You are on page 1of 43

Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 21)

29.12.2008 02:38
Tổng hợp tất cả cùng nhau

“Thậm chí những biển lớn cũng theo dòng”

Trong phần 1 chủa cuốn sách , chúng ta đã xem những cây nến
riêng lẻ và kiểu hình của nó . Trong chương này – trong tiêu đề
đã nói hết những điều muốn nói . Ở các biểu đồ (9.1 ; 9.2 và 9.3)
là các cây nến được đánh số và các mẫu hình của nó . Bạn hãy
thử tự mình làm việc với nó . Có thể bạn sẽ được giúp đỡ bởi các
chú thích trong phần cuối cuốn sách này . Tôi cũng trình bày
một số các chỉ số của mình , nhưng lời giải cuối cùng vẫn phải do bạn.

Hãy nhớ rằng , sự giải thích của một biểu đồ bất kỳ luôn luôn chứa trong nó một yếu tố chủ
quan . Người độc có thể sẽ nhìn thấy các chỉ báo tương tự như tôi đã trình bày . Nhưng có thể
tìm thấy các chỉ báo khác mà tôi không để ý tới . Trong phân tích kỹ thuật , tất cả được xác định
dựa vào kinh nhiệm của nhà đầu tư . Ở đây không tồn tại một quy tắc nào hoàn toàn đúng, có
chăng là các quy tắc , giải thích chung . Ví dụ , mô hình cây búa , bóng dưới chỉ hơn thân nến 1,5
lần (cây nến lý tưởng cần bóng nến dài hơn thân 2-3 lần). Nhưng một người phân tích kt nào đó
lại cho rằng đó không phải là một cây búa và bỏ qua dấu hiệu đó . Đa phần các nhà đầu tư thận
trọng trong trường hợp này sẽ ngừng lại các đầu tư ngắn hạn của mình . Một số khác không hành
động gì cho tới giao dịch tiếp theo , khi đó có thể tình hình sẽ rõ ràng hơn.
Trong hình 9.1 có những chỉ báo sau :

1. Mô hình cái búa ngược, được khảng định bởi sự tăng giá ở ngày tiếp theo .

2. Mô hình “ stalled pattern” tạm dịch là hãm phanh , chỉ ra rằng có thể xu hướng tăng trước đó
đã kết thúc .

3. Mô hình hãm phanh (2) được khảng định bằng một mô hình người đàn ông treo cổ ở cây nến
cuối cùng.

4. Cây nến đen(4) khảng định dấu hiệu giảm. Tổ hợp của cây nến 3 và 4 hình thành lên đỉnh của
một cái kẹp và mô hình “hấp thụ “ giảm .

5. Lại một mô hình treo cổ .

6. Mô hình tăng được đánh dấu bằng mô hình “hấp thụ” tăng và cây nến trắng tăng hình thành
mô hình “belt – hold” tạm dịch là “nắm dây “ (cây nến trắng bao phủ hoàn toàn cây nến đên nhỏ
trước đó kể cả bóng của cây nến nhỏ).

7. Sự tăng giá được tiếp tục tới khi xuất hiện mô hình treo cổ. Đó gần như là một mô hình treo
cổ lý tưởng . Có bóng dưới dài , thân nến nhỏ , có bóng trên rất ngắn . Mô hình này được khảng
định bởi cây nến sau đó có giá đóng cửa thấp hơn .
8. Một cây búa ngược tăng giá được khảng định bởi cây nến tăng tiếp theo . Nó cũng hình thành
lên cùng với 2 cây nến hôm trước và hôm sau mô hình ngôi sao buổi sáng .

9. Sự tăng tiếp tục cho tới khi xuất hiện mô hình “harami – pattern” giảm giá .

10. Cây búa là dấu hiệu chỉ ra rằng có thể thị trường đã tới đáy .

11. Hình thành một dạng biến hình của mô hình “tia sáng từ đám mây” . Giá mở của của cây nến
trắng thứ 2 gần thấp hơn giá đóng cửa của cây nến đen ( mà không thấp hơn giá thấp nhất của
ngày hôm trước như yêu cầu của mô hình). Giá đóng cửa của cây nến trắng cao hơn ½ cây nến
đen.

12. Xuất hiện một mô hình treo cổ nữa . Nhưng mô hình này không được hỗ trợ bởi cây nến tăng
ỏe ngày tiếp theo . Nên mô hình này không thực hiện được.

13. Xuất hiện mô hình “hấp thụ” hay “bao phủ” giảm .

14. Sau đó hình thành một mô hình kinh điển ánh sánh từ đám mây . Cây nến thứ 2 của mô hình
tạo lên một mô hình khác là mô hình “belt – hold” tạm dịch là “nắm dây “ , có giá đóng cửa là
giá cao nhất của ngày . Nó cũng có giá mở của ở mức thấp nhất (mức hỗ trở) tạo ra ở mô hình
(11).

15. Ngôi sao Doji giảm giá .

16. Mô hình “harami pattern” đánh dấu sự kết thúc xu hướng giảm trước đó.
Hình 9.2 có các chỉ báo sau :

1. Đáy của mô hình “cái kẹp” và cây nến trắng của mô hình “belt- hold” báo hiệu một xu hướng
tăng sau đó.

2. Mô hình “đám mây đen bao phủ ”.

3. “window” “cửa sổ” , là một mức kháng cự.

4. Sau đó hình thành một mô hình “ngôi sao buổi sáng”. Nó có một số khác biệt so với mô hình
mẫu . Cây nến thứ 3 không phải là một cây nến trắng dài . Mặc dù vậy nó tăng cao hơn mức
giữa cây nến trắng đầu tiên. Mô hình này cũng là một lần “test” mức thấp nhất hình thành tuần
trước.

5. Giá tăng , bắt đầu từ mô hình (4), kết thúc với sự xuất hiện đỉnh “cái kẹp”. Mô hình này nằm
trên mức kháng cự “window” (3).

6. Một cây búa ngược được hỗ trợ bởi một cây nến tăng giá mạnh ngày tiếp theo. Cây nến mạnh
này cũng phá vỡ mức kháng cự “window” (3), báo hiệu một đợt tăng mạnh mẽ.

7. Mô hình “harami pattern” báo hiệu sự giảm tăng của xu hướng trước đó.
8. Cây nến ở mô hình (8) cùng với cây nến đen dài trước đó hình thành lên mô hình “harami
pattern “ tăng giá , kết thức quá trình giảm trước đó.

9. Là một cây búa ,một bằng chứng chứng minh xu hướng giảm đã kết thúc .

10. Một ngôi sao Doji báo hiệu sắp tới đỉnh của thị trường .

11. “harami pattern” một cảnh bảo nữa về sự kết thúc của xu hướng tăng trước đó.

