You are on page 1of 12

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP

CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC


THỢ BDSC XE CƠ GIỚI

Soạn thảo:

Thủ trưởng đơn vị:

Lần ban Ngày ban Soạn thảo/


Phòng. KTh Phê duyệt
hành hành cập nhật

chữ ký kiểm soát…………


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

PHẦN I: CÂU HỎI

Câu 1: (4 điểm)
Trình bày công dụng, điều kiện làm việc, cấu tạo của xupáp trong cơ cấu phân phối
khí. Phân tích những hư hỏng thường gặp của xupáp.
Câu 2. (3 điểm)
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt
động của cơ cấu lái có cường hoá thuỷ lực
(theo sơ đồ)

Câu 3. (3 điểm)
Kể tên các bộ phận và trình bày nguyên lý hoạt động của tiết chế IC (theo sơ đồ).
Ưu, nhược điểm của tiết chế IC.

Sơ đồ nguyên lý của tiết chế IC

Câu 4: (3,5 điểm)


Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và phương pháp kiểm tra,
sửa chữa xéc măng.
Câu 5 : (4 điểm)
chữ ký kiểm soát…………
TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

Trình bày hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng hộp số cơ khí trên ô tô
Câu 6 : (2,5 điểm)
Trình bày nhiệm vụ, phân loại cơ cấu phân
phối khí.
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt
động của cơ cấu phân phối khí loại xupáp treo
(theo hình vẽ).

Câu 7 (4 điểm)
Hãy trình bày phương pháp kiểm tra thường dùng, những nguyên nhân hư hỏng và
cách khắc phục những hư hỏng của đầu cylinder (nắp quy lát) của động cơ diesel.
Câu 8 (3 điểm)
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn (theo hình vẽ).

Câu 9 (3 điểm)
Trình bày phương pháp cân bơm cao áp PE vào động cơ diesel.
Câu 10
Cho biết các sự có động cơ có thể do bộ chế hòa khí gây ra:
Câu 11:
Phân tích hư hỏng của hệ thống làm mát khi máy nóng quá độ và cách sửa chữa.
Câu 12:
Nêu các hư hỏng của xy lanh.

chữ ký kiểm soát…………


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

PHẦN II: ĐÁP ÁN

Câu 1: Trình bày công dụng, điều kiện làm việc, cấu tạo của xupáp trong cơ cấu
phân phối khí. Phân tích những hư hỏng thường gặp của xupáp?
 Công dụng:
- Đóng, mở các lỗ hút, xả thông với phần không gian trong xi lanh theo một
quy luật xác định bởi pha phân phối khí của động cơ.
 Điều kiện làm việc:
- Chịu nhiệt độ cao của buồng đốt đặc biệt là xupáp xả, chịu lực ma sát khi
đóng, mở.
- Xupáp nạp được làm mát tốt hơn xupáp xả.
a. Nấm xupáp:
+ Có dạng hình côn phía trên đỉnh
được chếb tạo phẳng hoặc lõm,
mặt vát của nấm tiếp xúc kín với
mặt vát của đế xupáp, mặt côn có
góc vát thường 45o hay 30o
+ Nấm xupáp có phần mép hình trụ
có chiều dày đủ lớn để đảm bảo
bền và khích thước khi sửa chữa.
+ Nấm xupáp có các dạng:
- Dạng bằng: Đây là dạng thông
dụng nhất, nó có diện tích chịu
nhiệt nhỏđơn giản, dễ chế tạo
(hình a)
- Dạng lồi: Có độ cứng vững cao,
nhưng diện tích chịu nhiệt cao.
Thường sử dụng cho xupáp xả (hình
- Dạng lõm: Thuận lợi cho dòng khí nạp lưu thông, có độ cứng vững kém và
diện tích chịu nhiệt lớn. Thường sử dụng cho xupáp nạp (hình c)
b. Thân xupáp:
- Có dạng hình trụ, gia công chính xác để lắp vào bạc dẫn hướng với khe hở
nhỏ.
- Động cơ công suất lớn thân xupáp xả được làm rỗng trong chứa bột Nátri
để làm mát nhanh.

chữ ký kiểm soát…………


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

c. Đuôi xupáp:

