You are on page 1of 11

1

Nhóm Sóc Trăng


Chủ đề: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
(Lớp 6 THCS - 4 tiết)
STT Tỉnh Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác Điện thoại Email
1 ST Sơn Thái An GV Trường THCS Thạnh Thới 0978132092 thaian79ah2@gmail.com
An, Trần Đề, Sóc Trăng
2 ST Nguyễn Đình Thanh Long GV trường THCS Phường 1, Ngã 0944287450 nguyendinhthanhlong30051978@gmail.com
Năm, Sóc Trăng
3 ST Bùi Quôc Tuấn GV THCS Mỹ Xuyên - Mỹ Xuyên 01699273331 buiquoctuannd@gmail.com

I. Xác định vấn đề cần giải quyết


Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc đều là máy cơ đơn giản.
Chương trình hiện hành được thực hiện ở 4 tiết học riêng biệt.
Bài 13. Máy cơ đơn giản
Bài 14. Mặt phẳng nghiêng
Bài 15. Đòn bẩy
Bài. 16 Ròng rọc
Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có
hiệu quả, bốn bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :
II. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức:
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
- Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo, lực đẩy vật hoặc
hướng của lực.
- Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và
đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- Nêu được cấu tạo, tác dụng của đòn bẩy. Nêu được chỉ được đâu là điểm
tựa, điểm tác dụng của lực
- Nêu được cách sử dụng đòn bẩy
- Nêu được cấu tạo và tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.
- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế
b) Kỹ năng
- Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế
cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó..
- Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và
chỉ rõ lợi ích của nó.
- Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ
lợi ích của nó..
c) Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
2
- Có tác phong của nhà khoa học.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài; ghi
chép cá nhân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề và giải thích được
các vật bị nhúng vào chất lỏng lại xuất hiện lực đẩy Ác-si-mét.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: thảo luận nhóm, phản biện.
- Năng lực tự nhiên và xã hội: tham gia tìm hiểu tự nhiên liên quan đến ứng
dụng của các máy cơ đơn giản trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực tính toán, ngôn ngữ: trình bày và trao đổi thông tin báo cáo kết
quả học tập trước lớp.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác
phong làm khoa học thực nghiệm.
- Năng lực tin học, công nghệ: tìm kiếm trên internet, trình bày báo cáo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
+ Lực kế 2,5 N
+ Vật nặng 200g;
+ mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, giá TN, dây dài 30 cm.
- Mẫu báo cáo thí nghiệm, phiếu học tập (nếu cần).
- Bảng theo dõi tiến độ học tập (nếu cần).
2. Học sinh:
- Tài liệu hướng dẫn học, vở ghi bài, giấy nháp...
- Mỗi nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà trường).
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài
học.
Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đặt vấn đề bằng
cách cho học sinh khởi động đọc SGK và quan sát hình 13.4, 13.5 , 13.6 nhận biết
các loại máy cơ đơn giản. Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao?
Trên cơ sở đó đưa ra phương án thí nghiệm và tổ chức cho học sinh làm thí
nghiệm. Học sinh được làm thí nghiệm, thu thập kết quả trong bốn trường hợp
dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc cố định, ròng rọc động.
Bằng những kiến thức đã học về trọng lựợng của vật và kết quả tác dụng của
lực, các em được vận dụng giải thích được dùng các máy cơ đơn giản để thực hiện
công việc được dễ dàng và nhẹ nhàng (cường độ lực ít hơn trọng lượng của vật).
Sau khi được hệ thống hóa kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các
bài tập, những tình huống trong thực tiễn, đưa ra những nhiệm vụ giúp các em vận
dụng, tìm tòi khám phá ở ngoài lớp học.
3
Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau:
Thời
TT Các bước Hoạt động Tên hoạt động
lượng
- Đọc thông tin và kết hợp quan sát
hình ảnh của 4 bài 13, 14, 15, 16
Hoạt động 1 30 phút
Tình huống SGK, nhận biết cấu tạo của các loại
1
xuất phát máy cơ đơn giản.
- Thiết kế phương án đo lực đối với
Hoạt động 2 15 phút
từng máy cơ đơn giản
- Tìm hiểu lực kéo vật lên theo
Hoạt động 3 phương thẳng đứng. 20 phút
Hình thành
2 - Tìm hiểu mặt phẳng nghiêng
kiến thức
Hoạt động 4 - Tìm hiểu đòn bẩy 12 phút
Hoạt động 5 - Tìm hiểu ròng rọc 13 phút
- Hệ thống hóa kiến thức;
3 Luyện tập Hoạt động 6 80 phút
- Giải bài tập
4 Vận dụng Hoạt động 7
Tìm tòi mở Hướng dẫn về nhà 10 phút
5
rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Mô tả kỹ thuật thực hiện trong từng hoạt động học trong bài học.
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
Hoạt động 1 : Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của 4 bài 13, 14,
15, 16 SGK, nhận biết cấu tạo của các loại máy cơ đơn giản.
a) Mục tiêu
Nhận biết các loại máy cơ đơn giản. Chúng được sử dụng trong thực tế để
làm gì? Tại sao?
b) Nội dung:
- Có mấy loại máy cơ đơn giản ? Cấu tạo của từng loại như thế nào?
- Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao?
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS đọc thông tin và kết hợp quan sát hình
ảnh của 4 bài 13, 14, 15, 16 SGK, nhận biết cấu tạo của các loại máy cơ đơn giản.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, đọc SGK, ghi vào vở ý kiến
của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại
các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của
nhóm về những thông tin thu nhận được, thống nhất cách trình bày kết quả thảo
luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
+ Nhận biết cấu tạo của các loại máy cơ đơn giản
4
+ Lợi ích của các máy cơ đơn giản
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần
lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong
quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ
hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

