát triển lâu dài với những phong tục tập
quán khác nhau gắn liền với những đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng. Cuộc sống
nghèo khó với phương thức canh tác du canh, đốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng xảy ra
ở cường độ và phạm vi ngày càng lớn đã có tác động xấu đến môi trường. Gây xói mòn
và làm thoái hoá đất, làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật. Nghèo đói đã buộc con
người phải tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên và gây tác động ngày càng mạnh
đến môi trường. Ngược lại, ở những nước giàu có thì nhu cầu tiêu dùng cao và sự lãng phí
tài nguyên là khó tránh khỏi. Do vậy, con người cần phải có những thay đổi thái độ và
hành vi của mình theo hướng sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, có như vậy
mới hi vọng một sự phát triển và một cuộc sống ổn định lâu dài.

- Nguyên tắc thứ 7: Để các cộng đồng tự quản lí môi trường của mình
93
Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, nó không phải là của riêng một cá nhân hay
một cộng đồng nào vì vậy việc bảo vệ môi trường và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp bền
vững cũng không phải là của riêng ai mà là của mọi người. Tuy nhiên, mỗi cá nhân hay
mỗi cộng đồng trước hết phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ lấy môi trường sống của
chính mình nhưng đồng thời không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các cộng đồng
khác. Họ cần phải tìm cách bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng trước hết
là của hệ sinh thái ở địa phương mình. Những hoạt động bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đa dạng sinh học, chống ô nhiễm, khôi phục các hệ sinh thái và cải thiện môi
trường là những yếu tố cơ bản của cộng đồng trong bảo vệ môi trường chung. Tất nhiên
trong quá trình bảo vệ môi trường thì mỗi cộng đồng đều có quyền khai thác và sử dụng
các nguồn tài nguyên để phát triển cuộc sống của họ. Do vậy, Nhà nước cũng như các cấp
chính quyền cần có các biện pháp thiết thực để giúp đỡ các cộng đồng trong phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Nguyên tắc thứ 8: Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc
phát triển và bảo vệ môi trường
Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi
trường. Trong lúc khuyến khích các cộng đồng phát triển thì Nhà nước cũng cần phải có
cơ cấu và cách quản lí thống nhất về môi trường và khai thác tài nguyên. Bảo đảm sự tuân
thủ theo pháp luật và tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các cộng
đồng. Phát triển không những không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên mà ngược lại tài
nguyên thiên nhiên còn hỗ trợ sự phát triển chung của đất nước.

- Nguyên tắc thứ 9: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu
Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề có tính toàn cầu, do vậy đòi hỏi phải có sự liên kết
cùng thực hiện của tất cả các quốc gia và các vùng trên thế giới. Sự tồn tại, phát triển ở
mỗi nước cũng phụ thuộc rất lớn vào các hiệp ước quốc tế trong việc chia sẻ tài nguyên
và bảo vệ môi trường. Hiện nay, sự biến đổi khí hậu, sự suy thoái tầng ôzôn, sự ô nhiễm
khí quyển, ô nhiễm biển và đại dương, sự giảm sút đa dạng sinh học đang là những mối
nguy cơ đe doạ toàn cầu nên cần phải có sự phối hợp và tham gia của các nước tuân thủ
theo những Hiệp ước quốc tế để bảo đảm và duy trì sự phát triển bền vững cho nhân loại.
6.1.3. Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước
nhiều vấn đề cấp bách về môi trường. Tài nguyên thiên nhiên mà trước hết là tài nguyên
đất, nước, khoáng sản đang được huy động mạnh cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Tài nguyên rừng, tài nguyên sinh học bị suy giảm nhanh chóng. Đất, nước, không khí ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp bị ô nhiễm mạnh. Hậu quả của cuộc chiến tranh trên con
người và thiên nhiên còn rất nặng nề. Chúng ta đang đứng trước những thử thách rất lớn
về phát triển kinh tế mà tính cấp bách cũng không kém những thách thức về môi trường.