- Là phần nhận lực của cò mổ, có tiện rãnh tròn để lắp móng hãm cùng để
chặn lò xo. Móng hãm được xẻ làm hai, mặt ngoài hình côn, đáy lớn ở
trên. Mặt trong của đế đỡ lò xo cũng là mặt côn ăn khớp với mặt ngoài của
móng hãm bóp chặt hai phần móng hãm vào rãnh.
 Hư Hư hỏng thường gặp của xupáp:
- Bề mặt làm việc của nấm xupáp bị mòn, rỗ do ma sát,va đập, chịu nhiệt độ
cao, chịu sói mòn và ăn mòn hoá học của dòng khí, làm xupáp đóng không
kín và giảm công suất động cơ.

- Nấm xupáp bị nứt, vỡ, cháy do va đập, chịu nhiệt độ cao, xupáp đóng
không kín, lò xo yếu, ống dẫn hướng mòn, nước làm mát kém...
- Thân xupáp bị mòn do ma sát, bị cong, kẹt trong ống dẫn hướng do khe hở
lắp ghép lớn, nhớt bị cháy, nhiều muội than.
- Đuôi xupáp mòn do ma sát, va đập
Câu 2. Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái có cường
hoá thuỷ lực (theo sơ đồ)
 Chú thích cơ cấu lái có cường hóa thủy lực
1. Vô lăng 5. Piston 10. Dây dai
2. Bình chứa dầu 6. Xy lanh 11. Động cơ
3, 4, 7, 8, 12. Ống dẫn 9. Bơm trợ lực lái 13. Van điều khiển
 Nguyên lý hoạt động
+ Khi xoay (1) sang trái (theo chiều mũi tên), Van (13) làm (7) thông với
(3) đồng thời (8) thông với (4). Dầu được hút từ (2) → (12) →(9) → (8)→
(4) → Khoang A → Đẩy (5) sang phải, ép dầu từ khoang B → (7) → (3)
→ (2). Xe thực hiện quay vòng trái.
+ Khi xoay vô lăng ngược lại (ngược chiều mũi tên), Van (13) làm (7) thông
với (8) đồng thời (4) thông với (3). Dầu được hút từ (2) → (12) →(9) →
(8)→ (7) → Khoang B → Đẩy (5) sang trái, ép dầu từ khoang A → (4) →
(3) → (2). Xe thực hiện quay vòng phải.
+ Khi không xoay vô lăng thì (8) thông với (3), (7) và (4) bị đóng kín (5)
không di chuyển → Xe giữ nguyên hướng chuyển động.

chữ ký kiểm soát…………


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

Câu 3: Kể tên các bộ phận và trình bày nguyên lý hoạt động của tiết chế IC theo
sơ đồ? Ưu, nhược điểm của tiết chế IC?
 Tên các bộ phận của tiết chế IC:
- T1, T2: Tranzistor
- R1, R2: Điện trở
- Dz: Di ốt Zenner
- K: Khóa điện
 Nguyên lý hoạt động của bộ tiết chế IC
- Khi động cơ làm việc và điện áp máy phát tại cực B nhỏ hơn điện áp Uo
(ngưỡng mở của di ốt Dz). Dòng bazơ của T1 từ cực
BR1B1E1mát làm T1 dẫn có dòng kích thích từ Bcuộn roto
C1 E1 mát.
- Khi điện áp máy phát tăng vượt mức Uo thì Dz bị đánh thủng làm xuất
hiện dòng bazơ của T2 từ cực BR2B2E2mát, T2 dẫn, T1 khóa
ngắt dòng kích thích điều chỉnh điện áp máy phát giảm. Khi điện áp máy
phát nhỏ hơn Uo thì T1 dẫn, T2 khóa. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục
giúp điện áp luôn ổn định quanh Uo

 Ưu nhược, điểm của tiết chế IC


- Ưu điểm:
 Dải điện áp ra hẹp hơn và thay đổi theo thời gian.
 Chịu được dung động và có độ bền cao do không có các chi tiết chuyển
động .
 Do điện áp ra trở nên thấp hơn khi nhiệt độ tăng nên ắc quy có thể nạp
được chính xác.
- Nhược điểm:
 Nhạy cảm với nhiệt độ cao và điện áp cao không bình thường.