Hoạt động 2: Thiết kế phương án đo lực đối với từng máy cơ đơn giản
a) Mục tiêu: nêu được cách đo lực đối với từng loại máy cơ đơn giản
b) Nội dung:
Đưa ra phương án đo lực đối với từng loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng
nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV đặt vấn đề bằng cách giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS nêu
các phương án làm TNKT
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm,
đọc SGK, ghi vào vở ý kiến của mình về phương án TN. Sau đó được thảo luận
nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của
mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống
nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
- Nhận biết được các loại dụng cụ TBTN của nhóm
- Phương án làm các TN
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần
lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong
quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ
hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 3:
- Tìm hiểu lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
5
- Tìm hiểu mặt phẳng nghiêng
a) Mục tiêu
- Biết được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
- Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo, lực đẩy vật hoặc
hướng của lực.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp cụ thể
b) Nội dung:
- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng dưới đây.
* Bảng 13.1
Lực Cường độ
Trọng lượng của vật …… N
Tổng 2 lực dùng để kéo vật lên …… N
- Rút ra kết luận: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực
ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng dưới đây.
* Bảng 14.1
Trọng lượng của vật Cường độ
Lần đo Mặt phẳng nghiêng
P = F1 của lực kéo vật F2
Lần 1 Độ nghiêng lớn F2 = …… N
Lần 2 Độ nghiêng vừa F1 = …… N F2 = …… N
Lần 3 Độ nghiêng nhỏ F2 = …… N
- Rút ra nhận xét, kết luận:
+ Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay
không?
+Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm
ván?
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV chuyển giao nhiệm vụ bằng cách giới thiệu lại bộ dụng cụ thí nghiệm và
hướng dẫn các em tiến hành thí nghiệm.
Câu lệnh:
- Đọc lại bài 13. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình
13.3 điền vào bảng 13.1
- Đọc lại bài 14. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình
14.2 điền vào bảng 14.1
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm,
ghi vào vở ý kiến dự đoán của mình.
HS cùng nhóm bạn làm thí nghiệm dưới sự theo dõi giám sát của GV, tuân
thủ các nội dung về sử dụng và an toàn thiết bị thí nghiệm.
Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh, hoàn thiện báo cáo kết
quả bằng cách ghi lại các ý kiến của các bạn khác vào vở của mình. Thảo luận
6
nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm, thống nhất cách trình bày kết quả, ghi vào vở
các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
+ Hoàn thành bảng 14.1 SGK
+ Rút ra nhận xét
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần
lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong
quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ
hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đòn bẩy
a) Mục tiêu:
- Mô tả được cấu tạo, tác dụng của đòn bẩy.
- Chỉ được đâu là điểm tựa, điểm tác dụng của lực
- Nêu được cách sử dụng đòn bẩy
b) Nội dung:
- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng dưới đây.
* Bảng 15.1
So sánh OO2 với Trọng lượng của vật Cường độ
OO1 P = F1 của lực kéo vật F2
OO2 > OO1 F2 = …… N
OO2 = OO1 F1 = …… N F2 = …… N
OO2 < OO1 F2 = …… N
- Rút ra nhận xét kết luận:
C3. Muốn lực nâng vật (1) nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực nâng (2) lớn hơn khoảng cách từ
điểm tác dụng của trọng lượng vật.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ.
- Đọc lại bài 15. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình
15.4 điền vào bảng 15.1
- Thảo luận, rút ra kết luận C3.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào ở, đọc SGK , vận dụng những
kiến thức vừa học để ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với
các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình.
7
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất
cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
+ Hoàn thành bảng 15.1 SGK
+ Rút ra kết luận C3.
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần
lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong
quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ
hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 5: Tìm hiểu ròng rọc
a) Mục tiêu:
- Mô tả cấu tạo và tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.
- Nhận xét được chiều, cường độ lực khi kéo vật trực tiếp với lực kéo vật
qua ròng rọc cố định và qua ròng rọc động.
b) Nội dung:
- Mô tả lại TN và tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng
dưới đây.
Lực kéo vật lên Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo
trong trường hợp
Không dùng ròng rọc Từ dưới lên ……………N
Dùng ròng rọc cố định …………… ……………N
Dùng ròng rọc động …………… ……………N

