You are on page 1of 1

- Tại cớ nào vậy, Tỳ khưu?

- Bạch Ngài! Bà tín nữ ấy có Tha tâm thông, biết rõ cả những tư tưởng của người
khác, con còn là phàm nhân, còn có những ý nghĩ thanh cao xen lẫn với những dục
vọng bất hảo. Nếu như con nghĩ tưởng đến điều chi sái quẩy, sợ e bà ấy biết rõ tâm
xấu của con, như người ta nắm lấy chóp mao của kẻ gian phi với tang vật. Vì vậy, con
không dám ở đó, phải trở về đây.
- Nầy Tỳ khưu! Nếu quả như thế thì ông nên ở lại nơi đó.
- Bạch Ngài, con không thể trở lại nơi đó nữa.
- Nầy Tỳ khưu, có thể ở lại nơi đó được, nếu ông có thể gìn được một vật.
- Bạch Ngài, vật chi?
- Cái tâm của ông. Tâm là vật rất khó kềm giữ, nhưng ông phải cố gắng chế ngự
nó, đừng nghĩ tưởng đến việc nào khác. Tâm là vật khó bắt giữ được.
Nói đoạn Đức Bổn Sư ngâm lên kệ ngôn:
“Dunniggahassa lahuno,
Yatthakāmanipātino;
Cittassa damatho sādhu,
Cittaṃ dantaṃ sukhāvahanti”.
“Tâm phàm ngũ dục mê sa,
Biến hóa lanh lẹ khó mà bắt thay!
Người thu thúc được tâm nầy,
Mới là thong thả tháng ngày yên vui”.

CHÚ GIẢI:
Dunniggahaṃ: Khó giữ, khó kềm chế cái tâm phàm lắm.
Lahuno: Lanh lẹ, là nói về tốc độ sanh diệt của tâm trong từng sát na (Khaṇa),
vì lẽ tâm sanh diệt liền liền, biến đổi luôn luôn nên khó mà nắm giữ kiềm chế nó
được.
Yatthakāmanipātino: Hễ ưa thích chỗ nào thì sa đọa theo chỗ ấy, không kể gì
giới hạnh. Quả thật tâm phàm không biết chỗ nào nên, chỗ nào hư, chỗ nào phải, chỗ
nào quấy. Không phân biệt giai cấp, tông tộc chi cả, hễ ưa thích chỗ nào thì nó mê sa
theo chỗ ấy mà thôi.
Citassa damatho sādhu: Lành thay, nếu tâm phàm ấy được điều phục bằng bốn
Thánh đạo. Lành thay! Nếu tâm phàm ấy được bình tịnh hóa, (cittaṃ dantaṃ
sukhāvahaṃ) vì sao? Quả nhiên, vì người điều phục tâm hưởng được hạnh phúc, nhờ

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 304

You might also like