Câu 4: Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và phương pháp
kiểm tra, sửa chữa xéc măng (vòng găng)

 Nhiệm vụ
+ Xéc măng khí có nhiệm vụ làm kín khe hở giữa Piston và xi lanh, không
cho lọt khí chý xuống đáy các te, và soa dầu bôi trơn.
+ Xéc măng dầu: gạt dầu về các te, ngăn không cho dầu bôi trơn sục lên
buồng đốt.
+ Truyền nhiệt từ đầu piston ra thành xi lanh để làm mát piston
 Điều kiện làm việc: Xéc măng làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt.
+ Chịu nhiệt độ cao và ăn mòn hóa học của khí cháy.
+ Chịu áp lực lớn và biến thiên làm vòng găng va đập với rãnh của vòng
găng.
chữ ký kiểm soát…………
TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

+ Chịu lực ma sát với thành xi lanh khi chuyển động và điều kiện bôi trơn
kém.

 Vật liệu chế tạo:


+ Xéc măng được chế tạo bằng gang hợp kim Niken, molípđen…
+ Mặt ngoài của xéc măng khí số 1 của một số động cơ được mạ crôm để
tăng khả năng chống mài mòn.
 Phương pháp kiểm tra xéc măng:
+ Kiểm tra khe hở cạnh: lắp xéc măng vào rãnh piston và xoay tròn xéc
măng nhẹ nhàng trong rãnh piston. Xéc măng phải xoay tròn, nhẹ nhàng
trong rãnh piston. Chọn căn lá có chiều dày thích hợp đưa vào khe hở giữa
xéc măng và piston.
- Khe hở tiêu chuẩn: 0,03-0,08mm
- Khe hở tối đa cho phép: 0, 20mm

+ Kiểm tra khe hở miệng xéc măng


- Tháo xéc măng cần kiểm tra ra khỏi piston. Đặt xéc măng nằm phẳng
trong xi lanh đúng vị trí quy định.
- Chọn căn lá có chiều dày thich hợp đưa vào khe hở miệng của xéc măng,
khe hở miệng của xéc măng chính là chiều dày của căn lá đã chọn.
- Khe hở tiêu chuẩn:
 Xéc măng khí 0,15-0,25mm
 Xéc măng dầu 0,13-0,38mm
- Khe hở tối đa cho phép
 Xéc măng khí 1,20mm
 Xéc măng dầu 0,98mm

+ Kiểm tra khe hở lưng: Dùng thước đo độ sâu để đo độ sâu của rãnh xéc
măng, dùng panme để đo chiều rộng của xéc măng, hiệu số kích thước đo
được chính là khe hở lương của xéc măng.

Câu 5: Trình bày hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng hộp số cơ khí trên ô tô
 Hiện tượng nhảy số :
+ Biểu hiện:Thường thấy hay nhảy về số 0.
+ Nguyên nhân:
- Bánh răng không ăn khớp hết chiều dài (do cần gạt số bị cong hoặc mòn).
- Do mòn hỏng các chi tiết của cơ cấu hãm số, khoá số.
- Mòn hỏng bộ đồng tốc.
- Các bánh răng dơ rão, các trục bị mòn, lỏng lẻo.

chữ ký kiểm soát…………


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

- Các bánh răng dơ rão, các trục bị mòn, lỏng lẻo.


