You are on page 1of 8

Họ tên : Đào Thu Huyền .

Địa chỉ: tổ 15 B , khu phố 4 , p Trảng Dài Biên Hòa, thành phố
Biên Hòa , Đồng Nai
Nghề nghiệp: Học sinh
Số điên thoại:0902577212
Bài làm
Câu 1
Lịch sử ra đời của ngày Thương binh, Liệt sĩ a) Lịch sử ra đời:
- Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non
trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.
- Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả
chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn
vẹn trong một ngày. Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của
gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc
tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ
tử nạn.
- Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp
binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở
Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm
hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.
- Chiều ngày 11-7-1946, tại Nhà hát thành phố Hà Nội đã có một
buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở
đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi
chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.
- Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số
người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và
đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng và Nhà nước ta đã
quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác
thương binh liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như
tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc
kháng chiến.
- Tháng 6-1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu
quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin
tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ- Thái
Nguyên.
Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn
ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương
binh liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27-7-
1947 làm ngày Thương binh toàn quốc. Từ năm 1955, ngày 27-7
ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.
b) Ý nghĩa;
+ Ý nghĩa chính trị:
- Ngày 27/2 hàng năm phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà
nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ
Quốc.
- Phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần
cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và
Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo.
- Động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc
đổi mới đất nước.
- Thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.
- Củng cố niềm tin vào nhân dân, vào sự lãnh đạo của Đảng cũng
như sự quản lý của nhà nước.
- Tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chống lại
thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.
+ Ý nghĩa nhân văn:
- Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự
hào dân tộc. Phát huy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", đền ơn
đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc
của dân tộc.
- Phát huy tinh thần "gia đình cách mạng gương mẫu" góp phần
giữ vững ổn định chính trị, phát triển

Câu 2Anh, chị cho biết đôi nét về người liệt sĩ đầu tiên của
Quân đội nhân dân Việt Nam

Xuân Trường là bí danh của đồng chí Hoàng Văn


Nhủng, người liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Ông hy sinh trong trận đánh thứ ba của Đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ) tại Đồng Mu
(huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) đêm mồng 4 rạng sáng 5-2-
1945. Để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông đối với
cách mạng, chính quyền địa phương đã quyết định lấy tên
ông đặt cho địa danh ấy: Xã Xuân Trường.

Người con Sóc Hà trung dũng

Hoàng Văn Nhủng quê ở bản Nà Nghiềng, xã Sóc Hà (huyện Hà


Quảng, tỉnh Cao Bằng). 18 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động
cách mạng. Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Trường và huyện Bảo Lạc
ghi: Tuổi niên thiếu, Hoàng Văn Nhủng đã chứng kiến dân bản
quê mình sống lầm than, cơ cực dưới ách thống trị của thực dân
Pháp. Vì vậy, con đường độc lập dân tộc trở thành khát vọng
nung nấu cho chàng thanh niên Hoàng Văn Nhủng. Năm 1936,
khi phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ phát triển, Hoàng
Văn Nhủng và em trai Hoàng Văn Vân được giác ngộ và tham gia
hoạt động cách mạng với nhiệm vụ làm liên lạc viên. Năm 1939,
hai anh em bị bọn mật thám bắt, tra tấn dã man, giam giữ khoảng
nửa năm, nhưng kiên quyết không khai. Cuối cùng, chúng phải
thả hai anh em. Được trả tự do, các anh tiếp tục hoạt động. Để
che mắt bọn mật thám, anh Nhủng lấy bí danh Xuân Trường.
Giữa năm 1940, Xuân Trường cùng với một số cán bộ cách
mạng tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng được cử đi học tại Trường
Quân sự Hoàng Phố (Liễu Châu, Trung Quốc). Đầu năm 1944,
đồng chí về nước và hoạt động cách mạng chủ yếu ở vùng Lục
Khu, Hà Quảng. Tháng 12-1944, Xuân Trường là một trong
những đội viên vũ trang xuất sắc của châu Hà Quảng được chọn
vào Đội VNTTGPQ. Sau trận đánh Phai Khắt, Nà Ngần (Nguyên
Bình) thắng lợi, tiểu đội của Xuân Trường cùng với anh em trong
đội trở về Lũng Dẻ củng cố lực lượng rồi hành quân lên đánh đồn
Đồng Mu. Sau cuộc hành quân dài hàng trăm cây số, qua nhiều
rừng rậm, hiểm trở, có nhiều thú dữ và thổ phỉ; Xuân Trường và
đồng đội hành quân đến đồn Đồng Mu, anh dũng chiến đấu và
mãi mãi nằm lại mảnh đất này.