94
Trong thời gian tới, tốc độ của quá trình phát triển kinh tế càng cao, quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá đất nước diễn ra ở cường độ và phạm vi ngày càng lớn thì nhu
cầu khai thác và sử dụng tài nguyên sẽ ngày càng gia tăng. Quá trình mở cửa hợp tác và
hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng là những thách thức lớn cho công tác bảo vệ môi
trường ở Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm gì để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất
nước, bảo đảm sự phát triển đồng thời kinh tế, xã hội và cải thiện các điều kiện môi
trường. Mục đích của phát triển bền vững ở nước ta đã được xác định bao gồm:
- Thoả mãn nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của người dân Việt Nam
không chỉ cho thế hệ này mà còn cho cả các thế hệ mai sau bằng việc quản lí và sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên con người của đất nước.
- Xác định và hình thành các chính sách, kế hoạch hành động, xây dựng các thể chế
nhằm bảo đảm việc duy trì bền lâu nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với mọi mặt của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển bền vững ở nước ta là:

+ Duy trì các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ sinh thái làm cơ sở cho cuộc sống
và hoạt động sản xuất của con người; bảo đảm tính đa dạng sinh học, kể cả các loài cây
trồng, vật nuôi vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.

+ Đảm bảo việc sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên bằng việc quản lí cả về quy
mô, cường độ và phương thức sử dụng.

+ Bảo đảm chất lượng môi trường cần thiết cho cuộc sống tốt đẹp của con người.

+ Thực hiện kế hoạch hoá tăng trưởng và phân bố dân số cho cân bằng với một năng
suất sản xuất bền lâu cần thiết cho cuộc sống với chất lượng tốt cho con người.
Phát triển bền vững phụ thuộc vào sự tiếp nhận kiến thức, kĩ năng khoa học - công
nghệ của thời đại cũng như truyền thống lâu đời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững và tuân theo các nguyên tắc của Rio, Chính
phủ Việt Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách và phương châm hành động nhằm thực
hiện chương trình hành động 21, trong đó hoạt động cụ thể nhất là đã xây dựng Chương
trình hành động bảo vệ môi trường Việt Nam với 10 mục tiêu cơ bản sau:

1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng


Chính sách của quốc gia nhằm quản lí tốt và bảo vệ diện tích rừng nguyên sinh hiện
có, phục hồi và mở rộng diện tích các khu rừng phòng hộ như các rừng đầu nguồn, các
khu rừng đặc dụng; giao đất giao rừng cho các đơn vị ngoài quốc doanh, cộng đồng để
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phấn đấu đưa diện tích che phủ lên 40% và cao hơn. Từ

95
năm 1997, trên thực tế, Việt Nam đã thực hiện chính sách "đóng cửa rừng tự nhiên" bảo
vệ các quá trình sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn gen quí hiếm.

2. Tài nguyên đất


Chính phủ chú ý khuyến khích việc đa dạng hoá nông nghiệp, tăng năng suất trong
sản suất nông nghiệp thông qua việc thực hiện đúng đắn cơ chế thị trường và các cải cách
khác trong quản lí kinh tế, bằng việc chuyển giao và khuyến kích nông dân áp dụng tiến
bộ kĩ thuật trong sản suất và hạn chế tổn thất sau khi thu hoạch, tăng cường việc chế biến
để nâng cao giá trị nông sản.

Trong quy hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị và các cơ sở
hạ tầng, cần phải chú ý đến việc sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên đất, hạn chế việc
mất đất nông nghiệp màu mỡ.

3. Hệ sinh thái nước ngọt


Các chính sách quản lí nước được xây dựng trong khuôn khổ quản lí tổng hợp lưu
vực, thực hiện đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển đối với tài nguyên
nước, cân nhắc tổng thể về sinh thái đối với các phương án sử dụng tài nguyên nước, dựa
trên quản lí tổng hợp lưu vực để giải quyết các mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong việc sử
dụng giữa các ngành hoặc địa phương.
Chính sách quản lí tổng hợp lưu vực cũng có liên quan tới việc quản lí rừng và đất
rừng, việc kiểm soát xói mòn đất, qui hoạch sử dụng đất và quản lí ô nhiễm.