- Lỗ lắp trục trên nắp hộp số bị mòn rộng(làm giảm khả năng giữ trục của bi
định vị).
 Không vào số đựơc hoặc vào số có tiếng kêu:
+ Nguyên nhân:
- Vòng bi đỡ trục bị mòn làm cho các trục số không đồng tâm.
- Các đầu bánh răng bị bavia.
- Đầu cần số bị tuột ra khỏi rãnh thanh trượt do bị mòn.
- Càng cua bị gãy hoặc vênh nhiều.
- Khe hở giữa càng cua và ống răng lớn do bị mòn.
- Mặt côn của bộ đồng tốc bị mòn nhiều.
- Bu lông hãm càng cua bị hỏng.
- Li hợp bị hỏng hoặc điều chỉnh không đúng.
 Hộp số bị nóng quá :
+ Biểu hiện: Sờ tay vào hộp số thấy rất nóng.
+ Nguyên nhân :
- Thiếu hoặc không có dầu bôi trơn.
- Đường dẫn dầu bôi trơn cho cácc vòng bi bị tắc.
- Bị tắc lỗ thông hơi của hộp số.
- Các bánh răng mòn hỏng, lỏng lẻo cọ sát vào nhau.
 Hộp số bị chảy dầu :
+ Biểu hiện thấy có dầu rỉ ra ở hộp số.
+ Nguyên nhân:
- Mức dầu cao quá quy định.
- Các roăng đệm bị rách.
- Vỏ hộp số bị nứt vỡ.
- Các mặt bích bắt không chặt, bu lông bị lỏng.
- Các phớt đầu trục bị hỏng.
Câu 6: Trình bày nhiệm vụ, phân loại cơ cấu phân phối khí.
 Nhiệm vụ: Đóng, mở các lỗ hút, xả thông với phần không gian trong xi lanh
theo một quy luật xác định bởi pha phân phối khí của động cơ.
 Phân loại:
+ Cơ cấu phân phối khí loại xupap đặt bên.
+ Cơ cấu phân phối khí loại xupap treo.
+ Cơ cấu phân phối khí loại con đội thủy lực

 Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí
+ Chú thích
1- Ổ đặt xupáp 6- Móng hãm; 7- Đòn gánh 11- Đũa đẩy
2- Xu páp 8- Trục đòn gánh 12- Con đội
3 - Bạc dẫn hướng 9- Vít điều chỉnh 13- Cam
4- Lò xo 10- Giá đỡ 14- Bánh răng

chữ ký kiểm soát…………


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

5- Đĩa tựa

+ Nguyên lý làm việc:


- Khi phần cao của cam tác động: Con đội được chuyển động đi lên→ đũa
đẩy đi lên → thông qua đòn gánh → lò xo 4 bị nén lại → xupáp chuyển
động xuống phía dưới mở van nạp (xả), hút hỗn hợp hoặc không khí vào
buồng đốt với xupap hút xả khí đã cháy với xupap xả
- Khi phần cao của cam không tác động: thông qua con đội, đũa đẩy, đòn
gánh, lò xo bị giãn ra kéo xupáp trở lại vị trí đóng như ban đầu.

Câu 7: Hãy trình bày phương pháp kiểm tra thường dùng, những nguyên nhân
hư hỏng và cách khắc phục những hư hỏng của đầu cylinder (nắp quy
lát) của động cơ diesel.
 Nguyên nhân hư hỏng nắp quy lát:
- Các hư hỏng nắp quy lát thường xảy ra do bảo dưỡng không đầy đủ, do điều
chỉnh sai, hoặc do bất cẩn khi lắp ráp.
- Các bulong đầu cylinder siết quá chặt không chuẩn có thể làm biến dạng
các van (xupáp) hoặc làm cho đầu kim phun bị ngẹt, làm sai lệch thời chuẩn
phun nhiên liệu. trong những trường hợp đó, một phía của van tựa lên mặt
tựa sớm hơn phía bên kia và tiếp xúc sẽ nguội hơn, lực tựa sẽ cao hơn ở
phía cao tiếp xúc, cửa van bị hở, khi cháy có thể thoát khí ra, làm cho cửa
này dần dần bị rộng ra đưa đến các sự cố hoặc các hư hòng.
- Các vết rạn nứt giữa các van và đầu phun, hoặc giữa các cửa van, thường
xảy ra do quá nhiệt, nhiên liệu quá cao, tắt động cơ khi còn nóng, lưu lượng
bôi trơn không đảm bảo… các vết nứt cũng có thể do khuyết tật của vật
đúc, gia công không chuẩn, lắp đặt không đúng, tạp chất lẫn vào buồng
đốt…
 Phương pháp kiểm tra:
- Vết nứt ở nắp quy lát thường xảy ra ở chung quanh bệ (xi-e) xupáp thải vì ở
đó nhiệt độ cao nhất. Có nhiều phương pháp để tìm ra những hư hỏng của
nắp quy lát như:
- Phương pháp dùng nam châm: Ta tạo từ trường ở nơi kiểm tra, dùng bột sắt
phủ lên chỗ đó, đường nứt sẽ hút bột sắt giúp ta phát hiện chính xác các vết
nứt.
- Dùng dầu lửa bôi vào chỗ kiểm tra, sau đó lau khô rồi dùng búa nhựa gõ
nhẹ, nếu có vết dầu ướt nổi lên thì đó là vết nứt.
- Kiểm tra mặt phẳng nắp quy lát: Sau khi vệ sinh sạch mặt nắp quy lát ta
dùng cạnh thước thẳng đặt chéo góc và đặt ở đường tâm dọc của nắp quy lát
để kiểm tra. Dùng thước nhét để do khe hở ở vùng giữa cạnh thước. Nếu
chữ ký kiểm soát…………
TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