12. Mô hình “đám mây đen bao phủ” . Đỉnh X (đầu tháng 2) , Y (giữa tháng 2) , Z( cuối
tháng 2) , 3 đỉnh này hình thành lên mô hình “three buddha” dịch là “3 pho tượng”.

13. Cây búa .

14. Thêm một “harami pattern” nữa . Báo hiệu sự kết thúc của xu hướng tăng gắn hạn
trước đó.

15. Hai cửa sổ “window” , hình thành lên 2 mức kháng cự mới.

16. Búa ngược . Nó cũng hình thành lên đáy của “cái kẹp”.

17. Sự tăng hình thành sau cây búa ngược ngay lập tức bị ngưng lại bởi mức kháng cự
hình thành bởi mô hình “window” (15).

18. “Harami pattern” – dấu hiệu chỉ ra rằng xu hướng giảm đã kết thúc.

19. Mô hình “đám mây đen bao phủ”.

Thêm một biểu đồ giá nữa mà chúng ta sẽ phân tích sau đây :
1. Vào giữ tháng 5 xuất hiện mô hình “harami pattern” . Làm tăng xác suất về sự kết thúc của
xu hướng tăng trước đó.

2. Sau một cây nến trắng dài từ 1/06 xuất hiện một cây nến trắng thân nhỏ hình thành lên mô
hình “ hãm phanh”.

3. Mô hình “hấp thụ” hay “bao phủ” giảm giá.

4. Và 5. Hình thành lên mô hình treo cổ ngay sau một Doji giảm giá – là một dấu hiệu cảnh
báo điều xấu sắp xẩy ra.

5. ..

6. Mô hình treo cổ trên một mức kháng cự mạnh . Dấu hiệu cho thấy giá giảm là điều không thể
tránh khỏi.

7. “harami pattern” cảnh báo rằng xu hướng tắng đã bị chặn lại , thị trường đi ngan.
8. Xu hướng đi ngang đã hết bởi sự hình thành của mô hình “bao phủ” có giá thấp nhất vượt
qua mức kháng cự 9400, mô hình này hình thành ngay sau mô hình “harami pattnern” giảm giá .
Báo hiệu một sự giảm mạnh của thị trường.

Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 22)


07.10.2012 19:27
PHẦN 2 : THE RULE OF MULTIPLE TECHNICAL
TECHNIQUES
Bản thân các phương pháp kĩ thuật hình nến đã là một công cụ
để trade hiệu quả. Nhưng nó sẽ trở nên chính xác hơn khi kết
hợp với các chỉ báo kĩ thuật phương Tây. Đó là nội dung chính
của phần 2.

Ví dụ, nếu một belt-hold tăng giá cắt lên ngưỡng hỗ trợ dài hạn,
có 2 lý do để cho rằng một sự tăng giá sắp xảy ra. Chỉ báo hình nến và chỉ báo phương Tây hỗ
trợ lẫn nhau.

Phương pháp xem xét sự bổ sung của những chỉ báo kĩ thuật khác nhau được gọi là “ Rule of
multiple technical techniques”, tạm dịch là “sự kết hợp của những chỉ báo kĩ thuật”. Lý thuyết
này cho rằng “ càng nhiều chỉ báo kĩ thuật cùng đưa ra một vùng giá giống nhau thì mức độ
chính xác của dự đoán càng cao”.

Phần 2 của cuốn sách này chủ yếu nói về sự kết hợp của các chỉ báo, phần còn lại sẽ dùng 2 ví dụ
của phân tích kĩ thuật phương Tây kiểm tra lại lý thuyết trên. Chương 10 tập trung vào một nhóm
các chỉ báo hình nến cung cấp tín hiệu rõ ràng về một sự đảo chiều. Chương 11-17 kết hợp biểu
đồ hình nến với một số chỉ báo kĩ thuật phương Tây bao gồm đường xu hướng (trendlines),
đường MA, các chỉ số khác. Trong mỗi chương tôi sẽ nói rõ cách dùng candlesticks để hỗ trợ
cho các phương tiện phân tích kĩ thuật phương Tây. Phần mở đầu từ chương 11-17, tôi sẽ giới
thiệu sơ lược về kĩ thuật phương Tây. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu những ví dụ cụ thể để xem
bằng cách nào có thể kết hợp các chỉ báo phương Tây với candlesticks. Theo kinh nghiệm của
tôi, chỉ báo phương Tây và candlesticks là một sự kết hợp cực kì có hiệu quả.

Các ví dụ về sự kết hợp của chỉ báo phương Tây và candlesticks

Phần này nêu lên rằng nếu kết hợp các chỉ báo kĩ thuật với nhau có thể giúp ta dự đoán được
mức hỗ trợ và kháng cự sẽ xảy ra ở đâu. Những ví dụ dưới đây sử dụng kĩ thuật phương Tây,
phần còn lại sẽ ứng dụng candlesticks.
Hình 11.1. Cuối tháng 10- 1989, giá vàng xuyên qua ngưỡng kháng cự trong một xu hướng giảm
đã tồn tại 2 năm, khi đó nó kết thúc trên mức $380. Kết hợp với 1 mức khác vào năm 1989 là
$357, đây là dấu hiệu tăng giá. Sau đó, Financial News Network hỏi tôi nhận định như thế nào về
giá vàng. Tôi nói rằng đây là một đợt điều chỉnh tăng, nó sẽ dừng lại ở khoảng $425-$433. Đầu
năm 1990, giá vàng chạm đỉnh $425, và thị trường trở lại xu thế giảm. Bằng cách nào mà tôi có
thể xác định được vùng $425-$433 là vùng kháng cự mới trong khi giá vàng hiện tại chỉ là $380?
Bằng cách kết hợp nhiều phương tiện kĩ thuật. Có 4 chỉ báo chỉ ra vùng kháng cự $425- $433:

1. 50% (retracement=thoái lui) của đỉnh $520 trong năm 1987 và đáy $357 của năm 1989 là
$430.

2. Các điểm 1 và 2 trong năm 1989, tạo thành đáy đôi. Dựa vào đáy đôi này, tôi đưa ra mức
$425. ( khoảng cách 1 đáy đôi được đo bằng khoảng cách giữa 2 điểm đáy và điểm cao nhất).

3. Cuối năm 1988, giá cao nhất là $433.

4. Đồng nghiệp của tôi, John Gambino, người dùng lý thuyết sóng Elliot cho rằng giá vàng đang
ở bước sóng thứ 4. Dựa vào đó, điều chỉnh tăng của giá vàng không thể vượt quá đáy của sóng
tiến thứ nhất vào đầu năm 1988 là $425.