Câu 3 Câu nói: “Thương binh tàn nhưng không phế” được Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói trong thời gian, địa điểm và hoàn cảnh nào?
Anh, chị cho biết ý nghĩa của câu nói trên?

Địa điểm ,hoàn cảnh: đêm giao thừa Bác Hồ chỉ đi thăm một nơi,
đó là đến thăm anh chị em ở Trường Thương binh hỏng mắt ở Hà
Nội.

Ý nghĩa:

Thương binh, bệnh binh của chúng ta vốn là những cán bộ, chiến sĩ cách
mạng, là bộ đội Cụ Hồ. Khi chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, đã xác
định có thể hy sinh hoặc bị thương tật, tù đày. Đó là nhân tố cơ bản giúp
thương binh, bệnh binh chúng ta giữ vững tinh thần, tự hào về những
cống hiến của mình với dân tộc, đất nước.
Tuy nhiên, cũng có thể ở người này người khác, lúc này lúc khác
không tránh được tâm trạng nặng nề, bi quan chán nản. Nhưng đa
số đã chọn lối sống tích cực, kiên trì rèn luyện sức khỏe, tìm công
ăn việc làm mà hầu hết việc làm đều vượt quá khả năng của mình,
đòi hỏi phải có sự kiên trì tập luyện, ý chí vượt khó. Nhất là khi
câu nói của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế” được lưu
truyền, trở thành phương châm sống của thương binh, bệnh binh.

Có biết bao tấm gương thương binh tưởng đã “tàn” nhưng đã làm
được những việc mà đa số người lành lặn và có nhiều điều kiện
thuận lợi hơn không làm được. Đó là những tấm gương tuyệt vời
của anh thương binh Bộ đội Cụ Hồ, chẳng những có tác dụng
khuyến khích, nâng đỡ các thương binh, bệnh binh khác tiến lên,
mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ ra toàn xã hội, cổ vũ những người
khuyết tật tự tin sống theo phương châm “tàn nhưng không phế”,
quyết tâm đổi đời, chiến thắng số phận.Làm theo lời Bác Hồ:
Thương binh, bệnh binh “tàn nhưng không phế” và mở rộng ra
người khuyết tật “tàn nhưng không phế” để “mỗi một người dân
mạnh khỏe tức là làm cho cả nước mạnh khỏe”, “dân cường thì
nước thịnh”.

1. Câu 4Nội dung cơ bản của Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15-5-2013
của Bộ Chính trị và Quyết định 1237/QĐ-TTg ngày 27-7-2013 của
Thủ tướng Chính phủ nói về vấn đề gì? Anh, chị cho biết kết quả
công tác chăm lo giải quyết chế độ, chính sách cho người có
công với cách mạng ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong
những năm vừa qua?

