You are on page 1of 3

BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ

. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt


Để hiểu ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt thì trước hết cần làm rõ
ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, hay nói cách khác, cần làm rõ, bản chất xã hội
của ngôn ngữ.
1) Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên
a. Nếu như hiện tượng tự nhiên (như thuỷ triều, sao băng,..) là hiện tượng
khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người thì ngôn ngữ lại
phụ thuộc và con người, tồn tại trong xã hội loài người. Cụ thể là, chỉ có loài người
mới có ngôn ngữ, ngôn ngữ chỉ nảy sinh và phát triển trong xã hội loài người và
phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con người.
b.  Các cơ thể sinh vật có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và mất đi.
Khi các cơ thể sinh vật mất đi (chết) thì coi như đã hết. Ngôn ngữ cũng hình thành,
tồn tại và phát triển và ngôn ngữ có thể mất đi, nhưng nó còn để lại dấu vết trong
các ngôn ngữ khác ( ví dụ, các yếu tố vè ngữ âm, ngữ pháp từ vựng). blăng, blời
c.  Các đặc điểm bản năng của con người như đi, đứng, ăn,.. mang tính bẩm
sinh được hình thành và phát phát triển . Ngôn ngữ thì không có tính bản năng.
Thực tế này được chứng minh là, nếu tách ra khỏi xã hội loài người thì ngôn ngữ
không tồn tại; một cá thể /cá nhân vì một lí do nào đó bị cách li với với xã hội loài
người thì sẽ mất dần và dẫn đến mất hắn ngôn ngữ.
d.  Các đặc trưng chủng tộc thì mang tính di truyền ( ví dụ, bố mẹ tóc đen
thì màu tóc của con cũng đen, bố mẹ tóc xoăn thì tóc của con cũng xoăn ). Ngôn
ngữ không có tính di truyền. Chẳng hạn, con người sinh ra ở môi trường ngôn ngữ
nào thì có thể biết sử dụng ngôn ngữ đó; có những ngôn ngữ đuợc nhều chủng tộc
sử dụng, nhưng cũng có chủng tộc sử dụng nhiều ngôn ngữ.
e.  Ngôn ngữ không phải là của cá nhân mà là của chung cồng đồng. Vì
thế, giữa các cồng đồng khi giao tiếp với nhau mới có thể hiểu được. Đối với mỗi
thành viên của cộng đồng, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội hội được giữ gìn và
phát triển. Thiết chế đó gồm những thói quen nghe, nói hiểu trong giao tiếp ngôn
ngữ được đứa trẻ tiếp thu ngay từ khi sinh ra.
2) Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật
khách quan
- Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra và quay trở lại phục vụ con người.
- Ngôn ngữ trở thành tài sản chung của cả cộng đồng (xã hội), là phương
tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng.
- Vì thế, sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của ngôn ngữ luôn phụ thuộc vào
con ngưòi và xã hội loài người.
+ phản ánh xã hội: Ngôn ngữ trở thành tấm gương phản chiếu của xã hội,
trở thành "chiếc hàn thử biểu" (nhiệt độ kế) của xã hội, bởi mọi biến động của xã
hội đều được phản ánh trong ngôn ngữ.
+ Sự phản ánh này được thể hiện: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
rõ nhất là ở từ vựng , bởi, như đã biết, từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ là
một tiểu hệ thống mở (so với tiểu hệ thống ngữ âm và tiểu hệ thống ngữ pháp). Ví
dụ, từ khi Việt nam xuất hiện nên kinh tế thị trường thì một loạt các thuật ngữ kinh
tế thị trường xuất hiện: bao tiêu, giá thoả thuận, thả nổi, vay bắc cầu, chứng
khoán,...
3) Ngôn ngữ không chỉ là một hiện tượng xã hội mà là một hiện tượng xã
hội đặc biệt. Lí do là vì:
 Khác với các hiện tượng xã hội khác như văn học, triết học, chính trị,
pháp luật,...thuộc kiến trúc thượng tầng, ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng
tầng. Nếu như các hiện tượng như như văn học, chính trị, pháp luật,..chịu sự chi
phối của cơ sở hạ tầng (khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sẽ thay đổi bằng cách thay
thế hoặc mất đi) nhưng ngôn ngữ thì không thay đổi (không mất đi hoặc thay thế
bằng ngôn ngôn ngữ khác). Tiếng Việt là một bằng chứng sinh động cho nhận định
này: trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ giao tiếp chung
của mọi người dân trong xã hội Việt Nam.
 Các hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng văn học, chính trị, pháp luật,.
luôn phục vụ cho một giai cấp nhất định và vì thế chúng mang tính giai cấp. Ngôn
ngữ thì không phải vậy, ngôn ngữ không phải là của riêng ai, ngôn ngữ là của mọi
thành viên trong toàn xã hội bất kể giai cấp, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp. Vì thế,
ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Tuy nhiên, tuy không mang tính giai cấp,
nhưng ngôn ngữ được các giai cấp khác nhau sử dụng để thể hiện lập trường, quan
điểm của giai cấp mình và nhằm mục đích riêng của giai cấp, tầng lớp mình, cho
nên, các giai cấp " sử dụng ngôn ngữ" như một lợi thế. Đây là lí do giải thích vì
sao, trong xã hội mới xuất hiện sự khác nhau giữa ngôn ngữ của giai cấp thống trị "
lời của quan có gang có thép" với ngôn ngữ của tầng lớp bị trị "thấp cổ bé họng";
ngôn ngữ của ông chủ khác với ngôn ngữ của người làm thuê,...

You might also like