Các chỉ báo phương Tây trên đều chỉ ra ngưỡng kháng cự gần vùng giá $425-$433. Thất bại
trong việc vượt qua vùng kháng cự này, thị trường bulls đã không thể chứng tỏ sức mạnh. Không
lâu sau đó, xu hướng giảm đã trở lại.
Nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự $433 thì sao? Vậy thì tôi phải thay đổi dự đoán của mình về
một thị trường tăng trong dài hạn. Đó là lí do vì sao kĩ thuật lại có hiệu quả. Luôn luôn có một
mức giá mà tại đó nhận định về thị trường sẽ bị sai. Trong trường hợp này, nếu giá vàng kết thúc
ở mức trên $433, tôi phải nghĩ đến xu hướng giảm trong dài hạn. Chúng ta nhận biết thị trường
bằng các hoạt động của giá. Nếu hoạt động này nói rằng ý kiến của tôi là sai thì tôi sẽ điều chỉnh
theo thị trường. Tôi không đủ tự tin để nói rằng thị trường sẽ thay đổi theo tôi. Bởi vì “ thị
trường luôn luôn đúng”.

Đầu tháng 5, sau khi Đường rớt giá mạnh, tôi nghĩ giá đường có thể tạm thời bật lên $.14 (đó là
đáy của một kênh tăng giá trong vòng 1 năm ở biểu đồ hàng tuần, và cũng là mức thấp nhất cuối
tháng 2 đầu tháng 3). Tuy nhiên, trừ khi giá đường được đẩy lên trên vùng $.1515- $.1520, tôi tin
rằng giá đường hiện tại chỉ là một xu hướng giảm nhất thời. Điều chỉnh tăng đạt mức $.1505 vào
ngày 14 tháng 5. Vậy làm sao tôi biết được vùng kháng cự là$.1515 - $1520. Có 4 chỉ báo như
sau:

1. Đây là ngưỡng hỗ trợ cũ đã được test nhiều lần từ đầu tháng 3 đến hết tháng 4 Tôi nghĩ rằng
một khi ngưỡng hỗ trợ mạnh này bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mạnh.

2. Đường MA 65 ngày gần chạm mức $.1515.

3. Nhìn vào đỉnh của vùng A vào tháng 1 và khoảng trống ở vùng B vào tháng 3, chúng ta có thể
thấy tầm quan trọng của mức $.1515.

4. Fibonacci 32% retracement từ đỉnh $.1627 (H) đến đáy $.1444 (L) là $.1514. Mức này là nơi
ngưỡng kháng cự đầu tiên xuất hiện sau đợt bán tháo.
Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 23)
08.10.2012 18:57
Chương 10: Kết hợp các mẫu hình nến

Chương này nghiên cứu sự kết hợp của những mẫu hình nến gặp
nhau tại một vùng giá có thể tạo thành một điểm quan trọng của thị trường.
Trong hình 10.1, các chỉ báo hình nến kết hợp lại và dự đoán một sự điều chỉnh giá và một nhóm
nến sau đó báo hiệu sự kết thúc của đợt bán tháo. Đầu tháng 6, một hanging man theo sau bởi
một dấu hiệu giảm giá khác là một doji. Giá sau đó giảm liên tục cho tới khi các cây nến khác chỉ
ra một đáy quan trọng. Đầu tiên là một hammer. Ngày tiếp theo là engulfing tăng giá. Một vài
ngày sau đó, có một đợt bán tháo nhẹ nhưng ngưỡng hỗ trợ do hammer tạo ra vẫn được giữ
vững. Đợt test thứ 2 tạo thành mẫu hình tweezers bottom.

Hammer tháng 9 trong hình 10.2 chỉ ra một đợt điều chỉnh tăng. Cuối tháng 11, giá trái phiếu tạo
nên 3 cây nến kết thúc đợt điều chỉnh. Đó là 1 hanging man, 1 doji và 1 shooting star đánh dấu
một sự chấm dứt hoàn toàn.
Hình 10.3 minh họa một cây nến có thể cho nhiều tín hiệu. Đầu tháng 4, một cây nến trắng thân
dài theo sau bởi một thân nến ngắn với bóng trên dài. Đó là hình ảnh của một shooting star. Thân
nến nhỏ này kết hợp với thân nến dài trước đó tạo nên mẫu hình harami. Cuối cùng, đỉnh bóng
trên của shooting star (giá cao nhất trong ngày) cũng không qua được mức cao nhất 1600 trong
tháng 2.
Hình 10.4, trong một vài tuần, thị trường tạo ra 1 tweezers bottom, 1 engulfing tăng giá và 1
hammer.

Hình 10.5. Nửa cuối tháng 7, một loạt các mẫu hình nến báo hiệu giảm giá gồm có 1 doji star
theo sau bởi 3 hanging man (1, 2, 3). Giữa hanging man 1 và 2 có 1 shooting star.
Hình 10.6 có một cây nến đưa ra tín hiệu giảm giá. Đỉnh của đợt điều chỉnh tăng trong tháng 12
được 1 hanging man chạm tới, Hanging man này cũng là một phần của mẫu hình evening star.
Hình 10.7. Từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 11 tháng 5, một loạt thân nến báo hiệu đảo chiều ở đỉnh
trong vùng $1.12. Thân nến trắng dài vào ngày 9 tháng 5 được theo sau bởi một nến thân ngắn.
Cây nến thứ 2 này là 1 hanging man, kết hợp với thân nến trắng phiên trước đó tạo thành mẫu
hình harami. Ngày 11 tháng 5, giá lại ở mức $1.12 một lần nữa. Tiếp sau đó là một shooting
star. 3 phiên liên tiếp có giá cao nhất bằng nhau tạo nên một đỉnh ngắn hạn. Do đó trong 3 phiên
có 4 tín hiệu giảm giá: 1hanging man, 1 harami, 1 shooting star và 1 tweezers top. Thị trường
giảm từ đỉnh này.

Mức $1.12 trở thành mức kháng cự khi thị trường không thể xuyên qua nó trong đợt điều chỉnh
giữa tháng 6. Còn một lý do nữa để mức $1.12 trở thành 1 mức quan trọng khi nó bị phá vỡ vào
ngày 28 tháng 6, nó chuyển thành mức hỗ trợ.