khe hở vượt quá 0,07mm trong khoảng chiều dài 150mm, hoặc 0,15mm
suốt chiều dài của nắp quy lát (Quá mức cho phép của nhà chế tạo) thì ta
phải tiến hành sửa chữa.
 Phương pháp sửa chữa:
- Cách chữa vết nứt: Vết nứt có thể sửa chữa bằng cách hản lại hoặc tạo lỗ
ren rồi vặn vít cấy vào để trám lại đường nứt sau đó ta tiến hành gia công
lại.
- Nếu mặt phẳng của nắp quy lát bị vênh quá mức cho phép thì ta tiến hành
gia công lại mặt phẳng bằng cách sử dụng máy mài phẳng để mài nắp quy
lát.

Câu 8: Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn
(theo hình vẽ).
 Chú thích
1. Các te. 10. Đường dầu bôi trục cam.
2. Lưới lọc sơ. 11. Đường dầu đi bôi trơn giàn
3. Bơm dầu; đòn gánh.
4. Van an toàn bơm dầu. 12. Bầu lọc tinh.
5. Bầu lọc thô. 13. Đường dầu về cácte.
6. Van an toàn 14. Que thăm dầu.
7. Đồng hồ chỉ áp suất dầu 15. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu.
8. Đường dầu chính 16. Két làm mát dầu.
9. Đường dầu bôi trơn trục khuỷu 17. Van an toàn.

 Nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn (theo hình vẽ).
Khi trục khuỷu quay, bơm dầu 3 được dẫn động, hút dầu từ cacte 1 qua
phao lọc 2 và đẩy dầu có áp suất qua bình lọc thô 5 tới đường dầu chính 8
trên thân máy. Từ đường dầu chính, dầu có áp suất đi vào các lỗ khoan
nhánh 9,10 và 11 trên thân máy tới các rãnh dầu trên bạc để bôi trơn cổ trục
khuỷu, cổ trục cam, giàn cần bẩy và supáp. Dầu có áp suất sau khi bôi trơn
các bề mặt ma sát sẽ chảy ra khỏi các bề mặt này rồi tự chảy về cacte hoặc
tiếp tục bôi trơn nhỏ giọt cho các bề mặt khác như đuôi supáp, ống dẫn
hướng supáp, mặt cam và con đội.
Câu 9: Trình bày phương pháp cân bơm cao áp PE vào động cơ diesel.
 Trường hợp có dấu cân bơm rõ ràng.
- Quay trục khuỷu đúng chiều cho piston trong xy lanh số 1 của động cơ
đúng điểm phun dầu cuối thì ép. (Dấu ghi trên trục khuỷu hoặc bánh trớn).
- Quay trục cam đúng chiều cho dấu khởi sự phun trên mâm nối ngay dấu cố
định trên thân bơm.
- Gắn các ống dầu cao áp, tiến hành xả gió.
chữ ký kiểm soát…………
TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

 Trường hợp không có dấu cân bơm.