Xây dựng các tiêu chuẩn để hạn chế ô nhiễm nước, kiểm soát nước thải công nghiệp,
xây dựng các hệ thống xử lí nước thải, kiểm soát việc sử dụng hoá chất trong nông
nghiệp, xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng cho các yêu cầu khác nhau, như cấp nước
uống, công nghiệp, giải trí,... đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định
chính sách và quản lí môi trường.

4. Hệ sinh thái biển và cửa sông


Chính phủ Việt Nam đã và đang có chủ trương giải quyết hàng loạt các vấn đề liên
quan đến hệ sinh thái biển và cửa sông:
- Các hoạt động trên biển đều phải tính tới các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái
biển và có biện pháp phòng ngừa theo quy định của Nhà nước.
- Tăng cường năng lực quốc gia trong việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động này, kể
cả việc kiểm soát ô nhiễm từ đất liền.
- Việc đánh bắt hải sản tại vùng biển nông ven bờ không được vượt quá ngưỡng năng
suất lâu bền và không được dùng các phương pháp và phương tiện có tính huỷ diệt.
- Trong những năm tới, cần phát triển năng lực và khuyến khích việc đánh bắt ngoài
khơi.

96
- Khôi phục, bảo vệ và sử dụng hợp lí các rừng ngập mặn, đầm phá, ngăn ngừa sự
khai thác phá hoại các rạn san hô làm vật liệu xây dựng hoặc sản phẩm thương mại.
- Ban hành và thực hiện kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố dầu tràn.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ các vùng ven biển về phương diện địa mạo và sinh thái,
có xét tới những hoạt động như khai thác vùng đất ngập nước ven biển, khai thác cát, xây
dựng các công trình phòng hộ,...

5. Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học


Chương trình quốc gia về đa dạng sinh học Việt Nam nhằm thực hiện những mục tiêu
lâu dài cơ bản của Chương trình Quốc gia bảo vệ tài nguyên sinh học phong phú và độc
đáo của Việt Nam và trước mắt là thực hiện một số mục tiêu:
- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc hữu của quốc gia, các hệ sinh thái dễ bị tổn thương hiện
đang có nguy cơ suy giảm hoặc huỷ hoại do những hoạt động của con người.
- Bảo vệ các thành phần của sự đa dạng sinh học hiện đang bị khai thác quá mức.

- Xúc tiến và xác định giá trị sử dụng của tất cả các thành phần của sự đa dạng sinh học
trên cơ sở của việc phát triển lâu bền tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ các mục tiêu
kinh tế của đất nước.

6. Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ở đô thị


Chính phủ Việt Nam cố gắng tạo đà phát triển cho công nghiệp hoá nhanh bằng cách
thiết kế và thực hiện chính sách quản lí ô nhiễm công nghiệp (IPP) như là một bộ phận
cấu thành của chiến lược phát triển bền vững, bao gồm những chính sách sau:

- Tiếp tục xây dựng năng lực thể chế để củng cố hệ thống quan trắc, cưỡng chế thu
thập số liệu về môi trường.

- Tiếp tục thiết kế các công cụ kinh tế trong quản lí, bảo vệ môi trường phù hợp với
điều kiện Việt Nam.

- Ðịnh ra các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường cho việc quy hoạch vùng, đặc
biệt cho các tam giác kinh tế trọng điểm.

- Thực hiện dự án thí điểm phòng chống ô nhiễm công nghiệp bao gồm việc kiểm
toán công tác giảm thiểu chất thải cho một số doanh nghiệp, đào tạo về tính hiệu quả kinh
tế và áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn.

7. Dân số
Chính phủ Việt Nam xác định dân số là một trong những vấn đề kinh tế, xã hội hàng
đầu, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Chính phủ
Việt Nam cũng gắn vấn đề dân số với BVMT và tăng trưởng kinh tế.