Quan sát ngôi sao doji xuất hiện sau thân nến trắng dài, ta thấy đây là một mẫu hình đảo chiều ở
đỉnh. Có nghĩa là xu hướng chính là xu hướng tăng đã kết thúc. Hai ngày sau doji, thị trường
dường như không còn sức, có 2 thân nến đen ngay sau đó. Hãy nhớ đến mức kháng cự ngày 9
tháng 5 đến 11 tháng 5. Mức thấp nhất của 2 thân nến đen sau đó, ngày 2 và 3 tháng 7, chỉ ra
rằng ngưỡng kháng cự cũ chính là ngưỡng hỗ trợ mới. Thị trường không thể giảm hơn được nữa.
Cho đến khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ, sự quay lại của thị trường tăng giá ngắn hạn bắt đầu từ 26
tháng 6 vẫn sẽ tiếp tục.

Trong trường hợp này, sự kết hợp của các nến tại đỉnh 9-11 tháng 5 có thể phát huy hiệu quả như
một ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1 lần nữa trong vài tháng sau đó.
Hình 10.8 có một loạt nến chỉ ra dấu hiệu tạo đỉnh giữa năm 1987. Cụ thể là: trong vòng 1 tháng,
có 1 hanging man, 1 doji, 1 dark-cloud cover. Sau dark-cloud cover, thị trường selloff, xuất hiện
1 window. Window này trở thành mức kháng cự trong một đợt điều chỉnh tăng nhẹ trước khi
tiếp tục giảm. Đợt bán tháo này kết thúc với 1 tweezers bottom và 1 belt- hold tăng giá ( mặc dù
nến trắng có bóng dưới nhưng vẫn có thể xem nó là một belt- hold tăng giá).

Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 24)


10.10.2012 17:48
Chương 11: Candlesticks và đường xu hướng (trendlines)
Chương này nói về sự kết hợp giữa kĩ thuật hình nến và đường
xu hướng, phá vỡ đường xu hướng, các vùng hỗ trợ , kháng cự
cũ.
Có nhiều cách để xác định một xu hướng tăng hay giảm. Cách
cơ bản nhất mà các nhà phân tích kĩ thuật dùng là vẽ đường xu
hướng.
Đường hỗ trợ, kháng cự và candlesticks

Hình 11.1 cho ta hình ảnh của một đường hỗ trợ đang đi lên. Nó được vẽ bằng cách nối ít nhất 2
đáy của các đợt điều chỉnh giảm. Đường này chỉ ra rằng người mua đang chiếm ưu thế so với
người bán vì cầu đang ngày càng tăng lên. Đó là tín hiệu của một thị trường tăng giá.

Hình 11.2 là hình ảnh của một đường kháng cự hướng đi xuống. Đường này là đường thẳng nối
ít nhất 2 đỉnh của các đợt điều chỉnh tăng. Lúc này người bán đang chiếm ưu thế, bằng chứng là
họ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn. Đó là tín hiệu cho thị trường giảm giá.

Mức độ hiệu quả của đường kháng cự và hỗ trợ tùy thuộc vào số lần mà đường này được test
thành công, khối lượng trong mỗi đợt test và khoảng thời gian đường này có hiệu lực.

Hình 11.3, tuy không có chỉ báo hình nến nào, nhưng nếu xem biểu đồ này bằng kĩ thuật phương
Tây, ta có thể nhận ra mẫu hình head and shoulders (đầu và hai vai).
Hình 11.4. đáy được tạo ra trong cuối tháng 3 (gần $173) đã được test thành công trong các
phiên cuối tháng 4. Đợt test này tạo ra một đợt tăng giá. Cụ thể, trong 3 phiên từ 20 đến 22 tháng
4, 3 cây nến tạo thành mẫu hình morning star.
Hình 11.5 cung cấp những thông tin đáng giá về việc sử dụng đường xu hướng và các chỉ báo
candlesticks.

1. Đường hỗ trợ 1 (cuối tháng 1, đầu tháng 2) chỉ ra rằng các mức giá thấp nhất trong 2 phiên 29
và 31 tháng 1 là 2 điểm đầu tiên của đường này. Đường này được test lần thứ 3 vào ngày 7 tháng
2 bằng một hammer. Sự kết hợp của hai yếu tố này tạo nên một tín hiệu đảo chiều ở đáy. Đối với
những người mua tại vùng này, đáy của hammer sẽ là mức dừng lỗ (stop loss) và thoát ra khỏi thị
trường.

2. Đường hỗ trợ 2 (giữa tháng 1- đầu tháng 3) quan trọng hơn đường thứ nhất vì nó tồn tại lâu
hơn . Ngày 2 tháng 3, đường này được test lần thứ 3 bởi một hammer. Bởi vì xu hướng chính là
tăng nên hammer và đợt test thành công ngưỡng hỗ trợ cho tín hiệu mua vào. Có thể đặt stop loss
ngay dưới đáy của hammer hoặc dưới đường hỗ trợ 2. Sự phá vỡ đường hỗ trợ này sẽ là một
cảnh báo rằng xu hướng tăng đã bị bẻ gãy. Harami đưa ra những nghi ngờ rẳng thị trường sẽ gặp
rắc rối. Ví dụ này cho thấy tầm quan trọng của stop (điểm dừng).

Như đã nói ở trên, có nhiều lý do để tin rằng thị trường đang đi lên cao hơn nữa khi hammer test
đường hỗ trợ lần thứ 2. Nhưng thị trường đã giảm trở lại. Bạn nên tự tin khi đã giao dịch, nhưng
vẫn phải quan tâm đến những nghi ngờ của mình. Một trong số những điều quan trọng nhất khi
kinh doanh là quản lý rủi ro. Việc đặt stop cũng giống như việc quản lý rủi ro
Hình 11.6 có 2 dark- cloud cover 1 và 2 cung cấp 1 đường kháng cự. Dark- cloud cover 3 gần
chạm tới đường này, và nó xác nhận đây chính là vùng mà tại đó cung tương đối mạnh.
Hình 11.7. cho thấy có một đợt điều chỉnh tăng (không có trong hình) kết thúc tại A. Nó tạo ra
một vùng kháng cự ở mức $.6419. Một doji chân dài (long- legged doji) xuất hiện tại B. Doji này
cũng ở gần mức kháng cự tạo ra tại A. Đây là một lý do để cẩn trọng. Đỉnh A và B là 2 đỉnh đầu
tiên của đường kháng cự. Tại C có 1 doji chân dài (giống ở B) gần đường kháng cự. Sau đó thị
trường đi xuống. Tại D, một thân nến trắng với bóng trên dài là một shooting star. Nó thất bại tại
đường kháng cự. Thân nến đen phía sau thân nến trắng vừa rồi tạo ra mẫu hình engulfing giảm
giá.
Hình 11.8 có 2 mẫu hình engulfing. Mẫu hình 1 cung cấp những tín hiệu cẩn trọng nên cho
người mua. Một vài tuần sau đó, engulfing giảm giá thứ 2 xuất hiện. Đỉnh của engulfing này
cũng thất bại tại đường kháng cự.

