You are on page 1of 5

Nghiệm thu Dự án: “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện chức năng, tổ

chức của Bộ Quản lý đa ngành, đa lĩnh vực”


Ngày 17/8/2018, tại trụ sở Bộ Nội vụ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã tổ chức
nghiệm thu Dự án: “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện chức năng, tổ chức
của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực” (Dự án) do TS. Trần Văn Ngợi, Viện trưởng Viện Khoa
học tổ chức nhà nước làm Chủ nhiệm.

TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì buổi họp nghiệm thu

Hội đồng nghiệm thu gồm 07 thành viên do TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội
vụ làm Chủ tịch. Tham dự buổi nghiệm thu có lãnh đạo Viện, lãnh đạo các phòng và một số nghiên
cứu viên thuộc Viện.

Tại buổi nghiệm thu, ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Nghiên cứu tổ chức thay mặt Nhóm
nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả thực hiện Dự án. Theo đó, Cải cách cơ cấu của Chính phủ là một
trong những yêu tiên hàng đầu trong chiến lược cải cách hành chính. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi
mới, nhất là từ năm 1991 đến nay qua các nhiệm kỳ Chính phủ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ liên tục
được đổi mới, cải cách phù hợp với quá trình chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Quá trình này cần phải
được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh, để từng bước vững chắc khắc phục thực trạng nhiều đầu mối, trùng
lắp chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ, đặc biệt là trong bối cảnh
đất nước đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
đổi mới kinh tế đồng bộ với đổi mới chính trị, xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, đồng bộ, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế. Đây cũng là tinh thần của Nghị quyết TW lần thứ 6 (Khóa XII). Hơn
nữa, đây là thời điểm bắt đầu nghiên cứu, chuẩn bị xây dựng Đề án về cơ cấu tổ chức bộ máy Chính
phủ nhiệm kỳ khóa XV để trình Bộ Chính trị và Quốc hội. Chính vị vậy, việc tiến hành Dự án điều tra là
rất cần thiết và vô cùng cấp bách.

ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Nghiên cứu tổ chức trình bày tóm tắt kết quả thực hiện Dự án

Đánh giá kết quả thực hiện Dự án, các thành viên Hội đồng cho rằng Dự án có giá trị khoa học
cả về lý luận và ứng dụng thực tiễn thiết thực, hình thức và nội dung đáp ứng được yêu cầu của Dự
án. Nhóm nghiên cứu đã thống kê, khái quát phân tích, đánh giá kinh nghiệm một số nước trên thế
giới và trong khu vực về tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó tập trung vào 3 nước là
Nhật Bản, Anh Quốc và Cộng hòa Liên ban Đức. Từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm có ý nghĩa giúp
chúng ta nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn một số vấn đề có liên quan trong tổ chức bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhóm tác giả đã thống kê, kiểm đếm cụ thể, khái quát
đánh giá quá trình sắp xếp, sáp nhập, thu gọn đầu mối các Bộ, cơ quan ngang Bộ; chuyển các cơ quan
thuộc Chính phủ về trực thuộc Bộ để hình thành các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực ở nước ta, từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới và qua các nhiệm kỳ Chính phủ đến năm 2007.
TS. Dương Quang Tung, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHTCNN

nhận xét phản biện

Thành công nổi bật nhất của Dự án Điều tra là đã chỉ ra được những bất cập, hạn chế, yếu
kém của quá trình cải cách, điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo mô hình tổ chức bộ đa
ngành, đa lĩnh vực ở nước ta, nhất là trong các nhiệm kỳ Chính phủ gần đây. Đồng thời, Dự án đã nêu
ra một nguyên nhân chủ yếu là do “sự chậm trễ, thiếu quyết tâm của các cơ quan lãnh đạo, quản lý
các cấp”. Bên cạnh đó, Dự án đã đưa ra 7 yêu cầu nhằm khắc phục tình trạng sáp nhập, hợp nhất các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ một cách cơ học, không bảo đảm tính đồng bộ với các
yếu tố có liên quan như đổi mới chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp hợp lý cơ cấu tổ chức bên trong bộ mới
thành lập, cũng như đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng, bảo
đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý điều hành các mặt tổ chức và hoạt
động của Bộ. Về giải pháp, bên cạnh những giải pháp có tính chất định hướng thì Dự án cũng nêu một
số giải pháp cụ thể về hợp nhất, sáp nhận đối với một số Bộ cụ thể. Trong đó đáng chú ý là phân biệt
và tổ chức lại các đơn vị tham mưu chính sách và đơn vị tổ chức thực thi chính sách; tổ chức, sắp xếp
lại các Tổng cục theo hướng không để Tổng cục vừa làm chính sách, vừa thực thi chính sách; chuyển
đổi mô hình một số Tổng cục thành các Cục; giảm tối đa việc thành lập Tổng cục thực thuộc Bộ; chỉ
duy trì một số Tổng cục được tổ chức theo ngành dọc.
PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nhận xét phản biện

Tuy nhiên để hoàn thiện Dự án, Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề cần hoàn thiện như trong
các nội dung khảo sát đánh giá cần làm rõ hơn, bổ sung các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của Chính phủ (đặc biệt là chức năng hoạch định chính sách) và hoạt động quản lý nhà nước của
các Bộ đa ngành, đa lĩnh vực sau khi sắp xếp lại. Từ kinh nghiệm quốc tế cũng như từ các nguyên tắc
đã xác định, cần bổ sung đánh giá thực trạng phân cấp, phân quyền của các Chính phủ và các bộ quản
lý đa ngành, đa lĩnh vực cũng như thực trạng thực hiện xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công thuộc
phạm vi quản lý của các Bộ, đánh giá tác động của việc thực hiện các nguyên tắc này đến hiệu lực
hiệu quả và cơ cấu tổ chức, biên chế công chức tại các đơn vị quản lý nhà nước và viên chức tại các
đơn vị sự nghiệp công của các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài ra, cần làm rõ hơn nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập từ góc độ phân công, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị
quản lý chuyên ngành, đa ngành, đơn vị sự nghiệp công trong cơ cấu nội bộ của các Bộ. Về đối tượng
phỏng vấn sẽ toàn diện và khách quan hơn nếu có khảo sát phiếu đối với các đối tượng bị quản lý,...
TS. Trần Văn Ngợi, Viện trưởng, Chủ nhiệm Dự án phát biểu tiếp thu ý kiến góp ý

Phát biểu kết luận, TS. Thang Văn Phúc, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhất trí với các nhận
xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng; đồng thời đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Dự án. Các
mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của Dự án đã được thực hiện một cách thành công, có chất lượng. TS.
Thang Văn Phúc đề nghị Nhóm nghiên cứu cần tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng để bổ sung hoàn
thiện các kết quả nghiên cứu của Dự án.

Kết quả bỏ phiếu, Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại: Khá./.

Tin, ảnh: Đỗ Hồng

http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/1677/language/vi-VN/Nghi-m-thu-D-an-Di-
u-tra-th-c-tr-ng-d-xu-t-gi-i-phap-hoan-thi-n-ch-c-nang-t-ch-c-c-a-B-Qu-n-ly-da-ng.aspx

You might also like