97
8. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Chính phủ xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết nước sạch và vệ sinh môi
trường cho cộng đồng ở nông thôn. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được
Chính phủ, các ngành, các cấp trực tiếp chỉ đạo, được toàn dân tích cực tham gia. Thủ
tướng Chính phủ đã thành lập ban Chỉ đạo quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nhằm điều hoà, phối hợp các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực này.

Sự kết hợp các nguồn vốn của dân, của Nhà nước và của nước ngoài, đặc biệt là của
tổ chức UNICEF đã tạo các nguồn vốn quan trọng đảm bảo cấp nước đạt tiêu chuẩn cho
các vùng nông thôn rộng lớn.

9. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng


Với quan điểm nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, Chính phủ
luôn coi trọng nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục cộng đồng về môi trường, coi đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của đất nước. Kể từ khi ban hành Luật bảo vệ
môi trường, phong trào nhân dân tham gia bảo vệ môi trường đã trở thành hoạt động phổ
biến trên toàn quốc. Các tổ chức xã hội như thanh niên, phụ nữ, các tổ chức phi chính
phủ,… đã tổ chức hàng trăm lớp đào tạo, tập huấn, các hội thảo, hội nghị; xây dựng hàng
chục chương trình truyền hình về các vấn đề bảo vệ môi trường, tổ chức thi vẽ tranh môi
trường cho trẻ em, tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường, phong trào trồng cây, tuần
lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; phong trào thành phố, nông thôn xanh,
sạch, đẹp,... Các phong trào này đang trở thành nhận thức và hoạt động thường xuyên của
cộng đồng.

10. Hợp tác quốc tế


Vấn đề môi trường là vấn đề có tính liên ngành, liên vùng và liên quốc gia, các vấn
đề rừng đầu nguồn, sông và biển là mối quan tâm chung của các nước trong khu vực. Sự
nghiệp BVMT của Việt Nam không thể tách rời sự nghiệp BVMT của khu vực và thế
giới, những biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở Việt Nam có liên quan đến môi
trường toàn cầu. Chính vì vậy, Việt Nam luôn coi trọng việc hợp tác với các nước láng
giềng để bảo vệ và cải thiện môi trường.

Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia kí kết 10 Công ước Quốc tế, 01 Nghị định thư liên
quan đến môi trường, trong đó có Công ước RAMSAR, Công ước CITES, Công ước
Bazen, Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn, Công ước về đa dạng sinh học, Công ước về
biến đổi khí hậu.

Đồng thời Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế theo nhiều hình
thức như hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu.
Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế như UNEP, UNIDO, UNDP,
UNICEF, WWF, IUCN, WB, ADB, GEF vv... ngày càng phát triển và có ý nghĩa quan
trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam.
98
Quan hệ song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước như Thuy ̣
Điển, Canada, Australia, Ðan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, Pháp,… ngày càng được củng cố
và phát triển nhằm thực hiện các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và các bên hữu quan,
tranh thủ sự trợ giúp về tài chính cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực BVMT.
Nhiều dự án về môi trường đã được thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là dự án
SIDA/IUCN về tăng cường năng lực quản lí môi trường, dự án VCEP về chương trình
môi trường Việt Nam - Canada, dự án về bảo vệ đa dạng sinh học với GEF, dự án
UNEP/COBSEA về môi trường biển...
Sự hợp tác và phối hợp hoạt động với các nước và các tổ chức quốc tế đã giúp đỡ rất
nhiều trong quản lí môi trường của Việt Nam.
Ðể tiến đến một thế kỉ XXI văn minh và PTBV, Việt Nam quan tâm và nỗ lực thực
hiện các kế hoạch quốc gia theo tinh thần chương trình hành động 21, đặc biệt là:
- Kế hạch phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp và đô thị hoá.
- Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học.
- Chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT.
- Chương trình quốc gia bảo vệ Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu.
- Chương trình quốc gia giảm dần các chất phá huỷ tầng ôzôn.
- Chương trình thay đổi mẫu hình tiêu thụ theo hướng có lợi cho môi trường.
- Chương trình bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Các biện pháp phát huy vai trò của các tổ chức xã hội như thanh niên, phụ nữ, cộng
đồng, các doanh nghiệp trong các hoạt động BVMT và phát triển bền vững.
- Ðấu tranh với sự nghèo khó.
- Chương trình kế hoạch hoá việc phát triển dân số.
- Việt Nam cam kết thực hiện sự thoả thuận toàn cầu đầu tiên đã đạt được về vấn đề
rừng bằng các chương trình hành động phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, "đóng cửa" rừng
tự nhiên.
- Việt Nam đã thành lập Ban điều hành Quỹ môi trường toàn cầu GEF - Việt Nam để
thực hiện có hiệu quả chương trình, các dự án BVMT, PTBV quốc gia theo đúng ý tưởng
và các nội dung kế hoạch của chương trình hành động 21.
6.2. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
6.2.1. Khái niệm quản lý môi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Phân tích một
số định nghĩa của Lê Quý An, Paul Compton có thể tạm thời nêu ra một định nghĩa tóm tắt
sau: Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều
chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều

99
phối thông tin đối với vấn đề có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định
lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
6.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc và các biện pháp quản lý môi trường
* Mục tiêu công tác quản lý môi trường của Việt Nam trong tương lai:
Mục tiêu đến năm 2020: theo Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2020 và định
hướng đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 1216/QĐ-TTgngày 05/9/2012 của Thủ tướng
Chính phủ)
a) Mục tiêu tổng quát
Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài
nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng
cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều
kiện sống của người dân.
- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy
giảm đa dạng sinh học.
- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ
gia tăng phát thải khí nhà kính.
Tầm nhìn đến năm 2030
Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và
suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-
bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.
* Nguyên tắc:
Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong
môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững đất nước và góp phần giữ gìn môi
trường chung trên Trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao
gồm:
- Hướng tới sự phát triển bền vững
Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường. Nguyên tắc này
cần được thực hiện trong qúa trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật
pháp và chính sách Nhà nước, ngành và địa phương.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường

100
Môi trường không có ranh giới không gian, sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần
môi trường ở quốc gia, lãnh thổ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia và vùng lãnh thổ
khác. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia phải tích cực tham gia và
tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các
văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn/quy chuẩn, quy định.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực
hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp
Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng như: luật pháp, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, kinh tế, công nghệ…. Mỗi loại biện pháp và công
cụ có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý
hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm vì phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn
việc xử lý ô nhiễm.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền – PPP (Polluter Pays Principle)
Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế - Organisation for Economic Co-operation and Development) đưa ra.
Nguyên tắc này được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi
trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường.
Dựa trên nguyên tắc này một số loại thuế suất như thuế năng lượng, thuế Carbon, thuế
SO2,… đã được đưa ra.
Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền với
nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử
dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Phí rác thải và
các loại phí khác là ví dụ về nguyên tắc người sử dụng trả tiền.
6.3. CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG & PTBV Ở VIỆT NAM
Mục tiêu Chương trình hành động bảo vệ môi trường PTBV ở Việt Nam:
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
2. Tài nguyên đất
3. Hệ sinh thái nước ngọt
4. Hệ sinh thái biển và cửa sông
5. Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học
6. Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ở đô thị
7. Dân số
8. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
9. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng
10. Hợp tác quốc tế

101
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan, 2010. Giáo trình Môi trường và
con người. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Lê Văn Khoa (Chủ biên) và nnk, 2011. Giáo trình Con người và môi trường.
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[3]. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh, 2008. Sinh thái học môi trường. NXB
Bách khoa, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Hiếu Thảo, 1998. Sinh thái học và bảo vệ môi
trường. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[5]. Lê Thanh Vân, 2013. Con người và môi trường. NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
[6]. Niên giám thống kê 2014. NXB Thống kê, Hà Nội.

[7]. Robert May and Angela McLean, 2007. Theoretical Ecology, Oxford
Universiti press.

102

You might also like