Chỉ thị số 24- CT/TW ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị, Quyết định số
1237/QĐ- TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản
của tỉnh liên quan đến tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ; Ban hành các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Đẩy mạnh
thông tin, tuyên truyền; Thành lập, kiện toàn tổ chức, lực lượng làm
nhiệm vụ chỉ đạo và tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ; Thu thập, kết nối,
xử lý thông tin phục vụ tìm kiếm, quy tập, tổ chức thông báo, thông tin
về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt
sĩ; Bảo đảm trang bị, kinh phí, chế độ chính sách cho nhiệm vụ tìm
kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Thực hiện quyết định số 369/QĐ- UBND ngày 02/2/2016 của


UBND tỉnh về việc ban hành quy trình liên thông giải quyết thủ tục
hành chính về lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết
của Sở LĐ-TBXH, gồm có 03 thủ tục.
Thủ tục 1: Giải quyết chế độ ưu đãi đối với “Bà Mẹ Việt Nam Anh
Hùng”
Thủ tục 2: Thủ tục giải quyết chế độ Người hoạt động cách mạng
hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
Thủ tục 3: Thủ tục giải quyết chế độ đối với Người hoạt động
kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
Quốc tế, Người có công giúp đỡ cách mạng đã chết.
Thuận lợi: Quy trình này rút ngắn thời gian giải quyết cho người
có công và thân nhân, do hồ sơ từ cấp xã được chuyển thẳng lên
cấp tỉnh giải quyết không qua cấp huyện.
Khó khăn: Đây là quy định thủ tục liên thông mới nên còn khó
khăn nhất định như có trường hợp xã lập thủ tục còn chưa đảm bảo
về giấy tờ, nội dung yêu cầu của hồ sơ, (thiếu giấy ủy quyền đối
với trường hợp đối tượng đã chết thân nhân đứng ra kê khai để
hưởng, hoặc điền các thông tin vào hồ sơ chưa đảm bảo nội dung
yêu cầu…) vì vậy có trường hợp Sở phải có công văn trả lời hoặc
có điện thoại trao đổi để hướng dẫn bổ sung lại thủ tục.
Từ khi ban hành đến nay Sở đã thụ lý và giải quyết được 433
trường hợp.
Câu5: Cảm nghĩ của anh, chị về kỷ niệm 70 năm Ngày Thương
binh - liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017). Liên hệ trách nhiệm của bản
thân đối với việc giải quyết chế độ chính sách thương binh - liệt sĩ
(nội dung viết không quá 1.000 từ).

Đất nước ta, với bề dày bốn ngàn năm là lịch sử dựng nước và giữ
nước. Những người con ưu tú của đất mẹ anh hùng đã luôn một
lòng quyết bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ bờ cõi non sông đất nước. Đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn” trở thành những bài ca bất tử của
những người con ưu tú, bất khuất, kiên cường đã anh dũng hy sinh
vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Truyền thống
ngàn đời của dân tộc – đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả
nhớ người trồng cây”… đã trở thành một trong những nội dung cơ
bản trong kho tàng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền
thống đó đã hun đúc lên khí phách con người Việt Nam trọng đạo
lý, luôn tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái,khắc ghi những công lao to lớn
của thế hệ cha anh đi trước. Chiến tranh đã qua đi, nhưng tất cả
chúng ta – những người dân Việt Nam không lúc nào nguôi ngoai
những mất mát, những nỗi đau mà nó để lại. Những người con anh
dũng của Tổ quốc, có người còn sống nhưng cũng có người đã
nằm lại với đất mẹ thân yêu. Nhưng những chiến công và tên tuổi
của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi
mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ

Năm 2017, kỉ niệm 70 năm ngày “Thương binh liệt sĩ”, rạo rực trong em
là một lòng biết ơn sâu sắc đến các chiến sĩ đã hy sinh thân mình trong
công cuộc xây dựng nền độc lập nước nhà. 70 năm, không phải là thời
gian ngắn, nhưng những hậu quả mà chiến tranh gây ra vẫn còn đó, nỗi
đau mất người thân hay kể cả nỗi đau về thể xác. Những điều ấy đã
thức đẩy em không ngừng giúp đỡ, hỗ trợ , tham gia các chính sách về
“Thương binh, liệt sĩ” của đoàn thể hay ở địa phương. Để bù đắp phần
nào những mất mát trong chiến tranh, đem lại cho những người
thương binh, hay người thân của những liệt sĩ niềm tin vào cuộc sống
tốt đẹp hơn.

You might also like