Hình 11.9 minh họa hình ảnh một đường kháng cự hướng đi lên. Đó là đường xu hướng kết hợp
nhiều đỉnh mới. Mặc dù không phổ biến như đường kháng cự hướng xuống trong hình 11.1,
nhưng nó có thể là một công cụ hiệu quả của những người mua. Khi thị trường chạm tới đường
này lần nữa, người mua nên tính toán trước để đề phòng những thay đổi bất lợi. Họ có thể chốt
lời một phần, thay đổi stop hay hoặc bán ra hết. Mặc dù những thay đổi chỉ là tạm thời (do xu
hướng chính là tăng), sự thất bại tại đường này có thể là một tín hiệu sớm và mang tính thăm dò
cho một xu hướng giảm tiếp theo.
Hình 11.10 là hình ảnh của đường hỗ trợ hướng xuống. Đây cũng là một dạng ít gặp nhưng lại có
thể phát huy tác dụng với người bán. Cụ thể, đường hỗ trợ hướng xuống chỉ ra một xu thế giảm.
Nhưng khi thị trường giữ đường này như một mức hỗ trợ thì người bán nên chuẩn bị cho sự bật
giá.

Nhìn hình 11.11, đầu tiên ta chú ý đến đường hỗ trợ hướng xuống A, tương tự như trong hình
11.10. Nối 2 điểm L1, L2, ta được đường hỗ trợ này. Thân nến L3 hầu như đã chạm đường này
trước khi giá vọt lên lại. Điều này chứng tỏ hiệu lực của đường hỗ trợ. Mức giá thấp tại L4
không chỉ là đợt test thành công đường này mà nó còn tạo ra mẫu hình engulfing tăng giá. Đây
không phải là lúc để mua bởi vì xu hướng chính là giảm. Trong trường hợp này L4 chính là điểm
bắt đầu của một đợt tăng giá, kết thúc bằng một doji chân dài ( đúng hơn là một ricksaw man) và
hanging man vài tháng sau đó. Chú ý mẫu hình piercing tăng giá trong2 ngày 19, 20 tháng 10.

Tiếp theo, hãy nhìn vào đường kháng cự hướng lên như trong hình 11.11. Hoạt động giá từ 15
tháng 1 tạo ra 1 loạt đỉnh. Dựa vào đó (và cả đường hỗ trợ), ta có thể thấy rằng giá đang tăng. Sự
thất bại vào ngày 6 tháng 3 tại đường kháng cự hướng lên cho những người mua tín hiệu để hành
động. Chú ý rằng đợt test đường kháng cự lần thứ 3 là 1 shooting star với bóng trên rất dài và
thân ngắn. 3 ngày sau shooting star là hanging man. Kết hợp các yếu tố (thị trường quay lại vùng
kháng cự, shooting star và hanging man), ta được tín hiệu rõ ràng về một thị trường này sẽ sớm
điều chỉnh.
Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 25)
08.11.2012 19:32
Chương 11: Candlesticks và đường xu hướng
(trendlines)(/br)
Chương này nói về sự kết hợp giữa kĩ thuật hình nến và đường
xu hướng, phá vỡ đường xu hướng, các vùng hỗ trợ , kháng cự
cũ.

Springs và upthrusts
Hầu như, trong phần lớn thời gian, thị trường không tồn tại trong một xu hướng rõ ràng mà
thường là dao động trong dải hẹp hay nói cách khác, thị trường sideways. Khi đó thị trường
không phải đang tăng mà cũng không phải đang giảm. Tiếng Nhật gọi trạng thái yên bình, tĩnh
lặng là “wa”. Tôi nghĩ thị trường đang theo xu hướng nằm ngang cũng là đang trong trạng thái
“wa”. Người ta ước chừng rằng thị trường không có xu hướng chiếm khoảng

70%. Vì vậy chúng ta cần phải dùng các công cụ phân tích kĩ thuật để biết được điểm vào thị
trường hợp lí. Trong trường hợp này, có một số công cụ rất hiệu quả. Chúng được gọi là springs
và upthrust dựa trên những khái niệm được Richard Wyckoff phát triển vào đầu thế kỉ 20.

Như đã nói ở trên, khi thị trường trong trạng thái “wa”, việc mua bán không diễn ra sôi nổi, theo
xu hướng nằm ngang. Đôi khi, giá có thể tăng hoặc giảm qua mức cao nhất hoặc thấp nhất. Khi
đó, cơ hội mua bán xuất hiện. Cụ thể, nếu giá phá vỡ mức kháng cự hay hỗ trợ, đó chính là lúc
để trade. Lúc này, có một dấu hiệu mạnh là thị trường sẽ quay lại vùng giao dịch cũ.
Hình 11.12, ngưỡng kháng cự được giữ vững. Giá sau đó quay trở lại dưới các đỉnh đã bị phá vỡ.
Trong trường hợp này, bạn nên bán ra. Kiểu phá vỡ giả này gọi là upthrust. Nếu upthrust gặp 1
chỉ báo hình nến giảm giá, đó là lúc nên bán.

Ngược lại với upthrust là spring (hình 11.13). Spring xuất hiện khi giá đi qua các đáy rồi quay về
bên trên đường hỗ trợ. Nói cách khác, đáy mới không được giữ. Nên mua vào nếu giá lên cao
hơn các đáy cũ.

