You are on page 1of 3

Học ít, hiểu nhiều” – chiến lược học tập hiệu

quả

Form Your Soul


Theo Dõi

Đăng: 12-03-2015 tại Bài viếtHọc tập & Nghề nghiệp

Bạn có bao giờ cảm thấy khủng hoảng khi kiến thức phải nhớ quá nhiều
nhưng lại không muốn học tiếp. Học ít, hiều nhiều...Hãy cùng đọc bài
viết sau và áp dụng
Bạn có bao giờ cảm thấy khủng hoảng khi kiến thức phải nhớ quá nhiều
nhưng lại không muốn học tiếp. Học ít, hiều nhiều...Hãy cùng đọc bài
viết sau và áp dụng một số mẹo nhỏ nhé.
Bạn có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức mà không cần phải suốt ngày
cặm cụi vào học? Dường như điều này có vẻ khó tin, nhưng nhiều người
lại vô địch trong các kỳ thi mà không cần phải học nhiều. Đây là một
thực tế mà bạn có thể chưa biết. Những người thông minh sử dụng các
chiến lược học khác nhau chứ không phải do họ là những thiên tài bẩm
sinh. Điểm của bạn có thể cải thiện nếu bạn học ít đi và trở thành một
người thông minh nhanh chóng.
Theo Scott H. Young, chìa khóa cho việc “học ít, hiểu nhiều” là học một
cách toàn diện. Điều này nghĩa là gì? Về cơ bản, học tập toàn diện ngược
lại với học một cách nhồi nhét. Khi bạn cố nhồi nhét kiến thức, não của
bạn sẽ đầy rẫy các thông tin lộn xộn mà bạn hy vọng sẽ có ích sau này.
Khi học tập một cách tổng thể, bạn sẽ học bằng cách kết nối các ý tưởng
với nhau và biến chúng thành một trật tự khoa học. Sau đây là một vài
mẹo nhỏ giúp bạn áp dụng chiến lược học thông minh này.
1. Sử dụng các hình ảnh trí tuệ
Bạn đã từng cố gắng ghi nhớ điều gì đó bằng hình ảnh? Những công thức
toán học phức tạp đặc biệt rất khó nhớ. Thay vì cố ghi nhớ chúng, bạn có
thể chia chúng thành những phần nhỏ hơn và cố gắng tưởng tượng chúng
thành một ảnh hình nào đó gây ấn tượng với bạn.
2. Sử dụng phép so sánh/ẩn dụ
Phép ẩn dụ thường thể hiện hai thứ gì đó không liên quan với nhau
nhưng thực tế thì ngược lại. Khi bạn học thứ gì đó mới, hãy cố gắng nghĩ
về những thứ tương tự. Bằng cách hình thành các phép ẩn dụ/so sánh,
bạn sẽ hiểu được những thuật ngữ mới bằng cách nắm bắt chúng thông
qua những vấn đề dễ hơn. Bạn có thể học một quy trình trừu tượng bằng
cách so sánh nó với các sự kiện có thật hoặc nổi tiếng. Ví dụ, bạn có thể
so sánh đạo hàm với đồng hồ tốc độ trong xe của bạn. Sử dụng phép ẩn
dụ khiến bạn dễ dàng hiểu và kết nối các vấn đề với nhau.
3. Sử dụng đồ thị
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc vẽ ra các đồ thị sẽ cải
thiện sự tập trung của bạn. Nếu bạn đang ở trong lớp học và cảm thấy
nhàm chán, bạn nên diễn tả chúng bằng các đồ thị. Vẽ ra thứ gì đó liên
quan tới bài học sẽ giúp bạn ghi nhớ và tăng sự tập trung.
4. Dạy lại cho người khác
Bạn đã học được những gì ở trong lớp? Nếu bạn có thể giải thích cho một
người khác, não của bạn sẽ tạo ra sự kết nối cải thiện sự hiểu biết của
bạn. Việc dạy lại cho người khác buộc bạn phải giải nghĩa những thuật
ngữ phức tạp và giúp bạn hiểu sâu hơn về bài học.
5. Đừng ghi lại những điều khô khan
Khi bạn ghi chép, hãy biến chúng thành những thứ thú vị. Tốt hơn là bạn
nên viết ra các ý tưởng trong sự kết nối lẫn nhau. Thêm vào một vài suy
nghĩ cá nhân và đồ thị sẽ làm ghi chú dễ hiểu hơn.
6. Sự hình dung
Sự hình dung khác với hình ảnh. Khi bạn học bằng cách hình dung, bạn
tạo ra sự kết nối giữa câu chữ, cảm xúc, hình ảnh và âm thanh; biến điều
gì đó trừu tượng thành thứ hữu hình. Hãy thể hiện các ý tưởng ra giấy và
hình dung nó theo cách mà bạn có thể cảm nhận, sờ và ngửi thấy chúng.
Bạn có thể sử dụng tất cả thời gian để học tuy nhiên không ai dám chắc
bạn có thể sử dụng chúng sau này. Nhồi nhét là một cách học không
hiệu quả và tốn thời gian. Hãy trải nghiệm phương pháp thú vị trên và
bạn sẽ thấy những kết quả rất thú vị.
5,698 lượt xem

Tăng hạng
0
Giảm hạng

Bài liên quan: học tập, phương pháp, ghi nhớ, chiến lược, phương pháp học, cách học
hiệu quả,

https://www.ohay.tv/view/hoc-it-hieu-nhieu-chien-luoc-hoc-tap-hieu-qua/yyOys

You might also like