- Hãy nêu nhận xét :


+ Chiều, cường độ lực kéo vật trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định ?
+ Chiều, cường độ lực kéo vật trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động ?
- Rút ra kết luận:
+ Ròng rọc (1) cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo
trực tiếp.
+ Dùng ròng rọc (2) động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ.
- Đọc lại bài 16. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình
16.4; 16.5; 16.6 điền vào bảng 16.1
- Thảo luận, rút ra kết luận
8
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào ở, đọc SGK , vận dụng những
kiến thức vừa học để ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với
các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất
cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
+ Hoàn thành bảng 16.1 SGK
+ Ghi các nhận xét
+ Rút ra kết luận C4.
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần
lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong
quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ
hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức vừa học để giải
bài tập, giải thích tình huống thực tiễn.
b) Nội dung:
* Vẽ bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về chủ đề các máy cơ đơn giản
* Giải bài tập luyện tập
1. BT (SGK)
- C5. trang 43 (máy cơ đơn giản)
- C4, C5. trang 45 (mặt phẳng nghiêng)
- C5, C6 trang 49 (đòn bẩy)
- Tìm những thí dụ về sử dụng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc ?
2. BT trong SBTVL6
Mức độ biết hiểu:
- Bài 13.1; 13.2; 13.5; 13.6; 13.7; 13.9 trang 42-43
- Bài 14.1; 14.2; 14.7; 14.8 trang 46
- Bài 15.1; 15.2; trang 49; 15.9 trang 51
- bài 16.1; 16.2; 16.3
Mức độ vận dụng thấp
- Bài 14.3; 14.15 trang 47-48.
- Bài 15.10; 15.11 trang 51
9
- Bài 16.11; 16.12 trang 54-55
Mức độ vận dụng cao
- Bài 14.5 trang 45
- Bài 15.5; 15.12 trang
- Bài 16.6 trang 54
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV đặt vấn đề, tổ chức cho HS :
- Báo cáo công việc đã làm từ đầu bài học, hướng dẫn các em vẽ và dùng bản
đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức bài học; lựa chọn và hướng dẫn các HS giải
bài tập vận dụng.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào ở, làm việc cá nhân, trình bày ý
kiến của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này,
Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của
nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở
ghi của HS.
- Bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài học.
- Lời giải các bài tập.
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện
khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần
lưu ý (nếu cần).
- GV tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình
báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, mức độ hoàn thành BT, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
D-E. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
a) Mục tiêu:
- Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
- Tìm hiểu thực tế về các ứng dụng của máy cơ trong lao động sản xuất.
b) Nội dung:
1. Tại sao khi đạp xe lên dốc để dễ đi, em không đi thẳng mà lại đi ngoằn
ngoèo từ mép đường bên này chéo sang mép đường bên kia?
2. Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?
3. Hãy nghĩ cách để kéo ống cống trong hình 13.2 trang 41, SGK VL6- NXN
Giáo dục Việt Nam lên một cách dễ dàng hơn bằng các máy cơ đơn giản và trình
bày cách của em bằng hình vẽ.
4. Hình vẽ bên dưới cho biết hệ thống chuông của một nhà thờ cổ.
10