Hình 11.14 là một ví dụ hay về upthrust kết hợp với candlesticks. Ngày A đánh dấu giá bắt đầu
dịch chuyển theo xu hướng nằm ngang và 1 ngưỡng kháng cự ( chú ý hanging man ngày trước
đó đã cho tín hiệu kết thúc xu hướng tăng). 2 điểm L1, L2 xác định đáy của vùng giao dịch. Có
upthrust vào ngày B. Đỉnh trước đó, tại A, đã bị phá vỡ nhưng đỉnh mới lại không được giữ. Thất
bại này là một tín hiệu giảm giá. Hơn nữa, trước ngày B là một shooting star. Đôi khi shooting
star không đủ để cho tín hiệu giảm, nhưng hanging man đã xuất hiện trong ngày B. Với một
upthrust tại B chúng ta biết được đáy của dải sideways này,chính là đáy tạo bởi L1, L2.
Hình 11.15 cho thấy vào ngày 1 tháng 5, đỉnh mới được thiết lập cho CRB chạm ngưỡng 248.44.
Ngày 10 tháng 5, thị trường bulls đã cố gắng đẩy mức này lên 25ticks nhưng vẫn không thể giữ
đỉnh mới này. Sự thất bại này tạo thành upthrust. Ngày 10 tháng 5 cũng là một shooting star. Nó
báo hiệu kết thúc một xu hướng tăng ngắn hạn.
Hình 11.16. Giá ngày 5 tháng 4 vượt qua đỉnh của đầu tháng 3, khoảng $5.40. Tuy nhiên thị
trường tăng không thể giữ lại đỉnh mới. Đó là upthrust. Hanging man trong phiên sau đó cũng
xác nhận tín hiệu giảm giá của upthrust này.
Hình 11.17, trong tháng 7 năm 1987, CRB tạo đáy bằng mẫu hình harami gần mức 220. Đáy này
được test thành công bởi một thân nến trắng dài ngay tuần sau. Trong quý 3 của năm 1987, mức
220 tạm thời bị phá vỡ bằng một thân nến trắng dài là belt-hold tăng giá. Thị trường nhanh
chóng bật lên lại, tạo ra một hammer và một spring. Mức giá tại spring test lại đỉnh trước đó, gần
235.
Hình 11.18. Đáy đầu tháng 1 đã bị xuyên qua vào cuối tháng 2. Ngày của spring cũng là một
hammer. Các tín hiệu tăng giá này cung cấp cho các nhà phân tích kĩ thuật về sự quay lại một
đỉnh cao hơn của vùng giao dịch tháng 1 và 2. Đợt điều chỉnh tăng này gần chạm mức $78 với 1
evening doji star.

Hình 11.19 chỉ ra sau một mẫu hình harami, thị trường xuống dốc. Nó kết thúc bởi một hammer
1. Hammer này là một đợt test thành công ngưỡng hỗ trợ trước đó $.50. Một đợt tăng nhẹ trở lại
tại hammer 2. Với hammer này thị trường đã vượt qua đáy của tháng 6. Nhưng thị trường bears
không thể duy trì được đáy này. Vậy một spring, thêm vào đó là một hammer, 1 tweezers bottom
cho tín hiệu tăng giá.
Hình 11.20. Trong suốt tuần bắt đầu từ 12 tháng 3, giá chạm đáy $5.96 tạo thành một engulfing
tăng giá. Thị trường bắt đầu điều chỉnh. Ngày 3 tháng 4, giá phá vỡ mức này và tạo đáy mới.
Spring được hình thành vì đáy này không giữ được lâu. Ngoài ra, đáy trong phiên đó còn tạo ra
engulfing tăng giá.

Vì sao spring và upthrust lại phát huy tác dụng như vậy? Để trả lời, tôi liên hệ tới câu trả lời của
Napoleon khi ông ta được hỏi rằng ông thích đội quân nào nhất, đó là đội quân chiến thắng. Nếu
coi thị trường là một trận chiến mà 2 đội quân là bulls và bears. Vùng mà họ đang tranh giành
chính là vùng giá sideway. Bears phải giữ đường kháng cự còn bulls phải giữ đường hỗ trợ. Lúc
đó sẽ có một “scouting parties” của những nhà đầu tư lớn, tổ chức thương mại, kể cả cá nhân
giám sát 2 bên. Ví dụ, bulls cố gắng đẩy giá lên qua vùng kháng cự. Khi đó, ta phải xem các
động thái của bears. Nếu “scouting parties” tăng giá có thể đóng quân trong vùng của đối
phương (gần trên ngưỡng kháng cự trong vòng vài ngày), khi đó nếu những đội quân bulls mới
cũng tham gia thì thị trường sẽ dịch chuyển lên cao hơn. Nếu cuộc tiến công được duy trì ( thì
mức kháng cự cũ sẽ thành mức hỗ trợ mới), đội quân bulls nắm quyền kiểm soát thị trường. Ví
dụ về “scouting parties” tăng giá được thể hiện trong hình 11.21.
Cuối tháng 5, đỉnh $3.54 được tạo. Rất nhiều “scouting parties” tăng giá đang cố gắng vượt qua
vùng $3.54. Bulls thành công khi đẩy giá lên mức $3.54 trong phiên ngày 4 tháng 4. Bulls không
thể tiến cao hơn vào vùng đất của bears. Bulls bị đánh bại, quay trở lại đáy của vùng giao dịch
$3.54. Tín hiệu mà candlesticks cung cấp nói lên rằng bears vẫn còn đang nắm giữ thị trường là
một engulfing giảm giá. Đầu tháng 6, shooting star ngày 12,13 tháng 6 không thay đổi được gì.
Sau đó, một “scouting parties” tăng giá xuất hiện đầu tháng 4. Thất bại khi không giữ được vị trí
phía trên đỉnh giữa tháng 3, bulls bị đẩy lùi. Kết quả là một đợt test lại vùng đáy cuối tháng 3. Sự
thất bại này được 1 shooting star xác nhận.

Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 26)


10.11.2012 10:46
Chương 11: Candlesticks và đường xu hướng (trendlines)
Chương này nói về sự kết hợp giữa kĩ thuật hình nến và đường
xu hướng, phá vỡ đường xu hướng, các vùng hỗ trợ , kháng cự
cũ.

Lý thuyết “đổi cực”


Người Nhật có câu: “A red lacquer dish needs no decoration”,
tạm hiểu là một chiếc dĩa sơn mài thì không cần trang trí gì thêm. Tư tưởng về vẻ đẹp đơn thuần
cũng chính là cốt lõi của lý thuyết kĩ thuật mà tôi thường sử dụng với biểu đồ hình nến. Đơn giản
nhưng rất hiệu quả - mức hỗ trợ cũ sẽ là mức kháng cự mới và ngược lại. Tôi gọi đây là “the
change of polarity principle” (lý thuyết đổi cực). Hiệu quả của đường này tùy thuộc vào:

1. Số lần ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ cũ được test.

2. Khối lượng trong mỗi đợt test.

Đây cũng chính là lý thuyết mà trong bất cứ cuốn sách về phân tích kĩ thuật nào cũng nói đến.
Để biết được tính ưu việt của lý thuyết này, hãy xem những ví dụ khác nhau trong những thời
điểm khác nhau.

Hình 11.24. 4 trường hợp đường kháng cự cũ thành đường hỗ trợ mới.
Hình 11.25. Điểm giá thấp nhất của đồng Yên cuối năm 1987 và giữa năm 1988 tạo ra một vùng
kháng cự quan trọng trong cả năm 1989.