- Ta áp dụng phương pháp ngưng trào.
- Quay trục khuỷu cho piston của xy lanh số 1cuối thì ép điểm phun dầu.
- Tháo rắc co lấy lò xo và van thoát cao áp phần tử bơm số 1 gắn thay vào
ống nghiệm chữ U.
- Đặt thanh răng ở vị trí trung bình, bơm tay bơm tiếp vận, quay trục cam
bơm từ từ đúng chiều cho đến khi dầu ngưng trào nơi ống U. ngừng quay
trục cam bơm, đó là điểm khởi sự bơm của phần tử số 1.
- Xiết chặt mâm nối giữa bơm với động cơ. Ráp trả lại van thoát cao áp.
Gắn các ống dầu cao áp
- Tiến hành xả gió.

Câu 10
Cho biết các sự có động cơ có thể do bộ chế hòa khí gây ra:
- Tiêu thụ nhiên liệu nhiều (quá định mức)
- Tổn thất công suất động cơ, gia tốc, hiệu suất tốc độ cao.
- Chạy không tải không ổn định.
- Động cơ không khởi động, trừ khi có sử dụng bơm gia tốc.
- Van cản không đóng.
- Khó khởi động với động cơ nóng
- Động cơ nóng chậm
- Khói xả đen
- Động cơ dùng khi nóng
- Động cơ dừng sau khi chạy ở tốc độ cao.
- Động cơ bị cháy ngược
- Động cơ chạy không ổn định
Câu 11:
Phân tích hư hỏng của hệ thống làm mát khi máy nóng quá độ và cách sửa chữa

Tình Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa


trạng
1. Thiếu nước (mức nước hạ 1. Châm thêm nước cho đầy
thấp)
2. Lỏng dây cuaroa. 2. Điều chỉnh lại độ căng.
3. Ống nước bị xép. 3. Thay ống mới
4. Mạch thông gió giải nhiệt bị 4. Thông rửa sạch.
Máy nóng che lấp bởi lá cây, côn
quá độ trùng… 5. Thay nắp mới
5. Nắp áp suất hỏng 6. Xả bọt khí
6. Có bọt khí trong nước làm
mát 7. Thay mới
7. Van điều nhiệt hỏng 8. Thay bơm nước, xiết chặt
8. Gãy trục bơm nước, lỏng quạt gió
chữ ký kiểm soát…………
TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
CN TCTY PHÂN BÓN VÀ CDK – CTCP - NM ĐẠM PHÚ MỸ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CNKT 2012


Mã số tài liệu: Lần ban hành: Trang
………………. ………………..

quạt 9. Thông xúc, vệ sinh két


9. Nghẹt đường ống giaỉ nhiệt nước.
10. Nghẹt bọng nước trong lốc 10. Thông xoi sạch bọng
máy nước
11. Rò nước phía ngoài máy 11. Kiểm tra, tìm sửa chỗ bị
12. Bị đọng nhiều chất chống rò, thay roăng…
đông lạnh, tỉ lệ >65% 12. Giảm tỉ lệ
13. Hở gió trong hệ thống làm 13. Thay roăng làm kín
mát 14. Sửa hoặc thay mới
14. Đồng hồ nhiệt hoặc cảm
biến bị hỏng

Câu 12
Các hư hỏng của xy lanh:
 Xy lanh bị sước:
- Do bị quá tải, máy nóng quá độ gây cháy piston và sước xy lanh. Ngoài ra
xy lanh có thể bị sước sâu do xéc măng bị gãy, lỏng chốt piston, thiếu nhớt
bôi trơn…
 Xy lanh bị mòn dạng hình côn (phần trên mòn nhiều hơn phần dưới). làm
giảm áp suất nén, dầu lọt lên buồng đốt - động cơ bị mất công suất.
- Do nhiệt độ ở trên cao hơn dưới
- Bôi trơn ở trên kém (Xy lanh ở phần trên nhiệt độ cao làm lỏng dầu)
- Áp suất cao, sức ép của xéc măng vào thành xy lanh mạnh
 Xy lanh bị mòn ô van (méo). Gây lọt khí và dầu lên buồng đốt-động cơ bị
mất công suất, hao dầu, phóng khói.
- Do lực nghiên bên trái khi piston đi xuống trong quá trình nổ và do lực
nghiêng piston đi lên trong quá trình nén. Áp lực nổ > áp lực nén bởi vậy
xéc măng ép mài xy lanh bên trái lớn hơn ở bên phải gây méo (ô van) xy
lanh

chữ ký kiểm soát…………

You might also like