- Hãy cho biết hệ thống chuông này gồm những máy cơ đơn giản nào?
- khi kéo dây ở A thì các điểm C, D, E, G dịch chuyển như thế nào?
5. Hãy tìm hiểu các vật dụng ở gia đình, những vật dụng nào có ứng dụng
của máy cơ đơn giản.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: (không bắt buộc cho tất cả HS)
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm
để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn,
gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau
(nếu có điều kiện).
d) Sản phẩm mong đợi:
Bài làm của cá nhân học sinh hoặc của nhóm học sinh.
e) Gợi ý đánh giá:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến
bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá bài học (trắc nghiệm hoặc tự luận)
1. (Mức độ nhận biết): Nêu tên ba loại máy cơ đơn giản đã học.Các loại máy
cơ đơn giản dùng đẩ làm gì?
2. (Mức độ nhận biết): Để đưa một vật lên cao bằng lực kéo nhỏ hơn trọng
lượng của vật ta dùng loại ròng rọc nào? Tại sao?
3. (Mức độ thông hiểu): Có hai tấm ván, một tấm ván dài 1,6 m được kê lên
sàn nhà cao 40cm và tấm kia dài 4 m được kê nghiêng trên sàn nhà cao 20cm. Hỏi
tấm ván nào ít nghiêng hơn? Khi dắt xe máy từ vỉa hè lên nhà trên tấm ván nào dễ
hơn?
4. (Mức độ thông hiểu): Dùng xà beng để bẩy một hòn đá lên (hình vẽ)
C
B
A

- Xác định điểm tựa O và điểm hòn đá tác dụng vào đòn bẩy.
- Nhận xét về lực tác dụng của tay người khi đặt lần lượt vào các điểm A, B,
C . Đặt tại điểm nào thì dễ bẩy hòn đá nhất?
5. (Mức độ vận dụng): Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo?
6. (Mức độ vận dụng): Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi
kéo?
7. (Mức độ vận dụng): Để kéo một thùng hàng có khối lượng 300kg theo
phương thẳng đứng ngưới ta phải dùng một lực ít nhất là bao nhiêu?
11
8. (Mức độ vận dụng): Xe rùa đẩy gạch của các thợ xây có phải là một dạng
của đòn bẩy không? giải thích.
V. Phụ lục
Một số phiếu học tập, mẫu báo cáo thí nghiệm, tiêu chí đánh giá sản phẩm
học tập (nếu có).

You might also like