Hình 11.26. Ngưỡng kháng cự cũ gần 27,000 trong năm 1987, khi bị phá vỡ, trở thành một
ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
Chúng ta đã thấy quy luật này ở các ví dụ trước trong biểu đồ daily, weekly và monthly, bây giờ
hãy xem trong biểu đồ intra-day.

Hình 11.27. Từ đầu đến giữa tháng 7, ngưỡng kháng cự ở mức $.72. Ngày 23 tháng 7, ngưỡng
này bị xuyên thủng, ngay lập tức ngưỡng $.72 trở thành ngưỡng hỗ trợ. Đỉnh $.7290 của ngày
24, 25 bị phá vỡ, nó cũng thành ngưỡng hỗ trợ.
Hình 11.28.Cuối năm 1989, đầu năm 1990, có một đợt điều chỉnh. Nửa đầu năm 1990, thị trường
ở trong dải hẹp với ngưỡng hỗ trợ là gần mức $1.85. Khi ngưỡng này bị phá vỡ vào tháng 6 năm
1990, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo là bao nhiêu? Giá tăng từ $1.25 đến $2.05 nên khó có thể xác định
được ngưỡng hỗ trợ chính xác cho đợt điều chỉnh cuối 1989, đầu 1990. Tuy nhiên, khi mức
$1.85 bị phá, ngưỡng hỗ trợ được mong đợi là sẽ ở gần $1.65. Có 2 lý do để tôi chọn mức này.
Một là, 50% retracement của đợt điều chỉnh $.80 trước đó là gần $1.65. Hai là, ngưỡng kháng cự
cũ ở vùng A, gần $1.65. Như vậy đây có thể là ngưỡng hỗ trợ mới. Thật vậy, thị trường bán tháo
trong vòng vài ngày sau đó và dừng ở mức $1.66.

Trong bất kì biểu đồ nào, daily, weekly, monthly, hay kể cả lâu hơn thì bạn cũng có thể thấy
được ứng dụng của lý thuyết này. Tại sao nó đơn giản mà lại hoạt động hiệu quả như vậy? Ta đã
biết, mục tiêu của phân tích kĩ thuật là đo xúc cảm và hành động của những nhà đầu cơ và đầu
tư. Vì vậy, công cụ đo lường càng tốt thì hiệu quả nó mang lại càng cao. Lý thuyết này hoạt động
có hiệu quả là vì nó dựa trên lý thuyết tâm lý sound trading. Lý thuyết tâm lý này nghiên cứu
cách mà mọi người sẽ phản ứng khi thị trường đi ngược lại vị thế của họ đang có, hoặc khi họ tin
rằng họ đã bỏ qua một biến động lớn của thị trường. Mức giá nào là quan trọng nhất trên biểu
đồ? Có phải đó là điểm tạo nên các biến cố, hay là các đáy? Hay là mức đóng cửa của ngày hôm
qua? Không phải. Mức giá quan trọng nhất trên bất cứ biểu đồ nào chính là điểm mà bạn tham
gia thị trường (enter point). Mọi người ai cũng đặc biệt chú ý đến mức giá mà tại đó họ bán hay
mua. Do đó, càng nhiều giao dịch được thực hiện tại một mức giá thì càng có nhiều người quan
tâm đến mức giá đó. Như vậy điều này liên quan đến việc ngưỡng hỗ trợ cũ thành ngưỡng kháng
cự mới, và ngược lại.
Hãy nhìn hình 11.29 để có câu trả lời.

Cuối tháng 12, một đợt bán tháo mạnh kết thúc tại $5.33 (A). Trong một đợt test mức này, có ít
nhất 3 nhóm nhà đầu tư sẽ cân nhắc việc mua vào:

Nhóm 1 là những người đang đợi thị trường ổn định lại sau đợt bán tháo trước và những ai nghĩ
rằng ngưỡng hỗ trợ là $5.33 (đáy tại A vào ngày 28 tháng 12). Một vài ngày sau đó, đợt test
thành công tại B có thể đã thu hút được những người mua mới.

Nhóm 2 gồm những người trước đây đã mua, nhưng đã bán ra trong đợt selloff cuối tháng 12.
Trong đợt điều chỉnh từ B đến B1 vào giữa tháng 1, một vài người mua trước đó đã thoát khỏi thị
trường cho rằng nhận định của họ về thị trường bulls là chính xác, chỉ là họ xác định sai thời
điểm bán mà thôi. Bây giờ chính là lúc mua vào. Họ muốn thanh minh cho nhận định của mình.
Họ đang chờ thị trường hồi phục tới C để mua vào lại.

Nhóm 3 là những người đã mua tại A và B. Họ cũng nhận thấy đợt điều chỉnh từ B đến B1 và
muốn mua thêm nếu có một mức giá hợp lý. Tại C, họ có giá tốt vì thị trường đang ở mức hỗ trợ.
Vì vậy, có nhiều người cùng mua tại C. Tại D, họ lại tiếp tục mua vào.

Sau đó, những người đã mua gặp rắc rối. Vào tháng 2, giá qua vùng hỗ trợ A,B,C và D. Bất cứ ai
đã mua ở ngưỡng hỗ trợ đều đang thua lỗ. Họ muốn thoát khỏi thị trường với ít tổn thất nhất.
Những người này sẽ thoát khỏi vị thế mua của họ. Do đó, những người mua ở A, B, C và D bây
giờ là những người bán. Đó là vì sao ngưỡng hỗ trợ cũ thành ngưỡng kháng cự mới. Ngược lại ta
cũng có thể giải thích được vì sao ngưỡng kháng cự cũ lại thành ngưỡng hỗ trợ mới.

Nhưng đừng để sự đơn giản của lý thuyết này đánh lừa bạn. Nó chỉ hoạt động tốt khi kết hợp với
các chỉ báo hình nến. Ví dụ, vùng E có 1 doji sau 1 thân nến trắng dài báo hiệu rắc rối. Chỉ báo
hình nến kết hợp với đường kháng cự xác nhận điều đó. Trường hợp tương tự xảy ra tại F.

Hình 11.30, đỉnh A và B tạo thành ngưỡng hỗ trợ cuối năm 1986 và năm 1989. Đường hỗ trợ này
được test 2 lần với 2 hammer.
Hình 11.31, trong tháng 9, đầu tháng 10, tại vùng A và B, thị trường duy trì mức hỗ trợ $1,230.
Thị trường xuống dưới mức đó vào ngày 9 tháng 10, ngay lập tức đường này trở thành ngưỡng
kháng cự. Sau lần thất bại đầu tiên ở ngưỡng kháng cự, tại C, giá giảm cho tới khi có mẫu hình
engulfing tăng giá. Một đợt điều chỉnh nhẹ sau đó, một lần nữa xuyên qua ngưỡng kháng cự
$1,230. Hơn nữa, còn có 1 dark-cloud cover.

Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Phần 27)


12.12.2012 20:05
Chương 12: Candlesticks và các mức retracement

Thị trường không phải lúc nào cũng tăng hay giảm liên tục mà
nó thường điều chỉnh trước khi quay trở lại xu hướng chính. Một
vài mức retracement thông dụng như 50%, Fibinacci 38,2%,
68,1%. Fibonacci là một nhà toán học ở thế kỉ 13. Ông đã xây
dựng một dãy những con số mà nếu chia những con số này cho
so đứng liền trước hay liền sau nó, ta được các tỉ số Fibonacci,
gồm có 61,8%, 38,2% (nghịch đảo là 1,618 và 2,618). Mức 50%
cũng thông dụng vì nó cũng được sử dụng bởi những người dùng Gann, lý thuyết sóng Elliot hay
là lý thuyết Dow.
Hình 12.3. Các retracement có thể giúp phán đoán vùng kháng cự trong một thị trường
giảm.50% retracement của giá vàng trong vòng 1 năm trở thành mức kháng cự. Quan sát 3
trường hợp mà đường 50% retracement kết hợp với candlesticks cung cấp một tín hiệu đảo chiều
ở đỉnh.

Retracement 1. Đỉnh tại A vào cuối năm 1987 ($502) tạo ra bởi một engulfing giảm giá. Đợt bán
tháo bắt đầu cuối năm 1987, kết thúc với mẫu hình piercing tăng giá tại B ở mức $425. Dựa vào
50% retracement của đợt bán tháo này, từ A đến B, mức kháng cự có thể xảy ra ở $464.Vậy
ngưỡng kháng cự được xác định là $464 và cần thêm sự xác nhận bằng một chỉ báo giảm giá của
candlesticks. Một engulfing xuất hiện tại C, tại đó giá đạt $469, sai lệch $5. Thị trường tiếp tục
giảm xuống.

Retracement 2. Đợt bán tháo bắt đầu từ C kết thúc với mẫu hình morning star tại D.50%
retracement từ C $469 đến D $492 cho ta vùng kháng cự $430. Tại mức một chỉ báo hình nến sẽ
xuất hiện. Giá vàng chạm vùng E $433. Trong suốt thời gian này (tuần từ 28 tháng 11 đến 5
tháng 12) tại E, giá vàng dịch chuyển $.50, xuất hiện mẫu hình engulfing giảm giá. Một đợt giảm
giá khác bắt đầu tại E.

Retracement 3. Từ đỉnh E tới đáy F năm 1989 ($357), giá rớt $76. Một điều thú vị là trong các
đợt bán tháo A-B, C-D, E-F, giá đều giảm xấp xỉ $77. Không có chỉ báo hình nến nào xác nhận
đáy vào ngày 5 tháng 6. Đợt test đáy này lần thứ hai diễn ra vào tháng 9 khi giá vàng xuyên qua
mức này. Vì sao? Vì cuối năm 1989, giá vàng vượt qua ngưỡng kháng cự của 2 năm. Thêm vào
đó, vàng tạo ra 1 đáy vững chắc vào năm 1989 bằng đáy đôi $357. Ta phải quan sát mức 50%
retracement của những vùng lớn hơn, nghĩa là 50% retracement của toàn bộ các lần giảm giá từ
1987 (đỉnh A) cho tới 1989 (đáy F). Nó cung cấp một ngưỡng kháng cự $430. Gần mức này,
$425 trong tuần 20 tháng 11 tại vùng G, thị trường cho tín hiệu cảnh báo rằng xu hướng tăng
đang gặp rắc rối. Dấu hiệu là một harami, một phần của mẫu hình này là hanging man. Một vài
tuần sau đó, tuần 22 tháng 1, đỉnh của đợt dịch chuyển này chạm $425. Hoạt động giá tạo ra một
hanging man và giá vàng giảm từ đó.

Hình 12.4. Sự kết hợp giữa tweezers bottom và harami ở mức $18.85 (A) là điểm khởi đầu của
đợt điều chỉnh tăng $3.50. Đợt điều chỉnh này kết thúc tại $22.15 (B) với mẫu hình engulfing
giảm giá. 50% retracement của vùng A-B tạo thành ngưỡng kháng cự $20.36. Tại vùng C, có
một piercing tăng giá ở mức $20.15. Thị trường sau đó có một đợt điều chỉnh nhẹ từ C. Đợt điều
chỉnh này dừng lại tại D khi có dark-cloud cover. Đỉnh của D ở $21.25 nằm trong khoảng 10
ticks của mức 50% retracement của xu hướng giảm trước đó B-C.
Hình 12.5. Ta thấy 61,8% retracement của đợt điều chỉnh A-B là $5.97. Mức giá này rất gần với
ngưỡng kháng cự cuối tháng 1, đầu tháng 2 là $5.95. Mức kháng cự cũ thành mức hỗ trợ mới.
Khi giá trở lại mức này, ngày 2 và 3 tháng 4, mức $5.97 được giữ làm ngưỡng hỗ trợ. Những
phiên này tạo thành mẫu hình harami đánh đấu xu hướng giảm trước đó đã chấm dứt. Sau đó,
ngưỡng này được test lại một lần nữa vào giữa tháng 4 và thị trường tăng cao.
Hình 12.6a. Từ đáy L tháng 7 đến đỉnh H trong tháng 10, giá dầu thô đã có một đợt điều chỉnh
$21.70. Mức 50% retracement của đợt điều chỉnh này là $29.05. Vì vậy, dựa trên lý thuyết mức
50% retracement của đợt điều chỉnh tăng là ngưỡng hỗ trợ nên ta đợi một chỉ báo tăng giá từ
candlesticks gần vùng $29.05. Trong đợt bán tháo từ đỉnh của tháng 10, 23 tháng 10, sau khi giá
chạm đáy $29.30. Một hammer xuất hiện trong biểu đồ daily. Thị trường điều chỉnh $5. Trong
biểu đồ intra-day (hình 12.6), hoạt động giá trong những giờ đầu tiên tạo ra hammer. Trong biểu
đồ daily và intra-day đều có những hammer. Trường hợp này rất hiếm và rất có ý nghĩa. Xem
biểu đồ intra-day đợt điều chỉnh bắt đầu từ hammer và kết thúc khi một hanging man xuất hiện
vào ngày 26 tháng 10.

You might also like